Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn vận DỤNG GOOGLE APPS và GOOGLE CLASSROOM vào dạy học TÍCH cực TIN học 11 bài tập KIỂU xâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 23 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ GOOGLE CLASSROOM VÀO
DẠY HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 - BÀI TẬP KIỂU XÂU”

Người thực hiện: Nguyễn Sa Duy
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC



- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015 - 2016




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Sa Duy
2. Ngày tháng năm sinh: 17/01/1982
3. Nam, nữ: Nam.
4. Địa chỉ: Kp1 – Tân Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai.
5. Điện thoại:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0933.482.650

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Tổ trưởng tổ Tin học, giảng dạy môn Tin

học khối 12, 11.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.

- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Năm 2014: Sử dụng bảng Active Board kết hợp phần mềm tương tác
ActivInspire trong giảng dạy Tin học 10.
Năm 2015: Tổ chức kiểm tra Trắc nghiệm bằng WONDERSHARE
QUIZCREATOR 4.5 trên lớp học trực tuyến ENGRADE.

Trang 2


BM03-TMSKKN

Tên SKKN:

VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠY HỌC
TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những đóng góp
trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường. Đặc biệt là công nghệ
“Điện Toán Đám Mây”, cụ thể là Google Apps – một sản phẩm miễn phí của hãng
Google tạo ra những cơ hội tốt để các cơ sở giáo dục có thể tiếp cận với công nghệ
dạy học hiện đại.
Từ tháng 5 năm 2014, hệ thống quản lý lớp học Google Classroom ra đời,
cho phép Quản trị viên và giáo viên quản lý lớp học theo chương trình. Khi sử
dụng Google Classroom, người giáo viên có thể sử dụng hoặc tạo ra các công cụ
để giúp làm việc dễ dàng hơn với Lớp học: tạo lớp học có thể mở rộng với giáo

viên, đồng bộ hóa với thông tin học sinh, xem tất cả các lớp học của mình…
Ở đơn vị trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh hiện nay, việc sử dụng các công
cụ Google Apps được triển khai mạnh mẽ trong hầu hết các hoạt động của nhà
trường như Hệ thống Email nội bộ, Lịch (làm báo giảng); Speadsheet để báo cáo
hoạt động chuyên môn, chủ nhiệm; Group để làm việc nhóm…
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn triển khai ứng dụng Google Apps và
Google Classroom vào công việc giảng dạy của mình.

Trang 3


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Quyết định số 698/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Kế hoạch
tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 có nêu: “… Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
(sau đây viết tắt là CNTT) là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc
phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo
chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo
dục và đào tạo…”.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 –
2012 nêu: “…Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu
quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông
tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua
mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông
tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là: Khuyến khích giáo viên, giảng viên

soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích
giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở
giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ...”.
Công văn Số: 2102/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo Dục & Đào Tạo “V /v Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học phổ thông năm học 2015-2016” có
nêu: “…Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo
tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số
5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và Công văn số 2507/SGDĐT-

GDTrH ngày 27 tháng10 năm 2014 của Sở GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học
giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học;
tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học…”

Trang 4


2. Cơ sở thực tiễn:
Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt
động, học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự dẫn dắt của người thầy, nên
người thầy phải hướng dẫn các em cách tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời, phải
phát huy tối đa tác dụng của các phương tiện, thiết bị vào quá trình dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào dạy học ở trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh thông qua máy tính, máy chiếu, Email đã mang lại những hiệu
quả nhất định trong công tác giảng dạy.
Vậy làm thế nào vừa có thể phát huy tính tích cực của học sinh, vừa phát
huy hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học? Kết hợp giữa ứng dụng Google Apps
và Google Classroom trong quản lý lớp học là một giải pháp cải tiến để giải quyết

vấn đề nêu trên.

Trang 5


III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Triển khai ứng dụng Google Apps:
- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã mua tên miền www.nhc.edu.vn và
đăng kí dịch vụ Google Apps từ năm 2011.
- Nhà trường đã cấp tài khoản E-mail cho toàn bộ giáo viên, nhân viên trong
trường và học sinh một số lớp, đến nay có khoảng 500 tài khoản Email đã được
cấp.
- Đầu năm học, tổ chức tập huấn những ứng dụng của Google Apps cho tất
cả các lớp được cấp hệ thống E-mail nội bộ trong 1 tuần từ 24/08/2015 đến
29/08/2015, gồm những nội dung chính:
+ Tạo, làm việc với các Group – nhóm làm việc thông qua công cụ Google
Groups để thuận lợi trong việc tổ chức dạy học, ví dụ Group “Lớp 11A1” là các
thành viên trong lớp 11A1 của tôi đang giảng dạy.

+ Với Google Groups, người học có thể tham gia thảo luận về một chủ đề,
tạo nhóm hỏi đáp hỗ trợ nhau trong quá trình học, đọc bài đăng của nhóm thông
qua giao diện trực tuyến hoặc E-mail.
+ Tổ chức thực hiện chia sẽ tài liệu học tập thông qua Google Docs - ứng
dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến của Google Apps.

Trang 6



2. Triển khai ứng dụng Google Classroom:
- Giáo viên đăng kí lớp học trên Google Classroom, bằng cách đăng nhập
vào địa chỉ: bằng tài khoản Gmail.

- Thêm học sinh vào lớp học của mình:

+ Chọn lớp học giáo viên muốn học sinh tham gia, cung cấp mã lớp cho học
sinh thông qua Google Groups. Ở đây, tôi tạo lớp học có tên “Lớp 11A1” để thực
hiện quá trình giảng dạy, trao đổi bài học với các em học sinh lớp 11A1.
+ Sau đó, học sinh tham gia vào lớp học bằng cách truy cập vào một đường
link trong Email của mình rồi chọn “Tham Gia”.
Trang 7


+ Lúc này học sinh đã là 1 thành viên của lớp học với các thông tin: Tên
giáo viên của lớp học, các bạn thành viên trong lớp…

Trang 8


3. Tổ chức dạy học tích cực trên Google Classroom
Sau khi học xong bài “Xâu Kí Tự” trong chương trình Tin học 11, để chuẩn
bị cho tiết bài tập được hiệu quả cao. Tôi đưa ra bài toán như sau: “Khi họ tên của
học sinh được nhập vào từ bàn phím không đúng qui cách: có chứa những kí tự
trắng dư thừa. Hãy đưa ra cách xử lý những kí tự trắng dư thừa đó rồi tách lấy phần
tên của học sinh?”
Bước 1: Giáo viên đăng bài tập lên cho lớp học
- Giao bài về cho học sinh trong lớp học đã được tạo ở trên, yêu cầu học sinh
chú ý tới thời gian hoàn thành.


- Tạo phiếu học tập rồi gửi cho học sinh thông qua Google Docs

Trang 9


Bước 2: Thực hiện trao đổi bài học trực tuyến - Bước quan trọng của dạy
học tích cực.
- Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên thông qua tài khoản thành
viên lớp học được gửi tới trong Gmail.
+ Đề xuất các phương án để giải quyết bài toán trên phiếu học tập mà giáo
viên đã gửi thông qua Google Docs
+ Có thể đưa ra các nhận xét, các câu hỏi ngược lại hoặc có thể trao đổi trực
tuyến với giáo viên trên phiếu học tập.
- Trong thời gian thực hiện các yêu cầu đối với học sinh, giáo viên đưa ra
những chuỗi câu hỏi gợi mở như:
Câu hỏi 1: Thế nào là kí tự trắng dư thừa?
Yêu cầu học sinh phải trả lời được là những kí tự trắng nằm ở đầu xâu,
cuối xâu, 2 kí tự trắng liên tiếp nhau.
Câu hỏi 2: Vậy thì xác định những dấu hiệu có kí tự trắng dư thừa và xử lý
chúng như thế nào?
 Học sinh phải đưa ra được hàm Pos để xác định vị trí, thủ tục Delete để
xử lý, hàm length lấy độ dài xâu:
+ Ở đầu: If POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=1 Then Delete(xâu họ tên,1,1);
+ Ở cuối: If POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=length(xâu họ tên) Then
Delete(xâu họ tên, length(xâu họ tên),1);
Trang 10


+ 2 kí tự trắng liên tiếp nhau:

If POS(2 kí tự trắng, xâu họ tên) < >0(khác 0) Then Delete(xâu họ tên, POS(2 kí
tự trắng, xâu họ tên),1);
Câu hỏi 3: Nếu qua xử lý 3 lệnh trên mà vẫn còn những kí tự trắng dư thừa
nữa thì làm thế nào?
 Học sinh: sử dụng câu lệnh lặp “While …Do…” HOẶC lệnh FOR để
giải quyết triệt để.
+ Ở đầu: WHILE POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=1 DO Delete(xâu họ tên,1,1);
+ Ở cuối: WHILE POS(kí tự trắng, xâu họ tên)=length(xâu họ tên) DO
Delete(xâu họ tên, length(xâu họ tên),1);
+ 2 kí tự trắng liên tiếp nhau:
WHILE POS(2 kí tự trắng, xâu họ tên) < >0 DO Delete(xâu họ tên, POS(2 kí tự
trắng, xâu họ tên),1);
Câu hỏi mở rộng vấn đề: Nếu xâu họ tên đã được xử lý kí tự trắng dư thừa,
làm thế nào để tách phần tên của học sinh đó ra khỏi xâu họ tên ban đầu?

 Học sinh:sử dụng hàm COPY (s, pos, num): sao chép trong xâu s, num ký tự tại
vị trí pos.
+ Xác định đâu là tên ở trong xâu họ tên?

 Lấy từ kí tự cuối cùng ngược về vị trí kí tự trắng đầu tiên +1
+ Cách tìm kí tự trắng đó?

 Đặt biến s là biến xâu họ tên
i:=length(s);
While S[i]< > kí tự trắng Do i:=i-1;
Sau khi thực hiện khối lệnh này, vị trí kí tự trắng cần tìm là i.
+ Hãy viết lệnh lấy phần tên ra?

 COPY(s,i+1,length(s)-i)
Yêu cầu học sinh hoàn thiện bài tập bằng chương trình mô phỏng trên

Pascal, gợi ý kí tự trắng được viết #32.
Trang 11


PROGRAM XULY_XAU;
USES CRT;
VAR S,TEN:STRING;
I:INTEGER;
BEGIN
CLRSCR;
{NHẬP XÂU}
WRITELN(‘NHAP HO TEN BAT KY CUA 1 HOC SINH’);
READLN(S);
{XỬ LÝ KÍ TỰ TRẮNG DƯ THỪA}
WHILE S[1]=#32 DO DELETE(S,1,1);
WHILE S[LENGTH(S)]=#32 DO DELETE(S,LENGTH(S),1);
WHILE POS(' ',S)<>0 DO DELETE(S,POS(' ',S),1);
WRITELN(S);
{TÁCH LẤY PHẦN TÊN}
I:=LENGTH(S);
TEN:=COPY(S,I+1,LENGTH(S)-I);
WRITELN(TEN);
READLN;
END.
Có thể đặt thêm các câu hỏi tương tự cho phần Họ, chữ lót... để học sinh
nắm vững kiến thức bài học cũng như khả năng xử lý các tình huống.

Trang 12



- Theo dõi tiến trình thực hiện yêu cầu đối với học sinh, đưa ra những thông
báo cho các học sinh chưa thực hiện yêu cầu

Bước 3: Thực hiện chấm điểm và trả bài cho học sinh
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập của mình hoặc đến hạn nộp bài, giáo viên thực
hiện chấm điểm và trả bài cho học sinh.
- Chọn danh sách những học sinh đã nộp bài để chấm điểm và trả bài cho
học sinh.

- Mở phiếu học tập của từng học sinh đã nộp bài để sử dụng các tính năng
bình luận để nhận xét các phần câu trả lời mà học sinh đã thực hiện.

Trang 13


IV.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Google Apps
-Việc trao đổi thông tin trong quá trình dạy – học được thực hiện nhanh
chóng, cập nhật kịp thời, sử dụng nhất quán thông qua hệ thống Email.
-Tạo ra một kênh học tập mà ở đó vai trò của người học được nâng cao, yêu
cầu tính tích cực trong quá trình học.
-Việc trao đổi tài liệu học tập, nội dung yêu cầu được chia sẻ đến tất cả các
thành viên hoàn toàn miễn phí và thuận lợi.
2. Google Classroom
-Ứng dụng quản lý lớp học thuận lợi do được tích hợp Google Mail, Google
Docs, Google Drive…
- Giúp người thầy quản lý lớp được dễ dàng hơn do các file bài tập, tài liệu,
phiếu điểm đều được lưu trong Google Drive.
- Giáo viên có thể theo dõi lớp học ở bất cứ đâu, chỉ cần thông quan hệ thống

internet, các thông báo, trao đổi diễn ra tức thời.
-Ứng dụng đã được triển khai cho Android và IOS nên việc tiếp cận cũng
như thực hiện vô cùng thuận lợi.
3. Trong giảng dạy Tin học
-Thực hiện được tinh thần đổi mới, lấy người học làm trung tâm.
- Phát huy tính tích cực của học sinh
- Điện thoại Smartphone hiện nay tương đối thông dụng nên việc áp dụng dễ
dàng, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.

Trang 14


V.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Ứng dụng các công cụ Google Apps vào trong dạy học đã góp phần nâng
cao hiệu quả giảng dạy, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
- Việc triển khai các nhóm ứng dụng này càng trở nên dễ dàng với sự phổ
biến của internet, smartphone, laptop…
Tuy nhiên, đề tài này còn tương đối mới với giáo viên, đặc biệt là khâu soạn
một bài giảng có tính tương tác cao, dẫn dắt các em đi tìm hiểu vấn đề còn nhiều
khó khăn.
- Đề tài có thể mở rộng áp dụng cho tất cả các bài dạy môn Tin học và các
môn khác do chính sách của Google đang áp dụng cho giáo dục là miễn phí.

Trang 15


VI.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Hoàng Phương (2012). Định hướng giáo viên sử dụng máy tính,
Internet trong dạy học. Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM số 37.
2. Huy Hoàng (2014). Ứng dụng hỗ trợ công việc của Google. Tạp chí PC
World VN.
3. Quách Tuấn Ngọc (2007). Bài Tập Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal. Nhà xuất
bản Thống Kê.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Sa Duy

Trang 16


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT

HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy.

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: Giáo viên Tin học
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
- Đề tài có thể hiện được sự mới mẽ
- Cách tiếp cận hoàn toàn mới trong dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học.
Điểm: 4,5/6,0.
2. Hiệu quả
- Phát huy được tính tích cực của học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh trong môn học tương đối khô khan như Pascal
- Giáo viên có thể phân hóa được học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
Điểm: 5,5/8,0.
3. Khả năng áp dụng
- Có thể áp dụng cho nhiều lớp, một số bộ môn khác.
- Vận dụng vào thực tiễn tương đối dễ dàng với sự phát triển của khoa học và sự bùng nỗ
của internet hiện nay.
Điểm: 4,0/6,0.
Nhận xét khác (nếu có):
Tổng số điểm: 14/20. Xếp loại: Khá.
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.


GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Trang 17


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT
HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy.

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: Giáo viên Tin học
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................

* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
- Đề tài có thể hiện được sự mới mẽ, chưa được áp dụng tại đơn vị trước đây.
- Cách tiếp cận hoàn toàn mới trong dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học.
Điểm: 4,5/6,0.
2. Hiệu quả
- Phát huy được tính tích cực của học sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh trong môn học tương đối khô khan, khó như Pascal
- Giáo viên có thể phân hóa được học sinh thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt.
- Dễ dàng phát hiện để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Tin học.
Điểm: 6,0/8,0.
3. Khả năng áp dụng
- Có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác.
- Vận dụng vào thực tiễn tương đối dễ dàng với sự bùng nỗ của internet hiện nay.
Điểm: 4,0/6,0.
Tổng số điểm: 14,5/20. Xếp loại: Khá
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Trang 18


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 28 tháng 05 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG GOOGLE APPS VÀ CLASSROOM VÀO DẠT
HỌC TÍCH CỰC TIN HỌC 11 – BÀI TẬP KIỂU XÂU.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Sa Duy.

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)

Trang 19


Nguyễn Sa Duy

Phan Quang Vinh

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Mẫu này chỉ áp dụng cho các báo cáo sáng kiến, cải tiến của các cá nhân
đề nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua, đăng ký Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ năm học và áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong Hội
thi giáo viên dạy dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh của các cấp học mầm
non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp; đề tài nghiên cứu
khoa học (trừ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng), tiểu luận, luận văn

tốt nghiệp phải viết tóm tắt theo mẫu này để gửi Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở
Giáo dục và Đào tạo thẩm định xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua của các
cá nhân và xét công nhận mức độ đánh giá công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ năm học của cán bộ quản lý.
2. Trong sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày đầy đủ và thể hiện rõ 03 yêu
cầu: tính mới, hiệu quả và khả năng áp dụng như Quy định thẩm định, đánh giá, công
nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ
chơi trong Giáo dục và Đào tạo và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng do
Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai ban hành.
3. Sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày đúng thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản. Soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên
2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE
(Times New Roman); size chữ 14pt; giãn cách dòng đơn (single); giãn cách đoạn
trên hoặc dưới 6pt. Toàn văn sáng kiến kinh nghiệm có thể chuyển thành file PDF
khi gửi về Hội đồng Khoa học, sáng kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định
và đăng tải trên Website của Sở.
4. Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của 02 giám khảo của
đơn vị (BM01b-CĐCN), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04NXĐGSKKN).
5. Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm (chưa được thể hiện trong
bản in sáng kiến kinh nghiệm) như đĩa CD hoặc DVD (không nhận đĩa mềm), hình
ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia
SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng, bên
ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).
6. Toàn bộ các file soạn thảo, các file sản phẩm sử dụng phần mềm tin học,
phim ảnh phải được đóng gói chung vào 01 Thư mục (Folder) gửi nhà trường để
chuyển cho Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT. Cách đặt tên file sáng kiến kinh
nghiệm


tên
Thư
mục
quy
định
như
sau:
SKKNnam_MON/LINHVUC_Hovatentacgia_Tendonvi
(Ví
dụ:
SKKN2016_VAN_NguyenVanA_THPTNgoQuyen). Cách đặt tên Folder tương tự như
đặt tên file sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 20


7. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, ngoài số lượng nộp về Sở Giáo
dục và Đào tạo theo quy định phải có bản lưu đầy đủ nội dung, biểu mẫu (như nộp
về Sở Giáo dục và Đào tạo) tại đơn vị.
8. Quy định về việc tiếp tục sử dụng lại sáng kiến kinh nghiệm của chính
tác giả để cải tiến hoặc thay thế giải pháp mới trong cùng một đề tài: Không được
sử dụng lại nguyên văn tên đề tài, nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ trong các
phần của sáng kiến kinh nghiệm mới; chỉ được trích dẫn lại một số vấn đề có liên
quan cần được nghiên cứu, tổ chức thực hiện để cải tiến và thay thế bằng giải pháp
khác; liền sau nội dung trích dẫn phải có chú thích (như đã đề cập trong sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân năm học ……….); các thông tin, số liệu minh chứng
thực tế phải được cập nhật mới. Các nội dung cũ sẽ không được chấm điểm.
9. Quy định về sử dụng tài liệu tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh
nghiệm:
a) Sử dụng trong phần Cơ sở lý luận với mục đích để so sánh, đánh giá giải
pháp thay thế hoặc giải pháp cải tiến của tác giả.

b) Sử dụng trong phần Tổ chức thực hiện để áp dụng các giải pháp đã có với
điều kiện kèm theo nội dung nhận định, phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cải
tiến của tác giả đối với giải pháp đã có được tác giả áp dụng.
c) Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, khuyến nghị
không sử dụng tài liệu tham khảo.
d) Khi sử dụng tài liệu tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh nghiệm,
nguồn trích dẫn phải được ghi nhận liền sau thông tin được sử dụng (hình vẽ, sơ
đồ, công thức, một đoạn nguyên văn,...). Cách ghi: “Phần trích dẫn được đặt trong
ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông (số TLTK là số thứ tự tại phần
Danh mục tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng ghi trong nội dung sáng kiến
kinh nghiệm). Việc ghi nguồn trích dẫn phải theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở
danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số
trang, ví dụ [1, 14-15] (trong đó, 1 là số thứ tự tại phần Danh mục tham khảo, 1515 là số trang trong tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng trong sáng kiến kinh
nghiệm); [2, 20-25] (trong đó, 2 là số thứ tự tại phần Danh mục tham khảo, 20-25
là số trang trong tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng trong sáng kiến kinh
nghiệm).
đ) Cách lập Danh mục tài liệu ở cuối sáng kiến kinh nghiệm (Tài liệu được
trích dẫn trong sáng kiến kinh nghiệm phải có trong Danh mục tài liệu tham khảo
và tài liệu được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo phải có trích dẫn trong
sáng kiến kinh nghiệm):
+ Đối với Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập san được trình bày
như sau: Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết
đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài. Nếu bài báo có
nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản
(trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không
có dấu ngăn cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang
(gạch nối giữa hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ:
Trang 21



1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010).
Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37.
2. Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific
antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol,
180(2), 534-538.
+ Đối với tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong cuốn sách ghi
như sau: Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc
đơn). Tên phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất
bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối
tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia),
tập, trang.. Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai
tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự
(hoặc et al.). Ví dụ:
Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac
Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.
+ Đối với tài liệu tham khảo là sách ghi như sau: Tên tác giả hoặc cơ quan
ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy
cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản
(dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi
tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc). Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và
(hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác
giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ:
1. Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo sau
đại học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London.
5. Grace B. et al (1988). A history of the world, NJ: Princeton University
Press, Princeton.

+ Đối với tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận ghi như sau: Tên
tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận án, luận văn (ghi
nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở
đào tạo. Ví dụ:
1. Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
ngoại khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến
sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải
thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận
văn Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Trang 22


+ Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong các kỷ yếu của hội nghị,
hội thảo, diễn đàn... ghi như sau: Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên
hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng), Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số
thứ tự trang của bài báo trong kỷ yếu. Ví dụ:
1. Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cộng sự (2013).
Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức
giai đoạn 2010-2012. Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần
thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346.
+ Đối với tài liệu tham khảo là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu hành
nội bộ: Cần cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình,
bài giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản. Ví dụ:
1. Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu
hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm
2012. Hà Nội, tháng 5 năm 2012.
+ Đối với tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng trình bày

như sau: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn
để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn. Ví dụ:
1. Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam,
< />duc_Viet_Nam/>, đăng ngày 12/3/2009
2. Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide. [online]
Available at: [Accessed 12
August 2011]
Nếu tác giả không thực hiện đúng quy định như trên khi sử dụng tài liệu
tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ bị xem là sao
chép tài liệu. Các nội dung tài liệu tham khảo đưa vào sáng kiến kinh nghiệm
không được tính điểm khi chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm (chỉ chấm điểm phần
nội dung cải tiến qua thực tế của tác giả), vì thế không nên đưa quá nhiều tài liệu
tham khảo vào sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm không đầy đủ biểu mẫu, không đúng hình thức, bố
cục, không được xác nhận chấm điểm, xếp loại của giám khảo, của tổ trưởng và
lãnh đạo đơn vị, không gửi kèm file soạn thảo và các tài liệu liên quan sẽ không
được Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận.

Trang 23



×