Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn vận DỤNG cấu TRÚC JIGSAW TRONG dạy học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.16 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
  

Mã số: ……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CẤU TRÚC JIGSAW TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Cao Biên
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học
Lĩnh vực khác: ……………………………
Có đính kèm:
Mô hình 

Đĩa CD(DVD) 

Phim ảnh 

NĂM HỌC 2015-2016





Hiện vật khác 



2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: Nguyễn Cao Biên
2. Ngày tháng năm sinh: 09 - 07 - 1975
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Số 6B, tổ 15, Kp 5, phường Trảng Dài, Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0974668697
6. Fax/Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Dạy học bộ môn Hóa lớp 12A1, 12A5, 11A2, 11A3;
Dạy bồi dưỡng HS giỏi; Chủ nhiệm lớp 12A5.
9. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền
II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Phương pháy dạy học môn Hóa học
III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học

- Số năm có kinh nghiệm: 19 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có gần đây:
Năm học
2014-2015

Tên sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học liên quan thực tiễn


3

VẬN DỤNG CẤU TRÚC JIGSAW TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học hợp tác là một quan điểm dạy học hiện đại, chú trọng phát triển năng
lực chủ động sáng tạo của học sinh. Hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học
điển hình của dạy học hợp tác, đã được nhiều giáo viên áp dụng ở nhiều trường
trên toàn quốc. Trong đó, hoạt động nhóm được các giáo viên vận dụng với nhiều
hình thức, mô hình khác nhau. Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw là một kĩ
năng dạy học có ưu điểm nổi bật là mỗi cá nhân phải nỗ lực hoạt động, giảm thiểu
sự ỉ lại “ăn theo”.
Trong trường THPT Ngô Quyền tỉnh Đồng Nai, các thầy cô giáo dạy bộ môn
Hóa học cũng đã vận dụng thường xuyên phương pháp hoạt động nhóm, tuy nhiên
thường thực hiện ở một vài phần trong một giờ dạy, chưa thực hiện xuyên suốt
trong cả tiết học theo cấu trúc Jigsaw. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn
đề “VẬN DỤNG CẤU TRÚC JIGSAW TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC” làm
đề tài nghiên cứu.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Dạy học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw [7, 20]
Kết cấu hoạt động dạy học theo cấu trúc Jigsaw

Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Chia nhóm và Nhóm chuyên Nhóm hợp tác Đánh giá
Tổng hợp kết
phân
công gia
quả
công việc
Chia lớp thành Thành
viên Thành viên trở - HS làm bài cá Điểm mỗi thành
một số nhóm, cùng chủ đề về nhóm và nhân gồm nội viên được tính
mỗi nhóm lại của mỗi nhóm giảng bài cho dung tất cả các từ điểm cá
phân công mỗi thảo luận với nhau để từng phần của bài.
nhân
(50%),
thành viên chịu nhau
thành viên hiểu - HS đánh giá kết hợp điểm
trách nhiệm 1
hết các phần các thành viên trung
bình
chủ đề (1 phần
của cả bài.
khác
theo nhóm (25%) và
nội dung).
phiếu có sẵn.
đánh giá chéo

theo
phiếu
(25%).
Thời
gian Thời
gian Thời
gian Thời
gian Thời
gian
khoảng 5 phút khoảng 15-20 khoảng 20 phút khoảng 10-15 khoảng 15 phút
hoặc có thể tiến phút
(nếu tiến hành phút.
hoặc có thể tiến
hành trước giờ
trong 1 tiết)
hành sau giờ
học
hoặc 40 phút
học
(nếu tiến hành
trong 2 tiết)
2. Việc vận dụng cấu trúc Jigsaw trong dạy học môn Hóa học tại đơn vị
và đề xuất giải pháp


4

Tại trường THPT Ngô Quyền, các thầy cô dạy bộ môn Hóa học thường
xuyên vận dụng quan điểm dạy học hợp tác với phương pháp điển hình là hoạt
động nhóm. Tuy nhiên các thầy cô chưa vận dụng cấu trúc Jigsaw để thực hiện

toàn bộ nội dung một bài dạy.
Từ thực tế, tôi đề xuất giải pháp: Vận dụng cấu trúc Jigsaw để thiết kế
hoạt động dạy học kiểu bài ôn luyện củng cố kiến thức.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Tên giải pháp: Vận dụng cấu trúc Jigsaw để thiết kế hoạt động dạy học
kiểu bài ôn luyện củng cố kiến thức.
- Tôi đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Thiết kế hoạt động dạy học một số bài ôn luyện củng cố kiến thức theo cấu
trúc Jigsaw.
- Dạy thực nghiệm theo giáo án đã thiết kế.
1. Giáo án thực nghiệm thứ nhất
Lớp 11 Cơ bản: Bài 5. Tiết 7, 8
LUYỆN TẬP: AXIT - BAZƠ - MUỐI - PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Củng cố kiến thức về phản ứng trao đối xảy ra trong dd các chất điện li.
2.Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình dạng ion và ion rút gọn.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đế pH và môi trường axit, trung
tính, kiềm.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu bài tập.
III. Tổ chức hoạt đông dạy học
Bước 1. (Khoảng 5 phút hoặc tiến hành trước giờ học) Chia lớp thành 7 hoặc 8
nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu 1 chủ
đề.
Chủ đề 1: Viết phương trình điện li, tính nồng độ của ion trong dung dịch
1. Chất điện ly mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra
ion.

a. Axit mạnh
- Axit không có oxi: HCl, HBr, HI.
- Axit có oxi: HClO4; HClO3; H2SO4; H2SeO4; HNO3, ...
b. Bazơ mạnh : là bazơ của tất cả các KLK, 1 số KLKT (Ca, Sr, Ba).
c. Hầu hết các muối như NaCl, CuSO4, KNO3 ….


5

2. Chất điện ly yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có 1 số phân tử hòa tan
phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Các axit yếu : H2S, H2CO3, CH3COOH,H2SO3, HF, HOCl …
- Các bazơ yếu như Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Ni(OH)2,…
- Một số muối tan như HgCl2, Hg(CN)2…
Bài tập 1. Viết phương trình điện li của các chất sau: HNO3, LiOH, NaClO;
K3PO4; Fe2(SO4)3; Clorua vôi (muối hỗn tạp) CaOCl2.
Bài tập 2. Viết phương trình điện li của các chất sau: HF, HgCl2, Hg(CN)2.
Bài tập 3. Viết phương trình điện li của các chất sau: H2SO4, H3PO4, Al(OH)3,
Zn(OH)2.
Bài tập 4. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau (bỏ qua sự điện li
của nước):
a. Hòa tan 200 g CuSO4.5H2O vào 300 ml nước tạo ra dung dịch có D = 1,25 g/ml.
b. Hoà tan 1,60 g Fe2(SO4)3 và 6,96g K2SO4 vào nước để được 1,5 lít dung dịch.
ĐS. a. CM Cu2+ = CM SO42- = 2M
b. CM Fe3+ = 0,0053M; CM K+ = 0,053M; CM SO42- = 0,035M
Chủ đề 2. Viết phương trình phản ứng dạng ion
Các chất tan tốt và điện li mạnh thì viết dạng ion, còn lại viết dạng phân tử.
Bài tập 5. Viết phương trình hóa học dạng ion của các phản ứng khi cho các chất
sau phản ứng với nhau trong dung dịch.
HCl + Ba(OH)2

MgCO3 + HCl
BaCl2 + NaHSO4
NaOH + Al(OH)3
NaHCO3 + HCl
NaHCO3 + NaOH
Ca(HCO3)2+ Ca(OH)2
Bài tập 6. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2, NaOH,
KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, HCl. Viết phương trình ion xảy ra (nếu có).
Chủ đề 3. Bài tập tính [H+]; pH của dung dịch thường gặp
- Axit mạnh 1 nấc: HI, HBr, HCl, HNO3...
+ C ban đầu axit >> 10-7  Bỏ qua sự điện li của nước ; [H+] = C ban đầu
+ Cban đầu axit ≈ 10-7  Phải tính đến sự điện li của nước.
Giải phương trình: [H+].[OH-] = (C ban đầu axit + x) .x = 10-14.
với x = [OH-]
+ C ban đầu axit << 10-7  Bỏ qua sự điện li của axit ;
[H+] ≈ 10-7
Với axit H2SO4: xem như điện li mạnh 2 nấc.
- Bazơ mạnh 1 nấc: ROH (R là kim loại kiềm)
+ C ban đầu bazơ >> 10-7  Bỏ qua sự điện li của nước ; [OH-] = C ban đầu
+ C ban đầu bazơ ≈ 10-7  Phải tính đến sự điện li của nước.
Giải phương trình: [H+].[OH-] = x .(C ban đầu bazơ+ x) = 10-14


6

với x = [H+] ;
+ C ban đầu bazơ << 10-7  Bỏ qua sự điện li của bazơ:
[H+] ≈ 10-7
Với bazơ Ba(OH)2, Sr(OH)2, Ca(OH)2: xem như điện li mạnh 2 nấc.
Bài tập 7. Tính pH của các dung dịch axit mạnh sau:

a. Dung dịch HCl 0,15M
b. Dung dịch H2SO4 0,05M
ĐS.
a. 0,82 b. 1
Bài tập 8. Tính pH của dung dịch HNO3 10-9 M ở 25oC.
ĐS. ≈ 10-7
Bài tập 9. Tính pH của dung dịch HCl 10-7 M ở 25oC.
ĐS. ≈ 6,79
Bài tập 10. Tính pH của dung dịch KOH 10-9 M ở 25oC.
ĐS. ≈ 10-7
Bài tập 11. Tính pH của dung dịch KOH 10-7 M ở 25oC.
ĐS. ≈ 7,21
Chủ đề 4. Bài tập pha loãng, cô đặc, trộn lẫn dung dịch axit mạnh, dung dịch
bazơ mạnh
a. Pha loãng, cô đặc
- Khi pha loãng hay cô đặc dung dịch axit mạnh, số mol H+ của axit được bảo toàn
(phải tính toán theo lượng H+, rồi suy ra lượng OH-)
n H+ = Vdd trước.C H+ trước = Vdd sau.CH+ sau
Pha loãng dd axit: pH của dung dịch tăng; cô đặc dung dịch axit: pH của dung dịch
giảm. (Môi trường càng axit, pH càng giảm).
- Khi pha loãng hay cô đặc dung dịch bazơ mạnh, số mol OH - của bazơ được bảo
toàn (phải tính toán theo lượng OH- , rồi suy ra lượng H+)
n OH- = Vdd trước . C OH- trước = Vdd sau . C OH- sau
Pha loãng dung dịch bazơ: pH của dung dịch giảm; cô đặc dung dịch bazơ: pH của
dung dịch tăng. (Môi trường càng bazơ, pH càng tăng).
b. Trộn lẫn
- Dung dịch axit với dung dịch axit: n H+ sau = n H+ dd 1 + n H+ dd 2
 V dd sau . CH+ dd sau = Vdd 1 CH+ dd 1 + Vdd 2 . CH+ dd 2
- Dung dịch bazơ với dung dịch bazơ: nOH- sau = nOH- dd1+n OH- dd2
 V dd sau.COH- dd sau = Vdd1.C OH- dd 1 + Vdd 2 .C OH-dd2

Bài tập 12. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 250 ml dung dịch HCl 0,4M để
được dung dịch có pH = 1?
ĐS. 750 ml
Bài tập 13. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 50 ml dung dịch NaOH 0,2M để
được dung dịch có pH = 13?
ĐS. 50 ml
Bài tập 14. Dung dịch bazơ mạnh có pH = 12, cần thêm mấy thể tích nước vào 1
thể tích dung dịch này để được dung dịch có pH = 11?
ĐS. 9


7

Bài tập 15. Trộn 1 thể tích dung dịch NaOH pH = 11 với 2 thể tích dung dịch
Ba(OH)2 pH =13. Tính pH dung dịch thu được.
ĐS. 12,83
Chủ đề 5. Bài toán cho dung dịch axit mạnh tác dụng với dung dịch bazơ
mạnh
- Dung dịch axit (A) với dung dịch bazơ (B): xảy ra phản ứng trung hòa
H+ + OH - → H2O
+ Nếu dung dịch sau pư là dung dịch trung tính (pH = 7)  H+ và OH- phản ứng
vừa đủ.
n H+ dd A = n OH- dd B 
VA . C H+ = VB . C OH+ Nếu dung dịch sau phản ứng là dung dịch axit (pH << 7)  H+ dư, OH- hết
n H+ dd sau = n H+ dd A - n OH- dd B = V dd sau . CH+ dd sau
 V A . C H+ – VB . C OH- = (VA + VB ). CH+ dd sau
+ Nếu dung dịch sau phản ứng là dung dịch bazơ (pH >> 7)  H+ hết, OH- dư
n OH- dd sau = n OH- dd B - n H+ dd A = Vdd sau . COH- dd sau
 VB . C OH- – V A . C H+ = (VA+ VB ). C OH- dd sau
Bài tập 16. Cần trộn dung dịch axit mạnh A có pH = 3 với dung dịch bazơ mạnh

B có pH = 12 theo tỉ lệ thể tích bao nhiêu để thu được dung dịch C có pH = 10?
ĐS. VA = 9 VB
Bài tập 17. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03
M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là bao nhiêu?
ĐS. 2
Bài tập 18. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với
400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X.
Giá trị pH của dung dịch X là bao nhiêu?
ĐS. 2
Bài tập 19. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với
100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M, thu được dung
dịch X. Dung dịch X có pH là bao nhiêu?
ĐS. 13
Chủ đề 6. Bài tập vận dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch
Trong 1 dung dịch, tổng điện tích của các tiểu phân = 0 , nghĩa là tổng số đơn vị
điện tích cation = tổng số đơn vị điện tích anion.
Bài tập 20. Dung dịch A có chứa a mol Cu2+, b mol Al3+, c mol SO42-, d mol NO3-.
Biểu thức quan hệ giữa a,b,c,d là gì?
Bài tập 21. Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+; 0,4 mol Fe3+; x mol NO3- và 3x mol
Cl-. Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam chất rắn?
ĐS. 97,8 gam
Bài tập 22. Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na +; 0,02 mol SO42- và x mol OH-.
Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là


8

0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li
của H2O) là bao nhiêu?
ĐS. 1

Bước 2. (Khoảng 20 phút) Thành viên cùng chủ đề của mỗi nhóm thảo luận với
nhau.Trong thời gian này, GV theo dõi và hỗ trợ học sinh để tất cả mọi thành viên
đều nắm chắc kiến thức ở chủ đề đã được phân công.
Bước 3. (Khoảng 40 phút) Thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau (mỗi chủ
đề 6,7 phút, để từng thành viên hiểu hết các phần của cả bài
Bước 4. (Khoảng 15 phút) Học sinh làm bài kiểm tra theo đề và đánh giá các thành
viên khác trong nhóm theo phiếu do giáo viên thiết kế trước.
Bài kiểm tra
1. Chọn phương trình ion thu gọn ứng với phản ứng giữa các chất sau:
ZnS + HCl →
A. Zn2+ + 2Cl- → ZnCl2
B. S2-+ 2H+ → H2S
C. Zn2+ + 2 Cl-+ S2-+ 2 H+ → ZnCl2 + H2S
D. ZnS + 2 H+ → Zn2+ + H2S
2. Hòa tan 0,01 mol H2SO4 vào nước được 4 lít dung dịch có pH là
A. 2,3
B.11,7
C. 2,6
D. 11,4
3. Dung dịch bazơ mạnh có pH = 12 cần pha loãng bao nhiêu lần để được dung
dịch có pH = 10?
A. 0,01
B. 10
C. 90
D. 100
4. Dung dịch H2SO4 có pH = 1 (ddA), dung dịch NaOH có pH = 13 (ddB). Trộn
2,75 lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B. pH của dung dịch thu được là:
A. 2,3
B. 2
C. 11,7

D. 12
2+;
3+
5. Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca 0,4 mol Fe , x mol NO3- và 3x mol Cl-. Cô
cạn dung dịch được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 108,4
B. 69,4
C. 97,8
D. 72,95
Trả lời: 1....

2....

3....

4....

5....

Phiếu đánh giá (HS đánh giá chéo)
Họ tên người đánh giá: .........................................................
(Đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao: 0 đến 10)
Họ tên người được Giảng bài Giảng bài Nhiệt
Hỗ
trợ Tổng
đánh giá
chính xác dễ hiểu
tình, trách thêm các điểm
khoa học
nhiệm

thành
viên khác
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3...


9

Bước 5. Tổng hợp kết quả
- Điểm cá nhân làm bài kiểm tra: Kết quả từ bài làm của mỗi học sinh (Đ1)
- Điểm trung bình bài kiểm tra nhóm: Tính tổng điểm bài kiểm tra của cả nhóm
chia cho số thành viên. (Đ2)
- Điểm đánh giá chéo cá nhân: Kết quả từ phiếu đánh giá (Đ3).
- Điểm tổng kết: ( Đ1.50% + Đ2 25% + Đ3.25%) : 3
Giáo viên có thể chấm bài và tổng hợp kết quả sau giờ học. Nếu tiến hành
trong giờ học, cần sự hỗ trợ của các em để kịp thời gian bằng cách cho học sinh
chấm bài chéo và chọn 6 em trong 6 nhóm giúp phần tính điểm.
2. Giáo án thực nghiệm thứ hai
Lớp 12 Cơ bản: Tiết 4, 5. LUYỆN TẬP ESTE VÀ CHẤT BÉO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về este và lipit.
2. Kỹ năng
Giải bài tập về este.
II. Chuẩn Bị
GV: Phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
Bước 1. (Khoảng 5 phút hoặc tiến hành trước giờ học) Chia lớp thành 7 hoặc 8
nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu 1 chủ

đề.
Chủ đề 1. So sánh chất béo và este về: Thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu
tạo phân tử và tính chất
Este
Chất béo
Thành phần nguyên tố
Đặc điểm cấu tạo
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Chủ đề 2. Bài tập về khái niệm, đồng phân, danh pháp este, chất béo
Bài tập 1. Một este đơn chức X có tỉ khối so với oxi là 3,125. Tìm công thức
phân tử của X
Bài tập 2. Viết CTCT este có công thức phân tử C4H8O2. Gọi tên chúng.
Bài tập 3. Viết CTCT chất béo mà phân tử có chứa đồng thời gốc axit stearic và
axit oleic. Gọi tên chúng.
Chủ đề 3. Bài tập thủy phân este
Thường dùng pp bảo toàn và tăng giảm khối lượng
Ví dụ:
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
m este pư + m NaOH P/Ư = m muối + m R’OH


10

m este pư + m NaOH ban đầu = m rắn + m R’OH
số mol RCOOR’pư =
số mol RCOOR’pư =

m


MUOI

M Na

- m ESTE
- MR '

m ran - m NaOH
M R COO - M OH

Bài tập 4. Đem 4,2 gam este hữu cơ đơn chức no X xà phòng bằng dung dịch
NaOH dư thu được 4,76gam muối. Công thức của X là
A.CH3COOCH3
B.CH3COOC2H5
C. HCOOCH3
D. HCOOC2H5
Bài tập 5. Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 6H10O4. Thuỷ
phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi
nhau. Công thức của X là
A. CH3OCO-CH2-COOC2H5.
B. C2H5OCO-COOCH3.
C. CH3OCO-COOC3H7.
D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5
Bài tập 6. Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một chất béo thu được 46 gam
glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H31COOH và C17H33COOH.
C. C17H33COOH và C15H31COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Chủ đề 4. Bài tập thủy phân este đặc biệt

- Xà phòng hóa este đơn chức tạo ra 2 muối, H2O ( n este đơn chức : n NaOH = 1 : 2) 
este của phenol
- Xà phòng hóa este tạo ra 1 sản phẩm duy nhất  este vòng
- Xà phòng hóa este tạo ra ancol không bền, chuyển thành anđehit hoặc xeton
hoặc axit (phản ứng với NaOH tạo ra muối)
Bài tập 7. Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C 9H10O2. Cho X tác
dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH2C6H5
B. HCOOC6H4C2H5
C. C6H5COOC2H5
D. C2H5COOC6H5
Bài tập 8. Cho 0,15 mol một đồng phân Z (C5H8O2) tác dụng vừa đủ với dung
dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan (Z có
mạch C không phân nhánh). Vậy công thức cấu tạo của Z là:
A. CH3 – CH2 – COO – CH = CH2
B. CH3 – COO – CH = CH2
C.
D.
CH2

O

CH2

CH2

C

O


CH2

O

CH2

C
CH2

CH2

O


11

Bài tập 9. Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn
hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể

A. CH3–COO–CH=CH2
B. H–COO–CH2-CH = CH2
C. H–COO–CH=CH–CH3
D.CH2 = CH–COO-CH3
Bài tập 10. Cho các chất sau:
(1) CH3-CO-O-C2H5;
(2) CH2=CH-CO-O-CH3 ;
(3) C6H5-CO-O-CH=CH2;
(4) CH2=C(CH3)-O-CO-CH3
(5) C6H5O-CO-CH3

(6) CH3-CO-O-CH2-C6H5.
Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với NaOH đun nóng không thu được
ancol?
A. (1) (2) (3) (4)
B. (3) (4) (5)
C. (1) (3) (4) (6)
D. (3) (4) (5) (6)
Chủ đề 5. Bài tập đốt cháy este
a. Kĩ năng tính chỉ số C, H trong phân tử este (A) CxHyOz
n CO
VCO
nC
=
=
Số C = x =
;
nA
nA
VA
2

Số H = y =

2

2.n H2 O
2.VH2O hoi
nH
=
=

nA
nA
VA

b. Kĩ năng tính số mol este
nESTE (1- ∆ ) = n H O - n CO ; ∆ là độ bất bão hòa của este
c. Kĩ năng tính khối lượng este
meste = 12 n CO + 2 n H O + 16 × z × neste
d. Áp dụng cho este no, mạch hở, đơn chức CxH2xO2 (Δ = 1)
2

2

2

CxH2x O2 + (

2

3x
− 1 ) O2  x CO2 + x H2O
2

n CO = n H O ; meste = 14 n CO + 32 neste; neste = (meste - 14 n CO ) : 32 = 1,5 n CO - n O cháy
Bài tập 11. Đốt một este hữu cơ X thu được 13,2gam CO2 và 5,4 gam H2O. X
thuộc loại
A. este no hở đơn chức.
B. este có một liên kết đôi C=C chưa biết mấy chức.
C. este mạch vòng đơn chức.
D. este hai chức no hở.

Bài tập 12. Đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam một este X no, đơn chức, mạch hở thu
được 4,48 lít khí CO2 (đktc). CTPT của X là
A. C2H4O2..
B. C3H6O2.
C. CH2O2.
D. C4H8O2.
Bài tập 13. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO 2 và H2O hơn
kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung
dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,15.
C. 0,30.
D. 0,18.
2

2

2

2

2

2


12

Bài tập 14. Đốt cháy hoàn toàn 9,71 gam hỗn hợp 2 este no, mạch hở, đơn chức
hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử, thu được 0,465 mol CO2. % khối

lượng của este có phân tử khối lớn hơn là
A. 56,86.
B. 43,13.
C. 68,28.
D. 84,9.
Chủ đề 6. Bài tập điều chế este
Bài tập 15. Cho phản ứng CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 +H2O. Để
phản ứng xảy ra với hiệu suất cao thì
A. lấy dư axit hoặc rượu.
B. thêm axit sunfuric đặc.
C. chưng cất este ra khỏi hỗn hợp.
D.tất cả các phương án đều đúng.
Bài tập 16. Cho dãy chuyển hóa sau:
Phenol
phenyl axetat
Y (hợp chất thơm). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. anhiđrit axetic, natri phenolat.
B. axit axetic, phenol.
C. anhiđrit axetic, phenol.
D. axit axetic, natri phenolat.
Bài tập 17. Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H 2SO4 đặc làm xúc
tác) đến khí phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất
của phản ứng este hóa là
A. 50 %.
B. 75 %.
C. 55 %.
D. 62,5 %.
Bước 2. (Khoảng 20 phút) Thành viên cùng chủ đề của mỗi nhóm thảo luận với
nhau.Trong thời gian này, GV theo dõi và hỗ trợ học sinh để tất cả mọi thành viên
đều nắm chắc kiến thức ở chủ đề đã được phân công.

Bước 3. (Khoảng 40 phút) Thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau (mỗi chủ
đề 6,7 phút, để từng thành viên hiểu hết các phần của cả bài
Bước 4. (Khoảng 15 phút) Học sinh làm bài kiểm tra theo đề và đánh giá các thành
viên khác trong nhóm theo phiếu do giáo viên thiết kế trước.
Bài kiểm tra
1.
Tỉ khối hơi của este no, đơn chức, mạch hở X so với không khí bằng 2,55.
Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2 .
B. CH2O2.
C. C3H6O2
D. C4H8O2.
2.
Công thức của glixeryl trioleat là
A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
3.
Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có
khối lượng là
A. 8,2 gam.
B. 8,56 gam.
C. 3,28 gam.
D. 10,4 gam.
4.
Cho các chất sau : CH3-COOCH=CH2 ; CH2=CH-Cl ; CH3-CHCl2 ; CH3CCl3 ; (CH3COO)2CH-CH3; CH3COOCH=CH-CH3. Hãy cho biết có bao nhiêu
chất khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được muối và anđehit?
A. 5

B. 6
C. 4
D. 3


13

5.
Một este X tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức. Đốt cháy hòan toàn
1,76g X thu được 1,792 lit (đktc) khí cacbonic. CTPT của X là
A. C3H8O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2.
6.
Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H 2SO4
đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 62,50 %.
B. 50,00 %.
C. 40,00 %.
D. 31,25 %.
Trả lời: 1....

2....

3....

4....

5....


Phiếu đánh giá (HS đánh giá chéo)
Họ tên người đánh giá: .........................................................
(Đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao: 0 đến 10)
Họ tên người được Giảng bài Giảng bài Nhiệt
Hỗ
trợ Tổng
đánh giá
chính xác dễ hiểu
tình, trách thêm các điểm
khoa học
nhiệm
thành
viên khác
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3...
Bước 5. Tổng hợp kết quả
- Điểm cá nhân làm bài kiểm tra: Kết quả từ bài làm của mỗi học sinh (Đ1)
- Điểm trung bình bài kiểm tra nhóm: Tính tổng điểm bài kiểm tra của cả nhóm
chia cho số thành viên. (Đ2)
- Điểm đánh giá chéo cá nhân: Kết quả từ phiếu đánh giá. (Đ3)
- Điểm tổng kết: ( Đ1.50% + Đ2. 25% + Đ3.25%) : 3
Giáo viên có thể chấm bài và tổng hợp kết quả sau giờ học. Nếu tiến hành
trong giờ học, cần sự hỗ trợ để kịp thời gian bằng cách cho học sinh chấm bài chéo
và chọn 6 HS trong 6 nhóm giúp phần tính điểm.
3. Giáo án thực nghiệm thứ ba
Lớp 12 Cơ bản: (Giờ tăng tiết)
LUYỆN TẬP CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIDRAT
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:
- Cấu tạo của các loại cacbohiđrat điển hình.
- Các tính chất hoá học đặc trưng của các loại cacbohiđrat và mốt quan hệ giữa
các loại hợp chất đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các
loại cacbohiđrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học thông qua giải
các bài tập luyện tập.
- Giải các bài tập hoá học về hợp chất cacbohiđrat.
Trọng tâm: Tính chất vật lí và hóa học của các cabohiđrat đã học.


14

II. Chuẩn Bị:
GV: Phiếu bài tập.
III. Tổ chức hoạt đông dạy học
Bước 1. (Khoảng 5 phút hoặc tiến hành trước giờ học) Chia lớp thành 7 hoặc 8
nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu 1 chủ
đề.
Chủ đề 1: Bài tập thành phần cấu tạo
Bài tập 1. Đốt cháy hoàn toàn một gluxit A chỉ chứa gốc glucozơ thu 5,6 lít CO 2
(đktc) và 4,5 g H2O. Tìm công thức phân tử của A.
ĐS. C6H12O6
Bài tập 2. Đốt cháy một gluxit A chỉ chứa gốc glucozơ thu được 3,36 lít CO 2
(đktc) và 2,475 g H2O. Tìm công thức phân tử của A.
ĐS. C12H22O11
Bài tập 3. Xenlulozơ trong sợi bông có khối lượng phân tử trung bình là
1750.000 đvC. Số gốc glucozơ có trong loại xenlulozơ đó là bao nhiêu ?
ĐS. 10802

Chủ đề 2. Bài tập về tính chất oligo-polisaccarit (phản ứng thủy phân)
Bài tập 4. Một loại tinh bột có M= 3.106 đvC. Nếu thuỷ phân 0,25 mol tinh bột
thì thu được bao nhiêu kg glucozơ?
ĐS. 833,33
Bài tập 5. Thủy phân hoàn toàn 25,65 gam một cacbohidrat X thu được 27 gam
glucozơ duy nhất. Tìm CTPT của X.
ĐS. C12H22O11
Bài tập 6. Thủy phân hoàn toàn 12,96 gam một cacbohidrat X thu được 14,4
gam glucozơ duy nhất. Tìm CTPT của X.
ĐS C12H22O11
Chủ đề 3. Bài tập về tính chất ancol đa chức
Bài tập 7. Cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic có xúc tác, thu được 30,75
gam este và 15 gam axit axetic. Tìm công thức của este.
ĐS. [C6H7O2(OH)(OCOCH3)2]n
Bài tập 8. Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml)
cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat. (Biết
lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
ĐS. 70 lít.
Bài tập 9. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ
trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Tính giá trị của
m.
ĐS. 26,73.


15

Chủ đề 4. Bài tập về tính chất andehit-xeton
Bài tập 10. Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 dư.
Tính khối lượng Ag tách ra biết hiệu suất phản ứng là 70%.
ĐS. 22,68g

Bài tập 11. Cho 6,12 g hỗn hợp glucozơ và saccarozơ tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 3,24 g kết tủa Ag. Khối lượng (gam)
glucozơ và saccarozơ lần lượt là
A. 1,8 và 4,42.
B. 5,4 và 0,72.
C. 3,6 và 2,52.
D.2,7 và 3,42.
Bài tập 12. Tính thể tích khí H2 ở đktc cần để khử 81 gam glucozơ.
A. 11,2 lít
B. 5,6 lít
C. 10,08 lít
D. 8,96 lít
Bài tập 13. Chia hỗn hợp glucozơ và tinh bột thành hai phần bằng nhau
Phần I: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4g kết tủa Ag.
Phần II: Thuỷ phân, trung hoà sản phẩm rồi cho tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam kết tủa Ag.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, % khối lượng của glucozơ và tinh bột lần
lượt là
A. 62,5 và 37,5. B. 84,5 và 15,5. C. 75 và 25.
D. 30 và 70.
Chủ đề 5. Bài tập về phản ứng lên men
Bài tập 14. Tính khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để
tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72%
và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).
ĐS. 4,5 kg.
Bài tập 15. Điều chế từ m gam gỗ chứa 60% xenlulozơ thành rượu etylic, sau
phản ứng thu được 200 ml dung dịch rượu etylic 40 0. Tính m biết hiệu suất quá
trình là 70%, drượu = 0,8g/ml.
ĐS. 268,32
Bài tập 16. Điều chế từ 1 tấn gỗ chứa 50% xenlulozơ thành ancol etylic. Tính thể

tích ancol etylic 400 tạo thành biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml,
hiệu suất quá trình điều chế là 65%.
ĐS. 576,77 lít
Chủ đề 6. Bài tập về phản ứng quang hợp, sản xuất
Bài tập 17. Nếu 1 phút 1cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời và chỉ
10% được sử dụng để tổng hợp glucozơ. Hỏi thời gian cần để 100 lá xanh diện
tích mỗi lá là 10cm2 sản xuất được 67,5 g glucozơ. Biết tổng hợp 1 mol glucozơ
cần 673 kcal năng lượng mặt trời.
ĐS. 84,124 giờ
Bài tập 18. Tính thể tích không khí ở đktc cần cung cấp để tổng hợp được 22,5 g
glucozơ, biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí.
ĐS. 56000 lít
Bài tập 19. Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Tính thể tích không khí ở
đktc để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 1 gam tinh bột.
ĐS. 2765,43 lít


16

Bài tập 20. Tính lượng đường thành phẩm (chứa đường nguyên chất và tạp chất)
thu được từ 500 lít nước mía có nồng độ đường 7,5%, d = 1,103g/ml. Biết chỉ
70 % đường nguyên chất kết tinh và trong đường thành phẩm chứa 2% tạp chất
ĐS. 29,54 kg
Bước 2. (Khoảng 20 phút) Thành viên cùng chủ đề của mỗi nhóm thảo luận với
nhau.Trong thời gian này, GV theo dõi và hỗ trợ học sinh để tất cả mọi thành viên
đều nắm chắc kiến thức ở chủ đề đã được phân công.
Bước 3. (Khoảng 40 phút) Thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau (mỗi chủ
đề 6,7 phút, để từng thành viên hiểu hết các phần của cả bài
Bước 4. (Khoảng 15 phút) Học sinh làm bài kiểm tra theo đề và đánh giá các thành
viên khác trong nhóm theo phiếu do giáo viên thiết kế trước.

Bài kiểm tra
1/
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.050.000
(u). Vậy số mắc xích của glucozơ có trong phân tử xenlulozơ trên là:
A. 25.000
B.27.000
C.30.000
D.35.000
2/
Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được
dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,60.
B. 2,16.
C. 4,32.
D. 43,20.
3/
Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V
lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 60
B. 24
C. 36
D. 40
4/
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%.
Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2, thu
được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550.
B. 810.

C. 650.
D. 750.
5/
Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có đủ lượng CO 2 cho phản
ứng quang hợp tạo ra 500 gam tinh bột thì cần thể tích không khí là
A. 140266,7 lít
B. 1382716,05 lít C. 1492600 lít
D. 1382666,7 lít
Trả lời: 1....

2....

3....

4....

5....

Phiếu đánh giá (HS đánh giá chéo)
Họ tên người đánh giá: .........................................................
(Đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao: 0 đến 10)
Họ tên người được Giảng bài Giảng bài Nhiệt
Hỗ
trợ Tổng
đánh giá
chính xác dễ hiểu
tình, trách thêm các điểm
khoa học
nhiệm
thành

viên khác
Thành viên 1
Thành viên 2


17

Thành viên 3...
Bước 5. Tổng hợp kết quả
- Điểm cá nhân làm bài kiểm tra: Kết quả từ bài làm của mỗi học sinh) (Đ1)
- Điểm trung bình bài kiểm tra nhóm: Tính tổng điểm bài kiểm tra của cả nhóm
chia cho số thành viên. (Đ2)
- Điểm đánh giá chéo cá nhân: Kết quả từ phiếu đánh giá. (Đ3)
- Điểm tổng kết: ( Đ1.50% + Đ2 25% + Đ3.25%) : 3
Giáo viên có thể chấm bài và tổng hợp kết quả sau giờ học. Nếu tiến hành
trong giờ học, cần sự hỗ trợ để kịp thời gian bằng cách cho học sinh chấm bài chéo
và chọn 6 HS trong 6 nhóm giúp phần tính điểm.
4. Giáo án thực nghiệm thứ tư
Lớp 11 Cơ bản: Tiết 19, 20.
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA
CHÚNG
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Củng cố tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng của N 2, NH3, muối NH4+,
muối NO3-, photpho và hợp chất của photpho.
2.Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập.
II. Chuẩn Bị
GV: Phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt đông dạy học

Bước 1. (Khoảng 5 phút hoặc tiến hành trước giờ học) Chia lớp thành 7 hoặc 8
nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu 1 chủ
đề.
Chủ đề 1. Tóm tắt, so sánh một số tính chất cơ bản của nitơ và photpho, hợp
chất quan trọng của chúng.
NITƠ
PHOTPHO
Cấu hình e nguyên tử
Độ âm điện
Cấu tạo phân tử
Các số oxi hoá có thể

Tính chất hoá học:
-Tính khử
Tác dụng oxi
-Tính oxi hoá
Tác dụng H2


18

Tác dụng kim loại
mạnh
NH3

Muối amoni

Tính chất vật lý
Tính chất hoá học
Điều chế

Nhận biết
Chủ đề 2. Tóm tắt, so sánh một số tính chất cơ bản của hợp chất quan trọng
của nitơ và photpho.
HNO3
H3PO4
Công thức cấu tạo
Số oxi hóa, cộng hóa
trị của nguyên tố N, P
Tính axit
Tính oxi hóa
Nhận biết
Muối nitrat
Muối photphat
Tính tan trong nước
Tính chất hóa học:
- Tác dụng với axit
- Tính oxi hóa
- Nhiệt phân
- Nhận biết
Chủ đề 3. Viết phương trình hóa học, hoàn thành chuỗi phản ứng
a. Hãy viết phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).
4
NH3

1
2

N2
10


5

3
NO

6

NH4Cl

11

NO2
H

12
13

NH3
H

7

14
HNO3
H
17

8
NH4NO3
9

Cu(NO3)2
3

15

N2
N2O
H
KNO3

16

KNO2

b. Cho các chất sau: khí oxi, canxi đihiđrophotphat, axit nitric, canxi photphat, axit
photphoric. Hãy sắp xếp các chất này thành 1 chuỗi phản ứng để điều chế phân bón
supephotphat đơn.


19

Chủ đề 4. Bài tập tính oxi hóa mạnh của axit nitric
Ngoài cách dựa vào phương trình hóa học để tính toán, còn có thể dựa theo sự bảo
toàn electron
Tổng số mol e cho = Tổng số mol e nhận
Tổng ne nhận của nitơ = 1n NO2 + 3 n NO + 8 n N2O + 10 n N2 + 8 n NH4+
Bài tập 1. Cho C tác dụng với dd HNO 3 thu được hỗn hợp khí có 0,1 mol NO và
0,2 mol NO2 (không có sản phẩm khử khác). Khối lượng C đã pứ là :
A. 3,2g
B. 2,4 g

C. 2,8g
D. 1,5g
Bài tập 2. Cho bột nhôm tác dụng với dd HNO3 có dư thu 0,3 mol N2 và 0,1 mol
NO (không có sản phẩm khử khác). Khối lượng bột Al là
A. 27g
B. 29,7g
C.36g
D.số khác
Bài tập 3. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit
HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2) và dung dịch Y
(chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá trị của V

A. 2,24.
B. 4,48.
C. 5,60.
D. 3,36.
Bài tập 4. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra
2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O.
B. NO2.
C. N2.
D. NO.
Chủ đề 5. Bài tập oxit P2O5, axit H3PO4 tác dụng với dung dịch bazơ
Ví dụ H3PO4; P2O5 tác dụng với NaOH
Xét T = T < 1
T=1
12< T < 3 T = 3
nNaOH : nP
Thu

NaH2PO4 NaH2PO4 NaH2PO4 Na2HPO4 Na2HPO4 Na3PO4
được
H3PO4 dư
Na2HPO4
Na3PO4
Chú ý
Dư axit
thì
tạo
muối axit

3
Na3PO4
NaOH dư
Dư bazơ
thì
tạo
muối
bazơ
Bảo toàn nguyên tố P: x1 + x2 = n p ; Bảo toàn nguyên tố Na: 2x1 + 3x2 = n Na
Bài tập 5. Cần bao nhiêu mol NaOH để chuyển hóa hoàn toàn 28,4 gam P 2O5
thành muối natri monohidro photphat ?
A. 0,4 mol B. 0,8 mol C. 0,2 mol D. số khác
Bài tập 6. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu
được có các chất:
A. K3PO4, K2HPO4.
B. K2HPO4, KH2PO4.
C. K3PO4, KOH.
D. H3PO4, KH2PO4.

Bài tập 7. Cho 14,2 gam P2O5 và 5,4 gam H2O vào 50 gam dd NaOH 32%. Nồng
độ phần trăm của dd sau pứ là
A. 40,8%
B. 20%
C. 14,2%
D. số khác
Bài tập 8. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M,
thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là


20

A. KH2PO4 và K3PO4.
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4 và H3PO4.
D. K3PO4 và KOH.
Bước 2. (Khoảng 20 phút) Thành viên cùng chủ đề của mỗi nhóm thảo luận với
nhau.Trong thời gian này, GV theo dõi và hỗ trợ học sinh để tất cả mọi thành viên
đều nắm chắc kiến thức ở chủ đề đã được phân công.
Bước 3. (Khoảng 40 phút) Thành viên trở về nhóm và giảng bài cho nhau (mỗi chủ
đề 8 phút, để từng thành viên hiểu hết các phần của cả bài
Bước 4. (Khoảng 15 phút) Học sinh làm bài kiểm tra theo đề và đánh giá các thành
viên khác trong nhóm theo phiếu do giáo viên thiết kế trước.
Bài kiểm tra
1.
Phương trình hóa học viết đúng là:
A. 2N2 + 5O2
2N2O5
B. 4NH3 + 5O2
4NO + 6H2O

C. 2NH3 + 3CuO
N2 +3H2O + 3Cu
D. 3P + 2Ca
Ca2P3
2.
Phát biểu sai là:
A. Khí amoniac không màu, mùi khai, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong
nước.
B. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và axit.
C. Photpho trắng không tan trong nước, tan trong một số dung môi như C6H6, CS2.
D. Axit photphoric được dùng trong sản suất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
(phân lân), muối photphat.
3.
Nhiệt phân muối X thu được oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi. X là muối
A. Ca(NO3)2 .
B. Hg(NO3)2.
C. Cu(NO3)2.
D. KNO2.
4.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết
thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào
một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít
khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5.
B. 10,5.
C. 12,3.
D. 15,6.
5.
Trộn lẫn dung dịch NaOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M thu được
muối trung hòa. Giá trị thể tích dung dịch NaOH có thể phù hợp là

A. 0,12 lít.
B. 0,14 lít.
C. 0,18 lít.
D. 0,05/3 lít.
Trả lời: 1....

2....

3....

4....

5....

Phiếu đánh giá (HS đánh giá chéo)
Họ tên người đánh giá: .........................................................
(Đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao: 0 đến 10)
Họ tên người được Giảng bài Giảng bài Nhiệt
Hỗ
trợ Tổng
đánh giá
chính xác dễ hiểu
tình, trách thêm các điểm
khoa học
nhiệm
thành
viên khác
Thành viên 1
Thành viên 2



21

Thành viên 3...
Bước 5. Tổng hợp kết quả
- Điểm cá nhân làm bài kiểm tra: Kết quả từ bài làm của mỗi học sinh) (Đ1)
- Điểm trung bình bài kiểm tra nhóm: Tính tổng điểm bài kiểm tra của cả nhóm
chia cho số thành viên. (Đ2)
- Điểm đánh giá chéo cá nhân: Kết quả từ phiếu đánh giá. (Đ3)
- Điểm tổng kết: ( Đ1.50% + Đ2 25% + Đ3.25%) : 3
Giáo viên có thể chấm bài và tổng hợp kết quả sau giờ học. Nếu tiến hành
trong giờ học, cần sự hỗ trợ để kịp thời gian bằng cách cho học sinh chấm bài chéo
và chọn 5 HS trong 5 nhóm giúp phần tính điểm.

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tôi lựa chọn 165 học sinh ở các lớp có sĩ số và trình độ tương đương nhau,
trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai, để tiến hành thực nghiệm. Trong đó 82 học
sinh được dạy theo giáo án thực nghiệm và 83 học sinh được dạy theo dạy theo
giáo án truyền thống để đối chứng.
Tôi đã thực nghiệm, cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm điểm, rồi xử lí số liệu
theo phương pháp thống kê toán học.
Bảng điểm trung bình XTB, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên
V, đại lượng kiểm định T
Lớp
TN
ĐC

XTB
7.22 ± 0.17
6.27 ± 0.2


S2

S

V

T

2.35

1.53

21.22

3.67

3.22

1.79

28.65

Chọn α = 0,05 với k = 82 + 83 - 2 = 163; Tα,k = 1,98
Ta có T = 3.67 > Tα,k, vậy sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa.
(Chú thích: TN: thực nghiệm; ĐC: đối chứng)
* Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ
chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng;

- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy
chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn;
- Hệ số kiểm định T > T α, k. Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chứng tỏ học sinh được nghiên cứu bài học theo cấu trúc Jigsaw có khả năng
hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn.
* Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Quan sát trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học và trò chuyện với học sinh
sau giờ dạy, tôi nhận thấy:
- Học sinh hào hứng học tập theo phương pháp mới hơn;
- Học sinh năng động hơn;
- Không có học sinh nào còn ỉ lại vào thành viên khác;


22

- Ngoài rèn luyện năng lực chuyên môn, còn rèn luyện được nhiều cho học
sinh năng lực xã hội, năng lực phương pháp và năng lực cá thể.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Cơ sở lí luận và thực thế áp dụng đã khẳng định tính đúng đắn cũng như tính
khả thi của đề tài. Việc sử dụng cấu trúc Jigsaw vào dạy học giúp cho học sinh cảm
thấy hào hứng trong quá trình lĩnh hội tri thức, giảm thiểu tối đa sự ỉ lại, phù hợp
với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ năng động và
sáng tạo.
Cấu trúc Jigsaw có thể được sử dụng trong tất cả các kiểu bài và phát huy
hiệu quả cao hơn ở kiểu bài ôn luyện củng cố.
Trong thời gian có hạn, tôi chỉ mới vận dụng cấu trúc Jigsaw vào một số bài
học kiểu ôn luyện củng cố kiến thức. Hướng phát triển của đề tài là vận dụng vào
nhiều bài luyện tập hơn và vận dụng vào cả kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới.



23

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn phát triển năng lực
thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn hóa học cấp
THPT, Lưu hành nội bộ.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường
ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Cương và cộng sự (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Cương và Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học Tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Sửu (2005), Tài liệu bài giảng lớp cao học Lí luận và phương pháp

dạy học Hóa học, Lưu hành nội bộ.
8. Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
---------------------------------------------------------------------------------------NGƯỜI THỰC HIỆN

NGUYỄN CAO BIÊN


24


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày 18 tháng 05 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2015 - 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG CẤU TRÚC JIGSAW TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC
Họ và tên tác giả: NGUYỄN CAO BIÊN
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào 1 trong các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học

- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: .............................................

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong ngành

1.
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
Đề ra giải pháp hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn




-

Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2.
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao


-

Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3.
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
SKKN
CHUYÊN MÔN
HIỆU TRƯỞNG


25

Nguyễn Cao Biên
Trần Ngọc Hùng

Nguyễn Duy Phúc



×