Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số thủ thuật gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8 qua phần warm up trong giờ học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 27 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

Phần A: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Tiếng Anh là hình thức ngôn ngữ khó đọc, khó học, khó viết... theo quan niệm của
người học. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển thì việc học tiếng Anh ngày càng
được chú trọng, đặc biệt việc dạy học tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp là phương pháp
tích cực đang được áp dụng phổ biến trong nhà trường. Phương pháp này được thực hiện theo
quan điểm dạy tiếng trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp. Chính vì lẽ đó mà mỗi học
sinh luôn tự đặt cho mình cách học riêng, là học làm sao? và học như thế nào? để đạt được
kết quả cao nhất. Do đó trong các tiết học không chỉ môn ngoại ngữ mà hầu như tất cả các
môn khác các em rất thụ động trong việc xây dựng bài, đóng góp ý kiến. Các em chỉ học theo
lối: Thầy đọc - trò ghi hoặc là giáo viên yêu cầu cái gì thì các em làm cái ấy. Từ đó dẫn đến
những tiết học tiếng luôn cảm thấy ngột ngạt và buồn tẻ.
Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một tiết Tiếng Anh ngay
từ những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi thường trực trong suy nghĩ của bản thân tôi mỗi khi
soạn bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua một số năm giảng dạy, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT
tiến hành đổi mới sách giáo khoa Tiếng Anh THCS, qua nghiên cứu tài liệu, qua dự giờ, học
tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp và tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú tích cực học tập
cho các em trong tiết học Ngoại ngữ phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy
học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên. Trong hoạt động dạy
học, phần “Warm up” (Giới thiệu bài mới) đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù nó chỉ
chiếm một khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học. Khâu này hay bị giáo viên bỏ qua, cho
là không quan trọng, không cần thiết, hoặc có một số giáo viên không biết cách đổi mới hình
thức “Warm up” sao cho hấp dẫn , cuốn hút học sinh, giúp học sinh chuẩn bị tâm lí, kiến thức
cho bài mới.
Và việc giúp cho học sinh chủ động tích cực trong quá trình học cũng là một bước


quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài dạy, nó đóng góp thành công không nhỏ cho tiết
dạy cũng là việc gây hứng thú cho học sinh trước khi học (“Warm up”). Bước chân đến
trường với bao điều trăn trở, hy vọng mang kinh nghiệm mà tôi đúc kết được sẽ giúp những
giáo viên tâm huyết với nghề áp dụng vào thực tiễn và thành công hơn trong công tác giảng
dạy, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số thủ thuật gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8
qua phần Warm up trong giờ học Tiếng Anh”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số thủ thuật gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 8
qua phần Warm up trong giờ học Tiếng Anh” nếu được góp ý, bổ sung và vận dụng thì nó
sẽ có tác dụng lớn và giải quyết được một số vấn đề sau đây:
- Giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh trong
suốt bài học.
- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi, từ đó nâng cao khả năng tiếp thu bài của các em.
- Giúp các em cảm thấy tự tin và phấn khởi, kích thích sự tò mò của học sinh, các em sẽ
tự hỏi tiếp theo mình sẽ học cái gì và nội dung như thế nào.
- Giúp cho các em tự tin hơn trong vấn đề tiếp cận phương pháp giao tiếp trong việc học
tiếng Anh, giúp các em nói tiếng Anh một cách mạnh dạng, nói nhiều hơn và tự tin hơn.
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

1

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
- Từng bước nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu các thủ thuật warm- up để áp dụng vào tiết dạy
sao cho phù hợp với nội dung, thời lượng và gây được hứng thú học tập cho học sinh ngay từ
khi bước vào học bài mới.
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 8 trường THCS Mỹ Đức- huyện Phù
Mỹ - tỉnh Bình Định.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp
của đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành dựa trên các cơ sở:
1.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Đọc và nghiên cứu sách tâm sinh lý học sinh.
- Nghiên cứu sách về lý luận dạy học
- Tham khảo tài liệu về hoàn thiện phương pháp giảng dạy mới về chuẩn kiến thức kỹ
năng, thủ thuật dạy học tích cực và rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh quan trọng nhất là
phương pháp dạy học gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh qua phần “Warm up”.
2.1. Nghiên cứu thực tiễn:
- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.
- Nghiên cứu trước khi soạn bài, nghiên cứu qua các giờ dạy về: việc chọn nội dung giới
thiệu có phù hợp hay không, học sinh chuẩn bị như thế nào.
- Dự giờ đồng nghiệp, thao giảng, hội giảng, tọa đàm.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
- Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Qua việc tập huấn các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
- Trực tiếp trò chuyện với học sinh, thăm dò xem các em có thích học môn Tiếng Anh
hay không , các thủ thuật giáo viên đã sử dụng có gây hứng thú được cho các em hay không
để từ đó tìm các thủ thuật hay để tạo cho tiết dạy sinh động và đạt hiệu quả cao.
3.1. Phương pháp tiến hành:
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Nghiên cứu, phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh khối lớp mình dạy (kể cả kiểm

tra thường xuyên, định kỳ )
- Điều tra để tìm hiểu thực trạng của việc học bộ môn, đặc biệt là học sinh học các tiết
có áp dụng các thủ thuật vào bài hấp dẫn và các tiết không áp dụng các thủ thuật vào bài.
- Dạy thực nghiệm, thông qua chuyên đề thao giảng cho các giáo viên khác cùng thực
hiện.
- Nghiên cứu lại lần nữa để lấy kết quả kiểm chứng.
- Quan sát học sinh qua từng tiết dạy nhằm thu thập và rút ra được những biểu hiện về
thái độ học tập của học sinh đối với môn Tiếng Anh từ những phút đầu tiên của giờ học.
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, phát phiếu điều tra về thái độ của học sinh sau khi
học các tiết dạy có sử dụng warm – up và không sử dụng warm- up.
- Rút kinh nghiệm từ thực tế dạy học của bản thân nhiều năm ở trường THCS Mỹ Đức và
giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới.
- Theo dõi kết quả học tập của học sinh trường THCS Mỹ Đức. Chọn học sinh các
lớp 8A2, 8A3, 8A4 thực nghiệm để nghiên cứu, lấy lớp 8A1 để đối chiếu.
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

2

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tham vấn ý kiến đóng góp của bộ phận chuyên
môn nhà trường, những giáo viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh trong và
ngoài nhà trường.
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp:
1.2. Biện pháp:

Để nắm được thực trạng của vấn đề là học sinh có hứng thú học bộ môn Tiếng Anh
nói chung và nhất là những tiết có phần warm –up nói riêng, tôi đã tiến hành như sau:
- Tiến hành dạy 3 tiết ở các lớp 8A2, 8A3, 8A4 (tiết 45) có sử dụng các thủ thuật
warm- up. Trong quá trình giảng dạy tôi chú ý quan sát thái độ tham gia của học sinh trong
tiết học và sau đó tôi tiến hành tìm hiểu, khảo sát, phát phiếu lấy ý kiến về hứng thú học tập
của học sinh ở các lớp 8 để tiến hành phân loại, tổng hợp lấy số liệu .
- Phiếu điều tra:
Trường THCS Mỹ Đức

PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin em vui lòng cho biết cảm nghĩ của em sau khi học xong tiết học này bằng cách
đánh dấu X vào ô mà em chọn. Cảm ơn em nhiều!
Thích phần warmup

Không thích phần
warm-up

Hứng thú học bài
mới khi có phần
warm-up

Không hứng thú
học bài mới khi
có phần warm-up

- Số lượng phiếu 111 phiếu ( Lớp 8A2: 37 phiếu, Lớp 8A3: 37 phiếu, Lớp 8A4: 37
phiếu)
Thống kê kết quả như sau:

Lớp


SS

Thích phần
warm-up

8A2
8A3
8A4

37
37
37

SL
10
9
13

%
27.0
24.3
35.1

Không thích
phần warm-up
SL
27
28
24


%
73.0
75.7
64.9

Hứng thú học bài
mới khi có phần
warm-up
SL
%
12
32.4
10
27.0
12
42.4

Không hứng thú
học bài mới khi có
phần warm-up
SL
%
25
67.6
27
73.0
25
67.6


- Tiến hành dạy lớp 8A1 (tiết 45) nhưng không áp dụng các thủ thuật warm- up. Sau khi
hết tiết dạy tôi cũng tiến hành điều tra với nội dung phiếu điều tra giống như trên nhằm lấy số
liệu để so sánh với những lớp sau khi thực nghiệm và thu được kết quả như sau:

Lớp
8A1

SS

Thích phần
warm-up

37

SL
12

%
32.4

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

Không thích
phần warm-up
SL
25

%
67.6


3

Hứng thú học bài
mới khi có phần
warm-up
SL
%
14
37.8

Không hứng thú
học bài mới khi có
phần warm-up
SL
%
23
62.2

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
- Đồng thời với những công việc như trên, tôi có tham vấn một vài giáo viên trong và
ngoài nhà trường. Qua ý kiến tôi nhận thấy đa phần giáo viên nhận xét về thực trạng của học
sinh trong việc học bộ môn Tiếng Anh là thờ ơ, thiếu tích cực, thiếu chủ động, ít đầu tư cho
việc học tập của mình và giáo viên cũng ít đầu tư cho các hoạt động warm- up vì ngại khó,
ngại khổ và trình độ công nghệ thông tin chưa được tốt.
2.2. Thời gian:

- Đề tài này được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2009, áp dụng thực nghiệm năm học
2011- 2012 và hoàn thành đề tài năm học 2011- 2012.

Phần B: NỘI DUNG
I.MỤC TIÊU:
- Một nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo viên là làm thế nào để gây được hứng thú
học tập của học sinh ngay từ phút đầu tiên bước vào lớp và bước vào học bài mới. Muốn thế
giáo viên phải có ý thức thường trực là phải thiết kế các hoạt động warm –up sao cho khoa
học, vui nhộn, gây được sự tò mò của học sinh, biết cách lôi kéo học sinh hứng thú ngay từ
phút đầu tiên bước vào bài học.
- Một thực trạng hiện nay là vấn đề vận dụng các hoạt động warm –up chưa được đầu
tư đúng mức và có hiệu quả.
- Học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của bộ môn vì vậy các em ít quan tâm đầu tư
cho môn Tiếng Anh và nếu học sinh có học thì các em chỉ quan tâm đến nội dung bài học chứ
ít quan tâm đến hứng thú học tập bộ môn.
- Về phía giáo viên: do thời gian lên lớp còn hạn chế do vậy giáo viên chỉ làm sao khai
thác cho hết nội dung bài học mà không quan tâm đến hoạt động vào bài và cho rằng hoạt
động này mất nhiều thời gian.
- Từ những thực trạng trên một nhiệm vụ của giáo viên là phải tìm ra những giải pháp
giúp học sinh có hứng thú và tâm thế tốt trước khi bước vào học nội dung bài mới:
+ Định hướng cho học sinh tâm thế vào bài.
+ Định hướng cho học sinh vấn đề có liên quan đến bài mới.
+ Khảo sát, tìm hiểu tâm thế của học sinh khối lớp 8
+ Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, chính xác của thực trạng đó.
+ Đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn của thực trạng trên.
+ Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuyết minh tính mới:
- Để thực hiện đề tài này bản thân tôi tiến hành đưa ra một số thủ thuật warm- up nhằm
gây hứng thú học tập cho học sinh để học sinh tiếp thu kiến thức tốt trong tiết học mà vẫn

đảm bảo thời gian và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Sau đây là 16 thủ thuật
warm –up mà tôi đã đúc kết được qua quá trình giảng dạy:
1. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “ Thing Snatch ” giúp học sinh kiểm tra từ
vựng và rèn kỷ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh đặt biệt là học sinh yếu kém.
(Trò chơi: "Thing Snatch" giống như trò chơi "Cướp cờ" ở Việt Nam)

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

4

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
2. Hình thức “ Warm – up ” nhằm hướng học sinh liên hệ thực tế ở địa phương. Cách giới
thiệu này rất gần gũi với học sinh và diễn ra nơi các em được sinh ra và lớn lên đặc biệt là rất
phù hợp với học sinh đang sống ở miền quê như học sinh trường THCS Mỹ Đức .
3. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Kim’s Game” nhằm giúp học sinh ghi nhớ
nhanh những gì học sinh được nhìn qua.
4. Hình thức “ Warm – up ” sử dụng “ Categorizing ”(Phân loại) nhằm chuẩn bị về kiến
thức cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp .
5. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Bingo” để giới thiệu từ mới.
6. Hình thức “ Warm – up” sử dụng “Brainstorming” nhằm giúp học sinh động não, suy
nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh vực mà giáo viên sắp đưa ra.
7. Hình thức “Warm – up” sử dụng “Câu đố” nhằm tạo sự chú ý của học sinh ngay từ những
phút đầu tiên của tiết học, đồng thời phát triển kỉ năng nghe của học sinh.
8. Hình thức “Warm – up” sử dụng “True / False Prediction ” nhằm giúp học sinh đoán
trước vấn đề .

9 . Hình thức “Warm – up” sử dụng “Guessing game” nhằm ôn lại một số từ vựng liên
quan đến chủ đề của bài học mới .
10. Hình thức “ Warm – up” dùng để thiết lập tình huống, dẫn dắt đưa vào bài học.
11. Hình thức “Warm–up” sử dụng dạng: “Ordering picture prediction ”
12. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Spelling bee”.“Pelmanism” để kiểm tra hoặc
ôn một số từ vựng, điểm ngữ pháp
13. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Noughts and Crosses” nhằm giúp học ôn lại
bài học hoặc điểm ngữ pháp.
14. Hình thức “Warm–up” sử dụng trò chơi “Sentence Arranging/Jumbled sentences” nhằm
giúp học ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các tiết ôn tập.
15. Hình thức “Warm–up” sử dụng “Matching” nhằm giúp học sinh nhớ từ và nghĩa, nhớ
được ngữ pháp và cách dùng, nhớ tranh và nội dung tranh đó…
16. Hình thức “Warm–up” sử dụng bản đồ tư duy nhằm giúp học sinh nhớ thì và dạng bị
động của câu .
- Việc hướng cho học sinh vào bài mới để tạo hưng phấn cho các em về nội dung bài
học là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, nếu giáo viên có
những cách thức hướng học sinh vào bài tốt, thì tiết học sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Các
em hăng say trong quá trình học, hiểu bài nhanh và vận dụng được tốt những kiến thức đã
được tiếp thu. Bên cạnh đó với phương pháp này không những tạo được hứng thú học tập cho
tất cả học sinh mà giáo viên còn rèn cho các em được tính đoàn kết, giúp các em cảm thấy tự
tin khi nói chuyện trước đám đông và nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh trong giờ học cũng
như sau khi học xong.
- Một trong những yếu tố quan trọng để học sinh đạt được kết quả tốt trong việc học bộ
môn Tiếng Anh chính là sự tự tin. Tích cực phát biểu trong giờ học, tham gia thảo luận nhiều
để tạo thói quen nói Tiếng Anh và sự dạn dĩ gây cho các em hứng thú học tập bộ môn. Sự
nhút nhát, rụt rè là nguyên nhân gây cản trở cho các em khi học tập.Chính vì thế bản thân tôi
đã trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp các học học tập bộ môn một cách thoải mái, nhẹ
nhàng ngay từ đầu và giúp các em tiếp thu bài một cách tốt nhất. Điểm mới của đề tài này là
đã thay thế được các cách làm trước đây. Và sau đây là sự so sánh giữa cái cũ và cái mới, cái
trước đây chưa làm được và bây giờ được thay thế bằng các giải pháp mới.

a. Trước khi đổi mới sách giáo khoa:
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

5

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
- Phần “Warm up” hầu như chưa có, chưa được đưa vào nội dung bài học cũng như
trong giáo án giảng dạy của giáo viên. Hoạt động mở bài hầu như không được giáo viên quan
tâm, trước khi dạy bài mới giáo viên thường kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ.
- Việc vào bài bằng cách kiểm tra bài cũ rồi từ đó dẫn dắt vào bài mới sẽ làm cho học
sinh cảm thấy sợ sệt và thụ động vì đa phần học sinh sợ bị kiểm tra bài cũ, vì vậy nếu lấy
cách vào bài này sẽ vô tình làm cho học sinh không thấy hứng thú khi bước vào bài mới.
- Việc vào bài bằng các công việc như vậy thường gây một không khí buồn tẻ, đối
phó, nhàm chán, không tạo một môi trường có hiệu quả cho học tập, đồng thời là cách ổn
định lớp kém hiệu quả nhất.
b. Từ khi đổi mới sách giáo khoa:
- Cùng với phương pháp đổi mới dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới phần giảng dạy các
kỹ năng, đổi mới kiểm tra, đánh giá, phần “Warm up” cũng được chú ý và trở thành nội dung
bắt buộc không thể thiếu trong giảng dạy, cũng như trong giáo án của giáo viên.
- Tuy nhiên vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm như phần nội dung bài mới, giáo
viên cho rằng hoạt động chiếm một khoảng thời gian rất ít so với cả tiết học, không quan
trọng. Vì vậy chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động mở bài, dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa
gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa tạo cho các em “Tâm thế tốt” để vào bài mới.
- Một số giáo viên đã rất chú ý đến hoạt động mở bài , gây được hứng thú tích cực học
tập của học sinh, làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và thoải mái , góp phần nâng

cao hiệu quả của giờ học.
- Tuy nhiên, việc hướng cho học sinh vào bài để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì
giáo viên phải làm như thế nào? Tiến hành ra sao? Các bước ấy có giống hay khác so với các
môn như: Toán, Ngữ văn, Lịch sử...? Đó là thủ thuật, là nét riêng đối với từng giáo viên đang
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
- Là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh bậc trung học cơ sở, ngay từ đầu năm học,
qua bài kiểm tra 1 tiết lần 1 ở các lớp khối 8 , tôi thấy lượng học sinh yếu ở bộ môn tiếng
Anh còn nhiều. Chỉ có 1 số lượng nhỏ học sinh hiểu biết, nói và viết khá lưu loát. Qua
thăm dò, hỏi ý kiến ở 1 số học sinh, các em đều cho rằng bộ môn này khó, khô khan, không
được giao tiếp hằng ngày nên các em chóng quên. Đối với học sinh khối 8, dung lượng kiến
thức ở các bài học nhiều, rải đều ở các phần : bài khóa, ngữ pháp, bài tập thực hành, rèn luyện
kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết…Trên lớp các em thường tiếp thu thụ động , máy móc , không
hiểu mục đích giao tiếp của bài, dẫn đến chất lượng học còn yếu.
Ngoài vấn đề này ra, còn một vấn đề không ít khó khăn nữa, đó là đại bộ phận học
sinh ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, điều kiện học tập của các em chưa được đầy đủ, ý
thức phụ huynh về vấn đề đầu tư cho con em còn nhiều hạn chế, hầu như các em chỉ có quyển
sách giáo khoa mà không có một quyển sách tham khảo hay sách bài tập để giúp các em rèn
luyện kỹ năng thực hành và áp dụng lý thuyết vào thực tế…mà yêu cầu học giỏi bộ môn này
cũng cần sự hỗ trợ của các tài liệu, vật dụng như : từ điển, sách tham khảo, băng hình...nhằm
tạo cho học sinh kỹ năng luyện nghe, luyện tập thực hành nhiều hơn nữa.Vì vậy dẫn đến các
em tiếp thu chậm, học lực không đều.
Để đạt được một giờ học thành công, ngay ở bước họat động đầu tiên của một giờ dạy
là bước mở bài. Giáo viên cần tạo được một không khí học tập thuận lợi cả về mặt tâm lý và
nội dung cho hoạt động tiếp theo đó. Những hoạt động gây hứng thú học tập thường rất ngắn
(5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy thực hiện phần mở bài (Warm -up) để làm gì? và
làm như thế nào để đạt được mục đích? Theo tôi các hoạt động mở bài nhằm mục đích sau :
+ Ổn định ,cho phép học sinh một thời gian để thích nghi với bài học mới .
+ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới .
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy


6

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
+ Gây hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới.
+ Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới.
+ Chuẩn bị về kiến thức cho bài học mới .
+ Tạo tình huống , tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
+ Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp .
+ Tạo không khí lớp học sôi nổi giúp các em tự tin và tham gia các hoạt động một
cách tự nguyện.
Do vậy đối với giáo viên cần phải xác định được hình thức (thủ thuật) vào bài. Tùy theo
mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tùy theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo
viên có thể lựa chọn những hình thức giới thiệu bài mới (“Warm – up”) cho phù hợp.
- Thời gian qua tôi đã thực hiện một số hình thức sau:
* Tạo môi trường thuận lợi cho bài học:
- Chào hỏi học sinh.
- Tự giới thiệu về mình.
- Hỏi chuyện.
- Kể chuyện vui.
* Tạo tư thế chủ động cho học sinh:
- Thăm hỏi học sinh.
- Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu, nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại.
* Ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một
hoạt động nào đó có liên quan đến bài học.
- Nghe một bài nghe ngắn.

- Quan sát tranh , hỏi và trả lời về tranh.
- Chơi trò chơi ngôn ngữ. ( crosswords, noughts & crosses, etc….)
- Làm bài tập mang tính thách đố về từ vựng.
* Chuẩn bị tâm lí và kiến thức cho bài học mới:
- Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở ( eliciting) hay nêu
vấn đề cho cả lớp đóng góp ý kiến ( brainstorming).
- Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới có thể bằng hình thức khác
như sau:
+ Hỏi các câu hỏi có liên quan.
+ Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan.
+ Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp ( đã nêu trên),
dùng vốn kiến thức và nội dung của bài cũ…..
* Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các lý do giao tiếp ( communicative needs) cho các
hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:
- Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh,...).
- Các mẫu chuyện có thật hoặc tự tạo.
7
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
- Các bài đọc ngắn.
- Các bài tập câu hỏi.
- Trong thực tế những hoạt động và thủ thuật vào bài có thể cùng một lúc đáp ứng
nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên nên sáng tạo để có được một cách vào bài sao
cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài.

Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn
đề và giải quyết vấn đề ( problem – solving) hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp
về nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới ( brainstorming). Bằng cách đó giáo viên đã
cùng một lúc gây được sự chú ý với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ,
đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
* Một số gợi ý về các hoạt động mở bài trong chương trình sách giáo khoa :
- Dựa vào tranh ảnh của bài , hỏi, gợi ý về chủ đề mới.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, vật thật tự chuẩn bị thay cho tranh trong sách giáo khoa
để gây hấp dẫn cho học sinh.
- Hỏi kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới.
- Khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh.
- Liên hệ đến chính thực tế của học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi
với học sinh và thay thế các tình huống trong sách nếu cần.
2. Khả năng áp dụng:
* GIẢI PHÁP:
* Với chương trình lớp 8:
- Bước vào bài được thể hiện ở mục Getting started . Mục đích của mục này là để học
sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại
kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp
cần thiết cho các hoạt động bài mới. Giáo viên cần nắm vững ý đồ của các bài tập hoặc yêu
cầu của mục Getting started trong từng bài cụ thể để khai thác một cách uyển chuyển sao
cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình và đạt được mục đích đề ra.
Dưới đây là một số thủ thuật giúp ta không những gây hứng thú cho học sinh, tạo cho
học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, năng động sáng tạo, mà còn giúp ta luyện cho học sinh
bốn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết, thậm chí cả ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm.
Sau đây tôi xin trình bày một số hình thức cho phần giới thiệu bài mới- “Warm – up”.
1. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “ Thing Snatch ” giúp học sinh kiểm tra
từ vựng và rèn kỷ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh đặt biệt là học sinh yếu
kém.
(Trò chơi: "Thing Snatch" giống như trò chơi "Cướp cờ" ở Việt Nam)

Ví dụ : English 8 - Unit 9: A FIRST - AID COURSE
Lesson 1 : Getting started + Listen and read
Để giúp học sinh ôn một số từ vựng ( sterile dressing / bandage , medicated oil, ice,
water pack, alcohol ) giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên , giáo
viên đặt các đồ vật này lên trên ghế / bàn để ở giữa lớp. Giáo viên chia lớp thành hai đội A và
B, chọn 5 học sinh ở mỗi đội tương ứng với 5 đồ vật có tên trên lên bảng và yêu cầu số học
sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau và sau đó giao số cho các học sinh này
(từ 1 đến 5). Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn
học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó, ví dụ khi giáo viên gọi số 3 và tên một đồ vật như
"alcohol" thì hai học sinh mang số 3 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế / bàn.
8
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy
Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật "alcohol" thì sẽ ghi được mười điểm cho đội của mình
và lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra đội nào lấy được nhiều đồ
vật hơn sẽ ghi nhiều điểm hơn và trở thành đội thắng cuộc.
* Lưu ý: - Giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh theo thứ tự từ 1 đến 5.
2. Hình thức “ Warm – up ” nhằm hướng học sinh liên hệ thực tế ở địa phương.
Cách giới thiệu này rất gần gũi với học sinh và diễn ra nơi các em được sinh ra và lớn
lên đặc biệt là rất phù hợp với học sinh đang sống ở miền quê như học sinh trường
THCS Mỹ Đức .
Ví dụ: English 8 - Unit 8 : COUNTRY LIFE AND CITY LIFE
Lesson 1 : Getting started + Listen and read
Ở nội dung bài này giáo viên có thể đặt câu hỏi, hỏi về nơi mà học sinh đang sống : "Hầu
hết các bạn trong lớp ta đều sống ở nông thôn? Em hãy cho biết, gần nơi các em ở có những

loại hình dịch vụ nào? Điều kiện sống của người dân ra sao?, Điều kiện sinh hoạt và học tập
của các em như thế nào so với thành phố?....”
Tuy nhiên giáo viên có thể giúp học sinh so sánh được nhịp sống ở đô thị cũng như ở
nông thôn qua nội dung bài học. Từ đó giúp cho các em có cái nhìn tích cực về nơi mà mình
đang sống, và giúp cho các em có những việc làm, những hành động sống theo lí tưởng, có ý
thức xây dựng và bảo vệ quê hương . Thông qua phần vào bài giáo viên còn giáo dục cho học
sinh phấn đấu học tập để bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp ... Giáo viên có thể áp dụng
theo hình thức sau:
- Giáo viên đưa ra chủ đề qua nội dung bài học: "Country life and city life ".
- Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm nhỏ. Nhóm 1 lập một danh sách về những từ có
liên quan về "thành thị". Nhóm 2 thì ngược lại, lập một danh sách về những từ có liên quan
về " nông thôn ", giáo viên có thể chấm điểm nếu đội nào tìm nhiều chi tiết hơn để khuyến
khích các em.
Ví dụ:
Country life
City life
Peaceful
Noisy
Fresh air
Polluted air
...
...
Còn nơi mà những người thân của Na đang sống thì như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua
cuộc trò chuyện giữa hai bạn Na và Hoa .
- Hoặc để giới thiệu bài mới của bài này ta còn áp dụng hình thức khác như
Crossword puzzle giúp học sinh nhớ từ và phát triển kỹ năng nói cho học sinh
- Giáo viên chọn 2 đội chơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi : Mỗi đội lần lượt chọn các số tùy thích và
trả lời câu hỏi để ghi điểm. Nếu trả lời sai đội bạn sẽ trả lời và ghi điểm.
- Sau cùng giáo viên cộng điểm, đội nào nhiều điểm sẽ là đội chiến thắng.


Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

9

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

Questions:
1/ What’s the weather like in winter?
2. Which word has opposite meaning with “Yes”?
3. How is the air in the city?
4. How are the people in the countryside?
5. Which word has opposite meaning with “short”?
6. A noun has opposite meaning with “similarity”?
7. An adjective which has opposite meaning with “free”?
8. I can stand for the word “and”. Who am I?
9. The word which can stand for “football”?
10. Which word has opposite meaning with “noisy”?
11. What’s the weather like in the summer?
12. An adjective has opposite meaning with “quiet”?
3. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Kim’s Game” nhằm giúp học sinh ghi
nhớ nhanh những gì học sinh được nhìn qua.
Ví dụ :
English 8 - Unit 3 : AT HOME

Lesson 1 : Getting started + Listen and read
đã phôtô, phóng to 6 bức tranh trong sách, tô màu lại cho đẹp và cho học sinh chơi
trò chơi :Kim’s game (What is the girl doing in each picture?)

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

10

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

- Bằng cách này tôi đã gây sự chú ý, tập trung của học sinh và kích thích được nhu cầu
giao tiếp bằng tiếng Anh cho các em. Các em có thể nhìn vào bức tranh và nghĩ ngay đến các
hoạt động bằng tiếng Anh, nhanh chóng đưa ra được các câu :
- She’s washing dishes - She’s making the bed - She’s sweeping the floor
- She’s cooking
- She’s tidying up
- She’s feeding the chickens
11
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy
Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com

Năm học: 2011- 2012
4. Hình thức “ Warm – up ” sử dụng “ Categorizing ”(Phân loại) nhằm chuẩn bị về
kiến thức cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp .
Ví dụ: Khi dạy: English 8 - Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB
Lesson 2:
Speak
Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm .Nhóm 1 đặt một số cụm từ về “Asking for
favors”. Nhóm 2 đặt một số cụm từ “Offering assistance ” đã được cho trước sao cho thích
hợp với dạng câu yêu cầu ,đề nghị , giáo viên có thể chấm điểm nếu đội nào đặt được
nhiều cụm từ đúng hơn sẽ là đội thắng cuộc .
+ Can /Could you help me ,please ?
+ What can I do for you ?
+ Let me help you .
+ I need a favor .
+ Can /Could you do me a favor ?
+ Do you need any help ?
+ May / Can I help you ?
Asking for favors
Offering assistance
Can /Could you help me ,please ?
May / Can I help you ?
- Đây cũng là hoạt động nhóm đoán nội dung của bài học mới nên 100% học sinh đều
có thể thực hiện được.
5. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Bingo” để giới thiệu từ mới:
Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Bingo” để giới thiệu từ mới nhằm tránh
việc cung cấp từ mới cho học sinh theo một cách khuôn khổ, khô khan, không sinh động.
Thông qua “Warm – up” các em có thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi, từ đó giúp học
sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các từ mà các em đã học .
Ví dụ :
English 8 - Unit 3 : AT HOME

Lesson : Listen
Thông qua “Warm – up” chúng ta có thể cung cấp các từ mới sẽ được nghe trong bài
qua trò chơi “ Bingo”. Giáo viên cho học sinh 12 từ chỉ các thức ăn và đọc to các từ này một
lần , sau đó cho học sinh chọn 5 từ trong số 12 từ này và chép chúng vào giấy riêng của mình.
Sau đó giáo viên đọc to các từ này không theo thứ tự. Mỗi lần đọc như vậy học sinh sẽ
khoanh tròn những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ trước nhất sẽ hô
to “Bingo” và là người thắng trò chơi.
BINGO
Chicken , beef , cake , candy ,garlic , noodles ,
bread , rice , ham , peas , green pepper
6. Hình thức “ Warm – up” sử dụng “Brainstorming” nhằm giúp học sinh động não,
suy nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh vực mà giáo viên sắp đưa ra.
Ví dụ :

English 8 - Unit 5: STUDY HABITS
Lesson 3: Read
Giáo viên chia lớp thành hai đội: đội A và đội B, cả hai đội có cùng chung một câu
hỏi. Giáo viên yêu cầu đội nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý đúng sẽ ghi được mười điểm.
Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.
How to improve
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

your English?
12

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

Đội A
Do grammar

huongdanvn.com
Đội B
Read English newspapers

* Possible answers:
+ Speak English to friends in class
+ Read English stories
+ Watch English TV
+ Use a dictionary for reading.
+ Do the homework.
+ Learn to sing English songs.
+ Listen to the English radio program...
* Kết quả: Đây là dạng bài tập ôn lại kiến thức cũ nên đa số các em có thể làm được.
Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng lúc đáp
ứng được nhiều mục đích khác nhau, Vì vậy, giáo viên nên tìm cách sáng tạo để có được một
cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ đặt ra ví dụ : Ngay khi
bước vào lớp giáo viên có thể bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem
- solving) hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của học sinh về một nội dung có liên quan đến
bài cũ và bài mới ( cụ thể như dạy Unit 5- tiết: Read- tiếng Anh 8 giáo viên cũng có thể nêu
vấn đề cách học từ vựng mà học sinh thường làm )
Ways of learning new words
Hơn nữa trong phần mở bài giáo viên cần tạo cho học sinh có cơ hội hỏi lại giáo viên
hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú , phát huy tính tích cực của học sinh. Cần chú ý thay đổi
hình thức vào bài để gây hứng thú cho học sinh.
7. Hình thức “Warm – up” sử dụng “Câu đố” nhằm tạo sự chú ý của học sinh ngay
từ những phút đầu tiên của tiết học, đồng thời phát triển kỉ năng nghe của học sinh.
- Với những hoạt động “warm up” như : Hangman, wordsquare, jumbled – word, kim’s

game, matching..., câu đố cũng là một hình thức khởi động khá hấp dẫn trước khi vào bài
học.
Ví dụ : English 8 – Unit 2 : MAKING ARRANGEMENT
Lesson 3 : Read
Đối với Unit 2 – Making Arrangement- Lesson 3 – Read, trước khi vào bài, nhiều giáo
viên đã dùng tranh ông Alaxander Graham Bell hoặc cái điện thoại để dẫn dắt, giới thiệu bài
mới. Riêng tôi có câu đố cho học sinh như sau :
What is it that does not ask question, but we must answer it ?
(The phone)
(Giáo viên đọc câu đố bằng tiếng Anh, học sinh suy nghĩ trả lời. Nếu thời gian quá hạn
mà học sinh không thể giải đáp được thì giáo viên có thể gợi ý bằng tiếng Việt.)
8. Hình thức “Warm – up” sử dụng “True / False Prediction ” nhằm giúp học sinh
đoán trước vấn đề .
- Giáo viên chuẩn bị một số câu chính trong nội dung bài nghe / đọc lên bảng phụ ( đã
chuẩn bị sẵn ) trong đó có một số câu đúng và một số câu sai.
Ví dụ : English 8 – Unit 11 : TRAVELING AROUND VIET NAM
Lesson 3 : Read
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

13

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
…………1. Nha trang is the seaside resort.
…………2. Dalat is recognized as a world Heritage Site by UNESCO.
………....3. You can visit tribal village in Sapa.

…………4. There are flights from Dalat to Hanoi everyday.
…………5. Ha long Bay is known as the city of Internal Spring.
* Đáp án: 1.T 2.F 3. T 4. F 5.F
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận dự đoán các câu đúng và các câu sai.
- Giáo viên có thể yêu cầu một hay hai nhóm đại diện trả lời. Giáo viên viết lên bảng dự
đoán của học sinh. Trong phần vào bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh nghe băng và kiểm tra
lại dự đoán của mình.
* Kết quả: Việc dự đoán không cần phải tuyệt đối chính xác nên 100% học sinh đều thực
hiện được.
Với cách thức trên sẽ giúp các em hiểu bài nhanh và nắm vững được trọng tâm của bài.
9 . Hình thức “Warm – up” sử dụng “Guessing game” nhằm ôn lại một số từ vựng
liên quan đến chủ đề của bài học mới .
Ví dụ : English 8 – Unit 7 : MY NEIGHBORHOOD
Lesson 3 : Read
- Giáo viên cho định nghĩa và yêu cầu học sinh tìm ra các từ
1. A place where you can buy everything.
2. A place where you can buy vegetable and fruit.
3.
A place where you can buy books.
4 . A place where you can come and eat .
5. A place where you can come to see the movies.

6. A person who comes to the store and buys something.
* Đáp án: 1- Supermarket / Maket ; 2- Grocery ; 3- Bookstore
4- Restaurant ; 5- Movie theater
; 6- Customer
10. Hình thức “ Warm – up” dùng để thiết lập tình huống, dẫn dắt đưa vào bài học:
Đây cũng là hình thức luyện cho học sinh khả năng nói, giao tiếp đối đáp những điều
trong cuộc sống .
Ví dụ : English 8 – Unit 2 : MAKING ARRANGEMENTS

Lesson 4 :
Write
Giáo viên có thể trò chuyện, trao đổi với học sinh về chủ đề “ Điện thoại ” .
T : Have you ever taken a message ?
S : Yes, I have / No, I haven’t.
T : When you take a message , What should be mentioned in the message ?
S : Date , time , who sent , to whom , content.
T : Teacher introduces the leson : Today we’ll learn how to write a telephone message.
11. Hình thức “Warm–up” sử dụng dạng: “Ordering picture prediction ”
Ví dụ : English 8 – Unit 11 : TRAVELING AROUND VIET NAM
Lesson 4 : Write
Giáo viên giao cho mỗi nhóm 8 bức tranh, mỗi bức tranh thể hiện rất rõ nội dung của
câu chuyện. Yêu cầu học sinh đoán và sắp xếp theo trình tự nhất định. Giáo viên có thể yêu
cầu mỗi nhóm trình bày kết quả của mình bằng cách dán các bức tranh theo thứ tự lên bảng
phụ của nhóm.
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

14

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

Sau khi hoàn thành xong, mỗi nhóm đưa kết quả của mình dán trên bảng phụ. Sau đó,
học sinh lật sách ra và kiểm tra lại trước khi vào bài học chính.
* Kết quả: Đây cũng là hoạt động đoán nội dung của bài học mới nên 100% học sinh đều

có thể thực hiện được.
12. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Spelling bee”.
“Pelmanism” để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, điểm ngữ pháp
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

15

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, điểm ngữ pháp .
Ví dụ : : English 8 – Unit 5 : STUDY HABITS
Lesson 5 : Language focus 1
Để ôn lại một số trạng từ chỉ thể cách (Adverds of manner), giáo viên có thể sử dụng trò
chơi “Spelling bee”.
- Giáo viên chuẩn bị mười tấm thẻ tương ứng với mỗi tấm thẻ là một số từ 1 đến 10.
Dưới mỗi tấm thẻ giáo viên ghi 1 tính từ ( trong 5 thẻ ghi 5 tính từ) tương ứng với các tính từ
là các trạng từ ( trong 5 thẻ khác). Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một bạn đứng
lên chọn một lần hai số, nếu dưới hai tấm thẻ đó là cặp tính từ và trạng từ thì đội đó ghi được
10 điểm, nếu không phù hợp thì đội bạn tiếp tục chơi.
1.well 2.fast
6. soft

7. bad

3. badly


4. hard

8. good

9.fast

5. softly
10. hard

* Đáp án: good - well ; fast - fast ; bad - badly ; hard - hard ; soft -softly.
13. Hình thức “Warm – up” sử dụng trò chơi “Noughts and Crosses” nhằm giúp học
ôn lại bài học hoặc điểm ngữ pháp:
Ví dụ : English 8 – Unit 4 : OUR PAST
Lesson 5 : Language focus
Để giúp học sinh ôn lại thì quá khứ đơn, giáo viên chia lớp thành 2 đội “Noughts ”và
“ Crosses”. Học sinh ở 2 đội lần lượt chọn số và đặt câu với 1 động từ mà họ chọn ở hình
thức qúa khứ đơn. Đội nào đặt được nhiều câu đúng sẽ ghi được nhiều điểm hơn và sẽ là đội
thắng cuộc .
(3) sit
(1) do
(2) come
(4) have

(5) be

(7) run

(8) go

(6) eat

(9) see

14. Hình thức “Warm–up” sử dụng trò chơi “Sentence Arranging/Jumbled
sentences” nhằm giúp học ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các tiết ôn tập:
Ví dụ : English8 – Unit: REVISON
Period: 50
Để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ( Simple past tense ; modal verbs ; commands ;
requests and advice in reported speech …), Giáo viên chuẩn bị 5 câu và viết mỗi từ của
những câu này lên 1 tấm bìa cứng, giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số
học sinh được gọi lên bảng, mỗi em 1 từ. Chia lớp thành 2 đội, giáo viên sẽ gọi 5 lượt học
sinh lên bảng, mỗi lượt có số học sinh tương ứng với số từ trong mỗi câu , trong thời gian 30
giây, những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong nhóm để có
một câu hoàn chỉnh. Nhóm nào sắp xếp đúng và đúng thời gian được giáo viên ghi 10 điểm.
Đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc .
. night / watched / I / T.V / last
. strong / enough / He / to / is / box / lift / the
. learn / words / everyday / You / should / the / new
. We / go / foot / school / to / to / used / on
16
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy
Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
. My/ teacher / asked / English / the / me / to/ homework / do
* Đáp án:

. Last night I watched T.V

. He is strong enough to lift the box.
. You should learn the new words everyday.
. We used to go to school on foot.
. My English teacher asked me to do the homework.

15. Hình thức “Warm–up” sử dụng “Matching” nhằm giúp học sinh nhớ từ và nghĩa,
nhớ được ngữ pháp và cách dùng, nhớ tranh và nội dung tranh đó…
Ví dụ:
Unit 12: A VACATION ABROAD
Lesson 4:
READ
- Giáo viên sử dụng tranh và yêu cầu các em kết hợp tranh và tên đã cho.

Statue of Liberty, Mount Rushmore, Wakiki beach,
San Francisco Bay, Chicago, Empire State Building

a/ Chicago

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

b/ Empire State Building

17

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012

c/ Statue of Liberty

e/ Mount Rushmore

d/ Wakiki beach

f/ San Francisco Bay

16. Hình thức “Warm–up” sử dụng bản đồ tư duy nhằm giúp học sinh nhớ thì và dạng
bị động của câu .
Ví dụ:

Unit 13: FESTIVALS
Lesson 4: LANGUAGE FOCUS
Giáo viên vẽ sẵn chìa khóa của phần câu bị động nhưng giáo viên không đưa toàn bộ
bản đồ hoàn chỉnh ra cùng một lúc. Đầu tiên giáo viên đưa ra chìa khóa của bản đồ tư duy là
“Passive form” cho học sinh quan sát. Các nhánh của câu bị động giáo viên muốn ôn lại cho
học sinh là câu bị động của các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và động từ khiếm khuyết. Các
nhánh này giáo viên vẽ và cắt riêng ra từng mảnh trên giấy Rô ki, yêu cầu học sinh nhận dạng
và ghép vào từng nhánh sao cho phù hợp với các thì và dạng của câu bị động.

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

18

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012


huongdanvn.com

17. Hình thức Warm-up sử dụng “Networks” nhằm giúp cho học sinh liên hệ được
những nội dung liên quan đến chủ đề bài học và chủ đề mà giáo viên cung cấp:
Ví dụ:
Unit 6 : THE YOUNG PIONEERS CLUB
Lesson 1: GETTING STARTED
- Giáo viên cho từ chủ đề “Activities that the Ho Chi Minh Young Pioneer and Youth
Organization (Y& Y) participate in” yêu cầu học sinh cung cấp tên các hoạt động có liên
quan đến chủ đề.
- Giáo viên ghi tên chủ đề lên bảng.
- Giáo viên có thể cung cấp thêm tên các hoạt động các em chưa biết sau đó hướng dẫn
các em đọc.

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

19

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

Helping blind people

Plant trees


Helping elderly people

“Activities that the Ho Chi
Minh Young Pioneer and
Youth Organization (Y& Y)
participate in”

Cleaning up the beach

Caring for animals

Helping hanicapped children\

Cleaning the environment

Taking part in sport

18. Hình thức Warm-up sử dụng “jumbled words” nhằm giúp học sinh nhớ được từ
vựng liên quan đến các chủ đề đã học.
Ví dụ:
Unit 1 : MY FRIENDS
Lesson 1: LISTEN AND READ
- Giáo viên cho học sinh 5 hoặc 6 từ ( có thể cùng một từ loại hoặc khác từ loại) trên
bảng.
- Học sinh sắp xếp ký tự để từ có nghĩa.
Ex:
- llat

- tall


- goln
- bonrw
- lycur
- thartsgi
- ondl

- long
-brown
- curly
- straight
- blond

3. Lợi ích kinh tế- Xã hội:
Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp 8, khi áp dụng đưa "Warm – up” vào
các tiết học tôi thấy hiệu quả nổi bật lên rõ rệt, “Warm up” có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh
học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài
học hơn, các em bộc lộ rõ sự thích thú hơn, vui vẻ hơn, nhanh nhẹn hơn trong giờ học. Nhiều
em nhút nhát được động viên, khuyến khích nay tỏ ra bạo dạn hơn. Bước đầu học sinh đã
thích nói Tiếng Anh với Thầy Cô giáo và nói với nhau. Đa số các em đã thích học môn
tiếng Anh , ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng
bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động Chất lượng học tập của các em được nâng
lên rõ rệt so với đợt khảo sát đầu năm.
Khi áp dụng đưa "Warm – up” vào các tiết học,giúp cho việc truyền đạt kiến thức của
giáo viên có hiệu quả nhiều hơn so với trước. Qua phiếu thăm dò thái độ của các em về phần
“Warm up”. 100% các em đều cảm thấy hứng thú với các hoạt động này, khiến các em tích
cực hơn, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, góp phần nâng cao
chất lượng học tập môn Tiếng Anh.
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy


20

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
Trên đây là một số thủ thuật nhằm gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 8 mà
tôi đã áp dụng trong năm học 2011 – 2012 với kết quả như sau :
* Những lớp áp dụng thực nghiệm:
Lớp

SS

Thích phần
warm-up
Sau
TN
79.7
74.6
86.6

Trước
TN

8A2
8A3
8A4


37
37
37

27.0
24.3
35.1

Tăng
%
52.7
50.3
51.5

Không thích phần
warm-up
Trước
TN

73.0
75.7
64.9

Sau
TN
20.3
25.4
13.4

Giảm

%

52.7
50.3
51.5

Hứng thú học bài Không hứng thú học
mới khi có phần
bài mới khi có phần
warm-up
warm-up
Trước
Sau Tăng Trước Sau Giảm
TN
TN
%
TN
%
TN
32.4 86.7
54.3
67.6 13.3
54.3
27.0 77.4
50.4
73.0 22.6
50.4
42.4 91.3
48.9
67.6 8.7

48.9

* Lớp không áp dụng thực nghiệm:

Lớp
8A1

Thích phần
warm-up

SS
37

Trước
TN
32.4

Sau
TN
40.2

Tăng
%
7.8

Không thích phần
warm-up
Trước
TN
67.6


Sau
TN
59.8

Giảm
%
7.8

Hứng thú học bài
mới khi có phần
warm-up
Trước Sau Tăng
TN
TN
%
37.8
47.5 9.7

Không hứng thú học
bài mới khi có phần
warm-up
Trước Sau Giảm
TN
TN
%
62.2
52.5 9.7

* Kết quả sau bài kiểm tra đối với hai lớp 8A2, 8A3, 8A4 sau khi thực nghiệm:

* Kiểm tra 1 tiết lần 1
Lớp TS
8A2
8A3
8A4

37
37
37

Kém
SL %
3
8.1
3
8.1
2
5.4

Yếu
SL
%
6
16.2
6
16.2
8
21.6

TB

SL
20
17
14

%
54.1
45.9
37.8

Khá
SL %
7 18.9
9 24.3
10 27.0

Giỏi
SL %
1
2.7
2
5.4
3
8.1

* Kiểm tra 1 tiết lần 2
Lớp TS
8A2
8A3
8A4


37
37
37

Kém
SL %
2 5.4
1 2.7
0
0

Yếu
TB
SL % SL %
3
8.1 21 56.8
2
5.4 19 51.4
4 10.8 15 40.5

Khá
SL
%
9
24.3
10 27.0
13 35.1

Giỏi

SL
%
2
5.4
5
13.5
5
13.5

Bản thân tôi thấy rằng:
- Khi chưa thật sự đầu tư vào các tiết dạy bằng các thủ thuật warm-up , chỉ dựa vào
sách giáo khoa với phương pháp dạy học mới Phương pháp giao tiếp, thì học sinh trường
THCS Mỹ Đức – một ngôi trường nằm ở một xã khó khăn gặp rất nhiều khó khăn đã không
thể theo kịp mặt bằng huyện về kết quả các bài kiểm tra.
- Sau khi vận dụng các thủ thuật warm-up kết quả trên cho thấy sự tiến bộ rõ nét của
các em học sinh trong quá trình học tập môn Tiếng Anh. Chỉ sau gần một học kỳ các em tiến
bộ hơn rất nhiều, đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú, say mê hơn với bộ môn Tiếng Anh. Với các
21
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy
Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
em giờ học ngoại ngữ không còn nặng nề hay đáng sợ nữa. Với giáo viên giờ dạy theo
phương pháp mới cũng nhẹ nhàng hơn ngay từ những phút đầu vào lớp vì học sinh chủ động,
tích cực tham gia vào quá trình học tập, hăng hái thực hiện những hoạt động dạy học mà thầy
cô đưa ra, không ngại mắc lỗi và kết quả học tập của các em cũng từng bước được nâng lên.
- Khi giáo viên vận dụng những kinh nghiệm của mình vào quá trình giảng dạy giúp

cho học sinh hứng thú hơn với việc học bộ môn. Các em quan tâm hơn, có ý thức và tích cực
hơn đến việc học bộ môn .
- Cùng với sự thay đổi phương pháp dạy, vận dụng những kỹ thuật dạy học tích cực,
bám sát chuẩn kiến thức, giáo viên sử dụng những kinh nghiệm của mình đúc kết được trong
quá trình dạy học đã giúp cho các em nắm vững nội dung trong sách giáo khoa, tiếp thu được
những chủ đề cơ bản của chương trình, khắc sâu kiến thức và ghi nhớ tốt, góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn.

Phần C: KẾT LUẬN
1. Dạy học là cả một nghệ thuật, một quá trình biến đổi từ kiến thức giáo viên truyền
đạt, học sinh lĩnh hội và tiếp nhận trở thành tri thức của mình, từ đó vận dụng vào từng bài
học và vào cuộc sống. Do đó, nếu chúng ta không yêu nghề, yêu trò chúng ta sẽ không thể
thực hiện tốt nghệ thuật này.
Thực chất của việc vận dụng các thủ thuật warm-up cho học sinh lớp 8 trong giờ học
là giúp các em có được hứng thú học tập bộ môn từ đó các em chủ động khai thác, lĩnh hội
kiến thức mới trên cơ sở rèn luyện kỹ năng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, kiến
thức mới đến với các em chủ yếu là thông qua hoạt động nhận thức của bản thân các em, chứ
không phải thông qua lời nói của giáo viên. Tổ chức, hướng dẫn học sinh có hứng thú và tích
cực tham gia các hoạt động học tập ngay từ những phút đầu tiên bước vào lớp học là phương
pháp có hiệu quả nhất, như vậy sẽ ít tốn nhiều thời gian. Chẳng còn con đường nào khác nếu
muốn thật sự đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm phải tiến hành theo từng bước,
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tăng dần chủ động của trò, giảm dần phần giảng và
tăng dần phần hướng dẫn, gợi ý, chỉ đạo của thầy, có như vậy hiệu quả học tập của các em sẽ
cao hơn.
Trên đây là một vài thủ thuật để hướng học sinh vào bài mà tự bản thân đã cố gắng
và nổ lực tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước trong
việc tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh mà mình
đang phụ trách. Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã cố gắng thật nhiều trong công tác đổi mới
phương pháp giảng dạy trong đó có các thủ thuật gây hứng thú cho học sinh thông qua phần
“Warm up” đã nêu ở trên với đối tượng là học sinh lớp 8 trường THCS Mỹ Đức. Mặt dù còn

nhiều thiếu sót, nhưng với cách thức này sẽ giúp học sinh tạo được hứng thú, ham học hỏi, và
vận dụng tốt kiết thức đã học vào thực tiễn… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài nhược
điểm đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với từng kiểu bài khác nhau
thì mới đem lại kết quả tối ưu.
2. Như vậy, việc sử dụng “Warm up” không chỉ tạo không khí vui vẻ, kích thích sự
say mê học tập, nghiên cứu ở mỗi học sinh mà còn là một thủ thuật có khoa học, sáng tạo của
người giáo viên, biết lồng ghép sao cho phù hợp với đề tài bài dạy. Chúng ta cần nhìn
nhận “Warm up” như một việc làm bổ ích cho các đối tượng học sinh. Mặc dù nó mất khá
nhiều thời gian chuẩn bị của người thầy cho việc soạn dạy “Warm up” ở các tiết học. Nhưng
dù sao chúng ta cũng vì thế hệ trẻ tương lai, vì đất nước mai sau, chúng ta cố gắng làm hết
Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

22

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
huongdanvn.com
Năm học: 2011- 2012
sức mình để đầu tư một vốn kiến thức ngoại ngữ nhất định nào đó cho mỗi học sinh. Những
vấn đề được trình bày trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ, chủ quan của riêng tôi trong việc sử
dụng “Warm up” vào các tiết dạy, tuy nhiên đã cho thấy một kết quả khả quan, khắc phục
được những hạn chế thực trạng nêu trên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng môn Tiếng
Anh lớp 8 nói riêng và các lớp khác nói chung.
3. Những kiến nghị:
- Nói chung muốn gây được hứng thú thật sự của các em học sinh trong việc học tập
bộ môn Tiếng Anh để giúp các em khai thác kiến thức một cách có hiệu quả thực sự phải tiến
hành đồng bộ ở tất cả các khối lớp, phải mất nhiều thời gian, phải gây dựng được phong trào
lôi cuốn tất cả các giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh tham gia từ lớp dưới đến lớp trên. Giáo

viên cần phải có kinh nghiệm trong phương pháp dạy học mới, từ đó hướng cho học sinh
hứng thú học tập bộ môn.
- Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về "Một số thủ thuật gây hứng
thú học tập cho học sinh lớp 8 qua phần Warm up trong giờ học Tiếng Anh.” nhằm nâng
cao chất lượng giờ học và thiết lập mối quan hệ Thầy – trò. Mặc dù có nhiều cố gắng song
không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp, chia sẽ thông tin và kinh nghiệm của quý thầy cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và vận dụng trong quá trình giảng dạy đạt
hiệu quả hơn.
Mỹ Đức, ngày 28 tháng 03 năm 2012
Người viết

Huỳnh Thị Thúy

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

23

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(REFERENCES)
1. Sách giáo khoa ; sách giáo viên ; sách bài tập Tiếng Anh 8 – NXB Giáo dục
2. Phương pháp dạy Tiếng Anh THCS – Nhà Xuất bản GD2002- Nguyễn Hạnh Dung.

3. Đối mới phương pháp dạy học THCS – Nhà Xuất bản GD – Phó giáo sư – phó
tiến sĩ – Trần Kiều.
4. Chuyên đề: Lượng hóa kiến thức cơ bản và nâng cao của từng bài giảng khó thành
đơn vị kiến thức và phương pháp truyền thụ từng đơn vị kiến thức đó- Trần Văn Cơ.
5. Chuyên đề: Phương pháp dạy từ vựng- ngữ pháp và đọc hiểu- Phan Văn Thạnh
6. Practical Techniques of Language Teaching. LonDon- Lewis M and Jimmy
Hill – 1990
7. Methodology handbook for English Teachers in Viet Nam- Ron Forseth, Carol
Forseth, Ta Tien Hung & Nguyen Van Do.

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

24

Trường THCS Mỹ Đức


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học: 2011- 2012

huongdanvn.com

Giáo viên: Huỳnh Thị Thúy

25

Trường THCS Mỹ Đức



×