Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CÁCH LÀM MỚI PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI) ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG PTTH EAH’LEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.28 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT EAH’LEO
………………………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
ĐỀ TÀI
CÁCH LÀM MỚI PHƯƠNG PHÁP
VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI) ĐẠT HIỆU
QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở
TRƯỜNG PTTH EAH’LEO
NGƯỜI THỰC HIÊN: TRẦN THỊ MAI HIỀN
TỔ: SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : THPT EAH’LEO
EAH’LEO tháng 01 Năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong phần giới thiệu cuốn sách quản lí hành chính nhà nước do Phạm Viết
Vượng chủ biên đã nêu ra : “ Trong thời đại ngày nay không một dân tộc nào có thể
đứng ở vị trí tiên tiến mà thiếu sự học tập tích cực. Sự phồn vinh của một quốc gia
trong thế kỉ XXI phụ thuộc vào khả năng học tập của dân chúng, không chỉ Việt Nam
mà nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu.”
Theo quan điểm của Đảng: “ Giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa
là động lực , vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Giáo dục là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng , an ninh là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội .”
Nói như vậy có nghĩa giáo dục và đào tạo là một bộ phận không thể thiếu của
bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Quan tâm đến giáo dục là quan tâm đến sự phồn
thịnh của quốc gia. Việc quan tâm đào tạo cho các thế hệ tiếp nối không chỉ đến vào
thế kỉ XXI mà các quốc gia trên thế giới đã quan tâm phát triển từ lâu. Thế kỉ XVIII


được gọi là thời kì khai sáng của các quốc gia Châu Âu, Cách mạng công nghiệp còn
diễn ra trước đó. Việt Nam của chúng ta là quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được gọi là “ sinh sau , đẻ muộn” nhưng những giá trị của giáo dục ngay
từ thời phong kiến thế kỉ XIV- XV đã rất được quan tâm thể hiện qua các cuộc thi để
tuyển chọn người hiền tài giúp vua trị nước. Như: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ngày
nay thì bằng những học vị khác như: Tú tài, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Không chỉ dừng
lại ở học vị. con người luôn khao khát tìm kiếm những cái mới để phục vụ bản thân,
gia đình và xã hội, thậm chí luôn làm mới những cái tưởng chừng đã cũ , đã là truyền
thống từ xưa đến nay để thổi vào nó luồng sinh khí mới và sáng kiến kinh nghiệm của
tôi cũng mong muốn làm mới cho một phương pháp cũ. Phương pháp vấn đáp ( đàm
thoại) Chính vì mong muốn giảng dạy hiệu quả hơn, ngoài ra còn muốn gây sự chú ý
cho học sinh về những nội dung trong chương trình cho nên tôi đã chọn đề tài của
mình là: “ Cách làm mới phương pháp vấn đáp ( đàm thoại) đạt hiệu quả trong giảng
dạy môn giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT EaH’leo” . Trong quá trình giảng
dạy môn giáo dục công dân bản thân tôi đã dạy cả sách cũ cả sách mới, cả phương
pháp cũ cả phương pháp mới. Đây là môn học cần nhất giữa lí luận và thực tiễn phải
gắn với nhau, nếu không học sinh sẽ cảm thấy khô khan và khó hiểu. Có một điều đặc
biệt khi giảng dạy môn này nếu không sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại sẽ
không bao giờ đạt được kết quả như mong đợi. Cho nên phương pháp này là phương
pháp tất yếu trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở tất cả các cấp học. Vấn đáp
( đàm thoại) theo cách cũ là hỏi rồi trả lời sẽ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh.
Cách làm mới cũng là hỏi đáp nhưng sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu
và học còn là niềm vui khi được khám phá, được thể hiện bản thân thông qua những
kiến thức mà các em đọc được trong sách giáo khoa hay những kiến thức mà các em
tìm hiểu được ở bên ngoài. Chính điều đó làm cho tiết học càng thú vị tạo cho các em
tự tin và thậm trí tranh đua nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên. Có nhiều cách để làm
mới phương pháp này nhưng giới hạn trong sáng kiến này tôi xin trình bày hình thức
làm mới của mình. Đó là: Giống một phần thi trong cuộc thi trí tuệ “Đường lên đỉnh
Olympia” bằng cách soạn câu trả lời cần để học sinh chỉ ra được nội dung mà giáo
viên muốn đạt đến. Vấn đề đó sẽ được tôi trình bày cụ thể trong phần giải pháp.

Sau đây tôi xin trình bày tình hình nghiên cứu của vấn đề.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Ngày nay trong xã hội bùng nổ thông tin, niềm đam mê nghiên cứu và cố gắng
tìm mọi cách để việc học trở thành một hoạt động lao động thoải mái và đa chức năng
đối với người dạy và với cả người học. Mỗi đối tượng lại nghiên cứu và tìm hiểu theo
những gì mình cảm thấy tâm đắc và đạt hiệu quả trong giảng dạy. Không biết đã có ai
nghiên cứu giống như tôi đã làm chưa? Nhưng theo tất cả những gì tôi làm được là tự
bản thân nghiên cứu và chiêm nghiệm thực tiễn đã đúc rút ra kinh nghiệm nhỏ này.
Nói như vậy cũng không hoàn toàn vì tôi đã lấy một phần thi trong đường lên đỉnh
Olympia làm nguồn cảm xúc và một số tác dụng của phương pháp này trong những
sách nghiên cứu khác để xây dựng nên nội dung của đề tài. Cũng với mong muốn nhỏ
là làm như thế nào để học sinh cảm thấy yêu việc học hơn và còn gây sự chú ý của các
em vào môn học của mình. Bản thân tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự
nghiệp giáo dục mà mình theo đuổi khi cả nước cùng coi trọng vai trò và vị trí của nó
đối với con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1. MỤC ĐÍCH.
Mục đích lớn nhất đó là mong muốn học sinh chú tâm vào môn học mà mình
giảng dạy.
Đề tài mà tôi tìm hiểu và viết chỉ với mục đích duy nhất đối với bản thân tôi là
một người giáo viên luôn mong muốn việc dạy học của mình đạt được kết quả tốt và
tốt hơn nữa.
Trên cơ sở những quan điểm về phương pháp dạy học thì đó là một cách làm
mới hy vọng nếu ai đó sử dụng cũng sẽ có những hiệu quả giống như mong đợi của tôi
và của các đối tượng học tập nữa.
3.2. NHIỆM VỤ.
Có những nhiệm vụ như sau:
- Khái quát về phương pháp vấn đáp (đàm thoại).
- Tìm hiểu và sáng tạo cho phương pháp này để phương pháp này thêm phong
phú và đa dạng về cách thức trình bày. Giống như một món ăn thêm gia vị và cách

trình bày sẽ làm cho chúng ta thấy món ăn đó ngon hơn, bắt mắt hơn, gây sự chú ý
hơn. Thì phương pháp này cũng thế.
- Làm cho phương pháp này phải đạt hiệu quả. Biến những giờ học trở nên thú
vị hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1. ĐÔÍ TƯỢNG
- Là học sinh khối 11.
- Nội dung sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 11.
- Nghiên cứu thông qua chương trình: “ Đường lên đỉnh Olympia.
4.2. PHẠM VI.
- Là học sinh lớp 11 học năm 2009- 2010.
- Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 11, và những tài liệu có liên quan.
5. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦAVẤN ĐỀ.
Theo từ điển thuộc viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2006 do Hoàng Phê chủ
biên thì vấn đáp và đàm thoại được hiểu như sau:
-Vấn đáp : Hỏi và trả lời.
-Đàm thoại : Nói và trả lời giữa thầy giáo và học sinh nhằm gợi mở, kiểm tra củng cố
kiến thức của học sinh.
Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục công dân nhà xuất bản giáo dục
do Mai Văn Bính chủ biên nói về một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh. Trong đó phương pháp được đề cập và nói đến đầu tiên là
phương pháp vấn đáp , đàm thoại. Và nó được nêu lên như sau: “ Vấn đáp đàm thoại
là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có
thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài
học.”
Ngoài ra phương pháp vấn đáp và đàm thoại có thể khuyến khích và từ đó hình
thành cho học sinh thói quen tự học và khi chưa hiểu bản chất của vấn đề học sinh sẽ
tìm hiểu hoặc hỏi giáo viên để thỏa mãn về nhu cầu mà mình đang vướng mắc. Học
sinh vận dụng nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng,thói quen không chỉ trong một thời gian

ngắn mà trong cả cuộc đời để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những tri thức của nhân
loại.
5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là: phương pháp trình bày
để hiểu hơn về cơ sở và bản chất của đề tài, phương pháp logic kết hợp với lịch sử,
phân tích gắn liền với tổng hợp lí giải cho nội dung đề tài. Ngoài ra phải sử dụng
phương pháp đối chiếu so sánh để thấy được kết quả trong thực tiễn,… để hiểu rõ hơn
về đề tài nghiên cứu này.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu và vận dụng
những gì nghiên cứu được vào quá trình giảng dạy.
Đề tài nghiên cứu vẫn đảm bảo tính giáo dục và tính sư phạm với các đối tượng.
Kể cả học sinh và người sử dụng đề tài.
Góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của giáo dục.
7. BỐ CỤC.
Bao gồm: - Phần mở đầu.
- Thực trạng của đề tài.
- Giải pháp
- Kết quả
- Kết luận
- Mục lục
- Tài liệu tham khảo.
PHẦN I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. THUẬN LỢI.
Đây là phương pháp cũ. Phương pháp này đã gắn bó với giáo viên và với cả học
sinh ngay từ khi sự nghiệp giáo dục của loài người được khởi nguyên. Nó gần gũi với
tất cả mọi người , mọi thành phần , mọi lứa tuổi. Vì vậy nên ông cha ta đã từng nói “
Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học” thể hiện được từ xưa về phương pháp học tập
của cha ông ta, và ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn của nó.
Trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân lớp 11 có nêu như sau:

“Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách tăng
cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản
lĩnh tự tin khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. … Tạo hứng thú học tập của
học sinh và tăng sức hấp dẫn của giờ học.”
Đây là phương pháp kích thích tư duy của học sinh và thông qua đó học sinh sẽ
thu nhận được nhiều tri thức bổ ích thậm chí có nhiều yếu tố thú vị mà phương pháp
này có thể tạo ra cho người học và cả người dạy. Nhất là đối với khối lớp 11. Các em
học về kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số chính sách cụ thể trong
đời sống để đất nước có thể phát triển.

2. KHÓ KHĂN.
Đa số quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của những năm gần đây yêu cầu
phải sử dụng phương pháp mới. Giống như một cuộc cách mạng về phương pháp.
Những phương pháp mới được giáo viên tất cả các cấp học quan tâm, sửa đổi cho phù
hợp với đối tượng người học mới và phù hợp với phương tiện hiện đại mới. Như : -
Phương pháp động não.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp dự án.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp xử lí tình huống.
Đối với phương pháp vấn đáp (đàm thoại) hạn chế là:
- Phụ thuộc vào năng lực, thái độ của học sinh.
- Phương pháp này có thể làm nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên dễ gây
trệch hướng.
- Phương pháp này mất nhiều thời gian xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Quá trình thực hiện phương pháp dễ biến thành cuộc tranh luận giữa giáo
viên và học sinh.
Với những khó khăn như trên thì bản thân tôi sẽ có những giải pháp làm mới để hạn
chế những khó khăn đó.

PHẦN II. GIẢI PHÁP
1. LÍ LUẬN CHO CÁCH LÀM MỚI .
Như chúng ta đã biết học sinh cấp 3 và nhất là học sinh lớp 11. Khối lớp này
luôn được đánh giá là khối lớp học nặng nhất trong ba năm cấp 3. Mà những kiến thức
thuộc môn giáo dục công dân cũng khá khô khan và cứng. Sẽ tạo cho các em cảm thấy
giờ học giáo dục công dân là những giờ học tra tấn đầu óc của các em. Muốn các em
thoải mái, vui vẻ hợp tác giáo viên phải có nhiều cách để biến giờ học đó thành thú vị
mà sau khi kết thúc tiết học rồi học sinh vẫn còn mong đợi nhanh đến tiết của tuần sau
để biết thêm những điều thú vị khác và quan trọng là để năng lực của các em được
đánh giá và công nhận. Tất cả các phương pháp mới hay các cách làm mới sẽ hiệu quả
với một điều kiện nếu thiếu nó thì không phương pháp và cách thức nào có thể đạt
hiệu quả như mong đợi của học sinh và giáo viên. Điều kiện đó là “ phải có sự đoàn
kết, tôn trọng giữa thầy và trò.” (318 HCM về giáo dục)
2. LÀM MỚI TRÊN CƠ SỞ NỘI DUNG BÀI HỌC.
Tôi sẽ không thực hiện hết tất cả các bài học trong chương trình lớp 11 mà chỉ
thực hiện một số bài của khối lớp này để chứng minh cho cách làm mới đó. Trong tất
cả các bài của khối lớp này đều thực hiện cách làm mới đó được nhưng giới hạn của
sáng kiến này tôi sẽ thực hiện một số nội dung của bốn bài đó là : ( bài 1, bài 7, bài 11,
bài 13.)
Sử dụng hình thức hỏi đáp thông qua một nội dung thi của chương trình:
“Đường lên đỉnh Olympia” đó là phần thi tăng tốc.
Các em sẽ có gợi ý và từ gợi ý đó sẽ suy nghĩ và cho biết nội dung cần trả lời là
gì.
Nếu từ gợi ý đầu tiên nếu các em trả lời được thể hiện tư duy của các em rất tốt.
Nó cũng là bước đệm sau này khi các em bước ra khỏi trường phổ thông tham gia vào
những môi trường lớn hơn hoặc tổ chức và viết nội dung cho các cuộc thi chắc chắn
các em sẽ không bao giờ không vận dụng những gì mình đã có trước đó trong quá
trình học phổ thông.
Như chúng ta đã biết trò chơi truyền hình và cũng là một cuộc thi về trí tuệ : “
Đường lên đỉnh olympia” trong đó có một phần thi là phần thi tăng tốc hệ thống câu

hỏi có ba gợi ý tương đương với các mức thời gian ( 10 giây đầu là gợi ý thứ nhất, 10
giây sau là gợi ý tiếp theo, 10 giây cuối là gợi ý cuối cùng). Gợi ý đầu tiên mang tính
chất sơ lược, gợi ý thứ hai rõ ràng hơn một chút so với gợi ý đầu, gợi ý thứ ba cụ thể
hơn để các thí sinh có thể trả lời đúng và chính xác câu hỏi. Đối với đường lên đỉnh
Olympia trong phần thi tăng tốc sử dụng chủ yếu là kênh hình còn trong sáng kiến
kinh nghiệm của mình khi áp dụng tôi chủ yếu sử dụng kênh chữ cũng không hoàn
toàn giống như vậy nhưng đường lên đỉnh là nguồn cảm xúc, là cơ sở đầu tiên để tôi
thực hiện việc làm mới này. Đây là một hình thức được học sinh hào hứng và tham
gia rất nhiệt tình. Chúng ta cũng biết khi chương trình “Đường lên đỉnh” phát sóng thì
có rất nhiều đối tượng quan tâm, thích thú mong muốn hiểu biết thêm và từ đó nhen
nhóm nhiều ước mơ cho nhiều đối tượng. Riêng đối với học sinh cấp ba thì theo dõi
những cuộc thi như thế là niềm vui, là một nhu cầu không thể thiếu. Nếu chúng ta đưa
hình thức này vào áp dụng trong quá trình giảng dạy thì chắc chắn sẽ có những hiệu
quả lớn. Không chỉ đối với học sinh khối 11 mà cả khối 10, khối 12 cũng thế.
Để thấy được cách làm mới này hiệu quả thì tôi sẽ có hình thức vấn đáp (đàm
thoại) theo cách cũ và cách làm mới sẽ song hành với nhau và để cụ thể hơn tôi xin
trình bày vấn đáp theo cách cũ trước và vấn đáp theo cách làm mới sau. Để thấy rõ
được sự khác biệt và hiệu quả của nó. Sau đây là bài đầu tiên.
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
( theo cách cũ)
Bài học này có 3 nội dung cơ bản.
1. Sản xuất của cải vật chất.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với các cá nhân, gia đình
và xã hội.
*Vấn đáp ( đàm thoại) theo cách thông thường mà các giáo viên thường xuyên sử
dụng sẽ có những câu hỏi đặt ra cho nội dung bài học mà tôi sẽ trình bày thông qua
những câu hỏi sau đây:
Trong phần 1. Sản xuất của cải vật chất.
Theo như trong sách thiết kế bài giảng giáo dục công dân lớp 11 sẽ có những câu hỏi

đặt ra như sau:
? Con người tác động làm biến đổi tự nhiên như thế nào?
? Thế nào là sản xuất của cải vật chất? cho ví dụ chúng minh?
? Vai trò của sản xuất của cải vật chất là gì?
Trong phần 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Sách thiết kế bài giảng đặt ra câu hỏi như sau:
? Để tồn tại và phát triển con người cần phải làm gì?
? Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên với mục đích gì?
? Đối tượng lao động là gì?
Cách vấn đáp ( đàm thoại) đặt câu hỏi sau đó học sinh trả lời như trên các em sẽ
nhìn vào sách có nội dung nào thì các em sẽ đọc và trình bày y như trong sách không
có gì mới lạ. Những dấu hỏi trên thể hiện cho vấn đáp ( đàm thoại) theo cách cũ.
Cách làm mới cũng là hỏi nhưng hỏi chỉ là gợi ý và thông qua gợi ý học sinh
phải tìm đáp án là gì, hoặc không phải là câu hỏi mà đó là những câu trả lời và học
sinh phải tìm đáp án đúng cho những câu trả lời là những gợi ý mà giáo viên nêu ra.
Sau đây là những câu hỏi những gợi ý và những câu trả lời theo hình thức làm mới
trong bài 1. Ba bài còn lại là bài 7, bài 11 và bài 13 cũng tương tự như bài 1.
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
( Làm mới)
Bài học này có 3 nội dung cơ bản.
1. Sản xuất của cải vật chất.
2. Các yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối cá nhân, gia đình, xã hội.
Nội dung của phần 1. Sản xuất của cải vật chất.
Sẽ có những câu hỏi như sau thể hiện cho cách làm mới phương pháp này.
Câu 1. Hãy trả lời cho những gợi ý sau đang nói về cái gì?
- Con người làm gì để tạo nên các vật phẩm của xã hội?
Nếu học sinh trả lời chưa chính xác sẽ có gợi ý thứ hai.
- Thông qua đó con người tạo ra của cải vật chất?
Nếu học sinh chưa trả lời được sẽ có gợi ý tiếp theo.

-Nó luôn gắn với một quá trình, hay một dây truyền để làm ra của cải , vật chất?
Đáp án : SẢN XUẤT.
Câu 2. Gợi ý sau nói về cái gì?
- Nó có thể là công cụ, vật dụng.
Nếu học sinh không trả lời được sẽ có gợi ý thứ hai.
- Nó có thể là các đồ vật.
Nếu chưa trả lời được sẽ có gợi ý thứ ba.
- Nó là những tài sản có giá trị.
Đáp án: CỦA CẢI.
Câu 3. Những gợi ý sau đang nói về điều gì?
- Sự tác động của con người vào tự nhiên.
Nếu chưa trả lời được sẽ có gợi ý thứ hai.
- Sự tác động của con người làm biến đổi tự nhiên.
Nếu chưa trả lời chính xác sẽ có gợi ý thứ ba.
- Tác động làm ra các vật phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
Đáp án: SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT.
Câu 4. Những câu trả lời sau đang nói đến nội dung gì?
- Là cơ sở tồn tại của xã hội.
Nếu học sinh trả lời chưa chính xác, có gợi ý sau.
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
Nếu vẫn chưa chính xác .
- Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất.
Hoặc.
- Thông qua sản xuất con người ngày càng hoàn thiện.
Đáp án: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT.
Nội dung của phần 2. : Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Câu 1. Hãy trả lời cho những câu hỏi sau:
- Cái gì tồn tại trong bản thân con người?
Nếu trả lời chưa chính xác sẽ có gợi ý thứ hai.
- Cái gì được gọi là năng lực của con người?

Nếu vẫn trả lời chưa chính xác.
- Cái gì mà thiếu nó con người cũng giống như vật kí sinh?
Đáp án: SỨC LAO ĐỘNG.
Câu 2. Hãy trả lời đó là hoạt động gì cho những câu hỏi sau:
- Đó là một hoạt động của con người.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Là một hoạt động có mục đích, có ý thức.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Là hoạt động làm biến đổi tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người.
Đáp án: LAO ĐỘNG
Câu 3. Trả lời cho những câu hỏi sau:
- Cái gì có sẵn trong tự nhiên?
Nếu trả lời chưa đúng.
- Cái gì vừa có trong rự nhiên vừa có qua tác động của con người?
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Cái gì mà nhờ có con người nó ngày càng phong phú , đa dạng hơn?
Đáp án: ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
Câu 4. Trả lời cho những câu hỏi sau:
- Cái gì mà có nó con người đã tạo ra lịch sử của mình?
Nếu trả lời chưa đúng.
- Cái gì mà khi nó xuất hiện đã tách con người khỏi thế giới loài vật chuyển sang
loài người và lịch sử cũng bắt đầu?
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Cái gì mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động?
Đáp án: TƯ LIỆU LAO ĐỘNG.
Nội dung của phần 3: Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá
nhân , gia đình và xã hội.
Có những câu hỏi thể hiện cách làm mới như sau:
Câu 1. hãy cho biết những nội dung sau đang nói đến khái niệm nào?
- Khái niệm đó thể hiện sự tăng trưởng.

Nếu trả lời chưa đúng.
- Khái niệm đó thể hiện quy mô ngày càng lớn , tốc độ ngày càng nhanh.
Nếu chưa trả lời chính xác.
-Khi nó ngày càng đi lên sẽ làm cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ và giàu
có hơn.
Đáp án: PHÁT RIỂN KINH TẾ.
Câu 2. những nội dung sau đang nói về điều gì?
- Nó phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Nó phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại.
Nếu chưa trả lời chính xác.
- Nó gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Đáp án: CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÍ.
Câu 3. Những gợi ý sau đang nói đến điều gì?
- điều đó thể hiện sự biến đổi.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Điều đó thể hiện sự tiến bộ.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Điều đó làm cho mọi thứ từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
Đáp án: PHÁT TRIỂN.

BÀI 7. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG
CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC.
( Chưa làm mới)
Gồm: 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Vai trò quản lí kinh tế nhà nước.
Vấn đáp( đàm thoại ) theo cách cũ.
Phần 1 có những câu hỏi đặt ra như sau:
? Sở hữu tư liệu sản xuất được biểu hiện dưới mấy hình thức?

? Yếu tố nào là căn cứ trực tiếp để xây dựng thành phần kinh tế?
? Thành phần kinh tế là gì?
Phần 2. Có những câu hỏi đặt ra như sau:
? Tại sao nhà nước lại có vai trò quản lí kinh tế?
? Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước như thế nào?
? Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước?

BÀI 7. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG
CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC.
( Làm mới)
Gồm 2 nội dung.
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Vai trò quản lí kinh tế nhà nước.
Sau đây là những câu hỏi soạn cho cả hai phần trong bài 7.
Câu 1. Trả lời cho những gợi ý sau:
- Trong thời kì quá độ có nhiều thành phần kinh tế trước đây còn tồn tại.
Nếu chưa trả lời đúng.
- Đi lên Chủ Nghĩa Xã hội từ một nước nghèo, kém phát triển, ảnh hưởng của chiến
tranh.
Nếu chưa trả lời chính xác.
- Đi lên CNXH từ một nước có lực lượng sản xuất với nhiều trình độ khác nhau.
Đáp án: TỒN TẠI NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN LÀ TẤT YẾU
KHÁCH QUAN.
Câu 2. Hãy cho biết cụm từ đó là gì sau gợi ý.
- Là cách thức để con người thực hiện và phát triển kinh tế.
Nếu chưa trả lời chưa đúng thì có gợi ý thứ hai.
- Nó thể hiện thông qua một hình thức sở hữu.
Nếu chưa trả lời chính xác.
- Là một biểu hiện của quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.
Đáp án: THÀNH PHẦN KINH TẾ.

Câu 3. Khái niệm muốn nói đến trong những câu trả lời sau là gì?
- Con người có quyền định đoạt nó.
Nếu trả lời chưa đúng
- Con người có quyền sử dụng nó.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Con người có quyền quyết định sự tồn tại nguyên hiện trạng của nó.
Đáp án: SỞ HỮU.
Câu 4. Cụm từ nào chính xác cho sự giải thích sau:
- Tất phải như thế.
Nếu trả lời chưa đúng sẽ có gợi ý tiếp theo
- Không thể khác được.( nói về những cái mang tính quy luật.)
Nếu trả lời chưa chính xác sẽ có gợi ý tiếp và cũng là gợi ý cuối.
- Trái với ngẫu nhiên.
Đáp án: TẤT YẾU.
Câu 5. Cụm từ nào chính xác để nói về nội dung sau:
- Tồn tại bên ngoài.
Nếu học sinh trả lời chưa đúng.
- Không phụ thuộc vào ý thức và ý chí con người.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Mang trong mình quan hệ đối lập với chủ quan.
Đáp án: KHÁCH QUAN.
Câu 6. Cụm từ nào giải thích cho những gợi ý sau:
- Làm cho xã hội chuyển từ cái này sang cái khác.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Làm cho xã hội chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Chuyển từ đất nước thuộc địa nửa phong kiến sang Xã Hội Chủ Nghĩa.
Đáp án: QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
Câu 7. Những gợi ý sau đang nói đến điều gì?
- Là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Nếu trả lời chưa đúng
- Giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những vị trí then chốt.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia.
Hoặc.
- Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
Đáp án: THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC.
Câu 8. Những cụm từ sau nói lên nội dung gì?
- Bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng.
Nếu trả lời chưa đúng
- Ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc dân.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Dựa trên hình thức sở hữu tập thể.
Đáp án: KINH TẾ TẬP THỂ.
2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.
Câu 9. Những giải thích sau đang nói đến cụm từ nào?
- Đó là điều phải làm .
Nếu trả lời chưa đúng.
- Không làm không được.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Cần đến mức không thể không làm.
Đáp án: CẦN THIẾT.
Câu 10. Giải thích sau đang nói đến điều gì?
- Nó giống như tác dụng.
Nếu trả lời chưa đúng
- Thể hiện được chức năng trong hoạt động.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Chức năng cho sự phát triển, rất quan trọng.
Đáp án: VAI TRÒ.


Bài 11. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
(Chưa làm mới)
Gồm : 1. Chính sách dân số.
2. Chính sách giải quyết việc làm.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
Khi chưa làm mới thì có những nội dung câu hỏi như sau:
Phần 1 có những câu hỏi đặt ra như sau:
? Hãy đánh giá về tình hình dân số nước ta?
? Vì sao nói kết quả giảm sinh của nước ta chưa vững chắc
? Tác động của dân số đối với đời sống xã hội?
? Mục tiêu và phương hướng để thực hiện chính sách dân số?
Phần 2.
? Em có nhận xét gì về tình hình việc làm của nước ta hiện nay?
? Tại sao vấn đề thiếu việc làm lại là vấn đề bức xúc ở thành thị và nông thôn?
? Những số liệu sau đây nói lên điều gì?

BÀI 11. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
( làm mới)
Gồm những nội dung sau:
1. Chính sách dân số.
2. Chính sách giả quyết việc làm.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
Sau đây là câu hỏi làm mới cho cả ba phần trong bài 11.
Câu 1.Hãy cho biết cụm từ nào đúng cho những giải thích sau:
- Nó thể hiện định hướng của nhà nước.
Nếu chưa trả lời đúng.
- Là kế hoạch của nhà nước.
Nếu chưa trả lời chính xác.
- Là sách lược để đạt được mục đích.

Đáp án: CHÍNH SÁCH
Câu 2. Nội dung sau đang nói đến điều gì để thực hiện chính sách dân số?
- Phải giảm tốc độ gia tăng dân số.
Nếu chưa trả lời đúng
- Phải ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí.
Nếu vẫn chưa trả lời chính xác.
- Phải nâng cao chất lượng dân số.
Đáp án: MỤC TIÊU VỀ DÂN SỐ.
Câu 3. Những gợi ý sau về dân số đang nói đến quốc gia nào?
- Là một quốc gia đông dân trên thế giới.
Nếu chưa trả lời đúng.
- Là quốc gia đứng thứ 13 về dân số trên toàn thế giới.
Nếu chưa trả lời chính xác.
- Là một quốc gia ở Đông Nam Á
Đáp án: VIỆT NAM.
Câu 4. Dân số Việt Nam 84 triệu vào năm nào?
- Năm đó gắn với sự kiện trọng đại của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.
Nếu chưa trả lời đúng.
- Năm Việt Nam gia nhập vào một tổ chức mà nhiều quốc gia trên thế giới muốn
gia nhập.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Năm mà Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Đáp án: NĂM 2006.
Câu 5. Những gợi ý sau đang nói đến điều gì?
-Con người chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Nguồn lao động chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Mặt bằng so với nhiều quốc gia trong khu vực còn chênh lệch lớn về trình độ.
Đáp án: CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THẤP.


BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ , VĂN HÓA. ( Chưa làm mới).
Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Chính sách giáo dục và đào tạo.
2. Chính sách khoa học và công nghệ.
3. Chính sách văn hóa.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn hóa.
Phần 1.
? Em hãy nêu vai trò của giáo dục đào tạo?
? Em hãy nêu nhiệm vụ của giáo dục đào tạo?
? Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
Phần 2.
? Vai trò của khoa học- công nghệ?
? Nhiệm vụ của khoa học- công nghệ?
? Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học- công nghệ?
Phần 3.
? Vai trò của văn hóa?
? Nhiệm vụ của văn hóa?
? Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa Việt Nam?

BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ , VĂN HÓA (Làm mới)
Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Chính sách giáo dục và đào tạo.
2. Chính sách khoa học và công nghệ.
3. Chính sách văn hóa.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn hóa.

Sau đây là câu hỏi làm mới thông qua các phần của bài 13.
Câu 1. Những gợi ý sau đang nói về điều gì?
- Giữ gìn và truyền bá văn minh nhân loại.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Điều kiện phát huy nguồn lực con người.
Đáp án: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
Câu 2. Những giải thích sau đang nói đến cụm từ nào?
- Làm cho con người ngày càng tiến bộ hơn.
Nếu chưa trả lời đúng.
- Làm cho nhiều người tiến bộ thêm.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Làm cho nhân dân có trình độ cao hơn.
Đáp án: NÂNG CAO DÂN TRÍ.
Câu 3. Những giải thích sau đang nói đến mong muốn gì của nước ta?
- Làm tăng năng lực và phẩm chất của con người.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Nói đến người có tài năng.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Làm tăng thêm năng lực của người có tài năng xuất sắc.
Đáp án: BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI.
Câu 4. Những gợi ý sau đang nói đến cái gì?
- Là đòn bẩy.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Là tác nhân thúc đẩy qúa trình phát triển nhanh hơn.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Làm cho lực lượng sản xuất phát triển mọi mặt.
Đáp án: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
Câu 5. Những gợi ý sau đang nói đến cái gì?

- Làm cho đất nước ngày càng giàu có, kinh tế có sức cạnh tranh.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Đó cũng là quốc sách hàng đầu.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Đáp án: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
Câu 6. Gợi ý sau đang nói đến chức năng hay vai trò của cái gì?
- Là một bộ phận vững chắc của xã hội.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Là cái đích để hướng đến và là động lực phát triển kinh tế xã hội.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Nhờ đó mà có thể khơi dậy tiềm năng và phát huy sức sáng tạo của con người.
Đáp án: VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA.
Câu 7. Những gợi ý sau đang giải thích cho cụm từ nào?
- Đó là những giá trị của cuộc sống.
Nếu trả lời chưa đúng.
- Đó là những giá trị vật chất và tinh thần.
Nếu trả lời chưa chính xác.
- Đó là những giá trị mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống, nó ngược
với “ vô văn hóa”.
Đáp án: VĂN HÓA.

Thực hiện theo hình thức chưa làm mới đã quá quen thuộc mà những gì quen
thuộc quá với lứa tuổi ham mê những điều mới lạ và thích khám phá sẽ không đạt hiệu
quả. Thay đổi để cho các em có hứng thú hơn với môn học và để chất lượng môn học
sẽ ngày càng nâng cao.
Tất nhiên đây không phải là cách thức sử dụng cho tất cả các nội dung của tất
cả các bài nếu sử dụng từ đầu đến cuối sẽ giảm đi sự thú vị của nó. Cho nên cần sử
dụng những phương pháp và những cách thức khác nữa để đạt hiệu quả cao hơn cho
tiết học.

Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp được sử dụng dễ dàng và thuận tiện
nhất. Vì vậy nên vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của chúng ta thường xuyên sử dụng nó và
đạt được hiệu quả tối ưu khi có phương pháp này.
Thượng tướng Phùng Thế Tài người đầu tiên bảo vệ Bác Hồ đã viết nên câu
chuyện “ Lớp học trên đường” học bằng cách vừa đi vừa hỏi, vừa nói và trả lời làm
cho người nghe dễ nhớ. Và cứ hôm trước học gì thì hôm sau kiểm tra nội dung đó.
Thượng Tướng đã không bao giờ quên những bài học mà bác đã dạy.
Muốn cho mọi người nghe , hiểu, trả lời câu hỏi của mình trong xã hội tràn ngập
công nghệ hiện đại này sẽ có nhiều cách khác nhau. Tùy theo đối tượng để có thể sáng
tạo và sử dụng hiệu quả.
Đối với tôi hình thức hỏi giống như thi thố tài năng. Các em được vừa học vừa
chơi mà hiệu quả học tập lại cao. Đó là điều cả giáo viên và học sinh đều mong muốn.
Kết quả đó sẽ được tôi trình bày trong phần III.

PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .
Đây là kết quả đạt được thông qua số liệu của các lớp 11
năm học 2009- 2010.
Đối tượng học sinh là những lớp thuộc ban cơ bản của
Trường :Trung học phổ thông EaH’leo.
1. VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠT ĐƯỢC THÔNG QUA ĐIỂM SỐ KHI ÁP DỤNG
CÁCH LÀM MỚI.
Những lớp hay sử dụng phương pháp này theo cách thức làm mới.
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Kém
11A1 44 13,6% 34% 52,4% 0% 0%
11A2 39 5.1% 25,7% 69,2% 0% 0%
11A4 42 14,3% 40,5% 45,2% 0% 0%
11C4 42 9,5% 40,5% 50% 0% 0%
Những lớp ít sử dụng hoặc không sử dụng hình thức làm mới.
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Kém
11C1 33 3% 20% 55,8% 22,2% 0%

11C2 35 0% 17,1% 57,2% 25,7% 0%
11C3 31 0% 12,9% 60,3% 25,8% 0%
11A3 44 2,2% 20,5% 52,3% 25% 0%
2. VỀ TÌNH CẢM VÀ THÁI ĐỘ CỦA CỦA CÁC EM KHI HỌC CÓ ÁP DỤNG
CÁCH LÀM MỚI.
Tôi lấy kết quả dạy của khối 11 năm 2009- 2010.
Những lớp hay sử dụng phương pháp này theo cách thức làm mới.
Lớp Học
sinh
Thái độ học sinh chú
ý đến nội dung bài
học.
Hào hứng, thú vị
với tiết học.
Xung phong trả
lời khi gv áp
dụng mới.
11A1 44 100% 100% 50%
11A2 39 100% 100% 70%
11A4 42 100% 100% 60%
11C4 42 100% 100% 80%

Những lớp ít sử dụng phương pháp này theo cách làm mới.
Lớp Học
sinh
Thái độ học sinh chú
ý đến nội dung bài
học.
Hào hứng, thú vị
với tiết học.

Xung phong trả
lời
11C1 33 85% 65% 15%
11C2 35 80% 50% 8%
11C3 31 85% 60% 8%
11A3 44 90% 70% 15%
Trên đây là những số liệu qua quá trình giảng dạy và đánh giá tôi đã rút ra thông
qua các lớp của khối lớp 11. Để thấy được kết quả và có những đánh giá cụ thể , rõ
ràng hơn cho sáng kiến này.
KẾT LUẬN.
Nhìn lại chặng đường phát triển của giáo dục Việt Nam chúng ta thấy Hồ Chí
Minh là một biểu tượng anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và đấu tranh chống lại đói nghèo và lạc hậu. Khi đất nước đang còn chìm trong
khói lửa của chiến tranh Bác đã nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột
bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta
ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành.”. Là thế hệ đi sau tôi luôn mong
muốn và cố gắng thực hiện theo tấm gương đạo đức của người để đóng góp một phần
nhỏ công sức của mình để giáo dục đối với học sinh trong phạm vi môn học của mình
cũng như đối với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy.
Thực ra để giảng dạy và đánh giá đạt hiêu quả vẫn phải phụ thuộc vào ý thức
của học sinh và sự nỗ lực của giáo viên cho nên Bác Hồ đã từng nói:
“ Siêng học tập thì mau biết
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”(400- HCM về giáo dục). Muốn dạy
tốt mà người học học không tốt thì cũng sẽ không có kết quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đặt ra câu hỏi và trả lời cho ta thấy được tác
dụng của cái mới trong trường học. Đối với cả giáo viên và học sinh. Bác nói: “ Các
thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực.
Các trò nên đua nhau học. biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỉ luật.” ( 374-HCM về
GD).
Qua đó và với nhưng gì đã đạt được như trong phần III đã chứng minh cho cách

thức làm mới đó có hiệu quả không chỉ là kết quả về điểm số mà cả về tinh thần, thái
độ học tập của học sinh.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm đầu tay của tôi có thể còn nhiều khiếm khuyết
kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để tôi sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa những
suy nghĩ của mình để đem đến những điều mà giáo dục mong đợi đó là truyền bá văn
minh nhân loại, là một trong những vai trò không thể thiếu của giáo dục nước ta nhất
là trong thời đại ngày nay chúng ta đang xây dựng để đến năm 2020 cơ bản trở thành
một quốc gia công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
MỤC LỤC
Phần Trang
Phần mở đầu. 1
1.Lí do chọn đề tài. 1

×