Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn HOẠT ĐỘNG dạy học THEO CHỦ đề CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.24 KB, 37 trang )

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11
(Cảm hứng hiện thực trong văn bản Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Hạnh phúc của một tang
gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (trích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao))
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về
“Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, để
học sinh trở thành một chủ thể độc lập, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức.
Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy? Không phải là điều đơn giản trong “một sớm
một chiều” phải “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo” trong thời gian lâu dài, trong
đó phương pháp dạy học là khâu quan trọng. Dạy học theo chủ đề là xu hướng dạy học tích
cực, phát triển được phẩm chất, năng lực của người học, có thể đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã tổ đã tổ chức các lớp tập huấn, dạy học
theo chủ đề, định hướng cho tất cả các trường Trung học trên toàn tỉnh áp dụng thí điểm việc
đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
người học. Trường tôi, Tổ chuyên môn đã bước đầu triển khai soạn thảo lại phân phối chương
trình cho phù hợp, đồng thời tiến hành soạn giáo án, thực hiện các tiết dạy thử nghiệm.
Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề gặp nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh.Tài liệu
tham khảo dạy học theo chủ đề hạn chế; hoạt động dạy học theo hướng tích cực: hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các chủ đề dạy học chưa được nhà trường, tổ
chuyên môn quan tâm nhiều; giáo viên phải tự nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu còn lúng
túng, bỡ ngỡ; học sinh chưa quen cách học chủ động nên còn loay hoay.

1


Trên cơ sở đó, tơi đã thực hiện soạn thảo kế hoạch, biên soạn giáo án giảng dạy, tiến


hành hoạt động dạy học... theo chủ đề ở lớp 11 trong năm học 2015-2016. Hiệu quả mới thành
công bước đầu, nhưng cũng đã phần nào thay đổi được tư duy, phương pháp của người dạy,
người học. Đây là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng chắn chắc cho những bức
tường vươn cao vững chắc về sau. Đó là lý do là động lực để cho tôi soạn thảo sáng kiến kinh
nghiệm: “Hoạt động dạy học theo chủ đề - chương trình Ngữ văn lớp 11”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu
rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
Từ nội dung nêu trên, giáo dục phổ thông nước ta đang dần thay đổi từ phương pháp dạy
học theo lối “truyền thụ một chiều” sang lối dạy “dạy cách học, cách nghĩ” “tự học” cho học
sinh để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng tri thức, rèn hình thành kĩ năng
và phẩm chất tốt đẹp.
Điều 28.2, Luật giáo dục phổ thông cũng qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh.”
Theo PGS Nguyễn Hữu Hợp: “ Chúng ta biết, theo khuyến nghị của UNESCO, một
trong những “vũ khí” mà con người thế kỉ 21 cần có, đó là khả năng học tập suốt đời. Để có
thể học tập suốt đời, học sinh phải được trang bị những kĩ năng tự học...
Sự học của học sinh đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến tri thức mới rồi
thực hành, vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.”
Vậy u cầu đởi mới dạy học là hướng tới đối tượng là người học, người dạy chỉ là
người gợi ý, hướng dẫn, dẫn dắt người học từng bước chiếm lĩnh tri thức, từ đó hình thành
2



năng lực và phẩm chất cho người học. Vì vậy, soạn giáo án , lựa chọn phương pháp giảng dạy
như thế nào là phù hợp và khả thi nhất cũng là điều “đau đầu” với giáo viên để hướng tới mục
tiêu của đổi mới là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Dạy học theo chủ đề là một khâu quan trọng , một phần của phương pháp dạy học đổi
mới , giáo viên có đường hướng cụ thể, xác định mình cần có những hoạt động nào trong quá
trình lên lớp, chuẩn bị gì cho tiết dạy để giờ học thành công đạt được mục tiêu vĩ mơ: hình
thành năng lực và phẩm chất cho học sinh (hs). Vậy hs cần hình thành năng lực và phẩm chất
nào? Theo tài liệu tham khảo của Vụ Giáo dục Trung học Dạy học và kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, một số phẩm chất, năng lực cần được hình thành,
phát triển ở học sinh là:
Về phẩm chất:
1.
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
2.
Nhân ái, khoan dung
3.
Trung thực, tự trọng, chí cơng vơ tư
4.
Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
5.
Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
6.
Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
Về năng lực:
1.
Năng lực tự học
2.
Năng lực giải quyết vấn đề

3.
Năng lực sáng tạo
4.
Năng lực tự quản lý
5.
Năng lực giao tiếp
6.
Năng lực hợp tác
7.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Những phẩm chất và năng lực lí tưởng trên thật khó để hình thành, hội tụ đầy đủ và phát
triển ở học sinh nước ta, vì những lí do khách quan và chủ quan. Theo tơi chỉ cần hình thành ở
học sinh những phẩm chất và năng lực cơ bản sau:
Về phẩm chất
1.Yêu thương và có trách nhiệm bản thân, con người, gia đình, quê hương, đất nước
2. Tơn trọng con người.
3. Có lịng nhân ái
4. Tự tin, độc lập trong suy nghĩ.
Về năng lực:
1. Năng lực tự học và sáng tạo.
2. Năng lực giao tiếp.
3. Năng lực tổ chức, quản lí, sắp sếp những sinh hoạt cơ bản của cuộc sống.
4. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
3


Những mục tiêu hướng tới trên buộc giáo viên phải có nhiệt tâm, nhiệt tình hơn trong
cơng việc trồng người của mình, phải vượt lên chính mình khắc phục sức ỳ trong cách dạy học
mà lâu nay trở thành truyền thống, nếp quen, thói cũ. Mạnh dạn đổi mới trong tư duy, hành
động. Dạy học theo hướng tích hợp theo phân môn Ngữ văn và liên môn khác. Khâu đổi mới

mà Năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã định hướng là dạy học theo chủ đề, Sở đã tổ
đã tổ chức các lớp tập huấn, dạy học theo chủ đề, định hướng cho tất cả các trường Trung học
trên toàn tỉnh áp dụng thí điểm. Tuy nhiên việc áp dụng cho các trường các lớp học cụ thể còn
gặp lúng túng, việc soạn giảng giáo án dạy học không biết bắt đầu như thế nào, tài liệu tham
khảo của các nhà nghiên cứu có tên tuổi khơng có.. Tơi mạnh dạn đóng góp một số giáo án
tham khảo mà tôi đã biên soạn và thử nghiệm trong năm học này.
Tôi rất đồng ý với quan điểm của giáo viên Lê Việt Hùng (Trường THPT Trần Phú):
“Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ
văn lớp 12 hiện hành” ,: “việc dạy học theo chủ đề là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề
mang tính chất tổng quát có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác. Nội
dung của chủ đề không chỉ dừng lại ở kiến thức về nội dung tác phẩm mà nâng cao trình độ
nhận thức văn học, tức là hiểu, lí giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng
của các nội dung văn học và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những
vấn đề khác nhau trong học tập và thực tiễn (hình thành năng lực trong học tập của học sinh).
Giáo viên khi tổ thực hiện dạy học theo chủ đề cần lưu ý vấn đề này”.
Từ đề tài này cần mở rộng, ứng dụng soạn giáo án, tiến hành hoạt động dạy học cho tất cả các
khối lớp.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện nhiệm vụ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
nhằm giúp tổ chuyên môn về dạy học theo chủ đề, tơi đã đóng góp đề tài “: “Hoạt động dạy
học theo chủ đề - chương trình Ngữ văn lớp 11” cho tổ Ngữ văn trường THPT Xuân Hưng.
Gợi ý một số giáo án tham khảo mà tôi tiến biên soạn, tiến hành thử nghiệm và đạt được thành
công bước đầu.
Tuy nhiên, do là bài dạy thử nghiệm, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, thời gian giảng dạy
không nhiều, không liên tục, nên hiệu quả chưa đạt được nhiều. Vì vậy, tôi mong quý đồng

4


nghiệp và góp ý, trao đổi... để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được tốt hơn. Để tôi nâng cao

hiệu quả giảng dạy trong những năm sau.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1.
Chọn chủ đề dạy học
1.1. Phân chia bài học theo chủ đề
1.1.1. Cơ sở phân chia
Vì giới hạn của đề tài này, tôi căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ về mơn Ngữ
văn – phân mơn Đọc văn lớp 11, học kì I để phân loại cụm bài theo chủ đề sau:

Chủ đề
Văn học sử

Văn bản
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945



Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu
Trác)

Văn chính luận – nghị
luận

Thơ ca: Cảm hứng nhân
đạo; cảm hứng hiện
thực; cảm hứng thế sự

– Chiếu cầu hiền ( Ngơ Thì Nhậm)
– Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều

– Nguyễn Trường Tộ)

– Tự tình (bài II) (Hồ Xuân Hương)
– Câu cá mùa thu (Thu điếu) (Nguyễn Khuyến)
– Thương vợ (Trần Tế Xương)
– Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến);
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
– Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
– Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
– Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu); Bài ca
phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Truyện: Cảm hứng hiện
thực; cảm hứng nhân
đạo.
Kịch

– Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
– Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
– Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ
Trọng phụng)
– Chí Phèo (Nam Cao)
– Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tơ của
Nguyễn HuyTưởng)

5


– Tình u và thù hận (Trích Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét của

Sếch-xpia)

Dựa vào phân phối chương trình của Bộ GD – ĐT, theo sự chỉ đạo của Sở GD – ĐT
Đồng Nai, Tổ Ngữ văn trường tôi đã thống nhất trong Tổ về việc sắp xếp tiết dạy học theo chủ
đề như sau:

HỌC KÌ I
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
(19 tuần: 72 tiết)
Th
8

T

Tiết
1, 2

Tên bài học
Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

1

3

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

4

Bài viết số 1


TCBS

5

Lt: Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

6

Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

7

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

8

Thao tác lập luận phân tích

TCBS

Lt: Tự tình II (Hồ Xn Hương)
Thương vợ (Trần Tế Xương)

2

9

9, 10
3


Ghi chú

Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến); Vịnh khoa
thi Hương (Trần Tế Xương)

4

11

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tt)

12

Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Cơng Trứ)

TCBS

13

Lt: Thương vợ (Trần Tế Xương)
Bài ca ngất ngưởng (tiếp theo)

14

Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

15,16

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Lẽ ghét thương (trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình

6


Chiểu) (Tự học)
TCBS

17
5

6

10
7

Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu); Bài ca phong
cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

18

Trả bài viết số 1; Ra đề bài viết số 2 (học sinh làm ở nhà)

19,20

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

TCBS


21

Lt:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (tiếp theo)

22,23

Thực hành về thành ngữ, điển cố

24

Chiếu cầu hiền (Ngơ Thì Nhậm)

TCBS

25

Lt: Chiếu cầu hiền (Ngơ Thì Nhậm)
Chiếu cầu hiền (tiếp theo)

26

Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều của
Nguyễn Trường Tộ)

8

27,

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (HS tự học)


28

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

TCBS

29

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

30

Trả bài viết số 2

31

Thao tác lập luận so sánh

32

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng 8 năm 1945

TCBS

9

33, 34


Lt: Thao tác lập luận so sánh
Khái quát văn học Việt Nam… (tiếp theo)

TCBS

ôn tập Nghị luận văn học: Phân tích tác phẩm văn học.

35, 36
10 37,38,39

Bài viết số 3 (Nghị luận văn học)
Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của
Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

40

Ngữ cảnh

TCBS

Lt: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

11 11 41, 42
43

Luyện tập thao tác lập luận so sánh


44

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và

7


so sánh
TCBS

12 45, 46

Lt: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm: Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của
Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

47

Phong cách ngơn ngữ báo chí

48

Trả bài viết số 3
Lt: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng

TCBS

49
13 50


phụng)
Một số thể loại văn học: thơ, truyện
Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

51

Phong cách ngơn ngữ báo chí

52

Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm: Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của
Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

TCBS

14 53, 54

Lt: Chí Phèo (tác giả)
Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm: Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của
Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

55

Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

56


Bản tin

TCBS

Lt: Chí Phèo (tác phẩm)
Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích – Hồ Biểu Chánh); Vi

12 15 57, 58

hành (Nguyễn Ái Quốc); Tinh thần thể dục (Nguyễn Công
Hoan)
59

Luyện tập viết bản tin

60

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

TCBS

Ôn: Luyện tập viết bản tin
Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tơ của Nguyễn

16 61, 62
66

HuyTưởng)

TCBS


Ơn tập văn học (Ơn tập thi học kì I theo đề cương Mục II)

17 67, 68
18 70

Ơn tập thi học kì I (theo đề cương Mục III)
Thi học kì I
Trả bài viết số 4 (Đáp án đề thi học kì I)

8


63, 64

Tình u và thù hận (Trích Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét của Sếchxpia)

65

Thực hành một số kiểu câu trong văn bản

TCBS

Tình u và thù hận (Trích Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét của Sếch-

69

xpia)
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn


19 71

Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

72

Nghĩa của câu

TCBS

Lt: Nghĩa của câu

1.1.2. Tiêu chí phân chia
Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (ban cơ bản), phân
phối chương trình của Bộ GD - ĐT, phân môn Đọc văn có thể phân chia bài học theo 3 tiêu
chí:
- Theo thể loại:
+ Chủ đề Kí;
+ Chủ đề văn Chính luận - Nghị luận;
+ Chủ đề Thơ;
+ Chủ đề truyện
+ Chủ đề kịch
- Theo lịch đại:
+ Chủ đề Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
+ Chủ đề Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
- Theo đồng đại (cảm hứng sáng tác):
+ Chủ đề Cảm hứng hiện thực
+ Chủ đề Cảm hứng nhân đạo
+ Chủ đề Cảm thế sự.
2.

Các bước xây dựng hoạt động dạy học theo chủ đề
2.1. Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện.
- Xác định chủ đề sẽ dạy học;
- Tiến hành trong tuần nào trong phân phối chương trình, số tiết sẽ thực hiện cho chủ đề.
2.2. Bước 2: Xác định các nội dung của chủ đề (xây dựng các đề mục, những nội dung kiến
thức cụ thể)
2.3. Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt (chuẩn kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần
hướng đến để thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp)
2.4. Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng
cao) cho mỗi đề mục hoặc chung cho cả chủ đề.

9


2.5. Bước 5: Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng
với các cấp độ tư duy đã mô tả (câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh
giá).
2.6. Bước 6: Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạt
động học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng
trong toàn bộ chủ đề...

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tiến trình hoạt động theo mơ hình Trường học mới Việt
Nam (VNEN) bao gồm 5 bước:
2.6.1. Hoạt động khởi động:
- Hoạt động này nhằm giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
- Giáo viên (GV) nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các
vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề.
- Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thơng qua hoạt động cá
nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ

năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn
nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động
nhóm.
2.6.2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm
nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ
đề.
- Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung
trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên
quan ngồi nội dung trình bày trong chủ đề.
- Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV.
2.6.3. Hoạt động luyện tập
- Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2
(phần B) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến
thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
10


- Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực
hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.
- Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để
các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
2.6.4. Hoạt động vận dụng
- Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể
nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng
đồng.
- Với hoạt động giáo dục này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực
hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động vận
dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường, …

2.6.5. Hoạt động tìm tịi, mở rộng
- Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp
HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp
tục học hỏi, khám phá.
- GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm
những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu
trên mạng để HS tìm đọc thêm.
- Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng
thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.
* Không thực hiện cứng nhắc quy trình
- Lưu ý: Quy trình 6 bước hoạt động nêu trên khơng cứng nhắc mà có thể được thiết kế và
thực hiện linh hoạt, mềm dẻo.
- Trong một số lĩnh vực /trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi
một, hai hoạt động tuỳ theo đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề/bài
học.
IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “: “Hoạt động dạy học theo chủ đề - chương trình Ngữ

văn lớp 11”được áp dụng tại lớp 11B2 trường THPT Xuân Hưng, việc áp dụng thực hiện đề tài
gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi áp dụng hai chủ đề dạy học: “Cảm hứng hiện thực
11


trong văn bản Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng
Phụng), Chí Phèo (trích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao)” vào lớp tôi được phân công, tôi thấy
có hiệu quả bước đầu:
1.


Đối với giáo viên:
Giáo viên đổi mới tư duy, chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnh thời

lượng, dung lượng kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh; xây dựng được phương pháp dạy
học thích hợp, hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác những nội dung quan trọng… Làm tài liệu
tham khảo cho giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện việc soạn bài và lên lớp các tiết dạy
học theo chủ đề.
2.
Đối với học sinh:
- Việc dạy học theo chủ đề thơng qua mơ hình VNEN đã tạo sức hút, sự hấp dẫn , hoạt
động sôi nổi cho học sinh trong tiết học Ngữ văn.
- Học sinh được học theo chủ đề nên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, bước đầu vận dụng
kiến thức hệ thống kiến thức.
- Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm bài thi học kì I
trường THPT Xuân Hưng trước và sau khi áp dụng chủ đề:
- Bài kiểm tra khảo sát đầu năm
Lớp

11B2
-

Sĩ số

38

Tỷ lệ điểm
Khá

Trên TB


́u

Kém

18,4%

55,3%

26,3%

0%

Bài thi học kì I
Lớp

11B2

Sĩ sớ

37

Tỷ lệ điểm
Khá

Trên TB

́u

Kém


31,5%

47,2%

15,7%

0%

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

12


Dạy học theo chủ đề đã góp phần đổi mới giáo dục theo định hướng của Bộ GD & ĐT,
bước đầu đạt hiệu quả. Trường Xuân Hưng và các trường trong tỉnh nên áp dụng phương pháp
này cho lớp chọn, sĩ số học sinh dưới 40hs.
VI. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).
3. Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh,Vụ Giáo dục
Trung học, Hà Nội, 2014.
4. Ngữ văn 11, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục (2012).
5. Dự án mơ hình trường học mới tại Việt Nam – Bộ GD & ĐT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------VII. PHỤ LỤC: Giáo án minh họa

A. Bước 1: Chủ đề; thời gian thực hiện
- Chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong văn xuôi từ năm 1930 đến trước Cách mạng
tháng tám 1945.
- Thời gian thực hiện:

+Thực hiện trong 04 tuần: tuần 10, 12, 13, 14
+ Số tiết thực hiện trên lớp: 8 tiết
• 3 tiết: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
• 2 tiết: Hạnh Phúc Của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
• 3 tiết: Chí Phèo (Nam Cao)
B. Bước 2
Nội dung của chủ đề: Cảm hứng hiện thực trong tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng phụng) Chí Phèo (tác giả Nam Cao)

C. Bước 3: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức – Kỹ năng – Phẩm chất:
a) Kiến thức:

13


– Nhận ra khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, những đặc sắc về nội dung nghệ
thuật của các tác phẩm, đoạn trích: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Hạnh Phúc của một tang
gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao)
– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1930 đến Cách mạng
tháng tám 1945.
b) Kỹ năng:
– Biết cách đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận.
– Vận dụng tri thức vào hoạt động giao tiếp, ứng xử, hành động... trong các mối quan hệ
xã hội.
c) Phẩm chất:
– Biết quý trọng tình cảm gia đình; có tình u đồng loại; tình yêu quê hương đất nước;
trân trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc; biết suy nghĩ, trăn trở về
những vấn đề nhân sinh, về văn hóa của dân tộc.

– Có tình u văn học, tìm tịi, bổ sung thêm tri thức... qua các tác phẩm của văn học Việt
Nam và thế giới.
2. Hình thành, phát triển năng lực:
a) Năng lực chung:
– Chủ động thu thập thông tin từ nhiều nguồn liên quan đến văn bản
– Chủ động hợp tác, thảo luận nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
– Chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập.
b) Năng lực chuyên biệt:
– Khám phá tìm hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
– Có khả năng sử dụng ngơn ngữ (nói, viết) để trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
14


Ch̉n bị của giáo viên

Phịng cơng nghệ thơng tin

Giáo án điện tử, SGK

Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

Phiếu phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Chuẩn bị của học sinh

Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà đã được gv phân công.


Sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập liên quan…
D. Bước 4: Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Thông tin Lý giải được mối quan Vận dụng hiểu biết So sánh các phương
về tác giả, hệ/
tác

ảnh

hưởng

của về

tác

giả,

tác diện nội dung, nghệ

phẩm, phong cách sáng tác, bối phẩm để phân tích thuật giữa các tác

hoàn


cảnh cảnh lịch sử với việc lý giải

sáng

tác, xây dựng cốt truyện và nội

đánh giá phẩm cùng đề tài

dung

nghệ hoặc thể loại, phong

xuất xứ tác thể hiện nội dung, nghệ thuật của từng tác cách sáng tác của nhà
phẩm…

thuật của tác phẩm

phẩm

văn

Nhận

diện Hiểu được ý nghĩa của Khái quát đặc điểm Trình bày những kiến

được

ngôi giọng kể đối với việc phong cách của tác giải riêng, phát hiện

kể,


giọng thể hiện nội dung tư giả từ tác phẩm

sáng tạo về ý nghĩa

điệu

kể

văn bản tác phẩm

, tưởng của tác phẩm

trình tự kể ,
bối cảnh câu
chuyện
Nắm
cốt

được Lí giải sự phát triển của Chỉ ra các biểu Hiểu được nội dung
truyện, các tình huống, sự kiện, hiện và khái quát của các tác phẩm

nhận ra đề chi tiết... và mối quan các đặc điểm của cùng thể loại khác
tài,

cảm hệ của chúng trong tác thể loại truyện

khơng

nằm


trong

hứng

chủ phẩm

chương trình SGK

đạo của tác
15


phẩm

Nhận
hệ

diện Giải thích, phân tích đặc Trình

bày

cảm Trình bày những ý

thống điểm về lai lịch, ngoại nhận về tác phẩm

kiến để giải quyết

nhân vật, xác hình, tính cách, số phận


một vấn đề cụ thể đặt

định

nhân nhân vật…

ra trong tác phẩm

vật

trung Khái quát được về nhân
nhân vật

Vận dụng tri thức của

tâm,
vật

văn bản để hình thành

chính,

những giá trị sống

nhân vật phụ

của cá nhân.

Phát hiện và Phân tích được ý nghĩa Giả thuyết các tình Minh
hiểu

tình

được của tình huống truyện
huống

họa

về

tác

huống khác trong phẩm: vẽ tranh, đóng
tác phẩm

kịch…

truyện
Phát

hiện Lý giải ý nghĩa, tác Từ từ ngữ, hình Sử dụng trong giao

các sự kiện, dụng của từ ngữ, hình ảnh,

biện

pháp tiếp cụ thể

sự việc, chi ảnh, biện pháp nghệ nghệ thuật trong
tiết,


biện thuật trong tác phẩm

tác phẩm liên hệ

pháp

nghệ

những tác phẩm

thuật đặc sắc

khác

của từng tác
phẩm

E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiết 1
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

16


GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu về Cảm hứng hiện thực trong văn học – thể loại
truyện, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua bài tập thảo luận nhóm đã được giáo
viên phân cơng ở tiết học trước.
Nhóm 1: Từ kiến thức đã nắm được ở bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945, em hãy cho biết sự khác nhau giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Đại diện nhóm 1 trả lời (phải đạt được những ý cơ bản sau)

- Văn học lãng mạn: là tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng để diễn tả ước
mơ, khát vọng, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục...
- Văn học hiện thực: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh
tình cảnh khơn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột với một thái độ cảm thơng sâu
sắc...
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

17


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân A. Tìm hiểu sự phân hoá nhiều xu hướng của
hoá nhiều xu hướng của văn học văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945.
trước Cách mạng tháng Tám I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
1945.
- Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến
GV: Nhằm kiểm tra năng lực thu tranh xâm lược nước ta. Sau gần nửa thế kỉ bình
thập tài liệu, năng lực hợp tác, năng định vế quân sự, đến khoảng đầu thế kỉ XX, chúng
lực trình bày một vấn đề, giáo viên mới thực sự khai thác thuộc địa về kinh tế. Cơ cấu
yêu cầu nhóm 1 cử đại diện trình xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc.
bày trước lớp 2 vấn đề ( các nhóm
- Thành phố cơng nghiệp ra đời, giai cấp, tầng lớp
cịn lại ghi vào phiếu học tập)
xã hội mới.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hợi, văn
- Văn hố Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của
hóa của đất nước từ 1930 đến

văn hoá phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc
1945?
với văn hố phương Tây.
2. Văn học hình thành hai bộ
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
phận, phân hoá thành nhiều
II. Văn học phân hoá thành nhiều xu hướng.
xu hướng
1. Văn học lãng mạn:
- Là tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc, phát huy trí
tưởng tượng để diễn tả ước mơ, khát vọng, khẳng
định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục.
- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ.
- Ý nghĩa: thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh
chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải
phóng cá nhân.
- Hạn chế: ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội
chính trị của đất nước, đôi khi sa vào chủ nghĩa cá
nhân cực đoan.
2. Văn học hiện thực:
- Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội 18


 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập về nhà:
– Bài học : Hai đứa trẻ - Thạch Lam
1) Suy nghĩ của em về cách kết thúc truyện ngắn Hai đứa trẻ? Liên hệ với Tắt đèn (Ngô Tất
Tố), Lão Hạc (Nam Cao).
2) Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ.
3) Vì sao có thể nói: Truyện ngắn Hai đứa trẻ giống như một “bài thơ trữ tình đượm buồn”?

– Bài học: Hạnh phúc của một tang gia – trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
1) Tìm mười câu văn thể hiện giọng điệu mỉa mai của tác giả. Phận tích ý nghĩa của các
câu văn ấy.
2) Có nhà nghiên cứu cho rằng cái gốc của trào phúng là trữ tình. Anh / chị hiểu ý kiến này
như thế nào? Vận dụng vào chương XV: Hạnh phúc của một tang gia.
− Bài học: Chí Phèo – Nam Cao
1) Phân tích nhân vật Bá Kiến. Qua đó nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam
Cao.
2) Theo L. Lê- ô-nốp: “Mỗi tác phẩm phải là một phát hiện về hình thức, một khám phá về
nội dung”. Có thể xem Chí Phèo là một tác phẩm như thế được khơng? Vì sao?

 HOẠT ĐỢNG VẬN DỤNG
Bài tập về nhà :
1) Viết bài văn nghị luận: trình bày suy nghĩ của em về người nghèo, người giàu trong xã
hội hiện nay và mơ ước của em về tương lai.
2) Viết bài văn nghị luận: trình bày suy nghĩ của em về hiện thực và lãng mạn trong cuộc
sống mỗi con người.
3) Viết bài văn nghị luận: nhân vật Chí Phèo ta vẫn thấy lăn lóc đâu đó trong xã hội hiện
nay, em cảm nghĩ như thế nào về những con người ấy?
 HOẠT ĐỢNG TÌM TỊI, MỞ RỘNG
Bài tập về nhà:
- Tìm các nguồn tài liệu khác liên quan đến nhà văn Thạch Lam , Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao và những tác phẩm của ông
19


- Hãy tìm đọc tập truyện ngắn “Hà Nội ba sáu phố phường”- Thạch Lam, tuyển tập
truyện ngắn Nam Cao và nêu cảm nhận về một câu chuyện mà em thích .
- Chuyển thể văn bản Hạnh phúc của một tang gia – trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng, đoạn
trích Chí Phèo – Nam Cao thành kịch bản, tiến hành biểu diễn trong phong trào hoạt

động văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
∗ Lưu ý : Các hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tịi, mở rộng, giáo viên linh hoạt vận
dụng tiết tự chọn bám sát, hoạt động ngoại khoá... để tiến hành hoạt động kiểm tra , thực
tế hoá các bài tập mà giáo viên yêu cầu tự học ở nhà, vận dụng trong cuộc sống.

--------- HẾT ---------

Tháng 5/2016
Người thực hiện

GV: Lê Thái Huyền Trang

20



×