Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn xây DỰNG CHUYÊN đề “QUAN hệ QUỐC tế từ 1945 đến 2000” TRONG dạy học LỊCH sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
“QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN 2000”
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12

Người thực hiện: BÙI ĐỨC HỒNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:



- Phương pháp dạy học bộ môn:



- Lĩnh vực khác: .................................................. 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác


Năm học: 2015 - 2016
-1-


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: BÙI ĐỨC HỒNG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1982
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: ấp 2, Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613812250 (CQ)/

; ĐTDĐ: 0985996251

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Lịch sử
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-

Học vị cao nhất: Cử nhân

-

Năm nhận bằng: 2006

-


Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Lịch sử

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Lịch sử

-

Số năm có kinh nghiệm: 09 năm

-2-


MỤC LỤC
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC...........................................................................
.3
MỤC LỤC..................................................................................................................
.4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................
.5
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................
.5
1. Cở sở lí luận...................................................................................................
.5
2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................
.6
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP....................................................
.6

1. Các bước xây dựng chuyên đề dạy học.....................................................
.6
2. Nội dung chuyên đề.....................................................................................
.7
2.1. Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đầu những năm 70................
.7
2.1.1. Sự hình thành trật tự thế giới mới...................................
.7
2.1.2. Mâu thuẫn Đông – Tây và chiến tranh lạnh...................
.8
2.2. Quan hệ quốc tế từ nửa đầu những năm 70 đến 1991................
.8
2.2.1. Những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn Đông – Tây. .
.8
2.2.2. Nguyên nhân chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh.....
.9
2.3. Quan hệ quốc tế từ 1991 đến 2000................................................
.9
3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt.........................................................
10
3.1. Bảng mô tả......................................................................................
10

-3-


3.2. Hệ thống câu hỏi theo các mức đã mô tả......................................
11
4. Tổ chức thực hiện chuyên đề......................................................................
13

4.1. Mục tiêu...........................................................................................
13
4.1.1. Kiến thức............................................................................
13
4.1.2. Kĩ năng...............................................................................
13
4.1.3. Thái độ................................................................................
13
4.1.4. Định hướng năng lực hình thành.....................................
13
4.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh...............................................
13
4.2.1. Giáo viên............................................................................
13
4.2.2. Học sinh..............................................................................
14
4.3. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề..........................................
14
4.3.1. Giới thiệu...................................................................
14
4.3.2. Các hoạt động học tập..............................................
14
4.3.2.1. Hoạt động 1.................................................
14
4.3.2.2. Hoạt động 2.................................................
21
4.3.2.3. Hoạt động 3.................................................
24
4.3.3. Củng cố bài.................................................................


26
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................
29
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ...............................................................................
29
-4-


VI. KẾT LUẬN .......................................................................................................
29
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................
30

-5-


Đề tài
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ “QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN 2000”
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đã khẳng định: Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực công
dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt các nguyên lý giáo dục
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng
cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
(năng lực công dân)…. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…Muốn thực
hiện được các mục tiêu trên tôi thiết nghĩ việc thay đổi phương pháp, nội dung học
tập là điều kiện tiên quyết, trong đó xây dựng các chuyên đề dạy học là một giải
pháp mà có thể phần nào đáp ứng được sự đổi mới trong nền giáo dục quốc dân.
Thực tế những năm gần đây việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhất
là trong các đề thi đại học cao đẳng đã thay đổi mạnh mẽ từ việc tái hiện kiến thức
là chủ yếu đã chú trọng đến kĩ năng tổng hợp kiến thức, liên hệ thực tiễn, vận dụng
các kiến thức liên môn, từ đó đòi hỏi người dạy cũng như người học phải thay đổi
cách tiếp cận kiến thức. Nhưng những kiến thức ở các môn học lại rời rạc không có
sự liên kết mà ngay cả trong từng môn học cũng vậy. Môn lịch sử ở cấp phổ thông
nói chung, ở lớp 12 nói riêng cũng chung tình trạng trên, từ đó đã tạo ra không ít
khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh để rồi không
thể giải quyết triệt để các yêu cầu đổi mới của công tác đánh giá kết quả của học
sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử hiện nay cần xâu chuỗi, kết nối những nội dung
rời rạc, thiếu tính liên hệ và hệ thống mà có quan điểm gần nhau, nội dung có sự
tương đồng thành các chuyên đề tạo ra sự gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu nhằm phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên trong
hoạt động giáo dục.
Từ các buổi tập huấn thay đổi phương pháp cũng như cách thức xây dựng
các chuyên đề dạy học do sở giáo dục và đào tạo tổ chức, xuất phát từ thực tiễn
giảng dạy ở trường phổ thông nói chung và đối tượng học sinh của nhà trường nói
riêng tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề “Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 2000”
trong dạy học lịch sử 12, với hy vọng góp một phần nào đó vào việc thực hiện
công cuộc đổi mới của ngành giáo dục, nhất là đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận
Quan hệ quốc tế là một đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
-6-



nghiên cứu. Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu sách giáo khoa
liên quan đến vấn đề này được công bố, biên soạn và xuất bản chẳng hạn như:
- Lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên – NXB giáo dục
năm 2003 (tái bản lần thứ 4)
- Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990 – Trần Văn Đào, Phan Doãn
Nam – Học viện quan hệ quốc tế Hà Nội 2001.
- Thế giới một góc nhìn – Lê Thế Mẫu – NXB chính trị quốc gia 2010.
- Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên tổng chủ biên- NXB Giáo
dục năm 2012 (tái bản lần thứ 4)
- Sách giáo khoa Lịch sử 12 Nâng cao – Phan Ngọc Liên tổng chủ biênNXB Giáo dục năm 2008
Ngoài ra, những vấn đề này còn được đề cập đến trong một số bài báo, tạp
chí, giáo trình và sách giáo khoa, sách tham khảo khác. Ở những cấp độ khác nhau,
các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách giáo khoa đã đề cập tương đối đầy đủ của
Quan hệ quốc tế trong các giai đoạn nhất là giai đoạn từ 1945 đến 2000.
2. Cơ sở thực tiễn:
Xây dựng các chuyên đề dạy học là một vấn đề còn rất mới mẻ mới chỉ được
nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu mà chưa được phổ biến rộng rãi, nên
đa số giáo viên chưa có cách hiểu đúng về thế nào là một chuyên đề dạy học? Cách
thức, kĩ thuật xây dựng như thế nào? Ứng dụng ra làm sao trong thực tiễn giảng
dạy, nhưng đây lại là vấn đề cấp thiết của giáo viên tham gia giảng dạy nói chung,
giáo viên môn lịch sử nói riêng.
Qua quá trình giảng dạy chương trình lịch sử lớp 12, tôi nhận thấy sự bất cập
trong cấu trúc chương trình được sắp xếp chưa khoa học, chưa có tính hệ thống,
việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết với các sự kiện,
vấn đề theo thứ tự thời gian, chẳng hạn vấn đề quan hệ quốc tế từ 1945 đến 2000
được sách giáo khoa trình bày thành những bài học riêng lẻ ở các bài như bài 1-Sự
hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) và bài
9-Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh nên học sinh khó tổng hợp

cũng như xâu chuỗi để giải quyết các yêu cầu đặt ra, nhất là các dạng câu hỏi
trong đề thi. Vì vậy, với việc xây dựng chuyên đề dạy học “Quan hệ quốc tế từ
1945 đến năm 2000” trong dạy học lịch sử 12 sẽ khắc phục được phần nào những
hạn chế của chương trình sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các bước xây dựng chuyên đề dạy học:
Trên cơ sở tiếp thu sự hướng dẫn từ tài liệu của Bộ giáo dục ban hành, từ các
buổi tập huấn về cách thức xây dựng và ứng dụng việc dạy học theo chuyên đề của
Sở giáo dục và thực tiễn thực hiện tại đơn vị, khi xây dựng một chuyên đề dạy học
giáo viên cần tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước thứ nhất: Xác định được tên chuyên đề: căn cứ nội dung chương trình
sách giáo khoa, xác định được các nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những
-7-


điểm tương đồng gần nhau được thể hiện ở một số phần, bài hay chương…để hình
thành các chuyên đề (có thể đơn môn hay liên môn)
Bước thứ hai: Xây dựng nội dung chuyên đề: căn cứ vào nội dung chương
trình, đối tượng học sinh mà có thể đưa ra nội dung chuyên đề phù hợp với thực
tiễn giảng dạy và học tập (thường là chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành). Đồng thời cần xác định số tiết dự kiến cần để thực hiện chuyên
đề.
Bước thứ ba: Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu (xây dựng bảng mô tả
các mức độ yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh): giáo viên dựa vào nội dung
kiến thức đã xây dựng ở trên và đối tượng học sinh để đề ra mục tiêu nhận thức
trong học tập và kiểm tra, đánh giá với các bậc: Biết (nêu, liệt kê, trình bày, kể
tên…); Hiểu (hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao…); Vận dụng thấp
( xác định, khám phá, phân biệt, chứng minh….); Vận dụng cao (bình luận, nhận
xét, đánh giá, liên hệ với thực tiễn…)
Bước thứ tư: Biên soạn các câu hỏi/bài tập tương ứng với các mức đã mô

tả: Từ bảng mô tả giáo viên biên soạn các câu hỏi/bài tập tương ứng phù hợp với
các tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề đã xây dựng.
Bước thứ năm: Thiết kế tiến trình dạy học: Đây có thể coi là một giáo án,
giáo viên thiết kế các hoạt động học cho học sinh thực hiện trên lớp và ở nhà phù
hợp với nội dung chuyên đề và đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất hiện có
(mỗi tiết dạy chuyên đề nên thực hiện một số hoạt động học tập cụ thể )
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chuyên đề, giáo viên cần đặc biệt chú ý
đến bước thứ năm vì theo tôi thì đây là bước rất quan trọng mà giáo viên có thể
hiện khả năng của mình, đồng thời nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh, quyết định lớn đến việc áp dụng thành công của chuyên đề vào thực tiễn
giảng dạy.
2. Nội dung chuyên đề:
2.1. Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đầu những năm 70.
2.1.1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
(1945-1949)
a. Hoàn cảnh lịch sử Hội nghị Ianta (2/1945):
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và
cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
+ Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
- Từ 4-11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham
dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề
trên.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta (2/1945):
-8-


- Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương sau khi chiến tranh

ở châu Âu kết thúc.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân
chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
c. Ảnh hưởng với thế giới:
Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó
của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường gọi
là "Trật tự hai cực Ianta ( Liên Xô – Mĩ )"
2.1.2. Mâu thuẫn Đông – Tây và chiến tranh lạnh.
a. Nguyên nhân của Chiến tranh lạnh
- Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
- Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ
thống thế giới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh
nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ
và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
b. Sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh:
- Mĩ đưa ra "Học thuyết Truman" (3-1947), thực hiện "Kế hoạch Mácsan" (6-1947)
và việc thành lập tổ chức Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4-1949).
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ
kinh tế (SEV, 1-1949) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5-1955).
- Kết quả là hình thành sự đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa hai phe tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe do
hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe.
2.2. Quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70 đến 1991.
2.2.1. Những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn Đông – Tây.
- Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện
với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.

+ Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan
hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (tháng 11-1972).
+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng
chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).
+ Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Ca-na-đa kí Định ước
Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên
một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu.
-9-


- Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa
học – kĩ thuật.
- Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp
(Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo
điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991),
trật tự hai cực không còn nữa.
2.2.2. Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh.
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho cả hai nước Xô – Mĩ quá tốn kém và
bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước như Đức, Nhật Bản và Tây Âu… trở thành
những đối thủ cạnh tranh và đe dọa đến vị thế của Xô – Mĩ.
- Kinh tế của Mĩ và Liên Xô đều giảm sút, đặc biệt Liên Xô lúc này nền kinh tế
ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
2.3. Quan hệ quốc tế từ 1991 đến 2000.
- Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế
chính sau đây:
+ Một là, trật tự thế giới hai cực Ianta đã tan rã, trật tự thế giới mới đang
được hình thành và theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu,
Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…

+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển kinh tế,
xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia - sức mạnh tổng hợp.
+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết
lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực
lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng
xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng,
châu Phi và Trung Á.
- Thời cơ và thách thức:
+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và
phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.
+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 đã
mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những
thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp
đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.

- 10 -


3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chuyên đề.
3.1. Bảng mô tả:

Quan hệ
quốc tế từ
1945 đến
nửa đầu
những
năm 70

Nội dung


Nhận biết Thông hiểu

Hội nghị
Ianta
(2/1945) và
những
thoả thuận
của
ba
cường
quốc.

Trình
bày được
bối cảnh
dẫn
đến
việc
tổ
chức Hội
nghị Ianta.

Mâu thuẫn
Đông

Tây

chiến
tranh lạnh.


Trình
bày được
các quyết
định quan
trọng của
Hội nghị
Ianta.
Trình
bày được
nguyên
nhân dẫn
tới
tình
trạng
chiến
tranh lạnh.
Trình
bày được
những nét
nổi bật của
quan
hệ
quốc tế từ
sau chiến
tranh thế
giới
thứ
hai
đến

năm 1991.

Quan hệ
quốc tế từ
nửa sau
những

Những sự Nêu
kiện biểu được
hiện xu thế những
hoà hoãn
biểu hiện

- Giải thích
được vì sao
các cường
quốc
lại
triệu tập hội
nghị Ianta.
- Giải thích
được khái
niệm: trật tự
hai
cực
Ianta.

Vận dụng
Vận dụng cao
thấp

Phân
tích được
tác động
của Hội
nghị Ianta
làm thay
đổi trật tự
thế giới
mới sau
chiến
tranh thế
giới thứ
hai.

- Nhận xét
được
những
ảnh hưởng của
hội nghị Ianta
đến quan hệ
quốc tế sau
chiến tranh thế
giới thứ 2.
- Liên hệ được
đến tình hình
Việt Nam ngay
sau chiến tranh
thế giới thứ hai.

- Lý giải

được vì sao
Xô-Mĩ lại
chuyển sang
đối đầu căng
thẳng ngay
sau
chiến
tranh
thế
giới thứ hai.

Phân
tích được
những nét
nổi
bật
của quan
hệ quốc tế
từ
sau
chiến
tranh thế
giới thứ
- Giải thích
hai
đến
được khái
năm 1991.
niệm chiến
tranh lạnh.


- Giải thích
được những
biểu
hiện
của xu thế

Phân
tích được
tác động
của xu thế

- Rút ra được
tác động của xu
thế hoà hoãn
Đông-Tây đến
- 11 -


Đông
Tây

năm 70
đến 1991

– của xu thế
hoà hoãn
Đông

Tây từ đầu

những
năm
70
(thế
kỉ
XX).
Nguyên
Trình
nhân chấm bày được
dứt
tình nguyên
trạng
nhân chấm
Chiến
dứt chiến
tranh lạnh tranh lạnh

hoà
hoãn
Đông – Tây
từ
đầu
những năm
70 (thế kỉ
XX).

Trình
bày được
những
thay đổi

và xu thế
phát triển
của
thế
giới sau
khi chiến
tranh lạnh
chấm dứt.

- Giải thích
được những
thay đổi lớn
của
tình
hình
thế
giới sau khi
chiến tranh
lạnh chấm
dứt.

Quan hệ
quốc tế từ
1991 đến
2000

hoà hoãn
Đông

Tây với

thế giới.

- Giải thích
được vì sao
1989 Xô-Mĩ
lại tuyên bố
chấm
dứt
chiến tranh
lạnh.

việc giải quyết
các tranh chấp
xung đột ở
nhiều nơi trên
thế giới.

- Đánh giá
được tác động
của việc chiến
tranh
lạnh
chấm dứt đến
quan hệ quốc
tế.
Phân
tích được
những
thay đổi
của tình

hình thế
giới sau
khi chiến
tranh lạnh
chấm dứt.

- Rút ra được
thời cơ và
thách thức đối
với các nước
trước sự thay
đổi của thế giới
sau khi chiến
tranh
lạnh
chấm dứt
- Rút ra được
thời cơ và
thách thức của
Việt Nam và
các nước đang
phát triển trước
các xu thế phát
triển của thế
giới sau chiến
tranh lạnh.
- Liên hệ được
các xu thế phát
triển của thế
giới hiện nay.


3.2. Hệ thống câu hỏi theo các mức đã mô tả.
* Nhận biết:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh Hội nghị Ianta (2-1045) .
- 12 -


Câu 2: Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Câu 4: Trình bày những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 1991.
Câu 5: Nêu những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây từ đầu những năm
70 (thế kỉ XX).
Câu 6: Trình bày nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh.
Câu 7: Trình bày tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
Câu 8: Trình bày những xu thế chính của thế giới ngày nay.
* Thông hiểu:
Câu 1: Vì sao các cường quốc lại triệu tập hội nghị Ianta vào thời điểm chiến tranh
thế giới thứ hai sắp kết thúc (2-1045)?
Câu 2: Tại sao trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945) lại được gọi là trật tự hai cực Ianta?
Câu 3: Vì sao ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) hai cường quốc
Xô-Mĩ lại chuyển sang đối đầu căng thẳng ?
Câu 4: Em hiểu chiến tranh lạnh là gì?
Câu 5: Tại sao nói: từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX) quan hệ quốc tế lại xuất hiện
xu thế hoà hoãn?
Câu 6: Vì sao 1989 Xô-Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?
Câu 7: Tại sao nói: tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt có nhiều
thay đổi lớn?
* Vận dụng thấp:

Câu 1: Phân tích tác động của Hội nghị Ianta.
Câu 2: Phân tích những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến năm 1991.
Câu 3: Phân tích tác động của xu thế hoà hoãn Đông – Tây với thế giới.
Câu 4: Phân tích những thay đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh
chấm dứt.
* Vận dụng cao:
Câu 1: Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ 2?
Câu 2: Thoả thuận của các cường quốc tại hội nghị Ianta (2-1945) đã ảnh hưởng
như thế nào đến tình hình Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3: Xu thế hoà hoãn Đông-Tây đã tác động như thế nào đến việc giải quyết các
tranh chấp xung đột ở nhiều nơi trên thế giới?
Câu 4: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
- 13 -


Câu 5: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt thế giới đứng trước những thời cơ và
gặp phải thách thức nào?
Câu 6: Việt Nam và các nước đang phát triển có những thời cơ và thách thức nào
trước các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Câu 7: Bằng các kiến thức đã học và sự hiểu biết em hãy cho biết thế giới hiện nay
đang phát triển theo các xu thế chính nào?
4. Tổ chức dạy học chuyên đề: dự kiến chuyên đề thực hiện trong 3 tiết học.
4.1. Mục tiêu.
4.1.1. Kiến thức:
- Hội nghị Ianta (2-1945), tác động của các quyết định trong hội nghị và những
thoả thuận của ba cường quốc đối với sự hình thành trât tự thế giới mới.
- Giải thích được khái niệm: trật tự hai cực Ianta.
- Trình bày được những biểu hiện của chiến tranh lạnh giữa hai phe: tư bản chủ

nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây từ đầu
những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.
- Biết được từ sau năm 1991, thế giới đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn và phát triển
theo các xu thế chính nào.
- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
- Hiểu được các xu thế phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay.
4.1.2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, liên hệ các sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng khai thác kênh hình, tư liệu có liên quan đến chuyên đề.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập thể.
4.1.3. Thái độ
- Nhận thức rõ: chính những đặc trưng trên làm cho tình hình thế giới ngày càng
căng thẳng. Quan hệ giữa 2 phe nhanh chóng chuyển sang đối đầu quyết liệt.
- Nhận thức rõ: Mặc dù hoà bình thế giới vẫn được duy trì, nhưng trong tình trạng
chiến tranh lạnh, tình hình thế giới luôn căng thẳng, có lúc như bên bờ của một
cuộc chiến tranh thế giới.
- Nhận thức rõ: xu thế của thế giới hiện nay để có quan điểm đúng đắn về một số
vấn đề của đất nước và thế giới
- Nhận thấy rõ vai trò của việc hội nhập đối với sự phát triển của đất nước.
4.1.4. Định hướng năng lực hình thành.
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực phân tích, so sánh, đánh giá, phân tích ,khai thác
kênh hình và tư liệu lịch sử, rút ra kết luận.
4.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
4.2.1. Giáo viên:
- Lược đồ, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung chuyên đề.
- 14 -



- Các đồ dùng học tập.
- Các tài liệu tham khảo.
4.2.2. Học sinh:
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến Hội nghị Ianta và quan hệ quốc tế 19452000.
- Tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử chính có liên quan.
4.3. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề.
4.3.1. Giới thiệu:
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cục diện thế giới lâm vào
tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc đẩy
nhân loại đứng trên bờ vực một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chiến tranh lạnh đã
trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong những thập niên cuối
của thế kỉ XX. Để hiểu rõ quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
diễn biến như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu chuyên đề „Quan hệ quốc tế từ
1945-2000“.
4.3.2. Các hoạt động học tập:
4.3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đầu những
năm 70
Hoạt động cả lớp - nhóm
- Giáo viên cung cấp hình ảnh:

Thủ tướng Anh-U. Sơcsin, Tổng thống Mĩ-Ph. Rudơven, Chủ tịch hội đồng Bộ
trưởng liên Xô-I. Xtalin (từ trái sang phải) tại Hội nghị Ianta
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- 15 -


+ Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến sự kiện nào đã diễn ra vào thời điểm chiến
tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (2-1945)?
- Học sinh trả lời câu hỏi

- Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu:
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó
là: 1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới
sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên
Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường
quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ), U. Sớcsin (Anh).
Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong
thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham
gia chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát
xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
-

Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau
đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới,
thường gọi là "Trật tự hai cực Ianta ( Liên Xô – Mĩ )"

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu và hoàn thành Phiếu học tập
số 1
PHIẾU HỌC TẬP 1: Học sinh điền vào dấu chấm cho hoàn chỉnh nội dung
về: Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng
và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa ………………………..

+ Tổ chức lại ……………………………. sau chiến tranh
+ Phân chia ………………………………… giữa các nước thắng trận
- Từ 4-11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại …………… (Liên Xô) với
sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là …………………………….. nhằm
giải quyết các vấn đề trên.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị:
- Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít …………….và chủ nghĩa quân
phiệt …………….. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á- Thái Bình
Dương sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.
- Thành lập tổ chức …………………. nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế
giới.
- 16 -


- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu …… và châu …………
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh/nhóm, đồng thời cung cấp
đoạn tư liệu và lược đồ cho từng nhóm:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đánh dấu một giai đoạn phát triển
mới của tình hình thế giới. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng
là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu
cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
Các quốc gia trên thế giới trong những năm đầu sau chiến tranh dần dần
bị phân hoá theo đặc trưng đó. Liên hợp quốc ra đời như một công cụ duy trì trật
tự thế giới mới vừa được hình thành.

- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm đọc tư liệu, quan sát lược đồ, thảo luận
và trả lời các câu hỏi:
+ Qua những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và quan sát trên bản đồ các
khối liên minh quân sự sau chiến tranh thế giới thứ hai, em có nhận xét gì về Hội

nghị Ianta?
+ Hội nghị Ianta và các hội nghị sau đó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam không ?
dựa vào lược đồ trên em hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể.
+ Tại sao trật tự được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai lại được gọi là trật
tự hai cực Ianta?
- Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả làm làm việc của từng nhóm, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên cung cấp tư liệu, hình ảnh và phiếu học tập:
Tư liệu 1:
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô-Mĩ
nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
- 17 -


Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc,
Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của
chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra
sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách
mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng
to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc
với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở
thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông châu Á.
Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu
mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự
cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc
Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 122-1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ
lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và
Thổ Nhĩ Kì……..


SỰ ĐỐI ĐẦU GIỮA MĨ - TÂY ÂU VỚI LIÊN XÔ - ĐÔNG ÂU
Tư liệu 2:
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe – phe tư bản chủ
nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Chiến
tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế,
văn hoá – tư tưởng.v.v. ngoại trừ sự xungđột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu
cường. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỉ
của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến
- 18 -


tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung
Đông….
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tư liệu và hoàn thành các phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Mục tiêu của Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Mục tiêu
Liên Xô

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hành động thể hiện sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô
Hành động của Mĩ

Hành động của Liên Xô

- Theo em chiến tranh lạnh là gì?
Trả lời:………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

- Giáo viên cung cấp biểu đồ và bảng số liệu:

- 19 -


CHẠY ĐUA VŨ TRANG SỐ ĐẦU ĐẠN HẠT NHÂN CỦA LIÊN XÔ VÀ MĨ
GIAI ĐOẠN 1965-1985

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc biểu đồ và bảng số liệu, nhận xét về cuộc
chạy đua vũ trang của hai siêu cường Xô-Mĩ trong thời kì chiến tranh lạnh.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1
PHIẾU HỌC TẬP 1
- 20 -


a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và
cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:


Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít



Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh



Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận


- Từ 4-11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham
dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề
trên.
b. Những quyết định quan trọng của hội nghị:
- Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương sau khi chiến tranh
ở châu Âu kết thúc.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân
chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Mục tiêu của Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Mục tiêu
Liên Xô

- Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong
trào cách mạng thế giới
- Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa,



- Đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế
giới.
- Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi
của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hành động thể hiện sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô
Hành động của Mĩ


Hành động của Liên Xô

- 1947, thông qua Học thuyết Truman, - Đẩy mạnh giúp đỡ các nước Xã hội
phát động “Chiến tranh lạnh”
chủ nghĩa nhằm khôi phục kinh tế và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đề ra “Kế hoạch Macsan” (6.1947) - Năm 1949, thành lập Hội đồng tương
,Viện trợ và khống chế các nước Tây Âu trợ kinh tế (SEV) thúc đẩy sự hợp tác và
- 21 -


=> Đồng minh của Mĩ.

giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.

- 1949, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc - 5. 1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước
Đại Tây Dương (NATO)
Vacsava => Liên minhChính trị - Quân
Sự phòng thủ của phe Xã hội chủ nghĩa.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các
nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
4.3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu: Quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70
đến 1991
Hoạt động nhóm
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
- Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu, hình ảnh và lược đồ sau:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã
xuất hiện với các cuộc gặp gỡ Xô – Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hoà

Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức đã ký kết tại Bon Hiệp định về những
cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thoả thuận về việc
hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống
tênlửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến
lược (SALT-1)
Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Ca-na-đa kí kết Định
ước Henxink. …….đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà
bình, an ninh ở châu lục này.
Cùng với các sự kiện trên, từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ đã
tiến hành những cuộc gặp cấp cao, nhất là từ khi Goocbachop lên cầm quyền ở
Liên Xô năm 1985. Nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật đã
được kí kết giữa hai nước, nhưng trọng tâm là những thoả thuận về việc thủ tiêu
các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế
cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung
Hải) hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) đã chính thức cùng tuyên
bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Sở dĩ hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì:
một là, cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả hai nước
quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc
khác; hai là, nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự
vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu…còn nền kinh tế Liên Xô lúc
này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Hai cường quốc Xô – Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định
và phát triển vị thế của mình.

- 22 -



Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để
giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên
thế giới như Apganixtan, Campuchia, Namibia…

Reagan và Gorbachev

- 23 -


ĐẢO MALTA 1989
- Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm đọc đoạn tư liệu, kết hợp quan sát hình
ảnh, lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao nói: từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX) quan hệ quốc tế lại xuất hiện xu
thế hoà hoãn?
+ Sự kiện nào đánh dấu cho việc chiến tranh lạnh thực sự chấm dứt?
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
+ Tại sao Liên xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?
+ Xu thế hoà hoãn Đông-Tây đã tác động như thế nào đến việc giải quyết các tranh
chấp xung đột ở nhiều nơi trên thế giới? Lấy ví dụ cụ thể.
- Học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
Thời gian

Những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn Đông – Tây

09-11-1972

Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ
sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết


1972

Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng
chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công
chiến lược (SALT-1).
- 24 -


8-1975

33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki,
khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia
và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà
bình, an ninh ở châu Âu.

Nửa
sau Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa
những năm 80 học – kĩ thuật.
12-1989

Tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo
M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên
bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các
xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.

* Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho cả hai nước Xô – Mĩ quá tốn kém và
bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước như Đức, Nhật Bản và Tây Âu… trở thành

những đối thủ cạnh tranh và đe doạ đến vị thế của Xô – Mĩ.
- Kinh tế của Mĩ và Liên Xô đều giảm sút đặc biệt Liên Xô lúc này nền kinh tế
ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
4.3.2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu: Quan hệ quốc tế từ 1991 đến 2000
Hoạt động nhóm -cả lớp
- Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu sau:
Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, tới những năm 1989-1991,
chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết.
Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) tuyên bố giải thể. Sau đó
ngày 01-7-1991, tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động. Với “cực” Liên
xô tan rã, hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại, trật
tự hai cực Ianta đã sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường không còn nữa, Mĩ
là “cực” duy nhất còn lại. Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á
đã bị mất, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và
phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:
- Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại
đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lê của các
cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
- Hai là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều
chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh
thực sự của mỗi quốc gia
- Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm
quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.
- 25 -


×