BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông
tin đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng
nhiều, hoạt động của các công ty ngày càng quy mô, đòi hỏi ngày càng nhiều về
trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Từ hệ thống quản lý, vận
hành sản xuất, hoạch toán kinh tế,… tất cả đều phải nhờ vào công cụ là máy tính
và hệ thống mạng máy tính, mới giúp con người có thể làm việc được nhanh
chóng đồng thời giúp lưu trữ dữ liệu được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy
tính là không thể thiếu cho một công ty, cũng như một tổ chức phi kinh tế nào
khác. Không những thế đối với đời sống của chúng ta bây giờ thì việc sử dụng
máy tính và mạng máy tính cũng là một điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy
mà hệ thống mạng máy tính được nghiên cứu và ra đời. Hệ thống mạng máy tính
giúp cho chúng ta có thể thực hiện công việc hiệu quả rất nhiều lần, nó giúp cho
con người có thể chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với nhau một cách dễ dàng, nó cũng
giúp chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin mà rất hiếm khi mất mát hoặc hư
hỏng như khi lưu bằng giấy, giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng… và rất rất
nhiều ứng dụng khác chưa kế đến việc nó giúp cho con người trong hoạt động
giải trí, thư giãn….
Vậy thì làm thế nào để thiết kế một mô hình mạng máy tính đảm báo có
khoa học, dễ vận hành cũng như dễ thay sửa một khi có sự cố xảy ra? Đó là một
yêu cầu lớn đối với những người thiết kế mô hình mạng. Trong bài này, chúng ta
sẽ đi tìm hiểu và phân tích, thiết kế một mô hình mạng của một công ty, qua đó
để trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm cho sau này!
Bài này gồm hai phần chính đó là phần Thiết kế lắp đặt mạng máy tính cho
hệ thống và phần Chia địa chỉ mạng cho các máy tính cũng như các thiết bị
cần dùng, cuối bài là bảng phụ lục chi tiết chia địa chỉ cho các thiết bị sử dụng.
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
1
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
MỤC LỤC
Trang
I: Giả thiết ……………………………………………………………………. 3
II: Các thiết bị cần dùng cho việc thiết kế hệ thống mạng ……………………. 3
III: Xây dựng, thiết kế mô hình mạng, vị trí lắp, tính toán số máy tính và thiết bị
cần sử dụng ……………………………………………………………………. 4
A/ Số máy, dây mạng và nẹp mạng trong phòng ………………………. 4
B/ Thiết kế cho các tầng và cho cả hệ thống …………………………… 7
C/ Tính toán chi phí cho các thiết bị, dây mạng và nẹp mạng ................ 12
IV: Chia địa chỉ mạng ………………………………………………………… 13
V: Phụ lục …………………………………………………………………….. 16
KẾT LUẬN …………………………………………………………………... 17
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
2
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
I: Giả thiết.
Một công ty có 2 tòa nhà, tòa nhà A có 5 tầng, mỗi tầng có 5 phòng, tòa
nhà B có 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng, kích thước của một phòng là: dài 6 mét,
rộng 6 mét, cao 4 mét. Khoảng cách giữa hai tòa nhà là 100 mét. Hệ thống mạng
liên kết với Internet thông qua ADSL
100 mét
A
B
Hình 1: Sơ đồ minh họa hệ thống hai tòa nhà
Yêu cầu:
+ Thiết kế một hệ thống mạng cho hai tòa nhà.
+ Tính toán chi phí cho các thiết bị và dây mạng.
+ Cho dải địa chỉ: 172.1.0.0/16. Chia địa chỉ cho các máy và các thiết bị
theo phương pháp VLSM.
II: Các thiết bị cần dùng cho việc thiết kế hệ thống mạng.
-
: Máy tính để bàn
-
: Modem
-
: Router
-
: Switch 16 cổng
-
: Switch 48 cổng
-
: Switch 24 cổng
-
: Nẹp mạng
-
: Dây mạng
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
3
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
III: Thiết kế lắp đặt mạng máy tính cho hệ thống
A/ Số máy, dây mạng và nẹp mạng trong phòng.
Trước khi thực hiện thiết kế mạng, chia địa chỉ mạng, ta phải biết được số
lượng máy tính và số thiết bị cần sử dụng cho cả hệ thống mạng, cũng như
lượng dây mạng cần dùng cho hai tòa nhà.
Ta có 2 tòa nhà, tòa nhà A có 5 tầng, mỗi tầng có 5 phòng, tức là tòa nhà A có
tất cả 25 phòng. Tòa nhà B có 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng, suy ra tòa nhà B có
12 phòng. Diện tích trong một phòng của hai tòa nhà là như nhau: dài 6m, rộng
6m, cao 4m. Vì vậy ta chỉ cần tính số máy cho một phòng sau đó sẽ tính tổng số
máy và số thiết bị cần dùng cho cả hệ thống mạng của hai tòa nhà.
Hình 2 là sơ đồ minh họa cách lắp đặt máy cho một phòng, với diện tích của
phòng là 36 m2 (dài 6 mét, rộng 6 mét) thì có thể lắp đặt được số máy tính là 20
máy tính. Như vậy, ở tòa nhà A sẽ có tổng số máy là: 20 x 5 x 5 = 500 máy, tòa
nhà B có số máy là: 20 x 4 x 3 = 240 máy.
Dự tính mỗi máy tính sẽ chiếm khoảng 1 m chiều dài và 90cm chiều rộng,
lắp đặt máy theo cách từng cặp một đối diện nhau chia thành hai hàng, mỗi hàng
có 5 cặp máy tính, tức là có 10 máy, cách lắp đặt này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ
vừa tiết kiệm không gian của phòng, vẫn đảm bảo được lối đi lại và một khoảng
trống phía cửa rộng khoảng 1,5 m đủ để chứa một số thiết bị khác khi cần thiết.
Do cơ sở hạ tầng quá phức tạp (hai tòa nhà cách nhau 100 mét) nên hệ thống cáp
cũng được tổ chức cao. Do nhu cầu truyền dẫn tín hiệu cáp dùng cho hệ thống
là loại cáp UTP CAT6, là loại cáp có độ truyền dẫn cao tới 1Gbps.Ngoài ra,
nhằm đảm bảo cho tính thẩm mỹ, gọn gàng của căn phòng, chúng ta sẽ sử dụng
các nẹp mạng để bó các dây mạng lại với nhau khi đi dây và đồng thời chống
nhiễu từ giữa các dây với nhau.
Cặp máy tính gần với Switch nhất (ở hàng đầu tiên, gần với Switch) mỗi
máy cần 3m dây mạng, cả hai máy cần 6 m dây, khoảng cách giữa các cặp máy
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
4
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
trong một hàng là 90 cm, nhưng để thuận tiện cho việc di chuyển, xê dịch máy,
thì bắt đầu từ cặp máy thứ hai ta cộng thêm 1,5 m dây mạng cho một máy, tức là
3m dây cho một cặp. Ở hàng thứ hai cũng tương tự, cặp máy đầu tiên cần 6 m
dây cho một máy, hai máy sẽ là 12 m, và từ cặp thứ hai đến cặp thứ 5 mỗi cặp
lại cộng thêm 3 m dây mạng
Cửa vào
1.5 m
6m
4.5 m
0.5m
2m
1m
2m
0.5m
6m
Chú thích:
: Dây mạng đơn
: Bó dây và nẹp dây mạng
: Switch
Hình 2: Sơ đồ minh họa lắp đặt máy cho một phòng
Suy ra lượng dây mạng cần dùng cho một phòng là:
Hàng thứ nhất: 6 + 9 + 12 + 15 + 18 = 60 (mét)
Hàng thứ hai : 12 + 15 +18 +21 +24 = 90 (mét)
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
5
BT Lớn môn: Mạng máy tính
→
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Cả phòng là : 60 + 90 = 150 (mét)
+ Như vậy, lượng dây mạng cần dùng trong phòng cho tòa nhà A là:
150 x 25 = 3750 (mét)
+ Lượng dây mạng cần dùng trong phòng cho tòa nhà B là :
150 x 12 = 1800 (mét)
Số mét dây mạng cần dùng trong phòng của cả hai tòa nhà là :
3750+ 1800 = 5550 (mét)
Số mét dây mạng ở trên mới chỉ là lượng dây mạng ở trong phòng của cả hai
tòa nhà, còn lượng dây mạng liên kết giữa các Switch chúng ta sẽ tính tiếp ở các
phần sau.
Bây giờ chúng ta sẽ tính đến số nẹp mạng sử dụng trong phòng. Như trong
hình, khoảng cách giữa Switch với tâm của hàng đầu tiên (so với Switch) là 1.5
mét(khoảng màu xanh in đậm), ở khoảng này phải chứa đến 20 dây mạng, vì
vậy ta sẽ sử dụng nẹp mạng loại to để có thể bó được 20 dây mạng trong một
nẹp. Các khoảng còn lại thì chỉ chứa 10 dây mạng trong một nẹp, nên ta dùng
loại nẹp nhỏ hơn. Khoảng cách giữa hai hàng máy tính là 3m, chiều dài nẹp
trong một hàng là 4.5 m, ta có hai hàng.
Số nẹp cần dùng cho một phòng là:
Nẹp to
: 1.5 mét.
Nẹp nhỏ : 3 + 4.5 x 2 = 12 (mét)
Số nẹp mạng cần dùng trong phòng của tòa nhà A ( có 25 phòng) là:
o Nẹp to
: 1.5 x 25 = 37.5 (mét)
o Nẹp nhỏ : 12 x 25 = 300 (mét)
Số nẹp mạng cần dùng trong phòng cho tòa nhà B (có 12 phòng):
Nẹp to : 1.5 x 12 = 18 (mét)
Nẹp nhỏ : 12 x 12 = 144 (mét)
→ Suy ra tổng số nẹp sử dụng trong phòng cho cả hệ thống là :
Nẹp to : 37.5 + 18 = 55.5 (mét).
Nẹp nhỏ : 300 + 144 = 444 (mét) .
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
6
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
B/ Thiết kế cho các tầng và cho cả hệ thống
Vì hai tòa nhà có kiến trúc giống nhau, chỉ khác là tòa nhà B ít hơn tòa nhà A
2 tầng, còn kiến trúc từng tầng thì giống nhau, do đó trong quá trình thiết kế ta
sẽ thiết kế cho tòa nhà A, còn tòa nhà B sẽ làm thiết kế tương tự; và một tầng cụ
thể là tầng 1 của tòa nhà A, các tầng khác và các tầng của tòa nhà B cũng thiết
kế tương tự, chỉ thay đổi một vài thiết bị, ta sẽ nói đến phần sau.
Cửa
Cửa
Ghi chú:
: Dây mạng
: Bó dây và nẹp mạng
: Cửa
: Điểm đục lỗ trên tường
: Switch
Hình 3: Sơ đồ minh họa đặt Switch cho 2 phòng kề nhau trong một tầng
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
7
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Để tiện cho việc lắp đặt và theo dõi sửa chữa, thay thế dây mạng, cũng như
chi phí, ở một tầng ta sẽ sử dụng 3 Switch, bao gồm 2 Switch 48 cổng và một
Switch 24 cổng. Phòng 1, phòng 2 dùng chung một Switch 48 cổng; phòng 3
phòng 4 dùng chung một Switch 48 cổng, riêng phòng 5 dùng một Switch 24
cổng.
Hình 3 minh hoạ cách lắp đặt Switch 48 cổng cho các phòng 1 và 2, 3 và 4
trong một tầng, riêng phòng thứ 5 thì lắp đặt tương tự, chỉ thay thế Switch 48
cổng bằng Switch 24 cổng. Như vậy, ở mỗi tầng chúng ta sử dụng 2 loại Switch
gồm 2 Switch 48 cổng và 1 Switch 24 cổng.
Từ đó ta sẽ tính toán tổng số Switch cần sử dụng để nối các máy
tính trong các tòa nhà.
Đối với tòa nhà A có:
Số Switch 48 cổng: 2 x 5 = 10 (Switch)
Số Switch 24 cổng: 1 x 5 = 5 (Switch)
Đối với tòa nhà B có:
o Số Switch 48 cổng: 2 x 3 = 6 (Switch)
o Số Switch 24 cổng: 1 x 3 = 3 (Switch)
Tổng số Switch cần dùng để kêt nối các máy tính trong phòng của cả
hệ thống là:
Số Switch 48 cổng: 10 + 6 = 16 (Switch)
Số Switch 24 cổng: 5 + 3 = 8 (Switch)
Đối với dây mạng và nẹp dây mạng, ta sẽ cho đi men theo bên ngoài tường,
cách đi như vậy để đảm bảo tính thẩm mỹ cho tòa nhà. Với kiểu đi dây như vậy,
ta phải dùng khoan để đục các lỗ trên tường
Để có thể chia sẻ tài nguyên được thuận tiện và dễ dàng, đối với một tầng
chúng ta sẽ dùng dây mạng để liên kết giữa các Switch với nhau, tạo thành một
Mạng LAN cho mỗi tầng, đối với các tầng khác thì ta sẽ sử dụng Router.Cụ thể
là 3 dây mạng, 3 dây này chúng ta sẽ nẹp chúng đi chung với các dây bên ngoài
( xem sơ đồ Hình 4).
Tính toán số mét dây mạng và nẹp mạng cần dùng để nối các Switch trong
một tầng.
Như đã phân tích, đường đi của dây mạng và nẹp nối các Switch trong một
tầng là men theo bên ngoài tường, Nhìn vào sơ đồ Hình 4 ta thấy Switch đặt ở
phòng số 2 cần 27 mét dây cũng như nẹp mạng, Switch đặt ở phòng số 3 cần 14
mét dây, Switch ở phòng số 5 cần 20 mét dây cũng như nẹp mạng, Switch ở
phòng 2 liên kết với Switch ở phòng 3 cần 14x2+13=41 mét dây mạng, Switch ở
phòng 2 liên kết với Switch ở phòng 5 cần 14+13+20=47 mét dây, Switch ở
phòng 3 liên kết với Switch ở phòng 5 cần khoảng 8 mét dây mạng . Ta sẽ sử
dụng nẹp mạng loại nhỏ để bó chúng lại.
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
8
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Như vậy số dây mạng cần sử dụng để nối các Switch cho một tầng là:
27 + 14 + 20 + 47 + 41 + 8 = 157 (mét)
Số nẹp mạng tương ứng :
14 + 13 + 20 = 47 (mét)
Từ đó ta sẽ tính được số mét dây mạng và nẹp mạng tương ứng của cả 2 tòa nhà.
Dây mạng: 157 x 5 + 157 x 3 = 1256 (mét)
Nẹp mạng (loại nhỏ)
47 x 5 + 47 x 3 = 376 (mét)
14 m
WC
P1
P2
Cầu thang chính
13
m
P5
P4
P3
Cầu thang
phụ
20 m
Ghi chú:
: Modem
: Router
: Switch 16 cổng
: Switch 48 cổng
: Switch 24 cổng
: Dây mạng
: Nẹp mạng
: Điểm đục lỗ trên
tường
: Điểm đường đây lên tầng
: Minh họa các Switch kết nối với nhau
Tòa
nhà
B
Hình 4: Sơ đồ minh họa đi dây và lắp đặt Switch, Router Modem cho tầng 1 tòa nhà A
Hình 4 là sơ đồ lắp đặt thiết bị và dây mạng cho tầng 1 của tòa nhà A. Các
tầng khác cũng như tòa nhà B thì cũng thiết kế tương tự. Sử dụng một Modem
để kết nối hệ thống mạng với Internet, vì hệ thống mạng phức tạp, có nhiều máy,
nhiều Switch, nên ta sử dụng thêm một Router để định tuyến đường mạng cho 2
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
9
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
tòa nhà cũng như giữa các tầng và các phòng. Vì tòa nhà A có số máy và Switch
nhiều hơn tòa nhà B nên ta đặt Modem và Router ở tòa nhà A
Loại Router mà ta sẽ sử dụng là loại Router 4 cổng. Sẽ có hai đầu ra được nối
với hai hệ thống mạng con của hai tòa nhà A, B. Cụ thể là đầu ra thứ nhất sẽ nối
với một Switch 16 cổng, Switch này ta sử dụng để kết nối tất cả các Switch đặt
ở các phòng của tòa nhà A. Tòa nhà A có 15 Switch lắp đặt ở các tầng, do đó ta
sử dụng thêm một Switch 16 cổng để kết nối chúng trước khi nối với Router và
Modem. Tương tự tòa nhà B có 9 Switch lắp đặt ở các tầng, cho nên dùng một
Switch 12 cổng để kết nối chúng với Router, Switch này sẽ cắm vào đầu ra thứ
hai của Router (Xem sơ đồ minh họa Hình 5).
Inter
net
18 m
Tòa
nhà B
Hình 5 : Sơ đồ minh họa đặt Switch ở các tầng
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
10
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Tương tự đối với tòa nhà B, ta thiết kế mô hình 3 tầng mà các tầng được lắp
đặt như ở Hình 6, đặt Switch 12 cổng ở phòng thiết bị, đầu vào được nối với
Router ở tòa nhà A, và sử dụng 9 đầu ra cho 9 Switch ở các tầng.
9m
Ghi chú:
: Router
: Switch 12 cổng
: Switch 48 cổng
Tòa
nhà A
: Switch 24 cổng
: Dây mạng, nẹp mạng
: Dây mạng nối từ Router
Hình 6: Sơ đồ minh họa lắp đặt Switch và đi dây cho tòa nhà B
Bây giờ ta sẽ tính toán số mét dây mạng và nẹp mạng kết nối giữa Modem,
Router và đi lên các tâng. Theo sơ đồ hình 5, ta sẽ dùng khoảng 10 mét dây để
nối giữa Modem với Router, trước khi đi dây ra ngoài để đến các tầng cũng như
đi sang tòa nhà B. Từ tầng 1 lên tầng 2 cần khoảng 4,5 mét dây, lên tầng 3 cần 9
mét dây, lên tầng 4 cần 13.5 mét dây, và lên tầng 5 cần 18 mét dây, mỗi tầng có
3 dây mạng được nối với Switch 16 cổng ở phòng thiết bị.
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
11
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Do đó số mét dây mạng từ phòng thiết bị đến các tầng là :
4.5 x 3 + 9 X 3 + 13.5 x 3 + 18 x 3 = 135 (mét)
Và số mét nẹp mạng cần dùng là 18 mét, ta sẽ sử dụng loại nẹp to để bó
dây.
Ở tòa nhà B thì cũng tương tự, từ tầng 1 lên tầng 2 cần 4.5 mét dây mạng,
từ tầng 1 lên tầng 3 cần 9 mét, mỗi tầng có 3 đường dây mạng. Khoảng cách từ
tỏa nhà A đến tòa nhà B là 100 mét, ta cần khoảng 120 mét dây để kết nối giữa
Router và Switch 16 cổng của tòa nhà này.
Như vậy tổng số mét dây mạng cho tòa nhà B trong trường hợp này là :
4.5 x 3 + 9 x 3 + 120 = 160.5 (mét)
Và số mét nẹp mạng là :
9 + 120 = 129 (mét).
Ta cũng sử dụng loại nẹp nhỏ để luồn dây. Để đàm bảo cho dây được an
toàn và sử dụng được lâu, vì ở đây dây đi ngoài trời.
→ Đối với cả hai tòa nhà :
Dây mạng : 135+160.5 = 295.5 (mét).
Nẹp mạng (Loại to) : 18 (mét).
Nep mạng (Loại nhỏ): 129 (mét).
C/ Tính toán chi phí cho các thiết bị, dây mạng và nẹp mạng
Bây giờ ta sẽ tính toán chi phí cho các thiết bị cũng như dây mạng và nẹp mạng
cần sử dụng cho cả hệ thống.
+ Số thiết bị cần dùng :
Modem : 1 cái.
Router : 1 cái
Switch 16 cổng : 1 cái.
Switch 12 cổng : 1 cái.
Switch 48 cổng : 16 cái.
Switch 24 cổng : 8 cái.
+ Lượng dây mạng và nẹp mạng cần dùng :
Dây mạng : 5550 + 1256 +295.5 = 7101.5(mét).
Nẹp mạng (Loại to) : 55.5 + 18 = 73.5 (mét).
Nẹp mạng (Loại nhỏ) : 444 + 376 + 129 = 949 (mét).
Ngoài ra, ta còn phải dùng đầu bấm mạng để có thể kết nối được giữa dây
mạng với các thiết bị cũng như các máy tính, loại đầu bấm mạng mà ta có thể
dùng là loại đầu mạng RJ 45, loại này bán theo hộp, số lượng 100 cái/1 hộp. Giá
của một hộp đầu mạng RJ 45 hiện nay là: 35000đ/ 1 hộp. Ta có 740 máy tính,
suy ra cần: 740 x 2 = 1480 đầu mạng, giữa cá thiết bị kết nối khác cần dùng
khoảng 100 đầu mạng. Như vậy tổng số đầu mạng ta cần sử dụng là:
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
12
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
1480 + 100 = 1580 (đầu mạng)
Tương đương với 16 hộp đầu mạng cần phải mua
Đối với hệ thống mạng của tòa nhà này, ta nên sử dụng các thiết bị tiêu
chuẩn mới có thể duy trì được hệ thống mạng, vì hệ thống này quá lớn, số lượng
máy tương đối nhiều, cụ thể giá của các thiết bị sẽ được cập nhật ở bảng dưới
đây:
1
2
Tên thiết
bị
Modem
Router
3
Switch
4
Dây mạng
5
Nẹp mạng
6
Đầu mạng
STT
Loại
Draytek
Huawei
48 Cổng
24 Cổng
16 Cổng
12 Cổng
utp CAT6
To
Nhỏ
RJ-45
Đơn vị
Số
Đơn giá
Thành tiền
tính
lượng
1
Cái
3.531.000 3,531,000
1
Cái
2,000,000 2,000,000
16
Cái
1,500,000 24,000,000
8
Cái
1,200,000 9,600,000
1
Cái
2,050,000 2,050,000
1
Cái
2,850,000 2,850,000
Mét
7102
4,000
28,408,000
Mét
74
7,000
518,000
950
Mét
4,000
3,800,000
Hộp
16
35,000
560,000
Tổng tiền:
77,317,000 đ
Bảng thống kê chi phí cho các thiết bị kết nối cũng như dây mạng, nẹp mạng và đầu mạng
cần sử dụng cho hệ thống.
Như vậy, tổng chi phí cho các thiết bị cần sử dụng cho cả hệ thống là
77,317,000 NVD.
IV: Chia địa chỉ mạng
Ta có dải địa chỉ: 172.1.0.0/16
Dải địa chỉ này chia cho hai tòa nhà A, B, với số máy tương ứng của 2 tòa nhà
lần lượt là 500 và 240 máy, và 28 thiết bị kết nối (bao gồm 1 Modem, 1 Router,
16 Switch của tòa nhà A và 10 Switch của tòa nhà B)
Bây giờ ta sẽ tiến hành chia địa chỉ cho 2 tòa nhà A, B và 28 thiết bị.
Ta có dải địa chỉ trên ở dạng nhị phân :
IP Adress
: 10101010.00000001.00000000.00000000 → 172.1.0.0/16
SubNet Mask : 11111111.11111111.00000000.00000000 → 255.255.0.0
Tòa nhà A có số lượng máy nhiều nhất là 500 máy, vì vậy ta sẽ dùng dải địa
chỉ trên chia cho tòa nhà A trước.
A có 500 máy, suy ra 2n – 2 = 500, do đó n = 9, và m = 16 – 9 = 7.
Suy ra :
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
13
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
+ Số Hosts
: 29 = 512 (Host).
+ Số Sub Net
: 27 = 128 (Sub Net).
Số Net ID bây giờ là : 16+7 = 23 (viết tắt là : /23).
Như vậy, số lượng NetID bây giờ chuyển sang phân vùng thứ 3 của dải địa chỉ.
IP và SubNet Mask mới bây giờ là :
IP Adress
: 10101010.00000001.00000000.00000000 → 172.1.0.0/23
SubNet Mask : 11111111.11111111.11111110.00000000 → 255.255.254.0
IP các Sub Net là:
Sub Net 1 : 10101010.00000001.00000000.00000000 → 172.1.0.0/23
Sub Ne t2 : 10101010.00000001.00000010.00000000 → 172.1.2.0/23
Sub Net 3 : 10101010.00000001.00000100.00000000 → 172.1.4.0/23
Sub Net 4 : 10101010.00000001.00000110.00000000 → 172.1.6.0/23
................................
Su Net 128 : 10101010.00000001.11111110.00000000 → 172.1.254.0/23
Từ Sub Net thứ 2 có thể xác định được bước nhảy là 2.
Như vậy ta dùng SubNet 1 cho tòa nhà A. Dùng Sub Net 2 tiếp tục chia cho tòa
nhà B.
Sub Net 2
: 10101010.00000001.00000010.00000000 → 172.1.2.0/23
SubNet Mask : 11111111.11111111.11111110.00000000 → 255.255.254.0
B có 240 máy, tức là : 2n – 2 = 240, suy ra n = 8, và m = 9 – 8 = 1
Suy ra số lượng bit cần dùng làm Host ID là 8 bit, mượn 1 bit còn lại của Host
ID làm Net ID.
- Số Hosts : 28 = 256 (Host)
- Số Sub Net : 21 = 2 (Sub Net)
Số Net ID bây giờ là: 23 + 1 = 24 (/24).
IP và SubNet Mask mới bây giờ là :
IP Sub Net 2 : 10101010.00000001.00000010.00000000 → 172.1.2.0/24
SubNet Mask : 11111111.11111111.11111111.00000000 → 255.255.255.0
IP các Sub Net là :
Sub Net 2.1 : 10101010.00000001.00000010.00000000 → 172.1.2.0/24
Sub Net 2.2 : 10101010.00000001.00000011.00000000 → 172.1.3.0/24
Bước nhảy của Sub Net là 1.
Dùng Sub Net 2.1 cho mạng của tòa nhà B, Sub Net 2.2 tiếp tục chia cho các
thiết bị. Toàn bộ hệ thống mạng cần dùng 28 thiết bị kết nối, tức là :
2n – 2 = 28, suy ra n = 5.
Do đó số bit mà Net ID phải mượn Host ID là 5 bit.
Mỗi Modem, Router và Switch cần có số Host ID là 2, tức là dùng 1 bit làm
Host ID, để tiết kiệm địa chỉ mạng cũng như Sub Net, ta sẽ dùng 2 bit làm Host
ID và mượn 6 bit còn lại làm Net ID.
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
14
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
Vì vậy n = 6 và m = 8 – 6 = 2.
Ta có IP và SubNet Mask của Sub Net 2.2 là :
Sub Net 2.2 : 10101010.00000001.00000011.00000000 → 172.1.3.0/24
SubNet Mask : 11111111.11111111.11111111.00000000 → 255.255.255.0
Sub Net 2.2 có 24 bit làm Net ID và 8 bit làm Host ID. Các thiết bị kết nối dùng
2 bit làm Host ID, do đó có thể mượn 6 bit còn lại của Host ID làm Net ID.
Như vậy số Sub Net và số Host là:
+ Host
: 22 = 4 (Host)
+ Sub Net : 26 = 64 (Sub Net)
Việc mượn 6 bit Host ID làm Net ID, ta thấy Net ID bây giờ chuyển sang phân
vùng thứ 4 của dải địa chỉ.
Suy ra IP Sub Net và SubNet Mask mới bây giờ là:
IP Sub Net 2.2 : 10101010.00000001.00000011.00000000 → 172.1.3.0/30
SubNet Mask : 11111111.11111111.11111111.11111100 → 255.255.255.252
Và các Sub Net mới là:
Sub Net 2.2.1 : 10101010.00000001.00000011.00000000 → 172.1.3.0/30
Sub Net 2.2.2 : 10101010.00000001.00000011.00000100 → 172.1.3.4/30
Sub Net 2.2.3 : 10101010.00000001.00000011.00001000 → 172.1.3.8/30
Sub Net 2.2.4 : 10101010.00000001.00000011.00001100 → 172.1.3.12/30
……………………
Sub Net 2.2.64: 10101010.00000001.00000011.11111100 → 172.1.3.252/30
Ta sẽ dùng 28 Sub Net đầu tiên cấp phát cho 28 thiết bị kết nối của hai tòa
nhà, chi tiết xem thêm bảng phụ lục ở trang cuối.
Dưới đây là bảng chi tiết chia địa chỉ mạng cho hai tòa nhà A, B và hai thiết bị
gồm một Modem (Md) và một Router (Rt). Còn bảng chi tiết địa chỉ mạng của
các Switch (S) xem thêm ở phần phụ lục.
Tên
SN
SL
cần
SL
Hosts
Địa chỉ
IP
Mask
SubNet Mask
A
500
512
172.1.0.0
/23
255.255.254.0
B
240
256
172.1.2.0
/24
255.255.255.0
Md
2
2
172.1.3.0
/30
255.255.255.252
Rt
2
2
172.1.3.4
/30
255.255.255.252
Dải địa chỉ IP
172.1.0.1 172.1.1.254
172.1.2.1 –
172.1.2.254
172.1.3.1172.1.3.2
172.1.3.5172.1.3.6
Broadcast
172.1.0.255
172.1.2.255
172.1.3.3
172.1.3.7
Bảng chi tiết chia địa chỉ mạng cho hai tòa nhà A, B, Modem và Router
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
15
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
V: Phụ lục
Bảng chi tiết chia địa chỉ mạng cho các Switch của hai tòa nhà, ta có số lượng
Switch cần dùng là 26, được đánh thứ tự từ Switch 1(S1) đến Switch 26(S26).
Tên
SN
S1
S2
S3
S4
S5
S6
S7
S8
S9
S10
S11
S12
S13
S14
S15
S16
S17
S18
S19
S20
S21
S22
S23
SL
cần
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
SL
Host
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
SubNet Mask
Dải địa chỉ IP
Broadcast
172.1.3.8
172.1.3.12
172.1.3.16
172.1.3.20
172.1.3.24
172.1.3.28
172.1.3.32
172.1.3.36
172.1.3.40
172.1.3.44
172.1.3.48
172.1.3.52
172.1.3.56
172.1.3.60
172.1.3.64
172.1.3.68
172.1.3.72
172.1.3.76
172.1.3.80
172.1.3.84
172.1.3.88
172.1.3.92
172.1.3.96
Ma
sk
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
/30
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
255.255.255.252
172.1.3.11
172.1.3.15
172.1.3.19
172.1.3.23
172.1.3.27
172.1.3.31
172.1.3.35
172.1.3.39
172.1.3.43
172.1.3.47
172.1.3.51
172.1.3.55
172.1.3.59
172.1.3.63
172.1.3.67
172.1.3.71
172.1.3.75
172.1.3.79
172.1.3.83
172.1.3.87
172.1.3.91
172.1.3.95
172.1.3.99
2
172.1.3.100
/30
255.255.255.252
2
2
172.1.3.104
/30
255.255.255.252
2
2
172.1.3.108
/30
255.255.255.252
172.1.3.9-172.1.3.10
172.1.3.13-172.1.3.14
172.1.3.17-172.1.3.18
172.1.3.21-172.1.3.22
172.1.3.25-172.1.3.26
172.1.3.29-172.1.3.30
172.1.3.33-172.1.3.34
172.1.3.37-172.1.3.38
172.1.3.41-172.1.3.42
172.1.3.45-172.1.3.46
172.1.3.49-172.1.3.50
172.1.3.53-172.1.3.54
172.1.3.57-172.1.3.58
172.1.3.61-172.1.3.62
172.1.3.65-172.1.3.66
172.1.3.69-172.1.3.70
172.1.3.73-172.1.3.74
172.1.3.77-172.1.3.78
172.1.3.81-172.1.3.82
172.1.3.85-172.1.3.86
172.1.3.89-172.1.3.90
172.1.3.93-172.1.3.94
172.1.3.97-172.1.3.98
172.1.3.101172.1.3.102
172.1.3.105172.1.3.106
172.1.3.109172.1.3.110
S24
2
S25
S26
Địa chỉ IP
172.1.3.103
172.1.3.107
172.1.3.111
Bảng chi tiết chia địa chỉ mạng cho các Switch cần sử dụng
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
16
BT Lớn môn: Mạng máy tính
GV hướng dẫn: Trần Đăng Nhàn
KẾT LUẬN
Việc thiết kế, lắp đặt mạng máy tính là một công đoạn hết sức khó khăn, để có
thể thiết kế nên một hệ thống mạng hoàn chỉnh đồng thời có khoa học, đòi hỏi
người thiết kế phải có tư duy cũng như kiến thức về nó. Hệ thống mạng chạy tốt
hay không, duy trì được lâu hay không, thường xuyên gặp trục trặc hay là ít,
điều đó phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiết kế hệ thống mạng có khoa học hay
là không. Việc lắp đặt các thiết bị cũng đòi hỏi sự khoa học, hệ thống mạng có
thể chạy được đều nhờ vào các thiết bị kết nối(Modem, Router, Switch, Hub…),
và như thế việc đặt các thiết bị ở chỗ nào cho hợp lý để có thể phân phát tín hiệu
mạng đều cho tất cả các thiết bị sử dụng, đó cũng là một yêu cầu không nhỏ.
Ngoài ra thì việc lắp đặt hệ thống dây cáp, đường đi dây cũng là một yêu cầu đặt
ra cho người thiết kế, lắp đặt cách đi dây mạng, nẹp mạng phải gọn gàng, không
bị vướng víu trong khi di chuyển, đi lại, và dễ thay thế, sửa chữa khi có sự cố
xảy ra. Lắp đặt hệ thống mạng làm sao để cho dễ quản lý, dễ nâng cấp và hạn
chế sự cố tới mức thấp nhất, đồng thời đảm bảo tính bảo mật cao, đó là cả một
vấn đề đòi hỏi người thiết kế phải hết sức chú ý.
Với kiến thức hiện có của mình, em đã hoàn thành bài tập này, em đã cố gắng
thực hiện như các yêu cầu ở trên khi tiến hành thiết kế mô hình mạng. Tuy
nhiên, trong quá trình làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc cũng sẽ có
những chỗ còn vướng mắc, chính vì vậy, em mong được sự góp ý giúp đỡ của
thầy giáo và bạn đọc, để bài này được hoàn thiện hơn !
Em Xin cảm ơn !
SV: Nguyễn Quốc Giang – Lớp CDT1_K5
17