Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI RONG MƠ TẠI QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 27 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
  
NHA TRANG
  

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
RONG MƠ TẠI QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Mã số:

08/2012/HĐ-ĐTĐTCB

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ
Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Như Hậu

 NHA TRANG, 2014


UBND TỈNH QUẢNG NGÃI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
  
NHA TRANG


  

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
RONG MƠ TẠI QUẢNG NGÃI
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Mã số:
Cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

08/2012/HĐ-ĐTĐTCB
Cơ quan quản lý đề tài

Chủ tịch hội đồng

TS. Lê Như Hậu
 NHA TRANG, 2014


MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở toạ độ từ 140 32’ 40” đến 150 25’ 0” vĩ độ Bắc và từ 1080
06’ 0” đến 1090 04’ 35” kinh độ Đông, với 130 km đường bờ biển khúc khuỷu và trên 10
hòn đảo lớn, nhỏ rất thuận lợi cho rong Mơ phát triển. Bãi rong Mơ có vai trò quan trọng
như là bãi đẻ, ương nuôi giai đoạn ấu trùng và nguồn thức ăn cho nhiều loại tôm cua cá
mực và nhiều sinh vật khác. Rong Mơ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất alginate,

làm thức ăn gia súc, làm phân bón, làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu nguyên liệu.
Ở tỉnh Quảng Ngãi, rong Mơ phân bố phổ biến trên các nền đáy cứng ở vùng triều
và dưới triều, hình thành các bãi rong Mơ lớn từ 20 ha như ở vũng Me thuộc xã Phổ Châu,
cho đến 100 ha từ xã Bình Hải đến xã Tịnh Khê và đến 133,5 ha quanh đảo Lý Sơn, nhiều
nơi đạt sinh lượng từ 0,5 kg tươi/m2 cho đến 3 kg tươi/m2 và có độ cao đến 3 m.
Trong những năm gần đây nhu cầu về nguồn nguyên liệu này gia tăng đáng kể, đã
thúc đẩy người dân ven biển khai thác mạnh ngay cả khi rong còn non, trong giai đoạn
rong đang phát triển. Sự khai thác nguồn rong Mơ không theo đặc điểm sinh học của loài
đã làm giảm sản lượng và có nguy cơ biến mất nguồn lợi rong Mơ này, giảm nơi ở của các
loài thủy sản ven biển, giảm chức năng làm sạch nước cho các thủy vực ven biển dẫn đến
làm gia tăng hiện tượng nở hoa ở các vùng ven biển.
Đồng thời việc thu hoạch rong Mơ non còn làm giảm các giá trị kinh tế như giá
thành hạ do chất lượng kém, chi phí chiết rút cao do hiệu suất thu hồi các thành phần
alginat, fucoidan, phlorotanin…. thấp.
Trước đây có nhiều công trình nghiên cứu về mùa vụ khai thác rong Mơ ở Quảng
Ngãi như Nguyễn Văn Tiến (1993), tác giả chỉ đề xuất khai thác hợp lý bằng việc khai thác
phải tiến hành sau thời gian sinh sản mà chưa cụ thể cho từng địa phương, từng loài và thời
gian. Nhưng công trình nghiên cứu về rong Mơ của Nguyễn Hữu Đại (1997) thì cụ thể hơn,
rong Mơ nên được khai thác vào tháng 4 và các tháng sau đó để có thể đảm bảo cho mùa
vụ sau. Nhưng theo Đàm Đức Tiến và Vũ Thanh Ca (2010) và Vũ Thanh Ca (2013), cho
rằng mùa vụ rong Mơ ở tỉnh Quảng Ngãi cho cả vũng Dung Quất và ven đảo Lý Sơn đều
như nhau, cây con bắt đầu mọc lại từ tháng 7, 8 phát triển nhanh từ sau tháng 1, rong sinh
sản vào tháng 5-6, nên thời gian khai thác hợp lý đều như nhau.
Bên cạnh đó, cũng có những chỉ thị của chính quyền địa phương về thời gian khai
thác rong Mơ như Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đã ra một chỉ thị số 61/UBND ngày
5/03/2010 về việc quản lý khai thác rong Mơ tại địa bàn huyện, trong đó nghiêm cấm khai
thác rong Mơ từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. UBND tỉnh Tỉnh Quảng Ngãi, ra chỉ thị số
75/UBND- NNTN ngày 12/01/2011 về nghiêm cấm việc khai thác, mua bán vận chuyển
rong Mơ trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/12 năm trước đến ngày 30/4 năm sau.
1



Tuy nhiên, mỗi loài rong Mơ ở mỗi điều kiện sinh thác khác nhau sẽ có đặc điểm
sinh học về mùa vụ sinh sản khác nhau, nên các chỉ thị hay thông tư này chưa có đủ cơ sở
khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác rong Mơ tại Quảng
Ngãi một cách bền vững.
Vì vậy với nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin về sinh học các quần thể
rong Mơ để xác định thời gian thu hoạch rong Mơ thích hợp nhất cho sản lượng, hàm
lượng và chất lượng các dự trữ acid alginic, manitol, phlorotanin, fucoidan cao nhất mà
không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và phát tán các tế bào sinh sản (tinh
trùng, trứng, hợp tử) đảm bảo tái phát triển cho thế hệ sau của chúng. Đồng thời, nghiên
cứu này góp phần quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi rong Mơ này.
Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản của nguồn lợi
rong Mơ tại Quảng Ngãi.
- Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi rong Mơ Quảng
Ngãi.
Những nội dung nghiên cứu
1. Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong Mơ vùng ven biển
và đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm thành phần loài, sinh lượng, phân bố trữ lượng
các vùng trọng điểm. Bản đồ số cho các nội dung (tỷ lệ 1.25.000).
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng phân bố, nguồn lợi rong Mơ.
1.2. Điều tra, khảo sát, lựa chọn và khoanh vùng điều tra cho các vùng trọng điểm để tiến
hành theo dõi đặc điểm sinh học và các kỹ thuật khai thác rong Mơ.
1.3. Điều tra thực địa đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong Mơ về thành phần loài, tọa độ và
diện tích phân bố rong, độ phủ, sinh lượng, loài ưu thế của rong biển ở các vùng trọng
điểm
1.4. Phân tích, xác định và mô tả thành phần loài rong Mơ ở Quảng Ngãi
1.5. Giải đoán ảnh viễn thám xác định vị trí, quy mô nguồn lợi rong Mơ vùng ven biển và
đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

1.6. Xây dựng bản đồ tổng quan (tỉ lệ 1/50.000) và chi tiết (tỉ lệ 1/25.000) hiện trạng
nguồn lợi rong Mơ vùng biển ven bờ và đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi và định hướng khai
thác hợp lý cho các vùng trọng điểm
2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản của rong Mơ Quảng Ngãi
2.1. Theo dõi sự phát triển và sinh sản của rong biển ngoài tự nhiên tại 4 vùng ( Bình
Thuận-Bình Hải, Bình Châu, Đức Phổ và đảo Lý Sơn)
2.2. Theo dõi một số yếu tố môi trường trong mối quan hệ với sự phát triển rong Mơ .
3. Nội dung 3: Đánh giá thực trạng khai thác, quản lý nguồn lợi rong Mơ ở tỉnh Quảng
Ngãi.
2


3.1. Điều tra phỏng vấn đánh giá sự biến động nguồn lợi rong Mơ từ khai thác và các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi rong Mơ, vai trò của rong Mơ đối với
thu nhập của người dân.
3.2. Khảo nghiệm sự biến động nguồn lợi rong Mơ khai thác theo 2 mô hình dự kiến: Vùng
có tổ chức quản lý khai thác tại Châu Thuận Biển và không tổ chức quản lý khai thác tại xã
Bình Hải
4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý, bền vững nguồn
lợi rong Mơ trên địa bàn tỉnh.
4.1. Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý, bền vững nguồn lợi rong Mơ
4.2. Tập huấn về kỹ thuật khai thác cho các hộ dân sống dựa vào nguồn lợi rong Mơ tại
Quảng Ngãi.
Các sản phẩm chính đã đạt được của đề tài:
Tập số liệu về kết quả phân tích rong Mơ, tư liệu ảnh và video
- Bộ mẫu vật gồm 80 tiêu bản rong Mơ
- 1 Bản đồ tổng quan hiện trạng nguồn lợi rong Mơ Quảng Ngãi tỷ lệ 1/50.000;
- 4 Bản đồ chi tiết hiện trạng nguồn lợi rong Mơ cho 04 vùng, tỉ lệ 1:25.000) (theo chuẩn
Mapinfor) về phân bố, sinh lượng, thành phần loài. Mỗi vùng 01 bản đồ.
- 4 Bản đồ định hướng khả năng khai thác hợp lý nguồn lợi rong Mơ cho 04 vùng, tỉ lệ

1:25.000. Mỗi vùng 01 bản đồ.
- Chuyên đề: Hiện trạng nguồn lợi rong Mơ tại Quảng Ngãi.
- Chuyên đề: Tổng hợp kết quả, phân tích, xác định và mô tả thành phần loài rong Mơ ở
Quảng Ngãi;
- Chuyên đề: Một số đặc điểm sinh học của rong Mơ tại Quảng Ngãi
- Chuyên đề: Các giải pháp khai thác rong Mơ bền vững tại Quảng Ngãi
- Bộ Đĩa CD/DVD
Xuất bản:
1. Lê Như Hậu, 2014. Hiện trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn
lợi rong Mơ tỉnh Quảng Ngãi. Tập san Thông tin KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, tập 1: 1-5
(2014).
2. Lê Như Hậu, Võ Thành Trung, Võ Xuân Mai, Trần Quang Thái và Trần Văn Huynh,
2014. mùa vụ rong Mơ ở tỉnh quảng ngãi, cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý. Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 9: 72-79 (2014).

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rong Mơ Sargassum tại tỉnh Quảng Ngãi
2.2. Phạm vi và vị trí nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Vùng triều và vùng ngập nước ven biển và các đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi ở các xã
Bình Thuận, Bình Hải, Bình Châu, Tịnh Kỳ, Tấn Lộc, Châu Me và huyện Lý Sơn (đảo
Lớn và đảo Bé).
2.2.2. Vị trí nghiên cứu
Bao gồm 99 điểm được chọn, nơi có
rong Mơ phân bố phong phú và thuận tiện trong

việc di chuyển bằng thuyền khi khảo sát thực
địa (Hình 2.1 và bảng 1 phụ lục )
Đồng thời, 4 địa điểm được chọn đại
diện đặc trưng sinh thái cho các bãi rong Mơ ở
tỉnh Quảng Ngãi và thuận tiện cho việc theo dõi
sinh học rong Mơ hàng tháng là xã Phổ Châu –
huyện Đức Phổ (14°37'26.90"N, 109°
4'16.20"E), xã Bình Châu – huyện Bình Sơn
(15°14'52.68"N, 108°55'52.90"E), xã Bình Hải huyện
Bình
Sơn
(15°19'53.74"N,
108°52'32.76"E), xã An Hải – huyện Lý Sơn
(15°22'49.80"N, 109° 8'54.09"E (Hình 2.1).
2.3. Thời gian nghiên cứu: 2012-2014
2.4. Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi chỉ các
vị trí nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp đánh giá nguồn lợi: theo
qui phạm nhà nước về điều tra rong biển (UBKH-KT NN, 1981).

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu mùa vụ sinh trưởng và phát triển rong Mơ
Tại mỗi địa điểm được chọn để nghiên cứu biến động mùa vụ sinh trưởng và phát
triển của rong Mơ của Bình Hải, Bình Châu, Châu Me, An Hải, tỉnh Quảng Ngãi, các chỉ
tiêu nghiên cứu gồm mật độ, sinh lượng, chiều dài, trọng lượng cá thể, tỷ lệ thỏi sinh sản
4



của 4 loài rong Mơ ưu thế S. polycystum, S. mclurei, S. oligocystum và S. duplicatum được
theo dõi bằng lấy mẫu trong khung sinh lượng. Mỗi tháng, tại vị trí khảo sát được thu mẫu
một lần suốt thời gian một năm từ tháng 1 đến tháng 12, nhưng hai tuần một lần trong thời
kỳ rong phát triển nhanh từ tháng 3 đến tháng 6.
2.4.3.Phương pháp điều tra sơ cấp và thứ cấp
Để đánh giá sản lượng và các tác động của con người lên nguồn lợi rong Mơ bao
gồm phương thức khai thác, vùng khai thác, đối tượng khai thác rong Mơ của cộng đồng
dân cư ven biển có khai thác rong Mơ bằng phiếu điều tra phỏng vấn thông qua 1 loại mẫu
phiếu điều tra (Phụ lục 1) và mở các lớp tập huấn lấy ý kiến.
2.4.4. Phương pháp khảo sát điểm
Phương pháp này sử dụng trực tiếp để
chọn điểm chìa khóa cho việc phân lập ảnh.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên các
vị trí chọn lọc sau khi xem xét ảnh tổ hợp
màu.
2.5. Kỹ thuật giải đoán phân bố các thảm
rong Mơ bằng công nghệ viễn thám
Dựa trên nguyên lý của việc giải đoán
các hệ sinh thái ngầm bằng phương pháp tính
toán chỉ số bất biến theo độ sâu (Edmund et
al., 2000, Nyoman et al., 2003. Tống Phước
Hoàng Sơn, 2007). Dựa trên nguyên lý phân
tích mối quan hệ giữa Hệ số suy giảm ánh
sáng K theo độ sâu và sinh lượng thực vật Hình 2.2. Sơ đồ khung của các cảnh ảnh
(Meulstee et al., 1986, Edmun, 2000). Một viễn thám dùng trong nghiên cứu phân bố
quy trình giải đoán phân bố các thảm rong rong Mơ vùng ven bờ Quảng Ngãi
Mơ phù hợp với điều kiện thực tế ở vùng ven bờ Quảng Ngãi đã được tiến hành.
2.6. Nguồn ảnh viễn thám (Hình 2.2.)
Cảnh Landsat 8 (độ phân giải 15m), chụp ngày 06 tháng 4 năm 2013 (số hiệu
LC81240492013139LGN01 (phía Bắc) và LC81240502013139LGN01 (phần phía Nam)

(2, 4).
Hai cảnh ảnh ALOS-AVNIR2 (độ phân giải 10m) chụp ngày 20 tháng 6 năm 2013
(số hiệu ALAV2A128083310-O1B2R_U và ALAV2A128084310-O1B2R_U) (5, 6)

5


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm điều kiện
tự nhiên
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc địa
hình – địa mạo dãi ven bờ
tỉnh Quảng Ngãi
Dựa trên bộ ảnh vệ tinh
đa phổ như đã nêu ở phần
phương pháp kết hợp với 72
điểm khảo sát chìa khóa thu
thập bằng phương pháp khảo
sát điểm theo các hợp phần
nền đáy khác nhau như: san hô
cứng, san hô chết, Rong Mơ,
cỏ biển, nền cát. Bằng phép
phân loại có giám sát “khoảng
cách Mahalobich” dựa trên 4
băng phổ D.I.I như đã nêu đã
tạo ra được bản đồ phân bố chi
tiết của sinh cảnh dưới nước
(rạn san hô, thàm rong
biển/thảm cỏ biển, nền đá, nền
cát,... ở vùng ven bờ tỉnh

Quảng Ngãi.
Hình 3.1. Các đặc điểm nền đáy và sinh cảnh của các vùng
Kết quả phân loại chi
ven biển tại tỉnh Quảng Ngãi
tiết về các sinh cảnh nền đáy
ven bờ Quảng Ngãi được chỉ ra ở Hình 3.1.

3.1.2. Các đặc điểm sinh thái môi trường của các vùng có phân bố rong Mơ
3.1.2.1. Độ sâu của nền đáy
Bờ biển tỉnh Quảng Ngãi kéo dài từ mũi Nam Châm tới cuối mũi Vĩnh Tuy, có độ
dài khoảng 168 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch. Trên cơ sở kết hợp địa giới
hành chính và các đặc điểm sinh thái môi trường, có thể chia thành các vùng trọng điểm
(Bảng 3.2). Đồng thời có sự liên quan giữa độ sâu của nền đáy với nhiệt độ của nước. Trên
cơ sở nhiệt độ tại các điểm khảo sát thực địa vào hai thời điểm (tháng 4 và tháng 6) kết quả
cho thấy: Các bãi có nền đáy cạn (<3m sâu) thường nhiệt độ nước nóng nhất (31-320C); ở
các bãi triều có nền đáy sâu vừa (2-5m) nhiệt độ thấp hơn (29-310C), và ở các bãi triều có
nền đáy sâu trên 5-8m nhiệt độ thấp nhất (27-290C) (Bảng 3.1).

6


Bảng 3.1. Các đặc điểm sinh thái môi trường của các vùng trọng điểm (nhiệt độ tại
thời điểm khảo sát tháng 4 và tháng 6 năm 2013)
Nhiệt độ (0C)

Độ sâu nền đáy

Huyện Lý Sơn Huyện Đức Phổ

Tp. Quảng

Ngãi

Huyện Bình Sơn

Vùng

Cạn
(<3m)

Vừa
(2-5m)

Bãi triều Hòn Cóc bao đến phía
Nam mũi Nam Châm
Bãi triều Lan Khe giáp Đông Lỗ
Bãi triều dọc từ Mương Châu
đến An Cường
Bãi triều Châu Thuận Biển đến
bãi triều mũi Ba Làng An
Bãi triều Mũi Ba Làng An đến
giáp bãi triều Định Tân
Giáp từ bãi triều Phú Quý đến
gần cửa Sa Kỳ
Bãi triều mũi Sa Kỳ, xã Tịnh Kỳ
Bãi Mũi Hóc Mó
Bãi triều thôn Tấn Lộc giáp khu
du lịch Sa Huỳnh
Bãi triều thôn Châu Me (từ mũi
Bào Nú đến mũi Yến)
Bãi triều thôn Tây đến bãi triều

Chùa Đục
Bãi Bờ Kè, Mũi Giác
Bãi triều dọc Đình làng An Hải
Bãi triều đảo Bé

Sâu
(5-7m)

27-29

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

2931

x

x

x

x

x

x

3132

x

x

x
x


x
x
x

x

3.1.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ nước đo ở các vị trí cho thấy có cùng một quy luật chung là thay đổi theo
tháng và không có sự khác nhau theo địa điểm. Giá trị cao nhất và thấp nhất phụ thuộc vào
mùa, thấp nhất vào các tháng mùa Đông, và cao nhất vào các tháng mùa Hè. Nhiệt độ thấp
nhất được ghi nhận vào tháng 1 (24oC) và cao nhất 32oC vào tháng 6 ở Lý Sơn và Phổ
Châu, nhưng nhiệt độ cao nhất ở Bình Châu chỉ 29oC.

7


3.1.2.3. Độ mặn
Độ mặn cũng thay đổi theo địa điểm và theo thời gian tháng. Ở Lý Sơn ít dao động
hơn từ 32,5‰ vào tháng 11 và 34,5‰ vào tháng 6. Độ mặn dao động rất lớn ở Bình Châu
và Sa Huỳnh từ 28‰ vào tháng 11 đến 34‰ vào tháng 6, có lẽ do nhận nhiều nước ngọt từ
sông đổ ra trong mùa mưa.
3.1.2.4. Hàm lượng muối dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng muối có biến động theo tháng nhưng không có ý nghĩa
thống kê bằng ANOVA (p>0,5). Nhưng hàm lượng nitrat và phosphat có sự khác nhau có
ý nghĩa giữa các địa điểm (p=0,004 và p=0,01), Hàm lượng amôn trung bình từ
8,87±5,09µg/l đến 20,94±13,87µg/l, Hàm lượng nitrate trung bình từ 26,21±4,57µg/l đến
79,28±13,14µg/l, Hàm lượng phosphate trung bình từ 7,65±3,50µg/l đến 20,95±14,90µg/l.
Hàm lượng dinh dưỡng cao ở các địa điểm thường vào tháng 5-6 và 10-11, trong đó lượng
phosphat là cao nhất, và cao nhất xảy ra ở Bình Châu điều này có thể liên quan đến nước từ

các sông đổ ra trong các tháng có mưa ở khu vực ven bờ huyện Bình Sơn.
3.2. Thành phần loài rong Mơ tại Quảng Ngãi
Qua khảo sát thực địa tại các vùng trọng điểm tại các xã: Bình Thuận, Bình Hải,
Bình Châu, Tịnh Khê, Phổ Khánh, Phổ Châu và huyện đảo Lý Sơn đã lặn và thu 996 mẫu
sinh lượng và xác định thành phần loài. Qua số lượng mẫu đã xác định được số lượng loài
ưu thế tạo nên sinh lượng lớn ở các điểm khảo sát là 21 loài (Bảng 3.2)
Bảng 3.2. Thành phần loài và phân bố
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Loài

Tên Việt Nam

Sargassum berberifolium J. Ag.
Mơ hoàng liên
S. binderi Sonder

Mơ lá mít
S. capillare Kützing (Sargassum
Mơ mịn
gracile Greville)
S. cinereum J.Agardh
Mơ tro gai
S. crassifolium J. Agardh
Mơ lá dày
S. duplicatum Bory
Mơ bìa đôi
S. feldmannii Pham-Hoang Ho
Mơ lá cong
S. graminifolium C. Agardh
Mơ cỏ
S. henslowianum C. Agardh
Mơ mào gào
S. herklotsii Setchell
Mơ phao mũi kim
S. ilicifolium (Turner) C.Agardh
Mơ ô rô
S. mcclurei Setchell
Mơ lá quýt
S. microcystumYendo
Mơ phao nhỏ
S. oligocystum Montagne
Mơ lá tre

Phổ
Châu


Bình Bình
Hải Châu
x

x

x

Lý Sơn
x
x
x

x
x

x
x

x
x
x

x
x
x

x
x
x

x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
8


15
16
17
18
19
20
21

S. phamhoangii Dai
S. piluliferum (Turner) C. Agardh
S. polycystum C. Agardh

S. quinhonense Dai
S. serratum Dai
S. siliquosum J. Agardh
S. swartzii C. Agardh
21=14+7

Mơ phạm hoàng
Mơ lá lông chim
Mơ nhiều phao
Mơ quy nhơn
Mơ gai
Mơ sừng dài
Mơ mũi mác

x
x
x

x
10

x

x

x
x

x


x
x
x

11

10

13

3.3. Hiện trạng phân bố rong Mơ dọc ven bờ Quảng Ngãi
3.3.1. Phân bố rong Mơ theo vùng địa lý
3.3.1.1. Phân bố Rong Mơ ở khu vực ven bờ phía Bắc Quảng Ngãi

Hình 3.2. Phân bố sinh lượng Rong Mơ khu
ven bờ các xã Bình Thuận - Bình Hải

Hình 3.3. Phân bố sinh lượng Rong Mơ khu ven
bờ Mũi Ba Làng An - xã Bình Châu

Rong Mơ chủ yếu tập trung ở các xã ven biển thuộc huyện Bình Sơn, như Mũi
Phước Thiện, Mũi Gò Nhan (xã Bình Hải), Mũi Ba Làng An (xã Bình Châu) và một ít ở
ven bờ xã Tịnh Kỳ. Rong Mơ ở đây phát triển trên nền đáy rắn của rạn san hô và cả trên
đáy đá bazan. Mùa phát triển của rong Mơ chủ yếu vào tháng 6 với sinh lượng
3022,4±333,7 g.tươi/m2, mật độ 45,5±11,2 cây/m2 và chiều dài cá thể 104,1±56,5cm. Tổng
trữ lượng của rong Mơ ở ven bờ phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi là 9030±85 tấn tươi (Hình 3.23.3).

9



3.3.1.2. Phân bố của Rong Mơ ở vùng ven bờ phía Nam
Rong Mơ có một ít phân bố rải rác
ở ven bờ xã Phổ Vinh và Phổ Khánh,
nhưng trữ lượng không đáng kể. Tuy
nhiên, chúng phát triển tập trung chủ yếu
ở vùng ven bờ Sa Huỳnh ở hai thôn Châu
Me và Tấn Lộc (thuộc xã Phổ Châu,
huyện Đức Phổ). Chúng phát triển trên
nền đá Bazan, xung quanh là nền đáy mềm
phủ cát. Rong Mơ phát triển dạng mảng,
độ sâu phân bố khoảng 4 – 5m, sinh khối 2
kg/m2. Rong Mơ ở đây phát triển mạnh
vào tháng 5 hàng năm, với sinh lượng
2
2242,4±171,6 g.tươi/m , mật độ 35,6±13,2
cây/m2 và chiều dài cá thể 84,6±17,3 cm.
Tổng trữ lượng của rong Mơ ở ven
huyện Đức Phổ là 602,4±32,2 tấn tươi. Số
liệu thống kê chi tiết về phân bố của các
vùng trên diễn giải trong Hình 3.4.
3.3.1.3. Phân bố Rong Mơ ở Lý Sơn

Hình 3.4. Phân bố sinh lượng Rong Mơ khu ven
bờ Sa Huỳnh - xã Phổ Thạnh, Huyện Đức Phổ

Rong Mơ phát triển ở đảo Lý Sơn
(đảo lớn) và cả ở đảo Bé trên nền đáy rắn
– nền rạn san hô. Diện tích nền rạn tổng
cộng 500 ha. Rong Mơ ở đây bắt đầu phát
triển mầm non vào tháng 10 và phát triển

mạnh vào tháng 4 với sinh lượng
1962,2±175,2
g.tươi/m2,
mật
độ
2
43,42±7,8 cây/m và chiều dài cá thể
76,32±23,7 cm.
Tổng trữ lượng của rong Mơ ở đảo
Lý Sơn (bao gồm đảo Lớn và đảo Bé) là
4.025,0±41,2 Tấn tươi (Hình 3.5)
Như vậy, tổng trữ lượng Rong Mơ
ven bờ tỉnh Quảng Ngãi gồm vùng các đảo
xa, vùng ven bờ phía Bắc và vùng ven bờ
phía Nam là 13.657,4Tấn tươi.

Hình 3.5. Phân bố sinh lượng Rong Mơ ở
đảo Lý Sơn , huyện Lý Sơn

10


3.3.2. Phân bố rong Mơ theo độ sâu
Sự phân bố theo độ sâu của
các loài thể hiện rất rõ ở những bãi
ngang có nền đáy là san hô chết.
Mặc dù nền đáy là nền san hô chết
liên tục, nhưng mỗi loài có sự thích
nghi độ sâu khác nhau và có một
đai phân bố riêng. Ở vùng giữa

triều thường là nơi phân bố của
quần thể loài rong Mơ nhiều phao
(Sargassum polycystum), ở phân
trên vùng dưới triều là nơi phân bố
Hình 3.6. Sự phân bố của 4 loài phổ biến (Oli: S.
ưu thế của quần thể rong Mơ lá
oligocystum, mc: S. mcclurei, po: S. polycystum,
quýt (S. mcclurei) và rong Mơ lá
Dup: S. duplicatum) theo mức thủy triều
tre (S. oligocystum); rong Mơ S.
duplicatum thường phân bố sâu nhất ở các bãi rong ven bờ, sâu từ 3 m cho đến viền san hô
sống (Hình 3.6).
3.4. Đặc điểm sinh thái học
Các kết quả nghiên cứu phân bố của rong Mơ tại các vùng trọng điểm, trên cơ sở
khảo sát thực địa được thể hiện ở các đặc điểm về độ phủ, mật độ, chiều dài và sinh lượng
từng khu vực trọng điểm như sau:
3.4.1. Độ phủ
Độ phủ rong Mơ và các hợp phần nền đáy khác từ kết quả khảo sát bằng phương
pháp mặt cắt cho thấy, độ phủ rong Mơ trung bình toàn tỉnh đạt 43,71%. Trong đó, độ phủ
rong Mơ ở vùng Bình Châu đến Bình Thuận là cao nhất (62,89%), Đảo Lý Sơn (53,35%),
Sa Huỳnh (40,1%) và ở Tịnh Kỳ độ phủ đạt thấp (28,68%) (chỉ bằng 50% khu vực vịnh ở
Bình Châu).
3.4.2. Mật độ của rong Mơ
Ở 4 điểm của tỉnh Quảng Ngãi đã nghiên cứu cho thấy mật độ quần xã rong Mơ khác nhau
giữa các khu vực, giá trị trung bình mật độ đạt 42,9±16,2 cây/m2. Ở khu vực Bình Châu
đến Bình Hải mật độ rong Mơ cao nhất với giá trị trung bình cho toàn khu vực đạt
45,5±12,3 cây/m2. Tiếp đến là Lý Sơn, mật độ trung bình đạt 43,2±9,7 cây/m2 và thấp nhất
là khu vực Sa Huỳnh đạt 35,6±4,2 cây/m2 (Hình 3.7).

11



3.4.3. Tăng trưởng của rong Mơ
60

2

Mật độ (cây/m )

Mật độ trung bình của rong Mơ ở Quảng Ngãi
Khi nghiên cứu sự tuơng
50
quan tăng trưởng sinh lượng với
mật độ, chiều dài, trọng lượng cá
40
thể, sinh sản, độ sâu mực nước, độ
30
mặn, nhiệt độ và muối dinh dưỡng,
20
cho thấy các loài rong Mơ ưu thế
10
trong nghiên cứu này đều có sự
tương quan thuận giữa sinh lượng
0
Tháng
1
2
3
4
5

6
7
8
9 10 11 12
với chiều dài và trọng lượng cá thể
Lý Sơn
Phổ Châu
Bình Hải
Bình Châu
(r > 0,9). Trong đó, các loài S.
mcclurei, S. binderi và S. Hình 3.7. Biến động mật độ trung bình của rong Mơ
duplicatum có sự tương quan mạnh
ở 4 bãi rong Bình Châu, Bình Hải, Phổ Châu, Lý
Sơn, năm 2013.
giữa sinh lượng với chiều dài (r >
0.9), với mật độ (r>0,5). Riêng đối với loài S. polycystum thì ngược lại, có sự tương quan
nhỏ hơn giữa sinh lượng với chiều dài và tương quan nghịch giữa sinh lượng và mật độ, có
thể loài này do bị sóng nhổ khi có sự gia tăng về kích thước. Đồng thời tất cả các loài cũng
có sự tương quan mạnh giữa sinh lượng với Độ sâu mực nước (r = 0,67-0,95) và nhiệt độ (r
= 0,63-0,86). Tuy nhiên, không có sự tương quan giữa sinh lượng với độ mặn và các muối
dinh dưỡng (r = 0,23-0,36, Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Mối tương quan (correlation, r) giữa sinh lượng với các chiều dài, mật độ,
trọng lượng cá thể các loài, nhiệt độ, độ mặn, độ sâu mực nước, dinh dưỡng.
Sinh lượng của
Mật độ
loài

Trọng
Chiều

lượng cá Nhiệt độ Độ mặn
dài
thể

Độ sâu
mực
nước

Nitơ

Phosphat

S. polycystum

-0,7724 0,6776

0,9345

0,6724

0,2035

0,6776

0,1332

0,2722

S. mcclurei


0, 5332

0,9657

0,9644

0,6332

0,3225

0,7657

0,3224

0,2354

S. oligocystum

0, 5224

0,9345

0,9353

0,7234

0,3336

0,9435


0,2332

0,3644

S. duplicatum

0,7678

0,9356

0,9453

0,8688

0,3230

0,9546

0,3634

0,2632

3.4.3.1. Tăng trưởng về chiều dài
Chiều dài rong ở các bãi đều theo khuynh hướng giảm dần theo trình tự, Bình Châu
> Phổ Châu > Lý Sơn > Bình Hải (Hình 3.8). Trong đó, chiều dài trung bình cao ở Bình
Châu là 104,1±56,2cm vào tháng 6, ở Phổ Châu là 84,6±17,3cm vào tháng 5, ở Lý Sơn là
76,3±23,7cm vào tháng 4, Bình Hải là 65,1±38,4cm vào tháng 4.

12



3.4.3.2. Tăng trưởng về sinh
lượng

Chiều dài trung bình của rong Mơ ở Quảng Ngãi

120
Chiều dài (cm)

Qua khảo sát 4 bãi rong Mơ
Bình Châu, Bình Hải, Lý Sơn và
Phổ Châu cho thấy tất cả các đều có
một kiểu phát triển và có một thời
điểm cho sinh lượng cao nhất trong
năm. Tổng sinh lượng của bãi triều
gia tăng theo nhiệt độ ấm hơn và
tương quan thuận với nhiệt độ nước
bề mặt (r2 = 0.68, p = 0.048, n = 7).

140

100
80
60
40
20

0
Tháng


1

2

Lý Sơn

3

4

5

Bình Châu

6

7

8
Bình Hải

9

10

11

12

Phổ Châu


Hình 3.8. Biến động chiều dài trung bình của rong
Sinh lượng rong Mơ ở Bình
Mơ ở 4 bãi rong Bình Châu, Bình Hải, Phổ Châu,
Hải cao nhất là 1801,6±185,7g.
Lý Sơn, năm 2013.
tươi/m2 vào tháng 4 và giảm rất
nhanh sau đó tức vào tháng 5, điều này do rong Mơ ở đây đang bị khai thác sớm. Trong
khi đó ở Bình Châu rong Mơ vẫn còn phát triển mạnh, do rong Mơ ở Bình Châu đang được
bảo vệ cho đến tháng 6, cũng là thời điểm rong Mơ đạt giá trị sinh lượng cao nhất (3022,4±
333,7g.tươi/m2), giá trị này cao gấp 1,5-1,8 lần so với sản lượng rong Mơ ở Bình Hải vào
tháng 4 (Hình 3.9).
3500
Sinh lượng (g tươi/m2)

3.4.4. Sinh sản
3.4.4.1. Cấu trúc về sinh sản của
rong Mơ Quảng Ngãi

Sinh lượng trung bình của rong Mơ ở Quảng Ngãi

3000
2500

Các loài rong Mơ ở Quảng
2000
Ngãi cũng như trên thế giới đều có
1500
đặc điểm chung có thời điểm cho
1000

sinh lượng cao nhất cũng trùng vào
500
thời điểm sinh sản. Tuy nhiên, yếu
0
Tháng 1
tố quyết định thời gian thu hoạch
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
phải là thời điểm cho sinh sản. Do
Lý Sơn
Bình Châu
Bình Hải
Phổ Châu
đó trong nghiên cứu này chú trọng Hình 3.9. Biến động sinh lượng trung bình của các bãi
đến thời điểm sinh sản. Ở Quảng rong Mơ tại Bình Châu, Bình Hải, Lý Sơn và Phổ Châu
Ngãi, các loài có thời kỳ sinh sản
khác nhau như theo Bảng 3.4. Nhìn chung, thường tập trung vào các tháng mùa hè, từ
tháng 3 đến tháng 8 .

13


Bảng 3.4. Thời gian sinh sản của các loài rong Mơ ở Quảng Ngãi
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Loài
S. berberifolium
S. binderi
S. capillare
S. cinereum
S. crassifolium
S. duplicatum
S. feldmannii

S. graminifolium
S. henslowianum
S. herklotsii
S. ilicifolium
S. mcclurei
S. microcystum
S. oligocystum
S. phamhoangii
S. piluliferum
S. polycystum
S. quinhonense
S. serratum
S. siliquosum
S. swartzii
Tỷ lệ cá thể sinh
sản

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

15%

42%

58%

100%

100%

3.4.4.2. Mùa vụ sinh sản tại các vùng trọng điểm
Tất cả các loài đều có một kiểu sinh trưởng và phát triển. Sinh lượng, trọng lượng,
chiều dài cá thể đều gia tăng từ cuối mùa Đông cho đến đỉnh cực đại vào các tháng có
nhiệt độ nước ấm hơn trong những tháng mùa Hè. Thời kỳ sinh sản của các quần thể rong
Mơ tại Quảng Ngãi có thể chia thành 3 thời điểm về mùa vụ sinh sản theo độ sâu của nền
đáy. Các bãi triều ven bờ với nền đáy cạn dưới 3 mét (đại diện là vùng Lý Sơn) có thời kỳ
sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, các bãi triều ven đảo với nền đáy cạn trên 2 -5 mét
(đại diện là vùng Châu me –Phổ Châu) có thời kỳ sinh sản kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7
và các bãi triều có nền đáy sâu 3-8 mét (đại diện là vùng Bình Thuận, Bình Hải, Bình
Châu) có thời kỳ sinh sản kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 (Hình 3.10).

14


100
80
60
40
20
0

Tháng

1
2
S.oligocystum

3

4

5
6
S.polycystum

S.duplicatum
Tỷ lệ (%) sinh sản trung bình

80
60
40
20

S.mcclurei

1

2

3


4

5

6

7

S.oligocystum

S.polycystum

S.duplicatum

S.mcclurei

8

Tỷ lệ (%) sinh sản trung bình
120

Tỷ lệ cá thể rong Mơ có sinh sản ở Bình Hải

100
80
60
40
20
0
2

3
4
Tháng 1
S.oligocystum
S.duplicatum
Tỷ lệ (%) sinh sản trung bình

Tỷ lệ cá thể rong Mơ có sinh sản ở Phổ Châu

100

0
Tháng

7

Tỷ lệ cá thể sinh sản (%)

120
Tỷ lệ cá thể sinh sản (%)

120

Tỷ lệ cá thể rong Mơ có sinh sản ở Lý Sơn
Tỷ lệ cá thể sinh sản (%)

Tỷ lệ cá thể sinh sản (%)

120


5

6
7
S.polycystum
S.mcclurei

8

Tỷ lệ cá thể rong Mơ có sinh sản ở Bình Châu

100
80
60
40
20
0
Tháng 1
2
3
4
S.oligocystum
S.duplicatum
Tỷ lệ (%) sinh sản trung bình

5

6
7
S.polycystum

S.mcclurei

8

Hình 3.10. So sánh biến động tỷ lệ tản rong mang thỏi sinh sản của 4 loài rong ưu thế
S. polycystum, S. mcclurei, S. oligocystum, S. duplicatum tại 4 điểm Lý Sơn, Phổ
Châu, Bình Hải và Bình Châu..
3.5. Đánh giá tác động của rong Mơ đến môi trường ven bờ và nguồn lợi thủy sản
3.5.1. Tác động đến môi trường sinh thái
3.5.1.1. Tác động có lợi
Việc quản lý được các bãi rong Mơ sẽ phát huy hiệu quả về môi trường đối với
nghề khai thác thủy sản ngay trong cũng như bên ngoài thảm rong Mơ, như:
-

Bảo vệ được đa dạng sinh học, do thảm rong Mơ là nơi tập trung nhiều loại ấu trùng,
con non của nhiều loại hải sản đặc biệt là các loài cá kinh tế.

-

Làm tăng mật độ sinh vật biển, tăng sinh khối và kích thước của sinh vật cũng như
tính đa dạng sinh học so với các vùng nằm ngoài của khu hệ rong Mơ.

-

Tạo ra nguồn lợi để phát tán cho các vùng biển xung quanh làm cho trữ lượng hải sản
ở các khu vực biển lân cận tăng lên.

-

Đóng góp vào việc duy trì ngư trường ven bờ ổn định.


-

Góp phần giảm ô nhiểm nguồn nước ven bờ nhờ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng N, P,
kim loại nặng.

-

Giảm tác động sóng biển điều này là một cách gián tiếp làm giảm sự xói mòn bờ biển.

-

Làm giảm được biến đổi khí hậu, người ta thấy rằng khả năng hấp thụ CO2 của rong
15


biển gấp 8-20 lần khi so sánh trên trọng lượng khô, nhưng lớn hơn 1.000 lần khi so
sánh về diện tích nuôi trồng với thực vật trên cạn (Heilmeier & Whale, 1987; Cao &
Woodward, 1998).
-

Khả năng hấp thụ kim loại nặng làm sạch môi trường nước.

3.5.1.2. Tác động có hại
Rong Mơ hầu như không tác hại đến môi trường. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng
khi rong Mơ phát triển mạnh sẽ xâm lấn đến san hô. Tuy nhiên có nhiều công trình thấy
rằng, rong Mơ chỉ phát triển trên san hô chết mà không thể có hợp tử rong Mơ bám và
phát triển trên san hô sống. Đồng thời cũng có sự duy trì tự nhiên về sự cân bằng giữa
rong biển và san hô nhờ vào sự hiện diện của động vật ăn thực vật như cá, nhum, hải sâm,
bào ngư, giáp xác…

Trong khi đó cái hại của rong Mơ chỉ đem đến cho vùng ven bờ khi nó không được
khai thác, làm ô nhiễm môi trường.
3.5.2. Sự phù hợp mùa vụ khai thác rong Mơ với nguồn lợi thủy sản cá Kình
Trong nghiên cứu cũng đã thấy rằng nguồn lợi thủy sản trong rong Mơ có sản
lượng lớn nhất là cá Kình (Woodland,1990). Theo tài liệu của Woodland (1990), cho thấy
cá Kình sinh sản từ tháng giêng đến tháng 2, từ 62.000 đến 980.000 trứng/cá mẹ, trứng có
hình cầu, đường kính 300-400 µm, bám trên đá, rong biển, cỏ biển, sau 24-26 giờ ở nhiệt
độ 29°-32°C, độ mặn 31-34‰ thì trứng nở ra con non dài 1,0-1,2 mm, miệng rộng 125
µm.
Các số liệu quan sát về sự phát triển của cá Kình ở 3 vùng trọng điểm (Bảng 3.5),
cho thấy, thời gian khai thác đưa ra cho từng vùng đã phù hợp với giai đoạn phát triển của
cá Kình, nghĩa là cá Kình đã bước vào giai đoạn con non với kích thước chiều dài 22-55
mm. Tuy nhiên cần nghiên cứu kích thước con non đối với các loài sinh vật biển khác
sống trong thảm rong Mơ.
Bảng 3.5. Biến động kích thước cá Kình (mm) ở xã Bình Châu, Phổ Châu và An Hải
Vùng nghiên cứu
Bãi rong Mơ Châu Thuận
Biển, xã Bình Châu
Bãi rong Mơ Châu Me, xã
Phổ Châu
Bãi rong Mơ Thôn Đông,
xã An Hải, Lý Sơn

1
Không
bắt gặp
Không
bắt gặp
Không
bắt gặp


2
Không
bắt gặp
Không
bắt gặp
Không
bắt gặp

Tháng
3
4
121-2
15
101-2
15
151-3
25

5
1823
1720
3254

6
42-62
35-45

7
Không

bắt gặp
Không
bắt gặp

Không
bắt gặp

16


3.6. Hiện trạng khai thác rong Mơ của người dân ven biển
3.6.1. Nơi khai thác rong Mơ
Qua điều tra 120 phiếu, phân tán đến các huyện và các xã ven biển, cho thấy dọc
ven biển tỉnh Quảng Ngãi có các bãi rong Mơ phân bố và người dân có khai thác rong Mơ
như Huyện Bình Sơn , Huyện Đức Phổ , Huyện Lý Sơn (Bảng 3.8).
3.6.2. Thời gian khai thác rong Mơ
Theo điều tra cho thấy, người dân khai thác ở các huyện khá khác nhau, ở Huyện Lý
Sơn khai thác rất sớm từ tháng 3 đến tháng 4, Huyện Đức Phổ sớm thứ nhì từ tháng 4-6, và
chậm nhất là huyện Bình Sơn và Xã Tịnh Kỳ từ tháng 4 đến tháng 7, kết quả được tóm tắt
ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thời gian khai thác rong Mơ tại Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Đức Phổ
Huyện Lý Sơn
Tháng 4-6
Tháng 3-4

Huyện Bình Sơn
Tháng 4-7


Huyện Sơn Tịnh
Tháng 4-7

3.6.3. Sản lượng rong Mơ từ khai thác
3.6.3.1. Sản lượng rong bình quân thu được trong ngày/hộ (tạ khô)
Theo thống kê của 120 phiếu cho các huyện và xã khác nhau cho thấy, sản lượng
biến động rất lớn theo từng khu vực. Trong đó, tập trung vào 3 khu vực chính là huyện đảo
Lý Sơn, ven bờ Huyện Bình Sơn từ Tịnh Kỳ đến mũi Nam Châm, ven bờ huyện Đức phổ
từ Phổ Châu đến Phổ Khánh (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Sản lượng trung bình /ngày/hộ
Huyện Đức Phổ

Huyện Lý Sơn

Huyện Sơn Tịnh

0,21,10,6-1
0,5
2,0
4
10
1

0,21,10,6-1
0,5
2,0
22
6
2


0,31,10,6-1
0,5
2,0
1
2
2

2,2

0,5

0,5

1,0

64,3

12,9 26,7 66,7

Huyện Bình Sơn
Sản lượng thống kê
1-2
(tạ/ngày)
Số người trả lời
16
Sản lượng trung
bình (tạ/ngày)
Tỷ lệ (%)
22,9


2,12,5
45

2,6-3
9

6,7

73,3 20,0

6,7

20,0 40,0 40,0

3.6.3.2. Sản lượng rong bình quân thu được trong năm cho các hộ, huyện và toàn
tỉnh (năm 2013)
Sản lượng trung bình/năm/hộ theo Bảng 12, từ đó tính được sản lượng khai thác của
cả năm tại các huyện là Xã Tịnh Kỳ 28 tấn khô/năm, Huyện Lý Sơn là 838,7 tấn khô/năm,
Huyện Đức Phổ là 64 tấn khô/năm, Huyện Bình Sơn là 2837,2 tấn khô/năm.
Như vậy, tổng sản lượng rong (tấn khô) thu được trong năm 2013 của toàn tỉnh
khoảng 3.760 tấn khô (Bảng 3.8).
17


Bảng 3.8. Hiện trạng khai thác và sản lượng rong Mơ ở Quảng Ngãi (2013)
Huyện Bình
Sơn

Huyện Đức
Phổ


Huyện Lý
Sơn

Xã Tịnh
Kỳ

Sản lượng trung bình (Tấn/năm/hộ)

2,24

1,33

1,13

1,4

Số người tham gia khai thác rong
(trung bình)

1265

45

1010

20

Sản lượng trung bình
(tấn/năm/huyện)


2837,2

64

838,7

28

Mặc dù sản lượng khai thác khá cao, tuy nhiên sau khi chi phí hàng ngày cho việc
thu hoạch. Do đó Số tiền kiếm được cho một vụ mùa khai thác rong Mơ tại các huyện
(đ/năm/hộ) thấp hơn so với sản lượng khai thác được. Trên kết quả từ số liệu chi tiêu hàng
tháng của các hộ và số tiền kiếm được từ khai thác rong Mơ, cho thấy rằng sau khi chi
tiêu trong 2 tháng khai thác rong Mơ. Mỗi hộ tại các huyện còn thừa ra một khoản tiền,
trung bình của các hộ tại các huyện như sau.
Qua đó cho thấy, nguồn thu nhập từ khai thác rong Mơ cũng đóng vai trò quan
trọng của người dân ven biển của các huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn và Sơn Tịnh. Do
đó việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nhằm duy trì bền vững nguồn lợi rong Mơ là
cần thiết (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Số tiền kiếm được từ khai thác rong Mơ (Đơn vị: đ)
Huyện Bình

Huyện Đức

Huyện Lý

Sơn

Phổ


Sơn

Thu nhập/ mùa khai thác

22.000.000

6.6 00.000

13.333.333

12.333.333

Chi/mùa khai thác
Thừa/ mùa khai thác

6.142.857,143
15.857.142,86

6.133.333
466.666,7

7.333.333
6.000.000

6.600.000
5.733.333

Xã Tịnh Kỳ

3.6.4. Biến động sản lượng rong Mơ từ khai thác theo năm (Tấn khô)

Sản lượng các hộ khai thác rong Mơ được giữa các năm giữa các huyện dao động
rất lớn và có khuynh hướng giảm dần theo các năm gần đây. Biến động sản lượng rong Mơ
khai thác rong trong năm gần đây của các hộ trên toàn tỉnh (Bảng 3.10)
Bảng 3.10. Biến động sản lượng trung bình (tấn khô/năm) rong Mơ từ khai thác của
các hộ trên toàn tỉnh Quảng Ngãi

Sản lượng (Tấn khô/năm/hộ)
Sản lượng (Ngàn tấn khô
/năm/tỉnh)

Năm
2008
5-5,5

Năm
2009
3-3,5

Năm
2010
2,3-2,5

Năm
2011
2-2,5

Năm
2012
1,5-1,7


Năm
2013
1,2-1,4

6,2-6,8

5,4-6,1

5,1-5,5

4,5-4,8

4-4,2

3,5-3,8

18


Như vậy, qua thống kê tình hình khai thác quá mức diễn ra trên tất cả các vùng ven
biển của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng mạnh nhất ở Bình Sơn và Lý Sơn, trung bình giảm hàng
năm từ 12-14%.
Tổng sản lượng rong thu được trong năm 2013 của toàn tỉnh khoảng 3.760 tấn khô
tương đương 15.040 tấn tươi/năm, vượt xa khi so sánh với tổng trữ lượng của rong Mơ ở
ven bờ Quảng Ngãi là 13.657,4Tấn tươi khi đánh giá trữ lượng bằng khảo sát ngầm kết
hợp với giải đoán ảnh viễn thám. Điều này cũng có thể giải thích về sản lượng rong Mơ
khai thác được lớn hơn so với trữ lượng như sau, trữ lượng được tính tại một thời diểm cố
định, còn sản lượng biến động theo một khoảng thời gian dài do đó còn ảnh hưởng bởi sự
tăng trưởng trong quá trình khảo sát (tốc độ sinh trưởng trung bình từ 0,15-1,41%/ngày).
Tuy nhiên, tình hình khai thác như thế này, vấn đề đặt ra là cần quản lý khai thác

rong Mơ hợp lý để tránh tình trạng biến mất nguồn nguyên liệu quý giá này.
3.6.5. Biến động sản lượng khai thác theo thời gian
Khi theo dõi sinh lượng của các bãi rong theo thời gian và so với thời điểm chính
vụ (sinh lượng cao nhất). Sinh lượng tăng theo thời gian đến thời điểm cho sinh lượng cao
nhất và sau đó giảm dần. Trên cơ sở, từ sinh lượng cao nhất của các vùng xảy ra vào các
tháng, như tháng 4 ở Lý Sơn, tháng 5 ở bãi rong Phổ Châu, tháng 6 ở Bình Châu để giả sử
rằng nếu thời điểm thu hoạch vào các tháng kể trên sẽ cho sản lượng thu hoạch tương
đương 100%, tất nhiên sản lượng thu hoạch sẽ không bao giờ đạt được 100% như theo lý
thuyết. Nhưng qua đây để thảo luận rằng: nếu khai thác vào các tháng trước chính vụ sẽ
cho sản lượng thấp như thế nào so với chính vụ (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Biến động sản lượng có thể khai thác được theo thời gian tại Bình Châu, Bình
Hải, Phổ Châu, Lý Sơn so với tháng chính vụ

Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Sinh lượng trung bình các bãi rong
(g tươi/m2)
Bình
Bình
Phổ
Lý Sơn

Châu
Hải
Châu
162,40
262,80
602,40
1922,00
2682,00
3022,40
1363,20
260,80
10,20

121,60
243,60
582,80
1801,60
449,20
402,00
240,80
142,00
10,20

202,00
522,80
682,40
1642,80
2242,00
742,80
81,20

41,20
149,60

321,60
1261,20
1802,00
1962,00
1162,00
122,00
182,00
229,60
263,20

Tỷ lệ khai thác được (%) so với thời
điểm chính vụ
Bình
Bình
Phổ
Lý Sơn
Châu
Hải
Châu
5,37
8,70
19,93
63,59
88,74
100,00
45,10
8,63

0,34

6,75
8,06
19,28
59,61
14,86
13,30
7,97
4,70
0,34

9,01
23,32
30,44
73,27
100,00
33,13
3,62
1,84
6,67

16,39
64,28
91,85
100,00
59,23
6,22
9,28
11,70

13,41
19


10
11
12

40,80
67,32
98,74

40,80
67,32
98,74

179,52
197,47
217,22

315,84
347,42
382,17

1,35
2,23
3,27

1,35
2,23

3,27

8,01
8,81
9,69

16,10
17,71
19,48

3.6.6. Nguyên nhân suy giảm sản lượng rong Mơ
Trong giới hạn cuộc điều tra, chỉ nêu lên 6 nguyên nhân (Bảng 3.12). Ở đây có thể
nhận thấy, có 5 nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi mà 3 nguyên nhân chính là “Khai
thác sớm khi rong còn non “, “Số người khai thác ngày càng nhiều và Phương thức khai
thác ngày càng hiện đại”.
Bảng 3.12. Nguyên nhân làm suy giảm sản lượng rong Mơ
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung được hỏi ý kiến
Khai thác sớm khi rong còn non:
Số người khai thác ngày càng nhiều:
Phương thức khai thác ngày càng hiện đại:
Do khai thác san hô:
Do ô nhiễm của môi trường nước:

Do đắp kè lấn biển:

Số
người
trả lời
115
98
85
14
16
0

Tỷ lệ
(%)
90,6%
81,7%
70,8%
11,7%
13,3%
0,0%

Mặc dù các nguyên nhân trên đều gây suy giảm nguồn lợi rong Mơ, nhưng khi so
sánh và đối chiếu các bãi rong Mơ, cho thấy rằng các tác nhân từ thứ hai đến thứ năm đều
là thứ yếu. Vì rằng những bãi rong xa bờ, xa khu dân cư, không bị ảnh hưởng bởi lắng
đọng trầm tích, ô nhiễm, lấn đất …rong Mơ cũng không phát triển tốt như trước đây, mật
độ thưa và chiều dài cây rong chỉ từ 0,5-1 mét. Vấn đề là khai thác không phù hợp với
mùa vụ phát triển của rong Mơ là vấn đề chính gây suy giảm nguồn lợi rong Mơ ở Quảng
Ngãi. Rong Mơ nhiều nơi của Quảng Ngãi đã bị khai thác ngay từ khi chúng còn non, khi
chưa đến giai đoạn trưởng thành.
Trên thực tế, rong Mơ ở các điểm khảo sát đều được người dân thu hoạch rất sớm,

như Châu Me, Tấn Lộc, người dân thu hoạch rong Mơ từ tháng 3 là thời gian sớm hơn dự
kiến 2 tháng. Ở Bình Hải, Bình Thuận người dân thu hoạch rong Mơ từ tháng 4 là thời
gian sớm hơn dự kiến 2 tháng.
3.7. Hiện trạng quản lý nguồn lợi rong Mơ
Qua các lớp tập huấn và điều tra phỏng vấn, cho thấy người dân đều biết Chỉ thị số
75/UBND- NNTN ngày 12/01/2011 về việc tăng cường về công tác quản lý, khai thác và
bảo vệ rong Mơ trên biển ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
20


Đồng thời, trên cơ sở chỉ thị của tỉnh, thì mỗi mỗi xã đều có quy định riêng về
quản lý khai thác rong Mơ. Nhưng nhìn chung, theo điều tra (Bảng 3.13) cho thấy, tình
hình thực hiện các quy định như sau: Chưa nghiêm, có 40 người chiếm 33,3% ở xã Bình
Hải; ở mức tuyên truyền có 26 người chiếm 21,7% tập trung ở xã tịnh Kỳ, xã Bình Thuận;
Nghiêm có 50 người chiếm 41,7% ở huyện Lý Sơn; Chưa bao giờ có 6 người chiếm 5%
tập trung ở xã Phổ Châu, Phổ Khánh.
Điều này, cho thấy cần phải tăng cường tuyên truyền các quy định về luật bảo vệ
thủy sản nói chung và rong Mơ nói riêng trên các xã ven biển hơn nữa.
Bảng 3. 13. Tình hình triển khai các quy định khai thác rong Mơ
Nội dung được hỏi
ý kiến
Chưa nghiêm:
Ở mức tuyên
truyền:

Số người
trả lời
40

33,3%


26

21,7%

Tỷ lệ

Nội dung được hỏi ý
kiến
Nghiêm
Chưa bao giờ được
nghe:

Số người
trả lời
50

41,7%

6

5,0%

Tỷ lệ

3.8. Đề xuất các giải pháp
3.8.1. Thời gian khai thác:
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học rong Mơ Quảng Ngãi, rong Mơ sau khi
hoàn thành nhiệm vụ phóng thích các giao tử vào môi trường nước thì rong tàn lụi và chết
đi. Vì vậy rong Mơ cần thiết phải được thu hoạch để giảm ô nhiễm môi trường nước. Tuy

nhiên, việc khai thác rong Mơ phải được quản lý và bảo vệ nhằm phát triển nguồn lợi rong
Mơ được bền vững.
Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu về:
- Thời điểm thành thục sinh dục của các loài rong Mơ theo các địa điểm khác nhau.
- Tỷ lệ trữ lượng (%) của loài ưu thế so với trữ lượng chung của từng bãi rong.
- Thời điểm các loài ưu thế có sinh lượng cao nhất.
- Tỷ lệ số cây thành thục sinh dục (mang thỏi sinh sản) so với tổng số cá thể.
- Các đặc điểm sinh thái bãi triều của các vùng trọng điểm.
Chúng tôi đề xuất thời gian có thể bắt đầu và cách khai thác các bãi rong ở các
vùng trọng điểm như bảng sau:
Bảng 3.14. Thời gian các bãi rong có thể bắt đầu khai thác

Địa điểm
ng
1 Thôn Tuyết Diêm 1, Xã Bình Thuận

3

4

5

Tháng
6
20/6

7

8


9
21


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Thôn Tuyết Diêm 2, Xã Bình Thuận
Thôn Đông Lỗ, Xã Bình Thuận
Thôn Phước Thiện, Xã Bình Hải
Thôn Thanh Thủy, Xã Bình Hải
Thôn An Cường, Xã Bình Hải

Thôn Châu Thuận Biển, Xã Bình Châu
Thôn Phú Quý, Xã Bình Châu
Thôn Định Tân, Xã Bình Châu
Thôn An Kỳ, Xã Tịnh Kỳ

20/6
20/6
20/6
20/6
20/6
20/6
20/6
20/6
20/6
15/5
15/5
15/5
15/5
15/5

Thôn Khánh Bắc, xã Phổ Vinh

Thôn Long Thạnh 2, Xã Phổ Thạnh
Thôn Thạnh Đức, Xã Phổ Thạnh
Thôn Tấn Lộc, Xã Phổ Châu
Thôn Châu Me, X. Phổ Châu
Thôn Tây, Xã An Vĩnh
Thôn Đông, Xã An Vĩnh
Thôn Đông, Xã An Hải
Thôn Đông, Xã An Hải

Thôn Tây, Xã An Hải
Thôn Bắc, Xã An Bình (Đảo Bé)

15/4
15/4
15/4
15/4
15/4
15/5

Đây là thời gian các bãi rong khai thác có hiệu quả kinh tế và môi trường, là lúc
rong có trữ lượng và tỷ lệ cây mang thỏi sinh sản cao nhất.
3.8.2. Cách khai thác
- Khi cắt rong hoặc thu hoạch cần thiết phải để lại gốc bám và một đoạn thân dài
khoảng 10 cm, để giúp rong có phần tán che cho giao tử tránh được các động vật ăn, giảm
bớt áng sáng tác động trực tiếp, phát triển thêm các thỏi sinh sản và cung cấp thêm nguồn
giống giao tử.
- Chừa lại khoảng 20% trữ lượng của bãi theo các luống, luống cách luống khoảng
100m để còn nơi cư trú và nơi đẻ cho động vật thủy sản.
- Khi cắt không được giẫm đạp lên san hô cũng như không neo tàu bè làm hủy diệt
hệ sinh thái san hô.
Như vậy, Tổng trữ lượng của các vùng trọng điểm là 13.657,4 tấn tươi (2731,48
tấn khô), tuy nhiên sản lượng khai thác khoảng 80% tổng trữ lượng sẽ được là 10.925,9
tấn tươi (2.185,184 tấn khô).

22


3.8.3. Quản lý khai thác hợp lý
3.8.3.1. Quy chế quản lý hoạt động khai thác rong Mơ ở vùng biển ven bờ

A. Phân chia ranh giới và phân cấp quản lý
- Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thôn có bờ biển tiếp giáp tổ chức hiệp thương
phân chia ranh giới vùng khai thác rong Mơ và thủy sản khác vùng biển ven bờ của từng
địa phương. Đường phân chia ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai huyện, xã,
thôn chỉ có giá trị về việc quản lý hoạt động khai thác rong Mơ, không có giá trị pháp lý
về phân chia địa giới hành chính.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, thôn trên địa bàn tỉnh thống nhất quy định chung
việc quản lý khai thác rong Mơ tại các vùng nước ven bờ tiếp giáp giữa hai hoặc nhiều
huyện, xã, thôn.
B. Tổ chức thực hiện
a. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ban hành các chỉ thị về việc tăng
cường về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ rong Mơ trên biển
b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Xây dựng mô hình quản lý có sự
tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ.
c. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện xây dựng và cấp Giấy xác
nhận cho các tổ tự quản; Tổ chức phân vùng hoạt động khai thác thủy sản trong vùng
nước được giao.
d. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Tài
Nguyên Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước thống nhất về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi rong Mơ trên địa bàn
tỉnh
e. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị liên quan: Trong phạm vi trách nhiệm và
thẩm quyền của mình, các sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Quảng Ngãi và Ủy
ban Nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo
đảm an ninh trật tự và an toàn cho ngư dân khai thác rong Mơ trên vùng biển ven bờ một
cách hiệu quả nhất.
f. Trách nhiệm của người khai thác: Từng thôn hoặc xã, các cá nhân có tham gia
khai thác rong Mơ cần thành lập các tổ tự quản theo quy trình của Đỗ Ngọc Vinh (2013)
về trình tự thành lập tổ tự quản, để đề xuất UBND xã ra quyết định công nhận thành lập

và quyền hạn của tổ tự quản.
g. Trách nhiệm của người thu mua: Nhà thu mua cần có chế tài trên cơ sở cấp giấy
phép kinh doanh theo điều kiện về tiêu chuẩn nguồn nguyên liệu có kích thước chiều dài
23


×