Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ĐỒ ÁN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY GỖ QUÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
.......................

ĐỒ ÁN
MÔN: QUẢN LÝ

TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN

CHUYÊN ĐỀ:
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY GỖ QUÝ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Bùi Thị Thu Trang

Lớp

: LĐH4QM

Nhóm sinh viên thực hiện
:

: Nhóm 5

Hà Nội, 5/2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5



1. Lê Thị Huệ (Nhóm trưởng)
2. Trần Kim Oanh
3. Lê Hoàng Đăng Thăng
4. Vũ Ngọc Huyền
5. Nguyễn Đỗ Bằng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ..................................................6
3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................................6
Bảng 1:Hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia Ba Vì ..........................................................................9
Phân theo phân khu chức năng..........................................................................................................9

DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ..................................................6
3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................................6
Bảng 1:Hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia Ba Vì ..........................................................................9
Phân theo phân khu chức năng..........................................................................................................9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai
thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài
nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận. Do vậy con người phải biết
cách khai thác hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quả.
Từ ý nghĩa và ttầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, môn học thiên nhiên được

đưa vào giảng dạy trong khoa Môi Trường, trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội
Nghiên cứu môn học này không chỉ để hiểu được tài nguyên thiên nhiên của đất
nước ta mà còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng các loại tài nguyên, thực trạng
suy thoái cũng như công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay như thế nào. Một
trong những dạng tài nguyên có giá trị cao thì tài nguyen cây gỗ quí tại Việt Nam đang
có nguy cơ suy giảm cả về số lượng và chất lượng , vì vậy trong khuôn khổ của kì
thực tập htiên nhiên tại Ba Vì, nhóm của chúng tôi đã chộn đè tài “Tìm hiểu hiện
trạng tài nguyên cây gỗ quí tại Vườn quốc gia Ba Vì”
2.
Mục tiêu
- Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Vì
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Hiểu biết sâu hơn về môn học Quản lý tài nguyên thiên nhiên và chuyên đề
nghiên cứu
3. Nội dung
Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa, khái quát đặc điểm tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế xã hội. Tìm hiểu thực trạng cây gỗ quí tại
Vườn quốc gia Ba Vì, phân tích thảo luận và đề xuất phương án bảo tồn

1


CHƯƠNG 1
LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT THỰC TẬP

Hình 1.1. Bản đồ lộ trình khảo sát
Đến với VQG Ba Vì chúng tôi không chỉ khảo sát điều tra các địa điểm, vị trí
và đặc điểm của Tài nguyên phục vụ cho chuyên đề thực thập mà còn đựợc hưởng thụ
bầu không khí trong lành, mát mẻ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và công

trình kiên trúc nơi đây. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn thầy Hoàng Ngọc Khắc, cô Bùi
Thị Thu Trang, thầy Lê Văn Hưng và anh Nguyễn Xuân Tân (cán bộ kiểm lâm của
VQG Ba Vì), chúng tôi đã tiến đi và khảo sát tại 7 địa điểm, được thể hiện bằng con số
từ 1 đến 7 trên bản đồ, tại mỗi điểm thì chúng tôi được tìm hiểu các khu mảng khác
nhau, được mô phỏng trên bản đồ bằng các mũi tên hình ảnh và trình bày cụ thể như
sau:
Xuất phát từ thủ đô, dọc theo đường quốc lộ chính, chúng tôi đã đến và đặt
chân tại trụ sở VQG Ba Vì đặt tại xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – TP Hà Nội (điểm đến
số 1 thể hiện trên bản đồ). Tại đây đoàn khảo sát thực tế chúng tôi đã nghe anh

2


Nguyễn Xuân Tân giới thiệu tóm tắt về VQG Ba Vì và những lộ trình tiếp theo của
chúng tôi.
Từ trụ sở của VQG chúng tôi di chuyển đến điểm thứ 2 đó là Hồ Tiên sa gồm
các tụ điểm khảo sát : vườn xương rồng, Thiên Sơn – Suối Ngà.
Điểm khảo sát số 3 trong lộ trình cách hồ Tiên sa 3.5 km là Đông Ngọc Hoa,
động mang tên nàng công chúa Ngọc Hoa trong sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Tại điểm khảo sát số 4 cách điểm số 3: 1.5 km chúng tôi đến với khu quân sự
pháp, di tích lịch sử cách mang quốc gia cứ điểm 600 và khu resort Ba Vì
Tiếp theo, đoàn chúng tôi di chuyển tới điểm khảo sát số 5 là núi Ba Vì, núi Ba
Vì tròn như trái tán nên còn gọi là Tản Viên, rộng rái bao la, đứng cao hùng vĩ, làm
trấn sơn cho cả nước cao 2310 trượng, tại đây anh Nguyễn Xuân Tân đã giới thiệu về
nhà thờ cổ và khu trại thời pháp để cung cấp cho chúng tôi thêm thông tin về lịch sử và
nguồn gốc của những di tích và thiên nhiên tại đấy
Điểm số 6 trong lộ trình khảo sát được thể hiện trên bản đồ, cách điểm số 5
khoảng 3.5 km, chúng tôi đến với ngọn núi Ba Vì, nơi có Đình Ngọc Hoa, Đình Tiểu
Đồng và quần thể cây bách xanh ngàn năm. Đây cũng chính là lộ trình khảo sát quan
trọng trong chuyên đề thực tập của nhóm, tại đây nhóm đã tiến hành khảo sát và thu

thập được sự phân bố của các loìa cây gỗ quí, đặc biệt là những thông tin về cây Bách
xanh
Điểm khảo sát số 7 là điểm cuối cùng trong lộ trình của đoàn chúng tôi là chinh
phục ngọn núi cao nhất đó là cốt 1100m, tậi đây chúng tôi đã được giới thiệu về Đỉnh
Tản Viên (Đền Thượng), nhà tù thời Pháp, đỉnh vua. Tại các đỉnh chúng tôi được tìm
hiểu sâu hơn, đỉnh vua có Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh và tháp Bảo Thiên

3


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đầy đủ và tốt các nội dung cảu chuyên đề nhóm của chúng tôi đã
kết hợp sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau trong điều tra khảo sát, cự thể
như sau:
2.1. Phương pháp lập luận trong nghiên cứu
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật có tính thích ứng riêng với
điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống. Do vậy mỗi loài thực vật đều có sự phân bố
riêng. Từ khi tái sinh, sinh trưởng và phát triển cho đến khi diệt vong, cây rừng luôn ở
một vị trí nhất định, toàn bộ quá trình biên sđổi của cây theo hoàn cảnh và mọi tác
động trở lại với cây đều xảy ra trong hoàn cảnh và môi trường của chúng sống, vì vậy
tìm hiểu về đặc điểm của các loìa cây gỗ, chúng tôi tìm đến tận nơi có cây mọc tự
nhiên để nghiên cứu và nghien cứu trên 2 quan điểm. Quan điểm 1: Nghiên cứu theo
hướng tập trung vào cá thể của từng loài, quan điểm 2: Nghiên cứu theo hướng tập
trung vào quần thể của từng loài.
2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu:
Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới vấn
đề nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh kế xã hội, tài nguyên thiên nhiên: tài
nguyên rừng, thực vật,…của khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, các
báo cáo khoa học,…Sử dụng và phát huy tính hiệu quả của tài liệu của VQG Ba Vì
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường

- Lập các tuyến điều tra song song trên các khu vực qua điều tra thu thập số
liệu để phát hiện sự xuất hiện của các loài nghiên cứu của VQG
- Đặc điểm hình thái:
+ Sau khi nghiên cứu kỹ trên bản đồ, tài liệu với sự cộng tác của các cán bộ
lâm nghiệp chúng tôi tiến hành đi theo các tuyến nhằm tiến hành sự phân bố của loài
cây tìm hiểu
+ Điều tra nhiều lần vào các thời điểm khác nhau, nhằm qua sát, nghiên cứu các
đặc điểm hình thái: kích thước lá, thời gian bắt đầu ra lá, rụng lá, thời gian xuất hiện
nón và quá trình biến đổi nón
+ Thu thập các thông tin từ những cán bộ lâm nghiệp có kinh nghiệm, các tài
liệu có liên quan đến các loìa cây gỗ quí
- Điều tra các cá thể cây cao:Điều tra thu thập tiêu bản, đo tính chất tất cả các
cá thể của loài cây gỗ quí tìm thấy
- Điều tra tái sinh tự nhiên: tái sinh tự nhiên theo tuyến và theo gốc mẹ
- Diều tra đất tại thực địa: xác định đặc điểm của đất ảnh hưởng đên sự phân
bố, sinh trưởng và phát triển của các loài cây gỗ quí mà nhóm tìm hiểu
2.4. Phương chụp ảnh và ghi chép thực tế tại hiện trường:

4


- Áp dụng việc chụp ảnh để mô phỏng tổng quát khu vực phân bố của các loài
cây, chụp ảnh đối với những câuy ko thể tiến hành đo và những quân fthể nằm xa khu
vực có thể trực tiếp khảo sát
- Chụp ảnh để có thể ước tính được chiều cao cũng như đường kính cây
- Ghi chép những số liệu đo được tại thực địa, những con số về mật độ, đặc
đỉem của cây, độ tuổi và sự phân bố của cây
- Ghi các thông tin liên quan đến tên loài, tên khoa học của cây và các đặc tính
cơ bản của cây
2.5. Phương pháp phỏng vấn linh hoạt

Tiến hành phỏng vấn một số cư dân tại các xã của VQG Ba Vì về những vấn đề
liên quan đến trồng rừng, khai thác rừng để từ đo s có nhận định chính xác về kết quả
điều tra, nghiên cứu

5


CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí: Vườn quốc gia Ba Vì nằm
trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì,
Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố
Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn
thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô 50 km
về phía Tây theo trục đường Láng – Hoà
Lạc, qua Thị xã Sơn Tây. Hệ thống giao
thông đi lại thuận tiện.
- Tổng diện tích tự nhiên: 10.814,6
ha.
- Toạ độ địa lý:

Từ 20°55 - 21°07' Vĩ độ Bắc.
Từ 105°18' - 105°30' Kinh độ Đông.
- Ranh giới Vườn Quốc gia:
+ Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội.
+ Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xã Lâm Sơn
thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
+ Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên

Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội; xã Yên Quang, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
+ Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội
và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp với vùng
bán sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như Đỉnh
Vua cao 1296m, Đỉnh Tản Viên cao 1227 m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m, Đỉnh Viên
Nam cao 1.012 m. Địa hình bị chia cắt bởi những khe và thung lũng, suối hẹp.
Hướng của cả hai khối núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao của hai khối núi
giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hình đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng
nối liền hai khối núi với nhau. Sườn của hai khối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng,
sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam,
độ dốc bình quân > 250. Nhiều nơi có độc dốc lớn >350.

6


3.1.3. Địa chất, đất đai
Nền địa chất khu vực có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi
Proterozoi, có thể tổng hợp theo các nhóm đá điển hình sau:
- Nhóm đá macma kiềm và trung tính: điển hình có đá Diorit, poocphiarit tương
đôi mềm. Nhóm đá này khi phong hoá cho mẫu chất tương đối mịn và tương đối giầu
dinh dưỡng.
- Nhóm đá trầm tích: Cát kết, phiến thạch sét, cuội kết hình thành từ đá gốc
macma kiềm và trung tính. Nhóm đá này khi phong hoá tạo thành loại đất khá màu
mỡ.
- Nhóm đá biến chất: phân bố từ Đá Chông đến ngòi Lặt và chiếm hầu hết ở
sườn phía đông, thành phần chính của nhóm này gồm diệp thạch kết tinh, đá gơ nai,
diệp thạch xêrixit lẫn các lớp quazit.

- Nhóm đá vôi: phân bố ở khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Mơ và xóm Quýt.
- Nhóm đá trầm tích: phân bố ở xã Ba Trại từ suối Đò, cầu gỗ đến Mỹ Khê.
Nền đất đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau.
- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở đai cao 700m trở lên, phát triển trên đá
macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dầy, tầng đất mỏng
đến trung bình.
- Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiềm,
trung tính, và các loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, mầu sắc tương đối rực rỡ, tầng
mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày. Tái sinh cây gỗ khá phỗ biến. Đất ở đây có khả năng
phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp.
- Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ
tích, sản phẩm hỗn hợp, phù hợp với canh tác nông nghiệp.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
Khí hậu
Theo tài liệu quan sát khí tượng thuỷ văn biến động trong những năm gần đây
của huyện các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba Vì có nhiệt
độ bình quân năm là 23,40C. ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7 0C; nhiệt độ
tối cao lên tới 420C. ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm là 20,6 oC; Từ độ cao
1.000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2 0C.
Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không
đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp
thường khô hanh vào tháng 1, tháng 12. Từ cốt 400 trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn
khu vực dưới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông
Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam.

7


Thủy văn và tài nguyên nước
Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi Ba Vì và

Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là
phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các
suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Mật độ 1,2 ÷ 2 km/ 1 km 2.
Các suối này thường gây lũ vào mùa mưa. Về mùa khô, các suối nhỏ thường cạn kiệt.
Các suối chính trong khu vưc gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngòi Lạt, suối
Yên cư, suối Bơn, suối Quanh, suối Cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi.
Sông Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày
như Suối ổi, Suối Ca, Suối Mít, Suối Ba Gò, Suối Xoan, Suối Yên Cư, suối Củi…
thường xuyên cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Bên
cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như Hồ Suối Hai, Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn,
Hồ Cóc Cua và các hồ chứa nước khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho
hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên
không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách.

8


3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Các loại rừng
Bảng 1:Hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia Ba Vì
Phân theo phân khu chức năng
Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng

Tổng D.tích tự nhiên
I. Đất Lâm nghiệp
1. Rừng tự nhiên
1.1. Rừng gỗ lá rộng
a. Rừng giàu
b. Rừng trung bình

c. Rừng nghèo
d. Rừng phục hồi
1.2. Rừng hỗn giao
a. Gỗ - tre, nứa
1.3. Rừng núi đá
2. Rừng trồng
2.1. RT có trữ lượng
2.2. RT chưa có trữ lượng
3. Đất chưa có rừng
II. Các loại đất khác

Tổng cộng

10,814
.6
10,574
.5
4,195
.5
3,915
.0

Phân khu
BVNN
1,64
8.6
1,64
7.6
1,33
5.5

1,15
5.0

420
.6
463
.3
3,031
.0
268
.9
268
.9
11
.6
4,569
.6
2,298
.3
2,271
.3
1,809
.4
240
.1

36
6.2
32
9.7

45
9.1
17
8.2
17
8.2
2.3
28
2.2
28
2.2

2
9.9
1.0

Phân khu
Phân khu
PHST
8,82
3.5
8,61
5.4
2,79
3.5
2,75
8.0

Phân khu
HC&DVDL

34
0.5
31
1.5
6
6.5
2.0

5
3.4
13
3.6
2,57
0.9
2
6.2
2
6.2
9
.3
4,25
2.4
1,98
1.1
2,27
1.3
1,56
9.5
21
0.1


1.0

1.0
6
4.5
6
4.5

3
5.0
3
5.0
21
0.0
2
9.0

Căn cứ vào hiện trạng phân bố của tài nguyên rừng, địa hình, địa thế ... của
Vườn chia thành các phân khu chức năng

9


Trữ lượng các loại rừng
- Tổng trữ lượng gỗ của Vườn là 309,616 nghìn m 3; trong đó trữ lượng rừng tự
nhiên là 221,868 nghìn m3; rừng trồng là 87,748 m3.
- Rừng gỗ tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa, Khánh
Thượng. Rừng tre nứa có 1.041,3 ngàn cây; phân bố chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa
và một ít ở xã Tản Lĩnh, Ba Trại.

- Trong tổng số 4.569,6 ha rừng trồng thì có 2.271,3 ha là rừng trồng ở cấp tuổi
1 chưa có trữ lượng. Rừng Keo và Bạch đàn tuổi 2 có trữ lượng 87,748 ngàn m 3; tập
trung ở các xã Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Phú Minh.
3.1.6. Thảm thực vật và phân bố của các loài quý hiếm
Các kiểu thảm thực vật rừng
1. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
2. Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi
thấp
3. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
Hệ thực vật rừng
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2013,
cho tới nay, Vườn Quốc gia Ba Vì có 160 họ, 649 chi, 1209 loài thực vật bậc cao có mạch nằm
trong 14 yếu tố địa lý thực vật (tính theo đơn vị cơ bản chỉ = gennus).
- Các loài thực vật nguy cấp, quí hiếm: có 34 loài nằm trong danh lục đỏ
- Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì:có 49 loài
- Cây có giá trị sử dụng gỗ: có 185 loài.
- Thực vật cây thuốc: có tới 668 loài thuộc 158 họ, 441 chi chữa 33 loại bệnh và chứng
bệnh khác nhau.
Về tre, nứa trong rừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở
độ cao 1.100m, ở độ cao hơn có Sặt Ba Vì mọc thành từng vạt trên đỉnh núi, khu vực
đỉnh Vua, Tản Viên, Ngọc Hoa. Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài tre trúc,
nằm ở độ cao dưới 400m. Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài,
làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và thăm
quan thắng cảnh.
3.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
- Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh,
Dao và Thái. Dân số có 89.928 người, đa số là dân tộc Mường 69.547 người và phân
bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, chủ yếu ở 3 xã
Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0,15%, phân bố ở xã Đồng Xuân, Yên

Quang và Phú Minh.

10


- Tổng số lao động trong vùng có 51.568 người; trong đó lao động nông nghiệp
46.562 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số lao động làm các
ngành nghề khác là 497 người, chiếm hơn 1%. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông
thôn chưa được chú trọng.
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng Đệm đạt 21,55 tỷ đồng. Sản
lượng lương thực trung bình trong toàn khu vực đạt 308 kg/người/ năm. Thu nhập bình
quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6.000.000 đ/người/năm. Thấp nhất là xã Vân Hoà,
chỉ đạt 3.600.000 đ/người/năm. Trong khu vực có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số
hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 323 hộ, chiếm
19,6 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ,
chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển
và còn nhiều khó khăn.
3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm
- Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung
học cơ sở. Toàn vùng đã có 1.309 giáo viên 14.731 học sinh. Hầu hết các em ở độ tuổi
đến trường đều đã được đi học. Tuy nhiên chất lượng giáo dục chưa thật tốt.
- Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng :toàn vùng có 103 cán bộ y tế
và 87 giường bệnh, cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu, trình độ các bộ y tế còn
hạn chế. Trình độ của cán bộ chủ yếu ở cấp Y sĩ, chưa có Bác sĩ.
- Cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe
ô tô về đến trung tâm xã.
- Hệ thống lưới điện Quốc gia đã đến tất cả các xã
- Chợ: Hiện nay chỉ mới một số xã có chợ như Yên Quang, Tản Lĩnh, chủ yếu
vẫn là chợ tạm, còn các xã khác đều chưa có chợ. Việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của

bà con thôn bản chưa được cải thiên nhiều. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng cho mỗi xã
một chợ, theo tiêu chuẩn chợ miền núi..

11


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm và sự phân bố của các loài cây gỗ quí tại VQG Ba Vì
Từ kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu và phân tích, nhóm chúng tôi đã tìm
hiểu và thu thập được đặc điểm cũng như hiện trạng các loài cây gỗ quí tại khu vực
VQG Ba Vì. Theo danh mục loài cây gỗ quí đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra
bổ sung năm 2014 cho tới nay Vườn quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc 649 chi và 160 họ, như vậy kết quả nghiên cứu mới nhất đã kkhẳng định
sự phong phú đã dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 2012 thì
hiện nay số cây gỗ quí trong vườn tăng thêm 20 loài.
Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản
địa của Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ
cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á niệt đới và ôn đới nhiều hơn. Đáng chú ý
là ở đây đã có tới 5 chi 5 laòi thuộc họ Đỗ Quyên (Ercaceae), 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ
nhiều hơn số chi cùng loại ở vườn quốc gia Cúc Phương ( noiư có diện tích lớn gấp 10
lần). Tuy nhiên những loài thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở
vùng cao Ba Vì.
Từ nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả: những loài cây gỗ quí phân bố chủ
yếu ở đây như sau: Giổi Nhung tên khoa học Michelia faveolata, Giổi lá bạc tên khoa
học Michelia cavalcria, các laòi họ Đỗ Quyên tên khoa học Ericaceae, Dẻ lá Tre tên
khoa học Quercus bambuaefolia, Dẻ đấu nứt tên khoa học Castanopsis fissa.
Kết quả điều tra cho thấy hiện nay tại VQG Ba Vì có mặt độ và trữ lượng các
loài cây gỗ quí cao, trong đó có 18 loài cây gỗ quí hiếm và điển hình

12



Bảng 1: kết quả điều tra số loài cây gỗ quí hiếm tại VQG Ba Vì
STT

TÊN CÂY GỖ QUÍ HIẾM

TÊN KHOA HỌC

1
2
3
4
5
6
7

Bách xanh
Thông tre
Sến Mật
Giổi lá bạc
Phỉ ba mũi
Dẻ tùng sọc trắng
Vàng tâm

Calocedrus macrolepis
Podocarpus neriifolius
Michelia cavaleriei
Michelia cavaleriei
Cephalotaxus manii

Amentotaxus oliver
Magliatia fordiana

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Trầm
Lát hoa
Re hương
Vù hương
Mắc liễng
Lim xanh
Đinh thối
Táu mặt quỷ
Thiết đinh
Giổi xanh
Giổi găng

Aquylaria crassna pierre
Chukrrasia tabularia
Cinamomuum incs Reinw

Cinamomuum balansae Lec
Eberhardtia tonkinensis
Erythrofoeum fordii II.Lec
Henandia brilletti Steenis
Hopea sp
Markhamia stipullata Seem
Michelia mediocris Dandy
Paramichelia baillonii

Một số loài cây gỗ đặc hữu Ba Vì có 8 loài: Mua Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì,
Xương cá Ba Vì, Cau rừng Ba Vì, Lưỡi vàng làng cod, Sặt Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Cói túi
Ba Vì và 2 loài mang tên Ba Vì: Cà lồ Ba Vì (Caryodaphnopsia baviensis) và Bời lời
Ba Vì (Litsea baviensis). Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, nhóm của chúng tôi
đã đi sâu vào việc nghiên cứu đặc điểm và hiện trạng của 10 cây gỗ quí: Cây Vàng
tâm, cấy Bách xanh, cây Bồ xanh, cây Chắp Trơn, cây Re gừng, cây Cườm đỏ, cây Re
hương, cây Lát hoa, cây Dẻ gai ấn độ
4.2.Kết quả nghiên cứu đặc điểm và hiện trạng một số cây gỗ quí tại VQG Ba Vì
4.2.1. Cây Vàng tâm:
Vàng tâm có tên khoa học Manglietia Dandyi , thuộc họ Ngọc Lan
Magnoliaceae, bộ Ngọc lan magnoliales, lớp cây gỗ lớn, là loại cây gỗ quý có mùi
thơm không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ
nghệ. Đây là loài bị đe dọa tuyệt chủng do số lượng ngày càng ít. Hiện nay trên địa
bàn vườn quốc gia Ba Vì thì số lượng cây Vàng tâm là không nhiều, mật độ phân bố
khá thấp, thấp hơn so với các loài cây gỗ quý khác như dẻ gai, sồi hồng,thích chân
ngắn,...vàng tâm sống ở độ cao 300-400 mét so với mực nước biển

13


Hình 4.1. Ảnh cây Vàng tâm( ảnh do cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia

Ba Vì cung cấp)
a. Đặc điểm về cây Vàng tâm:
+ Vàng tâm là cây gỗ thường xanh, cao 25 - 30m: đường kính 70 - 80cm. Vỏ
màu xám trắng, thịt vàng nhạt. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày,
hình mác - bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép
lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành, có
hình cầu, nhụy màu đỏ tía.
+ Cuống hoa dài 1 - 2cm; bao hoa màu trắng, khi chưa nở bao hoa dài 3-4 cm,
đường kính 0,8-1cm; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn.
Quả hình trứng hay tròn - trứng, có hình giống quả thông, nhiều tâm bì, vỏ lụa của hạt
khi chín màu đỏ, dài 4 - 5,5cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm;
lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất
ngắn. Vỏ và quả Vàng tâm còn được dùng làm thuốc.
- Mùa hoa vàng tâm vào tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt.
tốc độ tăng trưởng trung bình.
b. Hiện trạng cây Vàng tâm tại Vườn quốc gia Ba Vì
Hiện nay số lượng cây Vàng tâm không chỉ riêng vườn quốc gia Ba Vì mà ở
các vùng khác đều rất ít, là loại gỗ qúi nên đã bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ bị
tuyệt chủng. Theo sách đỏ Việt Nam, mức đe dọa là bậc V.
Mật độ phân bố cây vàng tâm ở vườn quốc gia Ba Vì không đồng đều, cây mọc
rải rác trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m như Đền
Thượng, núi Tản Viên,… Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu
mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình, đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát
triển tốt.
Cây gỗ Vàng tâm là gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không
biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.
Đồ mỹ nghệ Vàng tâm được đánh giá là một trong những loại đồ gỗ có giá trị cao
nhất, ngoài để làm đồ vật trang trí nó còn được dùng để thiết kế những sản phẩm cầu
14



kì như tủ hoa, kiệu hoa, gỗ vàng tâm có độ bền cao với tuổi thọ lên tới hàng nghìn
năm. Ngày nay, do gỗ Vàng tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa,
hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và làm hộp khảm trai, sơn mài,làm tranh
sơn mài.
Vì vậy, cần khai thác có mức độ, không thể cứ mãi khai thác mà không có
những kế hoạch ươm trồng. Có thể một ngày nào đó cây Vàng tâm sẽ không còn nữa
vì vậy ngay từ bây giờ hãy dần thay đổi thói quen dùng các sản phẩm khác thay thế gỗ
Vàng tâm. Đồng thời, tìm nguồn giống đưa vào gieo ươm trồng rừng. Đối tượng bảo
vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia.
4.2.2. Cây Bách xanh
a. Đặc điểm sinh học và phân bố
Bách xanh hay còn gọi là (cây bách ngàn năm) một loài cây gỗ qúi hiếm ở
Vườn quốc gia Ba Vì, thuộc chi bách xanh, họ tùng bộ thông ngàng hạt trần. Thường
mọc ở những nơi rất hiểm trở, sinh trưởng đặc biệt ở vùng đất đá, đồi núi dốc, cây có
tên khoa học là “Calocedrus – Fokiennia” và có sức sống mãnh liệt, mọc ra từ khe nứt
nhỏ trên vách đá, một địa thế hiểm trở nhưng Bách xanh phát triển và sinh tồn mãnh
liệt. Người ta thường ví những bậc quân tử có sức mạnh như những cây Bách Xanh
ngàn năm.
Đặc điểm về cây Bách Xanh (Cây Bách ngàn năm)
Qua việc quan sát và đo đạc kết hợp với tìm hiểu tài liệu về các loài cây gỗ quí
tại Vườn quốc gia Ba Vì, nhóm đẫ thu thập được những đặc điểm cơ bản và đặc trưng
của cây.
-

Bách xanh cao 20 – 25m, có mọt số cây cao tới 35m, đường kính thân 0.6 –

2 m, thân thẳng nhưng khi cao trên 10m thường bị vặn, vỏ màu nâu đen, nứt dọc . Cây
phân cành sớm, cành to mọc gần ngang
- Lá cây bách xanh hình vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt, mỗi đốt có 2

lá lưng bụng to hơn và 2 lá bé nhỏ hơn. Lá to dài 5mm, lá nhỏ dài 2mm, chop là tù
hoạc tù rộng, nón hạt hình trứng rộng, có 4 vẩy với cuống nón rất ngắn dài 0.5 – 1mm,
có 6 – 8 vẩy tù, các vẩy nón có hạt có chóp gần tròn, lõm vào trong, bề mặt nháp,
tương đối phẳng và không có núm lồi. Mặt trên lá màu lục thẫm, mặt dưới bạc hơn .
- Cây ưa khí hậu mát mẻ trên Ba Vì, mọc ở trên núi trung bình cao từ 900 –
1000m.
- Gỗ cây Bách xanh có giá trị tương đối lớn, có thớ thẳng, khá mịn và không
bị biến dạng, gỗ có mùi thơm nên có thể được dùng làm bột hương cao cấp thay cho
gỗ Hoàng Đàn. Bách xanh có giá trị kinh tế rất lớn, đựợc dùng để xây dựng nhà cửa,
đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng

15


Hình 4.2. Ảnh cây Bách xanh (do sinh viên Lê Thị Huệ chụp tại hiện trường VQG
Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội)
b. Hiện trạng cây Bách xanh
- Bách xanh là một loài cây gỗ rất quí hiếm, nằm trong tốp 18 loài gỗ quí trong
hệ thống rừng Ba Vì, số lượng cây phân bố trên núi Ba Vì rất ít, nhưng thường là
những cây có kích thước lớn và có độ tuổi hàng nghìn năm.
- Do đặc thù của cây mọc ra từ những vách đá nứt, đồi núi dốc với độ cao từ
900 – 1500m nên mật độ phân bố của cây không lớn. Tuy nhiên cây sinh tồn mãnh liệt
so với những loài cây gỗ quí khác, nơi hiểm trở, nghèo dinh dưỡng nhưng cây vẫn sinh
tồn và phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó trên thân cây có sự phân bố dày đặc của hoa
phong lan tạo nên them thực vật đẹp ở núi Ba Vì
- Hiện nay theo thu thập tại VQG Ba Vì thì số lượng cây Bách xanh hiện có
115 cây, trong đó có 15 cây có đường kính thân khoảng 2 m , còn lại cây vừa và nhỏ.
- Số lượng cây có độ cao từ 35 m trở lên và đương kính 2m chỉ chiếm số ít
trên núi Ba Vì
- Theo điều tra cho biết hiện tại Bách xanh đang nằm trong danh lục đỏ và

nguy cấp, chỉ tập trung phân bố ở các đỉnh núi với độ cao từ 900 – 1500m so với mặt
nước biển và trong vườn quốc gia Ba Vì, loài cây này chỉ có ở Đỉnh Tản Viên, từ kết
quả điều tra khảo sát này, nhận thấy loài cây Bách xanh rất ít
- Hệ thống VQG Ba Vì đựợc bảo về nghiêm ngặt nên hiện tượng khai thác
Bách xanh ở đây là không xảy ra, số lượng cây ít chỉ là do đặc tính của cây chỉ thích
hợp với địa hình sống hiẻm trở và khác với các laòi khác
4.2.3. Cây bồ đề xanh
a. Đặc điểm sinh học và phân bố

16


- Bồ đề xanh (danh pháp khoa học: Alniphyllum eberhardtii) là một loài thực
vật có hoa thuộc họ Styracaceae. Bồ đề xanh (S.agrestis ) thuộc Chi bồ đề ( Styrax )
trong số 3 chi bồ đề có mặt ở Việt Nam.
- Đây là một loài cây gỗ rụng lá cao tới 30 m. Thân màu trắng, tương đối tròn,
vỏ mỏng, tán lá mỏng và thưa, lá đơn, mọc so le, dài 10–18 cm và rộng 5–8 cm, hình
thuôn đến hình ngọn giáo, mép răng cưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng
phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm.
- Bồ đề xanh là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối
tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non), rất thích hợp với
các vùng ẩm mang tính chất đất rừng rõ rệt như điều kiện đất đai ở vườn quốc gia Ba
Vì. Cây bồ đề xanh rụng lá, tán thưa và thảm mục ít, trên đất phát triển từ phiến thạch
mica, phiến thạch sét, nơi đất sâu ẩm, mọc khoẻ, không ưa đất đá vôi đặc biệt trên cát
và đất đá ong cây không sinh trưởng được.

Hình 4.3. Ảnh Cây Bồ đề xanh (do sinh viên Trần Kim Oanh chụp tại hiện trường
Vườn quốc gia Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội)
b. Hiện trạng cây bồ đề xanh


17


Hiện nay số lượng cây bồ đề xanh ở vườn quốc gia Ba Vì là khá nhiều, rải rác ở
khắp các vùng rừng ở vườn quốc gia do đặc tính của cây dễ sinh trưởng, phát triển tốt
ở điều kiện đất đai, khí hậu như Ba Vì, Sơn Tây, thích hợp với nhiệt độ trung bình năm
19-23oC, lượng mưa 1500-2000 mm/năm, số tháng khô không quá 3 tháng, không bị
ảnh hưởng của gió Lào và phơn khô nóng.
Bồ Đề còn cho gỗ tốt mềm, nhẹ, thớ mịn, đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ,
…được dùng làm giấy, làm diêm, tăm… nhựa của cây Bồ Đề thơm dùng trong công
nghiệp nước hoa và trong y học làm thuốc chữa bệnh suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở
loét, tăng cường hệ miễn dịch hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ… Do vậy, giá trị của cây
bồ đề xanh là rất lớn. Tuy nhiên, càn phải thực hiện những giải pháp, chủ trương,
chính sách của Chính phủ về việc trồng ươm cây mới để duy trì và phát triển loài cây
gỗ quý này
4.2.4. Cấy Re gừng
a. Đặc điểm sinh học và phân bố
- Cây Re gừng có tên khoa học là Cinnamomum obtusifolium (Roxb) Nees.
- Thuộc họ Long não (Lauraceae)
- Là cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính có thể đạt 50cm.
- Vỏ ngoài màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ mầu nâu hay vàng nhạt, giòn và có
mùi thơm.
- Cành non màu xanh đậm, khi già có màu nâu.
- Lá đơn mọc cách hoặc gần đối.
- Hoa lưỡng tính, quả mọng hình trứng, dài 1cm.
- Hạt có dầu.

18



Hình 4.4. Ảnh cây Re gừng (do sinh viên Lê Hoàng Đăng Thăng chụp tại hiện
trường VQG Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nôi)
- Về mặt giá trị: gỗ Re gừng mềm, giác lõi phân biệt, ít bị cong vênh, mối mọt,
nứt nẻ nên gỗ thường được dùng đóng đồ làm nhà, gỗ bóc.
Vỏ thân lá có tinh dầu, vị cay ngọt nóng làm tuốc trị đau gan, trướng bụng gió,
cảm lạnh, làm máu lưu thông, chữa đau lưng, mỏi mệt, liệt dương, bế kinh.
b. Hiện trạng cây Re gừng tại vườn quốc gia Ba Vì:
Re gừng rất thích hợp với khu vực vườn quốc gia Ba Vì, nơi có lượng mưa
trung bình từ 800-2.500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 20-25 0C, đất thịt pha cát, tầng
sâu thoát nước.
Tại vườn quốc gia Ba Vì, số lượng Re gừng có khoảng 60-75 cây/ha, mật độ
tái sinh 1.040-2.640 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng đạt 640-880 cây/ha. Re gừng

19


cũng là 1 trong 4 loài cây tái sinh có chỉ số IV cao nhất . Mật độ phân bố Re gừng khá
đều, rải rác khắp vùng rừng núi Ba Vì.
4.2.5. Cây Cườm Đỏ
a. Đặc điểm sinh học và phân bố
-Cây cườm đỏ có tên khoa học là Itoa orientalis thuộc họ mùng quân
Flacourtiaceae.
-Cây gỗ nhỏ, cao 7 - 10m với đường kính thân đến 0,2 - 0,3 m. Cành non có
lông, lúc già gần nhẵn.
- Lá mọc cách chụm lại ở đỉnh thân, phiến hình bầu dục dài, dài 15 - 30cm,
rộng 5 - 8cm, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, bóng và nhẵn ở mặt trên, xỉn và có lông
hoe vàng ở mặt dưới, có răng cưa nhỏ ở mép lá, có 13 - 18 đôi gân bậc hai, cuống lá
dài 2 - 6cm.
-Cụm hoa đực ở đầu cành, hình chùy, dài 15cm. Hoa đực có 3 - 4 lá đài, dài 10
- 12mm, hơi hợp ở gốc, có lông. Nhị có chỉ nhị mảnh.

-Quả Cườm đỏ hình trứng, dài 6 - 8cm, rộng 4 - 6cm, một ô, lúc đầu phủ đầy
lông màu nâu đỏ, sau trở nên gần nhẵn, khi khô tự mở bởi các mảnh mỏng.
Hạt có cánh màng bao ở xung quanh.
Mùa hoa Cườm đỏ từ tháng 2 - 3, mùa quả chín tháng 12 – 1 hàng năm.
-Về mặt giá trị: Cườm đỏ là nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Loài duy nhất
của chi Itoa ở Việt Nam.
Ngoài tác dụng cho gỗ, cườm đỏ còn có tác dụng tạo bong và tôn tạo cảnh quan
do có khả năng tỏa bong lớn, lá nhỏ xanh, sang rất đẹp mắt, cườm đỏ còn là cây
phòng hộ, cải tạo đất và che bóng cho nhiều loài cây khác.
b. Hiện trạng cây tại vườn quốc gia Ba Vì:
Cây được phân bố rất nhiều trong vườn quốc gia Ba Vì do đặc tính sinh trưởng
và phát triển mạnh.
Cườm đỏ thường mọc trên những vùng đất trung tính đến hơi chua những vùng
ẩm ướt , có thể mọc tự nhiên ở các vùng đất thấp nhiệt đới ở độ cao 300-400m, chịu
được lượng mưa 3000-5000mm/ năm, phát triển khỏe mạnh ở độ cao từ 800- 2000m.
Nên sự phân bố Cườm đỏ trong vườn quốc gia rất đồng đều, cây có thể mọc dưới chân
núi và cả những nơi cao nhất của đỉnh núi
4.2.6. Cây Re hương
a. Đặc điểm sinh học và phân bố
- Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30 m, đường kính thân 70 - 90 cm, cành
nhẵn, màu hơi đen khi khô

20


-

Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về 2

đầu; gân bên 4 - 7 đôi, gân giữa phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; cuống dài 2 - 3 cm,

nhẵn.
- Cụm hoa chuỳ ở nách lá, dài 6 - 12 cm, phủ lông màm nâu; cuống hoa dài 1
- 3 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông dài 1,5 - 2 mm, thuôn; nhị hữu thụ 9, chia 3
vòng, 2 vòng nhị ngoài không tuyến, chỉ có lông, nhị vòng thứ 3 có 2 tuyến, tuyến
không chân, nhị lép 3, hình tam giác có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm
hình đĩa.
- Quả hình cầu, đường kính 8 - 10 mm, đính trên ống bao hoa hình chén.
- Mùa hoa tháng 1 - 5, quả tháng 6 - 9. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường
xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100 - 600 m.
- Re hương là loài có nguồn gen hiếm. Gỗ tốt không mối mọt,có giá trị dùng
trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu. Lá, vỏ và rễ có thể chiết tinh dầu.

Hình 4.5. Ảnh cây Re Hương (do sinh viên Lê Thị Huệ chụp tai hiện trương VQG
Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội)
b. Hiện trạng cây tại VQG Ba Vì
- Tại một số khu vực hiện nay ko tìm thấy cây trưởng thành nữa, tại VQG Ba
Vì loài cây gỗ quí này cũng rất ít, mật độ phân bố tương đối thấp
- Cây chủ yếu tập trung trên cốt 1100 m, cây sống rải rác chứ ko tập trung
thành từng thảm
- Số lượng cây có độ tuổi lớn và kích thước lớn tương đối ít, chỉ chiếm 16%
trong tổng số lượng cây hiện có.
4.2.7. Cây Lát hoa
a. Đặc điểm sinh học và phân bố
Cây lát hoa có tên khoa học là Chukrasia Tabularis thuộc họ thực vật : Xoan –
Meliaceae

21


- Lát hoa có thân thẳng, khi trưởng thành có thể cao 30m, đường kính thân lên

tới cả 100cm; lá kép lông chim 1 lần chẵn, cuống chung dài 30 – 40cm, mang 7-10 đôi
lá chét mọc cách hoặc gần đôi, dài 10 – 12cm, rộng 5 -6cm, hình xoan hay mũi mác,
đầu có mũi nhọn; hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có
lông; hoa hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, đài có lông, tràng 5 cánh xòa rộng, mép cuốn
lại, phủ lông mịn ở mặt ngoài. Cây ưa sáng, mọc chậm, lúc nhỏ chịu bóng. Tái sinh hạt
tốt.
- Cây lát hoa trồng 8 -9 năm bắt đầu ra quả, nhưng thu hái ở các lâm phần từ
10 tuổi trở lên có chất lượng hạt tốt. Chu ký sai quả: 2- 3 năm, ở những này tỷ lệ cây
ra quả đạt 80 – 90%
- Thời gian thu hái từ 10/11 đến 30/11
- Chỉ thị độ chín: khi quả lát hoa chín vỏ mầu nâu nhạt, một số quả nứt để hạt
bay ra bên ngoài. Hạt và cánh hạt màu cánh gián, nhân hạt chắc và có màu trắng.
- Cây Lát Hoa ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất rừng. Mọc tốt
trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, đá vôi. Phân bố từ độ cao 800m trở xuống.
- Lát hoa là một loại cây gỗ lớn, thân thẳng và có thể cao tới 30m. Gỗ của nó
xếp loại gỗ quý, lõi gỗ màu hồng nhạt, vân màu nâu hồng và có ánh vân rất đẹp. Gỗ
cứng nhưng dễ gia công chế biến. Nó ít co dãn và không bị mối mọt tấn công.
- Lát hoa cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ và vân gỗ, nên rất được ưa chuộng.
Gỗ Lát hoa được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia dụng và cả đồ mộc mỹ
nghệ. Nhựa cây màu vàng trong suốt có thể dùng pha trộn với nhiều loại nhựa khác để
sử dụng. Hoa chứa chất nhuộm màu vàng và màu đỏ có thể nghiên cứu làm chất màu
thực phẩm. Lá non và vỏ thân chứa khoảng 15-22% ta-nanh có thể tận dụng cho y học
hoặc nhuộm sợi vải.
Phân bố khá dày tại khu vực vườn quốc gia Ba Vì. Ban quản lý đã có những
hình thức bảo vệ và nhân giống Lát hoa. Ước tính số lượng lát hoa hiện đang sinh sống
và phát triển tại vườn quốc gia Ba Vì khoảng vài nghìn cây. Hiện nay, có khá nhiều
các hộ gia đình mở trang trại để trồng và nhân giống lát hoa.

Hình 4.6. Ảnh cây Lát hoa (do sinh viên Vũ Ngọc Huyền chụp tại
hiện trường VQG Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội)


22


×