MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƢỜNG THPT XUÂN MỸ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình đất nước ta đang phát triển với xu thế hội nhập quốc tế, giáo
dục giữ vai trò quan trọng và là nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước. Trong
nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các cơ sở giáo dục cần phải nâng
cao chất lượng giáo dục để có thể tồn tại. Kiểm định chất lượng giáo dục giúp nhà
quản lý đánh giá được chất lượng giáo dục một cách tổng thể để từ đó điều chỉnh
hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định.
Kiểm định chất lượng giáo dục đã ra đời khá lâu. Ở Mỹ và một số nước tiên
tiến trên thế giới, kiểm định chất lượng giáo dục đã trở thành hoạt động thường
xuyên. Tuy nhiên, tại Việt Nam hoạt động này còn khá mới mẻ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23
tháng 11 năm 2012, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
1
và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28
tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo
dục phổ thông cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT
ngày 15 tháng 01 năm 2013 về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học. Có
thể thấy rằng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đang được chú trọng tại Việt
Nam.
Năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai
công tác tự đánh giá đối với các trường trong toàn tỉnh. Sở đã tổ chức hội nghị
kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ cốt cán của các cơ sở giáo dục
vào ngày 27 tháng 8 năm 2013 để triển khai thực hiện tại đơn vị. Mặc dù bản thân
đã được tập huấn rất cặn kẽ, có tài liệu hướng dẫn chi tiết nhưng lần đầu tiếp cận
với công tác tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường, nên
2
việc tổ chức tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014 đã gặp
nhiều khó khăn, lúng túng, công tác tự đánh giá đã có nhiều sai sót.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã hiểu rõ hơn về công tác
tự đánh giá – kiểm định chất lượng giáo dục tại trường trung học phổ thông và rút
ra được một số kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt công tác này. Vì vậy, tôi xin
mạnh dạn trình bày đề tài “ Một số kinh nghiệm tự đánh giá trong công tác kiểm
định chất lượng giáo dục tại trường THPT Xuân Mỹ”
3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Kiểm định chất lƣợng giáo dục
2.1.1. Chất lƣợng giáo dục
Theo nghĩa chung nhất, chất lượng giáo dục là tổng hoà những thuộc tính,
đặc điểm, bản chất của tất cả những bộ phận thuộc nền giáo dục nhất định, làm
cho nền giáo dục đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu phát triển đất nước bền
vững, thoả mãn nhu cầu và lợi ích của nhân dân và sự phát triển của người học [1]
Đối với giáo dục, chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.
2.1.2. Kiểm định chất lƣợng giáo dục
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối
với trường ở từng trình độ đào tạo. Như vậy, kiểm định chất lượng giáo dục là
một hoạt động quản lý chất lượng và hiệu quả hướng tới mục tiêu
4
- Đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra
như thế nào.
- Từ việc đánh giá thực tế, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu của cơ
sở giáo dục.
- Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu, lập kế hoạch phát huy điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.
2.1.3. Mục đích của kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục phổ
thông
- Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở
giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực
trạng chất lượng giáo dục;
- Để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
5
2.1.4. Ý nghĩa của kiểm định cơ sở giáo dục phổ thông
- Giúp cơ sở giáo dục tự đánh giá lại các hoạt động giáo dục, các điều kiện
khác của đơn vị và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng.
- Giúp cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng chính sách,
đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng của nhà trường.
2.1.5. Quy trình kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục phổ thông
Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông gồm bốn bước:
- Bước 1, tự đánh giá của cơ sở giáo dục.
- Bước 2, đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục.
- Bước 3, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.
- Bước 4, công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và
cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.
2.2. Tự đánh giá cơ sở giáo dục
2.2.1.Tự đánh giá cơ sở giáo dục
6
Tự đánh giá cơ sở giáo dục là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá
của cơ sở giáo dục căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch
cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục.
Trong quá trình tự đánh giá theo từng tiêu chí, với mỗi tiêu chí nhà trường
cần làm sáng tỏ những vấn đề
- Mô tả, làm rõ thực trạng của cơ sở giáo dục.
- Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu...để đưa ra những nhận định, chỉ ra
những điểm mạnh, những tồn tại và biện pháp khắc phục.
- Lên kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của cơ
sở giáo dục.
- Tự đánh giá từng tiêu chí đạt hay không đạt. [2, 398]
2.2.2. Chức năng của tự đánh giá
7
Tự đánh giá nhằm khẳng định chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông,
chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài. Thông qua báo cáo tự đánh giá của cơ sở
giáo dục sẽ giúp đoàn đánh giá ngoài nắm được những thông tin cơ bản của nhà
trường.
Bên cạnh đó, hoạt động tự đánh giá còn giúp cho các thành viên của cơ sở
giáo dục hiểu rõ được chất lượng nhà trường, biết rõ những điểm mạnh để phát huy
và những điểm yếu cần khắc phục. Thấy rõ được nhà trường có đang hoạt động
theo cơ chế đúng đắn, hay cần thay đổi.
Tự đánh giá thu hút sự tham gia của nhiều người từ nhà quản lý đến tập thể
giáo viên, phụ huynh…nhằm trao đổi về việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà
trường.
2.2.3. Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
Nội dung tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm tổ chức và quản lý
nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; Cơ sở vật chất và
8
trang thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động giáo
dục và kết quả giáo dục.
2.2.4. Quy trình tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau
- Thành lập hội đồng tự đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Công bố báo cáo tự đánh giá.
2.3. Thực trạng công tác tự đánh giá tại trƣờng Trung học phổ thông
Xuân Mỹ năm học 2013 – 2014
Năm học 2013 – 2014, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai triển
khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
9
tổ chức lớp tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ
chốt của các cơ sở giáo dục, mỗi đơn vị có một thành viên được tham gia tập huấn.
Mặc dù được tập huấn rất chi tiết và cặn kẽ, tuy nhiên do lần đầu được biết
đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục, bản thân tôi – là người được tham gia
tập huấn và chịu trách nhiệm triển khai tại đơn vị đã cảm thấy rất mơ hồ, lúng
túng.
Chính vì vậy, công tác tự đánh giá tại Trường THPT Xuân Mỹ năm học 2013
– 2014 đã gặp nhiều khó khăn, các thành viên tham gia công tác tự đánh giá chưa
thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tự đánh giá, chưa có kỹ năng
trong việc tìm minh chứng, đánh giá các tiêu chí và viết báo cáo tự đánh giá. Biên
bản kiểm tra chéo của trường bạn cũng cho thấy điều này, trường còn nhiều sai sót
trong công tác tự đánh giá. Cụ thể là:
- Phần hệ thống minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí chưa được mã hóa
khoa học, một số nguồn minh chứng có cùng nội dung nhưng được mã hóa khác
nhau.
10
- Cách ghi mã hóa minh chứng chưa phù hợp.
- Một số tiêu chí của các tiêu chuẩn 2,3 cách diễn giải chưa phù hợp và
không hiển thị minh chứng kèm theo.
Từ thực trạng đã nêu trên, bản thân tôi là người được phân công chịu trách
nhiệm chính trong công tác tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ đã rút ra được
một số kinh nghiệm để công tác tự đánh giá tại trường THPT Xuân Mỹ có thể thực
hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Xin được trình bày sau đây một số kinh nghiệm
tự đánh giá của bản thân tại trường THPT Xuân Mỹ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1.
Tập huấn cho toàn thể CB – GV – CNV tại đơn vị
Theo quy trình tự đánh giá, quy định tại Điều 23 - mục 2 – Chương III ban
hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, thì bước đầu tiên trong quy trình
tự đánh giá là thành lập hội đồng tự đánh giá. Nhưng bản thân tôi nhận thấy, bước
đầu tiên nên là tập huấn cho toàn thể đội ngũ của đơn vị về công tác kiểm định chất
11
lượng giáo dục. Mục đích của buổi tập huấn là giúp cho tất cả thành viên của đơn
vị hiểu được thế nào là kiểm định chất lượng giáo dục, cũng như công tác tự đánh
giá tại đơn vị.
Thông qua buổi tập huấn, để các thành viên của nhà trường thấy được tầm
quan trọng của công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cần nhấn
mạnh để mọi người thấy rằng công tác tự đánh giá giúp nhà trường có thể khẳng
định chất lượng của mình, đó cũng là cơ sở để phụ huynh, và học sinh lựa chọn
trường để theo học. Đồng thời để tập thể hội đồng sư phạm nhà trường nhìn nhận
lại chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường, từ đó có hướng điều chỉnh,
phát triển ngày một nâng cao chất lượng nhà trường.
Đây thật sự là bước quan trọng nhất trong công tác tự đánh giá tại trường
trung học phổ thông. Thông qua buổi tập huấn này phải tạo được sự đồng thuận
trong tập thể hội đồng sư phạm, để mọi người đều thống nhất và cố gắng tham gia
vào công tác tự đánh giá.
12
Thông qua buổi tập huấn này, bước đầu cũng giúp các thành viên trong nhà
trường định hình được tự đánh giá cần phải thực hiện những công việc như thế
nào. Tuy nhiên, không cần tập huấn quá cụ thể, chi tiết cho toàn thể hội đồng.
3.2.
Thành lập hội đồng tự đánh giá
Sau buổi tập huấn và thảo luận với hội đồng liên tịch nhà trường, hiệu
trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng tự đánh giá có ít
nhất 5 thành viên. Theo kinh nghiệm tự đánh giá tại đơn vị, nên thành lập hội đồng
tự đánh giá có 9 thành viên và trong 9 thành viên này sẽ có 7 thành viên này là
nhóm trưởng của 7 nhóm công tác và 2 thành viên được phân công làm thư ký, phụ
trách viết báo cáo tự đánh giá.
Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính, điều
hành công tác tự đánh giá, phân công nhiệm vụ, giái quyết các khó khăn vướng
mắc phát sinh trong quá trình tự đánh giá.
Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng, nên chọn phó hiệu
trưởng phụ trách công tác hành chính, chịu trách nhiệm về lưu trữ hồ sơ, sổ sách,
13
báo cáo của đơn vị sẽ có thể giúp hiệu trưởng thực hiện tốt công tác tự đánh giá
trong việc thu thập minh chứng, đặc biệt là công tác viết báo cáo tự đánh giá.
Các thành viên còn lại trong hội đồng tự đánh giá nên chọn phó hiệu trưởng
chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, chủ tịch công đoàn, bí thư
Đoàn TN, văn thư và thư ký hội đồng trường cũng là thư ký hội đồng tự đánh giá.
Sau khi thành lập hội đồng tự đánh giá, hội đồng họp phiên đầu tiên để lấy ý
kiến thành lập nhóm thư ký, và các nhóm công tác.
Nhóm thư ký gồm 3 thành viên, nhóm trưởng là thư ký hội đồng tự đánh giá
và hai thành viên còn lại nên chọn nhân viên văn thư và một giáo viên môn văn để
có thể thực hiện tốt công tác viết báo cáo, ghi chép và thu thập hồ sơ, thông tin.
Hội đồng tự đánh giá cũng thảo luận để thành lập các nhóm công tác, nên
thành lập 7 nhóm công tác tương ứng với 5 tiêu chuẩn như sau
Nhóm công
Phụ trách đánh giá
Số tiêu
Nội dung
14
tác
tiêu chuẩn
chí
Tổ chức và quản lý nhà
Nhóm 1, 2
Tiêu chuẩn 1
10
trường
Cán bộ quản lý, giáo viên,
Nhóm 3
Tiêu chuẩn 2
5
nhân viên và học sinh
Cơ sở vật chất và trang thiết
Nhóm 4
Tiêu chuẩn 3
6
bị dạy học.
Quan hệ giữa nhà trường,
Nhóm 5
Tiêu chuẩn 4
3
gia đình và xã hội.
Hoạt động giáo dục và kết
Nhóm 6, 7
Tiêu chuẩn 5
12
quả giáo dục.
Dựa vào số tiêu chí và nội dung của các tiêu chuẩn, hội đồng tự đánh giá
thành lập các nhóm công tác với số lượng, thành phần cụ thể như sau
15
Nhóm công
Số thành
Phụ trách đánh giá
tác
Thành phần phụ trách
viên
Hiệu trưởng (nhóm trưởng).
Giáo viên có khả năng viết báo
Tiêu chuẩn 1 (tiêu
Nhóm 1
3
cáo.
chí 1 – 5)
Giáo viên phụ trách công tác
Đoàn TN
Phó HT phụ trách công tác hành
chính (nhóm trưởng)
Tiêu chuẩn 1 (tiêu
Nhóm 2
3
chí 6 – 10)
Đại diện cấp uỷ chi bộ
Kế toán.
Văn thư (nhóm trưởng)
Nhóm 3
Tiêu chuẩn 2
3
Hai giáo viên có kinh nghiệm, có
16
khả năng viết báo cáo.
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở
vật chất (nhóm trưởng)
Nhóm 4
Tiêu chuẩn 3
4
Nhân viên y tế
Nhân viên thư viện
Nhân viên thiết bị.
Chủ tịch công đoàn (nhóm
trưởng)
Nhóm 5
Tiêu chuẩn 4
2
Đại diện hội cha mẹ học sinh
Giáo viên phụ trách công tác tiếp
dân
Phó HT chuyên môn (nhóm
Tiêu chuẩn 5 (tiêu
Nhóm 6
3
trưởng)
chí 1 – 6)
Giáo viên phụ trách công tác thể
17
thao, văn nghệ
TTCM khối xã hội.
Bí thư Đoàn TN(nhóm trưởng)
Tiêu chuẩn 5 (tiêu
Nhóm 7
Giáo viên phụ trách tổng hợp
3
chí 7 – 12)
điểm
Thư ký hội đồng trường.
Phân công nhiệm vụ như vậy để phù hợp với chức năng của từng thành viên,
bộ phận
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
+ Tiêu chí 1: cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường.
+ Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường.
+ Tiêu chí 3: Các tổ chức và các hội đồng.
+ Tiêu chí 4: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên
môn, tổ văn phòng
18
+ Tiêu chí 5: xây dựng chiến lược phát triển nhà trường
Các tiêu chí này chủ yếu về việc cơ cấu, tổ chức và xây dựng nhà trường nên
giao cho hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá các tiêu chí này.
Cùng với giáo viên phụ trách công tác đoàn TN để đánh giá về công tác Đoàn –
Hội. Nếu được thì một thành viên nữa nên chọn là giáo viên trong BCH Công
Đoàn hoặc trong chi uỷ của Chi bộ.
+ Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý
giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường
+ Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua
+ Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh.
+ Tiêu chí 9: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
19
+ Tiêu chí 10: đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh,
phòng tránh các hiểm hoạ thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường
Nội dung các tiêu chí này tập trung về công tác quản lý GV, NV, học sinh,
quản lý hành chính, tài chính và quản lý các hoạt động trong nhà trường nên để
phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính của nhà trường chịu trách nhiệm
chính đánh giá các tiêu chí này, cùng với nhân viên kế toán và giáo viên đại diện
cấp uỷ (nếu có).
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
+ Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển
khai các hoạt động giáo dục.
+ Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định
+ Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền
của giáo viên
20
+ Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách theo
quy định đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường
+ Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định
Tiêu chuẩn này đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, và
học sinh. Các minh chứng cần thu thập là hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và học sinh cuả nhà trường. Hồ sơ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên thường do hiệu trưởng bảo quản, hoặc có thể do văn thư giúp hiệu
trưởng bảo quản. Còn hồ sơ của học sinh do văn thư bảo quản. Nên tiêu chuẩn này
giao cho nhân viên văn thư chịu trách nhiệm chính là phù hợp nhất. Bên cạnh đó
chọn thêm hai thành viên có uy tín và có khả năng. Hoặc tuỳ vào đặc điểm mỗi
trường mà chọn người quản lý hồ sơ nhân sự, các loại báo cáo,…
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
+ Tiêu chí 1: Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào
bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định
+ Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
21
+ Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý,
dạy và học theo quy định
+ Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống
thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục
+ Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh
+ Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị,
đồ dùng dạy học
Tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn này đều tập trung đánh giá về cơ sở vật
chất của nhà trường nên giao cho phó hiệu trưởng cơ sở vật chất phụ trách, cùng
với nhân viên thư viện để đánh giá tiêu chí về thư viện, nhân viên thiết bị phụ trách
tiêu chí về thiết bị, đồ dùng dạy học và nhân viên y tế phụ trách về danh mục
thuốc, nguồn nước,… Tuỳ vào đặc điểm của nhà trường có thể chọn thêm giáo
viên phụ trách CNTT để đánh giá các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin,
hoặc giúp tìm các hình ảnh về cơ sở của nhà trường.
22
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
+ Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh
+ Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền
và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây
dựng nhà trường và môi trường giáo dục
+ Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương,
huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân
tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục
Tiêu chuẩn này đánh giá về mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã
hội, nên giao cho chủ tịch công đoàn làm nhóm trưởng, cùng với trưởng ban đại
diện cha mẹ học sinh, và giáo viên phụ trách công tác tiếp dân nếu có.
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
23
+ Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, các quy
định về chuyên môn
+ Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên
cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của
học sinh
+ Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương
+ Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh
học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản
lý giáo dục
+ Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ
iGáo dục và Đào tạo
+ Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh
24
Các tiêu chí trên chủ yếu tập trung vào công tác học tập của học sinh, vì vậy
nên phân công trách nhiệm cho phó hiệu trưởng chuyên môn. Bên cạnh đó có nội
dung giáo dục địa phương, nên phân công thêm một tổ trưởng chuyên môn thuộc
khối xã hội, có lồng ghép nội dung giáo dục địa phương vào giờ dạy. Về nội dung
tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao có thể giao cho trưởng ban văn
nghệ - thể thao hoặc giáo viên được giao nhiệm vụ phụ trách như bí thư Đoàn TN,
tuỳ vào đặc điểm của từng trường.
+ Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học
tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
+ Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh, môi trường lớp học, nhà
trường
+ Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục
tiêu giáo dục
+ Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng
mục tiêu giáo dục
25