Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn cải TIẾN sắp xếp SÁCH TRÊN GIÁ THEO KHO mở PHỤC vụ bạn đọc TRONG TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Phòng Kế hoạch -Tài chính
_______________
Mã số: ………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẢI TIẾN SẮP XẾP SÁCH TRÊN GIÁ THEO KHO MỞ
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Hà Minh Thư
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí thư viện

Năm học: 2015-2016

1


SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Hà Minh Thư.
2. Ngày tháng năm sinh: 07-08-1957.
3. Nam ( nữ): Nam.
4. Địa chỉ: 15/6 đường CM tháng 8, phường Hòa Bình, Tp. Biên Hòa.
5. Điện thoại: 061 3843135.
6. Fax:
7. Chức vụ: Chuyên viên.
8. Nhiệm vụ được giao: phụ trách công tác Thư viện- Thiết bị.
9. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Năm nhận bằng: 1998.


- Chuyên ngành đào tạo: Thông tin – Thư viện.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí thư viện.
- Số năm có kinh nghiệm: 19 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Tổ chức cải tiến phục vụ bạn đọc trong các nhà trường THCS qua việc thực
hiện kho mở.
+ Một số kinh nghiệm cải tiến phong trào thi đua đọc sách trong các nhà
trường phổ thông.
+ Một số cải tiến trong việc thống kê bạn đọc đến thư viện khi chưa có điều
kiện trang bị phần mềm thư viện trong nhà trường phổ thông.
_________________________________

2


Tên sáng kiến kinh nghiệm
CẢI TIẾN SẮP XẾP SÁCH TRÊN GIÁ THEO KHO MỞ
PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG TRƯỜNG THCS
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xây dựng văn hòa đọc cho giáo viên và học sinh tronh nhà trường hiện
nay đã được các cấp, các ngành quan tâm nhằm góp phần xây dựng con người
mới và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường để thực hiện
tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Ngày 28 tháng 3 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
1246/ BGDĐT- GDTX về việc Tổ chức Ngày sách Việt Nam lần 3 nhằm tôn
vinh giá trị sách, khẳng định vai trò, vi trí, tầm quan trọng của sách trong đời
sống xã hội, xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng và tôn vinh những người
tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; đồng
thời xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập,

một nét đẹp trong đời sống tinh thần của cộng đồng.
Qua việc thực hiện Ngày sách Việt Nam 3 năm gần đây đã cho thấy sự
quan tâm, đầu tư của các cấp Lãnh đạo trong hoạt động văn hóa nói chung và
trong lĩnh vực hoạt động thư viện của các đơn vị nói riêng nhất là lĩnh vực hoạt
động thư viện trong các trường học để góp phần đẩy mạnh các tệ nạn xã hội
đang có nguy cơ len lỏi vào nhà trường.
Trong những năm học gần đây, Thư viện các trường học nhìn chung đã
đẩy mạnh công tác bạn đọc để phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong nhà
trường dưới nhiều hình thức; người phụ trách thư viện nhà trường cũng tốn khá
nhiều công sức trong việc sắp xếp công việc để phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc, vì
nhu cầu bạn đọc luôn là mục tiêu là nguồn động lực để phát tiển công tác thư
viện trong các nhà trường hiện nay.
Qua thực tế. công tác phục vụ bạn đọc tại các thư viện các trường còn
nhiều khó khăn; vì đa số nhà trường chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất
khang trang cho thư viện: diện tích phòng đọc, không gian đọc, …; hơn nữa vẫn
còn một số giáo viên thư viện còn kiêm nhiệm chưa qua học lớp đào tạo chính
3


quy nghiệp vụ thư viện nên việc sắp xếp phù hợp nghiệp vụ thư viện là khá vất
vả đối với các giáo viên kiêm nhiệm này; điều này đã thúc đẩy tôi đến với đề tài
này nhằm thay thế một phần giải pháp đã có để đưa hoạt động thư viện tại các
nhà trường THCS ngày càng hiệu quả hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Những quan điểm hoặc các giải pháp đã có trước.
Để công tác thư viện phù hợp với sự tiến bộ của xã hội cũng như nhu cầu
đọc của giáo viên và học sinh trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay
thế văn bản cũ trước đây bằng văn bản mới sau để các đơn vị xây dựng các thư
viện tốt hơn:
- Ngày 02 tháng 01 năm 2003, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban

hành Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn
thư viện trường phổ thông.
- Ngày 17 tháng 12 năm 2004, Bộ giáo dục và Đào tạo có công văn số
11185/GDTH về việc Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường phổ
thông.
Trên cơ sở các văn bản này, các nhà trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
của Tổ công tác thư viện để tuyên truyền, vận động và thu hút bạn đọc đến thư
viện nhà trường; đối với công tác nghiệp vụ việc sắp xếp sách trên giá, kệ, tủ thì
tùy vào thư viện lớn hoặc nhỏ. Đối với thư viện nhỏ, nên chọn theo hướng đăng
kí cá biệt để giảm bớt diện tích kho không bị choáng nhiều chỗ do khối lượng tủ,
kệ trưng bày sách có trong thư viện; còn đối với thư viện lớn thì xếp sách trong
kho theo môm loại và mỗi lần có bạn đọc đến mược sách thì chỉ có giáo viên
thư viện mới được vào kho để lấy sách ra ngoài cho giáo viên và học sinh mượn;
không ai được tự tiện lấy sách trong kho khi chưa có sự đồng ý của giáo viên
quản lý thư viện nhà trường.
Trong những năm qua, một số các trường THCS do diện tích thư viện
chật hẹp đã thực hiện sắp xếp kho sách tại thư viện theo số đăng ký cá biệt, việc
này giúp tiện sắp xếp trên tủ, kệ được dễ dàng, không mất nhiều công sức dồn
sách trên giá, kiểm kê thuận lợi, giáo viên thư viện có thể vào kho lấy sách

4


nhanh, nhưng nếu số bạn đọc đến nhiều cùng một lúc thì giáo viên thư viện khó
xoay sở để phục vụ cùng lúc.
Một số các trường có diện tích thư viện rộng hơn đã bước đầu xếp kho
theo kho mở đối với tủ sách tham khảo để thu hút bạn đọc, nhưng vẫn giữ việc
xếp sách trên giá theo số đăng kí cá biệt.
Qua thực tế, việc làm trên hiệu quả phục vụ bạn đọc không cao, thời gian
tìm sách và giao sách đến tay bạn đọc vẫn chậm, mặc dù có áp dụng kho mở

nhưng kể cả bạn đọc và giáo viên thư viện đôi lúc tìm sách vẫn vất vả, khó khăn.
2. Những hạn chế của giải pháp đã có:
Việc thực hiện sắp xếp sách theo số đăng kí cá biệt tại kho hay tại phòng đọc
hiện nay thể hiện sự lạc hậu và nhiều hạn chế:
- Giáo viên và học sinh đến đọc tại thư viện tìm sách lâu và mất thời gian.
- Việc quản lí ghi chép vào sổ sách khó khăn và phục vụ bạn đọc không được
nhiều.
- Bạn đọc phải thông qua mục lục thì mới tìm sách được dễ dàng và nhanh
chóng.
- Không thể hiện được tính tư tưởng và tính khoa học trong cách sắp xếp
sách trên tủ, giá, kệ.
- Giáo viên và học sinh khó nắm được thành phần sách trực tiếp trên giá, tủ,
kệ sách.
- Các sách có cùng tên của cùng một tác giả, cùng các yếu tố về xuất bản
phẩm như nhau, do thời gian mua sách khác nhau nên sắp xếp rải ra ở nhiều tủ,
giá hoặc kệ không tập trung tại cùng một vị trí trên già được.
- Cũng tương tự như trên, các sách cùng chủ đề của nhiều tác giả cũng không
được tập trung về một vị trí để so sánh, đối chiếu, nâng tầm nhìn khái quát các
tác phẩm, các tác giả qua từng thời gian, từng thời kỳ để có nhận định đánh giá
là khó khăn trong quá trình tìm kiếm trực tiếp trên giá.
- Hạn chế khi thư viện có nhu cầu trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề trong
các ngày lễ hoặc tổ chức giới thiệu sách, các tác phẩm của cùng một tác giả vì
phải mất thời gian tìm sách để trưng bày chung vào trong một tủ mới.

5


- Nguồn sách tham khảo đầu tư cho thư viện khó nhận biết qua việc xếp sách
trên các tủ, giá, kệ vì môn loại của các sách không thể nắm bắt được số lượng
khi để dồn chúng trên các giá.

- Việc đầu tư nâng cao chất lượng phòng đọc tại cơ sở hạn chế, các sách hay
có khi không đến tay bạn đọc, nếu thư viện chưa thực hiện các thư mục sách
trong nhà trường mà chỉ thuần sử dụng bảng mục lục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp thực hiện:
a) Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
Để đáp ứng nguồn tri thức có trong sách tại các thư viện nhà trường hiện nay
và đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc, thì việc tổ chức phục vụ bạn đọc theo kho mở
là phù hợp nhưng phải cải tiến thêm việc sấp xếp sách trên tủ, giá, kệ là xếp theo
Phân loại và Chữ cái; do đó, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xem lại các phòng được bố trí là phòng đọc của thư viện nhà trường; để sắp
xếp sao cho không gian thoáng, mát, đủ ánh sáng phục vụ giáo viên và học sinh.
- Kiểm kê các loại sách tham khảo hiện có trong nhà trường.
- Kiểm lại các tủ, giá, kệ hiện có.
- Từ nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh xây dựng việc xếp sách trên
giá, tủ, kệ theo Phân loại và Chữ cái dưới hình thức kho mở; các sách trong kho
được sắp xếp và phân loại theo 17 mục lớn của bảng phân loại hiện nay (các ký
hiệu phân loại phù hợp với Mục lục phân loại trong thư viện nhà trường) và
trong mỗi mục này thì sách được xếp theo chữ cái của tiêu đề mô tả, nhằm tập
trung các sách của một tác giả hay các sách của nhiều tác giả về cùng một vị trí
trên giá sách, giúp cho bạn đọc nghiên cứu về sách thuận lợi, khoa học hơn; sau
đó tiến hành sắp xếp các sách này vào các tủ trong kho mở để giáo viên và học
sinh khi đến thư viện có thể tự lấy trên giá sách không cần thông qua giáo viên
thư viện để lấy sách nữa. Trong mỗi ngăn của các tủ này ta cũng cần dán thêm
bên ngoài ngăn cho biết sách trong ngăn được xếp từ vần nào đến vần nào để dễ
dàng cho bạn đọc tìm sách.
b) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp so giải pháp đã có.

6



Cải tiến theo giải pháp trên có nhiều thuận lợi so với các giải pháp cũ, giúp
giáo viên thư viện sắp xếp sách khoa học hơn, quản lí đọc tốt hơn phù hợp xu
thế hiện nay phát triển văn hóa đọc trong nhà trường:
- Cách sắp xếp kho mở theo Phân loại và Chũ cái giúp giáo viên thư viện
xếp sách trên tủ, giá, kệ thể hiện được tính khoa học và tính tư tưởng của nguồn
tri thức sách có trong nhà trường.
- Cách sắp xếp kho mở theo Phân loại và Chũ cái còn giúp giáo viên thư
viện tập trung các sách của nhiều tác giả viết về một đề tài vào một vị trí trên tủ
sách.
- Cách sắp xếp kho mở theo Phân loại và Chũ cái còn giúp bạn đọc tìm,
nghiên cứu sâu các ấn phẩm của cùng một tác giả nào đó để so sánh, đối chiếu
từng thời kì sự ra đời của từng tác phẩm.
- Với giải pháp này, giáo viên và học sinh khi mượn hay đọc sách tại thư viện
có thể không cần thông qua bảng mục lục nữa.
- Cách này giúp cho giáo viên theo dõi, hướng dẫn và quản lí việc đọc,
mượn sách dễ dàng hơn, vì bạn đọc tự biết tìm lấy sách cho mình không phải
chờ giáo viên thư viện lấy sách như trước đây.
- Ngoài ra như các kho mở khác, giải pháp trên cũng tạo điều kiện thư viện
nhà trường có thể thay đổi nội dung môn loại theo hình thức chủ đề phục vụ các
ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm.
2. Bên cạnh đó cần thực hiện thêm một số giải pháp hỗ trợ
Để việc thực hiện giải pháp trên có hiệu quả, cần có một số giải pháp hỗ
trợ thêm để làm phong phú cho hoạt động đọc sách trong nhà trường:
- Tổ chức thi tìm hiểu về các tác phẩm của một tác giả nào đó mà sách của
tác giả đó
hiện có trong thư viện nhà trường.
- Giới thiệu những cuốn sách hay có cùng đề tài hay cùng phản ánh một
lĩnh vực trong đời sống xã hội của nhiều tác giả mà sách hiện có trong thư viện.
- Thi xếp phích trong tủ mục lục theo Phân loại và Chữ cái khi các phích

xếp sai vị trí hoặc để lẫn lộn do phân loại chưa đúng yêu cầu nghiệp vụ thư viện.

7


- Thi hùng biện một số đề tài gần gũi: đọc sách cho ta những lợi ích gì,
bàn về ý nghĩa đoạn văn, đoạn thơ của các tác giả có trong chương trình học,
những cách giải hay của một đề toán đã thi năm trước do trường hay do Bộ Giáo
dục và Đào tạo biên soạn, ...
IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc thực hiện cải tiến giải pháp trên sẽ mang lại nhiều lợi ích phục vụ
công tác bạn đọc trong nhà trường tốt:
- Giúp giáo viên thư viện tổ chức xếp sách trên giá, kệ, tủ được khoa học
hơn, đúng với nghiệp vụ thư viện.
- Giúp giáo viên và học sinh không cần mục lục, vẫn tìm đến cuốn sách
cần đọc nhanh chóng và giúp tìm sách của cùng một tác giả dễ dàng.
- Khi cần nghiên cứu một đề tài nào đó thì cách xếp theo Phân loại và
Chữ cái giúp bạn đọc có ngay nguồn sách đó, vì các sách này được tập trung về
một vị trí nhất định trên tủ, giá, kệ mà không phải mất công tìm ở nhều tủ như
khi xếp theo số đăng kí cá biệt.
- Qua nhu cầu bạn đọc đến thư viện, giải pháp này còn giúp việc bổ sung
đầu sách được tốt.
- Hiện nay hầu hết các thư viện lớn đều áp dụng phục vụ bạn đọc theo kho
mở dưới nhiều hình thức, nhưng ưu điểm vẫn là chọn lưa theo Phân loại và Chữ
cái để giúp bạn đọc tra cứu tài liệu. Do đó giải pháp trên là phù hợp trong tình
hình chung hiện nay của các thư viện trong các trường THCS.
V. ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Việc phát triển kho mở theo Phân loại và Chữ cái là phù hợp nhu cầu đọc
của giáo viên và học sinh trong nhà trường, là thực sự góp phần xây dựng nền
văn hóa đọc trong các nhà trường hiện nay.

- Giải pháp trên có thể thực hiện tại các trường THCS trên phạm vi toàn
tỉnh, vì hiện đa số các trường đều có đủ tủ, giá, kệ cho thư viện, không quá
thiếu thốn hệ thống tủ, giá, kệ như trước đây. Do đó, việc xếp sách theo Phân
loại và Chữ cái là áp dụng phù hợp, là tạo nên hiệu quả trong việc phục vụ nhu
cầu bạn đọc ngày càng sâu hơn về tài liệu, về ấn phẩm trong chương trình học

8


của nhà trường mà việc tìm hiểu các tác giả, các đề tài cùng loại là rất quan
trọng.
- Áp dụng giải pháp này, việc đầu tư phòng đọc cho thư viện được các
cấp quan tâm hơn; qua việc trang bị các tủ, giá, kệ thẩm mỹ hơn vì chất lượng
phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong nhà trường mỗi khi đến tham gia
đọc, mượn sách tại thư viện của trường.
- Với kho mở, bạn đọc sẽ là chủ nhân của kho tàng tri thức qua sách có
trong nhà trường, làm cho không khí đọc ngày càng cởi mở, văn hóa hơn và thân
thiện hơn.
Với biện pháp tổ chức cải tiến nêu trên, tôi mong sẽ góp một phần vào
việc thúc đẩy công tác thư viện trong nhà trường ngày một nhẹ nhàng hơn cho
giáo viên phụ trách thư viện; giáo viên và học sinh đến tìm tòi và đọc sách tại
thư viện được thân thiện hơn, tìm là có ngay sách mình cần đọc, tìm là có ngay
tài liệu cần nghiên cứu; việc này thực sự làm cho thư viện trở thành trung tâm
văn hóa của nhà trường; góp phần tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập trong các nhà trường phổ thông trên toàn tỉnh.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông, Vũ Bá Hòa
(chủ biên), Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2009.
2. Hỏi đáp về công tác thư viện trường phổ thông, tác giả Lê Thị Chinh,
Nhà Xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2013.

Người viết

Hà Minh Thư

9


10



×