Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc (LV01269)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI BÍCH PHƢỢNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5
QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

Bïi bÝch ph-ỵng

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5
QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Hoàn

HÀ NỘI, 2015




Lời cảm ơn

Lời đầu tiên của đề tài, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn – Bộ Giáo dục và Đào tạo, người
thầy đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Sau Đại
học, Q thầy cơ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Qua đây, em cũng gửi lời chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cô
giáo chủ nhiệm và các em học sinh lớp 5 trường Tiểu học Kim Đồng- Ba
Đình- Hà Nội và trường Tiểu học Nghĩa Tân- Cầu Giấy - Hà Nội đã tạo
điều kiên cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân – những
người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài.

Tác giả luận văn

Bùi Bích Phượng


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác . Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đơ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và

̃
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc .

Tác giả luận văn

Bùi Bích Phượng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
I. MỞ ĐẦU

1

II. NỘI DUNG

7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG CẢM
THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA PHÂN MƠN
TẬP ĐỌC

7

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN


7

1.1.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 5

7

1.1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5

7

1.1.1.2. Khả năng tri giác, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh
lớp 5

8

1.1.2. Cảm thụ văn học

8

1.1.2.1. Khái niệm về cảm thụ văn học

9

1.1.2.2. Tiến trình và các cấp độ của cảm thụ văn học

10

1.1.3. Một số yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học ở tiểu học


13

1.1.3.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn

13

1.1.3.2. Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học

14

1.1.3.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt

15


1.1.3.4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học

16

1.1.4. Kĩ năng cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học

17

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

17

1.2.1. Phân mơn Tập đọc lớp 5

17


1.2.1.1. Vị trí của phân mơn

17

1.2.1.2. Cấu trúc của phân môn Tập đọc trong SGK lớp 5

19

1.2.1.3. Yêu cầu cần đạt của phân môn Tập đọc lớp 5

20

1.2.2. Mục đích của việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học thông qua
phân môn Tập đọc lớp 5

20

1.2.3. Nhận xét về các tác phẩm nghệ thuật trong phân môn Tập
đọc 5

21

1.2.4. Thực trạng hƣớng dẫn học sinh cảm thụ văn học trong
nhà trƣờng Tiểu học

36

1.2.5. Thực trạng cảm thụ văn học của học sinh lớp 5


37

1.2.6. Nhận xét của tác giả thông qua khảo sát

38

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG
CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA PHÂN
MÔN TẬP ĐỌC

40

2.1. Hệ thống bài tập trƣớc khi đến lớp để rèn kĩ năng cảm thụ
văn học cho học sinh qua phân môn Tập đọc lớp 5

40

2.1.1. Bài tập yêu cầu luyện đọc

40

2.1.2. Bài tập tìm hiểu nghĩa của từ, câu

41

2.1.3. Bài tập nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản

45



2.1.4. Bài tập nhận biết đại ý của văn bản

47

2.2. Hệ thống bài tập tại lớp để rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho
học sinh qua phân môn Tập đọc lớp 5

50

2.2.1. Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh
động
2.2.2. Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả .

53

2.2.3. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi
với học sinh tiểu học

59

2.2.4. Bài tập về đọc diễn cảm sáng tạo

67

2.3. Hệ thống bài tập về nhà để rèn kĩ năng cảm thụ văn học
cho học sinh qua phân môn Tập đọc lớp 5

75

2.3.1. Bài tập nêu cảm xúc của bản thân về tác phẩm


75

2.3.2. Bài tập bộc lộ cảm thụ hình tượng nhân vật

79

2.3.3. Bài tập liên hệ bản thân

81

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

85

3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sƣ phạm

85

3.2. Nội dung thực nghiệm

85

3.3. Đối tƣợng thực ngihiệm

87

3.4. Thời gian thực nghiệm

87


3.5. Giáo án thực nghiệm

87

3.6. Tiến trình triển khai thực nghiệm

101

3.7. Kết quả thực nghiệm

102

III. KẾT LUẬN

104

IV. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106


PHỤ LỤC
1.Giáo án đối chứng
2. Phiếu khảo sát học sinh
3. Phiếu kiểm tra chất lƣợng
4. Sản phẩm sáng tạo của học sinh lớp thực nghiệm


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
a) Mục tiêu và phương hướng giáo dục của đất nước
Kết luận 242-TB/TƢ ngày 15/4/2009 của Bộ chính trị về phƣơng hƣớng
phát triển giáo dục đến năm 2020 khẳng định: Giáo dục và đào tạo đã giữ
vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chƣơng trình và các chính
sách giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã nhìn nhận: Chƣơng trình, giáo
trình, phƣơng pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, nhà trƣờng
chƣa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chƣa chú trọng
phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh.
Chiến lƣợc phát triển Giáo dục 2011-2020 của Thủ tƣớng ban hành kèm
theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 nêu rõ: Phát triển Giáo đục phải
thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn
dân. Mục tiêu đến năm 2020, nền Giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và
toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện, gồm:
giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng
lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất
lƣợng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây
dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội
học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành xã hội học tập.
Ngày 4/11/2013, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29/NQ-TƢ về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế, khẳng định: Vấn đề giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực là một bộ phận rất quan trọng của chƣơng trình, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội và phải đƣợc ƣu tiên và quan tâm thực sự. Bên
cạnh đó cũng nhìn nhận thẳng thắn những yếu kém hiện nay trong giáo dục,
đó là chƣơng trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, coi nhẹ vận dụng kiến

thức, thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với thực tiễn sản
xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Chƣa chú trọng đúng
mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Chúng ta chƣa chú ý
đến việc giúp học sinh hình thành các kĩ năng mềm, dạy quá nặng về lí


2

thuyết.
Luật Giáo dục của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày 14/4/2005
quy định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển tồn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với
lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dƣỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Chƣơng trình Giáo dục Tiểu học tại điều 27 của Luật Giáo dục sửa đổi
xác định: Giáo dục Tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ
sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con
ngƣời, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thơng. Mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện
nay là hình thành cho học sinh những tƣ tƣởng, tình cảm, trí tuệ, thể chất và
các kĩ năng cơ bản mang tính đúng đắn và lâu dài để các em học tiếp Trung
học cơ sở. Hiện nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì mới, chất lƣợng giáo
dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục.
b) Yêu cầu thực tiễn
Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội, cần đến nhân tài, những ngƣời
có trí tuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kĩ năng đặc biệt, việc phát hiện và bồi
dƣỡng nhân tài là việc làm thật sự cần thiết. Ở Tiểu học, việc bồi dƣỡng học
sinh là trách nhiệm của giáo viên và nhà trƣờng. Trong hệ thống các môn học
ở Tiểu học thì mơn Tiếng Việt là mơn học rất quan trọng, đƣợc coi là môn
học công cụ để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân

môn, trong đó phần cảm thụ văn học là phần nhằm phát triển tƣ duy cho học
sinh, nhằm bồi dƣỡng để các em có thể trở thành học sinh giỏi mơn Tiếng
Việt. Phân mơn Tập đọc là phân mơn mang tính tổng hợp, ngồi chức năng
rèn đọc, nó cịn cung cấp cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn
học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, mỹ cảm. Qua bài Tập đọc, học
sinh có thể cảm thụ đƣợc cái hay, cái đẹp và từ đó giáo viên có thể bồi dƣỡng
cho các em tình u thiên nhiên, u đất nƣớc, u con ngƣời. Vì vậy, mơn
Tiếng Việt mà đặc biệt là phân mơn Tập đọc có tác dụng to lớn trong việc vun
đắp, bồi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ.
Khi cảm thụ đƣợc tác phẩm văn học, con ngƣời không chỉ đƣợc thức tỉnh
về mặt nhận thức mà cịn rung động về tình cảm. Từ đó, con ngƣời sẽ nảy nở
những ƣớc mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, cũng nhƣ đƣợc bồi


3

dƣỡng về tâm hồn. Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nhằm
hƣớng tới việc khám phá nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hƣớng dẫn học
sinh từng bƣớc nhận diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo đƣợc các sản phẩm
thẩm mĩ… Với tác phẩm văn học, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm
giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác
phẩm. Giúp học sinh xác định đúng nội dung chính của tác phẩm, hình thành
một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách cho
các em. Giúp các em cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong văn chƣơng và
trong cuộc sống…, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng đƣợc những tâm
hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lƣợc phát triển con
ngƣời.
Lâu nay trong các đề thi học sinh giỏi mơn Tiếng Việt, thƣờng có một
câu hỏi dành cho bài tập về cảm thụ văn học. Mặc dầu số điểm dành cho bài

tập này thật ít ỏi, chỉ 1/10 tổng số điểm của đề thi. Thế nhƣng, trên thực tế,
việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ thật cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh giỏi
văn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt các em sẽ cảm nhận đƣợc nhiều nét đẹp
của văn thơ. Những nét đẹp đó đƣợc tích lũy dần sẽ làm phong phú cho các
em về cách nói tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động. Có năng lực
cảm thụ văn học sẽ giúp các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lịng
ngƣời hơn. Chính vì vậy trong q trình bồi dƣỡng học sinh giỏi văn, việc
giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một việc làm không thể
thiếu nếu chúng ta muốn việc bồi dƣỡng đƣợc đạt kết quả cao.
Vấn đề bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn chƣơng cho học sinh lớp 5 là
một vấn đề khó, chƣa đƣợc nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu. Đây là vấn
đề phức tạp vì học sinh tiểu học tƣ duy trừu tƣợng đang đƣợc hình thành và
phát triển, các em tiếp nhận vấn đề này tƣơng đối vất vả. Mà ở Tiểu học lại
chƣa có phân mơn học riêng cho cảm thụ văn chƣơng, chủ yếu giáo viên phải
bồi dƣỡng lồng ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt nhƣ Tập
đọc, Kể chuyện, Tập làm văn… Không những thế, cảm thụ văn chƣơng cũng
đƣợc đánh giá là một vấn đề khó đối với giáo viên.
Trong chƣơng trình Tiểu học hiện nay, đặc biệt là trong phân môn Tập
đọc dành cho học sinh lớp 5 vẫn chƣa thật chú trọng khai thác cảm thụ văn
học và chƣa có một hệ thống bài tập để rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học


4

sinh lớp 5 qua phân mơn Tập đọc. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất nghiên cứu
“Xây dựng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua
phân mơn Tập đọc” để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dƣỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh góp phần thực hiện đổi mới nội dung,
phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, vấn đề rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh đã có
nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Có thể kể đến: “Cảm thụ văn học của học
sinh” của O.L.Nhikiphôrôva (1959); “Cảm thụ nghệ thuật” của B.X.Mailax
(1971).
Năm 1983, cơng trình “Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học” của GS
Phan Trọng Luận đã cung cấp đƣợc một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù
của cảm thụ văn chƣơng, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm,
tính chủ quan, tính khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận và những khái
quát về đặc điểm cũng nhƣ tiêu chí phát triển văn học ở bạn đọc.
GS. TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận văn chƣơng”
(Nxb Giáo dục, 2002) đã khẳng định: “Đọc văn là một quá trình tiếp nhận và
sáng tạo. Ngƣời đọc lý tƣởng là ngƣời sáng tạo tác phẩm với tác giả. Tác
phẩm văn chƣơng chỉ có thể mang đầy đủ giá trị nội dung và ý nghĩa của nó
khi tác phẩm ấy trở thành một thực tại, một hình thức có thể cảm nhận và
nắm bắt dƣới mắt ngƣời đọc”. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết cảm nhận của
ngƣời đọc nhƣng chƣa nêu cách rèn kĩ năng cảm thụ văn học nhƣ thế nào cho
học sinh.
Năm 2009, tác giả Trần Mạnh Hƣởng khi tìm hiểu về “Luyện tập về cảm
thụ văn học ở tiểu học” đã nghiên cứu kĩ về vấn đề cảm thụ văn học và nhận
định: “Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những
điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ
phận tác phẩm. [11, tr.5]. Tác giả cũng đã phần nào để cập đến các bài tập
cảm thụ văn học nhƣng mới chỉ đề cập đến cảm thụ các tác phẩm hay trong
tồn bộ chƣơng trình Tiểu học mà khơng nói đến trong phân mơn Tập đọc nói
chung và Tập đọc lớp 5 nói riêng.
Năm 2010, trong cuốn “Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng
(theo loại thể )”, tác giả Nguyễn Viết Chữ có đề cập tới vấn đề: “Lý thuyết
câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chƣơng và sự vận dụng trong dạy học theo loại



5

thể nhƣ một phƣơng tiện thiết yếu” ở phần này tác giả xây dựng cơ sở lý luận
và thực tiễn của vấn đề câu hỏi từ đó đƣa ra những u cầu có tính ngun tắc
khi xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chƣơng và hệ
thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng Việt
Nam để cuối cùng là vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học thơ trữ tình
hiện đại.
PGS.TS Lê Phƣơng Nga với nhiều cuốn sách về mơn Tiếng Việt nói
chung và mơn tập đọc nói riêng cũng đƣa ra nhiều bài tập rèn cảm thụ văn
học ở những văn bản ngoài ngoài sách giáo khoa nhƣ cuốn “Phƣơng pháp dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học” ( Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội, 1999) hoặc cuốn “35
đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học” (NXb Giáo dục Việt Nam, 2011)
TS Nguyễn Trọng Hoàn với cuốn “Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học
sinh Tiểu học” (NXB Hà Nội, 2002) và cuốn “Rèn kĩ năng Tập đọc cho học
sinh lớp 5” (NXB Giáo dục, 2008) đã đƣa ra một số phƣơng án rèn kĩ năng
tập đọc cụ thể cho đối tƣợng học sinh lớp 5 và những gợi ý hƣớng dẫn về các
từ ngữ cần nhấn giọng, cách thể hiện âm điệu, cách ngắt nhịp, cách khai thác
một số từ ngữ hay, hình ảnh lạ, từ đó có giới thiệu cho học sinh một cách diễn
đạt cảm xúc đã đƣợc viết thành bài.
Các vấn đề đƣợc nghiên cứu trên sẽ là tiền đề lý thuyết quan trọng, để từ
đó tơi có thể kế thừa trong việc nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, trọn
vẹn hơn đề tài “Xây dựng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh
lớp 5 qua phân mơn Tập đọc”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy cảm thụ văn học qua
phân môn Tập đọc lớp 5 ở trƣờng Tiểu học, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và
nội dung Xây dựng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5
qua phân môn Tập đọc

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết về cảm thụ văn học, rèn kĩ năng cảm thụ văn học,
những yêu cầu đối với cảm thụ văn học qua phân mơn Tập đọc cho học sinh
lớp 5.
- Tìm hiểu thực trạng dạy cảm thụ văn học qua môn Tập đọc lớp 5 ở các
trƣờng Tiểu học.


6

- Trình bày một số bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua môn Tập đọc
cho học sinh lớp 5.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của
đề tài.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua
phân môn Tập đọc
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
7. Giả thuyết khoa học
Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc một cách có hệ thống, thiết thực, khả thi thì
có thể giúp giáo viên vận dụng các bài tập này rèn kĩ năng cảm thụ văn học
cho học sinh, từ đó nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc triển khai trong 3
chƣơng:

- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu xây dựng bài
tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc
- Chƣơng 2: Đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho
học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
Phần cuối luận văn là danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 5
1.1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5
Học sinh lớp 5 đã bƣớc vào tuổi thiếu niên. Các em lớn nhanh, sự phát
triển cơ thể đã tiến gần đến ngƣời trƣởng thành. Hành vi và đời sống của các
em đã có những thay đổi đột biến.
Nét đặc thù của nhân cách học sinh tuổi này là ý thức mình khơng cịn là
trẻ con. Vì vậy tuy hành vi vẫn là trẻ con nhƣng các em lại muốn tỏ ra mình
đã là ngƣời lớn. Các em dễ cáu bẩn nếu bị ngƣời lớn âu yếm nhƣ trẻ con và
bƣớng bỉnh khó bảo nếu khơng đƣợc tơn trọng, khơng đƣợc cƣ xử bình đẳng.
Tuổi này vì vậy đƣợc gọi là tuổi chuyển tiếp, tuổi “bất trị”.
Do sự cân bằng cơ thể của trẻ em bị phá vỡ, sự cân bằng cơ thể ngƣời
lớn còn chƣa vững chắc, các em dễ xúc động và xúc động cao. L.X.Vƣgôtxki
đã viết: “Những giai đoạn khủng hoảng trong đời sống con ngƣời, những thời
kì chuyển tiếp và cấu tạo lại cơ thể luôn tràn đầy những phản ứng cảm xúc và

đời sống tình cảm”.
Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến trẻ em tuổi này có một sự đổi thay
đáng kể là: các em đã thay hoạt động sáng tạo yêu thích là vẽ ở giai đoạn
trƣớc tuổi đến trƣờng và đầu tiểu học bằng hình thức sáng tạo lời.
L.X.Vƣgơtxki cho rằng: “Lời nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn rất nhiều lần
những quan hệ phức tạp, những tính chất bên trong, những sự vận động,
logic, sự phức tạp của sự kiện”. Vì vậy, hoạt động sáng tạo yêu thích của trẻ
em lứa tuổi này là sáng tạo văn học. Điều này có thể thấy rõ qua các bài văn
của trẻ em, các bài báo tƣờng của lớp do các em tự biên tập, sáng tác. Nếu
đƣợc hƣớng dẫn viết văn theo một chƣơng trình đúng, một phƣơng pháp tốt
thì học sinh lớp 5 rất thích viết văn, học văn. Đƣợc viết những xúc động từ
trong lòng, đƣợc thả sức tƣởng tƣợng, khơng ít học sinh đã viết đƣợc những


8

bài văn hoàn chỉnh, hấp dẫn nhƣ sáng tác văn học trẻ em thực sự.
1.1.1.2. Khả năng tri giác, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh lớp 5
Đối với học sinh lớp 5, tƣ duy trực quan dần đƣợc thay thế bởi tƣ duy
trừu tƣợng. Các em không chỉ cảm nhận cảnh vật, con ngƣời bằng các giác
quan cụ thể mà còn kết hợp với sự tƣởng tƣợng phong phú, óc sáng tạo, tƣ
duy logic. Tuy nhiên, trí tƣởng tƣợng của các em cịn rất thơ ngây và vơ cùng
phong phú, các em đã làm cho những bức tranh miêu tả của mình có nét gần
gũi với tƣ duy cổ tích, tƣ duy huyền thoại.
Trong khn khổ của luận văn này, chúng tôi tập trung làm rõ khả năng
tri giác, liên tƣởng, tƣởng tƣợng của học sinh lớp 5 bởi vận dụng các đặc
điểm này vào quá trình cảm thụ văn học sẽ giúp các em có đƣợc cảm nhận
tinh tế, sâu sắc, sáng tạo và sinh động, biểu cảm.
Tri giác là sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm của sự vật. Đối
với học sinh lớp 5, khả năng tri giác của các em tƣơng đối hoàn thiện. Tuy

nhiên, các em mới chỉ tập trung sử dụng chủ yếu giác quan thị giác, thính giác
mà chƣa sử dụng các giác quan khác nhƣ xúc giác, vị giác,…vào quan sát đối
tƣợng miêu tả trong tác phẩm văn học.
Khả năng liên tƣởng là việc chuyển ý nghĩa từ sự vật này sang sự vật
khác dựa trên việc quan sát. Giữa hai sự vật đó phải có yếu tố tƣơng đồng
hoặc tƣơng phản. Với học sinh lớp 5, khả năng này đã bắt đầu trở thành kĩ
năng. Nhƣng khả năng này chƣa đƣợc học sinh sử dụng nhiều khi cảm thụ
văn học. Chỉ một số học sinh có khả năng ngôn ngữ tốt, biết diễn đạt bằng
ngôn từ mới vận dụng vào viết đoạn văn, viết bài văn cảm thụ tác phẩm văn
học. Chính vì vậy, khi hƣớng dẫn học sinh lớp 5 cảm thụ văn học, giáo viên
cần chú ý rèn luyện khả năng này để giúp học sinh cảm nhận tác phẩm sâu sắc
hơn, giàu hình ảnh hơn.
Khả năng tƣởng tƣợng là khả năng tự tạo ra hình ảnh một sự vật dựa vào
việc sử dụng những chất liệu đã có trong cuộc sống. Đây là khả năng thể hiện
sự sáng tạo, phát triển tự do trí óc của học sinh, là sản phẩm của riêng con
ngƣời. Với lứa tuổi lớp 5, khả năng tƣởng tƣợng còn hạn chế, khơng phải em
học sinh nào cũng có đƣợc khả năng này. Do đó, giáo viên lớp 5 cũng cần có
hệ thống bài tập nâng cao dần rèn luyện khả năng tƣởng tƣợng để giúp học
sinh sử dụng vào việc cảm thụ văn học qua các bài tập đọc.
1.1.2. Cảm thụ văn học


9

1.1.2.1. Khái niệm về cảm thụ văn học
Theo đại từ điển Tiếng Việt thì “cảm thụ là nhận biết một cách tinh tế
bằng cảm tính”. Tác giả Mạnh Hƣởng cho rằng: Cảm thụ văn học chính là sự
cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của
văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. [11, tr.5].
Khi đọc câu ca dao:

“Chiều chiều ra đứng bờ sông
Trông về q mẹ mà khơng có đị”.
Khi đọc câu ca dao này, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc nỗi khổ của ngƣời
con gái lấy chồng xa quê. Ngƣời phụ nữ ngày xƣa có quan niệm “xuất giá
tịng phu” (lấy chồng phải theo chồng), “lấy chồng làm ma nhà chồng” nên đã
có biết bao ngƣời lấy chồng xa quê phải ngậm ngùi, thấm thía nỗi buồn khi
nhớ về quê mẹ, tác giả dân gian đã sử dụng thành công hai từ “ chiều chiều”
để diễn tả nỗi buồn trong tâm hồn ngƣời phụ nữ.
Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài
thơ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tƣởng tƣợng và thực sự gần
gũi, "nhập thân" với những gì đã đọc.
Nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tƣờng cũng từng nhớ lại thuở ấu thơ và viết
nhƣ sau: “Dế mèn phiêu lƣu kí giúp tơi phát hiện tình bạn nhƣ một sức mạnh
kì diệu của tâm hồn,... Khi đói sắp chết thì Dế Trũi đã đƣa càng cho Dế Mèn
đề nghị bạn ăn thịt mình để mà sống. Tơi nhận ra rằng chính Mèn và Trũi là
nhân vật trong tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nƣớc mắt”.
Cảm thụ văn học còn đƣợc gọi là quá trình nhận thức cái đẹp đƣợc chứa
đựng trong thế giới ngơn từ - một hệ thống tín hiệu thứ hai của lồi ngƣời.
Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm thụ
đƣợc văn chƣơng, đặc trƣng phản ánh nghệ thuật của văn chƣơng. Đây là một
quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng
tạo. Q trình cảm thụ văn học mang tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn
sống, kinh nghiệm, hiểu biết riêng của ngƣời cảm thụ văn học.
Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu
sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài
văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ... thậm chí
một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).


10


Nhƣ vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện,
một bài thơ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tƣởng tƣợng và thật
sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc... Để có đƣợc năng lực cảm thụ
văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sƣ say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ
văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm
vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.
1.1.2.2. Tiến trình và các cấp độ của cảm thụ văn học
Con đƣờng tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm văn là một quá trình bắt đầu
từ những ký hiệu ngôn ngữ, đến lớp âm thanh, nhịp điệu, rồi đến từ vựng, ngữ
điệu, đề tài, chủ đề và tƣ tƣởng cảm xúc. Chính vì thế, để cảm thụ đƣợc tác
phẩm ngƣời đọc không chỉ dừng lại ở lớp vỏ âm thanh mà còn phải hiểu đƣợc
nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm cũng nhƣ tình cảm của nhà văn qua tác phẩm
đó. Vì thế có thể nói tiến trình cảm thụ văn học này đi từ đọc hiểu đến cảm
thụ.
Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng ở mức độ cao
nhất, không chỉ nắm bắt thơng tin mà cịn phải thẩm thấu đƣợc thơng tin,
phân tích, đánh giá đƣợc khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo đƣợc mối
giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó
cho ngƣời khác.
Để tiếp cận một tác phẩm thì việc đầu tiên của ngƣời đọc chính là phải
đọc, đọc để nắm đƣợc nội dung, để tìm ra những hình ảnh, chi tiết nổi bật
nhất, ngƣời đọc cần phải đọc nhiều lần mới có thể tƣởng tƣợng ra bức tranh
của tác giả muốn gửi đến ngƣời đọc, từ đó cảm nhận đƣợc nội dung của tác
phẩm, việc đọc tốt sẽ giúp ta hiểu nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. “Hiểu nội
dung tức là ngƣời đọc đã phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong
tác phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã đƣợc sử dụng nhằm
chuyển tải thông tin tới ngƣời đọc một cách ấn tƣợng”. Khi ngƣời đọc đã
hiểu đƣợc nội dung của tác phẩm để có thể thâm nhập vào tác phẩm, hịa
mình vào những cảm xúc của tác giả, ngƣời đọc cần huy động vốn sống của

mình để cảm thụ tác phẩm ấy, “Cảm thụ là quá trình ngƣời đọc nhập thân
đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tƣ về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận
và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác
giả” [4, tr.3].
Ví dụ: Bài tập đọc “Chú ở bên Bác Hồ” của nhà thơ Dƣơng Huy.


11

“Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu!
Nhớ chú, Nga thƣờng nhắc:
Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
Trƣờng Sơn dài dằng dặc?
Trƣờng Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk?
Mẹ đỏ hoe đôi mắt
Ba ngƣớc lên bàn thờ:
Đất nƣớc khơng cịn giặc
Chú ở bên Bác Hồ”
Trong khi đọc bài thơ này, những tín hiệu ngơn ngữ, những hình ảnh về
bé Nga xuất hiện trong tâm trí ngƣời đọc. Hình ảnh bé Nga thắc mắc ln đặt
những câu hỏi khi nhớ mong chú của mình, là sự xúc động nghẹn ngào của bố
mẹ bé Nga khi nhớ đến ngƣời em đã hi sinh. Tiếp tục đọc lại bài thơ, ta cảm
nhận đƣợc, hình ảnh những gia đình có hồn cảnh nhƣ gia đình bé Nga, khổ
đau khi mất đi một ngƣời thân trong thời kì đất nƣớc ta đang cịn chiến tranh.
Muốn nhận ra đƣợc hình ảnh buồn đau của những gia đình mất đi ngƣời thân,
ngƣời đọc phải có vốn hiểu biết nhất định, miền Nam trong những năm dƣới
chính quyền Mĩ Diệm, máy chém lê tận vĩ tuyến mƣời bảy, các cuộc săn lùng

“cộng sản” nổ ra rầm rộ, rất nhiều bộ đội ta đã hi sinh trong ngày tháng ấy.
Hồi ức, liên tƣởng cho bức tranh nổi lên. Tƣởng tƣợng giúp ta nhìn rõ cái
cảnh mất đi ngƣời thân, sự nhớ mong dai dẳng của đứa cháu nhỏ nhớ thƣơng
chú mình, của những ngƣời lớn nhớ mong em. Từ đó mà ta càng biết ơn
những ngƣời đã vì Tổ quốc mà hi sinh chính mạng sống của mình để đất nƣớc
độc lập.
Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi ngƣời khơng hồn tồn giống nhau do
nhiều yếu tố qui định nhƣ: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến


12

thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn
học…Ngay cả ở một ngƣời, sự cảm thụ văn học về một bài văn, bài thơ trong
những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi. Nhà văn Hồng Phủ Ngọc
Tƣờng đã từng nói: “Riêng bài ca dao Con cị mà đi ăn đêm thì ở mỗi độ tuổi
của đời ngƣời, tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ,
tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chƣa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng
thuở nhỏ ấy”.
Để đảm bảo yêu cầu của cảm thụ văn học ngƣời đọc cũng phải thể
nghiệm cùng với các nhân vật, tức là phải nhập thân bằng tƣởng tƣợng vào
các nhân vật để hình dung các biểu hiện của chúng, từ đó khái quát đặc điểm,
tính cách… Ngƣời đọc cũng cần dùng tƣởng tƣợng, trực giác để cảm nhận ý
nghĩa biểu cảm của ngơn từ, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả.
Sở dĩ bài thơ Mƣa của Trần Đăng Khoa đƣợc đánh giá cao là do tác giả
đã biết chọn lọc từ ngữ khi miêu tả, tạo hình cho cây cối, cảnh vật ở góc sân
và mảnh vƣờn nhà mình. Ngƣời đọc biết đánh giá là ngƣời mƣờng tƣợng
đƣợc các trạng thái ấy qua từ ngữ, hình ảnh. Chẳng hạn, trong hình ảnh Bụi
tre tần ngần gỡ tóc, từ tần ngần đã diễn tả tài tình dao động chậm chạp của cả
búi tre trong mƣa dông, thứ dao động lừng khà lừng khừng khơng giống với

các lồi cây khác do búi tre gồm nhiều thân cây tre tạo nên, mà Trần Đăng
Khoa đã phát hiện ra. Khi sử dụng từ tần ngần với dụng ý nhân hóa, tác giả đã
khiến cho bụi tre hiện ra nhƣ những cô gái đỏm dáng, thong thả chải từng lọn
tóc dài của mình. Dùng tƣởng tƣợng và trực giác, ngƣời cảm nhận sẽ thấm
điều đó và, tất nhiên, nếu đọc thành tiếng, sẽ nhấn giọng và đọc thong thả từ
tần ngần này.
Quá trình cảm thụ văn học chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối quan
hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đến với tác phẩm văn học, ngƣời đọc
muốn đƣợc hƣởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mĩ, muốn đƣợc mở
mang trí tuệ, bồi dƣỡng thêm về tƣ tƣởng, đạo đức, lí tƣởng, học hỏi kinh
nghiệm sống hoặc nhận xét, đánh giá. Bằng việc cảm thụ, ngƣời đọc đã
chuyển hóa văn bản thứ nhất của tác giả thành văn bản thứ hai của mình. Bởi
vì, trong khi đọc tác phẩm văn học, ngƣời đọc vừa bám vào sự mô tả trong
văn bản, vừa liên tƣởng tới các hiện tƣợng ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào
cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình dung, tƣởng tƣợng ra các con ngƣời, sự
vật, sự việc đƣợc miêu tả. Khi mối quan hệ nhà văn - tác -phẩm - bạn đọc
đƣợc đảm bảo thì ngƣời đọc sẽ có đƣợc sự đồng cảm với với tác giả, khiến họ


13

u ghét những gì mà chính tác giả u ghét. Trên cơ sở của sự đồng cảm,
nếu ngƣời đọc tiếp tục suy ngẫm, kết hợp với chân lí của tác phẩm, liên hệ với
thực tế, với bản thân, sẽ đến đƣợc với những nhận thức mới. Chẳng hạn khi
đọc bài ca dao cổ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bơng trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ngƣời đọc rung động trƣớc vẻ đẹp thanh khiết của sen, đồng thời khi

nghiền ngẫm kĩ ý nghĩa của câu cuối, sẽ nhận thức đƣợc một bài học triết lí:
cây cỏ cịn biết vƣơn lên khỏi bùn lầy, nở hoa thơm ngát, trắng trong, huống
chi con ngƣời, sống trên cõi đời phức tạp này, nếu biết ý thức về phẩm giá, thì
có thể bảo tồn khí tiết và nhân cách của mình trong mọi hồn cảnh, khơng để
“gần mực thì đen”...
Sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung một tác phẩm văn học hay, học sinh
cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở
một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi hơn với tác giả. Các tín hiệu
đó có thể rất nhỏ bé, nhƣng có sức gợi tƣởng tƣợng và liên tƣởng sâu xa, đem
lại những rung cảm thực sự cho ngƣời đọc, cùng ngƣời khác có thể chia sẻ,
thƣởng thức.
1.1.3. Một số yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học ở tiểu học
Muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi học
sinh cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt, trong đó có các mặt
sau:
1.1.3.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ơng bà cha mẹ hoặc
ngƣời thân kể chuyện, đọc thơ. Bƣớc chân tới trƣờng tiểu học, đƣợc tiếp xúc
với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em
muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của
hứng thú, cần gìn giữ và ni dƣỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến
mức say mê. Một học sinh chƣa thích văn học, thiếu sự say mê cần thiết, nhất
định chƣa thể đọc lƣu loát và diễn cảm bài văn hay, chƣa thể xúc động thực
sự với những gì đẹp đẽ đƣợc tác giả diễn tả qua bài văn ấy. Giáo sƣ Lê Trí


14

Viễn đã nhận xét: “Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngồi cái gọi là nội dung
giao tế thơng thƣờng của nó, cịn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi

đắp lại. Nếu khơng làm thân với văn thơ thì khơng nghe đƣợc tiếng lịng chân
thật của nó”. Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lịng
chân thật, có tình cảm thiết tha, u q văn thơ.
Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vƣợt qua đƣợc khó
khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn
Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng
nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, tập dùng từ
ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm…
tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học.
Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện
mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự
giác, say mê – yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học.
1.1.3.2. Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
Cảm thụ văn học là q trình nhận thức có ảnh hƣởng bởi vốn sống của
mỗi ngƣời. Cái “vốn” ấy trƣớc hết đƣợc tích lũy bằng những hiểu biết và cảm
xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống.
Có những cảnh vật, con ngƣời, sự việc diễn ra quanh ta tƣởng chừng nhƣ
rất quen thuộc, nhƣng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và
ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì thì chúng ta khơng thể làm giàu thêm vốn hiểu
biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, tập quan sát thƣờng xuyên, quan sát
bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) là một thói
quen rất cần thiết cho ngƣời học sinh giỏi.
Tơ Hồi đã nêu lên kinh nghiệm quan sát để phục vụ cho việc tích lũy
“vốn sống” nhƣ sau:
“Quan sát giỏi là phải tìm ra nét chính, thấy đƣợc tính riêng, móc đƣợc
những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi không cần dàn đủ sự
việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất nhƣ: một câu nói lột
tả tính nết, những dáng ngƣời và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một
trạng thái tƣ tƣởng do mình đã khổ cơng ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và khi
thấy bật lên đƣợc thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu đƣợc”.

Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết đƣợc những


15

bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thơ
văn một cách tinh tế và sâu sắc.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cịn cần tích lũy cả
vốn hiểu biết về văn hóa thơng qua việc đọc sách thƣờng xuyên. Mỗi cuốn
sách có biết bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống,
khơi sâu những suy nghĩ, cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn
học ở mỗi chúng ta. Việc chọn sách đọc là rất quan trọng. Các em phải chọn
những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập và rèn luyện.
Khi đọc sách, cần tập trung tƣ tƣởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đáng
đọc để thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm (cả về nội dung và nghệ thuật). Đọc
sách đến mức say mê cũng có nghĩa là “sống” cùng với nhân vật, biết vui buồn - sƣớng - khổ hay yêu - ghét…, đồng thời cảm nhận đƣợc những hình
ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động…
Chăm đọc sách, đọc sách có phƣơng pháp tốt sẽ giúp mỗi ngƣời tự học
đƣợc nhiều điều thú vị từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu
biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tƣởng tƣợng và cảm xúc của
mỗi ngƣời càng thêm phong phú, chân thực. Đó chính là điệu kiện quan trọng
để cảm thụ văn học tốt. Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em
cịn cần tích lũy cả vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thƣờng
xuyên. Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng
tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy
năng lực cảm thụ văn học ở mỗi chúng ta.
Giáo viên cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách.
Đọc sách, các em khơng chỉ đƣợc thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động
tình cảm, nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành động, bồi
dƣỡng tâm hồn. Ngƣời xƣa nói: “Trong bụng khơng có 3 vạn quyển sách,

trong mắt chƣa có núi sơng kì lạ của thiên hạ thì chƣa học đƣợc văn”.
1.1.3.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học, các em cần nắm vững
những kiến thức cơ bản đã học trong chƣơng trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học.
Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết tiếng Việt cũng nhƣ kiến thức về từ ngữ,
ngữ pháp tiếng Việt, các em sẽ khơng chỉ nói – viết tốt mà cịn có thể cảm
nhận đƣợc nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và
sáng tạo.


16

Ngoài những kiến thức về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, qua các
giờ tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở tiểu học, các em còn đƣợc làm quen và
cảm nhận về một số khái niệm nhƣ: hình ảnh (là toàn bộ đƣờng nét, màu sắc
hay đặc điểm của ngƣời, vật, cảnh bên ngoài đƣợc ghi lại trong tác phẩm, nhờ
đó ta có thể tƣởng tƣợng ra đƣợc ngƣời, vật, cảnh đó); chi tiết (là điểm nhỏ, ý
nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hay câu chuyện); bố cục (là sự xếp
đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh)…
Một số biện pháp nghệ thuật tu từ cũng làm nâng cao năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh: so sánh (là đối chiếu hai sự vật, hiện tƣợng có cùng một
dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả đƣợc sinh động,
gợi cảm); nhân hóa (là biến sự vật thành con ngƣời bằng cách gán cho nó
những đặc điểm mang tính cách ngƣời, làm cho nó trở nên sinh động, hấp
dẫn); điệp ngữ (là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý nào
đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn ngƣời đọc); đảo ngữ (là sự thay đổi trật tự
cấu tạo ngữ pháp thông thƣờng của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý
cần diễn đạt); chuyển đổi cảm giác (là dùng ấn tƣợng của giác quan này để
miêu tả ấn tƣợng của giác quan khác, tạo nên những ấn tƣợng tổng hợp nhiều
mặt về một đối tƣợng nào đó, gây ấn tƣợng mạnh khi miêu tả)…

1.1.3.4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học
Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn
học tốt, các em sẽ cảm nhận đƣợc những nét đẹp của văn thơ, đƣợc phong
phú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động.
Chính vì vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi mơn Tiếng Việt ở
tiểu học, ngồi những bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, đề thi còn có một
bài tập viết đoạn văn cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này
chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học.
Đoạn văn có nội dung cảm thụ văn học ở tiểu học cần đƣợc diễn đạt một
cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi về chính
tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ (hay đoạn
văn) hay sa vào “phân tích” quá kĩ bằng giọng văn không phù hợp với lứa
tuổi thiếu nhi.
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiểu học, kiên trì rèn luyện từng
bƣớc (từ dễ đến khó) sẽ viết đƣợc những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ


17

có đƣợc năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện bao điều đáng quý trong
văn học và trong cuộc sống của chúng ta.
1.1.4. Kĩ năng cảm thụ văn học và năng lực cảm thụ văn học
Theo Gs Phan Trọng Luận thì “Cảm thụ văn học là hoạt động tự giác, là
sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con ngƣời. Đọc sách là liên tƣởng,
là hồi ức, là tƣởng tƣợng,…Sức hoạt động của liên tƣởng, tƣởng tƣợng, hồi
ức càng mạnh bao nhiêu thì sức cảm thụ càng sâu sắc nhạy bén bấy nhiêu.”
Theo GS Nguyễn Thanh Hùng thì năng lực có đƣợc là nhờ sự lao động
thƣờng xuyên, lâu dài, cần mẫn và đầy hứng thú.
Nhƣ vậy: Năng lực cảm thụ văn học là kết quả của sự học tập bồi dƣỡng

lâu dài về nhiều mặt nhƣ chính trị, tƣ tƣởng, tình cảm, vốn sống, thói quen
đọc sách, thị hiếu nghệ thuật, năng lực tƣởng tƣợng, liên tƣởng và những kĩ
năng cảm thụ văn học.
Vậy, kĩ năng cảm thụ văn học là một phần trong năng lực cảm thụ văn
học. Kĩ năng cảm thụ văn học là cơng cụ có thể trang bị đƣợc nhƣ cách phát
hiện hình ảnh nghệ thuật,… Nhờ có sự rèn luyện kĩ năng Cảm thụ văn học thì
mới có thể nâng cao dần năng lực cảm thụ văn học.
* Phân biệt kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng đọc hiểu
- Kĩ năng đọc hiểu là các cách để đọc và hiểu nội dung văn bản.
- Kĩ năng cảm thụ văn học là các cách để cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học.
Nhƣ vậy, cảm thụ văn học là giai đoạn cuối của q trình đọc hiểu, đó
chính là hiểu sáng tạo, vì qua đó, học sinh khơng chỉ hiểu mà còn phải xúc
cảm, tƣởng tƣợng và thực sự gần gũi, nhập thân với những gì đã học.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Phân mơn Tập đọc lớp 5
1.2.1.1. Vị trí của phân mơn
Mơn Tiếng Việt ở trƣờng phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngơn ngữ cho học sinh. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một
bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh, nghĩa là nó khơng phải chỉ là sự
“đánh vần” lên thành tiếng theo đúng nhƣ các kí hiệu chữ viết, mà đọc cịn là
q trình nhận thức để có khả năng hiểu đƣợc những gì đã đọc đƣợc. Tập đọc


×