Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực của học SINH QUA TIẾT THỰC HÀNH SINH HOC 11 bài 33 XEM PHIM tập TÍNH ĐỘNG vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT

***
Mã số:-------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA
TIẾT THỰC HÀNH SINH HOC 11:
BÀI 33. XEM PHIM TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

Người thực hiện: Phan Thị Mộng Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác:


Sản phẩm đính kèm:
Mô hình  Phần mềm- dĩa CD

Phim ảnh Hiện vật khác 

NĂM HỌC 2014 - 2015


GV: Phan Thị Mộng Thu


Trường THPT Đoàn Kết

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
II.
III.
-

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Thị Mộng Thu
Ngày tháng năm sinh: 10/12/1960
Nữ
Địa chỉ khu 4, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0613 696 177
E-mail: mongthudoanket@gmail. com
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị: Đại học sư phạm
Năm nhận bằng: 1985
Chuyên ngành đào tạo: Môn Sinh - Nông


KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 31 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Thiết kế hình ảnh bằng Powerpoint phục vụ cho tiết dạy
+ Thiết kế chương trình học ngoại khóa môn sinh học cho hs khối 11
+ Sơ đồ động: Khai thác - sử dụng - hiệu quả
+ Tạo tiết học thân thiện nhằm phát huy tốt đa tính tích cực của hs
+ Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua các bài tập ô chữ
+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn tập học kì - ôn thi tốt nghiệp THPT môn sinh học 12

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 1


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................ trang 3
II. THỰC TRẠNG KHI NGHIÊN CỨU ................................................................ trang 3
1. Thuận lợi: ........................................................................................................ trang 3
2. Khó khăn: ....................................................................................................... trang 3
3. Số liệu thống kê: .............................................................................................. trang 3
III. NỘI DUNG ........................................................................................................ trang 4
A. Cơ sở lí luận: ................................................................................................. trang 4
B. Biện pháp thực hiện: ....................................................................................... trang 4

1. Xác định phạm vi nội dung bài thực hành. ................................................ trang 5
2. Chọn lựa và tìm kiếm thông tin................................................................... trang 5
3. Thiết kế bài thực hành dựa trên phầm mềm Power Point: .......................... trang 5
a. GV định hướng: ...................................................................................... trang 5
b. Hs tự thiết kế: ......................................................................................... trang 5
4.Sự tương tác phối hợp giữa GV và HS ....................................................... trang 5
5. Kiến thức trọng tâm học sinh cần phải hiểu nhớ ........................................ trang 5
IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ MINH HỌA CỤ THỂ: ......................................... trang 6
Chương II. Cảm ứng: Bài 33. Xem phim về tập tính động vật ........................... trang 6
6. Nội dung bài thực hành ................................................................................... trang 6
a. Một số hình thức học tập ở động vật ........................................................... trang 6
b. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật .................................................. trang 6
c. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất ............... trang 6
2. Các bài báo cáo thuyết trình và hình ảnh; clip minh họa theo tổ nhóm HS .. trang 6
3. Các nhóm HS trao đổi, nhận xét đánh giá và cho điểm ................................ trang 11
4. Các kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ ............................................... trang 12
V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ................................................................................... trang 14
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: .......................................... trang 15
1. Bài học kinh nghiệm: ..................................................................................... trang 15
2. Hướng phổ biến đề tài: .................................................................................... trang 15
3. Đề xuất, kiến nghị: ......................................................................................... trang 15
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................... trang 15

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 2


GV: Phan Thị Mộng Thu


Trường THPT Đoàn Kết

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA
TIẾT THỰC HÀNH SINH HOC 11:
BÀI 33. XEM PHIM TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
****

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở tận dụng và khai thác các
phương tiên thông tin, đặt biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng internet…
- Nhu cầu được học tập của học sinh (nghe, nhìn, khám phá, khai thác, cảm nhận, lĩnh
hội, sáng tạo, chủ động …)
- Nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, nâng cao trách nhiệm của giáo viên bộ
môn đối với học sinh.
- Khai thác tối đa các kĩ năng vận dụng của HS trong tiết học, kiến thức đã học cũng
như nhưng kiến thức mới cần lĩnh hội.
II. THỰC TRẠNG KHI NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi:
- Thông tin trên mạng Internet khá nhiều.
- Được sự nhiệt tình chia sẻ thông tin từ các đồng nghiệp.
- Được sự khuyến khích, ủng hộ của lãnh đạo trường và các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn.
- Hứng thú học tập của hs khi tự mình tìm kiếm và khai thác kiến thức mới.
2. Khó khăn:
- GV phải tốn nhiều thời gian, công sức đầu tư cho tiết thực hành như: lựa chọn
bài và nội dung thích hợp, định hướng học sinh lựa chọn phim, hình minh họa
và cách trình chiếu khi thuyết trình và còn tùy thuộc vào từng đối tượng hs.
- Học sinh chưa quen với phương pháp mới.
3. Số liệu thống kê:
Khi thiết kế tiết thực hành này ở một số lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy (11A1,

11A2,11A10, 11A11, 11A12 năm học 2013-2014-2015). Qua khảo sát kết quả như
sau:
Lớp
Sỉ số Hứng thú học tập
Khả năng khai thác
Hoạt động
kiến thức
của hs
11A1
44
Đa số
Tốt
Sôi nổi
11A2
38
Đa số
Tốt
Sôi nổi
11A10 32
Trung bình
Khá
Ít sôi nổi
11A11 34
Đa số
Tốt
Sôi nổi
11A12 35
Đa số
Tốt
Sôi nổi


Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 3


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

III. NỘI DUNG
A. Cơ sở lí luận:
- Từ đầu năm học 2008 – 2009 Bộ GD-ĐT mới triển khai xây dựng “trường học thân
thiện, học sinh tích cực” nhưng đây không phải là điều quá mới mẻ. Nói như vậy là
bởi vì, khoảng vài năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp
dạy học, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh đến việc yêu cầu học sinh phát huy tính chủ
động, tham gia trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Vì thế, phong trào
“trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực ra là sự phát triển một hoạt động đã
triển khai từ trước đó ở mỗi trường học.
- Từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan
hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người
thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh.
Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là
sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều
kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức
một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên
quan điểm như vậy, khoảng 3 năm trở lại đây, trường THPT Đoàn Kết, tổ Sinh học
đã khuyến khích mọi học sinh phải đọc trước sách giao khoa, nghiên cứu bài mới
trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp
thu và khắc sâu. Điều này góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn

ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể, đồng thời cũng là
cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh, tạo cơ hội để các em tham gia cải
tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn.
- Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua bài thuyết trình là một hướng dạy
học tạo môi trường học tập thân thiện, tiết học thoải mái nhẹ nhàng. Học sinh là chủ
thể trung tâm hoạt động của tiết học, Giáo viên là đạo diễn, các diễn viên là học sinh
sẽ phát huy tối đa tính tích cực của mình trong việc thiết kế các bài tập, với sự háo
hức chờ đợi được học các tiết học do chính bản thân mình trực tiếp tham gia điều
khiển.
B. Biện pháp thực hiện:
- Để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực.
Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường
rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi. Vì thế, việc đổi mới phương
pháp giảng dạy của giáo viên, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất
cả học sinh.Việc cho tất cả học sinh trong lớp tự nghiên cứu tham gia thiết kế bài
học sẽ giải quyết được vấn đề này.
- Trong tiết thực hành giáo viên làm mẫu cho học sinh xem, rồi yêu cầu học sinh lập
lại và viết bài thu hoạch sẽ không khai thác tính chủ động ,sáng tạo của học sinh.
Chính vì vậy tôi đã thiết kế theo hướng ngược lại giúp hs tự tìm kiếm kiến thức
thông qua nội dung định hướng . Tự bản thân học sinh được khám phá, tìm kiếm
kiến thức và vận dụng nó vào bài thuyết trình để lĩnh hội kiến thức mà không cần
viết bài thu hoạch.
Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 4


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết


- Muốn có một tiết thực hành hứng thú, tạo hiệu quả cao giáo viên cần tiến hành các
yêu cầu sau:
1. Xác định phạm vi nội dung bài thực hành
GV cần phải nắm rõ phân phối chương trình, cụ thể nội dung của bài thực hành để
có thể chủ động định hướng cho hs thiết lập bài thuyết trình.
2. Chọn lựa và tìm kiếm thông tin minh họa như hình ảnh hoặc clip phù hợp với
nội dung yêu cầu của bài thực hành.
Yêu cầu phim, clip, hình ảnh minh họa: chất lượng, rõ ràng, chính xác phù hợp với
nội dung và thời lượng của bài thực hành.
3. Thiết kế bài thực hành dựa trên phầm mềm Power Point:
a. GV định hướng:
Trước khi phân công cho từng nhóm GV cần đưa ra quy định chung của một bài
thực hành theo các yêu cầu sau:
- Kết cấu các slide (tính khoa học)
- Màu sắc thiết kế (độ phân giải màu khi trình chiếu)
- Nội dung slide (độ dài ngắn, tính chính xác)
- Phim hình minh họa (cụ thể rõ ràng, dễ nhận dạng…)
- Thời lượng cho phép báo cáo thuyết trình( thời gian cụ thể bao nhiêu phút)
b. HS thiết kế:
Sau khi được sự định hướng của GV về nội dung cần khai thác, HS sẽ họp nhóm
trao đổi và trình bày ý tưởng để thiết kế bài thuyết trình, phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên, sau đó nộp bài cho GV bộ môn thẩm định trước khi báo cáo
trước lớp trong tiết thực hành.
4. Sự tương tác phối hợp giữa GV và HS khi khai thác các kiến thức thông qua
hoạt động trong tiết thực hành.
Nhằm hình thành kĩ năng chuẩn bị bài mới trước ở nhà thông qua việc tham khảo
sách giáo khoa sẽ giúp HS tư duy tốt hơn và tăng hiệu quả nhóm của HS. GV với
vai trò là người cố vấn cần định hướng vấn đề hoặc phản biện vấn đề thông qua các
câu hỏi, từ đó hình thành cho học sinh khả năng trao đổi, tranh luận và kĩ năng tư

duy nhanh.
5. Kiến thức trọng tâm học sinh cần phải hiểu- nhớ khi tham gia thuyết trình và
thảo luận trong tiết thực hành
GV chốt kiến thức trọng tâm cần nhớ trong bảng tóm tắt hoặc sơ đồ để giúp HS nắm
chắc kiến thức, tránh việc HS sau khi tham gia thuyết trình và thảo luận thì không
biết mình đã học gì, nhớ gì!

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 5


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ MINH HỌA CỤ THỂ:
Chương II. Cảm ứng: Bài 33. Xem phim về tập tính động vật
1. Nội dung bài thực hành
a. Một số hình thức học tập ở động vật
- Quen nhờn
- In vết
- Học ngầm
- Học khôn
- Điều kiện hóa
b. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
- Tập tính kiếm ăn
- Tập tính sinh sản
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Tập tính di cư

- Tập tính xã hội: thứ bậc, vị tha
c. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất
- Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn ể đuổi chim chóc phá hoại mùa màng...
- Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng...
- Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. Dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước...
- Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi...
- An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ...
2. Các bài báo cáo thuyết trình và hình ảnh; clip minh họa theo tổ nhóm HS (có
dĩa CD kèm theo)
Một số ví dụ minh họa như sau:
Nội dung 1: Một số hình thức học tập ở động vật

Tập tính quen nhờn

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 6


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Tập tính in vết

Điều kiện hóa hành động

Tập tính học ngầm

Điều kiện hóa đáp ứng


Tập tính học khôn

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 7


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Nội dung 2: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
Tập tính kiếm ăn:

Chim bói cá đang bắt mồi

Báo đang rình mồi

Tập tính bảo vệ lãnh thổ:

Cọp đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ

Cọp đánh dấu lãnh thổ bắng nước tiểu

Tập tính sinh sản:

Ốc đang giao phối

Cá ngựa đang giao phối


Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 8


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Tập tính di cư:

Vịt trời di cư

Cá hồi di cư

Tập tính xã hội:
Tập tính thứ bậc: Con đầu đàn đang bắt nạt
con yếu.

Tập tính vị tha: Ong chúa được ong thợ bảo
vệ

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 9


GV: Phan Thị Mộng Thu


Trường THPT Đoàn Kết

Nội dung 3: Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất

Làm bù nhìn đuổi chim phá lúa

Dạy mèo đi toilet

Huấn luyện chó săn mồi

Dạy thú làm xiếc

Huấn luyện chim ưng săn mồi

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 10


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Huấn luyện chó nghiệp vụ trong an ninh quốc phòng
3. Các nhóm HS trao đổi nội dung của bài thuyết trình sau đó cùng nhau nhận
xét đánh giá và cho điểm chéo các nhóm theo bảng sau:
Lớp:
Tổ:

Nội dung


Hình thức trình
chiếu - 10đ
Tính khoa Màu sắc
học – 5đ
– 5đ

Phim – 5đ
(Rõ ràng,
chính xác)

Hình ảnh – 5đ
Tổng điểm
(Đẹp, chính xác)

Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 11


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

4. Các kiến thức trọng tâm học sinh cần ghi nhớ
Giáo viên sử dụng bài tập ô chữ, sơ đồ hoặc bảng tóm tắt để giúp học sinh nhớ được

nội dung bài thực hành.

Tập tính
kiếm ăn

VD 1. Vào cuối xuân, đầu hạ, sau
những trận mưa rào, ếch nhái kêu vang
vọng ngoài cánh đồng.

Tập tính
bảo vệ
vùng
lãnh thổ

VD 2. Vào mùa hè, cá voi xám sống ở
Bắc băng dương, mùa đông chúng lại
có mặt ở vịnh California.

Tập tính
sinh sản

VD 3. Sóc đất phát tiếng kêu khi phát
hiện kẻ thù nguy hiểm.

Tập tính
di cư

VD 4. Tinh tinh đực đánh đuổi một con
tinh tinh đực lạ.


Tập tính
xã hội

VD 5. Chim gõ kiến dùng mỏ gõ vào
thân cây.

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 12


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Quen
nhờn

Học khôn
Hình
thức
học tập

Học
ngầm

In vết

Điều kiện
hóa


Săn bắn

Chăn
nuôi

Ứng dụng
thực
tiễn

Giải trí

Bảo vệ
mùa
màng

An ninh
Quốc
phòng

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 13


GV: Phan Thị Mộng Thu

Trường THPT Đoàn Kết

Sẽ cộng 2 điểm thưởng dành cho

nhóm tìm ra ô chìa khóa trước
1.Vịt con đi theo “mèo mẹ”( 5KT)

I N V ET
H O CN G A M

2.Học không có ý thức, khi cần
kiến thức được tái hiện. (7KT)

3.Sếu đầu đỏ mùa hè bay về
T A P T I N H D I C U 3.Sế

X A H O I T H U B A C
Đ I E U K I E N H O A
Q U E N N H O N
H O C K H O N

vùng Tam Nông (11KT)
4.Các loài thú thường sống bầy
đàn và có con thủ lĩnh (11KT)
5.Nghe
5.Nghe tiế
tiếng lá
lách cá
cách,
mèo chạ
chạy xuố
xuống bế
bếp(11KT)
6.Th

6.Thảả hòn đá
đá cạnh con rù
rùa nhiề
nhiều
lần, rù
rùa không rụ
rụt đầ
đầu lạ
lại. (8KT)
7.D
7.Dựa và
vào kiế
kiến thứ
thức đã có
có, giả
giải
đượ
được bà
bài tậ
tập đạ
đại số
số mới. (7KT)

V.

HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Thực ra, sáng kiến của tôi không mới, nó chỉ mang tính kế thừa, chủ động phát huy
hơn nữa tính tích cực của học sinh. Thông qua tiết thực hành với nội dung định hướng
của giáo viên, học sinh phải chuẩn bị bài mới thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, tìm

kiếm thông tin minh họa ở nhà. Khi vào lớp, kết hợp kiến thức chuẩn bị, HS dễ dàng
xây dựng bài, kết hợp thảo luận nhóm, HS nhớ bài lâu hơn. Từ đó, sự tương tác hoạt
động của GV- HS, HS- HS sẽ nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Tóm lại với tiết thực hành mà HS tự mình thiết kế; tìm kiếm nội dung và thuyết trình
trước lớp sẽ tạo hứng thú học tập tốt ở học sinh, tiết học sôi nổi hơn, mức độ hiểu bài
sâu hơn. Đặc biệt hình thành cho học sinh kĩ năng nhạy bén, linh động, chủ động trong
phát biểu, xây dựng, tranh luận trong tiết học, giúp học sinh có khả năng thích ứng
nhanh với thực tế cuộc sống sau khi ra trường.

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 14


GV: Phan Thị Mộng Thu

VI.

Trường THPT Đoàn Kết

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

1. Bài học kinh nghiệm:
Muốn tích cực hóa hoạt động học tập của HS thông qua tiết thực hành xem phim tập tính
động vật đạt được hiệu quả mong muốn, theo tôi cần phải:
- Phân công cụ thể và định hướng hoạt động cho từng nhóm học sinh
- Bố cục và nội dung bài thực hành phải chính xác, khoa học, phù hợp.
- Chuẩn bị trước các phương tiện dạy học(máy vi tính, phương tiện trình chiếu…)
- GV phải tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững được một số phần mềm nhằm phục vụ
cho giảng dạy đồng thời có thể chủ động cố vấn, hướng dẫn HS tự thiết kế.

2. Hướng phổ biến đề tài:
- Phát huy tính tích cực của HS trong tiết học hiện nay là một trong những nội dung
đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thông qua
việc thiết kế nội dung bài học, giáo viên đã tạo ra một hệ thống đối tác trong hoạt
động dạy học, giúp tiết học thân thiện,thoải mái.
- HS sẽ là chủ thể không những trong tiết thực hành mà còn tham gia tìm kiếm phát
hiện kiến thức mới trong tất cả các tiết học, đồng thời hình thành và phát triển cho
học sinh kĩ năng phát hiện kiến thức, kĩ năng tự duy và lĩnh hội làm chủ được kiến
thức, kĩ năng làm việc theo nhóm, phát huy được tính chất tập thể và hơn thế nữa
giáo viên đã góp phần hình thành phong cách làm việc năng động sáng tạo cho thế
hệ trẻ.
3. Đề xuất, kiến nghị:
Đối với giáo viên: cần đầu tư cho tiết dạy và học một cách bài bản, chủ động và
sáng tạo trong phương pháp. Đưa và học theo hướng nghiên cứu chuyên đề nhằm
phát huy được tính sáng tạo của học sinh ,giúp học sinh tìm kiếm kiến thức một
cách chủ động, tạo không khí tiết học thân thiện thoải mái , nhẹ nhàng
VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tập huấn giáo viên của bộ giáo dục về đổi mới phương pháp dạy và học
Giáo viên thực hiện

Phan Thị Mộng Thu

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 15


GV: Phan Thị Mộng Thu


Trường THPT Đoàn Kết

Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Đoàn Kết
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---Tân Phú, ngày 18 tháng 04 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2014 – 2015

----------Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA
TIẾT THỰC HÀNH SINH HOC 11: BÀI 33. XEM PHIM TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

Họ và tên tác giả: Phan Thị Mộng Thu
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục ………….. 
Phương pháp giáo dục ……. 

Đơn vị (Tổ): Sinh – Thế dục
Phương pháp dạy học bộ môn

Lĩnh vực khác …………………. 

1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toán mới: 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: 

2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến và hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Phát huy tính tích cực của HS qua tiết thực hành sinh học 11: Bài 33. Tập tính ĐV

Trang 16




×