Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG VINH

GV: TRAÀN THÒ THOA
Tên sáng kiến


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN
QUA MẠNG INTERNET”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là công tác mũi nhọn đóng vai trò
quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường. Công cuộc đổi mới giáo
dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học đã và đang diễn ra. Đi
cùng với đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới hình thức và phương tiện dạy
học. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay các phương tiện truyền thông phát triển
mạnh đã tạo cơ hội cho người học có nhiều cơ hội và cách thức học tập. Hưởng ứng
chủ đề năm học 2008 - 2009: “Năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin, đổi mới
quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Bộ giáo dục đã phát động cuộc thi Giải Toán qua mạng Internet. Trường
Tiểu học Quang Vinh dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu đã triển khai, động viên,
đôn đốc giáo viên và học sinh tham gia. Là giáo viên được Ban Giám hiệu nhà
trường phân công dạy lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, qua tìm hiểu, tôi nhận thấy đây
là cuộc thi rất bổ ích và có ý nghĩa nên đã tích cực hưởng ứng phong trào ngay từ
những năm đầu. Qua nhiều năm thực hiện lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ. Đây cũng chính là lý do tôi viết sáng kiến này nhằm ghi lại kết quả mà tôi
đã tích góp được. Để cùng đồng nghiệp trao đổi, hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhằm nâng
cao chất lượng học sinh.
I. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của giải toán qua mạng Internet đối với dạy
học toán trong chương trình, chất lượng học sinh khi được giải toán qua mạng với
cách dạy và học truyền thống. chất lượng học sinh giỏi khi được tham gia giải toán


qua mạng với cách dạy và học truyền thống.
- Tác dụng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán.


- Thực trạng khi đưa công nghệ thông tin, mạng vào việc dạy học toán.
II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Học sinh khá giỏi các lớp 5 mà tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm: lớp 5/3 (năm học 2008-2009), lớp 5/1 ((năm học 2009-2010), lớp 5/6(năm
học 2010-2011). Học sinh giỏi giải toán trên Internet khối 5 trường tiểu học Quang
Vinh. Xếp loại học lực môn Toán của nhà trường trong các năm học: 2009-2010
đến nay.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của giải toán qua mạng Internet trong dạy
học sinh, chất lượng học sinh khi được giải toán qua mạng.
- Tác dụng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán.
- Thực trạng khi đưa công nghệ thông tin, mạng vào việc dạy học toán.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: nghiên cứu các bài thi trong mỗi vòng,
nghiên cứu vòng thi trên mạng, tài liệu tự luyện Violympic; phương pháp điều tra,
quan sát HS giải Toán trên mạng, phương pháp thực hành làm bài tập trên Internet,
phương pháp thống kê kết quả tự luyện Violympic, kết quả trong các hội thi giao
lưu toán các cấp, kết quả học tập môn Toán của học sinh trong toàn trường. Kế
hoạch nghiên cứu và thực hiện được bắt đầu từ cuối năm học 2009 – 2010.
VI. Kế hoạch nghiên cứu:
Bắt đầu từ năm học 2009 – 2010 cho tới nay.
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Nội dung nghiên cứu:
1. Cở sở toán học: Môn Toán là một môn học trong chương trình phổ thông
và cũng là môn học bắt buộc trong các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông ...

Học môn toán không chỉ giúp học sinh nắm vững lý thuyết mà nó còn là tiền
đề để học sinh thực hành tính toán, áp dụng trong thực tế mọi mặt của đời sống.


2. Cở sở tâm lý học: Toán học cũng chính là công cụ giúp học sinh tư duy,
quá trình tư duy ở môn học Toán phù hợp với các quá trình tư duy của học sinh tiểu
học.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Hưởng ứng phong trào do Bộ giáo dục và nhà trường phát động, giáo viên
chủ nhiệm các lớp đã kết hợp với tuyên truyền và hướng dẫn học sinh vào trang
web, đăng ký thành viên và tiến hành giải toán. Do tính chất mới mẻ, đặc thù của
cuộc thi ( phải có máy tính nối mạng ) nên cuộc thi ban đầu chưa thu hút được học
sinh tham gia. Nhiều em có khả năng giải toán thì không có máy tính, nhiều em có
máy tính nối mạng thì không có khả năng giải toán được. Biết được những khó
khăn đó, giáo viên bên cạnh việc khuyến khích phụ huynh những học sinh học giỏi
tạo điều kiện cho học sinh ra mạng giải toán, giáo viên cũng động viên, giải thích,
vận động phụ huynh nối mạng cho học sinh tham gia. Nhờ vậy mà rất nhiều học
sinh trong lớp đăng kí là thành viên và quan tâm, yêu thích giải toán trên mạng.
Nhiều học sinh tự mày mò giải được nhiều vòng tự luyện( tuy số điểm còn hạn
chế).
Sau khi học sinh đã đăng ký tham gia đông đảo, giáo viên giúp đỡ học sinh
tiến hành giải các vòng tự luyện. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn
tập kiến thức và rèn kỹ năng giải toán, hướng dẫn các thao tác tính toán sao cho
nhanh phát hiện nhanh nhạy những tình huống có vấn đề trong các bài toán trên
mạng, phát hiện dạng toán, tìm các phương pháp giải toán phù hợp.
Sau khi đã tuyên truyền, vân động học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn
các em làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh giải Toán qua mạng Internet cũng
giống như hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn, bồi
dưỡng. Muốn bồi dưỡng có kết qủa thì đầu tiên giáo viên phải giúp học sinh hiểu
tốt, chặt chẽ các kiến thức trong chương trình và trong sách giáo khoa. Đây chính là

tiền đề quan trọng giúp các em mở rộng, nâng cao khả năng hiểu biết. Kết hợp sách


giáo khoa với sách tham khảo ( do Bộ Giáo dục ban hành) làm tài liệu sử dụng. Các
chuyên đề mà học sinh cần được bồi dưỡng là:
Các bài toán về số và chữ số.
Các bài toán về dãy số.
Các bài toán về điền số và phép tính.
Các bài toán về dấu hiệu chia hết.
Các bài toán về phân số và số thập phân.
Các bài toán về tính tuổi.
Các bài toán về chuyển động.
Các bài toán về suy luận lô gic.
Các bài toán có nội dung hình học.
Các bài toán vui và toán cổ ở tiểu học.
Song song với các chuyên đề, chúng tôi cũng ôn tập, rèn kỹ năng nhận dạng
các dạng toán, lựa chọn các phương pháp giải toán. Các phương pháp giải toán mà
học sinh cần thành thạo là:
Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng.
Phương pháp rút về đơn vị.
Phương pháp dùng tỉ số.
Phương pháp dùng giả thiết tạm.
Phương pháp quy ước về đơn vị.
Phương pháp khử và phương pháp thế.
Phương pháp xác định vận tốc trung bình.
Kết hợp giảng dạy, bồi dưỡng theo chuyên đề với nội dung chương trình
sách giáo khoa để tận dụng thời gian và tài liệu học tập.
Ví dụ: Phần đầu chương trình sách giáo khoa lớp 5 ôn tập về phân số, giải
toán về quan hệ tỉ lệ, các bài toán trên mạng cũng tập trung ở dạng này nên tôi bồi
dưỡng cho học sinh các kiến thức về các cách so sánh 2 phân số



BÀI 1 – VÒNG 3 VIOLYMPIC
( ngoài cách quy đồng tử số, quy đồng mẫu số mà học sinh đã học, chúng tôi
còn giúp các em biết dùng phân số trung gian, biết so sánh qua phần bù, phần hơn),
giúp các em biết giải các bài toán quan hệ tỉ lệ ở các trường hợp khó…Khi học về tỉ
số phần trăm chúng tôi bổ sung cho học sinh các phương pháp giải toán về giả thiết
tạm. Gắn kết tỉ số phần trăm với tỉ số, lựa chọn phương pháp giải phù hợp...Công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đi cùng bồi dưỡng học sinh gỏi Toán qua mạng


Internet. Chúng hỗ trợ nhau trong công tác bồi dưỡng học sinh. Giải toán qua mạng
Internet giúp học sinh tư duy , tính toán nhanh hơn khi làm toán, nhưng ngược lại,
để làm toán trên mạng tốt, học sinh không chỉ thông minh mà phải nắm được
phương pháp giải, cách thức giải, mới tìm được đáp số đúng cho bài toán. Kết hợp
trang bị cho học sinh các kiến thức về toán, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh
giải toán trên mạng theo các bước cụ thể sau:
 Bước 1: Khám phá:
Mỗi vòng thi bắt đầu, giáo viên yêu cầu học sinh lên mạng tự giải, ghi tất cả
các bài toán cũng như đáp số lại. Sau đó phân dạng bài, nhóm bài. Muốn giải được
bài 1 vòng 3, học sinh phải nắm vững cách so sánh và xếp thứ tự các phân số, hỗn
số. Các phép tính có liên quan đến phân số. Như vậy, làm bài tập này giúp học sinh
ôn tập lại toàn bộ các kiến thức về phân số, hỗn số đã học. tuy nhiên nếu chỉ đơn
thuần là các kiến thức này thì học sinh khó có thể làm nhanh và xếp thứ tự đúng 20
phân số trong bảng trên. Mà muốn làm được điều này học sinh phải biết hệ thống
hóa toàn bộ kiến thức đã học thông qua bước 2.
 Bước 2:Thảo luận nhóm:
Các HS học nhóm trao đổi với nhau kết quả bài giải, thảo luận tìm cách giải,
sau đó sắp xếp các bài toán theo từng dạng cho dễ nhớ. Tìm cách giải những bài
khó. Ở bài trên, muốn là tốt , đầu tiên học sinh phải tính kết quả của các phép tính,

sau đó phân loại bài tập theo 3 dạng: cùng tử số, khác tử, khác mẫu và các hỗn số
có phần nguyên bằng nhau và bằng 1, phân phân số là các phân số có cùng tử số là
1 và mẫu số khác nhau. Đây chính là phần quan trọng nhất, nó giúp học sinh không
chỉ nắm vững kiến thức mà nó còn hình thành kỹ năng ( trừu tượng hóa, khái quát
hóa ) cho học sinh
 Bước 3: Tăng tốc độ:
Từng học sinh độc lập giải. Qua mỗi bài học sinh ghi lại thời gian điểm số để
biết được sự tiến bộ của mình. Giáo viên hướng dẫn các em thêm 1 số thao tác của


máy tính, cách nhập số sao cho nhanh, cách kẻ khung ghi kết quả, cách lựa chọn
bài nào làm trước, làm sau để đạt số điểm tối đa .
 Bước 4: Về đích và mở rộng:
Học sinh thực hành giải trên ních chính một lần theo diễn tiến của các vòng
thi. Sau mỗi vòng thi, giáo viên lại yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức rèn kĩ
năng, kĩ xảo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức đã học. tương tự bài 1
vòng 8, bài 2 vòng 8.

BÀI 1 – VÒNG 8 VIOLYMPIC


HỌC SINH THI GIẢI TOÁN TRÊN INTERNET
CẤP TRƯỜNG ( Năm học: 2010 – 2011)


HỌC SINH THI GIẢI TOÁN TRÊN INTERNET
CẤP TRƯỜNG ( Năm học: 2011 – 2012)


II. Kết quả nghiên cứu:

Qua nhiều năm phát động và thực hiện, phong trào giải toán trên Internet ở
lớp, chúng tôi phát triển rất mạnh. Từ lớp, phong trào lan nhanh đến các lớp trong
khối, rồi đến toàn trường. Số học sinh đăng ký tham gia giải toán trên mạng ngày
một đông và cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trải qua các cấp thi: Từ
cấp trường đến cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia các em đều đạt được kết
quả cao, không những thế, các em còn giải rất nhanh, Cụ thể:
a. Ở các lớp do GV được phân công chủ nhiệm:

Năm học

2008-2009

2009-2010

TSHS lớp
đăng ký

3 HS
(5/3)

5 HS
(5/1)
8HS

2010-2011

Cấp
trường
3 HS


Kết Quả đạt được
Cấp T.
Cấp Tỉnh
phố
3 HS

5 HS

5 HS

8HS

8HS

(5/6)

Cấp Quốc Gia

- 2 huy chương
Bạc,
1
huy
- 3 giải Nhất cấp chương Đồng, 1
Tỉnh
Bằng Danh Dự
cấp Quốc gia.
- 1 giải Nhất cấp - 1 huy chương
Tỉnh; 2 giải Nhì, Đồng, 1 Bằng
2 giải Ba
Danh Dự cấp

Quốc gia
6 HS được lựa Cuộc thi không
chọn thi cấp thành công do
Tỉnh
mạng

b. Ở các lớp trong khối 5 của trường:
Năm học

2008-2009

TSHS lớp
đăng ký

4

Kết Quả đạt được
Cấp
trường

4

Cấp T.
phố

4

Cấp Tỉnh

Cấp Quốc Gia


2 huy chương Bạc
3 giải Nhất cấp 1 huy chương
Tỉnh
Đồng.
1 giải Nhì
1 Bằng Danh Dự .


2009-2010

2010-2011

31

36

27

32

23

2 giải Nhất Tỉnh
16 giải Nhì Tỉnh
5 giải Ba Tỉnh

1 Huy chương
Đồng
5 Bằng danh dự


31

6 HS được lựa Cuộc thi không
chọn thi cấp thành công do
Tỉnh
mạng

c. Phong trào giải toán trên Internet phát triển mạnh trong toàn trường
qua các năm học:
TSHS lớp
đăng ký

Năm học

2008-2009

2009-2010

2010-2011

4

127

238

Cấp
trường


4

Kết Quả đạt được
Cấp T.
Cấp Tỉnh
Cấp Quốc Gia
phố
-2 huy chương
Bạc
3 giải Nhất 1 huy chương
4
cấp Tỉnh
Đồng
1 giải Nhì
1 Bằng Danh Dự.
dự thi: 23
đạt: 6
1 Huy chương
Đồng
5 Bằng danh dự

dự thi:127
đạt: 105

dự thi:105
đạt: 65

dự thi: 65
đạt: 61


dự thi:193
đạt: 1159

dự thi:159
đạt: 54

Cuộc
thi Cuộc thi không
không thành thành công do
công do mạng mạng

d. Phong trào giải toán trên Internet thúc đẩy phong trào học tập và
nâng cao chất lượng môn toán trong toàn trường qua các năm học:


Năm học

HS GIỎI

Kết Quả đạt được môn học Toán
HS KHÁ
HST.BÌNH
HS YẾU

2009-2010

TL: 78%

13,6%


8,4%

không

2010-2011

TL: 86%

10,6%

3,4%

Không

2011-2012

TL: 95%

2,3%

2,2%

Không

Từ kết quả trên cho thấy, trong dạy học nếu nhà trường tổ chức cho học sinh
học tập kết hợp tham gia các phong trào thì kết quả học tập sẽ không ngừng được
nâng cao. Phong trào giải toán trên mạng không chỉ hỗ trợ cho chất lượng môn
Toán mà nó còn góp phần nâng cao chất lương HS giỏi của nhà trường. Không chỉ
đạt kết quả cao trong Cuộc thi giải toán trên mạng , trường chúng tôi cũng đạt khá
nhiều các giải trong Hội thi Olympic Toán tuổi thơ cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Cụ thể:


Năm học

TSHS
dự thi

2009-2010

5

2010-2011

3

2011-2012

3

Các giải cá nhân và đồng đội
Cấp Tỉnh
Cấp Quốc Gia
cá nhân
Đồng đội
1 HS vào đội tuyển Toán
1HS Huy chương Bạc tuổi thơ dự thi cấp quốc gia.
đạt HCB
Tổ chức tại Long An.
3 HS đạt
giải
Không thành lập dội tuyển

1 HCB, 1 Huy chương Bạc quốc gia.
HCĐ, 1
HSG
3 HS đạt
giải
Không thành lập dội tuyển
1 HCB, 1 Huy chương Bạc quốc gia.
HCĐ, 1
HSG


Từ phong trào giải toán, học sinh tích lũy kinh nghiệm kết hợp với kiến thức
của bản thân, Hội thi Olympic Tiếng Anh qua mạng, giao lưu Olympic Tiếng Anh
cấp Tỉnh HS đều đạt được kết quả cao.
Có được những kết quả trên là do sự say mê, nỗ lực không mệt mỏi của các
em học sinh. Bên cạnh đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu
nhà trường, sự trợ giúp đắc lực của thầy cô và cha mẹ học sinh. Và cũng phải kể
đến một số may mắn.
C/ KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
Sau thời gian phấn đấu khắc phục khó khăn để triển khai và tổ chức cho học
sinh lớp tham gia thi giải toán qua internet đạt kết quả tốt, tập thể sư phạm trường
chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm như sau:
- Phải xây dựng kế hoạch tổ chức thật chu đáo, làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền và vận động để nhiều học sinh tham gia.
- Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong phụ huynh học
sinh. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để
giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. GV phải thường xuyên
theo dõi nhắc nhở, động viên và giúp đỡ kịp thời học sinh thì phong trào với có kết
quả.

- Gắn kết các phong trào các hội thi để nâng cao chất lượng dạy học.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau ba năm học tổ chức cho học sinh lớp tham gia thi giải toán qua mạng
internet, chúng tôi nhận thấy đây là một công việc bổ ích nhưng rất khó thực hiện.
Vì chưa có nhiều HS biết sử dụng máy tính, điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường, của gia đình học sinh và giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển công nghệ thông tin. Để khắc phục những khó khăn trên,


người GV cần phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động để phụ huynh học sinh
sẵn sàng hỗ trợ cho về tinh thần và vật chất để khắc phục khó khăn.
Cuộc thi không dừng lại ở các giải thưởng mà các em mang lại. Mà hơn thế
nữa, Violimpic đã thật sự trở lại thành sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em trong
giai đoạn hiện nay. Nó giúp các em vừa học tập, vừa giải trí lành mạnh. Học mà
chơi, chơi mà học.
III.

KIẾN NGHỊ:

Qua quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót hoặc những vấn đề
còn mang tính chủ quan. Bản thân tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị lãnh
đạo và đồng nghiệp.
Người viết

Trần Thị Thoa


PHỤ LỤC
1. Đỗ Đình Hoan - Đỗ Trung Hậu
Vũ Quốc Chung - Vũ Dương Thụy


Giáo trình phương pháp dạy
học môn toán ở Tiểu học.

2. Nguyễn Áng - Đặng Tự Ân
Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt
Đỗ Trung Hậu - Đào Thái Lai
Phạm Thanh Tâm - Lê Tiến Thành
Vũ Dương Thụy

Sách giáo khoa - Toán 5.
Sách giáo viên - Toán 5.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo

Chương trình Tiểu học

4. Bộ Giáo dục và đào tạo

Tự luyện Violympic lớp 5

5. Bộ Giáo dục và đào tạo

Phần mềm tự luyện Violympic

6. Phạm Đình Thực

501 bài toán lớp 5

7. Trần Diên Hiển


Toán nâng cao lớp 5



×