Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Phương pháp làm việc hiệu quả cho người mới đi làm (Sách sưu tầm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 170 trang )

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
CHO NGƯỜI (MỚI) ĐI LÀM
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
KỸ NĂNG LÀM VIỆC THỰC TẾ
mrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyu
CHO SINH VIÊN
iopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas
dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghj
KỸ NĂNG TẬP TRUNG VÀ XỬ LÝ
klzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcv
TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG VIỆC
bnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty
uiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopa
sdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghj
klzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcv
bnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq


wertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfg
hjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbn
mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw
ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui
opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd
fghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjkl
zxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqw
ertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui
opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd
fghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjkl
zxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmq
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty
,


1. Tìm hiểu về văn hóa làm việc và văn hóa ứng xử nơi công sở....................................4
2. 6 bí quyết của người làm việc hiệu quả........................................................................7
3. 6 cách làm việc thông minh & hiệu quả.......................................................................9

4. 7 lưu ý để làm việc hiệu quả........................................................................................12
5. Sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả hơn...............................................................14
6. Năm Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả.........................................................................16
7. Cách làm việc hiệu quả................................................................................................19
8. Quy tắc làm việc ít mà hiệu quả cao...........................................................................21
9. 12 cách đơn giản để tăng hiệu quả làm việc...............................................................25
10. Cách tốt nhất để làm việc nhanh và hiệu quả............................................................30
11. 5S - Phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc.......................................................32
12. 15 thói quen sống và làm việc hiệu quả......................................................................36
13. 21 nguyên tắc để hoàn thành công việc hiệu quả.......................................................39
14. Phương thức làm việc linh hoạt - "bí kíp" mới cho người lao động Việt Nam.......45
15. Học các CEO cách làm việc hiệu quả.........................................................................47
16. Phương pháp làm việc thông minh kiếm tiền dễ dàng..............................................50
17. Phương pháp làm việc thông minh cân bằng cuộc sống...........................................53
18. Rèn luyện phong cách làm việc có kế hoạch, năng động, sáng tạo...........................55
19. Cách làm việc hiệu quả với bốn khuynh hướng tính cách........................................57
20. Đổi mới phong cách làm việc.......................................................................................60
21. Làm việc không biết mệt với phương pháp Pomodoro.............................................64
22. Học cách làm việc.........................................................................................................66
23. Phương pháp làm việc thế nào là khoa học................................................................68
24. 3 phương pháp giúp bạn tập trung làm việc hiệu quả..............................................70
25. Vài mẹo nhỏ giúp tập trung cao độ.............................................................................73
26. 7 phương pháp tự thúc đẩy bản thân làm việc chăm chỉ..........................................75
27. 7 phương pháp làm việc hiệu quả...............................................................................77
28. Phương pháp làm việc hiệu quả..................................................................................79
29. Cách để Làm việc Hiệu quả........................................................................................80
30. Phương pháp tổ chức và bố trí nơi làm việc..............................................................91
31. Cách quản lý quỹ thời gian hiệu quả trong công việc và cuộc sống.........................93
32. Quản lý thời gian: Nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiềm ẩn........................................95


2


33. Kỹ năng Quản lý thời gian và Tổ chức công việc hiệu quả.......................................98
34. Quản lý thông minh – Giải quyết những điều nhân viên không thích...................100
35. Nguyên tắc vàng tăng hiệu quả làm việc nhóm........................................................102
36. Các phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên................................103
37. Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên (HR.PA).........................107
38. Phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc sử dụng hệ số hiệu quả cốt yếu KPI....110
39. 6 cách quản lý nhân viện hiệu quả............................................................................114
40. Bí kíp quản lý nhóm làm việc hiệu quả....................................................................116
41. Bảy phương pháp cho nhóm làm việc hiệu quả.......................................................118
42. Phương pháp học tập nhanh và hiệu quả.................................................................120
43. Một số phương pháp học tập hiệu quả.....................................................................123
44. Các phương pháp giúp tăng trí nhớ hiệu quả..........................................................127
45. Những phương pháp nhớ bài hiệu quả.....................................................................132
46. Những cách đơn giản giúp giảm stress hiệu quả.....................................................134
47. Làm việc hiệu quả ngay trong tâm bão stress!........................................................137
48. Phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả..............................................................139
49. 5 chỉ dẫn giúp giải toả căng thẳng............................................................................142
50. Nên làm gì khi bạn gặp khó khăn?...........................................................................147
51. Biện pháp chống lại cơn buồn ngủ nơi làm việc......................................................149
52. Học tập phong cách làm việc của người Nhật..........................................................151
53. Khác biệt trong phong cách làm việc của người Nhật.............................................154
54. Telework - Làm việc ở nhà là phương thức linh hoạt cho mọi người....................156
55. Phương pháp làm việc tại nhà hiệu quả nhất!.........................................................162
56. Làm việc với nước ngoài, tôi nhận ra cách mình học quá lạc hậu.........................164
57. 10 phương pháp để dạy trẻ làm việc.........................................................................165
58. Đổi mới phong cách làm việc.....................................................................................167


3


Tìm hiểu về văn hóa làm việc và văn hóa ứng xử nơi công sở
15:42, 14/12/2015
Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo
để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá
tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng
xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở.
Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên
nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp nhân viên hứng khởi làm việc
đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao.

Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế trong văn hóa công sở như: đi làm muộn, đi họp muộn,
nói chuyện riêng trong giờ họp, trang phục không phù hợp khi đến công sở, tác phong làm việc
không chuyên nghiệp, chưa giữ vệ sinh chung, hút thuốc lá, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc
được giao… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt doanh nghiệp.
Ở một số doanh nghiệp có hạn chế là do tinh thần tự quản, tự giác của nhân viên còn thấp, do
tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc, tâm lý
làm cho có làm, làm cho xong việc… Một số ít là do chưa biết nhận thức phải làm như thế nào để có
những hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự nơi công sở.
Chúng tôi đưa ra một số ý kiến nhỏ được rút ra từ thực tế nơi công sở phần nào hạn chế bớt
những mặt chưa được trong thực hiện văn hóa công sở tại nơi làm việc như sau:
Đến công sở làm việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi
giầy dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.
Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bàn làm việc, phòng làm
việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở chính nhà mình.
Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờ làm việc, vừa ảnh
hưởng đến năng suất công việc, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân.
4



Điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp
và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh tại cơ quan.
-

Gõ cửa trước khi vào phòng sếp hay bất kỳ phòng nào khác.

Trong công việc, khi trả lời điện thoại cần nói năng mạch lạc, rõ ràng. Tuyệt đối tránh dùng
ngôn từ tục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp, không nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ
hoặc quá lớn, không xen vào chuyện người khác, không cướp lời người khác khi nói.
-

Cần thực hành đúng văn hóa bắt tay tại công sở.

Trong công sở nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ, xưng hô bằng tên đối
với người cùng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng đại từ nhân xưng, không nên xưng hô
theo kiểu gia đình.
Không buôn chuyện; không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền; tránh thái độ xun xoe
với người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì hiệu quả công việc mà cố tình không thừa
nhận năng lực gây khó dễ cho những thành viên khác, đặc biệt là người mới đến làm việc tại cơ
quan. Người đi trước phải dẫn dắt người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ.
Phong trào xây dựng văn hoá công sở - một số giải pháp
1. Tạo sự hoà đồng
Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian
chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hãy hoà đồng, nhiệt
tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng
nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng”,
không để những việc vặt vãnh cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

- Hãy xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, gom góp
kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.
- Nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp.
- Hãy đối xử với nguời khác như cách bạn muốn người ta đối xử với bạn. Nếu bạn đối xử trân trọng
và quan tâm với đống nghiệp, họ khó có thể làm điều ngược lại đối với bạn.
2. Giữ hoà khí nơi làm việc
* Tạo môi trường làm việc tích cực: Muốn có những đồng nghiệp tốt, thì trước hết bạn phải là một
đồng nghiệp tốt của họ. Đừng đỏi hỏi họ phải đối xử với bạn như thế nào mà bạn phải xem lại thái
độ của mình với từng đồng nghiệp.
* Luôn cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết giữ lời hứa, chia sẻ những thành tích, ý kiến, đóng góp
với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả công việc cao, thắt
chặt tình đoàn kết với mọi người.
3. Xây dựng phong cách làm việc
- Tạo cho mình một “tác phong chuyên nghiệp” chính là bạn đang thể hiện bạn là một người chuyên
nghiệp. Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hoá của một dân văn phòng hiện đại. Cần phải
5


biết quý trọng thời gian, mỗi ngày chúng ta có 8 giờ làm việc, 8 giờ tuy dài nhưng rất ngắn ngủi đối
với những người biết việc.
- Đầu tiên của phong cách chuyên nghiệp là đúng giờ. Đó là một cử chỉ đẹp. Bạn muốn thành công
trong công việc, trong quản lý thì bạn phải làm việc, tham dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật
và đúng giờ. Thứ đến là ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc. Ba là biết nhận trách nhiệm của mình
trong công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.
4. Thái độ lạc quan
Những lúc chúng ta buồn, sống bi quan hãy thay đổi thái độ; những lúc chán nản, bất mãn hãy thay
đổi cách nhìn với mọi việc.
Chân thành lắng nghe, tôn trọng người khác, tôn trọng thời gian của người khác, chú ý đến mọi
người xung quanh. Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật
vui vẻ và nhẹ nhàng.

Một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn: khi lạc quan bạn sẽ nổ lực và phát huy hết trách
nhiệm của mình cho công việc. Mọi người sẽ nhận ra bạn và công nhận khả năng đích thực của bạn.
5. Làm hăng say, chơi nhiệt tình
Giải trí là một phần không kém quan trọng trong một ngày, nó giúp giải toả căng thẳng, làm vơi bớt
nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Khi đi chơi, biết cư xử thoải mái
với đồng nghiệp ngoài nơi làm việc, đó là lúc bạn sẽ được sống với chính mình.

6


6 bí quyết của người làm việc hiệu quả
Bạn có bao giờ để ý rằng có những người dường như làm được hàng núi công việc mà lúc nào cũng
tỏ ra vui vẻ và thoải mái? Sau đây là 6 bí quyết để trở nên hiệu quả hơn trong công việc và cuộc
sống.
Mọi người thường hay hỏi tôi một cách ngạc nhiên: “Làm sao anh có thể thực hiện được nhiều thứ
đến vậy?” Ngoài việc phụ trách 2 chuyên mục mỗi tuần, tôi còn là một diễn giả rất siêng năng, đi du
lịch, thực hiện các video, điều hành việc kinh doanh, viết sách, tư vấn cho 5 công ty, chăm chỉ đi
networking, gặp gỡ mọi người, chạy xe đạp, chạy bộ, đọc sách, nấu ăn, ngủ từ 6 đến 7 tiếng mỗi
đêm và không quên hẹn hò với vợ mình. À, phải rồi, tôi còn xem TV rất nhiều và dành thời gian
chăm sóc chú chó cưng.

Tôi biết những điều trên có vẻ phi thực tế, nhưng để đạt được cuộc sống mà mình mong muốn, tôi
cần tất cả các hoạt động trên. Tôi cũng có 24 tiếng một ngày như bạn, và tôi đã chọn lựa thực hiện
những hoạt động nhất định để cảm thấy cuộc sống của mình trọn vẹn, hạnh phúc nhất. Sau đây là 6
mẹo nhỏ của bản thân mà tôi hi vọng sẽ giúp bạn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả và
đem lại niềm vui cho chính bạn.
1. Hãy chọn lựa các ưu tiên
Lựa chọn các ưu tiên cho cuộc đời của bạn. Với mỗi điều, bạn có thể thực hiện nó theo chiều sâu
hay chiều rộng. Hãy tập trung vào các hoạt động mà bạn cảm thấy vui thích và thực hiện chúng một
cách hiệu quả. Tôi chọn cuộc sống của một nhà tư vấn cho các công ty vì tôi thích làm việc kinh

doanh, nhưng tôi lại không muốn sống cuộc sống như CEO của một công ty lớn. Sự chọn lựa của tôi
dựa trên cách sống mà tôi mong muốn.
2. Lấy hiệu quả làm ưu tiên hàng đầu
Bạn không thể giỏi tất cả mọi thứ. Những công việc là thế mạnh của bạn sẽ đem đến cho bạn nhiều
niềm vui khi thực hiện, trong khi lại tốn ít thời gian của bạn. Đừng làm những việc không thuộc về
chuyên môn của bạn khi thời gian và nguồn lực là hữu hạn. Hãy kiến tạo cuộc sống để đáp ứng được
những điều bạn muốn, và mạnh dạn từ chối những cơ hội không phù hợp với bạn. Nếu bạn không
hoạch định nên cuộc sống của chính mình, người khác sẽ thay bạn làm điều đó.
3. Kết hợp các hoạt động
Nhiều người thường cảm thấy như phát khùng lên khi nghĩ cách làm sao dành thời gian được cho
bạn bè, gia đình, công việc, vui chơi… Thay vì cố sức cân bằng thời gian cho tất cả, hãy tìm các tận
hưởng chúng theo cách kết hợp. Giao tế với đồng nghiệp nơi công sở, tìm người có cùng sở thích
ngay tại công ty, phát triển nghề nghiệp thông qua bạn bè và các hoạt động mà bạn yêu thích.
7


4. Chủ động và sáng suốt khi quản lý thời gian
Mạng xã hội, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… và nhiều điều khác có thể làm mất thời gian quý báu
của bạn. Hãy lên kế hoạch cho các hoạt động bạn cảm thấy cần thiết và kiên quyết hạn chế các
tương tác không hữu ích, không đem lại năng lượng cho bạn. Ví dụ, mạng xã hội có thể dễ dàng trở
thành một “lỗ đen vũ trụ” cho thời gian và năng suất làm việc của bạn. Hãy sử dụng mạng xã hội
một cách hiệu quả và biến nó thành công cụ hỗ trợ cho các mục tiêu của bạn.
5. Hãy chủ động học hỏi
Bạn thường nghĩ rằng việc học hỏi tiêu tốn nhiều thời gian của bạn, tuy nhiên luôn có những cách
làm mới, những công cụ mới cho phép bạn thực hiện những việc lặt vặt với ít thời gian hơn và cho
bạn nhiều tự do để làm các công việc quan trọng. Hãy luôn tìm tòi những cách làm tiết kiệm thời
gian. Nếu cảm thấy một việc gì đó kéo dài lê thê, hãy thử một cách làm mới và cố gắng làm nó thật
nhanh.
6. Quẳng quánh lo đi và vui sống
Bạn không cần phải dằn vặt mình nếu không thể hoàn tất hết mọi điều mong muốn. Điều đó vẫn

thường xuyên xảy ra. Sẽ không phải là tận thế nếu bạn còn vài điều chưa thể thực hiện. Hãy ăn
mừng những điều bạn đã làm được và trau dồi các kỹ năng để trở nên hiệu quả trong công việc. Lập
danh sách các công việc ưu tiên, hoan hỉ gạch ngang chúng khi đã hoàn tất. Mỗi công việc hoàn
thành là một chiến thắng nhỏ đóng góp vào thành công lớn của bạn.
Bài viết được thực hiện bởi Kevin Daum, một trong các tác giả xuất sắc của trang Inc.com và đồng
thời là tác giả của cuốn sách được xếp hạng best-seller: Video Makerting for Dummies, lược dịch
bởi KiemViec.com
KiemViec.com

8


6 cách làm việc thông minh & hiệu quả
Bạn đã làm việc rất cật lực và chăm chỉ song vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn? Vậy
thì đừng luẩn quẩn mãi với phương thức làm việc cũ của mình nữa. Nếu đó thực sự là một vòng tròn
không lối thoát, hãy tham khảo cho mình những phương thức dưới đây, có thể nó sẽ giúp ích cho
bạn.
1. Làm việc tại nhà
Nếu một lúc nào đó cảm thấy bức bối, khó chịu và hầu như bạn phải gồng mình lên mới có thể
tập trung giải quyết công việc thì có lẽ đó là lúc mà phòng làm việc ở cơ quan đã không còn phù hợp
với bạn nữa.
Nếu tính chất công việc của bạn không cần thiết phải làm việc nhóm hoặc không nhất thiết phải có
mặt ở cơ quan thì mới có thể giải quyết được công việc, hãy đề nghị với sếp cho bạn được thực hiện
công việc của mình ở nhà.
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được làm việc ngay trong không gian yêu thích của mình. Bạn vừa có
thể làm việc, vừa nhâm nhi cà phê, thậm chí nhai singum bõm bẽm cho tỉnh ngủ mà không sợ phiền
đến ai. Lúc cảm thấy căng thẳng, thay vì ngồi yên một chỗ, bạn có thể đi cho cá ăn, gác chân lên
ghế, hoặc thực hiện những bài tập thư giãn nhẹ nhàng để lấy lại tinh thần làm việc.
Điều quan trọng là bạn sẽ phải thuyết phục sếp của mình như thế nào? Đơn giản thôi! hãy nói với
sếp rằng, hàng ngày bạn phải mất khoảng 2 giờ đồng hồ (Có thể ít hơn hoặc hiều hơn) mới tới được

cơ quan, như vậy sẽ rất mất thời gian. Thay vì vậy, bạn sẽ để giành khoảng thời gian này để giải
quyết công việc của công ty.
Hãy dựa vào đặc tính công việc của mình để sếp có thể dễ dàng chấp nhận, đối với bất kỳ công
việc nào thì hiệu suất cũng đều phụ thuộc vào chất xám và tinh thần (cảm hứng) làm việc. Hãy nói
với sếp rằng khi được ở nhà, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ
công việc.
Sẽ càng tiện lợi hơn nữa khi bạn đang muốn mình là một cỗ máy kiếm tiền. Bạn biết đấy, đưa công
việc về nhà làm sẽ giúp bạn có tâm trạng thoải mái hơn để giải quyết nó một cách nhanh chóng, tiết
kiệm được rất nhiều thời gian.
Bạn có thể tranh thủ giải quyết nhanh công việc của mình để làm thêm những công việc khác: Ví
dụ bạn là một nhà báo, bạn có thể tranh thủ để tìm kiếm đề tài cho số sau hoặc cộng tác với các báo
khác. Là một nhân viên thiết kế đồ họa, lập trình viên… thì bạn có thể nhận thêm công việc để
làm…
Đặc biệt, nếu bạn có trình độ chuyên môn vững vàng thì việc kiếm tiền trực tuyến sẽ rất dễ dàng
đối với bạn. Đó là những công việc vượt qua giới hạn mọi quốc gia, bạn chỉ việc đăng kí vào các
công ty có nhu cầu tuyển nhân viên làm việc trực tuyến, ngồi một chỗ, làm việc và nhận tiền qua tài
khoản.
2. Sắp xếp thời gian hợp lý
Nếu bạn biết cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng công việc thì khả năng gặt hái
thành công trong quá trình làm việc sẽ cao hơn.

9


Trước tiên, hãy xem lại cách sử dụng, phân bổ thời gian của mình xem đã hợp lý chưa? Nên có
một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm, việc nào cần ưu tiên giải quyết trước? Việc nào có
thể để giải quyết sau?
Trong khi làm, bạn không nên lướt vào các trang mạng xã hội như FaceBook, Yahoo, Tumblr…
Bởi bạn sẽ rất dễ bị lôi kéo, la cà và sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu mới có thể "dứt" ra được,
và sau khi đã "dứt" ra rồi thì chắc chắn sẽ phải đợi thêm một lúc nữa để tâm trí mình thoát khỏi dư

âm từ những mẫu truyện, những dòng coment vừa mới được bạn bè chia sẻ.
3. Xác định rõ ràng mục tiêu trong ngày
Áp lực không hoàn toàn là có hại. Có những lúc bạn cũng cần đến áp lực để "đàn áp" tính la cà,
day dưa trong công việc của mình. Trong trường hợp này, hãy tự tạo áp lực cho mình bằng cách đề
ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong ngày và luôn nhắc nhở mình phải hoàn thành một nhiệm
vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đây sẽ là động lực để bạn sử dụng thời gian của
mình một cách hiệu quả.
Đừng để phải san sẻ thời gian nghỉ ngơi, giải trí của mình để tiếp tục "vật vờ" với mớ công việc tồn
ứ lại do thói quen phân tán tư tưởng trong lúc làm việc của mình.
4. Tạo hứng thú, tập trung để làm việc
Khi không thể tập trung để làm việc, tốt nhất là hãy dừng lại. Nếu cứ tiếp tục thì chắc chắn bạn sẽ
nhận về một kết quả không tốt. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Thay vì ngồi đó
mà vò đầu bứt tai, hãy chia sẻ những vướng mắc mình đang gặp phải với bạn bè, đồng nghiệp, họ sẽ
giúp bạn thoải mái hơn và có thể sẽ khơi nguồn cảm hứng cho bạn.
Để tránh được những tiếng ồn làm bạn mất tập trung khi làm việc, hãy cậy cậy nhờ đến chiếc tai
nghe và những bản nhạc không lời với âm lượng vừa đủ để bạn không bị phân tán bởi những câu
chuyện phiếm của các bạn đồng nghiệp.
Những bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng sẽ làm bạn tĩnh tâm hơn, những bản vui nhộn sẽ hối thúc bạn
luôn tỉnh táo và sảng khoái để giải quyết công việc. Hãy nhớ là chỉ nghe nhạc không lời, những bản
nhạc có lời sẽ dễ làm bạn phân tâm hơn.
5. Tận dụng những ngày phép để nghỉ ngơi
Khi bạn cảm thấy công việc có quá nhiều áp lực, lúc này cả tinh thần và sức khỏe của bạn đều
không được tốt. Thay vì tiếp tục hì hục "cầy như trâu" thì đây là lúc bạn cần được nghỉ ngơi để lấy
lại phong độ của mình. Hãy đề xuất với sếp rằng mình cần có một đợt nghỉ phép để phục hồi lại sức
khỏe cũng như tinh thần. Hãy cố gắng thu xếp công việc của mình cho ổn thỏa hơn một chút, bạn
có thể nhờ những đồng nghiệp tốt bụng chia sẻ công việc, hãy làm trước những khâu có ảnh hưởng
nhiều đến tính tập thể trong công việc…
Sau khi những điều cơ bản nhất đã được giải quyết khá ổn thỏa, hãy thuyết phục sếp rằng, sự vắng
mặt của bạn trong công ty sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của cả nhóm và nếu cần thì
các cộng sư của bạn sẽ sẵn lòng để giải quyết dùm bạn. Nếu sếp của bạn là một ông chủ thông minh

thì chắc chắn sẽ không từ chối yêu cần này vì chắc chắn ông ta hoàn toàn không muốn nhận được
những kết quả công việc quá tệ từ một nhân viên đang uể oải như bạn lúc này.
6. Du lịch 2 trong 1

10


Trước tiên, những chuyến du lịch sẽ là dịp bạn được nghỉ ngơi thư giãn, có những trải nghiệm thú
vị về thiên nhiên, con người… ở một vùng đất mới. Nhưng những người khôn ngoan sẽ không chỉ
biết hưởng thụ thôi đâu. Bạn có thể kết hợp chuyến du lịch của mình để khảo sát thị trường tại vùng
đất đó, tìm kiếm cơ hội, thị trường, nguồn nhân công rẻ hơn… Những cơ hội này sẽ dễ dàng được
tìm thấy hơn khi bạn chọn cho mình những địa điểm du lịch ở các nước đang phát triển, nguồn nhân
công, giá mặt bằng sẽ rẻ hơn và thị trường ở đây cũng sẽ có nhiều tiền năng hơn.
(Nguồn: Sưu tầm)

11


7 lưu ý để làm việc hiệu quả
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, công việc luôn ùn tắc mặc dù bạn đã rất chăm chỉ và nỗ lực.
Song, hiệu quả công việc luôn làm cho bạn thất vọng, chán nản. Để giúp bạn vượt qua được "lực cản
vô hình" đó, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Lên danh sách những việc cần làm trong: ngày, tuần, tháng, năm
Danh sách những công việc cần làm này cần ghi cụ thể ra giấy cho từng khoảng thời gian: ngày,
tuần, tháng, năm. Bạn nên thường xuyên theo dõi thời gian biểu này và xoá đi những công việc đã
thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thực tế, các kế hoạch này cũng có thể thay đổi linh hoạt: bổ sung
hoặc lược bỏ một số việc. Ví dụ: hôm nay bạn không phải đi chợ, nấu ăn vì bạn phải tới thăm một
người bạn ốm. Bạn cần thích nghi với sự thay đổi này.
2. Việc cấp bách, quan trọng làm trước.
Sau khi liệt kê những công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định, bạn nên cân nhắc,

sắp xếp những công việc đó theo thứ tự cấp bách, quan trọng thì làm trước. Và nếu có thể, bạn nên
gộp vài việc lại với nhau để cùng giải quyết. Ví dụ: bạn dự định trong tuần sẽ sửa lại nhà bếp, nhổ
chiếc răng đau và có một bữa ăn cho cả nhà. Tất nhiên, đến bác sĩ nhổ chiếc răng đau là việc cần làm
trước tiên. Việc sửa sang lại nhà bếp, bạn nên tiến hành vào những ngày nghỉ cuối tuần. Và chiều
chủ nhật, cả nhà bạn có một bữa ăn chung la hợp lý.
3. Tập trung làm việc
Khi nào làm bất cứ chuyện gì, bạn nên tập trung vào việc đó. Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có
hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm,
mà bạn còn phải để mắt tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một
thời gian. Ví dụ: nếu như đang soạn thảo một công văn, mà trong đầu bạn lại đang lởn vởn nghĩ về
cuộc cãi nhau với bạn gái tối hôm qua, thì bạn phải mất đến gần cả buổi mới hoàn thành nó thay vì
chỉ mất nửa giờ nếu như bạn tập trung.
4. Việc hôm nay chớ để ngày mai
Bạn nên cố gắng làm xong việc đã có trong kế hoạch của từng ngày. Điều đó sẽ đem lại cho bạn
cảm giác thoải mái, hứng khởi để bước sang ngày mới. Nếu trong ngày mọi việc không được giải
quyết thì sẽ gây ùn tắc. Những việc đó nếu làm về sau sẽ khó hơn hoặc không thể thực hiện. Những
người thành đạt luôn tuân thủ nguyên tắc này một cách triệ để.
5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi làm việc
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn khi làm việc. Vì vậy phải tạo cho bạn
một tâm trạng thoải mái, hứng khởi khi làm việc, nó sẽ làm cho bạn say mê làm việc và quên hết
mệt mỏi. Nếu bạn coi công việc là một thứ nghĩa vụ và chỉ thực hiện bằng trách nhiệm, nó sẽ tạo cho
bạn tâm lý nặng nề khi làm việc. Và như thế, công việc dù dễ cũng trở thành khó, còn việc khó sẽ là
một việc không thể làm được.
6. Mỗi ngày lợi được một giờ
Bạn cần tạo cho mình thói quen sống ngăn nắp. Điều này sẽ làm cho bạn tiết kiệm được thời gian,
sức lực khi làm việc. Bạn đừng cho việc này là nhỏ, vì chỉ cần tìm một tài liệu mà bạn đã bỏ ở đâu
12


đó trong một đống tài liệu mà bạn đang có, bạn đã mất khoảng 10 phút. Nó không chỉ tốn thời gian,

sức lực mà còn gây cho bạn sự bực bội, phân tán tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Nếu sống ngăn nắp, gọn gàng, mỗi ngày bạn có thể tiết kiệm được 1 giờ làm việc. Thời gian tiết
kiệm đó bạn có thể dành để làm những việc mình yêu thích như: đọc sách, chơi thể thao, đi dạo…
bạn sẽ thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn và có một thể trạng tốt để làm việc ngày hôm nay.
7. Có thể lực tốt
Muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên bạn phải có một thể lực tốt. Bạn cần tập thể dục, ăn ngủ điều
độ, bền bỉ, tránh làm việc quá sức. Không chỉ công việc phổ thông sử dụng cơ bắp, mà công việc đòi
hỏi nhiều chất xám cũng cần bạn có một thể lực tốt. Điều này càng cần khi nhịp sống công nghiệp
hiện nay đòi hỏi người lao động phải làm việc với một cường độ cao.
Nếu bạn thực hiện theo 7 nguyên tắc, bạn sẽ là người thành công!
Biên dịch: Hoài Thương
Theo vn8x.

13


Sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả hơn
Làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn? Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng
công việc, bạn có thể gặt hái nhiều thành công trong quá trình làm việc hơn. Ngày nay, con người
bận rộn một cách khó hiểu: công việc và nhiều trách nhiệm khác trong cuộc sống đã chiếm hết thời
gian của họ. Vì thế họ không còn lúc nào để cải thiện khả năng làm việc của mình. Bài viết này sẽ
cung cấp cho các bạn một số mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề trên.
Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình. Thời gian là của bạn và chính bạn là
người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm
ở công ty, ở nhà... Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí
khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2
h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày
bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng
hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.
Bạn nên có một thời gian biểu mới, thay vì ghi lên trên đó hàng loạt những việc cần làm, bạn hãy ghi

chỉ những việc quan trọng nhất và thực sự có tác dụng cải thiện hiệu quả làm việc của bạn. Có nhiều
trang web về kỹ năng quản lý thời gian trên mạng, nhưng nếu bạn chỉ đọc mà không làm theo thì sẽ
không có tác dụng gì. Đừng nghĩ rằng bạn có quá ít thời gian để làm theo những gì người ta chỉ dẫn.
Nếu bạn biết vận dụng những lời chỉ dẫn đó để sắp xếp lại thời gian của mình thì hiệu quả công việc
sẽ rất cao đấy!
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản
thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây
dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những
danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.
Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có
thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Những
mục tiêu của bạn phải thực tế, tránh những gì vượt quá khả năng của bạn. Hãy chọn những lĩnh vực
mà bạn cảm thấy tự tin nhất và rèn cho mình tính kỷ luật.
Thói quen ghi nhận những thành công của mình cũng quan trọng không kém. Chỉ đơn giản bằng
cách tự thưởng cho mình một bữa ăn thật thịnh soạn hay một cuộc đi dạo trong công viên. Việc ghi
nhận thành công giúp bạn tự tin để sẵn sàng gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Ví dụ nếu bạn quyết
định theo một khoá học. Mục tiêu ngắn hạn là tìm hiểu về chi phí và địa điểm của khoá học đó. Hiện
nay có rất nhiều cách học. Bạn có thể chọn một lớp học buổi tối, lớp học cuối tuần hoặc một chương
trình học trên mạng. Còn mục tiêu dà hạn chính là hoàn thành khóa học đó. Bằng những cách trên
bạn đã dành nhiều hơn 2 giờ một tuần để cải thiện công việc của mình.
Một khía cạnh khác của quản lý thời gian đó là hãy theo dõi quá trình hoạt động của bản thân. Nếu
bạn làm việc cho một cơ quan nhà nước, bạn có thể sẽ được cất nhắc lên nhiều vị trí khác nhau.
Trong quá trình thăng tiến này, bạn sẽ phải trải qua nhiều lần kiểm tra và phỏng vấn. Bạn nên có lịch
riêng để theo dõi nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá để cải thiện vị trí của mình trong
công ty. Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp thăng chức chỉ vì khi bạn đọc được thông
báo tuyển dụng nội bộ của công ty thì nó đã... hết hạn 2 ngày.
Hãy bố trí lịch làm việc phù hợp với đồng hồ sinh học của bạn. Hãy giải quyết những việc khó khăn
khi đầu óc bạn minh mẫn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn vừa đi làm, vừa đi học. Bạn sẽ
thấy trong ngày có những thời điểm bạn học rất dễ vô. Nếu biết chọn dúng thời điểm bạn sẽ làm
được rất nhiều việc. Một mẹo khác là bạn có thể "một công đôi việc". Ví dụ bạn có thể học trong khi

14


làm việc nhà hoặc khi lái xe bằng cách sử dụng băng, đĩa. Đây là cách rất tuyệt để tận dụng thời
gian.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn có kỹ năng sáng tạo và phân tích
để đánh giá được hoàn cảnh của mình và những việc cần làm, bạn sẽ có thời gian. Kỹ năng quản lý
thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều
quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình bạn nhé.
Biên dịch: Xuân Mai - Uyên Phương
Theo vn8x.

15


Năm Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả
Đăng bởi: Alan Phan Ngày: 22 / 10 / 2012 Trong: Bài tiếng Việt | bình luận : 95
Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa
với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua.
Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dưới đây là tập nói “NO”, vì nếu không,
vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên
máy tính cho BCA.

1. Viết ra điều phải làm
Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra
10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và
những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.
Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu
tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói
đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.

15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất
cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy
lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.
2. Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp
Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do
đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã
lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối
diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu
của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký
ở chỗ nào?
Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên
suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát
(escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm
chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.
16


Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”.
Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.
3. Đã làm thì đừng sợ
Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là
thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay
tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả
giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở
rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay
ganh tị.
Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông
tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong
mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang
tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.

Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu
hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ
hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.
4. Giữ lời hứa
Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ
đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi
lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì
ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.
Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không
có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc
giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.
Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả
tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực
sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ
phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt
OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin
cậy và làm ăn với mình.
5. Giữ niềm tin
Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn.
Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện
với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục
giữ lửa cho hành trình.
Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là
niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự
thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình
trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.

17



Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách,
thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè
chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh
hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện
nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy
và không nhìn lại.
…….
Không biết vì lúc này mưa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối
tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lười
biếng và lơ đãng. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi,
các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất
động sản” và “hiện tượng bỏ đi của các nhà đầu tư FDI”. Các đề nghị đa dạng nhưng cốt lõi thì vần
là “xin-và-cho”. Người xin và người cho đều rỗng túi.
Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

18


Cách làm việc hiệu quả

Để hoàn thành tốt công việc, bạn hãy tạo cho mình một thói quen làm việc hợp lý. Bạn hãy chứng tỏ
mình là người có khả năng tổ chức thông qua cách làm việc hiệu quả.

19


Bạn là một người năng động và tự tin với những công việc được giao, chắc chắn bạn đã biết cách để
giải quyết chúng như thế nào. Ở đây, Hiếu Học chỉ xin chia sẻ với các bạn một số cách làm việc hiệu
quả.

- Trước hết, bạn hãy lập cho mình kế hoạch làm việc.
Các bạn hãy lập một danh sách những công việc cần giải quyết và ưu tiên mức độ quan trọng của
từng công việc. Kế hoạch của bạn lập ra càng chi tiết thì phần trăm thành công càng nhiều. Bạn hãy
tập trung vào những điểm chính trong bảng kế hoạch làm việc rồi giải quyết chúng thật hiệu quả.
Với cách lập kế hoạch này bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian cho từng phần việc.
- Xác định mục đích làm việc.
Bạn xác định được mục đích làm việc của mình, có mục tiêu và định hướng rõ ràng - bạn sẽ thành
công. Với mục đích trong tay, bạn sẽ không để thời gian của mình bị lãng phí, thay vào đó là sự nỗ
lực làm việc.
- Bạn biết cách tạo cho mình kỹ năng quản lý công việc
Nếu bạn là người có khả năng tư duy và tổ chức tốt thì chắc chắn công việc của bạn sẽ diễn ra thuận
lợi. Với những kỹ năng này bạn sẽ chứng minh với mọi người rằng cách làm việc của bạn rất khoa
học.
- Biết cách nắm giữ thời gian
Bạn phải biết được tầm quan trọng của thời gian bởi vì không có thời gian chúng ta không thể làm
được những gì chúng ta cần. Vì vậy, bạn phải sử dụng thời gian của mình thật hợp lý. Sự tập trung
trong công việc sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian. Bạn đừng để cho các yếu tố khác chi phối
bạn khi bạn đang giải quyết một việc gì, mất nhiều thời gian lắm đấy bạn ạ.
- Bạn cần có sự sáng tạo trong khi làm việc
Bạn đã tạo ra cho mình những nguyên tắc nhất định trong khi làm việc, nhưng không phải lúc nào
cũng nhất nhất đi theo nguyên tắc đó. Bạn có thể có những điều chỉnh, bổ sung để cảm thấy hứng
thú hơn với công việc. Cùng một công việc, bạn có thể đặt ra nhiều phương án giải quyết, xem mức
độ khả thi nào cao hơn. Hãy biết cách đặt câu hỏi trong lúc làm việc, biết đâu sẽ xuất hiện ý tưởng
nào đó có lợi cho công việc.
- Tạo cho chính bản thân mình không khí thoải mái và đam mê công việc
Cuối cùng và quan trọng để có hiệu quả làm việc đó là hãy tạo cho chính bản thân mình không khí
thoải mái và đam mê công việc. Bạn hãy tránh làm việc quá căng thẳng mà nên nghỉ ngơi hợp lý.
Các công việc nên giải quyết từ từ hàng ngày, không để dồn lại. Như vậy, bạn đã tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và năng lượng mà hiệu quả làm việc vẫn được đảm bảo.
Mỗi người đều có một phương pháp, một cách làm việc khác nhau. Dù bằng cách này hay cách khác

thì nhân tố bản thân vẫn là điều quan trọng nhất đối với sự thành công của bạn. Có một phương pháp
làm việc hiệu quả, chúng ta sẽ thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống.

20


Quy tắc làm việc ít mà hiệu quả cao
Thông thường, mọi người hay nghĩ rằng, để làm được nhiều việc, bạn phải đầu tư nhiều thời gian.
Một người làm 10 tiếng một ngày sẽ làm được nhiều việc hơn đồng nghiệp của anh ta, chỉ dành 7
tiếng cho công việc. Nói cách khác, làm việc nhiều đồng nghĩa với hiệu quả cao...

Làm việc theo quy tắc 80/20 để dành một lượng đầu tư nhỏ để đạt một kết quả lớn. Ảnh: internet
1. Quy luật 80/20
Nguyên tắc cơ bản nhất của quỵ luật 80/20 là chỉ cần dành một lượng đầu tư nhỏ để đạt một kết quả
lớn, 20% nỗ lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Sử dụng quy luật này có nghĩa là cần giảm đến
mức tối thiểu thời gian bỏ ra để đạt năng suất công việc cao nhất, sao cho 20% việc bạn làm sẽ tạo ra
80% kết quả.
Để làm được điều này, không đơn giản là cắt giảm mọi thứ không trực tiếp dẫn đến kết quả cuối
cùng. Có những thứ không quan trọng lắm nhưng góp phần vào việc hoàn thành công việc và bạn
vẫn phải làm. Mục đích của quy luật 80/20 là buộc bạn phải trở nên kiên quyết hơn trong việc cắt
giảm những việc mất nhiều thời gian nhưng đóng góp không nhiều trong việc hoàn thành công việc.
Một vài gợi ý mà mọi người có thể áp dụng:
Giảm thời gian dành cho email để đầu tư vào những việc quan trọng hơn.
Nói “không” với những người hứa hẹn nhiều nhưng không tạo ra hiệu quả hoặc không đem lại lợi
ích cho bạn.
Dành cho việc nghiên cứu những ý tưởng cốt lõi và những giai đoạn chính yếu hơn là những chi tiết
ít quan trọng.
2. Định luật Parkinson
21



Định luật Parkinson nói rằng “công việc luôn chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó”. Nghĩa là nếu
được cho 5 tiếng để hoàn thành một dự án, bạn sẽ hoàn thành nó sau 5 tiếng. Nhưng cũng cùng một
công việc đó, nếu buộc bạn phải làm xong trong 3 giờ, áp lực thời gian sẽ khiến bạn cố gắng hết sức
để hoàn thành đúng hạn. Đồng thời, nếu cho bạn 10 giờ, bạn sẽ kéo dài ra để chiếm đủ, thậm chí bị
lố thời gian cho phép. Vì thế, cách tốt nhất là tập trung vào công việc đang làm và giảm bớt thời gian
làm việc nhằm rút gọn nhiệm vụ nếu được. Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc thời hạn cuối cùng và
trau dồi khả năng hoàn thành trước thời hạn để tận dụng thời gian của bạn một cách hiệu quả nhất.
Một số ứng dụng cho quy luật mà bạn có thể tham khảo:
Hẹn một khoảng thời gian hợp lý như dành 90 phút để hoàn thành một dự án nhỏ. Khi đồng hồ hẹn
giờ reo, bạn biết là không thể tiếp tục kéo dài hơn nữa mà sẽ nghĩ nhanh hơn và không lãng phí thời
gian.
Chia những dự án lớn ra thành những công việc nhỏ hơn. Từng bước hoàn thành những việc nhỏ
còn hơn là lao vào một việc lớn mà không biết có hoàn thành được không hoặc bao giờ mới hoàn
thành.

Làm việc theo phương pháp quản trị năng lượng. Ảnh: internet
3. Quản trị năng lượng
Quản trị năng lượng buộc bạn phải nghĩ đến kết quả công việc như là một chức năng của năng
lượng, chứ không phải thời gian đã bỏ ra. Làm việc một cách say mê trong thời gian ngắn nhất có
thể còn hơn là làm cả ngày trong mệt mỏi. Vì thế, bạn nên:
Làm việc với sự nỗ lực hết sức: Hãy phân chia thời gian nghỉ ngơi và thời gian tập trung cho công
việc một cách rạch ròi đừng để chúng xâm phạm lẫn nhau nếu bạn không muốn chẳng đạt được gì
trong hai điều này.
“Tiêu diệt” các dư án: Đừng để các nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành kéo dài trong vài giờ hoặc vài
ngày. Hãy ngồi xuống và hoàn thành nó khi đứng lên. Phương pháp này giúp bạn làm được nhiều
việc mà vẫn giữ được nhiệt huyết của mình và tiết kiệm thời gian.
Nghỉ ngơi và thư giãn: Bắt bản thân biến thành nô lệ cho công việc thì càng tạo ra hiệu quả ít hơn.
Hãy trau dồi khả năng nạp năng lượng một cách hiệu quả khi bạn cần nó.


22


4. Chỉ dùng những công cụ sắc bén
Có hai tiều phu tham gia một cuộc thi đốn cây. Người thứ nhất vội vàng xách một chiếc rìu đã rỉ sét,
chạy nhanh vào rừng và bắt đầu chặt những cây mình nhìn thấy. Người thứ hai dành thời gian mài
chiếc rìu cho đến khi gần kết thúc cuộc thi. Nhưng sau khi mài xong, anh chạy vào rừng và nhanh
chóng hạ được một lượng cây hơn người kia gấp nhiều lần. Nguyên tắc đặt ra là, đừng sử dụng
những công cụ đã bị cùn. Đừng mất thời gian cho những việc mà bạn không thể hoàn thành chúng
một cách xuất sắc, hãy chuyển cho những người giỏi về lĩnh vực đó hơn bạn. Đồng thời, với những
lĩnh vực bạn muốn thật sự tinh thông thì hãy ưu tiên trau dồi khả năng để vượt mức yêu cầu đặt ra.
Đây cũng là một kỹ năng tiết kiệm thời gian.

Để làm việc hiệu quả là trong một lúc chỉ tập trung vào một công việc, nhiệm vụ.
Ảnh: internet
5. Trong một lúc, chi tập trung vào một công việc / nhiệm vụ
Walt Disney là một ví dụ điển hình cho nguyên tắc này. Khi nhận một dự án, ông sẽ “chỉ biết đến
nó”, nghĩa là không bao giờ cho phép mình bị xao lãng bởi điều gì khác, và sẽ đảm bảo dành 100%
thời gian và nhiệt huyết của mình cho tất cả những gì đang thực hiện.
6. Quy luật của những con số
Giả định là sự lãng phí thời gian nhiều nhất. Khi những trực giác của bạn về thế giới không khớp với
cách mà nó vận hành, bạn không bao giờ đạt được hiệu quả. Cách duy nhất chọn những giả định sai
lầm là kiểm tra và theo dõi chúng bằng những con số cụ thể. Những kết quả của một bài kiểm tra có
thể tiết kiệm cho bạn hàng trăm giờ nếu nó cho thấy những giả thiết hiện tai không có hiệu quả hoặc
sẽ dẫn đến thất bại.
7. Quy luật giới hạn của chất lượng
Một việc hoàn hảo và tương đối, cái nào tốt hơn? Chẳng ai nhận một dự án mà khi hoàn thành rồi
vẫn phải chỉnh tới sửa lui theo các yêu cầu mới vì chúng mất quá nhiều thời gian. Rất đơn giản: khi
việc đầu tư vào vượt quá hiệu quả đạt được thì hơn hết là đừng làm. Để biết một việc có đem lại kết
quả xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra hay không, bạn hãy thử:


23


Đo lường sự khác biệt giữa những khoảng thời gian khác nhau mà bạn bỏ ra. Ví dụ hãy tính xem
nếu cố gắng, bạn có thể chỉ cần dành thời gian cho việc email trong 30, 60 hay 90 phút một ngày?
So sánh những thay đổi trong hiệu quả khi bạn thay đổi các khoảng thời gian đó.
So sánh khoảng thời gian để hoàn thành công việc với thời gian cần chỉnh sửa. Nếu thời gian để
hoàn thành nhiều hơn thời gian chỉnh sửa, tốt hơn hết là bạn nên từ bỏ sớm công việc dự án này.
Nếu việc chỉnh sửa “bòn rút” thời gian của bạn nhưng có thể hoàn thành một cách nhanh chóng, bạn
có thể làm chậm hơn và cẩn thận hơn để rút ngắn thời gian chỉnh sửa.
Theo Doanh Nhân Cuối Tuần

24


12 cách đơn giản để tăng hiệu quả làm việc
(Dân trí) - Ngắm bức ảnh của một chú cún dễ thương, ăn một trái bơ, hay ngửi mùi bạc hà là vài
trong số những cách đơn giản giúp bạn vượt qua những áp lực căng thẳng ở nơi làm việc và đạt
hiệu quả cao hơn.
Hầu hết mọi người đều muốn trở thành nhân viên tốt, đóng góp nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên,
thời gian làm việc kéo dài trong ngày khiến đôi khi bạn không có đủ thời gian để ngủ hay tập thể
dục. Khả năng chịu sức ép và năng suất công việc vì vậy cũng có lúc giảm sút.
Để cải thiện tình hình, trang Huffington Post đã đưa ra 12 gợi ý giúp bạn cảm thấy dễ chịu và làm
việc hăng say hơn:
Ngắm một con vật dễ thương

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhìn vào bức tranh những động vật dễ thương giúp cải thiện khả
năng tập trung. Vì vậy, không có lý do gì để bạn không dùng những bức ảnh như vậy làm hình nền
máy tính hoặc nếu có thể, để trên bàn làm việc của mình.

Nghe nhạc, hoặc không nghe nhạc

Các sỹ hoặc nhà phẫu thuật, những người thực hiện những thao tác công việc lặp đi lặp lại mà họ đã
trở thành chuyên gia, nhận thấy rằng, việc nghe thứ âm nhạc ưa thích giúp họ bình tĩnh và tập trung
tốt hơn. Trong khi đó, đối với những người làm các công việc khác, việc nghe nhạc lại gây sao
nhãng và bất lợi cho công việc.
Kiếm một chiếc ghế ngồi làm việc tốt hơn

25


×