Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn hóa học thpt rượu lợi HAY hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.37 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC
Mã số:…………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ

RƯỢU: LỢI
HAY HẠI?
Người thực hiện: Dương Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa Học 
Lĩnh vực khác:…………….. 
Có đính kèm: các sản phẩm không thể hiện trong bảng in
 Mô hình  Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I/ Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: Dương Thị Hồng
2. Sinh ngày: 10/07/1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ : 7C/23 khu phố 3, phường Trảng Dài - Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613511420,

DĐ 0988859913.



6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Hóa học, lớp 10A2, 10A3, 10A1,
12A7, chủ nhiệm lớp 10A1, bồi dưỡng học sinh giỏi 10.
9. Nơi công tác: Tổ Hóa. Trường THPT Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai.
II/ Trình độ chuyên môn
1. Học vị: Thạc sĩ
2. Năm nhận bằng: 2016
3. Chuyên nghành đào tạo: LL&PP dạy học bộ môn Hóa học
III/Kinh nghiệm đào tạo
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa
2. Năm vào nghành: 2005
3. Số năm kinh nghiệm: 10
4. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Phương pháp cân bằng nhanh phản ứng oxi hóa- khử.
- Hóa học vui.
- Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học thông qua việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.
- Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong chuyên đề: “Nước – một phần
tất yếu của cuộc sống”


CHUYÊN ĐỀ: RƯỢU: LỢI HAY HẠI?
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu đời, nhâm nhi rượu, bia đã trở thành một thói quen phổ biến của nhiều

người ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ngày xưa, rượu trước tiên dùng trong lễ

nghi: vô tửu bất thành lễ. Trong đời thường, rượu trong tiệc tùng, ăn uống, bạn bè
gọi là nhậu. Người đàn ông Việt Nam xưa nay tự cho rằng Nam vô tửu như kỳ vô
phong, và lắm người tự hào mình là đệ tử của Lưu Linh, một nhân vật văn học nổi
tiếng về tửu lượng. Rượu, bia xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong bữa ăn gia đình,
trong các buổi họp mặt bạn bè, trong những cuộc bàn bạc làm ăn và cả ở trong
những bữa tiệc sang trọng.
Rượu là một loại thức uống khá phổ biến, nó rất được mọi người ưa chuộng
trong những bữa tiệc, buổi họp mặt, … Người ta thích uống rượu cũng do nhiều lý
do. Rượu có thể là cầu nối giữa các mối quan hệ xung quanh ta. Tuy vậy có những
người lại nghĩ uống rượu giúp ta chứng tỏ bản thân mình nhất là ở tuổi vị thành
niên và rượu chính là phương tiện để giải tỏa những cơn sầu muộn ,…
Đi trên đường hay trong các quán nhậu ta có thể dễ dàng nhận biết được
người say rượu qua những biểu hiện như: nói nhiều hay lè nhè, cử động lung tung
không chính xác; mắt lờ đờ; đi đứng loạng choạng; dễ xuất hiện những cơn bùng
nổ gây hấn như đánh đập vợ con, trả thù việc lặt vặt;…
Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới các quán nhậu vẫn còn xuất hiện trên khắp
các con phố, mỗi ngày một đông hơn. Từ những việc đó dẫn đến số lượng người
uống rượu tăng nhanh hơn, lượng người say rượu vẫn điều khiển phương tiện giao
thông tăng tạo nên những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây hậu quả lớn.
Chuyên đề: Rượu: Lợi hay hại? do những học sinh ở khối trung học phổ hông
thực hiện đã giúp các em có cái nhìn đúng đắn, có hiểu biết, có kiến thức về rượu,
bia để các em chuẩn bị thành niên bước ra cuộc đời, tự mình thấy những mặt có lợi
của rượu bia để phát huy và hạn chế tối đa mặt có hại.


II.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Từ xa xưa rượu là một thức uống được loài người phát hiện từ sự lên men tự

nhiên của một số trái cây chín và sau đó là các loại đường và tinh bột ngũ cốc.
Ngày nay, rượu và bia trở thành một thức uống phổ biến trên thế giới, đặc biệt
trong các dịp lễ Tết, các tiệc vui. Nhưng nếu lạm dụng, rượu chẳng những có
những tác hại cho sức khỏe của người uống, mà còn có thể đem lại nhiều chuyện
đáng buồn cho gia đình và xã hội.
Người ta nói rằng rượu là thứ nghịch lý lớn nhất của loài người, vì
trong một chiếc ly nhỏ bé, nó chứa đựng cả sự cao sang và cái dung tục.
Nhưng trên hết, uống rượu vô độ là nguyên nhân của rất nhiều thứ bệnh,
là cơn bão làm tan nát nhiều mái ấm gia đình. Y học ngày nay coi nghiện
rượu là một bệnh mạn tính, vì rượu ảnh hưởng đến não, gan, tim mạch…
từ đó gây ra các rối loạn tâm thần và các tổn thương ở hệ thống tiêu hóa,
tim mạch…Xã hội coi những người nghiện rượu là gánh nặng vì họ mất
khả năng lao động, hay gây rối trật tự công cộng, tổn thương các mối quan
hệ trong gia đình, gây ra các tai nạn, sống bê tha, nhân cách suy đồi…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Học sinh của lớp được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công của giáo viên sau đó sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu vì sao người ta lại uống rượu bia và thành phần của rượu bia.
Nhóm 2: Tìm hiểu tác dụng của rượu bia đối với cơ thể.
Nhóm 3: Tìm hiểu tác hại của rượu bia đối với cơ thể, gia đình và xã hội.
Nhóm 4: Tuyên truyền tránh lạm dụng rượu bia và cách làm cơm rượu.
III. 1. Tìm hiểu công thức hóa học của rượu và quá trình làm rượu bia
Rượu có công thức hóa học là C2H5OH. Bia là một đồ uống có cồn được tạo ra
nhờ sự lên men của đường qua quá trình hóa đường của tinh bột. Các hạt ngũ cốc


được ủ thành mạch nha cung cấp enzyme phục vụ cho việc hóa đường và lên men.
Hầu hết các loại bia được cho thêm hoa bia để làm tăng vị đắng và giúp bảo quản
bia lâu hơn. Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia.
III. 2. Tìm hiểu những ưu điểm của rượu, bia

III. 2.1. Ưu điểm của một số loại rượu
III. 2.1.1. Rượu vang

Hình 1. Rượu vang
Rượu vang, nếu sử dụng một cách điều độ và khoa học sẽ mang lại những
hiệu quả bất ngờ.
Giúp ăn ngon miệng: Màu đỏ tươi rất đẹp mắt của vang đỏ có tác dụng kích
thích vị giác của người sử dụng. Vị thơm của hoa quả và vị chát của rượu khi bạn
chạm môi làm tăng cảm giác thèm ăn. Mùi thơm và các thành phần đặc biệt khiến
cho rượu nho trở thành một đồ uống rất thích hợp để ăn cùng cơm hay bánh mỳ,
không những có thể khai vị, giúp tiêu hóa thức ăn, nâng cao chất lượng bữa ăn mà
còn làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn, thoải mái tinh thần.
Bồi bổ sức khỏe: Vang chứa nhiều loại axit amin, khoáng chất và vitamin, là
các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó được hấp thu trực tiếp vào cơ
thể mà không cần qua giai đoạn tiền tiêu hóa  Những người ốm yếu, nếu thường
xuyên uống một lượng thích hợp rượu vang nho thì sẽ rất có lợi cho việc hồi phục


sức khỏe. Không chỉ vậy, thường xuyên uống rượu nho với một lượng vừa phải có
tác dụng ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Có lợi cho tiêu hóa: Trong dạ dày có 60-100g rượu vang nho có thể làm tăng
dịch vị dạ dày thêm 120ml, có lợi cho tiêu hóa và phòng ngừa táo bón  Rượu
vang có thể điều tiết chức năng của ruột, có tác dụng đối với việc điều trị bệnh
viêm ruột. Rượu vang trắng chứa kali sorbat (CH 3CH=CH-CH=CH-COOK), có lợi
cho việc tiết dịch của mật và tuyến tụy.
Lợi tiểu: Một số loại rượu vang trắng chứa hàm lượng cao các chất kali tartrat
(KOOC-CHOH-CHOH-COOK), kali sulfat (K2SO4), kali oxit (K2O), có tác dụng
lợi tiểu và duy trì độ cân bằng axit trong cơ thể.
Sát khuẩn: Các chất kháng khuẩn trong rượu nho có tác dụng ức chế sự truyền
nhiễm virus cúm, phương pháp truyền thống là uống một ly rượu nho ấm hoặc

đánh một quả trứng gà vào ly rượu nóng, để nguội rồi uống.
Ngăn ngừa ung thư vú: Các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện rằng trong
rượu nho có chứa một chất hóa học có thể chống lại ung thư vú. Nhà khoa học Roy
Williams của Viện nghiên cứu rượu vang nằm ở Los Angeles (Mỹ) đã phát biểu
trong một cuộc họp báo ở Washington rằng họ đã phát hiện ra chất có tác dụng
phòng ngừa ung thư vú trong rượu vang đỏ và vang trắng.Sở dĩ chất này có tác
dụng như vậy là do nó có thể chống lại estrogen, chất có liên quan đến bệnh ung
thư vú.
Ngăn chặn sự hấp thu chất béo: Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rượu
vang đỏ có thể ức chế sự hấp thu chất béo. Thí nghiệm trên chuột cho thấy sau một
thời gian uống rượu vang, sự hấp thu chất béo trong ruột chuột chậm lại, thí
nghiệm lâm sàng trên cơ thể người cũng cho kết quả như vậy.
Các chức năng khác: Các thành phần hữu cơ chứa nhiều phenol chỉ có trong
rượu vang giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa các cholesterol có hại, làm mềm huyết
quản, tăng cường chức năng tim mạch, lại có hiệu quả làm đẹp.


III.2.1.2. Rượu tỏi:

Hình 2. Rượu tỏi
Năm 1980, WHO tổng kết rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh: Thấp khớp (sưng
khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt); Tim mạch (hở van tim, ngoại tâm
thu, huyết áp cao, huyết áp thấp); Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen); Tiêu
hóa (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày). Tới năm 1993, Nhật Bản công
bố bổ sung 2 nhóm bệnh mà rượu tỏi chữa được: Trĩ nội và trĩ ngoại; đái tháo
đường.
III.2.1.3. Rượu nếp cẩm

Hình 3. Rượu nếp cẩm
Tốt cho tim mạch: Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có

chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và
giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu
não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và
không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.


Giúp tăng cân cho người gầy: Rượu nếp cẩm còn là món ăn nhiều chất dinh
dưỡng, lượng protein của gạo nếp cẩm cao gấp 6,8 lần so với các loại gạo khác.
Chất béo cao hơn 20% ngoài ra còn carotene, và 8 loại acid amin, chứa nhiều các
nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu ngày nào bạn cũng ăn khoảng 100g
rượu nếp cẩm thì bạn sẽ lên cân nhanh chóng.
Mặt nạ dưỡng da: Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì
trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì
thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da,
giúp làm ẩm và phục hồi da. Rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi
đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần.
Ngoài ra bạn còn có thê kết hợp giữa nếp cẩm với sữa hoặc trứng gà để làm mặt nạ
giúp chăm sóc da trở nên trắng đẹp hơn mỗi ngày.

Hình 4. Tác dụng của bia rượu
III.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích ấy, rượu còn tiềm ẩn những tác hại khá nguy hiểm


nếu chúng ta không biết sử dụng chúng đúng cách.
Rượu là một loại nước uống có cồn, thường gây ra các biểu hiện cho người
uống là tim đập nhanh, thở mạnh, đỏ mặt. Nếu uống nhiều sẽ gây say. Người say
rượu thường không làm chủ được lời nói, cử chỉ và hành động của mình, có thể bị
ngộ độc, ói mửa, bất tỉnh.
Về mặt xã hội học, rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với

nhau, ngồi lại gần nhau để bàn bạc công việc làm ăn. Về khía cạnh tâm lý, rượu là
chất giúp cân bằng các loại cảm xúc như buồn bã, cô đơn, vui sướng tột độ. Rượu
còn gắn liền với các loại hình tôn giáo khác nhau của nhân loại. Rựơu có độ cồn
càng cao thì tác động lên người uống càng nhanh, càng mạnh.

Hình 5. Tác hại của bia rượu
Ngoài ra ở Việt Nam ta tại phường 3 thị xã Sa Đéc vào năm 2009 (từ
16/06/2009 đến 21/06/2009) đã xảy ra vụ ngộ độc rượu có menthanol làm cho:
- 8 người tử vong
- 2 người còn điều trị ở bệnh viện
- 4 người đã ra viện với tình trạng sức khỏe ổn định


Theo như số liệu thống kê, người ta thấy được hầu hết các ca tập trung ở độ
tuổi trung niên, mắc nhiều nhất ở lứa tuổi từ 40-50 tuổi. Và còn nhiều loại bệnh
nguy hiểm khác.
III.3. Cách làm cơm rượu và tuyên truyền tránh lạm dụng rượu bia
Cách làm cơm rượu

Hình 6 : Cách làm cơm rượu do nhóm 4 tìm hiểu
Tuyên truyền: Thành lập những chương trình, phong trào tuyên truyền hạn
chế sử dụng rượu bia và khuyến khích mọi người xung quanh tham gia.


Hình 7. Tuyên truyền tránh lạm dụng rượu bia


III.4. Sản phẩm của học sinh

Hình 7. Em Lê Thị Thảo Vân đang trình bày nội dung của nhóm: Vì sao người ta

lại uống rượu bia và thành phần của rượu bia.

Hình 8. Phạm Trần Thục Trân đang trình bày nội dung của nhóm: Tác dụng của
rượu bia đối với cơ thể.


Hình 9. Em Lưu Thị Tuyết đang trình bày nội dung của nhóm: Tác hại của rượu
bia đối với cơ thể, gia đình và xã hội

Hình 10. Em Phạm Thị Hiền Thảo đang trình bày nội dung của nhóm: Tuyên
truyền tránh lạm dụng rượu bia và cách làm cơm rượu.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực hiện chuyên đề ở lớp 11 trường THPT Tam Phước (năm học 20152016). Lớp thực nghiệm: 11A3. Lớp đối chứng: 11A1


Phần lớn học sinh thấy rằng, tiết học có nhiều liên hệ với thực tiễn và nội
dung phong phú hơn. Các em phải làm việc nhiều hơn trước nhưng học sinh vẫn
thích những tiết học có sự vận dụng kiến thức các môn học và liên hệ thực tiễn.
Bảng 1. Bảng phân phối theo học lực
% số học sinh
Đối tượng Yếu, Kém
Trung bình
Khá
Giỏi
(0 - 4)
(5 - 6)
(7 - 8)
(9 - 10)
TN
7,32

35,37
39,02
18,29
ĐC
15,48
51,19
29,76
3,57
Biểu đồ so sánh học lực lớp thực nghiệm và đối chứng

Biểu đồ so sánh học lực lớp thực nghiệm và đối chứng: Tỷ lệ % học sinh đạt
điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở
lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực
nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng. Điều
này chứng tỏ số học sinh có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn
trong các lớp thực nghiệm. Đây có thể cho thấy tác động của phương pháp mới
được áp dụng.
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kết luận
Sau khi thực hiện chuyên đề: “Rượu: lợi hay hại?” đã đạt được những kết
quả sau:
+ Học sinh tích cực tham gia vào chuyên đề, giúp nâng cao hứng thú học tập của
học sinh.


+ Học sinh biết vận dụng kiến thức hóa học vào xử lý tình huống trong cuộc sống.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi có một vài khuyến nghị:
- Khuyến khích giáo viên xây dựng những chuyên đề gắn hóa học với cuộc

sống để nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh
- Giáo viên cần phải thay đổi các bài giảng của mình theo hướng dạy học tích
cực, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chủ động trong học tập và chú ý rèn
luyện khả năng suy luận logic, rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về đề tài này, do thời gian có
hạn, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để tôi có thể tiếp tục phát triển
đề tài.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên), (2012)- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11, NXB
Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Quan niệm và giải pháp xây dựng môn học tích hợp
cho các trường trung học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Viện nội dung phương
pháp giáo dục phổ thông, Hà Nội, đề tài 05, trang 1 - 44.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa Giáo dục Phổ
thông sau năm 2015, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS
và THPT, trường Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trường Đại học
sư phạm Hà Nội.
6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2013), Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường
Trung học Phổ thông. Tạp chí Giáo dục. Số 296, trang 51-52.
7. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), (2012)- Sách giáo khoa Sinh học 11, NXB Giáo
dục, thành phố Hồ Chí Minh.


8. Bùi Phương Thanh Huấn (2014), Nghiên cứu thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp
theo sách giáo khoa môn Hóa học hiện hành, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đào tạo
giáo viên dạy học tích hợp, Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên), (2012), Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB
Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.



×