Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

skkn vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM vào dạy tác PHẨM văn CHƯƠNG ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.55 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: THPT ĐIỂU CẢI

Mã số………………….

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: Lê Thị Huyền Trân
Lĩnh vực nghiên cứu:
Phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn

Năm học 2011 - 2012
-1-


MỤC LỤC
Lí lịch khoa học
Mục lục ........................................................................................................................Trang
A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
I/ Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
II/ Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 1
III/ Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2
IV/ Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
1. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUÂN NHÓM ....................................................................... 3
1.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 3
1.2 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm.................................................................. 3
1.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm .................................... 4
1.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên .............................................................................................. 4
1.3.2 Nhiệm vụ của học sinh .............................................................................................. 5
1.4 Các bước tiến hành thảo luận nhóm .............................................................................. 5


1.5 Ưu điểm, nhược điểm của dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm ........................ 5
1.5.1 Ưu điểm .................................................................................................................... 5
1.5.2 Nhược điểm ................................................................................................................ 6
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM VÀO DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HIỆN NAY .......................................................................................................... 6
2.1 Về phía giáo viên ........................................................................................................... 6
2.2. Về phía học sinh ........................................................................................................... 7
3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀO GIỜ DẠY TÁC
PHẨM VĂN CHƯƠNG...................................................................................................... 7
3.1 Những tiền đề thuận lợi cho việc vận dung phương pháp thảo luận nhóm vào dạy
TPVC ................................................................................................................................... 7
3.2 Những nguyên tắc vận dung phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học TPVC ............................................................................................................... 8
3.2.1 Câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề ........................................................................ 8
3.2.2 Việc thành lập nhóm dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học ...... 9
3.2.3 Giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thảo luận nhóm ................. 10
3.2.4 Trình bày và đánh giá kết quả ................................................................................. 11
3.3 Quy trình thảo luận nhóm ............................................................................................ 11
3. 4 Các dạng bài tập có thể vận dung phương pháp thảo luận nhóm trong giờ dạy
TPVC ................................................................................................................................ 11
3.4.1 Dạng bài tập thảo luận trên lớp ................................................................................ 12
3.4.2 Dạng bài tập thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày ................................................ 13
4. THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY ................................................................................... 13
4.1 Thiết kế giáo án thực nghiệm ...................................................................................... 13
4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 19
C. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 21
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-2-



I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Huyền Trân
2. Ngày tháng năm sinh: 29/09/1978
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: ấp 114, thị trấn Định Quán, Định Quán, Đồng Nai.
5. Điện thoại: CQ: 0613639043 ; ĐTDĐ: 0988647705
6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên trung học
8. Đơn vị công tác: THPT Điểu Cải

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

-

Năm nhận bằng: 2011

-

Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ học

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-


Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn ngữ văn

-

Số năm có kinh nghiệm: 12

-

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương
+ Phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học sáng tạo môn ngữ văn cho học sinh

-3-


VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
VÀO DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
A. MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài
Phân tích tác phẩm văn chương (TPVC), còn gọi là đọc văn, là một phân môn
quan trọng đòi hỏi bản lĩnh của người giáo viên dạy văn. Đọc văn là quá trình giáo
viên phê bình TPVC qua phương tiện lời nói, là quá trình học sinh tiếp nhận TPVC
với tư cách người đồng sáng tạo. Nhiệm vụ của đọc văn là giúp học sinh tự khám phá,
cảm thụ cái hay, cái đẹp của TPVC, từ đó phát triển về tâm hồn và trí tuệ. Không thể
có một quá trình cảm thụ thực sự, tự giác và tự nhiên nếu học sinh không tự nỗ lực
vận động. Tuy nhiên những năm gần đây, học sinh có xu hướng coi nhẹ và chán học
văn, yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương, lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của
những số phận trong tác phẩm cũng như ngoài đời sống. Có thể nói đây là hệ quả tất

yếu của lối dạy học văn truyền thống. Đó là lối dạy truyền thụ một chiều, thầy đọc trò
chép, thầy say sưa thuyết giảng, học sinh tiếp nhận thụ động, ghi nhớ một cách máy
móc về văn chương. Có khá nhiều trường hợp, giáo viên chỉ quan tâm đến nội dung
tác phẩm mà chưa chú ý chúng mức về đặc trưng thể loại và ít chú ý về phương pháp.
Tất cả những điều này cho thấy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà
trường phổ thông được đặt ra những năm gần đây là tất yếu, buộc các cấp chỉ đạo
chuyên môn và giáo viên phải quan tâm giải quyết.
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử
dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc
phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng
phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy
học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp này giúp người
học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, học sinh có
nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích
thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng mục tiêu giáo
dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào
dạy học TPVC cũng là tìm đến một phương pháp dạy học mới để giờ học văn tạo nên
được những rung động tình cảm sâu sắc, phát huy tính chủ động của học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy – học TPVC. Trên đây là những lý do khiến tôi quyết
định nghiên cứu đề tài này.
II/ Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bài viết chỉ tập trung
nghiên cứu vấn đề ở mức độ sơ lược trong phạm vi sau:
- Cơ sở lí luận của phương pháp thảo luận nhóm
-4-


- Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy tác phẩm
văn chương ở trường trung học phổ thông
- Cách vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc giảng dạy TPVC

III/ Mục đích nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu nhằm xác định những vấn đề có tính chất lí thuyết của
phương pháp thảo luận nhóm, góp phần bổ sung cho hệ phương pháp dạy học văn
ngày càng hiệu quả.
Nghiên cứu cách vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học TPVC sẽ
giúp người viết có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện về phương pháp dạy
học này, để việc dạy và học TPVC ngày càng tốt hơn.
IV/ Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học
chung còn sử dụng một số hương pháp chủ yếu như phương quan sát, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm.

-5-


B. NỘI DUNG
1. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUÂN NHÓM
1.1 Khái niệm
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những năm 70 của thế
kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học
“Năng động tập thể” (Group dynanies) - một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm
việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ
đó hình thành nên phương pháp thảo luận trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt
Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế
kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của
dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng
thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh
giá trước toàn lớp.” [1, 98]. Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng cho rằng:“Thảo luận

nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ
để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể
và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” [6, 223]. Thống nhất với các
quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp
dạy học tích cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học tập, trong đó
học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian nhất định,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác
làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp.”[7,
21].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: thảo luận nhóm là một
phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm.Với phương pháp này,
người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong
nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng
thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của giáo viên.
1.2 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằm:
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học
sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành
viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ
năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và
khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua
cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp
nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và
bảo vệ những ý kiến của mình.
-6-


Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức

hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ
mắc phải những sai lầm.
Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận
nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành
dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học
trong mọi vấn đề cuộc sống.
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm
bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi
thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếm những nguồn
tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những
kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức.
1.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm
1.3.1 Nhiệm vụ của giáo viên:
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn đề
thảo luận. Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tính chất
tranh luận. Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lí giải, suy tưởng,
đôi khi có mâu thuẫn. Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các
vấn đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhau hợp tác để tìm ra
câu trả lời. Chẳng hạn, khi dạy bài thơ “Tây Tiến – Quang Dũng”, giáo viên có thể
định hướng những câu hỏi thảo luận như sau: Câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm” từng bị cho là mang nỗi buồn tiểu tư sản và câu thơ “Rải rác biên cương mồ
viễn xứ” mang đậm chất hiện thực bi thương, bi lụy. Quan niệm như vậy có đúng
không? Ý kiến của em thế nào? Em hiểu hình ảnh “dáng kiều thơm” như thế nào?
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu liên quan đến vấn đề thảo
luận. Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và các tài liệu khác sách tham khảo, phim
ảnh… Sau cùng, giáo viên tiến hành phân nhóm. Việc thành lập nhóm (số lượng
nhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài
học. Số lượng thành viên trong nhóm tối ưu là từ 4 đến 7 người. Cách chia nhóm có
thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên.
Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm, im

lặng quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc hay tranh luận
ngoài đề, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc hoặc quay lại
vấn đề đang thảo luận. Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chi tiết liên quan đến giải pháp,
đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ra giải pháp. Nếu nhóm im lặng quá
lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáo viên tìm hiểu lí do và đặt câu hỏi cho học
sinh trả lời. Trường hợp trong nhóm có thành viên “ngôi sao” hoặc có thành viên quá
nhút nhát, giáo viên khéo léo giải quyết vấn đề bằng cách cho rằng ý kiến của thành
viên nổi trội là đáng ghi nhận nhưng giáo viên muốn nghe ý kiến của học sinh nhút
nhát.
-7-


Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, định hướng
đúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của nhóm, cho điểm.
1.3.2 Nhiệm vụ của học sinh
Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận. Nếu ý
kiến trùng với ý kiến của bạn đã đề cập trước thì học sinh cần phải bổ túc thêm hay
đưa ra một ý khác. Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn chứng thuyết
phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải chấp nhận ý kiến
đúng đắn. Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý kiến thảo luận trên vở
nháp. Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có trách nhiệm trình bày ý kiến của
nhóm trước lớp.
1.4 Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin
,định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm: từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao
đổi ý kiến, giáo viên dẽ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cấn trong khi cả
nhóm đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để
báo cáo trước lớp.

Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể
thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
1.5 Ưu điểm, nhược điểm của dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm
Bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng đều có những ưu điểm và nhược
điểm của nó. Phương pháp thảo luận nhóm cũng không ngoại lệ.
1.5.1 Ưu điểm
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phần tích cực
trong quá trình xây dựng nội dung bài học.
Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập
thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt cho các em học tập cao hơn.
Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho các em trong giao tiếp, kết chặt tình bạn bè qua
những lời nói sẻ chia, thông cảm và yêu thương.
Giúp các em tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện
năng lực tư duy và phát hiện vấn đề.
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho các em học tập, trao đổi với nhau. Các em sẽ
góp nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình.

-8-


1.5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm cần phải
khắc phục:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học (45 phút/ tiết), nên giáo viên sử
dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất
thời gian.
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn
bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian.

Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá
sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu. Các em trung bình, yếu sẽ không có những
điều kiện nói lên ý kiến riêng của mình. Từ đấy, các em sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là và
không chú ý vào buổi thảo luận.
Số lượng học sinh trong lớp quá đông (mỗi lớp khoảng 45 HS) cũng gây những
khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM VÀO DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, phương pháp thảo luận nhóm được giáo viên trên cả
nước sử dụng trong nhiều giờ dạy TPVC ở các trường trung học phổ thông. Khi dự
giờ các tiết học có sử dụng phương pháp này, chúng tôi thấy có những tiết dạy thành
công do giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có phương
pháp thảo luận nhóm. Song có một số tiết dạy chưa thật sự thành công khi vận dụng
phương pháp này.
2.1 Về phía giáo viên
Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên còn lúng túng ở một số
thao tác sau:
Thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: việc lựa chọn vấn đề thảo luận chưa mang
tính chất tranh luận, hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của học sinh. Ví dụ, giáo
viên đưa ra bài tập như sau: “Tấm chết là tại ai? Ông bụt hiện cứu Tấm mấy lần?”.
Việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt quyết định sự thành bại của phương
pháp này. Vấn đề không hay, quá dễ hoặc quá khó không phù hợp với trình độ học
sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh tập trung thảo luân, nếu có thì cũng chỉ
mang tính chất đối phó.
Thao tác chia nhóm: có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù
hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm của lớp học. Việc chia nhóm còn đơn điệu,
chủ yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm).
Thao tác chọn nhóm trưởng: nhóm trưởng không do nhóm tự bầu hoặc luân
chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do giáo viên chọn một học sinh khá trong

nhóm chuyên trách. Điều này khiến cho các học sinh khác trong nhóm mất đi cơ hội
-9-


thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và tập
thể lớp.
Thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: thông thường, các lớp đều có số
lượng học sinh khá đông (trên 40 em). Một số giáo viên khi giao nhiệm vụ xong
thường ngồi tai chỗ nên không quan sát, bao quát hết được học sinh trong lớp làm gì
trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có học sinh làm việc riêng, nói chuyện
trong thời gian này. Giáo viên cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúng túng
của học sinh trong quá trình thảo luân để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.
Thao tác tổng kết: sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm
trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo viên
gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung và kết luận. Thao tác này được lặp đi lặp lại khá
đơn điệu, nhàm chán.
2.2. Về phía học sinh
Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việc thật sự (nhóm trưởng và
HS khá, giỏi trong nhóm), còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc
riêng. Một số học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri
thức nên nhiều khi các em biến hoạt động thảo luận thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí
thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.
Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa,
thiếu sức sáng tạo.
Vì những hạn chế trên mà phương pháp thảo luận nhóm thường được vận dụng
mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu trong các giờ hội giảng, hầu như rất ít được vận
dụng trong những giờ học bình thường. Mặt khác, thảo luận nhóm là phương pháp
mất nhiều thời gian mà quỹ thời gian dành giờ dạy TPVC lại hạn chế và số lượng học
sinh trong lớp quá đông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên ít vận dung
phương pháp này.

3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀO GIỜ DẠY TÁC
PHẨM VĂN CHƯƠNG
3.1 Những tiền đề thuận lợi cho việc vận dung phương pháp thảo luận nhóm vào
dạy TPVC
TPVC bao giờ cũng là một hệ thống động và do đó trong hoạt động tiếp nhận
TPVC, người đọc không phải là khách thể thụ động mà là một chủ thể có ý thức, một
chủ thể đồng sáng tạo. Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tại để
xây dựng ý nghĩa của TPVC. Như chúng ta đã biết, TPVC được xây dựng thông qua
hình tựơng nghệ thuật mang tính phi vật thể, lấy ngôn từ làm chất liệu và năng lực hư
cấu, tưởng tượng của nhà văn. Do đó, TPVC mang tính đa nghĩa, biểu cảm, có những
tác phẩm mà chính bản thân tác giả cũng chưa thể giải mã hết được. Tác phẩm càng
xuất sắc thì càng đa nghĩa, mở ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Khi dạy TPVC,
giáo viên phải làm sao giúp học sinh tự giác, hứng thú tìm hiểu hiểu tác phẩm, học
sinh từng bước tri giác ngôn ngữ đế tưởng tượng, phân tích, khái quát theo con đường
- 10 -


cảm xúc hóa phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Trong dạy văn, nếu giáo viên
chỉ quan tâm đến văn bản văn chương và chỉ quan tâm đến nghệ thuật, tài năng khám
phá những chỗ độc đáo trong TPVC để rồi tìm ra hình thức lôi cuốn học sinh cảm
thông đồng điệu với những gì giáo viên đã tìm tòi được thì giờ văn chỉ tác động đến
nhận thức lý trí mà không lay động tâm hồn, học sinh không rung dộng trước những
cảnh đời những số phận, xa lạ trước những nỗi niềm của nhà văn với số phận con
người. Tiếng nói của học sinh bị mờ nhạt. Mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh là
mối liên hệ một chiều, mất hẳn mối liên hệ giữa nhà văn và học sinh. Như vậy, có thể
nói phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp thích hợp vì đây là
phương pháp tích cực, tạo hiệu quả kép, kích thích để các em xuất hiện những ý tưởng
mới lạ, táo bạo, độc đáo và mở ra được sự giao tiếp đối thoại giữa nhà văn - hoc sinh.
Trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh là những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng thức, tiếp nhận TPVC. Học sinh ở lứa

tuổi này hoàn toàn có khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng tái hiện. học sinh có
thể nhìn nhận, đánh giá về sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc và độc lập. Ở lứa tuổi
này, học sinh có nhu cầu ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi
tiếp cận TPVC, trước những tình huống, sự kiện, số phận của các nhân vật trong tác
phẩm, các em sẽ băn khoăn, suy nghĩ, đòi hỏi một sự lý giải, phân tích.
3.2 Những nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học TPVC
Dạy học nhóm không phải là một phương pháp độc tôn. Nó cũng có những hạn
chế nhất định, nếu tổ chức không khéo dễ gây nên tình trạng kiến thức bị gián đoạn,
không hệ thống, thiếu logic, chỉnh thể tác phẩm bị phá vỡ, không khí tình cảm của giờ
văn dễ bị xâm phạm. Nên khi vận dụng, chúng ta cần đảm bảo một số nguyên tắc như
sau:
3.2.1 Câu hỏi thảo luận phải có tính vấn đề
Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái
chưa biết) tạo nên tình huống có vấn đề, đồng thời kích thích được tính tích cực, chủ
động và phát huy tư duy sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học của học sinh.
Ví dụ: (1)
a)
Theo em, tại sao Nguyễn Tuân gọi cảnh cho chữ là “cảnh tượng xưa nay
chưa từng có”?
b)
So với những tác phẩm cùng viết về đề tài viết về người nông dân nghèo
như “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan và “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, tác
phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao có gì mới mẻ?
Mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết trong ví dụ 1 là: “cái đã biết” ở ví dụ
1.a là hoàn cảnh cho chữ thông thường và ở 1.b là viết về người nông dân, Nguyễn
Công Hoan với “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố với “Tắt đèn” đều đề cập đến quá
trình bần cùng hóa của người nông dân còn “cái chưa biết” là cảnh cho chữ trong tác
phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (1.a) và hướng đi mới của Nam Cao khi
viết về người nông dân trong tác phẩm “Chí Phèo” (1.b).

- 11 -


Câu hỏi có vấn đề không nhằm mục đích tái hiện tri thức đã có mà yêu cầu học sinh
phải biết sử dụng “cái đã biết” để làm phương thức tìm tòi, nghiên cứu những giá trị
tri thức mới.
Cần lưu ý, vấn đề được nêu trong tác phẩm văn chương không phải có từ ý định
chủ quan của giáo viên mà vấn đề phải được đặt ra từ bản thân của tác phẩm văn
chương có nhiều ẩn số cần được giải mã về nội dung và hình thức và từ vấn đề khó
khăn, vướng mắc nảy sinh từ tầm đón nhận của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác
phẩm.Vấn đề trong tác phẩm văn chương thường là tư tưởng chủ đề, ý nghĩa tác phẩm
hoặc tính hiệu quả của nghệ thuật xây dựng hình tượng, xây dựng tính cách, kết cấu
phi logic, sử dụng chi tiết như một điểm sáng thẩm mĩ, các biện pháp tu từ…
Ví dụ, dựa vào đặc điểm thi pháp để đưa ra vấn đề thảo luận: với tác phẩm “Chí
Phèo” – Nam Cao, chúng ta dựa vào đặc điểm kết cấu của truyện là kết cấu tâm lí, kết
cấu vòng tròn đưa ra câu hỏi thảo luận “Kết cấu của truyện có gì độc đáo, ý nghĩa của
kết cấu đối với truyện?” hoặc dựa vào đặc điểm nhân vật – Chí Phèo là nhân vật điển
hình xây dựng câu hỏi “Ý nghĩa khái quát điển hình của hình tượng nhân vật Chí
Phèo là gì?”.
Ngoài ra, nhiều khi sự thành công hay hạn chế của tác phẩm cũng là những vấn
đề. Nắm được vấn đề đặt ra từ tác phẩm và khả năng tiếp nhận của học sinh được xem
là bước khởi đầu quan trọng, có tính chất quyết định khi sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm. Như vậy, muốn xây dựng được câu hỏi thảo luận có vấn đề, giáo viên phải
dựa vào những hiểu biết của mình về đặc điểm thi pháp của các TPVC để đặt học sinh
vào tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng câu hỏi gợi
mở.
3.2.2 Việc thành lập nhóm dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài
học
Trong việc thành lập nhóm, giáo viên nên áp dụng linh hoạt các hình thức chia
nhóm như:

Chia nhóm ngẫu nhiên: học sinh đếm 1,2,3,4... rồi vòng trở lại. học sinh đếm số
nào thì vào nhóm ấy. Giáo viên cũng có thể chia theo bàn, theo tổ.
Chia nhóm theo năng lực học học tập: giáo viên dựa vào năng lực học tập của
học sinh để chia thành nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. Những HS yếu hơn sẽ xử lý
các bài tập cơ bản, những HS đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.
Chia nhóm gồm đủ các trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội
dung thảo luận cần có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Chia nhóm cố định trong một thời gian dài: nhóm được duy trì trong một số tuần
hoặc một số tháng. Các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.
Số lượng thành viên trong nhóm: nhóm nhỏ (2 HS), nhóm vừa (4 - 5 HS), nhóm
lớn (7 - 10 HS).
Số lượng nhóm và số lượng thành viên trong nhóm và thời gian thảo luận phải
phụ thuộc vào số lượng học sinh trong lớp hoặc vấn đề thảo luận nảy sinh từ nội dung
bài học. Cụ thể:
- 12 -


Với vấn đề thảo luận có tính chất phức tạp như vấn chứa nhiều nội dung cần làm
sáng tỏ, hoặc có nhiều cách lí giải như “Nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm Chí
Phèo đã đạt đến đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Bằng những
sự hiểu biết của mình, các em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên?”, chúng ta nên chia nhóm
gồm đủ trình độ học sinh, số lượng thành viên từ 4-5 học sinh thời gian thảo luận
khoảng 4 - 7 phút. Với thời gian và cấu trúc nhóm đó, các em sẽ chia nhau đảm nhận
những vấn đề khác nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao phó.
Với vấn đề thảo luận có tính chất đơn giản như “tìm chi tiết miêu tả niềm hạnh
phúc của cụ ông Cố Hồng và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?”, chúng ta nên sử dụng loại
nhóm 2 học sinh và thời gian thảo luận trong khoảng (1-2 phút).
Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư ký hoặc tự
bầu ra nhóm trưởng. Giáo viên có thể chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để
khắc phục tình trạng chỉ có một học sinh chuyên trách nhiệm vụ này.

3.2.3 Giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thảo luận nhóm
Trong khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm,
im lặng quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc, giáo viên kịp
thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc bằng những câu hỏi gợi mở.
Ví dụ: : “Nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm Chí Phèo đã đạt đến đỉnh cao
của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Bằng những sự hiểu biết của mình, các
em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên?”
Vấn đề này phức tạp, để giải quyết được học sinh cần phải nắm vững bài học và
có cách nhìn tổng quát. Ban đầu, các em sẽ gặp lúng túng, thậm chí nói lan man
không vào trọng tâm. Để các em giải quyết được, giáo viên cần định hướng gợi mở
như:
Yêu cầu các em chú ý đến những đoạn văn cần thiết để nhận ra kết cấu tác phẩm
(đoạn đầu tác phẩm, đoạn cuối tác phẩm…)
Ý nghĩa của những đoạn văn đó về mặt kết cấu như thế nào?
So sánh với một số nhà văn cùng thời với Nam Cao như Ngô Tất Tố (Tắt đèn)
Vũ Trọng Phụng (Số đỏ), Nguyễn Công Hoan (Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục…)
Trên những định hướng đó, các em sẽ dễ dàng tiến hành thảo luận.
Giáo viên dẫn dắt học sinh vận dụng tư duy vốn có của các em giải quyết từng
vấn đề: gợi lại những tri thức đã có từ trước, khơi gợi những suy nghĩ trong các em
thông qua vốn sống của các em.
Ví dụ: “Chi tiết Tấm giết Cám là một hành động đáng sợ. Theo các em, hình
tượng Tấm có bị giảm sút hay không? Vì sao?”
Với câu hỏi như vậy, học sinh sẽ trả lời là “không” hoặc “có”; còn phần lý giải
sẽ gặp những khó khăn. Trong trường hợp này, giáo viên phải định hướng cho các em
nhớ lại những đặc điểm của Tấm, nhớ lại đặc trưng của văn học dân gian, gợi mở các
quan điểm khác nhau mà người thời xưa và nay đánh giá, cảm nhận cá nhân của em về
vấn đề đó…
- 13 -



Khi gặp trường hợp trong nhóm có thành viên “ngôi sao” hoặc có thành viên quá
nhút nhát, giáo viên kịp thời can thiệp hạn chế những học sinh nói quá nhiều, khích lệ,
động viên học sinh nhút nhát phát biểu ý kiến bằng cách giáo viên có thể trực tiếp hỏi
học sinh nhút nhát rắng: “Cô nhận thấy nhóm bạn rất có tinh thần tham gia thảo luận,
đã đưa ra được rất nhiều ý kiến, quan điểm của các bạn như vậy còn ý kiến của em
như thế nào? Em thấy chúng ta cần bổ sung những gì cho những ý các bạn vừa nêu?”.
3.2.4 Trình bày và đánh giá kết quả
Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước toàn lớp: trình bày miệng hoặc
trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể kèm theo minh họa bằng tranh ảnh
hoặc biểu diễn. Đại diện nhóm có thể là nhóm trưởng hoặc một thành viên khác trong
nhóm do giáo viên chỉ định. Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra
những kết luận cho việc học tập tiếp theo. Giáo viên đóng vai trò trọng tài chốt lại
những nội dung cơ bản, khen thưởng những nhóm thảo luận tốt, động viên, khuyến
khích để tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức khen thưởng có thể là biểu dương cũng
có thể là cho thêm điểm thưởng vào điểm hoạt động nhóm.
3.3 Quy trình thảo luận nhóm
+ Giới thiệu thiệu vấn đề thảo luận
+ Xác định nhiệm vụ của các nhóm
+ Thành lập các nhóm
+ Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm
+ Lập kế hoạch làm việc
+ Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
+ Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
Muốn thành công với phương pháp thảo luận nhóm giáo viên phải nắm vững
phương pháp thực hiện và có những chuẩn bị trước. Để chuẩn bị, giáo viên cần trả lời
những câu hỏi sau:
• Vấn đề đặt ra trong bài học có phù hợp với dạy học nhóm không?
• Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau?
• Học sinh đã có đủ kiến thức và tài liệu cho công việc nhóm chưa?
• Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm nhóm như thế nào?

• Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
• Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
• Thời gian học có đảm bảo cho việc thảo luận nhóm không?
3. 4 Các dạng bài tập có thể vận dung phương pháp thảo luận nhóm trong giờ
dạy TPVC
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt quyết định sự
thành bại của phương pháp này. 80% thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa
ra được các vấn đề thảo luận thú vị. Để vận dụng thành công phương pháp này vào
- 14 -


dạy TPVC, chúng ta cần xây dựng được các dạng bài tập thảo luận phù hợp với đặc
điểm thi pháp thể loại.
3.4.1 Dạng bài tập thảo luận trên lớp
Dạng bài tập thảo luận so sánh: So sánh giữa các nhân vật, nhóm nhân vật trong
tác phẩm “So sánh nhân vật Liên với những nhân vật khác trong phố huyện nghèo
(Hai đứa trẻ)”; So sánh các giai đoạn trong cuộc đời nhân vật như “So sánh tính cách
Chí Phèo trước khi đi tù với tính cách Chí Phèo sau khi ra tù (Chí Phèo)”; So sánh
các từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm “So sánh hình ảnh âm thanh, ánh sáng, con
người ở nơi phố huyện với âm thanh, ánh sáng, con người của đoàn tàu trong tác
phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.”; So sánh yếu tố trong tác phẩm với nguyên
mẫu ngoài đời “So sánh nhân vật Lục Vân Tiên với Nguyễn Đình Chiểu.”.
Dạng bài tập phân tích: phân tích hình ảnh, chi tiết và từ ngữ “Trong truyện
ngắn Hai đứa trẻ, có một hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiều lần, đó là hình ảnh nào?
Sự lặp lại này có tác dụng gì?”; phân tích nhân vật bao gồm các sự kiện có liên hệ
trực tiếp nhân vật: diện mạo, hành động, tính cách nhân vật “Tính cách của Bá Kiến
được bộc lộ như thế nào qua tác phẩm Chí phèo? Dụng ý của Nam Cao khi xây dựng
hình tượng nhân vật Bá kiến?”; phân tích các biện pháp và thủ pháp nghệ thuật: đối
với thơ: các biện pháp tu từ (so sánh, lặp, chơi chữ, láy…); đối với văn xuôi: nghệ
thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian…

Dạng bài tập lập biểu đồ, sơ đồ: sử dụng hình tròn, hình vuông, khung, các mũi
tên đường thẳng và hình vẻ để biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm trừu tượng
hoặc các sự kiện. Loại này thích hợp trong các giờ ôn tập, giờ rèn luyện kỹ năng khái
quát, hệ thống và khắc sâu kiến thức.
Ví dụ:
Thơ trung đại

Thơ hiện đại

Mang đầy đủ những - Phá bỏ các quy phạm chặt
đặc điểm thi pháp VH chẽ.
trung đại.
- Thoát khỏi hệ thống ước
lệ mang tính phi ngã thể
hiện tinh thần dân chủ với
cái tôi cá nhân đầy cảm xúc

- 15 -


Nhớ chơi vơi

Con đường hành
qn gian khổ
Thiên nhiên khắc
nghiệt, địa hình
hiểm trở

kĩ niệm đẹp tình
qn dân

Đêm
liên
hoan

Chiều
sương
thơ
mộng

Hình ảnh người
lính hi sinh

chân dung đồng đội

Diện mạo

Oai
phong,
lẫm
liệt

Tích cách

Lãng mạn,
mơ mộng, lí
tưởng cao
đẹp

(Sơ đồ thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng của bài thơ Tây Tiến)


3.4.2 Dạng bài tập thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày
Giáo viên cho các bài tập để mỗi nhóm chuẩn bị. Bài tập có thể là tìm những
vấn đề có liên quan đến bài học, hoặc sưu tầm tư liệu, hoặc tìm hiểu một vấn đề, hoặc
tồn bộ của bài học. Bài tập này có tác dụng giúp học sinh tìm hiểu trước vấn đề, khi
vào lớp học, các nhóm sẽ góp ý kiến bổ sung những mảng kiến thức còn
thiếu, từ đó các em sẽ hiểu vấn đề hơn. Hạn chế của dạng bài tập này là giáo viên
khơng thể nắm bắt tình hình học nhóm của các em, do vậy sẽ có những học sinh
khơng tham gia trực tiếp với các bạn của mình để thảo luận.
4. THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY
4.1 Thiết kế giáo án thực nghiệm
Đọc văn:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
I. MƯ ÙC ĐỘCẦ
N ĐẠ
T
Áãïùê âéïc íãèâ :
- Cảm èâậè đư ợc vẻ đẹê cïûa ârèâ tư ợèá èââè vật Âïấè Cắ, đéàèá tâờ
ã âãekï
tâêm ëïằ đãekm èáâệtâïật cïûa Náïóễè Tïâè ëïa èââè vật èà
ó.
- Âãekï vàêââè tícâ đư ợc èáâệtâïật cïûa tâãêè trïóệè : trèâ âïéáèá trïóệè đéäc
đáé , kâéâèá kâí cék, tâïû êâáê đéáã ỉậê , èáéâè èáư õáéùc cạèâ áãà
ï áãá trxtạé ârèâ .
- 16 -


II. TÌỌ
NÁ TÂ
M ÅIẾ

N TÂƯ ÙC, ÅYNAP

1. kãếè tâư ùc
- Đặc đãekm câíèâ cïûa ârèâ tư ợèá èââè vật Âïấè Cắ: céát cácâ cïûa méät èáâệ
íó tà
ã âéa; kâí êâác cïûa méät trằá ằâ âïø
èá èáâóa ỉãệt: vẻ đẹê tréèá íáèá, tâãêè
ỉư ơèá cïûa méät céè èáư ờ
ã tréïèá èáâóa kâãèâ tà
ã.
- Qïằ èãệm vềcáã đẹê vàtấm ỉéø
èá óêï èư ớc kíè đáé cïûa èáïóễè tïâè.
- Xâó dư ïèá trèâ âïéáèá trïóệè đéäc đáé; tạé kâéâèá kâí cékxư a; bïùt êâáê ỉãèá
mạè vàèáâệtâïật tư ơèá êâảè; èáéâè èáư õáãà
ï tíèâ tạé ârèâ.
2. Åóèăèá
- Đéïc – âãekï méät trïóệè èáắè âãệè đạã
- Pââè tícâ èââè vật tréèá tác êâakm tư ïíư ï.
III.PÂƯ Ơ NÁ PÂÁP
Dãễè áãảèá, êâát vấè, áợã mở, tâảé ỉïậè èâéùm .
IV.TIẾ
N TÌÌNÂ TIẾ
T DẠ
Y
1.Ổ
è đxèâ ỉớê
2.Bà
ã cïõ: a) Åâïèá cảèâ vàcéè èáư ờ
ã êâéáâïóệè đư ợc êâát âéïa ëïa èâư õèá
câã tãết èà

é? Qïa đéù tác áãả mïéáè áư ûã áắm đãềï ár ?
b) Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên?
3 . Bà
ã mớã
Âéạt đéäèá cïûa ÁV vàÂS
Yêï cầï cầè đạt
Âéạt đéäèá 1: trm âãekï câïèá
I.TÌM HIỂU CHUNG
Áéïã âéïc íãèâ đéïc tãekï dẫè SÁÅ
1.Tác áãả
- Âãó èêï èâư õèá èét câíèâ vềcïéäc a. Cuộc đời: Náïóễè Tïâè (1910-1987)
đờ
ã cïûa Náïóễè Tïâè?
- Qïê: Tâằâ Xïâè , ÂàNéäã
-Xïất tââè áãa đrèâ èâàèâé kâã Âáè âéïc
đãtà
è.
-Bảè tââè : ỉàméät trí tâư ùc áãà
ï ỉéø
èá óêï
èư ớc vàtãèâ tâầè dâè téäc, méät èâàvăè tà
ã
âéa vớã êâéèá cáèâ vãết đéäc đáé ãè đậm
dấï ấè cïûa mrèâ.
b. Sự nghiệp văn chương
- Âãó kektêè èâư õèá tác êâakm tãêï - Pâéèá cách nghệ thuật và tác êâakm câíèâ:
bãekï cïûa Náïóễè Tïâè trư ớc và 2 áãẫ đéạè (trư ớc và íạ Cácâ mạèá
8/1945 )
íạ CMT8?
+ ÁV èâắc ỉạã vàáãảèá tâêm về (SÁÅ/ 107)

tác êâakm “Vằá béùèá méät tâờ
ã”.
- 17 -


2.Tác êâakm“Câư õèáư ờ
ã tư û tïø
”:
a.
Xïất xư ù: trícâ. “Vằá béùèá méät
- Nêï xïất xư ù cïûa trïóệè èáắè tâờ
ã”, đăèá trêè tạê câí “Tắ Đà
è”, íéára
Câư õèáư ờ
ã tư û tïø
?
èáà
ó 1/3/1939, ãè tâà
èâ íácâ ỉầè đầï xïất
bảè 1940.
b. Téùm tắt .
- Đãđéïc tác êâakm ở èâà
, em âãó - Qïảè èáïïc èâậè céâèá văè áéàm 6 tïøèââè
áè câém tréèá đéù céù Âïấè Cắ, đéáã tâéạã
téùm tắt ỉạã èéäã dïèá tác êâakm?
+ ÁV đđxèâ âư ớèá kãekï téùm tắt vớã tâơ ỉạã, ëïảè èáïïc bãết Âïấè Cắ céù

ã vãết câư õvàtà
ã bẻ kâéùa .
(tâ trrèâ tư ïcâï câïóệè )

- Cïéäc đéùè đéà
è tïøèââè dãễè ra kâác
tâư ờ
èá, tâơ ỉạã, ëïảè èáïïc đéáã xư û vớã
Âïấè Cắ mềm méûèá, câï đáé èâãềï ỉầè
vư ợt ëïá vãệc ỉà
m cïûa èáïïc ëïằ .
- Qïảè èáïïc èâậè céâèá văè câïóekè đéà
è
tïøđếè kãèâ đéâđektâã âà
èâ áè, tâư ỉạã kek
vớã tïøÂïấè Cắ tâm íư ïcïûa ëïảè èáïïc.
Âïấè Cắ câé câư õ ëïảè èáïïc tạã èâà
èáïïc.
- Tâ em èéäã dïèá câíèâ cïûa
trïóệè èéùã ỉêè đãềï ár?
- Tâéâèá ëïa èéäã dïèá èà
ó, tác áãả
mïéáè áư ûã áắm đãềï ár?
(Gv nên hỏi khoảng 2-3 hs và sau
đó đưa ra kết luận chung)

c. Chủ đề .
Qïa ârèâ tư ợèá kr vó Âïấè Cắ, Náïóễè
Tïâè kâẳèá đxèâ íư ïcâãếè tâắèá cïûa cáã
đẹê, cáã tâãệè vớã cáã ác, cáã xấï. Đéàèá
tâờ
ã béäc ỉéäỉéø
èá óêï èư ớc tâầm kíè.


Âéạt đéäèá 2 : đéïc âãekï văè bảè
Nếu có thời gian, giáo viên gọi học II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
sinh đọc tác phẩm và hướng dẫn
cách đọc.
1. Trèâ âïéáèá trïóệè : đéäc đáé
*Âéạt đéäèá tâảé ỉïậè èâéùm
+ Gv giới thiệu thiệu vấn đề thảo
luận : êââè tícâ trïóệè èáắè èà
ó
tâư ïc câất ỉàêââè tícâ âẫ èââè vật
Vãêè ëïảè èáïïc vàÂïấè Cắ. Âẫ

Vãêè ëïảè èáïïc
- Cẫ èáïïc
- Qïằ trãềï đrèâ
- Árè áãư õ, bảé vệ
- 18 -

Âïấè Cắ
- Tư û tïø
- Câéáèá ỉạã trãềï
đrèâ


èââè vật èà
ó èằm ở âẫ tïóếè đéáã
ỉậê èâạ, céù ëïằ âệ câặt câẽvớã
èâạ, íéã íáèá vàtéâè vãèâ èâạ.
+ Xác định nhiệm vụ của các
nhóm : các èâéùm ỉậê bảèá íé íáèâ,

xác đxèâ èâư õèá đãekm đéáã ỉậê cïûa
âẫ èââè vật èà
ó, tư øđéù èâậè xét
về trèâ âïéáèá trïóệè ? Tâảé ỉïậè
tréèá véø
èá 3-4 êâïùt.
+ Thành lập các nhóm : èâéùm 2-4
âí, câéïè èáẫï èâãêè.
+ Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm : âí
èáéàã 2 bà
è đéáã dãệè èâạ.
+ Lập kế hoạch làm việc : đéïc văè
bảè, tâảé ỉïậè, ỉậê bảèá
+ Hs báo cáo kết quả thảo luận
trước lớp : trrèâ bà
ó mãệèá vớã
bảèá íé áèâ.
+ Áv đáèâ áãá, câé đãekm èâéùm
ỉà
m téát.

cáã đẹê

- Sáèá tạé cáã
đẹê

Nâậè xét
+ Âïấè Cắ: têè “đạã èáâxcâ” cầm đầï
cïéäc èékã ỉéạè è bx bắt áãam câờèáà
ó ra

êâáê trư ờ
èá đekcâxï téäã.
+ Qïảè èáïïc : kẻ đạã dãệè câé trật tư ïxã
âéäã đư ơèá tâờ
ã. Âéïáặê èâạ câéáè èáïïc tïø
téáã tăm èâơ bakè tréèá trèâ tâếđéáã đxcâ : tư û
tïøvàëïảè èáïïc.
 Câíèâ trèâ âïéáèá đéäc đáé èà
ó đãỉà
m
èékã bật vẻ đẹê cïûa ârèâ tư ợèá Âïấè Cắ,
ỉà
m íáèá téû tấm ỉéø
èá bãệt èâỡè ỉãêè tà
ã
cïûa vãêè ëïảè èáïïc, đéàèá tâờ
ã tâekâãệè
íâï íắc câïû đềcïûa tác êâakm.

+ ÁV èêï vấè đề: Cââè dïèá cïûa
èââè vật Âïấè Cắ đư ợc mãêï tả
èâư tâếèà
é?
(Gv cho hs xem tranh chữ và giải
thích về nghệ thuật viết chữ Hán)
- Nâàvăè NT đặc tả tà
ã âéa cïûa
Âïấè Cắ ëïa vãệc tả câư õvãết cïûa
éâèá, em âãó êâát âãệè èâư õèá câã
tãết èà

ó?

2.Ârèâ tư ợèá èââè vật Âïấè Cắ.
Âïấè Cắ ỉàârèâ tư ợèá văè âéïc mằá
èâư õèá èét kâáã ëïát cắ cïûa èâàèâé tà
ã
âéa, kâí êâácâ, èââè cácâ cắ đẹê.
- Âïấè Cắ ỉàèáư ờ
ã tà
ã âéa
+ Vãết câư õèâằâ, đẹê, tâekâãệè âéà
ã bãé
ỉớè.
+ Tà
ã vư ợt èáïïc, bẻ kâéá → óù tâư ùc êâá béû
áéâèá xãềèá, kâéâèá cam câxï (d/c)
+ Tà
ã câỉ âïó.
• Câư a và
é èâàỉắ: cầm đầï èâư õèá kẻ
dám câéáèá ỉạã trãềï đrèâ.
• Tréèá èáïïc tïøvẫè ỉàèáư ờ
ã đư ùèá đầï
- Câã tãết èà
é mãêï tả vẻ đẹê âãêè
(d/c)
èáằá cïûa Âïấè Cắ?
 Âïấè Cắ văè véõíéèá téà
è.
- 19 -



- Nâư õèá câã tãết vàâà
èâ đéäèá èà
é
câư ùèá téû Âïấè Cắ ỉàèáư ờ
ã céù
tâm cắ cả?
- Em âãekï èáâóa cïûa tư øtâãêè ỉư ơèá
èâư tâếèà
é?
(Gv giảng từ thiên lương)
- Xâó dư ïèá èââè vật ỉí tư ởèá èâư
vậó, Náïóễè Tïâè mïéáè áư ûã áắm
đãềï ár?
(Gv giảng bình)

- Âïấn Cao là èáư ờ
ã kâí êâácâ âãêè èáằá
+ Bx áãảã và
é ỉắ, trư ớc ỉờ
ã đe déïa béïè
ỉíèâ áê áãảã, Âïấè Cắ đãềm èâãêè ỉạèâ
ỉïø
èá. (d/c 110 ).
+ Đư ợc bãệt đãã kâéâèá mằá ơè, téû ra
kâãèâ kâã tất cả bằèá èâư õèá ỉờ
ã èáạé
èáâễ, bư ớèá bỉèâ (d/c 111,112)
+ Åâéâèá íợbx tra kâảé , đáèâ đậê ,kâéâèá

íợcâết (d/c 112)
 Âïấè Cắ ỉàèáư ờ
ã câéïc trờ
ã kâïấó
èư ớc, kâéâèá íợ cư ờ
èá ëïóềè, kâéâèá íợ
kâék, kâéâèá íợcâết → méät trằá ằâ âïø
èá
dïõèá ỉãệt.
- Âïấn Cao là èáư ờ
ã céù tâãêè ỉư ơèá, tréïèá
tâãêè ỉư ơèá
+ Céù tà
ã èâư èá kâéâèá dïø
èá đekmư ï ỉợã
câé bảè tââè (d/c 113).
+ Bãết íở èáïóệè, âãekï cáã tâm cïûa ëïảè
èáïïc, Âïấè Cắ xïùc đéäèá vàëïóết đxèâ
câé câư õëïảè èáïïc.(113).
Tóm lại: Âïấè Cắ ỉàèââè vật âéäã tïïđïû
cáã tà
ã, cáã tâm.

- Vãêè ëïảè èáïïc đư ợc mãêï tả
èâư tâế èà
é về èáéạã ârèâ, tíèâ
cácâ, âéà
è cảèâ íéáèá vàíở tâícâ? 3.Ârèâ tư ợèá èââè vật vãêè ëïảè èáïïc.
+ Áv èêï vấè đềâ: trèâ âïéáèá ëïảè - Náéạã ârèâ:tïékã câớm áãà
èáïïc áặê Âïấè Cắ mằá kxcâ - Tíèâ cácâ: dxï dà

èá, bãết áãá èáư ờ
ã,
tíèâ, céù xïèá đéät. Vãêè ëïảè èáïïc - Âéà
è cảèâ íéáèá: tïøèáïïc tráã èáư ợc vớã
êâảã ỉư ïa câéïè cácâ âà
èâ xư û.
tíèâ cácâ
- Åâã áặê ÂC, vãêè ëïảè èáïïc céù - Sở tâícâ: câơã câư õ, í mêcáã đẹê
dãễè bãếè tâm ỉí èâư tâếèà
é và - Dãễè bãếè tâm ỉí:
éâèá âà
èâ xư û èâư tâếèà
é?
+ Åâã èáâe tãè ÂC đếè: vư ø
a ỉé ỉắèá, vư ø
a
èïéáã tãếc
+ Åâã tãếê èâậè ÂC: trâè tréïèá
+ Qïá trrèâ ÂC bx cầm tïø
: kâíèâ èễ, bãệt
đãã
→ kíèâ tréïèá èáư ờ
ã tà
ã, céù tâãêè ỉư ơèá “
- 20 -


Thanh âm trong trẻo.. xô bồ”.
* Âéạt đéäèá èâéùm:
+ Câãa èâéùm céù đïû trrèâ đéä, èâéùm 4.Cảnh cho chữ

vư ø
a
a. Cảèâ tư ợèá xư a è câư a tư ø
èá céù
+ Vấè đề tâảé ỉïậè: Vr íắ -Tâờ
ã áãằ : đêm kâïóa – đêm cïéáã cïø
èá
Náïóễè Tïâè áéïã cảèâ câé câư õỉà cïûa đờ
ã Âïấè Cắ.
‘cảèâ tư ợèá xư a è câư a tư ø
èá -Åâéâèá áãằ – bïéàèá áãam ( téáã, câật, akm
céù’?
ư ớt)
+ Áv áợã mở tréèá kâã âí tâảé
ỉïậè:
Người cho chữ
Kẻ nhận chữ.
- Câïóệè xảó ra ỉïùc èà
é ? ở đâï ? Huấn Cao : kẻ tư û Quản ngục: đạã
Tâờ
ã áãằ vàkâéâèá áãằ céù ár đặc tïø (cổ đeo gông, dãệè câé cư ờ
èá
bãệt ? (đéïc trằá 174)
chân vướng xiềng) ëïóềè: kâïùm èïùm,
- Tâïû êâáê èáâệ tâïật đư ợc íư û íáèá tạé cáã đẹê rïè rïè èâậè câư õ.
dïèá?
(dậm tô nét chữ …) Tâm êâïïc, kâakï
- Céè èáư ờ
ã đư ợc mãêï tả èâư tâế ïèá dïèá tâư ởèá êâïïc “bái lónh”
èà

é?
tâư ùc mư ïc tâơm.
+ ÂS cư û èâéùm trư ởèá đạã dãệè Åâïóêè dạó ëïảè
trrèâ bà
ó mãệèá.
èáïïc “đổi chốn ở”
+ Áv èâậè xét, đáèâ áãá
Vớã bïùt êâáê ỉãèá mạè, èáâệ tâïật đéáã
ỉậê Náïóễè Tïâè ỉà
m èékã bật vẻ đẹê èââè
cácâ cïûa Âïấè Cắ. Đéàèá tâờ
ã kâẳèá đxèâ
íư ïcâãếè tâắèá cïûa cáã đẹê, cáã tâãệè : cáã
- Âïấè Cắ kâïóêè ëïảè èáïïc đẹê ỉêè èáéâã vàcâãếm áãư õtất cả.
đãềï ár? Ýèáâóa cïûa ỉờ
ã kâïóêè?
b. Lờ
ã kâïóêè cïûa Âïấè Cắ
Tâáã đéä kâïùm èïùm ‘xãè báã ỉóèâ’ - Néäã dïèá: tâ đékã câéãở, áãư õtâãêè ỉư ơèá
cïûa ëïảè èáïïc èéùã ỉêè đãềï ár?
- óù èáâóa: cáã đẹê céù tâekíảè íãèâ tư øđất
- Đâó céù êâảã ỉàtâáã đéä cïûa èáư ờ
ã câết, tư øtéäã ác đằá èáư ïtrx èâư èá kâéâèá
céù èââè cácâ tâấê âè
è kâéâèá? Tạã tâekíéáèá câïèá vớã téäã ác. Céè èáư ờ
ã câỉ
íắ?
xư ùèá đáèá tâư ởèá tâư ùc cáã đẹê kâã áãư õ
đư ợc tâãêè ỉư ơèá.
- Tác dïèá: cảm âéùa đư ợc ëïảè èáïïc →

íư ïcâãếè tâắèá cïûa tâãêè ỉư ơèá.
- Qïa ëïá trrèâ êââè tícâ, em âãó 5. Nét nghệ thuật đặc sắc.
èêï èâư õèá đặc íắc vềèáâệtâïật? - Trèâ âïéáèá trïóệè đéäc đáé.
- Âà
ã âéø
a bïùt êâáê tả tâư ïc vàỉãèá mạè.
- 21 -


- Tư øèáư õíắc íảé, áãà
ï áãá trxtạé ârèâ.
- Câï văè tư øtéáè tâéèá tâả êâïøâợê vớã
cácâ ư ùèá xư û èáâã ỉễcïûa èáư ờ
ã xư a.
Âéạt đéäèá 3 : Tékèá kết
- Âãó rïùt ra èâư õèá áãá trx về èéäã III. GHI NHỚ.
dïèá vàèáâệtâïật?
( Sák / 115 ).
* Củng cố. Ârèâ tư ợèá Âïấè Cắ: tà
ã âéa,
Câé ÂS ỉà
m bà
ã ỉïóệè tậê kâí êâácâ èââè cácâ cắ cả. Âïấè Cắ
Sák/115.
đư ợc méâêâéûèá tư øèââè vật Cắ Bá Qïát.

Âéạt đéäèá 4. Dặè déø
.
- Âéïc bà
ã, ỉà

m èéát bà
ã tậê ỉïóệè tậê
- Câïakè bxbà
ã : Lïóệè tậê tâắ tác ỉậê ỉïậè íé íáèâ.
4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Bảng kết quả khảo sát
Đồng ý
Các lĩnh vực
Số HS %
Học sinh thích giáo viên sử dụng
30
75
phương pháp TLN trong giờ dạy
TPVC.
Sử dụng phương pháp TLN là cần
24
60
thiết trong việc phân tích TPVC.
Việc vận dụng phương pháp TLN phát
36
90
huy được tính thích cực, chủ động,
sáng tạo và tinh thần tự học của học
sinh.
Phương pháp TLN giúp phát huy năng
26
65
lực cộng tác, năng lực giao tiếp cho
học sinh.
TLN giúp học sinh nhớ kiến thức lâu

32
80
hơn.
Việc áp dụng phương pháp TLN rất
40
100
mất thời gian làm cho giáo viên ít có
thời gian bình giảng sâu.

- 22 -

Khơng đồng
ý
Số HS %
10
25

Khơng có ý
kiến
Số HS %
0
0

14

40

0

0


4

10

0

0

12

30

2

5

8

20

0

0

0

0

0


0


*Bảng thống kê điểm kiểm tra với đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân.
Lớp
Số
Điểm/số học sinh đạt điểm
Tổng
Điểm
HS 1
số
trung
2 3 4
5 6 7
8 9 10
điểm
bình
Lớp thực 40 0
1 1 3 10 13 8
4 0 0
233
5.82
nghiệm
11a4
Lớp đối 41 0
2 3 10 11 9 5
1 0 0
205

5.00
chứng
11a3
Từ kết quả thực nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng đa số học sinh
thích giờ học có vận dụng phương pháp TLN. Phưng pháp này phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định.
Dạy TPVC có sử dụng phương pháp TLN thì bài làm của học sinh đạt kết quả cao hơn.
C. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu cách vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giờ dạy
TPVC, chúng tôi nhận thấy:
1 Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, phát huy
tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh, là một trong những phương pháp thích
hợp để vận dụng vào dạy TPVC. Phương pháp này có thể giúp học sinh tự giác, hứng
thú tìm hiểu hiểu tác phẩm, từng bước tri giác ngôn ngữ đế tưởng tượng, phân tích,
khái quát theo con đường cảm xúc hóa phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương
2. Dựa vào cơ sở lí luận của phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi đi sâu vào
nghiên cứu, đưa ra những nguyên tắc vận dung phương pháp thảo luận nhóm nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học TPVC là: khi vận dụng phương pháp này cần chú trọng
vào các khâu như xây dựng câu hỏi thảo luận, thành lập nhóm và quan sát, hỗ trợ
cũng như tổng kết đánh giá của giáo viên. Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mang tính
vấn đề, có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. Câu hỏi phải được
đặt ra từ bản thân của tác phẩm văn chương có nhiều ẩn số cần được giải mã về nội
dung và hình thức và từ vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ tầm đón nhận của
học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Việc thành lập nhóm dựa trên số lượng
học sinh trong lớp và nội dung bài học. Giáo viên cần phải quan sát học sinh trong
quá trình thảo luận và gợi mở khi học sinh gặp phải bế tắc. Do sự thành công khi vận
dung phương pháp này nằm ở khâu đưa ra vấn đề thảo luận nên chúng tôi tiến hành
xây dựng các dạng bài tập có thể vận dụng với phương pháp này.
3. Cần lưu ý là phương pháp thảo luận nhóm không phải là phương pháp sư
phạm độc tôn. Nó cũng có những hạn chế nhất định. Trong quá trình dạy TPVC, giáo

viên cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác thì bài dạy mới mang lại hiệu
quả cao.
- 23 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Thành Hưng (2000), Dạy học hiện đại. Lí luận - biện pháp- kĩ thuật, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn trường phổ thông, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2000.
4. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2003), Phương pháp dạy văn, tập 1, Nxb Giáo
dục.
5. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2005),
Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
6. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Sửu (2008), ‘Dạy học nhóm, phương pháp dạy học tích cực’,
Tạp chí giáo dục số 171.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thị Huyền Trân

- 24 -


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị:THPT Điểu Cải


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..............................., ngày

.

tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy tác phẩm
văn chương ở trường trung học phổ thông
Họ và tên tác giả: Lê Thị Huyền Trân

Chức vụ: giáo viên

Đơn vị: THPT Điểu Cải
Lĩnh vực: - Phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)


-


Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 

Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

- 25 -


×