Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

skkn LỒNG GHÉP các mẩu CHUYỆN vào TIẾT học GIÁO dục CÔNG dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.02 KB, 39 trang )

LỒNG GHÉP CÁC MẨU CHUYỆN
VÀO TIẾT HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
I. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết nguyên tắc xây dựng chương trình môn giáo dục công
dân bậc THPT là :
Chương trình môn giáo dục công dân được xây dựng trên các môn khoa học cơ
bản như: triết học; đạo đức học; luật học; kinh tế chính trị học; chủ nghĩa xã hội khoa
học và các đường lối; chủ trương chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó môn giáo dục công dân còn tích hợp nhiều nội dung
giáo dục xã hội cần thiết cho các công dân trẻ tuồi như: giáo dục quyền trẻ em, giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị
thành niên, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống ma túy,…
Quá trình dạy môn giáo dục công dân là quá trình khai thác tiềm năng và phát
triển tâm lực học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự
hoàn thiện của học sinh.
Nội dung môn giáo dục công dân hướng học sinh vươn tới những giá trị cơ bản
của người công dân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đó là những giá trị
tốt đẹp của dân tộc trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện sự
thống nhất giữa tính truyền thống với tính hiện đại. Nội dung chương trình còn đảm
bảo tính hệ thống, tính phát triển phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận
thức của học sinh.
Chương trình môn học còn đảm bảo tính cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị
kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng và phát triển thái độ tích cực cho học sinh, môn
học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với
lứa tuổi học sinh về thế giới quan; nhân sinh quan tiến bộ; về các giá trị đạo đức,
pháp luật, chính sách, lối sống mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình
cảm, niềm tin, hành vi thói quen phù hợp với những giá trị đã học.
Trang 1


Nội dung môn giáo dục công dân gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của


học sinh, gắn bó với sự kiện trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị , xã
hội của địa phương, đất nước.
Để nắm bắt được nội dung môn học, trong những năm gần đây việc đổi mới,
nội dung, phương pháp dạy học luôn được đặt ra. Đặc biệt việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS rất được đề cao.Tuy
nhiên, chúng ta cũng không nên phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống. Do
đặc điểm môn học, kiến thức môn học, vị trí môn học, cơ sở vật chất của từng trường
nên giáo viên sử dụng các phương pháp truyền thống vẫn còn khá phổ biến. Theo tôi
nếu GV biết sử dụng phương pháp truyền thống một cách khoa học và kết hợp với
các phương tiện phù hợp thì vẫn không kém phần hiệu quả và thu hút HS. Vì lý do
trên tôi lựa chọn đề tài “ Lồng ghép các mẩu chuyện vào tiết học giáo dục công dân
lớp 10” làm đề tài nghiên cứu.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Tạo hứng thú học tập cho ng,ười học luôn là vấn đề quan trọng trong giảng
dạy, bởi lẽ dạy học là hoạt động phức tạp; trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc
vào chủ thể nhận thức- người học. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi
trường học tập, người tổ chức, năng lực, động cơ, sự hứng thú…
Hứng thú học sẽ làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, sáng tạo, tăng chất
lượng học tập, là yếu tố thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn,
nhớ lâu hơn. Khi có hứng thú học tập học sinh sẽ thích học hơn, sẽ say mê nghiên
cứu, tìm tòi và lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn…từ đó hình thành nhân cách,, đạo đức,
giáo dục tư tưởng cho học sinh hiệu quả hơn.
Trong phạm vi dạy học môn GDCD đã có nhiều hội nghị, chuyên đề bàn về
vấn đề nâng cao hiệu quả môn học, ở tỉnh ta môn học này cũng rất được Sở Giáo Dục
và Đào Tạo quan tâm, hàng năm đều tổ chức các buổi hội thảo,bồi dưỡng chuyên

Trang 2



môn, chuyên đề, phương pháp….để giáo viên dạy học môn GDCD ở các cấp trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả, đổi mới phương pháp môn học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa yêu thích môn GDCD,
thậm chí nhiều em tỏ ra thờ ơ khi đến tiết học. Giờ lên lớp các em học chỉ đối phó tức
thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế…
Hơn nữa môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người nhưng nó vẫn được coi là môn học phụ, số tiết ít (1t/tuần, chiếm tỉ lệ 4%
chương trình), không tổ chức thi cử, tài liệu tham khảo cũng rất ít, nội dung SGK
cũng khô khan, cũ, trừu tượng, nhiều phụ huynh, học sinh cũng coi thường môn học.
Bên cạnh đó nhiều giáo viên dạy môn học chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa
được đào tạo chính quy, dạy chéo môn cho đủ số tiết…
Hậu quả: đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, báo động là đạo đức của thanh
thiếu niên, học sinh cụ thể như thiếu trung thực trong thi cử, nhiều sự việc vụ án liên
quan đến đạo đức, pháp luật gia tăng:
+ Vụ việc ngày 7/5/2014, hai học trò đánh thầy Kiều Tấn Phúc, giáo viên vật
lý, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Cuôrkria, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc)
bị chấn thương sọ não.
+ Ngày 24/4/2015, học sinh xé áo, đánh vỡ mũi thầy ngay cổng trường Cao
đẳng kĩ thuật – mĩ nghệ Việt Nam (Gia Lâm, Hà Nội).
+ Ngày 20/1/2015, học sinh nữ túm tóc cô giáo, đánh cô giáo trên bục giảng vì
em mắc lỗi cô ghi vào sổ đầu bài ( trường THPT Đồng Hới, Quảng Bình).
+ Ở tỉnh Đồng Nai, theo báo cáo tại lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tháng
8/2015, người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong 5 năm 2009-2013 có xu
hướng gia tăng, cụ thể Đồng Nai xảy ra 1601 vụ án phạm pháp hình sự do 2249
người chưa thành niên gây ra, phân bố ở các độ tuổi như sau:

Trang 3



0-12 tuổi
1.06%

12-14 tuổi
8.49%

14-16 tuổi
31.3%

16-18 tuổi
59.13%

Là giáo viên dạy môn GDCD, tôi thực sự lo lắng trước vấn đề học tập, đạo đức
của các em. Vậy làm thế nào để tạo được sự hứng thú của học sinh trong giờ học
GDCD, nâng cao chất lượng hiệu quả môn học. Trong quá trình dạy, tôi đã có nhiều
cố gắng, học học, tìm tòi và được sự hỗ trợ của đồng nghiệp, học trò, tôi đã thu được
nhiều kết quả, thay đổi phần nào thái độ học tập của học sinh trong nhà trường đối
với môn học cũng như hành vi của các em như không còn trường hợp học sinh đánh
nhau, vi phạm pháp luật, xếp loại hạnh kiểm yếu….
III. Quá trình thực hiện
1. Cơ sở của phương pháp lồng ghép các mẩu chuyện
“ Lồng ghép các mẩu chuyện vào tiết học giáo dục công dân lớp 10” thực chất
là kể chuyện minh họa cho đơn vị kiến thức có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề cần
truyền đạt. Kể chuyện là một dạng của phương pháp thuyết trình. Vậy phương pháp
thuyết trình là gì? Nó có các dạng cơ bản nào? Yêu cầu sư phạm ra sao?
Phương pháp thuyết trình
Khái niệm
Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó người GV dùng lời nói sinh động, biểu
cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức môn GDCD cho HS theo chủ đích
nhất định, nhờ đó HS tiếp thu bài giảng một cách có hệ thống.

Các dạng của thuyết trình
- Giảng giải là một dạng của phương pháp thuyết trình trong đó GV dùng lời
nói để giúp HS hiểu các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật. Dạng thuyết trình
này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các PPDH bộ môn. Trong dạy học
GDCD, dạng này thường được sử dụng khi dạy những tri thức mới hoặc khó của bài.
Bởi vì xuất phát từ đặc thù tri thức của bộ môn, mỗi bài học bao giờ cũng gắn liền với
các khái niệm, phạm trù, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp, trong khi

Trang 4


giảng giải, GV có thể kết hợp giảng giải với các PPDH khác như đàm thoại, nêu vấn
đề,... với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan.
- Diễn giảng là một dạng thuyết trình, trong đó thông qua lời giảng của mình,
GV giúp HS tiếp thu được khối lượng tri thức tương đối lớn theo một hệ thống lôgic
chặt chẽ. Trong dạy học GDCD, diễn giảng thường được áp dụng đối với những bài
có nội dung tri thức phức tạp, khó, trừu tượng, khái quát cao. Ngoài ra, quá trình sử
dụng phương pháp cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác, nhất là
phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt và phương pháp nêu vấn đề với
việc đặt ra và giải quyết tình huống. Một bài diễn giảng thường được tiến hành theo
trình tự ba bước:
+ Mở đầu (GV giới thiệu nội dung tri thức cần tiếp thu dưới dạng một yêu cầu
hoặc một tình huống có vấn đề).
+ Trình bày nội dung chính (GV lần lượt triển khai các nội dung của tri thức
một cách logic, chặt chẽ để giải quyết vấn đề).
+ Kết thúc (GV khái quát và nhấn mạnh những nội dung cơ bản mà HS cần
nắm vững).
- Kể chuyện là một dạng của phương pháp thuyết trình, trong đó GV dùng lời
nói diễn cảm kết hợp với các sắc thái biểu cảm (điệu bộ, cử chỉ,...) và các phương tiện
khác để thuật lại nội dung một câu chuyện, qua đó giúp HS tiếp thu tri thức của bài

học. Thông qua câu chuyện GV có thể gợi mở vấn đề cho HS, làm sáng tỏ nội dung
tri thức của bài hoặc củng cố kiến thức trọng tâm. Chuyện kể dùng trong dạy học
GDCD rất phong phú, đa dạng và có tác dụng to lớn trong việc hình thành và duy trì
tâm lý hứng thú cho HS.
Đánh giá về phương pháp thuyết trình
* Ưu điểm:
- Quá trình tiếp thu nội dung tri thức đảm bảo được tính hệ thống, lôgíc, nhấn
mạnh được những nội dung cơ bản và kiến thức trọng tâm
Trang 5


- GV chủ động trong việc phân phối thời gian cho từng đơn vị kiến thức.
- Truyền thụ được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian tương đối ngắn
và cho một khối lượng lớn HS.
- Không đòi hỏi đầu tư nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại.
- Người GV dễ dàng bao quát lớp.
- Phù hợp với những bài học có khối lượng kiến thức lớn, khó và trừu tượng.
- Có ưu thế trong việc tạo ra sự đồng cảm của người học, tri thức vì thế sẽ dễ
chuyển hóa thành tình cảm, thái độ của HS.
* Hạn chế:
- HS bị dễ bị đẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp thu tri thức, không phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Bài học thường nặng về truyền tải kiến thức nên việc rèn luyện các kĩ năng,
kĩ xảo cho HS thường không được quan tâm đúng mức.
- Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh bị hạn
chế, bài học thường đơn điệu, nhàm chán
- Do lối truyền thụ diễn ra một chiều nên GV gặp khó khăn trong việc thu nhận thông tin
phản hồi từ phía HS, vì thế việc đánh giá khả năng tiếp thu bài học của HS sẽ bị hạn chế.

Một số yêu cầu sư phạm

- Người GV cần có sự mẫu mực trong tác phong và lối sống đạo đức, thái độ
làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, lối ứng xử thân tình, gần gũi HS.
- Lời giảng cần chính xác, rõ ràng và đạt tới sự biểu cảm (kết hợp sắc thái tình
cảm, cử chỉ với ngữ điệu của lời nói...)
- Tốc độ và cường độ của lời giảng phải phù hợp với đặc điểm tri thức của bài
học, đối tượng nhận thức.
- Khi sử dụng phương pháp thuyết trình cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu,
chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung của bài học để xác định kiến thức cơ bản, trọng
Trang 6


tâm và lựa chọn những nội dung thiết thực nhất đưa vào giảng dạy. Trên cơ sở xác
định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, căn cứ vào thời gian lên lớp, trình độ
của đối tượng, mục tiêu và chuẩn kiến thức của từng bài, giáo viên sẽ xác định và lựa
chọn những nội dung phải nói, cần nói và nên nói tương ứng với những gì người học
phải biết, cần biết và nên biết.
- Sử dụng các thao tác tư duy lôgíc (diễn dịch, quy nạp, làm rõ nội hàm các
khái niệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... ) để giúp HS khai
thác sâu nội dung bài học.
- Kết hợp với các PPDH khác một cách linh hoạt và khai thác sự hỗ trợ của các
phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin.
2. Một số địa chỉ có thể áp dụng lồng ghép các mẩu chuyện
Bài

Câu chuyện

Đơn vị kiến thức Mục đích giáo dục
sử dụng
01- Thế giới quan - Con quạ khát Mục c: Phương Giải thích khái
duy vật và phương nước.

pháp

luận

chứng

pháp

luận

biện niệm phương pháp

biện - Con cáo và chùm chứng và phương luận, phương pháp
nho.

pháp

- Thầy bói xem voi. hình.

luận

siêu luận biện chứng,
phương pháp luận

03- Sự vận động và - Anh chàng ngốc.

siêu hình.
Mục b: Vận động là Giải thích nội dung:

phát triển của thế - Ông đồ già.


phương thức tồn tại mọi sự vật hiện

giới vật chất

của thế giới vật tượng
chất.

đều

vận

động, vận động là
thuộc tính vốn có,
là phương thức tồn
tại của thế giới vật

05- Cách thức vận - Ông trạng nồi.

chất.
Mục 3: Quan hệ Giải thích nội dung:

động, phát triển của - Ông lão đánh cá giữa sự biến đổi về - Sự biến đổi về
Trang 7


thế giới vật chất

và con cá vàng.


lượng dẫn đến sự lượng dẫn đến sự
biến đổi về chất.

biến đổi về chất.
- Chất mới ra đời
lại bao hàm một
lượng mới tương

ứng.
07- Thực tiễn và - Bác sĩ giáo sư Mục 3: Vai trò của Giải thích nội dung:
vai trò của thực tiễn Đặng Văn Ngữ.

thực tiễn đối với - Thực tiễn là cơ sở

đối với nhận thức

nhận thức.

của nhận thức.
- Thực tiễn là động
lực của nhận thức.
- Thực tiễn là mục

đích của nhận thức.
09- Con người là - Những phát minh Mục 1: Con người Giải thích nội dung:
chủ thể của lịch sử, vĩ

đại

của


loài là chủ thể của lịch - Con người là chủ

là mục tiêu phát người

sử.

thể của lịch sử.

triển của xã hội.
10- Quan niệm về - Tống Trân – Cúc Mục 1: Quan niệm Giải
đạo đức.

Hoa.

về đạo đức

thích

khái

niệm đạo đức là gì.

12- Công nhân với - Ai đáng khen Mục 3: Gia đình.

Tình cảm mẹ con

tình yêu, hôn nhân, nhiều hơn.

Tình cảm anh chị


gia đình.

em.

- Sự tích cây vú sữa
- Hoa hồng tặng

mẹ.
13- Công dân với - Tình nhân loại.

Mục

cộng đồng.

nhiệm của công dân thương yêu giúp đỡ

2:

Trách Con người phải biết

với cộng đồng.

nhau.

Trang 8


14- Công dân với - Sự tích Hồ Gươm. Mục 1: Lòng yêu Giải thích về truyền
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Truyện

Thánh nước.

Gióng.

thống yêu nước của
dân tộc Việt Nam.

- Sự tích Yết Kiêu.
- Sự tích Phạm Ngũ
Lão.
3. Cách tiến hành
- Giáo viên sưu tầm những câu chuyện phù hợp với từng bài học.
- Các câu chuyện sử dụng đều có tính phổ biến, đảm bảo tính thẩm mĩ, tính sư
phạm, tính giáo dục, nội dung vừa phải không nên quá dài.
- Giáo viên có thể sử dụng giọng kể của mình kể lại những câu chuyện một
cách sinh động, biểu cảm hoặc sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ như: các câu
chuyện có sẵn giọng kể, hình ảnh minh họa trên các phương tiện truyền hình, băng
đĩa, internet… để chứng minh cho đơn vị kiến thức.
4. Một số câu chuyện tiêu biểu có thể sử dụng (đính kèm đĩa DVD)
Ví dụ bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Mục c: Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình, giáo viên
lồng ghép kể cho học sinh nghe về câu chuyện con quạ khát nước hoặc thầy bói xem voi.
Truyện Con quạ khát nước
Chuyện cổ kể rằng, một con quạ khát nước, nó tìm thấy một cái bình đựng
nước nhưng mực nước trong bình quá thấp và cổ nó lại quá ngắn nên nó không thể
thò cổ vào để uống. Không chịu “bó cánh”, con quạ khôn ngoan kia đã thả những hòn
sỏi vào bình để làm mực nước dâng lên cho nó giải khát thoải mái.

Truyện Con cáo và chùm nho
Một con cáo một hôm bắt gặp một chùm nho chín đỏ hấp dẫn trên một dây nho
vắt ngang qua các nhánh của một cây cao. Chùm nho mọng nước tưởng chừng như
Trang 9


sắp vỡ ra, và con Cáo cứ đứng nhìn thèm nhỏ rãi.
Chùm nho vắt qua một nhánh cây cao, nên con Cáo phải nhảy lên để hái cho được nó.
Lần nhảy đầu tiên, nó vẫn còn cách chùm nho khá xa. Thế nên nó đi xa gốc cây ra
một quãng và chạy lại để lấy đà nhảy lên, chỉ còn thiếu một chút nữa thôi là đến được
chùm nho. Nó thử lại lần nữa và lại một lần nữa, nhưng tất cả đều vô ích.
Nó bèn ngồi xuống và nhìn chùm nho tức tối.
“Mình mới ngu ngốc làm sao,” nó bảo. “Mình mất bao nhiêu công lao chỉ để lấy một
chùm nho chua lè chẳng đáng cho người ta dòm đến.
Và thế là nó khinh khỉnh bỏ đi.
Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không
được.
Truyện thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau.
Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.
Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người
quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau
Thầy sờ vòi bảo:
Trang 10


- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát,
đánh nhau tọac đầu chảy máu.
Ý nghĩa: khi xem xét một sự vật, hiện tượng phải lựa chọn phương pháp phù
hợp, khoa học.
 Ví dụ bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Mục b: vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, giáo viên lồng ghép đọc
cho học sinh nghe bài thơ Ông đồ già.
Mỗi năm hoa đào nở

Người thuê viết nay đâu?

Lại thấy ông đồ già

Giấy đỏ buồn không thắm

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Mực đọng trong nghiên sầu...

Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết


Ông đồ vẫn ngồi đấy

Tấm tắc ngợi khen

Qua đường không ai hay

tài:

Lá vàng rơi

"Hoa tay thảo

trên giấy

những nét

Ngoài trời mưa

Như phượng múa,

bụi bay

rồng bay"
Nhưng mỗi năm
mỗi vắng

Năm nay đào
lại nở
Trang 11



Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ý nghĩa: Mọi sự vật đều có sự vận động, phát triển không ngừng.
Ví dụ bài 5: Cách thức vận động phát triển của thế giới vật chất.
Mục 3: quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, giáo
viên lồng ghép kể cho học sinh câu chuyện Ông trạng nồi hoặc Ông lão đánh cá và
con cá vàng.
Truyện Ông trạng nồi
Thuở xưa,có một chàng trai nhà nghèo lắm,hằng gày phải đi kiếm củi lấy tiền
ăn học.Chàng rất thông minh và ham học.
Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày
đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên ăn . Thường đến bữa cơm,chàng đợi nhà bên
cạnh vừa ăn xong,là chạy sang muợn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi
trước khi đem trả.
Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Ngày yết bản, tên chàng được xếp đầu
bản vàng, chàng đỗ Trạng Nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và
các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:
_ Nay nhà ngươi đã đỗ Trạng Nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò
vua giúp nước. Trước khi nhà ngươi nhận việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm
làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu, cho phép nhà
ngươi chọn lấy.
Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:
_ Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.
Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng
nhà vua ban .
Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân

làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.
Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc
Trang 12


nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan
trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói :
_ Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ
ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối, nghĩ thầm: "
Cho muợn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế !" Dân làng cũng nghĩ
như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mĩm cười, thong thả nói:
_ Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố
tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đỗ đạt
rồi, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !
Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết
ơn của quan trạng.
Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá ở một túp lều cũ kỹ sát ven biển. Hôm
nào người chồng cũng đi câu cá suốt ngày. Một hôm bác buông câu ngồi hết giờ này
đến giờ khác, nhìn mặt nước trong veo mà chẳng được con cá nào. Thình lình lưỡi
câu chìm sâu xuống tận đáy biển. Người ấy giật lên thì được một con cá đìa to. Cá
nói:
- Ông đánh cá ơi, tôi van ông, xin ông để tôi sống, tôi không phải là cá đâu, mà là
Hoàng tử bị phù phép đấy. Thịt tôi ăn cũng chẳng ngon lành gì. Xin ông thả tôi
xuống nước cho tôi bơi đi.
Người câu cá đáp:
- Cá biết nói thì ta sẵn lòng thả cho đi ngay.
Bác thả cá xuống nước, cá lặn xuống tận đáy bể, để lại sau một vệt máu dài. Người
câu cá trở về túp lều cũ kỹ. Vợ hỏi:

- Thầy nó ơi, hôm nay không câu được gì ư?
- Không, tôi bắt được một con cá đìa, nhưng nó nói rằng nó là một Hoàng tử bị
người ta phù phép nên tôi lại thả nó xuống.
Trang 13


- Thế thầy nó không xin gì ư?
- Không biết xin cái gì!
- Hừ! Cứ ở mãi một túp lều cũ tồi tàn, hôi hám thì khổ quá. Lẽ ra thầy nó xin nó một
chiếc nhà gianh nhỏ mới phải. Thầy nó hãy chạy ngay đi gọi cá mà xin lấy một chiếc
nhà gianh nhỏ, chắc thế nào cũng được.
- Chà! Quay lại làm gì?
- Úi chà! Bắt được nó mà thả nó ra, thì nhất định nó phải cho. Thầy nó cứ đi ngay đi.
Người đánh cá ngần ngại nhưng lại chẳng muốn trái ý vợ. Lúc bác tới bể thì thấy
nước đục, vừa xanh, vừa vàng. Bác lại gần mặt nước, gọi:
- Cá đìa yêu quý của tôi ơi, Indêbin vợ tôi nó mong ước một điều.
Cá bơi lên ngay hỏi:
- Điều ước gì đó?
- À, lúc nãy tôi bắt được chú, vợ tôi nó trách tôi sao không xin gì chú. Nay nó không
muốn ở túp lều cũ kỹ nữa, nó muốn có nhà gianh.
- Ông cứ về đi, vợ ông có nhà gianh rồi đấy.
Người đánh cá về thì không thấy vợ ở túp lều nữa mà đang ngồi ở ghế dài trước cửa
một ngôi nhà gianh xinh xinh. Vợ nắm lấy tay chồng nói:
- Mình vào mà xem, bây giờ hơn trước nhiều rồi đấy chứ!
Hai vợ chồng cùng vào trong nhà thì thấy có phòng đợi, phòng khách, buồng ngủ kê
hai giường cho hai vợ chồng. Lại có buồng ăn và nhà bếp đầy đủ nồi niêu xanh chảo
bằng đồng bằng thiếc, sáng choang. Sau nhà có một cái sân con, gà vịt chạy tung tăng
và một mảnh vườn nhỏ trồng rau và cây ăn quả. Vợ nói:
- Mình xem, thích đấy nhỉ?
- Ừ thích thật đấy, chúng ta ở đây sung sướng lắm rồi.

- Để xem sao đã.
Trang 14


Hai vợ chồng ăn xong đi ngủ. Ở nhà gianh được mươi mười lăm ngày, người vợ nói:
- Này mình ơi, thật ra thì nhà, sân và vườn hẹp quá! Cá có thể cho ta nhà rộng hơn.
Tôi thích lâu đài to xây bằng đá kia. Mình đi xin cá nhé.
Chồng nói:
- Chà! Nhà ở thế này là vừa lắm rồi, cần gì ở lâu đài.
- Thì mình cứ xin đi, thế nào cá cũng cho.
- Thôi, mình ạ, cá vừa mới cho nhà này, tôi chẳng đi nữa sợ quấy rầy cá.
- Thì cứ đi đi nào, chắc cá sẽ vui lòng cho.
Người đánh cá thấy phiền quá không muốn xin, nghĩ bụng: “Thật quả không biết điều
chút nào”. Nhưng rồi bác vẫn cứ đi.
Khi đến bờ biển, bác thấy nước màu tím, xanh thẫm, xám, gợn sóng, nước không
xanh và vàng như lần trước, nhưng cũng chưa đến nỗi động bể. Bác gọi cá và bảo:
- Cá ơi cá, Indebin vợ tôi nó ước mong một điều.
Cá hiện lên hỏi:
- Điều gì thế bác?
Người đánh cá nói:
Trang 15


- Nhà tôi muốn có lâu đài bằng đá.
- Bác cứ về đi, bác gái đang đợi bác ở cửa đấy.
Người đánh cá trở về, tưởng lại thấy nhà gianh như cũ. Nhưng không, nhà gianh đã
biến thành một tòa lâu đài bằng đá. Vợ bác đang đứng trên bậc thềm cao, sắp sửa
quay gót đi vào. Vợ nắm tay chồng, nói:
- Mình vào với tôi.
Hai vợ chồng cùng vào. Trong lâu đài có phòng đợi rộng thênh thang lát bằng đá cẩm

thạch, gia nhân đi lại mở cửa nhộn nhịp. Tường treo rèm rực rỡ. Phòng nào cũng bày
bàn ghế bằng vàng, trần có treo đèn pha lê, nền giải thảm. Bàn nào cũng bày la liệt
những món ăn ngon cùng rượu quý. Đằng sau lâu đài có sân rộng, chuồng ngựa,
chuồng bò và những cỗ xe lộng lẫy, còn có cả một khu vườn lớn trồng đủ thứ hoa
thơm cỏ lạ và cây ăn quả. Thêm vào đólại có một cánh rừng nhỏ dài nửa dặm, đủ các
loài vật như hươu nai, thỏ.
Người vợ hỏi:
- Thế nào, thầy nó, đẹp quá nhỉ!
Chồng nói:
- Đẹp lắm! Giá cứ được như thế này mãi! Bây giờ được ở lâu đài thì mãn nguyện rồi
chứ.
Vợ nói:
- Để rồi xem sao. Ta hãy đi ngủ cái đã.
Rồi hai vợ chồng bèn đi ngủ. Hôm sau, vợ tỉnh giấc trước. Trời đã sáng bạch. Nằm
trêngiường, bác nhìn thấy phong cảnh ruộng đồng đẹp vô cùng. Chồng vươn vai tỉnh
dậy. Vợ lấy khuỷu tay hích chồng bảo:
- Mình ơi, dậy ra cửa sổ mà trông. Ước gì ta được làm vua cả miền này! Mình hãy đi
tìm cá, xin cá cho làm vua đi.
- Làm vua làm gì, tôi không thích đâu.
Trang 16


- Nếu thầy nó chẳng muốn làm vua thì mặc thầy nó, tôi làm nữ vương vậy. Thầy nó
cứ đi tìm cá xin cho tôi làm nữ vương đi.
- Úi chà! Sao nhà nó lại muốn làm nữ vương? Tôi chẳng dám xin đâu.
- Sao lại không! Thầy nó đi ngay đi, tôi muốn làm nữ vương cơ.
Người chồng thấy vợ muốn làm nữ vương buồn lắm, tự nghĩ: “Như thế thật quả là
không được đúng”. Bác trù tính không muốn đi, nhưng rồi nể vợ lại đi. Ra đến biển,
bác thấy nước xám đen, sôi sục và thối hoăng. Bác gọi cá bảo:
- Cá ơi cá, Indêben vợ tôi nó ước mong một điều.

- Điều gì?
- Trời ơi! Nó muốn làm nữ vương!
- Bác cứ về đi, bác gái thành nữ vương rồi.
Về đến nhà, bác thấy lâu đài đồ sộ, trang hoàng rực rỡ, có lính gác cổng, có quân
đánh trống thổi kèn. Vào trong nhà thấy tuyền là đá cẩm thạch và vàng, thảm nhung,
rương vàng. Cửa điện rộng mở, tất cả triều đình đều có mặt. Vợ bác ngồi trên ngai
vàng, đầu đội mũ miện vàng, tay cầm hốt vàng dát ngọc, mỗi bên có sáu cung nữ sắp
hàng đứng hầu, người nọ thấy hơn người kia một đầu. Bác lại gần nói:
- Ai chà! Nhà đã thành nữ vương rồi đó à?
- Phải, bây giờ tôi đã là nữ vương.
Bác đứng ngắm vợ hồi lâu rồi bảo:
- Này, nhà làm nữ vương thì thỏa thích lắm rồi. Bây giờ hẳn chẳng còn gì mong ước
nữa nhỉ.
Vợ bứt rứt trả lời:
- Không phải thế đâu, tôi chán ngấy rồi. Thầy nó hãy đi tìm cá, xin cho tôi làm nữ
hoàng.
- Chà chà! Sao nhà nó lại muốn làm nữ hoàng?
- Thầy nó cứ nói với cá cho tôi làm nữ hoàng đi.
Trang 17


- Nhà này, tôi không dám xin thế, cá chẳng cho đâu. Làm nữ hoàng trị vì cả một
nước lớn. Cá không thể cho nhà làm nữ hoàng được đâu, chắc chắn là không được
đâu.
- Hừ! Tôi làm nữ vương, thầy nó chẳng qua chỉ là anh chồng tôi thôi. Nhà có đi ngay
không? Nhà đi ngay đi! Cá đã có thể làm cho nữ vương thì cá có thể cho làm nữ
hoàng được. Tôi muốn làm nữ hoàng cơ mà. Thầy nó phải đi ngay.
Thế là chồng đành phải đi. Bác vừa đi vừa lo ngay ngáy, nghĩ bụng: “Thật quả là
không biết điều. Thật là quá đáng. Cá cũng đến phát chán”.
Khi đến bờ biển, bác thấy nước đen ngòm, nổi bọt lên sùng sục, sóng gió ầm ầm. Bác

rét run, gọi cá đến bảo:
- Cá ơi cá, Indêben vợ tôi nó ước mong một điều.
- Lại điều gì nữa?
- Trời ơi, nó muốn làm nữ hoàng.
- Bác cứ về đi, bác gái thành nữ hoàng rồi đấy.
Người đánh cá quay gót trở về. Khi tới nhà thì thấy toàn bộ lâu đài làm bằng đá cẩm
thạch bóng lộn, lại có cả tượng bằng đá trắng, đồ trang trí bằng vàng. Trước cổng có
lính thổi kèn đáng trống. Các bậc công hầu đứng chầu nhộn nhịp bên trong. Họ mở
cổng cho bác vào, cửa bằng vàng nguyên chất. Bác thấy vợ ngự trên ngai đúc bằng
vàng cao hai thước, đầu đội mũ miện vàng cao hơn ba tấc, nạm ngọc và kim cương,
một tay cầm quả cầu tượng trưng ngôi nữhoàng. Hai lính ngự lâm sắp thành hai hàng,
từ người khổng lồ cao hai trượng đến người lùn xíu vừa bằng ngón tay út. Trước mặt
vợ bác, một đám đông vua chúa đứng hầu. Bác tiến vào giữa đám người đó và bảo
vợ:
- Này nhà, bây giờ nhà đã là nữ hoàng rồi nhỉ?
- Phải tôi là nữ hoàng rồi.
Bác đứng ngắm vợ hồi lâu rồi nói:
- Này nhà làm nữ hoàng thích lắm nhỉ.
Trang 18


Vợ nói:
- Thầy nó làm gì mà cứ đứng đực ra đấy? Nay tôi đã được làm nữ hoàng rồi, nhưng
tôi lại muốn làm Giáo hoàng kia. Thầy nó đi tìm cá đi.
- Chết rồi, nhà đòi thế không được đâu. Khắp thế giới công giáo chỉ có một vị giáo
hoàng thôi, cá không làm được việc ấy đâu.
- Tôi muốn làm Giáo hoàng, thầy nó đi ngay đi. Tôi muốn là Giáo Hoàng ngay ngày
hôm nay.
- Nhà ạ, tôi chẳng dám xin đâu, không thể được đâu! Như thế quá đáng, cá không thể
cho nhà làm Giáo Hoàng đâu.

- Gớm, nói lôi thôi mãi. Cá cho tôi làm nữ hoàng được thì cũng cho tôi làm Giáo
Hoàng được chứ! Thầy nó đi ngay đi. Tôi là nữ hoàng còn thầy nó là chồng tôi thôi.
Thầy nó có chịu đi hay không thì bảo?
Bác trai sợ phải ra đi, bụng phân vân, người run cầm cập, chân đi lẩy bẩy. Gió thổi ào
ào, mây đen phủ kín khiến bầu trời tối xám. Lá cây rào rào, sóng vỗ vào bờ ầm ầm.
Đằng xa, những con tàu bị sóng đánh ngả nghiêng phải bắn súng báo động. Giữa trời
còn có một điểm xanh. Nhưng chung quanh mây đã kéo kín đặc, báo hiệu một trận
bão to. Bác lại gần mặt nước, khiếp sợ nói:
- Cá ơi! Tôi đã hết sức can ngăn mà Indêben vợ tôi nó vẫn ước mong một điều.
- Điều gì thế bác?
- Trời ơi, nó muốn làm Giáo hoàng.
- Bác cứ về đi, bác gái làm Giáo hoàng rồi đấy.
Bác về tới nhà thì thấy một nhà thờ rộng mông mênh, chung quanh san sát những lâu
đài. Bác phải rẽ đám đông mới vào được. Ở trong thắp hàng trăm nghìn đèn nến sáng
trưng. Vợ bác phủ vàng từ đầu đến chân, ngự trên ngai vàng cao hơn ngai vàng trước
nhiều, đầu đội ba cái mũ miện bằng vàng, chung quanh có đông đảo giáo sĩ. Hai bên
có hai hàng nến, cây lớn nhất to và cao như ngọn tháp lớn, cây bé nhất chỉ bằng cây
đền nhà bếp, các vua chúa thì quỳ xuống hôn giầy bác gái. Bác ngắm vợ rồi nói:
Trang 19


- Thế là nhà trở thành Giáo hoàng rồi nhỉ?
- Phải tôi đã là Giáo Hoàng rồi.
Bác đứng ngẩn ra ngắm vợ y như nhìn mặt trời. Một lát sau bác nói:
- Nhà là Giáo hoàng thì thích lắm nhỉ!
Vợ ngồi im như khúc gỗ, chẳng đáp. Bác lại nói tiếp:
- Nhà này, bây giờ đã được làm Giáo hoàng thì chắc mãn nguyện rồi, không còn gì
hơn nữa mà mong.
- Để xem sao đã.
Rồi vợ chồng đi ngủ. Nhưng vợ không sao ngủ được vì lòng tham chưa thỏa cứ nghĩ

mãi xem có làm gì hơn được nữa không. Chồng đi cả ngày mệt, ngủ một mạch đến
sáng. Còn vợ thì suốt đêm trằn trọc không sao ngủ nhắm mắt, tưởng đến cách làm to
hơn nữa mà nghĩ không ra. Trời rạng đông, bác ngồi nhổm dậy trông ra ngoài. Thấy
ánh nắng chiếu qua cửa sổ, bác nghĩ " Ước gì mình sai khiến được mặt trời, mặt trăng
mọc". Bác bèn lấy khuỷu tay hích vào chồng mà nói:
- Thầy nó ơi, dậy đi tìm cá, bảo cá tôi muốn được y như chúa trời.
Chồng còn đang ngái ngủ nghe vợ nói, giật mình ngã xuống đất. Bác ngỡ là nghe
lầm, dụi mắt, hỏi:
- Nhà vừa nói gì thế?
- Thầy nó ạ, nếu tôi không sai được mặt trời mặt trăng mọc, và nếu tôi thấy mặt trời
mặt trăng mọc mà không theo lệnh tôi thì tôi không chịu được đâu. Nếu chính tôi
không làm cho mặt trời mặt trăng mọc thì tôi sẽ không lúc nào yên đâu.
Vợ nhìn chồng với một con mắt dữ tợn, khiến chồng lạnh toát xương sống và nói:
- Thầy nó đi ngay đi, tôi muốn làm Chúa trời.
Chồng quỳ trước mặt vợ, can:
- Nhà ạ, cá không thể làm việc đó đâu. Cá có thể làm cho nhà làm nữ hoàng, làm
Giáo hoàng là cùng. Tôi van nhà, nhà nên biết điều, cứ làm Giáo hoàng thôi.
Trang 20


Bác gái khùng lên, xõa tóc tung ra, xé áo, đạp chồng thét lên:
- Tôi không chịu nổi nữa, thầy nó phải đi ngay đi!
Chồng vội mặc quần áo, chạy ra đi, như người mất trí. Bão ầm ầm, bác đi không
vững bước. Nhà cửa cây cối rung động, núi chuyển đá lăn xuống bể. Trời đen tối như
mực, sấm vang chớp nhoáng, bể nổi sóng đen kịt và cao như gác chuông nhà thờ, như
núi, trắng xóa bọt bể. Bác kêu lên mà cũng không thể nghe thấy tiếng gọi của mình.
- Cá ơi cá, tôi đã ngăn mãi mà Indêben vợ tôi nói cứ ước mong một điều.
- Điều gì?
- Nó muốn làm Chúa trời.
- Bác về đi sẽ thấy bác gái lại ở túp lều như xưa.

Thế là từ đó hai vợ chồng lại cứ túp lều cũ mãi cho đến ngày nay.
Ý nghĩa: mọi sự biến đổi về chất đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Trong cuộc
sống và học tập, chúng ta phải biết tích trữ về lượng mới dẫn đến sự thay đổi về chất.
 Ví dụ bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Mục 3: vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, giáo viên lồng ghép kể cho học
sinh nghe câu chuyện Giáo sư. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ
GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một
gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một
học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ
đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn
cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú
tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt
nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm
phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng
Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký
sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè
Trang 21


mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư
người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam .
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn,
ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến
chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo
không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội
ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các
loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối
cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa
đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến
thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến

đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất
Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin”
và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Namnhư: Tăng gia men, nước
bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã
cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông
còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp
đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao
động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được.
Ý nghĩa: thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ giúp nhận thức phát triển.
Thực tiễn là động lực của nhận thức.
 Ví dụ bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Mục 3: gia đình, giáo viên lồng ghép kể chuyện Ai đáng khen nhiều hơn, sự
tích cây vú sữa.
Truyện Ai đáng khen nhiều hơn
Một nhà kia, có hai anh em Thỏ xám ở với mẹ, bố đi làm xa nên cậu nào cũng
muốn tỏ ra là đứa bé ngoan, biết thương mẹ nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn

Trang 22


nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song Thỏ em thì cứ muốn được mẹ khen nhiều
hơn anh.
Một hôm, Thỏ mẹ bảo hai anh em:
- Hôm nay, các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm
hương. Thỏ em vào đồng cỏ hái cho mẹ mười bông hoa thật đẹp. Ðường hơi xa, các
con đi phải cẩn thận, đừng có la cà ở đâu nhé!
Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay và Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ.
Tới nơi, chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy. Cậu ta đi vòng một lượt,
chọn khóm đẹp nhất, bông nào rực rỡ nhất mới hái. Ra khỏi đồng cỏ, cậu ta chạy một
mạch về nhà khoe với mẹ:

- Mẹ ơi, con mang hoa đẹp về đây này! Mẹ khen con đi!
Mẹ đón lấy bó hoa xuýt xoa:
- Hoa đẹp quá! Hoa đẹp quá!
Thỏ em hớn hở:
- Mẹ khen con đi! Con không la cà tí nào ở dọc đường đâu mẹ ạ!
Thỏ mẹ nhìn con âu yếm:
- Con mẹ ngoan quá! Thế trên đường đi con có gặp ai, có thấy gì không?
Thỏ em nhanh nhảu:
- Có, con thấy cái sóc con bé con nhà bác sóc vàng đừng khóc ở bên gốc ổi. Nó hư,
mẹ nhỉ?
- Con có hỏi vì sao sóc khóc không?
- Không mẹ ạ! Con sợ ở nhà mẹ mong.
Thỏ mẹ nghe xong không hỏi thêm gì nữa.
Một lúc, khá lâu sau mới thấy Thỏ anh về, chiếc giỏ đeo bên sườn đầy những nấm
hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ
đưa cho em:
- Em thích ăn hạt dẻ anh mang về cho em đây!
Thỏ mẹ hỏi:
- Sao con hái nhiều nấm thế?
Trang 23


Thỏ anh tươi cười:
- Cũng một công đi, con hái nhiều để dành lần sau mẹ ạ!
Thỏ mẹ lại hỏi:
- Sao con đi lâu vậy?
Thỏ anh thưa:
- Thưa mẹ, trên đường về con còn phải giúp cô gà hoa mơ.
- Cô gà hoa mơ ra sao?
- Dạ, cô gà hoa mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa, con phải dừng lại giúp cô

tìm cậu gà nhép. Vì vậy, con về chậm mẹ ạ!
Nghe Thỏ anh nói xong, Thỏ mẹ mỉm cười gật đầu gọi hai anh em đến gần nói:
- Các con của mẹ! Các con rất đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ em luôn luôn nghĩ
tới mẹ là đúng, song Thỏ anh còn biết nghĩ tới người khác, biết hái thêm nấm cho mẹ,
mang quà về cho em, giúp cô gà hoa mơ lúc khó khăn. Các con nên nhớ rằng: làm
việc tốt không phải chỉ để được khen mà trước hết vì được giúp ích cho người khác.
Thỏ em hiểu ra bẽn lẽn nói:
- Thưa mẹ, vâng ạ!
Truyện sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có 1 cậu bé được mẹ rất mực nuông chiều cho nên cậu ta rất nghịch
ngợm và rất mải chơi. Có 1 lần, cậu ta bị mẹ quát, cậu tỏ thái độ vùng vằng rồi bỏ đi
khỏi nhà. Cậu ta đã lang thang rất nhiều nơi, mẹ cậu ở nhà không biết được tin tức gì
của cậu từ lúc cậu bỏ đi nên rất buồn và lo lắng. Ngày nào cũng vậy mẹ cậu ngồi trên
bậc thềm trông ngóng cậu trở về nhà. Vài tuần trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở về
nhà.

Bởi vì do quá buồn

đau và

mệt mỏi nên mẹ

cậu đã

đổ bệnh và qua

đời.
Cậu
đã khá
hôm,


cũng đã bỏ nhà đi
lâu rồi, cho đến 1
bụng cậu vừa đói
Trang 24


vừa lạnh, cậu lại còn bị lũ trẻ lớn tuổi hơn bắt nạt, cậu khi đó mới nhớ đến mẹ của
mình. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ nấu cơm cho mình ăn, khi mình bị trẻ con khác ăn
hiếp, mẹ luôn bênh vực mình, mình phải về với mẹ thôi”. Khi đó cậu đã tìm đường
trở về nhà. …
Tại ngôi nhà quen thuộc, mọi thứ vẫn như xưa, nhưng mà cậu tìm mãi vẫn không
thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:Mẹ ơi mẹ đâu rồi, con đói quá mẹ ơi! Gọi mẹ
mãi vẫn không thấy mẹ đâu, cậu ta khụy xuống, rồi ôm 1 thân cây ở trong vườn và
khóc.
Kỳ lạ thay, cành cây bỗng rung mạnh. Cây nghiêng cành, 1 trái to rơi vào lòng bàn
tay cậu bé. Cậu bé cắn trái cây đó 1 miếng rất to. Cậu kêu lên “chát quá”. Lại có một
trái nữa rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hột của trái. Cậu kêu lên “cứng quá”. Tiếp
theo lại có một trái nữa rơi xuống tay cậu. Cậu khẽ lấy tay bóp men quanh trái, lớp vỏ
mềm của trái dần dần khẽ nứt ra 1 khe nhỏ. 1 dòng sữa trắng sóng sánh tiết ra, có vị
thơm ngọt như sữa mẹ. Cậu ta ghé miệng hứng lấy những dòng sữa ngọt ngào của
trái. Cây bỗng rung rinh cành lá, thì thào:
“Ăn trái 3 lần mới biết được trái ngon
Con có lớn khôn mới biết lòng cha mẹ”.
Cậu đã khóc òa vì nhận ra rằng mẹ cậu đã không còn nữa. Cậu đưa mắt nhìn lên
những tán lá xanh, những cành cây xum xuê trĩu nặng quả ngọt, lá một mặt xanh
nhẵn, một mặt đỏ hoe như đôi mắt của người mẹ nhớ con khóc mòn mỏi đợi con trở
về. Cậu ôm cây khóc nức nở, thân cây thô ráp xù xì tựa như đôi bàn tay của người mẹ
hàng ngày một nắng hai sương làm việc vất vả để nuôi con.
Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm lấy cậu, cành lá khẽ rung rinh

như bàn tay của người mẹ âu yếm vỗ về. Cậu rất ân hận nhưng mọi chuyện giờ cũng
đã quá muộn màng. Trái cây thơm ngon trong vườn nhà cậu ai cũng rất thích khi
được ăn thử chúng. Vì thấy trái ngon và lạ nên họ đã xin hạt về gieo trồng. Vì trái cây
có những giọt sữa trắng như sữa mẹ nên mọi người đặt cho nó cái tên cây Vú Sữa.
Ý nghĩa: anh chị em trong gia đình phải biết thương yêu, giúp đỡ, nhường
nhịn lẫn nhau.
Trang 25


×