Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo kết quả đi tham quan thực tế_lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư ký tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 5 trang )

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐI THỰC TẾ
(Ngày 24/10/2014 – Lớp Đào tạo Thư ký Tòa án khóa VI)

Học viên:
Đơn vị công tác:

Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014


Thực hiện theo chương trình đào đạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án, hòa cùng
không khí chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 24/10/2014, Trường
cán bộ Tòa án đã tổ chức cho lớp Đào tạo Thư ký Tòa án khóa IV đi thực tế đến
dâng hương tại đình La Khuê (đình Bia Bà), thăm trụ sở Tòa án nhân dân huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa
bàn hai tỉnh Thái Bình và Nam Định.
Tham dự cùng đoàn có các đồng chí Nguyễn Đức An, đồng chí Vũ Thế
Đoàn, đồng chí Trần Văn Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án cùng Lãnh
đạo Tòa án nhân dân quận Long Biên, thành phố Hà Nội và hơn 90 học viên Lớp
Đào tạo Thư ký Tòa án - khóa VI (năm 2014).
Lịch trình chi tiết chuyến đi:
Đoàn khởi hành lúc 06 giờ 00 phút từ Trường cán bộ Tòa án, đến 07 giờ 00
phút thì đến điểm đầu tiên tại Đình La Khê (làng La Khê, Phường La Khê, quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội).
Tại đây, đoàn được nghe đồng chí Trần Văn Hà giới thiệu về di tích Đình –
Chùa – Bia Bà La Khê, là một quần thể cụm di tích bao gồm đình La Khê và
chùa Diên Khánh. Đoàn công tác cũng đã đến thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Bia


ghi dấu địa điểm xét xử đầu tiên của ngành TAND tại Bắc Bộ đặt tại đình La
Khê (đình Bia Bà). Trên bia tưởng niệm ghi rõ: “Đầu năm 1946 nơi đây Tòa án
quân sự khu vực Hà Nội mở đầu tổ
chức các phiên tòa xét xử trừng trị
những tên phản cách mạng hoạt
động chống phá nhà nước góp phần
bảo vệ chính quyền cách mạng mới
được thành lập, giữ vững an ninh,
trật tự an toàn xã hội đánh dấu sự
ra đời và trưởng thành của ngành
Tòa án nước Việt nam dân chủ
cộng hòa, nay là nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt nam”. Đ/c Trần
Văn Hà khái quát quá trình hình
thành, hoạt động của Tòa án quân
sự khu vực Hà Nội, qua đó giúp
Đoàn chụp ảnh Lưu niệm tại Bia ghi giấu địa điểm
xét xử đầu tiên của Ngành TAND tại Bắc Bộ
các học viên nắm vững lịch sử
ngành Tòa án Việt Nam, tổ chức hệ
thống Tòa án trong những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa.
Sau khi rời khu di tích đình La Khê (08h00’), đoàn được tổ chức đến thăm
trụ sở Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là mô hình trụ sở Tòa
án được xây dựng hiện đại với nhiều phòng làm việc đầy đủ tiện nghi, bố trí và
sắp xếp theo hướng thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực trong tương lai. Tại đây,
đoàn được lãnh đạo Tòa án huyện Vũ Thư giới thiệu về khuôn viên trụ sở, cách
bố trí phòng hòa giải, phòng xét xử của Tòa án huyện và chụp ảnh lưu niệm.
Đón tiếp Đoàn có đồng chí Phạm Ngọc Thành, Chánh án Tòa án nhân dân
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tại buổi gặp mặt đồng chí Phạm Ngọc Thành

chúc mừng Đoàn đến thăm và trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ những kinh nghiệm
trong công tác. Đồng chí hy vọng rằng Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư sẽ được


đón tiếp nhiều Khóa học về Thái Bình để trao đổi nghiệp vụ và giao lưu gắn chặt
tình đồng chí, đồng nghiệp.
Thay mặt cho Ban giám hiệu, đồng
chí Trần Văn Hà cảm ơn sự đón tiếp chu
đáo, nhiệt tình và trang trọng của
TAND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
dành cho Đoàn. Bên cạnh đó, đồng chí
nhấn mạnh về ý nghĩa của chuyến đi
thực tế; Đáng chú ý, mỗi Khóa học
Trường Cán bộ Tòa án tổ chức cho học
viên đến 1 tỉnh thành. Điều đó có nghĩa
rằng mỗi vùng miền của tổ quốc có một Đoàn chụp ảnh Lưu niệm tại TAND huyện Vũ Thư,
nét đặc trưng riêng, Thái Bình cũng
tỉnh Thái Bình
không nằm trong ngoại lệ đó; trong lần
đi thực tế này, đoàn rất vinh dự được đến với Thái Bình - là vựa lúa của miền
Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thái Bình là tỉnh có truyền thống lịch
sử và cách mạng, cũng là tỉnh có nhiều danh nhân trong suốt chiều dài của lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Tiếp tục chuyến đi, đoàn đã cùng lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình đi tham quan một trong số những địa danh gắn liền với lịch sử
phát triển của tỉnh Thái Bình là Chùa Keo - ngôi chùa được bảo tồn hầu như còn
nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Tại đây, hướng dẫn viên đại diện Ban quản lý di tích chùa Keo đã nhiệt tình
giới thiệu và dẫn đoàn vào lễ chùa. Chùa Keo (có tên khác là Thần Quang tự)
hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ngày 28-41962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia. Đến tháng

9-2012Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di
tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10
di tích khác của cả nước. Theo lời
đại diện của Ban Quản lý di tích,
chùa Keo nơi đoàn tham quán đã
được xây dựng cách đây tròn 380
năm (1632). Song nguồn gốc xa
xưa là từ một ngôi chùa tên
Nghiêm Quang tự, được xây dựng
trên đất làng Keo vào năm Tân
Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia
Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh
Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi
niên hiệu Chính Long Bảo Ứng
Đoàn vào tham quan và lễ Phật tại Tam quan ngoại – chùa Keo thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông,
(huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
chùa Nghiêm Quang được đổi là
chùa Thần Quang”.
“Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy,
đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển
về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện
Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía


Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa
– bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia làm
hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên Nôm là
“Chùa Keo” - một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài
tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa Keo

Thái Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là gọi
theo dòng chảy thượng - hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái
Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.
Chùa Keo Thái Bình được
xây dựng vào năm 1632, có tên
chữ là Thần Quang Tự, và hiện
tồn khá nguyên vẹn cho đến
ngày nay. Cụ thể, căn cứ vào văn
bia chùa Keo Thái Bình thì chùa
Keo do một vị quan lớn thời Lê Trịnh đứng ra khởi công xây
dựng lại, đó là quận công Hoàng
Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ
Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang
có cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp Gác chuông có chiều cao 11,04m, là công trình kiến trúc tiêu
biểu trong quần thể kiến trúc của chùa Keo
cho nhà chùa 100 cây gỗ lim,
còn tất cả vật liệu khác đều do
nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng
đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp
thợ và khởi công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn
thành, Chùa Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.
Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên
vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong
các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến
trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có. Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích
toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều
sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu
di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự
(đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Chùa Keo quay mặt hướng chính nam. Mặt bằng các công trình Chùa Keo

được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất
quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau
chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc Nam, gọi là đường thần đạo.
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn
được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác
nhau. Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam
quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền
Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phục quốc, Toà Thượng Điện và cuối
cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có


khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của
nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
Về đối tượng thờ cúng, chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở
khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử
làng xã cũng như việc xây dựng, chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng
nên việc thờ tự của chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu
Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị
thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu
sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn
được thờ như một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa. Thánh tổ Dương
Không Lộ thường tu hành ờ chùa làng Keo và được cho là người xây dựng lên
ngôi chùa đầu tiên của làng có tên là Nghiêm Quang Tự. Sau khi sư Không Lộ
tịnh thì chùa được đổi tên là chùa Thần Quang. Do vậy năm 1632 chùa Keo được
xây dựng lại tại đất tả ngạn sông Hồng, chùa Keo Thái Bình vẫn thờ vị tổ sư thời
Lý là Dương Không Lộ. Theo lời hướng dẫn viên đại diện Ban quản lý di tích, thì
ngày nay, người đến viếng chùa muốn đến cung cấm nơi thờ thánh tổ Dương
Không Lộ để bái lễ phải chay tịnh 03 tháng 10 ngày (100 ngày).
Sau khi tham quan di tích chùa Keo, đoàn cùng lãnh đạo Tòa án nhân dân
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và nhà chùa dùng cơm chay tại 24 gian hành lang

bên trái chùa, là nơi khách hành hương sắm lễ vào chùa lễ Phật và lễ Thánh.
Rời di tích quốc gia đặc
biệt chùa Keo, trên đường trở
về trường, dù không nằm trong
chương trình của chuyến đi
thực tế, Ban giám hiệu nhà
trường còn tạo điều kiện cho
đoàn đến tham quan các danh
lam thắng cảnh, di tích văn
hóa, lịch sử của tỉnh Nam Định
như Đền Trần, Chùa Tháp
(Phổ Minh), quảng trường 3/2
bên hồ Vỵ Xuyên, thành phố
Nam Định nơi đặt tượng đài Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại tượng đài Hưng đạo đại vương Trần
Hưng Đạo (Tp.Nam Định, tỉnh Nam Định)
Hưng đạo đại vương Trần
Hưng Đạo,…Đồng thời, các
học viên cùng Đoàn công tác của Trường cán bộ Tòa án còn được Nhà hát chèo
Nam Định giới thiệu, biểu diễn các tiết mục chèo đặc sắc, nhằm giới thiệu đến
các học viên một loại hình nghệ thuật độc đáo, qua đó giúp các học viên có thêm
kiến thức văn hóa, xã hội, tự hào về một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian
truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sau khi dùng cơm tối, đoàn khởi hành về Trường cán bộ Tòa án.
Kết thúc chuyến đi thực tế và tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, văn hóa tại tỉnh Thái Bình, Nam Định các học viên đã được tiếp thu, tích
lũy những kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, kiến thức xã hội, hiểu thêm
về lịch sử hào hùng, những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Qua chuyến đi, các học viên còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, nâng cao tinh thần
đoàn kết giữa các học viên trong lớp./.




×