Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn tập hè ngữ văn 8 về truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.92 KB, 4 trang )

ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 – TRUYỆN
* Dạng đề:
- Nghị luận về nhân vật.
- Nghị luận về tác phẩm ( chi tiết/ nội dung/ nghệ thuật)
* Bài tập:
B1: Đọc đoạn văn sau và trình bày cảm nhận:
“ Mẹ tôi lấy vạt áo màu nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây
giờ, tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật
màu hồng của hai gò má hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình
hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc. Tôi ngồi trên đùi mẹ
tôi, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao
lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn
miệng xinh xăn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
Gợi ý dàn bài:
a. MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em; giọng văn của ông giàu chất trữ tình,

+ Tiêu biểu là tác phẩm “Những ngày thơ ấu” và đặc biệt là đoạn trích “…”.
- Nêu cảm nhận về đoạn trích: Những trang văn của ông đã khơi gợi trong lòng người
đọc rung cảm sâu sắc và đặc biệt là đoạn kể về giây phút hạnh phúc khi bé Hồng được
gặp lại mẹ.
=> Nguyên Hồng được ngợi ca là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Những tác phẩm của
ông thường thống thiết, giàu chất trữ tình và mang đến cho người đọc những cảm xúc
khó tả. Tiêu biểu là tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhiều cung
bậc cảm xúc, ông đã mang đến cho người đọc sự rung cảm mãnh liệt, sâu sắc, đặc biệt là
đoạn kể về giây phút hạnh phúc của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.
b. TB:
* Nêu vị trí của đoạn trích để dẫn vào lđ: Đoạn văn tuy không dài, cũng không ngắn, và
nằm ở phần cuối của tập hồi kí nhưng đã thể hiện được sự cảm động, sung sướng, bối


rối, niềm hạnh phúc vô bờ của bé Hồng khi được gặp lại mẹ.
* LĐ: Có thể nói, đây là đoạn hay nhất, xúc động nhất của tập hồi kí.
- Cảm nhận về hình ảnh của người mẹ:
+ Gương mặt tươi sáng.
+ Mắt trong.
+ Da mịn.
+ Gò má hồng.
-> Tái hiện hình ảnh người mẹ đẹp rạng ngời, ấm áp bằng cách miêu tả các tính từ tươi
sáng.
- Cảm nhận của bé Hồng khi ngồi trong lòng mẹ:
+ Ấm áp, mơn man khắp da thịt…
+ Hơi quần áo, hơi thở… thơm tho lạ thường…
-> Diễn tả chính xác những rung động nhẹ nhàng, tinh tế, cảm xúc êm dịu.


=> Chốt: Dường như mọi giác quan của bé Hồng đều mở ra để đón nhận niềm hạnh phúc
vô biên khi được ngụp lặn trong thế giới của tình mẫu tử. Đó là thế giới đang bừng nở,
đang hồi sinh, đầy ánh sáng và hương thơm.
* Đánh giá: Với (NT)…, đoạn văn đã (ND)…. Qua đó cho thấy tác giả là (thái độ, tình
cảm của t/giả)…
=> Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, từ ngữ giàu sức biểu
đạt. Đoạn văn đã ghi lại được những rung động cực điểm của bé Hồng khi được ngồi
trong lòng mẹ. Qua đó cho thấy tác giả là con người nhạy cảm với tình người, tình đời.
c. KB:
- Đoạn trích góp phần làm nổi bật niềm khao khát được sống trong tình yêu thương của
bé Hồng.
- Liên hệ bản thân: Đọc tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” nói chung và đoạn văn nói riêng,
ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình mẫu tử. Vì thế:
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khổ
Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe con.”

B2: Qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri, hãy bàn về sức mạnh của tình
yêu thương.
Gợi ý dàn bài:
a. MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu VĐNL: sức mạnh của tình yêu.
b. TB:
* LĐ1: Bằng ngòi bút nhân đạo, nhà văn O-hen-ri đã cho người đọc thấy sức mạnh của
tình yêu thương giữa con người với con người khiến cho người đọc chúng ta không khỏi
xúc động.
- Tình yêu thương của Xiu và bác Bơ-men giành cho Giôn-xi đã giúp cô vượt qua bệnh
tật, giúp cô hồi sinh và chắp cánh ước mơ. (Bình luận)
+ Cảnh ngộ của Giôn-xi -> Xiu và bác Bơ-men đã làm gì cho Giôn-xi…
=> Chốt: Qua tác phẩm “Chiếc là cuối cùng”, ta thấy được sức mạnh của tình yêu thương
thật cao cả, làm rung động bao trái tim người đọc.
* LĐ2: Sức mạnh của tình yêu thương không chỉ có ở trong những thước phim, những
tác phẩm văn học mà nó còn bộc lộ rõ nét trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
- Tình yêu thương giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống,
thắp sáng ước mơ.
+ D/c: kể lại câu chuyện nhỏ,…
- Tình yêu thương giúp chúng ta xích lại gần nhau.
+ D/c: …
- Tình yêu thương có sức cảm hóa kì diệu.
+ D/c:…
- Tình yêu thương đem đến niềm vui, hạnh phúc cho bản thân.
+ D/c:…
=> Như vậy, tình yêu thương có sức mạnh lớn lao, tiếp thêm sức mạnh…
* Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn những người vô cảm, thờ ơ trước những nỗi đau
của người khác. => Cần lên án phê phán.
c. KB:

- Tình yêu thương trong “Chiếc lá cuối cùng”.


- Nêu tình cảm thái độ.
- Liên hệ của bản thân.
B3: Bài học cuộc sống rút ra từ những tác phẩm:
- Trong lòng mẹ.
- Tôi đi học.
- Tức nước vỡ bờ.
- Lão Hạc.
Gợi ý:
* Trong lòng mẹ:
- Thương cảm, xót xa, sẻ chia với những em nhỏ bất hạnh, thiếu tình thương của gia
đình.
- Phê phán những con người nhẫn tâm, vô tình trước nỗi đau của người khác và chà đạp
lên nhân phẩm của họ.
- Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người và có sức mạnh kì
diệu.
- Trong cuộc sống cần có lòng vị tha, tin tưởng người khác.
- Hạnh phúc gia đình là vô cùng quan trọng đối với mỗi người.
* Tôi đi học:
- Giáo dục, trường học rất cần thiết, quan trọng đối với mỗi người, là nơi con người xây
dựng những ước mơ, nuôi dưỡng tâm hồn.
- Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
- Trẻ em là tương lai của đất nước, cần được quan tâm, giáo dục.
* Tức nước vỡ bờ:
- Phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến tàn ác và những thế lực đã đày đọa những
người cùng khổ.
- Có áp bức thì có đấu tranh.
- Tình yêu thương có sức mạnh kì diệu.

- Vì yêu thương con người sẽ làm tất cả để bảo vệ người thân.
* Lão Hạc:
- Tình yêu thương có sức mạnh kì diệu.
- Danh dự, phẩm giá của con người là quan trọng cần phải trân trọng, giữ gìn.
- Không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.
B4: Bài học cuộc sống rút ra từ những tác phẩm:
- Cô bé bán diêm.
- Chiếc lá cuối cùng.
- Hai cây phong.
- Đánh nhau với cối xay gió.
Gợi ý:
* Cô bé bán diêm:
- Hạnh phúc gia đình vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.
- Hãy yêu thương quan tâm đến con trẻ chúng ta.
- Phải biết đồng cảm, sẻ chia với đồng loại.
- Vô cảm trước bất hạnh của người khác cũng là tội ác.
* Chiếc lá cuối cùng:


- Đồng cảm, xót thương, chia sẻ với đồng loại đặc biệt là những khi gặp khó khăn hoạn
nạn.
- Phải biết tự tin, vượt lên hoàn cảnh, không nên tự ti, thiếu kiên nhẫ, nản chí.
- Tình bạn là thứ tình cảm cần có của mỗi người.
- Tình yêu thương có sức mạnh kì diệu, giúp con người vượt qua khó khăn, thậm chí cái
chết.
- Nghệ thuật chân chính là vì con người. (vị nhân sinh)
* Hai cây phong:
- Phải biết yêu quý, trân trọng, nâng niu quê hương mình.
- Biết ơn những người thầy cô đã vun trồng những ước mơ và hy vọng của chúng ta.
* Đánh nhau với cối xay gió:

- Sống cần có khát vọng, lý tưởng.
- Không nên xa rời thực tế.



×