Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài liên bang nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.73 KB, 18 trang )

Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc đổi mới PPDH được đặt ra rất cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp HS phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân” và trong luật giáo dục thì đã nhấn mạnh vai trò của phương pháp giáo
dục là “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Trong dạy học Địa lí có nhiều phương pháp dạy học, như: phương pháp
thảo luận, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp
động não, phương pháp tranh luận, phương pháp báo cáo….. Trong đó,
phương pháp được sử dụng phổ biến và có tác dụng tích cực đối với hoạt
động của học sinh là phương pháp đàm thoại, đặc biệt là đàm thoại gợi mở.
Phương pháp đàm thoại gợi mở có vai trò rất quan trọng trong việc dạy
học, nó giúp học sinh nắm vững được tri thức bài học và hứng thú hơn trong
học tập. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng phương pháp này còn nhiều
hạn chế.
Để nâng cao chất lượng sử dụng PP đàm thoại trong dạy học, cần phải có
những nghiên cứu cụ thể, đặc biệt tôi thấy việc xây dựng câu hỏi trong
chương trình dạy học là rất quan trọng . Vì vậy tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ
thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) Địa lí lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh”


Trần Thị Quỳnh Liên

1


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THPT
1.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1.1. Khái niệm
- Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) để chỉ những phương
pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học.
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
dạy
1.1.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: HS được
cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó
tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu
những tri thức đã được GV sắp đặt.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
- Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện

nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
- Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích
cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được
tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp
thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải
trang bị cho HS.
Trần Thị Quỳnh Liên

2


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
1.2.1. Khái niệm
Đàm thoại gợi mở là phương pháp, trong đó GV soạn ra những câu hỏi
lớn, thông báo cho HS. Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ
hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực
hiện câu hỏi lớn. Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp mà trong đó
một hệ thống câu hỏi của GV và câu trả lời của học sinh được gắn bó chặt chẽ
với nhau một cách lôgic. Mỗi câu hỏi là một bước trên con đường đi đến giải
quyết vấn đề. Nhờ những câu hỏi đưa ra, GV kích thích học sinh tìm tòi một
cách độc lập những kiến thức mới, rút ra những kết luận do suy nghĩ, phán
đoán dựa trên những quan sát, nhớ lại những sự kiện cần thiết, nêu ví dụ, lựa
chọn những dẫn chứng để cụ thể hóa một khái niệm.
1.2.2. Đặc điểm và ưu nhược điểm của phương pháp đàm thoại gợi mở
1.2.2.1. Đặc điểm
- Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp dạy học mà GV và HS

dùng lời là chủ yếu trong quá trình dạy học. Những câu hỏi được đưa ra
thường đòi hỏi HS phải suy nghĩ, tìm tòi để trả lời trực tiếp với GV. Một câu
hỏi đưa ra thường liên quan về một hoặc một số kiến thức đã học, đã biết, các
kiến thức đó là chỗ dựa để HS đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
1.2.2.2. Ưu điểm
- Phương pháp đàm thoại gợi mở huy động được học sinh tham gia vào
quá trình nhận thức.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở có tác dụng tích cực đến việc cung
cấp cho HS những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học
tập của HS.
1.2.2.3. Một số hạn chế:
Phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở không thể bao quát toàn bộ lĩnh
vực giáo dục, có những kiến thức không thể do HS phát hiện được mặc dù

Trần Thị Quỳnh Liên

3


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

cung cấp cho HS bất cứ phương tiện nào. Cũng không phải tất cả HS đều sẵn
sàng tham gia vào hoạt động tích cực.
1.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1.3.1. Khái niệm câu hỏi và hệ thống câu hỏi trong dạy học
1.3.1.1. Câu hỏi
Câu hỏi có thể hiểu rằng là dạng cấu trúc ngôn ngữ rõ ràng diễn đạt một yêu
cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần được giải quyết.
1.3.1.2. Hệ thống câu hỏi

Trong dạy học, hệ thống câu hỏi là tập hợp những câu hỏi có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết một số vấn đề bộ phận.
1.3.2. Phân loại câu hỏi
Trong đàm thoại gợi mở có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, liên quan đến
cơ sở phân loại khác nhau.
- Dựa vào thao tác tư duy, có các loại câu hỏi sau:
+ Câu hỏi phân tích: nhằm gợi ý HS tách riêng từng phần của sự vật và
hiện tượng địa lí, hoặc các thành phần của mối liên hệ. Ví dụ: “ Phân tích
hình 7.4 SGK/tr49, để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan
đầu não EU”. Hay “ Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu
thông trong EU”.
+ Câu hỏi tổng hợp: nhằm làm cho HS xác lập tính thống nhất và mối
liên hệ của các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng.
Câu hỏi tổng hợp không phải là sự cộng đơn thuần của các bộ phận của sự vật
địa lí. Sự tổng hợp đúng là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới về
chất. Ví dụ: “Chứng minh dân số của Nhật Bản đang già hóa”. “Việc phát
triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây có những
ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội”.
+ Câu hỏi so sánh, liên hệ: nhằm liên hệ các sự vật và hiện tượng địa lí
lại với nhau trong tất cả các mối quan hệ có thể trong địa lí và sự thiết lập sự
giống nhau và khác nhau giữa chúng. Ví dụ: “Dựa vào bảng 6.3, hãy so sánh
Trần Thị Quỳnh Liên

4


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục”. Hoặc “Đặc điểm về tự

nhiên của miền Tây và miền Đông của Trung Quốc có gì khác biệt”. Khi đặt
câu hỏi so sánh , tránh so sánh khập khiễng. Những đối tượng so sánh có thể
có những nét tương đồng hay trái ngược nhau.
+ Câu hỏi nguyên nhân - kết quả: là loại câu hỏi nêu lên mối liên hệ
nhân qủa, một trong những dạng liên hệ có tính chất phổ biến trong bài địa lí.
+ Câu hỏi khái quát: là loại câu hỏi nhằm dùng khái quát hóa các kiến
thức cụ thể, nêu lên cái chính, cái căn bản, cái “chung”, thường được dùng
vào cuối chương hay câu hỏi tổng quát cuối bài. Ví dụ: “Trình bày những đặc
điểm nổi bật của ngành nông nghiệp Nhật Bản”
- Dựa vào cấp độ lĩnh hội kiến thức, câu hỏi được chia làm 6 loại:
+ Nhận biết: Câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại một kiến thức đã biết. Ví dụ:
“Trình bày quá trình hình thành và phát triển EU”, “Hãy cho biết một số đặc
điểm chính về vị trí địa lí của Hoa Kì”, “Quan sát hình 8.1 SGK/tr61, hãy cho
biết Liên Bang Nga giáp với những quốc gia và đại dương nào”.
+ Thông hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS diễn đạt lại bằng ngôn từ của mình
những kiến thức đã học. Ví dụ: “Nhận xét sự phân bố dân cư của Hoa Kì”,
“Dựa vào hình 6.6 SGK/tr44, trình bày sự phân bố các vùng sản xuất nông
nghiệp chính của Hoa Kì”.
+ Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình
huống mới, khác bài học.Ví dụ: “Vì sao có thể nói việc ra đời của đồng tiền
chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU”.
+ Phân tích: Câu hỏi yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của
một hiện tượng. Ví dụ: “Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa
lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế”, hay “Hãy
phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU”.
+ Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu HS kết hợp các kiến thức cụ thể trong một
sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn.

Trần Thị Quỳnh Liên


5


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

+ Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phán đoán về một vấn đề. Ví
dụ: “Tại sao ngành nông nghiệp lại giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật
Bản”.
- Dựa vào mục đích của việc dạy học, có thể chia câu hỏi ra hai loại:
+ Câu hỏi sự kiện: chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và
trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc.
+ Câu hỏi nhận thức: là câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng
hợp, đánh giá, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
1.3.3. Vai trò của câu hỏi trong bài dạy học Địa lí 11
- Việc sử dụng câu hỏi có vai trò to lớn đối với phương pháp dạy học
hiện nay và phù hợp với nhu cầu phát triển. Câu hỏi có vai trò định hướng
hoạt động tự nghiên cứu tài liệu giáo khoa của học sinh, lúc này tài liệu giáo
khoa là nguồn tư liệu không thể thiếu để học sinh tra cứu, phân tích, tìm tòi
lời giải đáp. Qua đó nâng cao vai trò của tài liệu giáo khoa trong dạy học,
đồng thời giúp HS hình thành kĩ năng đọc sách, đọc tài liệu tham khảo.
- Câu hỏi ở một chừng mực nhất định luôn đặt HS vào các tình huống có
vấn đề, buộc HS giải quyết các mâu thuẫn, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức.
- Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa HS vào vai trò chủ thể
của quá trình nhận thức, qua đó khắc phục được tình trạng dạy học lấy GV
làm trung tâm.
- Câu hỏi cho phép biến những nội dung “tường minh” trong sách giáo
khoa thành những nội dung cần phải khám phá, tìm tòi với người học.
- Câu hỏi là công cụ để GV rèn luyện các biện pháp lôgic, cách lập luận
lôgic của HS.

- Câu hỏi có tác dụng trí dục, phát triển năng lực nhận thức của HS
trong dạy học.
- Hệ thống câu hỏi giữ vai trò chủ động định hướng tư duy của HS theo
một lôgic hợp lí, phát hiện ra bản chất, qui luật của sự vật hiện tượng.

Trần Thị Quỳnh Liên

6


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 11
Trong giảng dạy việc sử dụng câu hỏi để tổ chức cho học sinh lĩnh hội
kiến thức, đem lại hiệu quả cao trong học tập, phụ thuộc rất nhiều vào việc
xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp. Vì thế, khi xây dựng các câu hỏi
trong dạy học cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau
- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản
- Câu hỏi phải phát huy được tính tích cực của học sinh
- Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng, đảm bảo tính nguyên tắc hệ thống
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh
2.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC ĐỊA
LÍ 11 THPT
2.2.1. Các bước và kĩ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
- Xác định HS phải có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức như

thế nào sau khi học xong bài học, định rõ mức độ hoàn thành công việc học
tập của HS.
- Xác định được kiến thức trọng tâm của bài, phương pháp giảng dạy
như thế nào, thái độ học tập của HS ra sao để việc đánh giá tiết học không bị
chệch khỏi mục tiêu của bài dạy, GV đề xuất những nội dung để đánh giá và
kế hoạch đánh giá. Cần bám sát mục tiêu khi quyết định nội dung đánh giá.
Như vậy, việc đánh giá gồm đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Bước 2: Xác định mục tiêu cần hỏi
- Đọc kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, sách bài tập;
tìm ra những nội dung kiến thức chính, kiến thức bổ sung, kiến thức nâng
cao, mở rộng, kiến thức xuất phát cần có của HS; hình thành sơ bộ tiến trình
sẽ trình bày.
Trần Thị Quỳnh Liên

7


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Phân tích lôgic nội dung bài học trong sách giáo khoa.
- Xác định nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy là yếu tố quan trọng
nhất trong việc xây dựng câu hỏi.
- Kế thừa kiến thức mà HS đã được học ở bài trước, chuẩn bị nội dung
kiến thức nào ở phần sau cho hợp lí.
Để thuận lợi cho GV xây dựng câu hỏi thì bước phân tích lôgic nội dung
bài học rất quan trọng, từ đó giúp GV sơ đồ hóa được các kiến thức cốt lõi,
xác định được những kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, mối quan hệ bản
chất bên trong những kiến thức đó.
Bước 3: Xác định kiến thức cơ bản của HS cần nắm qua câu hỏi

- Xác định những vấn đề: Nội dung bài học, những nội dung chính,
những nội
dung bổ sung, nội dung cần đào sâu; kiến thức xuất phát của HS; chia nội
dung thành từng phần nhỏ phù hợp với khả năng của HS.
- Tìm khả năng để đặt câu hỏi, để tổ chức hoạt động tích cực của HS.
- Phân kiến thức ra thành từng phần chi tiết, tìm những phần kiến thức
có thể đặt câu hỏi.
- Diễn đạt các khả năng đó thành câu hỏi.
+ Khi diễn đạt các khả năng thành câu hỏi. Các câu hỏi gây mâu thuẫn
trong nhận thức của HS, nhằm kích thích tư duy, hoạt động tích cực của HS,
gây hứng thú trong học tập.
+ Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống theo yêu cầu lôgic nội
dung bài học và mục đích lí luận của bài dạy. Các câu hỏi mã hóa nội dung
kiến thức trong từng phần, từng mục của bài dạy nên cần được lựa chọn, sắp
xếp theo một lôgic chặt chẽ, đảm bảo tính hệ thống, câu hỏi của phần trước,
mục trước phải đặt trong mối liên hệ với phần sau, mục sau, để sao cho trả lời
của HS sẽ lĩnh hội được nội dung kiến thức mới về một chủ đề trọn vẹn trong
bài dạy.
Bước 4: Xác định kiểu câu hỏi
Trần Thị Quỳnh Liên

8


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

Có nhiều loại câu hỏi khác nhau, như: câu hỏi yêu cầu giải thích, yêu cầu
chứng minh, yêu cầu so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa, quy nạp, diễn dịch, tái hiện kiến thức.... Cần ưu tiên cho những câu hỏi

yêu cầu HS phát triển tư duy.
Bước 5: Soạn câu hỏi và bố trí hệ thống câu hỏi trong giáo án
- Từ kết quả của các bước trên, GV tiến hành soạn câu hỏi đáp ứng các
yêu cầu đã nêu.
- Các câu hỏi trên được bố trí vào giáo án thành một hệ thống câu hỏi
hoàn chỉnh, phù hợp với tính lôgic của nội dung và kế hoạch dạy học.
2.2. SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY BÀI MỚI TRÊN LỚP
Cách tổ chức hoạt động cho HS trong phương pháp đàm thoại gợi mở có
thể tiến hành theo các bước với kĩ thuật của mỗi bước như sau :
2.2.1. Nêu câu hỏi cho HS
- Phải đặt vào trọng tâm của bài học địa lí. Câu hỏi phải rõ ràng nhằm
giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ cụ thể, không được đặt câu hỏi chung
chung.
- Câu hỏi phải ngắn gọn, nhưng không quá vụn.
- GV không nên đặt câu hỏi để hỏi trực tiếp HS đứng dậy trả lời có hoặc
không, đúng hoặc sai. Không nên gọi HS trước khi đặt câu hỏi mà đặt câu hỏi
trước rồi gọi HS.
- Không nên đặt câu hỏi xong gọi ngay HS trả lời. Nên đọc câu hỏi hai
lần trước khi gọi HS, tốc độ đọc hai lần khác nhau.
- GV đặt câu hỏi phải cho cả lớp nghe được, hiểu được.
- Trước khi nêu câu hỏi GV nên có câu dẫn hoặc xuất phát từ một câu
nhắc nhở kiểu tổ chức dạy học.
2.2.2. Học sinh trả lời
- Khi HS trả lời GV nên chú ý lắng nghe nhưng vẫn phải bao quát toàn
bộ lớp học.
- Gọi một số HS khác trả lời bổ sung hoặc ý kiến của riêng mình.
Trần Thị Quỳnh Liên

9



Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Tôn trọng học sinh.
2.2.3. Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV nên khuyến khích, khen thưởng HS sau khi trả lời. Không nên chỉ
trích, nặng lời HS khi trả lời sai.
2.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY BÀI LIÊN
BANG NGA (tiết 2)
Mục tiêu hỏi
- Hiểu được Liên bang
Nga đóng vai trò chính
trong việc tạo dựng Liên
Xô trở thành cường quốc
kinh tế thế giới.
- HS thấy được nguyên
nhân làm cho Liên Xô
tan rã, Liên bang Nga
trải qua thời kì đầy khó
khăn, biến động trong
phát triển kinh tế - xã
hội.
- Hiểu chiến lược kinh tế
mới của Nga vô cùng
đúng đắn, từng bước đưa
nước Nga thoát dần khỏi
khủng hoảng kinh tế.

- HS biết dựa vào bản đồ,

kênh chữ trong SGK,
vốn hiểu biết để tìm hiểu
nguyên nhân và trình bày
vai trò, tình hình phát
Trần Thị Quỳnh Liên

Câu hỏi cụ thể
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên bang
Xô viết
- Phân tích bảng 8.3 SGK/tr67, chứng minh
Liên bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Xô
cũ?
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên
90 của thế kỉ XX)
- Hãy nêu những nguyên nhân làm Liên bang
Nga rơi vào tình trạng khó khăn và biến động
trong thập niên 90 của thế kỉ XX?
- Trình bày thực trạng của kinh tế - xã hội,
chính trị Liên bang Nga trong thập niên 90 của
thế kỉ XX?
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường
quốc
- Chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga
gồm những điểm cơ bản nào?
- Liên bang Nga đã đạt được những thành tựu gì
sau khi thực hiện chiến lược kinh tế mới?
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
Dựa vào bảng 8.4 SGK/69, và kênh chữ SGK,

cho biết:
- Công nghiệp có vai trò như thế nào trong nền
kinh tế Liên bang Nga?
- Cơ cấu công nghiệp đặc điểm gì?
10


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

triển, phân bố của ngành
công nghiệp của Liên
bang Nga.
- Xác lập mối quan hệ
giữa điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội với sự
phát triển và phân bố
công nghiệp.

- HS biết dựa vào bản đồ,
kênh chữ trong SGK,
vốn hiểu biết để tìm hiểu
tình hình phát triển và
phân bố các ngành nông
nghiệp của Liên bang
Nga.
- Xác lập mối quan hệ
giữa điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội với sự
phát triển và phân bố

nông nghiệp.
- HS hiểu và trình bày
vai trò, tình hình phát
triển, phân bố của một số
ngành dịch vụ của Liên
bang Nga.

Trần Thị Quỳnh Liên

- Kể tên một số ngành công nghiệp phát triển
mạnh ở Liên bang Nga và giải thích?
- Dựa vào bảng 8.4 SGK trang 69, nhận xét về
sản lượng dầu mỏ của Liên bang Nga?
- Dựa vào hình 8.8 SGK/70, nhận xét sự phân
bố các trung tâm công nghiệp ở Liên bang Nga.
Tại sao?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh
mẽ của một số ngành công nghiệp?
+ Vì sao công nghiệp phân bố không đều?
2. Nông nghiệp
- Liên bang Nga có những điều kiện thuận lợi
nào về mặt tự nhiên để phát triển nông nghiệp?
- Kể tên những cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở
Liên bang Nga, giải thích vì sao lại phát triển
các cây trồng, vật nuôi đó?

3. Dịch vụ
Dựa vào SGK/tr70, vốn hiểu biết, trả lời các
câu hỏi sau:
- Em biết gì về hệ thống cơ sở hạ tầng giao

thông của Liên bang Nga? Xác định trên bản đồ
tuyến đường sắt xuyên Xibia và đường sắt
BAM?
- Kinh tế đối ngoại có vai trò như thế nào trong
nền kinh tế Liên bang Nga. Hoạt động ngoại
thương của Liên bang Nga trong những năm
gần đây đạt được những thành tựu gì?
- Nêu những điều kiện phát triển du lịch của
Liên bang Nga và tình hình phát triển ngành
này?
- Tình hình phát triển của các ngành dịch vụ
khác ở Nga?
- Tìm trên bản đồ hai trung tâm dịch vụ lớn nhất
11


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- HS hiểu được vai trò
của các vùng kinh tế
trong phát triển kinh tế
của Liên bang Nga. Cơ
sở để phân chia các vùng
kinh tế của Liên bang
Nga.
- HS hiểu và trình bày về
truyền thống Nga – Việt
và mối quan hệ Việt Nga
trong bối cảnh mới

- Ý thức được sự cần
thiết phải tăng cường
quan hệ Nga – Việt.

của Liên bang Nga?
III. Một số vùng kinh tế quan trọng
- Liên bang Nga có 4 vùng kinh tế quan trong.
Quan sát bảng kiến thức SGK/tr71, hãy nêu vai
trò của các vùng kinh tế đó trong hệ thống kinh
tế quốc gia?
- Cơ sở nào để phân ra các vùng kinh tế đó?
IV. Quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc
tế mới
Tổ chức thảo luận nhóm với câu hỏi
- Em biết gì về quan hệ Nga – Việt hiện nay?
- Liên Xô trước đây trong đó có Liên bang Nga
đã giúp Việt Nam những gì về kinh tế và đào
tạo nhân lực?

2.4. VÍ DỤ VỀ BÀI DẠY HỌC SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI

Bài 8: LIÊN BANG NGA
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của LB Nga.
- Phân tích tình hình phát triển kinh tế của một số ngành kinh tế chủ chốt
và sự phân bố của công nghiệp LB Nga.
- Nêu đặc trưng của một số vùng kinh tế của LB Nga: vùng trung ương,
vùng trung tâm đất đen, vùng Uran, vùng Viễn Đông.

- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và LB Nga.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm một số
ngành kinh tế và vùng kinh tế của LB Nga.

Trần Thị Quỳnh Liên

12


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Phân tích số liệu, tư liệu và biểu đồ về tình hình phát triển kinh tế của LB
Nga.
3. Thái độ
- Khâm phục tinh thần lao động sáng tạo và sự đóng góp của LB Nga cho
nền kinh tế của các nước XHCN trước đây trong đó có Việt Nam và cho nền
hòa bình thế giới. Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác với LB Nga.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế chung Liên bang Nga.
III. TRỌNG TÂM
- Chiến lược kinh tế mới và thành tựu đạt được sau năm 2000.
- Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế quan trọng của LB Nga.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những thành tựu của nền kinh tế Nga từ sau năm 2000, nguyên
nhân của thành tự đó?
- HS trả lời, GV tóm tắt để dẫn vào bài
2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1: GV đặt câu hỏi HS
- Phân tích bảng 8.3 SGK/tr67, chứng
minh LB Nga đã từng là trụ cột của Liên
Xô cũ?
- Hãy nêu những nguyên nhân làm LB
Nga rơi vào tình trạng khó khăn và biến
động trong thập niên 90 của thế kỉ XX?
Bước 2: HS phân tích bảng số liệu, chứng
minh. GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm
Bước 1: HS dựa vào kênh chữ SGK, trả
lời các câu hỏi
Trần Thị Quỳnh Liên

Nội dung chính
I. Quá trình phát triển kinh
tế
1. Nga từng là trụ cột của
Liên bang Xô Viết
- Đóng vai trò chính trong
việc tạo dựng Liên Xô trở
thành siêu cường quốc kinh tế.

2. Thời kì đầy khó khăn biến
động (thập niên 90 của thế kỉ
XX)
13



Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Trình bày thực trạng của kinh tế - xã hội, - Tốc độ tăng trưởng GDP âm,
chính trị LB Nga trong thập niên 90 của sản lượng các ngành kinh tế
thế kỉ XX?
giảm.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn.
- Vai trò, vị trí của Nga trên
trường quốc tế giảm..
3. Nền kinh tế đang khôi phục
- Chiến lược kinh tế mới của LB Nga gồm lại vị trí cường quốc
những điểm cơ bản nào?
* Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước
thoát ra khỏi khủng hoảng
- Tiếp tục xây dựng nền kinh
tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi
trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường
quốc.
- LB Nga đã đạt được những thành tựu gì * Thành tựu
sau khi thực hiện chiến lược kinh tế mới? - Sản lượng các ngành kinh tế
Bước 2: Các em HS lần lượt trả lời, bổ đều tăng.
sung các câu hỏi.
- Tốc độ tăng trưởng cao.

GV giúp HS chuẩn kiến thức.
- Giá trị xuất siêu tăng liên
tục.
- Thanh toán xong nợ nước
ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền
công nghiệp hàng đầu thế giới
(G8).
Hoạt động 3: Cá nhân/cặp
II. Các ngành kinh tế
Bước 1 HS dựa vào bảng 8.4 SGK/69, và 1. Công nghiệp
kênh chữ SGK, trả lời các câu hỏi:
- Vai trò: là ngành xương sống
- Công nghiệp có vai trò như thế nào của nền kinh tế.
trong nền kinh tế LB Nga?
+ Các ngành công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp đặc điểm gì?
truyền thống: khai thác dầu
Trần Thị Quỳnh Liên

14


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Kể tên một số ngành công nghiệp phát
triển mạnh ở Liên bang Nga và giải thích
- Dựa vào bảng 8.4 SGK trang 69, nhận
xét về sản lượng dầu mỏ của Liên bang

Nga?
Dựa vào hình 8.8 SGK/70, nhận xét sự
phân bố các trung tâm công nghiệp ở Liên
bang Nga. Tại sao?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển
mạnh mẽ của một số ngành công nghiệp?
+ Sẵn nguyên liệu, năng lượng, luyện kim,
khai thác rừng.
+ Trình độ khoa học, kĩ thuật, tay nghề
cao: năng lượng, luyện kim màu, sản xuất
thiết bị, điện tử-tin học, nguyên tử, vũ
trụ…
- Vì sao công nghiệp phân bố không đều?
+ Nơi có công nghiệp tập trung là nơi có
nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật, nguồn nguyên liệu, lao
động có tay nghề, điều kiện tự nhiên thuận
lợi.
+ Nơi công nghiệp thưa thớt: thiếu cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động, điều
kiện khai thác tài nguyên, vận chuyển khó
khăn….
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ sự phân
bố gành công nghiệp
GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết
trả lời câu hỏi:
- Liên bang Nga có những điều kiện thuận
lợi nào về mặt tự nhiên để phát triển nông

nghiệp?
- Kể tên những cây trồng, vật nuôi chủ
Trần Thị Quỳnh Liên

khí, điện, khai thác kim loại,
luyện kim, cơ khí đóng tàu
biển…
+ Khai thác dầu khí là ngành
mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp hiện
đại: điện tử - tin học, hàng
không…. là cường quốc công
nghiệp vũ trụ.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu
ở đồng bằng Đông Âu và Nam
đồng bằng Tây Xibia, Uran.

2. Nông nghiệp
- Sản lượng nhiều ngành tăng.
- Các nông sản chính: lúa mì,
khoai tây, củ cải đường,
hướng dương, rau quả…

15


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

yếu ở Liên bang Nga, giải thích vì sao lại

phát triển các cây trồng, vật nuôi đó?
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ về sự
phân bố cây trồng và vật nuôi. GV giúp
HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết
trả lời câu hỏi:
- Em biết gì về hệ thống cơ sổ hạ tầng giao
thông của Liên bang Nga? Xác định trên bản
đồ tuyến đường sắt xuyên Xibia và đường sắt
BAM?
- Kinh tế đối ngoại có vai trò như thế nào
trong nền kinh tế Liên bang Nga. Hoạt
động ngoại thương của Liên bang Nga
trong những năm gần đây đạt được những
thành tựu gì?
- Nêu những điều kiện phát triển du lịch
của Liên bang Nga và tình hình phát triển
ngành này?
- Tình hình phát triển của các ngành dịch
vụ khác ở Nga?
- Tìm trên bản đồ hai trung tâm dịch vụ
lớn nhất của Liên bang Nga?
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ. GV
giúp HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 6: cá nhân
Bước 1: GV cho HS quan sát bảng kiến
thức trả lời câu hỏi
- Vai trò của các vùng kinh tế của Liên
bang Nga?

- Cơ sở nào để phân ra các vùng kinh tế
đó?
Bước 2: GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 7: Thảo luận cả lớp
GV tổ chức thảo luận nhóm với câu hỏi
Trần Thị Quỳnh Liên

3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng phát triển với
đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại là ngành
quan trọng; là nước xuất siêu.
- Các trung tâm dịch vụ lớn
nhất:
Matxcơva,
Xanh
Pêtécpua.

III. Một số vùng kinh tế
quan trọng
LB Nga có 4 vùng kinh tế
quan trọng
- Vùng trung ương.
- Vùng trung tâm đất đen.
- Vùng Uran.
- Vùng Viễn Đông.
IV. Quan hệ Nga – Việt
trong bối cảnh quốc tế mới
16



Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

- Em biết gì về quan hệ Nga – Việt hiện
nay?
- Liên Xô trước đây trong đó có Liên bang
Nga đã giúp Việt Nam những gì về kinh tế
và đào tạo nhân lực?
- Mối quan hệ giữa Nga – Việt trong bối
cảnh quốc tế mới sẽ mang lại lợi ích gì
cho hai nước?

Quan hệ truyền thống ngày
càng mở rộng, hợp tác toàn
diện, Việt Nam là đối tác
chiến lược của Liên bang Nga.

3. Củng cố: từng phần
4. Dặn dò: về nhà học bài và làm bài tập SGK

Trần Thị Quỳnh Liên

17


Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy bài Liên Bang Nga (tiết 2) địa lý lớp 11 để phát
huy tính tích cực của học sinh

III. KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Bước đầu đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng
và sử dụng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo
trong học tập của HS lớp 11 THPT.
- Nắm được thực trạng giảng dạy, học tập, mức độ nhận thức và cách
thức sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong quá trình dạy học địa lí
của GV THPT
- Ở các lớp thực hiện, số HS phát biểu xây dựng bài hơn hẳn, hệ thống
câu hỏi kích thích tính tò mò, tìm tòi, giải thích của HS, phát huy được tính
tích cực trong học tập, HS lĩnh hội được kiến thức mới vững vàng hơn.
- Không khí lớp học sôi nổi trước các tình huống của câu hỏi do GV đưa
ra, gây hứng thú, nâng cao năng lực tư duy của HS thể hiện ở khả năng biết
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường bồi dưỡng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi để
GV chủ động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm, phương tiện
trực quan và các tài liệu bồi dưỡng cho GV.
- Cần có những biện pháp cụ thể khuyến khích GV đổi mới PPDH, tích
cực sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy học, tập trung nhiều
hơn vào việc biên soạn các câu hỏi có chất lượng cao.
- Cần tăng cường khảo sát, thăm dò HS xem thử thực trạng việc vận
dụng, đổi mới tổ chức hoạt động tích cực hóa của GV bộ môn.
- Đối với GV: tăng cường thời gian và thường xuyên vận dụng các cách
thức phương pháp mới trong các giờ lên lớp theo hướng tích cực, đặc biệt
nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy học.

Trần Thị Quỳnh Liên

18




×