Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

skkn một số KINH NGHIỆM tự ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG tác KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục tại TRƯỜNG THPT XUÂN mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.68 KB, 19 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình đất nước ta đang phát triển với xu thế hội nhập quốc tế, giáo
dục giữ vai trò quan trọng và là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước. Trong
nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các cơ sở giáo dục cần phải nâng
cao chất lượng giáo dục để có thể tồn tại. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp nhà
quản lý đánh giá được chất lượng giáo dục một cách tổng thể để từ đó điều chỉnh
hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định.
Kiểm định chất lượng giáo dục đã ra đời khá lâu. Ở Mỹ và một số nước tiên
tiến trên thế giới, kiểm định chất lượng giáo dục đã trở thành hoạt động thường
xuyên. Tuy nhiên, tại Việt Nam hoạt động này còn khá mới mẻ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23
tháng 11 năm 2012, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28
tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo
dục phổ thông cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT
ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. Có
thể thấy rằng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đang được chú trọng tại Việt
Nam.
Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai
công tác tự đánh giá đối với các trường trong toàn tỉnh. Sở đã tổ chức hội nghị
kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ cốt cán của các cơ sở giáo dục
vào ngày 27 tháng 8 năm 2013 để triển khai thực hiện tại đơn vị. Mặc dù bản thân
đã được tập huấn rất cặn kẽ, có tài liệu hướng dẫn chi tiết nhưng lần đầu tiếp cận
với công tác tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường, nên
1



việc tổ chức tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014 đã gặp
nhiều khó khăn, lúng túng, công tác tự đánh giá đã có nhiều sai sót.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã hiểu rõ hơn về công tác
tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục tại trường trung học phổ thông và rút
ra được một số kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt công tác này. Vì vậy, tôi xin
mạnh dạn trình bày đề tài “ Một số kinh nghiệm tự đánh giá trong công tác kiểm
định chất lượng giáo dục tại trường THPT Xuân Mỹ”

2


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục
2.1.1. Chất lượng giáo dục
Theo nghĩa chung nhất, chất lượng giáo dục là tổng hoà những thuộc
tính, đặc điểm, bản chất của tất cả những bộ phận thuộc nền giáo dục nhất
định, làm cho nền giáo dục đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu phát triển
đất nước bền vững, thoả mãn nhu cầu và lợi ích của nhân dân và sự phát triển
của người học [1]
Đối với giáo dục, chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.
2.1.2. Kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo d ục v à Đào t ạo quy
định đối với trường ở từng trình độ đào tạo. Như vậy, kiểm định chất lượng
giáo dục là một hoạt động quản lý chất lượng và hiệu quả hướng tới mục
tiêu
- Đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn
đề ra như thế nào.
- Từ việc đánh giá thực tế, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu
của cơ sở giáo dục.

- Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu, lập kế hoạch phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất
lượng giáo dục.
2.1.3. Mục đích của kiểm định chất lượng cơ sở giáo d ục ph ổ
thông
- Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của
cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã h ội về
thực trạng chất lượng giáo dục;
- Để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3


2.1.4. Ý nghĩa của kiểm định cơ sở giáo dục phổ thông
- Giúp cơ sở giáo dục tự đánh giá lại các hoạt động giáo dục, các điều
kiện khác của đơn vị và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng.
- Giúp cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng chính
sách, đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng của nhà trường.
2.1.5. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo d ục phổ
thông
Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông gồm bốn
bước:
- Bước 1, tự đánh giá của cơ sở giáo dục.
- Bước 2, đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục.
- Bước 3, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.
- Bước 4, công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp
giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.
2.2. Tự đánh giá cơ sở giáo dục
2.2.1.Tự đánh giá cơ sở giáo dục

Tự đánh giá cơ sở giáo dục là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh
giá của cơ sở giáo dục căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá ch ất l ượng giáo d ục do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây
dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trong quá trình tự đánh giá theo từng tiêu chí, với mỗi tiêu chí nhà
trường cần làm sáng tỏ những vấn đề
- Mô tả, làm rõ thực trạng của cơ sở giáo dục.
- Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu...để đưa ra những nhận định, chỉ ra
những điểm mạnh, những tồn tại và biện pháp khắc phục.
- Lên kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo d ục c ủa c ơ s ở
giáo dục.
- Tự đánh giá từng tiêu chí đạt hay không đạt. [2, 398]
2.2.2. Chức năng của tự đánh giá
4


Tự đánh giá nhằm khẳng định chất lượng của cơ sở giáo dục ph ổ thông,
chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài. Thông qua báo cáo tự đánh giá của cơ s ở
giáo dục sẽ giúp đoàn đánh giá ngoài nắm được những thông tin cơ bản của
nhà trường.
Bên cạnh đó, hoạt động tự đánh giá còn giúp cho các thành viên của cơ
sở giáo dục hiểu rõ được chất lượng nhà trường, biết rõ những điểm mạnh để
phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Thấy rõ được nhà trường có đang
hoạt động theo cơ chế đúng đắn, hay cần thay đổi.
Tự đánh giá thu hút sự tham gia của nhiều người từ nhà quản lý đến tập
thể giáo viên, phụ huynh…nhằm trao đổi về việc nâng cao chất lượng giáo d ục
nhà trường.
2.2.3. Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm tổ chức và quản

lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; C ơ s ở vật ch ất
và trang thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục.
2.2.4. Quy trình tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau
- Thành lập hội đồng tự đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Công bố báo cáo tự đánh giá.
2.3. Thực tr ạng công tác tự đánh giá tại tr ường Trung học phổ thông
Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014
Năm học 2013 – 2014, lần đầu tiên Sở Giáo dục v à Đào t ạo Đồng Nai
triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục v à Đào t ạo
Đồng Nai đã tổ chức lớp tập huấn về công tác kiểm định ch ất l ượng giáo d ục

5


cho cán bộ chủ chốt của các cơ sở giáo dục, mỗi đơn vị có m ột th ành viên
được tham gia tập huấn.
Mặc dù được tập huấn rất chi tiết và cặn kẽ, tuy nhiên do lần đầu được
biết đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục, bản thân tôi – l à ng ười
được tham gia tập huấn và chịu trách nhiệm triển khai t ại đơn v ị đã c ảm th ấy
rất mơ hồ, lúng túng.
Chính vì vậy, công tác tự đánh giá tại Trường THPT Xuân Mỹ năm học
2013 – 2014 đã gặp nhiều khó khăn, các thành viên tham gia công tác t ự đánh
giá chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tự đánh giá,
chưa có kỹ năng trong việc tìm minh chứng, đánh giá các tiêu chí và viết báo

cáo tự đánh giá. Biên bản kiểm tra chéo của tr ường bạn cũng cho th ấy điều
này, trường còn nhiều sai sót trong công tác tự đánh giá. Cụ thể là:
- Phần hệ thống minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí chưa được mã hóa khoa
học, một số nguồn minh chứng có cùng nội dung nhưng được mã hóa khác
nhau.
- Cách ghi mã hóa minh chứng chưa phù hợp.
- Một số tiêu chí của các tiêu chuẩn 2,3 cách diễn giải chưa phù hợp và không
hiển thị minh chứng kèm theo.
Từ thực trạng đã nêu trên, bản thân tôi là ng ười được phân công ch ịu
trách nhiệm chính trong công tác tự đánh giá tại tr ường THPT Xuân M ỹ đã rút
ra được một số kinh nghiệm để công tác tự đánh giá tại trường THPT Xuân
Mỹ có thể thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Xin được trình b ày sau đây
một số kinh nghiệm tự đánh giá của bản thân tại trường THPT Xuân Mỹ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1.

Tập huấn cho toàn thể CB – GV – CNV tại đơn vị

Theo quy trình tự đánh giá, quy định tại Điều 23 - mục 2 – Chương III
ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, thì bước đầu tiên trong
quy trình tự đánh giá là thành lập hội đồng tự đánh giá. Nhưng bản thân tôi
nhận thấy, bước đầu tiên nên là tập huấn cho toàn th ể đội ng ũ của đơn v ị v ề
công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Mục đích của buổi tập huấn là giúp
6


cho tất cả thành viên của đơn vị hiểu được thế nào là kiểm định chất lượng
giáo dục, cũng như công tác tự đánh giá tại đơn vị.
Thông qua buổi tập huấn, để các thành viên của nhà trường thấy được
tầm quan trọng của công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo d ục.

Cần nhấn mạnh để mọi người thấy rằng công tác tự đánh giá giúp nh à tr ường
có thể khẳng định chất lượng của mình, đó cũng là cơ sở để phụ huynh, v à
học sinh lựa chọn trường để theo học. Đồng thời để tập thể hội đồng sư phạm
nhà trường nhìn nhận lại chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường,
từ đó có hướng điều chỉnh, phát triển ngày một nâng cao chất lượng nhà
trường.
Đây thật sự là bước quan trọng nhất trong công tác tự đánh giá t ại
trường trung học phổ thông. Thông qua buổi tập huấn này phải t ạo được s ự
đồng thuận trong tập thể hội đồng sư phạm, để mọi người đều thống nh ất v à
cố gắng tham gia vào công tác tự đánh giá.
Thông qua buổi tập huấn này, bước đầu cũng giúp các thành viên trong
nhà trường định hình được tự đánh giá cần phải thực hiện những công việc
như thế nào. Tuy nhiên, không cần tập huấn quá cụ thể, chi tiết cho toàn th ể
hội đồng.
3.2.

Thành lập hội đồng tự đánh giá

Sau buổi tập huấn và thảo luận với hội đồng liên tịch nhà trường, hiệu
trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng tự đánh giá có
ít nhất 5 thành viên. Theo kinh nghiệm tự đánh giá tại đơn vị, nên thành l ập
hội đồng tự đánh giá có 9 thành viên và trong 9 thành viên này sẽ có 7 thành
viên này là nhóm trưởng của 7 nhóm công tác và 2 th ành viên được phân công
làm thư ký, phụ trách viết báo cáo tự đánh giá.
Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính,
điều hành công tác tự đánh giá, phân công nhiệm vụ, giái quyết các khó khăn
vướng mắc phát sinh trong quá trình tự đánh giá.
Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng, nên chọn phó hi ệu
trưởng phụ trách công tác hành chính, chịu trách nhiệm về lưu tr ữ hồ s ơ, s ổ
sách, báo cáo của đơn vị sẽ có thể giúp hiệu trưởng thực hiện tốt công tác tự

7


đánh giá trong việc thu thập minh chứng, đặc biệt là công tác viết báo cáo tự
đánh giá.
Các thành viên còn lại trong hội đồng t ự đánh giá nên ch ọn phó hi ệu
trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, chủ t ịch công
đoàn, bí thư Đoàn TN, văn thư và thư ký hội đồng trường cũng l à th ư ký h ội
đồng tự đánh giá.
Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá, hội đồng họp phiên đầu tiên để
lấy ý kiến thành lập nhóm thư ký, và các nhóm công tác.
Nhóm thư ký gồm 3 thành viên, nhóm trưởng là th ư ký hội đồng t ự đánh
giá và hai thành viên còn lại nên chọn nhân viên văn th ư v à m ột giáo viên môn
văn để có thể thực hiện tốt công tác viết báo cáo, ghi chép và thu thập hồ sơ,
thông tin.
Hội đồng tự đánh giá cũng thảo luận để thành lập các nhóm công tác,
nên thành lập 7 nhóm công tác tương ứng với 5 tiêu chuẩn như sau
Nhóm công

Phụ trách đánh giá

Số tiêu

tác

tiêu chuẩn

chí

Nhóm 1, 2


Tiêu chuẩn 1

10

Nhóm 3

Tiêu chuẩn 2

5

Nhóm 4

Tiêu chuẩn 3

6

Nhóm 5

Tiêu chuẩn 4

3

Nhóm 6, 7

Tiêu chuẩn 5

12

Nội dung

Tổ chức và quản lý nhà
trường
Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh
Cơ sở vật chất và trang
thiết bị dạy học.
Quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.
Hoạt động giáo dục và
kết quả giáo dục.

Dựa vào số tiêu chí và nội dung của các tiêu chuẩn, hội đồng tự đánh
giá thành lập các nhóm công tác với số lượng, thành phần cụ thể như sau
Nhóm công

Phụ trách đánh

Số thành

tác
Nhóm 1

giá
Tiêu chuẩn 1 (tiêu

viên
3

chí 1 – 5)


Thành phần phụ trách
Hiệu trưởng (nhóm trưởng).
Giáo viên có khả năng viết báo
8


cáo.
Giáo viên phụ trách công tác
Đoàn TN
Phó HT phụ trách công tác hành
Nhóm 2

Tiêu chuẩn 1 (tiêu
chí 6 – 10)

3

chính (nhóm trưởng)
Đại diện cấp uỷ chi bộ
Kế toán.
Văn thư (nhóm trưởng)

Nhóm 3

Tiêu chuẩn 2

3

Hai giáo viên có kinh nghiệm, có
khả năng viết báo cáo.

Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở
vật chất (nhóm trưởng)

Nhóm 4

Tiêu chuẩn 3

4

Nhân viên y tế
Nhân viên thư viện
Nhân viên thiết bị.
Chủ tịch công đoàn (nhóm
trưởng)

Nhóm 5

Tiêu chuẩn 4

2

Đại diện hội cha mẹ học sinh
Giáo viên phụ trách công tác
tiếp dân
Phó HT chuyên môn (nhóm

Nhóm 6

Tiêu chuẩn 5 (tiêu
chí 1 – 6)


trưởng)
3

Giáo viên phụ trách công tác thể
thao, văn nghệ
TTCM khối xã hội.
Bí thư Đoàn TN(nhóm trưởng)

Nhóm 7

Tiêu chuẩn 5 (tiêu
chí 7 – 12)

3

Giáo viên phụ trách tổng hợp
điểm

Thư ký hội đồng trường.
Phân công nhiệm vụ như vậy để phù hợp với chức năng của từng thành
viên, bộ phận
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
+ Tiêu chí 1: cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường.
9


+ Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường.
+ Tiêu chí 3: Các tổ chức và các hội đồng.
+ Tiêu chí 4: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ

chuyên môn, tổ văn phòng
+ Tiêu chí 5: xây dựng chiến lược phát triển nhà trường
Các tiêu chí này chủ yếu về việc cơ cấu, tổ chức và xây dựng nhà
trường nên giao cho hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá các
tiêu chí này. Cùng với giáo viên phụ trách công tác đoàn TN để đánh giá về
công tác Đoàn – Hội. Nếu được thì một thành viên nữa nên chọn l à giáo viên
trong BCH Công Đoàn hoặc trong chi uỷ của Chi bộ.
+ Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của c ơ quan
quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
động của nhà trường
+ Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua
+ Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán b ộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh.
+ Tiêu chí 9: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
+ Tiêu chí 10: đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo l ực học đường, phòng ch ống d ịch
bệnh, phòng tránh các hiểm hoạ thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường
Nội dung các tiêu chí này tập trung về công tác qu ản lý GV, NV, h ọc
sinh, quản lý hành chính, tài chính và quản lý các hoạt động trong nh à tr ường
nên để phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính của nh à tr ường ch ịu
trách nhiệm chính đánh giá các tiêu chí này, cùng v ới nhân viên k ế toán v à
giáo viên đại diện cấp uỷ (nếu có).
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
+ Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu tr ưởng trong quá trình
triển khai các hoạt động giáo dục.
+ Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định
10



+ Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và vi ệc đảm b ảo các
quyền của giáo viên
+ Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính
sách theo quy định đối với đội ngũ nhân viên của nhà trương
̀
+ Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định
Tiêu chuẩn này đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
và học sinh. Các minh chứng cần thu thập là hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và học sinh cuả nhà trường. Hồ sơ của đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên và nhân viên thường do hiệu trưởng bảo quản, hoặc có thể do v ăn
thư giúp hiệu trưởng bảo quản. Còn hồ sơ của học sinh do văn thư bảo quản.
Nên tiêu chuẩn này giao cho nhân viên văn thư chịu trách nhiệm chính là phù
hợp nhất. Bên cạnh đó chọn thêm hai thành viên có uy tín v à có kh ả n ăng.
Hoặc tuỳ vào đặc điểm mỗi trường mà chọn người quản lý hồ sơ nhân sự, các
loại báo cáo,…
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
+ Tiêu chí 1: Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào
bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định
+ Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
+ Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục v ụ công tác qu ản
lý, dạy và học theo quy định
+ Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống n ước sạch, hệ
thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục
+ Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán b ộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh
+ Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng
thiết bị, đồ dùng dạy học
Tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn này đều tập trung đánh giá về cơ sở
vật chất của nhà trường nên giao cho phó hiệu trưởng cơ sở vật chất phụ trách,
cùng với nhân viên thư viện để đánh giá tiêu chí về thư viện, nhân viên thiết bị

phụ trách tiêu chí về thiết bị, đồ dùng dạy học và nhân viên y t ế ph ụ trách v ề
danh mục thuốc, nguồn nước,… Tuỳ vào đặc điểm của nhà trường có thể
11


chọn thêm giáo viên phụ trách CNTT để đánh giá các nội dung liên quan đến
công nghệ thông tin, hoặc giúp tìm các hình ảnh về cơ sở của nhà trường.
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
+ Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ
học sinh
+ Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính
quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn
lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục
+ Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể c ủa địa
phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch
sử, văn hoá dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục
Tiêu chuẩn này đánh giá về mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình
và xã hội, nên giao cho chủ tịch công đoàn làm nhóm trưởng, cùng với trưởng
ban đại diện cha mẹ học sinh, và giáo viên phụ trách công tác tiếp dân nếu có.
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
+ Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, các
quy định về chuyên môn
+ Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả
năng tự học của học sinh
+ Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương
+ Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ h ọc
sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định c ủa các
cấp quản lý giáo dục
+ Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của

Bộ iGáo dục và Đào tạo
+ Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh
Các tiêu chí trên chủ yếu tập trung vào công tác học tập của học sinh, vì
vậy nên phân công trách nhiệm cho phó hiệu trưởng chuyên môn. Bên cạnh đó
có nội dung giáo dục địa phương, nên phân công thêm một tổ tr ưởng chuyên
12


môn thuộc khối xã hội, có lồng ghép nội dung giáo dục địa ph ương v ào gi ờ
dạy. Về nội dung tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao có th ể
giao cho trưởng ban văn nghệ - thể thao hoặc giáo viên được giao nhiệm v ụ
phụ trách như bí thư Đoàn TN, tuỳ vào đặc điểm của từng trường.
+ Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng s ống thông qua các ho ạt động
học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh
+ Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh, môi tr ường l ớp h ọc, nh à
trường
+ Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng
mục tiêu giáo dục
+ Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp
ứng mục tiêu giáo dục
+ Tiêu chí 11: Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm
+ Tiêu chí 12: Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường
Các tiêu chí về kết quả xếp loại cuối năm có thể phân công cho giáo viên
phụ trách công tác tổng hợp điểm, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh
phụ trách. Hầu hết các trường hiện tại đều đã s ử dụng s ổ đi ểm đi ện t ử, giao
cho giáo viên phụ trách công nghệ thông tin tổng hợp điểm và thống kê báo cáo
nên các tiêu chí này có thể giao cho giáo viên đó ph ụ trách.Tiêu chí v ề rèn

luyện kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động h ướng nghi ệp có
thể giao cho giáo viên phụ trách công tác này đánh giá, nhưng tại các tr ường
thường do các giáo viên kiêm nhiệm chứ không có giáo viên phụ trách chính, kỹ
năng sống thường giao cho các thành viên trong BCH Đo àn TN. V ề tiêu chí
học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh, môi trường có thể giao cho bí th ư Đo àn TN.
Vậy những tiêu chí này đều có thể giao cho bí thư Đoàn TN đánh giá. Về tiêu
chí đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường thì nên
phân công cho thư ký hội đồng trường.
3.3.

Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
13


Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá và phân công các nhóm công tác,
chủ tịch hội đồng tự đánh giá tổ chức họp các thành viên để phân công nhiệm
vụ và xây dựng kế hoạch tự đánh giá. Cần lấy ý kiến của các thành viên trong
hội đồng về thời gian thu thập minh chứng, đánh giá tiêu chí... Sau khi các
thành viên nhất trí thì phải đảm bảo thực hiện đúng như kế hoạch đã xây
dựng
Kế hoạch tự đánh giá nên xây dựng chi tiết về thời gian, nhiệm vụ, các
công việc cần làm, ước tính kinh phí.
Quan trọng nhất là bảng thống kê các minh ch ứng cần thu th ập , bảng
thống kê phải thật chi tiết, cụ thể để định hướng cho các nhóm công tác nh ững
minh chứng cần thu thập, địa điểm để tìm minh chứng, thời gian hoàn thành .
(phụ lục đính kèm).
3.4.

Tập huấn cho các thành viên của nhóm công tác và nhóm thư ký


- Trước tiên phải để các thành viên này thấy được tầm quan trọng và lợi ích
của công tác tự đánh giá, từ đó mới cố gắng hết sức để thực hiện tốt công tác
này.
- Hướng dẫn các nhóm công tác thu thập minh chứng. Cần lập bảng các minh
chứng cần tìm cho từng nhóm công tác, hướng dẫn cách tìm minh chứng (nên
tìm ở đâu, bộ phận nào...). Khi lập bảng thống kê các minh ch ứng cần tìm,
cần lưu ý những minh chứng nào trùng lặp giữa các nhóm thì ch ỉ giao cho m ột
nhóm phụ trách thu thập minh chứng đó thôi.
- Hướng dẫn cách mã hóa minh chứng. Nên chuẩn bị sẵn số hộp đựng minh
chứng, để các nhóm công tác có thể mã hóa minh ch ứng ngay khi tìm được.
Theo kinh nghiệm tại trường THPT Xuân Mỹ, nên có 7 hộp đựng minh ch ứng,
tương ứng với 7 nhóm công tác. Số thứ tự của hộp đựng minh ch ứng trùng v ới
số thứ tự của nhóm công tác. Những minh chứng cồng kềnh chỉ làm một bảng
khai đường dẫn, không bỏ vào hộp.
- Hướng dẫn cách đánh giá tiêu chí, viết phiếu nhận xét tiêu chí. Qua công tác
tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ, nhận thấy một số thành viên khi đánh
giá tiêu chí còn nhầm lẫn giữa khái niệm điểm mạnh – thuận lợi, điểm yếu
14


– khó khăn. Vì vậy, khi tập huấn công tác này cần l àm rõ đi ểm m ạnh v à
điểm yếu là những yếu tố từ bên trong nội lực nhà trường, ví dụ nh ư đội ng ũ
giáo viên, trình độ giáo viên; thuận lợi – khó khăn là nh ững yếu tố tác động
từ bên ngoài ví dụ như chiến lược của địa phương. Nên khi đánh giá tiêu chí
cần phân biệt rõ để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. Từ
đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng.
-

Quan trọng nhất là tập huấn cho các nhóm đánh giá chính xác m ức độ đạt
của tiêu chí. Không nên nâng mức độ cũng như giảm mức độ của các tiêu chí,

mà phải đánh giá đúng thực trạng. Có như vậy thì công tác tự đánh giá m ới
đạt hiệu quả và đánh giá đúng chất lượng thực sự, đúng cấp độ của nhà
trường.

3.5.

Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng – Đánh giá mức độ đạt
được theo từng tiêu chí
Do các nhóm công tác hoạt động độc lập, nên sẽ xảy ra trường hợp thu
thập các minh chứng trùng lặp. Mặc dù đã có định hướng tr ước nh ưng v ẫn
không tránh khỏi trường hợp các minh ch ứng do các nhóm công tác thu th ập
được trùng lặp với nhau. Vì vậy, sau khi thu thập đủ các minh chứng, các nhóm
công tác cần lập danh mục minh chứng, ngồi họp l ại v ới nhau để so sánh, đối
chiếu các minh chứng thu thập được của các nhóm, sau đó mã hóa minh ch ứng.
Các minh chứng giống nhau chỉ lấy một lần, và mã hóa, lưu tr ữ tại hộp đựng
minh chứng của tiêu chuẩn sử dụng trước. Các tiêu chuẩn sau nếu cần s ử d ụng
minh chứng đó, chỉ nêu mã minh chứng thôi. Có thể có những minh chứng nhóm
công tác này thu thập được nhưng nhóm khác thì không, nên công tác h ọp đối
chiếu minh chứng còn giúp nâng cao hiệu quả và giúp các nhóm đánh giá chính
xác mức độ đạt của từng tiêu chí.
Vì các lí do nêu trên, việc tổ chức họp các nhóm công tác sau khi thu
thập xong các minh chứng là rất cần thiết.
Các nhóm công tác có bảng thống kê minh chứng hoàn thiện và mã hóa
xong thành danh mục mã minh chứng hoàn thiện thì ti ến h ành vi ết phi ếu đánh
giá tiêu chí, xác định mức độ đạt của từng tiêu chí.
15


Tùy vào đặc điểm và năng lực các thành viên của từng nhóm công tác,
nhóm trưởng có thể phân công cho từng thành viên phụ trách thu thập minh

chứng và viết phiếu đánh giá tiêu chí mà mình phụ trách luôn. Hoặc có th ể
phân công một thành viên thu thập minh chứng, một thành viên ch ịu trách
nhiệm viết phiếu đánh giá tiêu chí.
Phần quan trọng nhất khi viết phiếu đánh giá tiêu chí đó là kế hoạch cải
tiến chất lượng, phần này có thể giao cho các cá nhân viết nh ưng sau khi ho àn
thành thì nhóm phải họp lại và thảo luận để hoàn thiện, đưa ra kế hoạch tối
ưu nhất.
3.6.

Viết báo cáo tự đánh giá

Công tác này nên thực hiện ngay từ khi bắt đầu tiến hành tự đánh giá.
Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chính cùng v ới nhóm thư ký để vi ết báo
cáo. Đầu tiên nên viết phần cơ sở dữ liệu và phần đặt vấn đề tr ước. Không
đợi đến khi hoàn thiện phần đánh giá mới viết sẽ mất nhiều thời gian, không
kịp tiến độ theo kế hoạch.
Sau khi các nhóm công tác hoàn thiện công việc của nhóm, c ần có m ột
buổi họp hội đồng tự đánh giá để thông qua báo cáo của các nhóm công tác.
Hội đồng thảo luận và nhất trí mức độ đạt của các tiêu chí, tiêu chu ẩn. Quan
trọng nhất là thảo luận về kế hoạch cải tiến chất lượng của từng tiêu chí. H ội
đồng thống nhất đi đến kết luận. Sau đó giao cho nhóm th ư ký ho àn thi ện báo
cáo tự đánh giá dựa trên các phiếu đánh giá tiêu chí.
Báo cáo tự đánh giá sau khi được nhóm thư ký hoàn thành thì gửi cho
các thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Nếu các thành viên này có đóng góp
ý kiến thì nên tổ chức họp hội đồng tự đánh giá lần nữa để chỉnh sửa, hoàn
thiện. Nếu không có ý kiến thì thông qua.
Gửi dự thảo đến các bộ phận để lấy ý kiến của toàn thể đơn vị. Cuối
cùng hiệu trưởng xem xét, phê duyệt và thông qua.
3.7.


Công bố báo cáo tự đánh giá

- Theo quy định, công bố công khai báo cáo tự đánh giá trong thời gian 15 ngày.
- Có thể công khai theo hình thức niêm yết tại phòng hội đồng hoặc thông qua
cuộc họp.
16


- Tuy nhiên, hai hình thức công khai nêu trên hiệu quả sẽ không cao. Lí do là báo
cáo tự đánh giá tương đối dài, nếu niêm yết thì sẽ có ít cá nhân quan tâm v à
đọc hết báo cáo để góp ý bằng văn bản. Nếu thông qua trong cu ộc h ọp hội
đồng sẽ mất nhiều thời gian đọc, không thu hút được sự tập trung chú ý của
các cá nhân.
- Biện pháp công bố hiệu quả nhất là gửi bản sao báo cáo t ự đánh giá đến t ừng
bộ phận, giao trách nhiệm cho trưởng bộ phận tổ chức họp, thông qua báo cáo,
lấy ý kiến của các thành viên. Tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp
đến bộ phận, như vậy sẽ có thể thu thập được các ý kiến đóng góp của các bộ
phận liên quan một cách hiệu quả.
3.8.

Giải quyết chế độ - Kinh phí

Lần đầu tiên thực hiện tự đánh giá, nhà trường cũng gặp lung túng trong
việc giải quyết kinh phí, thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia công
tác.
Đến tháng 8 năm 2014 đã có Thông tư hướng dẫn về việc gi ải quy ết
kinh phí cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, Thông tư số
125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 về việc hướng dẫn nội
dung, mức chi đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 2, quy định chi cho hoạt động tự đánh giá có 2 khoản. Trong đó,

chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu th ập thông tin, minh
chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan:
Thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 n ăm 2011 c ủa B ộ
Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc
điều tra thống kê.
I.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Như đã trình bày ở trên, công tác tự đánh giá lần đầu tiên th ực hi ện t ại

trường THPT Xuân Mỹ đã gặp nhiều khó khăn lúng túng. Đơn vị được phân
công kiểm tra chéo về công tác tự đánh giá của nhà trường cũng đã có những
nhận xét thực tế về các thiếu sót mà nhà trường mắc phải.
Tuy chu kỳ đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông là 5 năm một lần, nhưng
do năm học 2013 – 2014 nhà trường đã không thực hi ện tốt công tác n ày nên
17


các năm học tiếp theo là năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016 nhà tr ường
đã tiếp tục tổ chức hoàn thiện công tác tự đánh giá.
Dựa vào những giải pháp đã nêu, nhà trường đã bổ sung và hoàn thành
tốt công tác tự đánh giá. Hiện tại, tập thể CB – GV – CNV c ủa tr ường đã
nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác kiểm định chất
lượng giáo dục nhà trường. Các thành viên của các nhóm công tác đã thực hiện
thành thạo việc thu thập minh chứng, mã hóa các minh chứng m ột cách khoa
học, hợp lý, viết phiếu đánh giá tiêu chí mạch lạc, khoa học, phù hợp.
Nhờ có kinh nghiệm nên công tác tự đánh giá đã được thực hi ện m ột
cách nhanh chóng, chính xác và khoa học. Các thành viên được phân công
không còn thấy áp lực, nặng nề khi làm công tác này nữa. Các minh ch ứng
được thu thập nhanh chóng và mã hóa một cách hợp lý.

Qua công tác tự đánh giá xác định được Trường THPT Xuân Mỹ đạt cấp
độ I. Từ đó đã giúp cho các thành viên trong nhà trường t ự nhìn nh ận lại ch ất
lượng, thực lực của đơn vị. Quan trọng hơn là nắm rõ được những điểm mạnh
và điểm yếu cũng như đã đề ra được kế hoạch cải tiến trong báo cáo tự đánh
giá.
Nhìn chung đề tài đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị.
II.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này có thể sử dụng để thực hiện tốt công tác tự đánh giá tại

trường THPT Xuân Mỹ.
Đối với các trường phổ thông lần đầu thực hiện công tác t ự đánh giá,
hoặc còn gặp khó khăn, lúng túng trong công tác t ự đánh giá cũng có th ể s ử
dụng đề tài này để thực hiện tự đánh giá một cách nhanh chóng, khoa học.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện 5 năm một lần. Tuy
nhiên, các cơ sở giáo dục nên thực hiện công tác thu th ập minh ch ứng h àng
năm. Hội đồng tự đánh giá sẽ làm việc vào cuối mỗi năm học, đối v ới các
minh chứng thay đổi từng năm thì vào cuối năm học sẽ thay thế của năm cũ
nhất bằng năm mới. Như vậy đến chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, thì
công tác thu thập minh chứng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Gi ữ nguyên hội đồng
tự đánh giá và các nhóm công tác. Các thành viên trong nhóm được phân công
18


nhiệm vụ cố định. Hộp đựng minh chứng do các nhóm công tác chịu trách
nhiệm bảo quản, lưu trữ và bổ sung hàng năm.
III.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Thành Hưng, (2003), Chất lượng giáo dục.
2. Nguyễn Xuân Tế, 2013, Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông , Trường
Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
IV.

PHỤ LỤC
Bảng dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí

19



×