ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHÂU VĂN BÌNH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHÂU VĂN BÌNH
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE
Hà Nội - 2015
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học của cá nhân tác
giả, không sao chép bất kỳ đề tài nào của các tác giả khác. Mục đích của đề
tài nhằm nghiên cứu về khả năng phát triển của sản phẩm du lịch đường sông
tại TP. Hồ Chí Minh. Tất cả những tài liệu, số liệu khảo sát trong luận văn
nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu không nhằm mục đích khác. Tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết trên.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học chương trình cao học và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giảng dạy của quý Thầy Cô giáo trong và ngoài
Khoa du lịch của trường ĐH KHXH và NV Hà Nội, sự hướng dẫn nhiệt tình
của giảng viên hướng dẫn, sự hổ trợ của các anh chị công tác tại các công ty
du lịch trên địa bàn và Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Du lịch cùng toàn thể cán bộ giảng
viên trong và ngoài khoa du lịch trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.
- Ban lãnh đạo, các anh chị tại các công ty du lịch và Sở Du lịch TP. Hồ Chí
Minh.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe giảng
viên trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và
hướng dẫn trực tiếp để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
Luận văn đã hoàn thành, song do thời gian nghiên cứu có hạn và trình
độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Rất mong đươc sự góp ý quí báo của quý Thầy, Cô chuyên môn để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh ..........2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2
5. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ............................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
7. Bố cục đề tài.................................................................................................................5
NỘI DUNG ....................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG
SÔNG ............................................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đƣờng sông (River Tourism
Products) .......................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch ............................................................................6
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm du lịch đường
sông (River Tourism Products) ......................................................................................7
1.1.3. Khái niệm tuyến du lịch đường sông ...................................................................9
1.1.4. Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch .............9
1.1.5. Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông ........................................................ 10
1.1.6. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đường sông ...................................... 10
1.1.7. Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đường sông ...................................... 12
1.2. Du lịch đƣờng sông trên thế giới và Việt Nam .............................................. 13
1.2.1. Du lịch đường sông trên thế giới ...................................................................... 13
1.2.2. Du lịch đường sông tại Việt Nam ..................................................................... 18
1.2.3. Một số kinh nghiệm phát triển cho sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí
Minh.............................................................................................................................. 22
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
ĐƢỜNG SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................... 25
2.1. Đôi nét về du lịch TP. Hồ Chí Minh ................................................................ 25
2.2. Tiềm năng du lịch đƣờng sông tại TP. Hồ Chí Minh ................................... 27
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 27
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 28
2.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................... 33
2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đƣờng sông tại TP. Hồ Chí
Minh ............................................................................................................................ 34
2.3.1. Các sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh ............................... 34
2.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sản phẩm du lịch đường sông TP.
Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 47
2.3.3. Khách du lịch tham gia sản phẩm du lịch đường sông .................................. 51
2.3.4. Chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch đường sông .................................. 58
2.3.5. Nhân lực phục vụ sản phẩm du lịch đường sông ............................................ 59
2.3.6. Hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí
Minh .............................................................................................................................. 60
2.3.7. Vấn đề an toàn du khách và bảo vệ môi trường sinh thái sông
nước ............................................................................................................................. 61
2.3.8. Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................... 62
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đƣờng sông TP. Hồ Chí
Minh bằng phƣơng pháp SWOT ........................................................................... 63
2.4.1. Những cơ hội ..................................................................................................... 63
2.4.2. Những thách thức .............................................................................................. 64
2.4.3. Những điểm mạnh ............................................................................................. 64
2.4.4. Những điểm yếu ................................................................................................. 65
2.4.5. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí
Minh .............................................................................................................................. 66
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 68
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH ĐƢỜNG SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ............................................... 69
3.1. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch đƣờng sông TP.Hồ Chí Minh .. 69
3.1.1. Những cơ sở cho việc định hướng .................................................................... 69
3.1.2. Những định hướng chính cho các SPDLĐS .................................................... 70
3.1.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông theo các tiêu chuẩn du
lịch bền vững ................................................................................................................ 77
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đƣờng sông
TP. Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 79
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư ............................................................ 79
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhân lực phục vụ cho du lịch đường sông .................. 81
3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ..................................... 82
3.2.4. Giải pháp về đảm bảo an toàn cho du khách .................................................. 84
3.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đường sông .................. 85
3.2.6. Giải pháp về quảng cáo, tiếp thị sản phẩm du lịch đường sông .................... 86
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 92
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
TP: Thành Phố
SPDL: sản phẩm du lịch
DLĐS: du lịch đường sông
SPDLĐS: sản phẩm du lịch đường sông
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
TNHH MTV: trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2. Tiếng Anh
WTO: World Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới)
SWOT: Strengths (những điểm mạnh), Weaks (những điểm yếu), Opportunities
(những cơ hội), Threats (những thách thức).
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 ........ 26
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 ..... 27
Bảng 2.8: Bảng khảo sát các bến tàu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của tác
giả. ................................................................................................................. 50
Bảng 2.9: Thống kê phát và thu phiếu điều tra ............................................... 53
Bảng 2.10: Mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của du
khách ............................................................................................................... 54
Bảng 2.11: Mức độ sẵn sàng phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của các
công ty du lịch. ................................................................................................ 57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP.Hồ Chí Minh ......................... 30
Hình 2.2: vẻ đẹp Thành Phố về đêm ............................................................... 37
Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh ................... 37
Hình 2.4: Sông Nhà Bè hướng đi Cần Giờ ..................................................... 45
Hình 2.5: Một số tàu nhà hàng neo đậu trên sông Sài Gòn ............................ 50
Hình 3.1: Sông Trường Phước đi khu du lịch Vườn Cò Q.9 ........................... 73
Hình 3.2: DLĐS kênh Nhiêu Lộc ................................................................... 74
Hình 3.3: Hệ thống cầu tàu tại khu du lịch Tân Cảng ..................................... 75
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch được nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020. Vì vậy mục tiêu của
ngành du lịch Việt Nam là phải hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xu hướng
phát triển của khu vực. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, ngành du lịch
Việt Nam đã thu được những thành công đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch
được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chủ
yếu là các sản phẩm du lịch đường bộ và đường biển.
TP. Hồ Chí Minh với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi
đã trở thành là trung tâm kinh tế, chính trị và du lịch lớn nhất cả nước. Đặc
biệt ở TP. Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc rất thuận
lợi để phát triển du lịch đường sông. Ngoài con sông chính là sông Sài Gòn có
giá trị về mặt giao thông hàng hải và nguồn nước, bên cạnh đó kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh
Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh trang; một trong những con đường đẹp
nhất của Thành Phố là đại lộ Đông - Tây và đường Nguyễn Văn Linh cùng
với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên
bờ sông có giá trị du lịch rất lớn. Đây chính là cơ sở để ngành du lịch Thành
Phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô.
Tuy nhiên, du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh phát triển còn chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có, mặc dù thời gian gần đây chính quyền
Thành Phố đã chú trọng khai thác tiềm năng du lịch đường sông bằng việc:
xây dựng các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, đầu tư cơ sở hạ
tầng, bến cảng, khảo sát các tuyến đường sông trên địa bàn Thành Phố và các
tuyến du lịch đường sông nối dài nhằm xây dựng những số liệu cụ thể, tiến
hành quy hoạch và sớm đưa vào khai thác các tuyến du lịch trên sông. Với
những lý do trên đề tài “ Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành
1
Phố Hồ Chí Minh” được chọn để thực hiện luận văn, từ đó đưa ra một số một
số giải pháp để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch còn khá mới này, đóng
góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch Thành Phố.
2. Lịch sử nghiên cứu về sản phẩm du lịch đƣờng sông tại TP. Hồ Chí
Minh
Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ
du lịch tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên
mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này. Tuy nhiên du lịch đường sông tại
TP. Hồ Chí Minh đây là một đề tài còn khá mới. Theo tìm hiểu của tác giả có
khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mỹ Xuyên trường ĐH Hùng Vương TP.
Hồ Chí Minh, nghiên cứu về “Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du
lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh” vào năm 2012, nhưng chưa có định
hướng phát triển cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là
tính cấp thiết của đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác sản phẩm du lịch
đường sông TP. Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá về khả năng phát triển của sản
phẩm du lịch này trong tương lai. Đề tài tìm ra một số giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao đời sống của
người dân địa phương, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài tập
trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông.
- Tìm hiểu về du lịch đường sông của các nước trên thế giới và tại Việt Nam
từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho du lịch
đường sông TP. Hồ Chí Minh.
2
- Nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường
sông tại TP.Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch
đường sông cho Thành Phố.
5. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là “Sản phẩm du lịch đường sông”: du lịch đường
sông là một sản phẩm du lịch tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố: cơ
sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch, các điểm tham quan...
Sản phẩm du lịch đường sông được khai thác tại TP. Hồ Chí Minh gồm: ăn
tối và ngắm cảnh trên du thuyền; tham quan trên sông bằng ca nô, kết hợp nối
tuyến với các điểm du lịch nội đô và các tỉnh lân cận. Thị trường khách của
sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố tập trung vào khách du lịch nước
ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ và khách du lịch trong nước.
+ Phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát ở trục chính sông Sài Gòn, những
tuyến kênh và một số điểm du lịch được đưa vào khai thác phục vụ du lịch
đường sông tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các tuyến du lịch đường sông
tầm ngắn. Vì đặc trưng của du lịch đường sông là kết hợp nối tuyến nên có
thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số tỉnh lân cận. Thời gian nghiên
cứu và thực hiện luận văn từ năm 2014 đến năm 2015.
+ Nội dung nghiên cứu
• Thu thập, xử lý, phân tích đánh giá và thừa kế các tài liệu có liên quan
đến sản phẩm du lịch đường sông để làm rõ cơ sở lý luận cho sản phẩm du
lịch còn khá mới này.
• Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường
sông Thành Phố. Qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của sản
phẩm du lịch này.
• Đưa ra những quan điểm nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường
sông một cách bền vững. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các ban
3
ngành liên quan góp phần vào sự phát triển của du lịch Thành Phố nói chung
và du lịch đường sông nói riêng.
+ Các câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu một số câu hỏi được đưa ra:
• Sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh cần phải khai thác
như thế nào để tương xứng với tiềm năng có sẵn của nó? Sự phát triển của các
tuyến du lịch đường sông có sức hút đối với khách du lịch như thế nào?
• Đối với sản phẩm du lịch còn khá mới này để đánh giá một cách
khách quan thì cần những phương pháp tiếp cận gì?
• Để phát triển sản phẩm du lịch đường sông một cách bền vững thì cần
có những định hướng và giải pháp cụ thể gì trong tương lai?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu sau
được lựa chọn sử dụng:
+ Phương pháp thu thập, thừa kế tài liệu: tiến hành thu thập, tìm hiểu và
nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài đang thực hiện như các
bài báo, các tạp chí và các khóa luận, luận văn của những tác gải đi trước để
làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài.
+ Khảo sát thưc địa theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA):
khảo sát các bến cảng, các điểm tham quan trong sản phẩm du lịch đường
sông Thành Phố. Trên cơ sở đó sẽ tiếp cận các phương tiện phục vụ cho tour
du lịch trên sông để tìm hiểu, tham quan, chụp ảnh minh họa và xin số liệu
cho đề tài.
Các kỹ thuật chuyên dùng của PRA được áp dụng gồm:
• Tham vấn cộng đồng địa phương, du khách qua phỏng vấn không
chính thức.
• Tham vấn chuyên gia bằng phỏng vấn bán chính thức.
4
• Quan sát các dấu hiệu đặc trưng của sản phẩm du lịch đường sông
trên thực địa.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: dựa vào các số liệu, tài liệu đã thu
thập được tiến hành tổng hợp, so sánh và đưa ra những nhận xét và kết luận
phù hợp.
+ Phương pháp chung xây dựng sản phẩm du lịch:
• Xác định sản phẩm du lịch cần xây dựng
• Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
• Nghiên cứu khả năng đáp ứng của sản phẩm
• Chi tiết hóa chương trình cho sản phẩm
• Xây dựng phương án dự phòng cho sản phẩm
• Xác định mức giá bán cho sản phẩm
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông
Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí
Minh
Chương 3: Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh
Ngoài ra trong luận văn còn có phục lục, bảng số liệu, hình ảnh, danh
mục gồm tài liệu tham khảo.
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG SÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đƣờng sông (River Tourism
Products)
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch (SPDL) là nhân tố rất quan trọng trong ngành du lịch và
có nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa: “Sản phẩm du lịch là các
dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của
việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào
đó”. [3, tr.31]
- Theo luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến di du lịch”. [7, tr.9]
- Theo Đỗ Quốc Thông: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức hợp bao gồm
nhiều yếu tố cấu thành: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân
văn, kết cấu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đội ngũ phục vụ nhằm
cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, những trải nghiệm và
sự hài lòng”. [9, tr.6]
- Những khái niệm của những tác giả trước đã đầy đủ và khá súc tích, tuy
nhiên để làm rõ thêm khái niệm “sản phẩm du lịch” tác giả đã tham khảo và
đúc kết lại cho ngắn gọn hơn theo quan điểm riêng của tác giả: “Sản phẩm du
lịch là sự kết hợp toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được các nhà kinh
doanh du lịch khai thác thông qua các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch”.
Những đặc trưng của sản phẩm du lịch: [9, tr.6]
+ SPDL là tổng hợp của những ngành kinh doanh khác nhau.
6
+ SPDL là sản phẩm vừa hữu hình vừa vô hình.
+ Thông thường thì khách du lịch mua SPDL trước khi thấy SPDL.
+ SPDL thường ở xa khách hàng.
+ Thời gian kéo dài giữa mua, thấy và sử dụng SPDL.
+ Thông thường SPDL không thể dịch chuyển trừ hàng hóa lưu niệm.
+ SPDL không dự trữ, tồn kho được như phòng khách sạn, chỗ ngồi trên máy
bay…
+ Giữa cung và cầu thường không đồng nhất: cung thường cố định, cầu có thể
tăng hoặc giảm.
+ Khách mua SPDL thường ít trung thành với SPDL mà mình đã sử dụng như
khách sạn, tour du lịch, điểm đến du lịch...do du khách có xu hướng tìm hiểu
những cái mới lạ và muốn được sử dụng các dịch vụ tốt hơn trong hành trình
khám phá của mình.
+ SPDL dễ bị thay đổi do biến động về chính trị, kinh tế, tự nhiên như tiền
mất giá, bãi biển xói mòn, chiến tranh…
+ SPDL thường là một kinh nghiệm nên dễ bị bắt chước chủ yếu là các
chương trình du lịch.
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm
du lịch đường sông (River Tourism Products)
* Du lịch đường sông
Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm
du lịch đường sông khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:
- Theo quan điểm châu Âu: “Du lịch đường sông là là một loại hình du lịch
mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông,
những con kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông,
gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận
được cuộc sống của họ; tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia và
những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc
sống của ta”. [40]
7
- Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus,
viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch đường sông là một
phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch
kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều
chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát
triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh
từ văn hóa của địa phương”. [25]
- Theo tìm hiểu của tác giả thì hiện tại chưa tìm thấy khái niệm cụ thể nào về “du
lịch đường sông” ở Việt Nam, vì vậy tác giả đã tham khảo và đưa ra khái niệm
nhằm làm rõ hơn về du lịch đường sông theo quan điểm riêng của tác giả:
“Du lịch đường sông là hình thức tổ chức các chuyến du lịch dọc theo
dòng chảy của các con sông, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống,
nghỉ ngơi cùng với việc tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương
mà tuyến du lịch đường sông đi qua. Trong đó việc phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái được quan tâm hàng đầu”.
* Sản phẩm du lịch đường sông
Trong quá trình nghiên cứu có hạn, tác giả chưa tìm thấy khái niệm nào
về SPDLĐS nên xin đưa ra quan điểm của mình để góp phần làm rõ khái
niệm SPDLĐS: “Sản phẩm du lịch đường sông là sản phẩm du lịch tổng hợp
mà các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng, vận
chuyển gắn liền với thiên nhiên sông nước. Các dịch vụ du lịch được phục vụ
ngay trên sông hoặc ven bờ sông. Đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch đường
sông phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo
vệ môi trường sinh thái sông nước”.
Sản phẩm du lịch đường sông trước hết là sản phẩm du lịch tổng hợp.
Bởi vì nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố du lịch cấu tạo nên như: cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch.
8
Mục đích lâu dài của SPDLĐS là hướng tới việc cải thiện và nâng cao
đời sống của người dân, góp phần vào việc phát triển du lịch của mỗi địa
phương, nơi có sản phẩm du lịch đường sông.
Về khía cạnh môi trường: sông nước là nơi các loài động thực vật sinh
sống và phát triển, những cảnh quan ven sông cũng có giá trị du lịch rất cao
do đó vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái phải được quan tâm và quản lý chặt
chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.1.3. Khái niệm tuyến du lịch đường sông
Theo Trần Văn Thông: “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết
các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch gắn với các tuyến giao thông đường sông”. [10, tr.15]
Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1-2
ngày. Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan
các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực.
Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông cũng phải
đảm bảo đầy đủ các yếu tố về sức hấp dẫn của các điểm tham quan, các cơ sở
hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm
bảo an toàn giao thông đường thủy.
1.1.4. Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch
Trước hết, SPDLĐS mang lại cho du khách nhiều điều thú vị, nhất là
đối với những du khách thích khám phá nét văn hoá của dân cư hai bên bờ
sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước.
SPDLĐS mang lại cảm giác gần gũi quê hương, thư giản cùng với những món
ăn được phục vụ trên những du thuyền sang trọng. SPDLĐS mang lại lợi ích
kinh tế khá cao cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ
sông. SPSDLĐS không những mang lợi ích cho nền kinh tế đất nước mà còn
quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần đa dạng hóa sản
phẩm du lịch và giải quyết được bài toán quá tải cho du lịch đường bộ.
9
1.1.5. Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông
* Nhóm sản phẩm du lịch tham quan đường sông
Với SPDLĐS du khách có thể sử dụng các dịch vụ: du thuyền, canô,
tàu cánh ngầm để tham quan vẻ đẹp hai bên bờ sông với không khí trong lành
thoáng mát, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như các món ăn đặc
trưng của người dân bản địa. Trên những du thuyền sang trọng du khách có
thể thả mình theo sông nước và tận hưởng những màn biểu diễn nghệ thuật,
những món ăn độc đáo với sự phục vụ chu đáo và tận tình.
* Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đường sông
Kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đường sông
tạo cho du khách một không gian vui vẻ, thư giãn cùng với thiên nhiên sau
những ngày làm việc vất vả. Cùng với những dịch vụ tốt của các khách sạn,
resort sang trọng đẳng cấp tại những điểm đến hoặc những khách sạn nổi trên
những con sông, con kênh sẽ mang lại cho du khách những khoảng thời gian
nghỉ ngơi thoải mái nhất.
* Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm đường sông
Trên những đoạn sông đã được quy hoạch cho phát triển du lịch đường
sông, du khách có thể tham gia những trò chơi mang cảm giác mạnh gắn liền
với sông nước như: lướt ván có canô kéo, chèo xuồng kayak để thử sức mình
và trải nghiệm bản thân. Nhóm sản phẩm này sẽ mang lại một cảm giác thú vị
và hào hứng đối với những du khách muốn khám phá những điều mới lạ và
thích thể thao.
1.1.6. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đường sông
* Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông
- Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: hệ thống cầu đường, hệ
thống bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước…
Cảng, bến phục vụ tàu du lịch: là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều
kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ
khác; bao gồm cảng, bến đậu trong đất liền và tại các điểm tham quan du lịch.
10
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông bao gồm: hệ
thống các phương tiện vận chuyển khách, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú,
mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở y tế, các cơ sở phục vụ các dịch
vụ bổ sung khác.
Các phương tiện vận chuyển du khách trong du lịch đường sông gồm:
+ Du thuyền là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm
bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy,
sức chở hàng trăm khách du lịch. Tàu được thiết kế sang trọng, đáp ứng đầy
đủ các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của du khách.
+ Tàu nhà hàng là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm
bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ về hoạt động ăn uống cho
du khách trên tàu, từ 1 tầng trở lên, sức chở 100 khách trở lên.
+ Canô là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, có kết cấu
gọn nhẹ, chất liệu bằng sắt và composite, sức chở từ 2 đến 10 người.
+ Tàu cánh ngầm là dạng tàu có cánh bằng composite hình chiếc lá lắp trên
các thanh giằng phía dưới thân. Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực
nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc
độ.
* Yếu tố tạo sức hấp dẫn của du lịch đường sông
+ Nguồn nước sông: không bị ô nhiễm, không bốc mùi hôi thối, không
có rác thải hữu cơ gây tác nghẽn đường giao thông thủy. Tuyến sông khai
thác phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông phục vụ du lịch đường
sông có thể hoạt động được; độ sâu của mực nước phải đạt từ 3m trở lên khi
nước ở trạng thái thấp nhất để loại tàu có bánh lái thấp vẫn có thể hoạt động
được; cường độ dòng chảy phải tương đối ổn định, ít có các dòng xoáy nước
nguy hiểm.
+ Cảnh quan trên sông phong phú có văn hóa sinh hoạt độc đáo của cư
dân miền sông nước, có những công trình nổi trên sông, những vườn trái cây
trên cù lao.
11
+ Cảnh quan ven bờ: phong phú, đa dạng, bao gồm cảnh quan thiên
nhiên và cảnh quan nhân văn. Các công trình tôn tạo cảnh quan hai bên bờ
sông, công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo.
+ Các điểm, khu du lịch sinh thái ven bờ; các làng nghề thủ công
truyền thống; vườn cây trái...chính là những nét thu hút của tuyến du lịch
đường sông.
* Dịch vụ du lịch đường sông
Các loại hình dịch vụ phục vụ du khách tham gia tuyến du lịch đường
sông bao gồm: dịch vụ thuê tàu thuyền, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn
uống, nhà hàng nổi, dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của du
khách… Các dịch vụ này sẽ gắn liền với hoạt động du lịch đường sông và có
sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo nhằm đáp
ứng nhu cầu khám phá của du khách.
1.1.7. Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đường sông
Phát triển sản phẩm du lịch đường sông hiện nay không chỉ chú trọng
đến phát triển về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch
vụ du lịch đường sông…kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng
khách du lịch kể cả trong nước và quốc tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch để hoàn thiện SPDLĐS. Bên cạnh đó, cần quan
tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý điểm đến. Đặc
biệt tập trung phát triển bền vững cho SPDLĐS Thành Phố.
* Nội dung phát triển
Phát triển SPDLĐS không chỉ phát triển về số lượng mà phải coi trọng
chất lượng và được đặt lên hàng đầu, phải có chất lượng và giá trị gia tăng
cao. Nội dung phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh:
+ Xây dựng chiến lược phát triển SPDLĐS.
+ Phát triển quy mô SPDLĐS.
+ Nâng cao chất lượng SPDLĐS.
12
* Các yêu cầu và nguyên tắc
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển SPDLĐS,
đó là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem
lại hiệu quả kinh tế, xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá
nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai. Để bảo đảm
được yêu cầu này, phát triển SPDLĐS phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phát triển hệ thống.
+ Nguyên tắc kinh tế thị trường
+ Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã
hội.)
* Các tiêu chí phát triển
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của
du lịch phụ thuộc nhiều và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của đất
nước cũng như của khu vực và thế giới. Chính vì vậy để có thể đánh giá sự
phát triển SPDLĐS một cách chính xác phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
+ Tiêu chí về kinh tế (mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương).
+ Tiêu chí về văn hóa - xã hội (đảm bảo việc bảo tồn văn hóa bản địa, an ninh
trật tự xã hội).
+ Tiêu chí về môi trường (bảo vệ môi trường sinh thái sông nước).
1.2. Du lịch đƣờng sông trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Du lịch đường sông trên thế giới
1.2.1.1. Du lịch trên sông Seine tại Pháp
Seine là một con sông nằm trong lãnh thổ nước Pháp, dài 776 km, chảy
chủ yếu qua Troyes, Paris và Rouen. Thượng nguồn sông Seine ở SaintGermain-Source-Seine cao nguyên Langres, thuộc Côte-d'Or. Sông Seine chia
Paris ra làm hai phần rõ rệt. Khu vực hữu ngạn phía Bắc dành cho những hoạt
động buôn bán, ăn uống, giải trí. Khu vực tả ngạn phía Nam như một vùng đất
13
dành cho nghệ thuật, cho những điều lãng mạn. Những công trình kiến trúc
đẹp của thủ đô ánh sáng đều tập trung dọc bờ sông. Du thuyền trên sông Seine
thú vị và lãng mạn nhất là vào lúc hoàng hôn và buổi tối. Du thuyền sẽ dừng
lại ở 8 điểm du lịch dọc hai bờ sông Seine cho du khách chọn lựa lên bờ tham
quan các công trình nổi tiếng thế giới: Bảo tàng Louvre, Nhà thờ Đức Bà
Paris, Điện Champs Élysée, Tháp Eiffel, Bảo tàng d’Orsay...
Tháp Eiffle bên cạnh dòng sông về đêm cũng khoác lên mình vẻ đẹp
kiêu sa, rực rỡ do được thắp sáng bằng hàng vạn ngọn đèn. Ở nơi nào
cũng vậy, dọc theo hai bên bờ sông, người ta xây kè đá chắc chắn, vừa
sạch đẹp vừa vững chải để mọi người ngồi chơi, phơi nắng, tâm sự hay
khoác tay nhau đi dạo bên bờ. Du thuyền trên sông Seine chính là một
điều vô cùng kỳ thú. [21]
Du lịch trên sông Seine là trải nghiệm thú vị cho du khách trên những
du thuyền đầy đủ tiện nghi cùng với cảnh ven sông đẹp, những điểm đến du
lịch hấp dẫn. Du khách được thưởng thức những món ăn ngon với sự phục vụ
nhiệt tình của đội ngũ nhân viên. Điểm vượt trội của DLĐS tại đây là sự quy
hoạch rất hợp lý, môi trường sông nước được bảo vệ rất tốt tạo ấn tượng với
du khách.
1.2.1.2. Du lịch trên sông Brisbane của Australia
Sông Brisbane là con sông rộng được bao phủ bởi những cây đước,
chảy qua khu trung tâm thành phố Brisbane. Con sông đẹp, yên bình này làm
nền cho hàng loạt các cuộc phiêu lưu ngoài trời hấp dẫn. Đi xuồng kayak qua
đường chân trời Brisbane lấp lánh về đêm hoặc nhìn toàn cảnh thành phố làm
cho du khách kinh ngạc và vùng lân cận từ trên Cầu Story. Với khí hậu ấm,
cận nhiệt đới, dòng sông yên ả và một chuỗi các cảnh đẹp bên sông, Brisbane
là địa điểm hoàn hảo để chèo thuyền. Những chuyến đi bằng ca nô và xuồng
kayak đều được điều hành bởi những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, vì thế
du khách thậm chí không cần phải có kinh nghiệm. Du khách bắt đầu chuyến
14
hành trình buổi trưa qua những công viên xanh tốt, những tòa nhà kính cao
chọc trời, những ngôi nhà cổ bằng gỗ và những tòa nhà lịch sử. Hoặc thưởng
thức điều kỳ diệu của thành phố - bao gồm hình bóng nạm ngọc của Cầu
Story - vào buổi tối hoặc lúc hoàng hôn. Sau đó, thưởng thức bữa tối với hải
sản, thịt nướng ở bờ sông hoặc pho mát ban đêm, một phần trong chuyến đi
của du khách.
Kangaroo Point cũng là một điểm để những người leo núi trèo lên và
xuống vách đá cao 20m. Leo lên những bức tường dốc bị bào mòn bởi thời
gian trong một chuyến leo núi, nơi mà cái nhìn chóng mặt về Brisbane và
dòng sông đang chờ đợi du khách trên đỉnh. Những hướng dẫn viên giàu kinh
nghiệm hướng dẫn cho các đoàn khách với tất cả các mức độ kỹ năng, từ bắt đầu
cho đến thông thạo, như vậy du khách chắc chắn sẽ tìm được một chuyến đi phù
hợp. Du khách có thể chia chuyến du ngoạn bằng cách lướt qua các chợ, ăn uống
ngoài trời hoặc xem biểu diễn nhảy hoặc kịch ở Trung Tâm Văn Hóa Queensland.
Thay vào đó, đi thuyền trên Sông Brisbane trên các thuyền gondola vàng hoặc các
thuyền chạy bằng hơi nước có mái chèo lịch sử. Sau tất cả các hoạt động mạnh, du
khách có thể đã sẵn sàng để thư giãn trên sông. [28]
Với trải nghiệm bằng xuồng Kayak trên sông Brisbane đã mang lại cho
du khách một cảm giác được khám phá những điểm đến vô cùng thú vị. Với
những cảnh quan ven sông được quy hoạch tốt, các điểm đến thú vị cùng với
những dịch vụ được phục vụ tốt. Đặc biệt DLĐS tại Australia được quảng bá
rộng rãi qua những trang web, những tấm pano tại các điểm đến du lịch thu
hút rất đông khách du lịch đến tham quan khám phá. Bên cạnh đó dòng sông
Brisbane rất hiền hòa thuận lợi cho du khách khám phá bằng du thuyền và
xuồng kayak.
1.2.1.3. Du lịch trên sông Amsterdam Hà Lan
Thành Phố Amsterdam được thành lập từ một làng chài nhỏ bên bờ
sông Amstel. Năm 1270, người ta xây dựng một con đê ngăn lũ ở đây và đặt
15
tên là Amsterdam. Từ đó, tên con đê cũng là tên của thành phố và thủ đô của
đất nước Hà Lan. Về sau sự phát triển thương mại với các nước dọc bên bờ
Địa Trung Hải và biển Baltic đã tạo cho Amsterdam trở thành một thương
cảng quan trọng và sầm uất của châu Âu.
Khoảng thời gian nghỉ giữa các chuyến bay là lúc tuyệt nhất cho du
khách thư giãn và nghỉ ngơi sau quãng bay dài mệt mỏi. Tuy nhiên, khoảng
nghỉ này lại tỏ ra nhàm chán khi khách du lịch quanh đi quẩn lại chỉ có những
hoạt động quen thuộc như ăn, uống, đi mua sắm hay ngủ ngồi khổ sở tại các
sân bay. Thế nên, một loại hình giải trí mới rất thú vị ở sân bay Amsterdam’s
Schiphol Airport của Hà Lan vừa được đưa vào hoạt động thậm chí khiến du
khách quên luôn cả chuyến bay. Điểm thú vị của Floating Dutchman là khai
thác một loại phương tiện giao thông rất khác lạ bằng sự kết hợp của tàu thuỷ
trong hình hài của chiếc xe buýt, chạy được trên cả đường thuỷ lẫn đường bộ.
Dịch vụ này có sự phối hợp tổ chức của cả sân bay, chính quyền thành phố
Amsterdam và một công ty hải hành địa phương. Chiếc xe buýt “lưỡng cư”
này có thể chở theo 48 hành khách và chạy trên mặt nước nhờ nguồn năng
lượng pin nạp sẵn. Floating Dutchman đưa du khách rời khỏi sân bay để lướt
đến các con kênh xanh, vi vu trên sóng nước biếc, dạo qua những công trình
kiến trúc cổ kính của Thành Phố rồi sau đó quay về bằng đường quốc lộ. Mô
hình du lịch Floating Dutchman có vẻ cũng giống với dịch vụ Duck Tours,
xuất hiện ở khá nhiều Thành Phố Mỹ nhưng được trang hoàng cực kì sang
trọng với đầy đủ các tiện nghi. Floating Dutchman được cấp giấy phép và
bằng chứng nhận hải trình để có thể đưa du khách dạo lướt khắp các vùng
sông nước ở Amsterdam. Trong khi đó, Duck Tours thường sử dụng các
phương tiện cũ kĩ của quân đội, chạy rất ồn và chỉ được phép đi một vài khu
vực hạn chế.
Đi xe buýt lưỡng cư Floating Dutchman thực sự là một trong những cách
tuyệt vời và nhanh gọn nhất để khám phá trọn vẹn thủ đô Amsterdam của Hà
16