Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG XĂNG SINH HỌC E5 TẠI VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN THÁNG 62016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.33 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
XĂNG SINH HỌC E5 TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THÚY HẰNG

TRẦN NGỌC NGÂN
NGÀNH: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
MSSV: B1309334
SĐT: 0129 266 8267

Cần Thơ, 2016


LỜI CAM ĐOAN
------------------------Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
được thu thập và phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng
với bất cứ đề tài khoa học nào.

Ngày 27 tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

TRẦN NGỌC NGÂN



2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
------------------------Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Hằng
Học vị: Thạc sĩ
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Ngân
Mã số sinh viên: B1309293
Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Tên đề tài: Thực trạng sử dụng xăng sinh học E5 tại Việt Nam

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Về hình thức:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của chuyên đề:


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
3


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
7. Kết luận:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THÚY HẰNG

4


MỤC LỤC
Trang


5


MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Ưu điểm và nhược điểm của các loại năng lượng thay thế
................................................................................................................................
6
Bảng 3.1: Các nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam
....11
Bảng 3.2: Tổng hợp kế hoạch mục tiêu sử dụng NLSH theo QĐ 177
....13
Bảng 3.3: Yêu cầu kỹ thuật đối với ethanol nhiên liệu dùng để pha vào xăng
....
....14
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của sắn
....20
Bảng 3.5: Giá xăng dầu truyền thống qua thời gian
..............................................................................................................................
23
Bảng 3.6: Chênh lệch giá xăng sinh học E5 và xăng truyền thống qua các năm.
..............................................................................................................................
25
Bảng 3.7: Dự báo nhu cầu sử dụng xăng E5 ở Việt Nam đến năm 2025
..............................................................................................................................
26

6



MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Dự báo trữ lượng Than đá, Khí đốt và Dầu mỏ của thế giới và Việt
Nam
................................................................................................................................
4
Hình 2.2: phân bố tổng tiêu thụ các dạng năng lượng toàn cầu (2010)
................................................................................................................................
4
Hình 2.3: phân bố các dạng năng lượng trong 16,7% năng lượng tái sinh
................................................................................................................................
5
Hình 3.1: sản lượng ethanol toàn cầu đến năm 2020
..............................................................................................................................
15
Hình 3.2: Các công đoạn chính để sản xuất ethanol từ tinh bột
..............................................................................................................................
21

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NLSH

:

Nhiên liệu sinh học


NLHT

:

Nhiên liệu hóa thạch

8


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với con người, nhu cầu năng lượng đã có từ hàng ngàn năm, đó là từ
khi con người biết sử dụng năng lượng từ lửa để nướng thịt, đuổi thú dữ, đốt
rừng làm rẫy. Kể từ đó, nguồn năng lượng từ vật rắn như gỗ cây ngày càng trở
nên quan trọng. Thế kỷ 19, gỗ là nguồn năng lượng chính để vận hành máy
chạy bằng hơi nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển mạnh ngành
công nghiệp cơ giới. Sau đó là sự ra đời của năng lượng điện, con người chế
tạo ra máy phát điện để cung cấp nguồn điện năng mới có nhiều công dụng
hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự khám phá ra dầu mỏ lại chính
là một bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Dầu mỏ
và các sản phầm từ dầu mỏ đã đóng góp trong tất cả các lĩnh vực đời sống nói
chung và các ngành năng lượng nói riêng. Thế nhưng bên cạnh những mặt ưu
việt mà dầu mỏ và các sản phầm từ dầu mỏ mang lại, chúng ta không thể
không nói đến những vấn đề tồn tại do quá trình khai thác và sử dụng những
nhiên liệu đó, đáng kể nhất chính là sự ô nhiễm môi trường do khí thải của quá
trình đốt cháy nhiên liệu như hiệu ứng nhà kín, thủng tầng ozon làm Trái Đất
nóng dần lên, các khí thải như axit sunfuaric (H 2SO4), axit nitric (HNO3) gây ra
mưa axit. Bên cạnh đó, dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ chiểm khoảng 6080% cán cân năng lượng thế giới. Với tốc độ tiêu thụ như thế và trữ lượng dầu
mỏ hiện có, nguồn năng lượng này sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong vòng vài

thập kỷ nữa (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, 2012). Trước tình hình đó,
giải pháp cấp thiết nhất cho cả thế giới chính là tìm ra nguồn năng lượng thay
thế, ưu tiên hàng đầu cho nguồn năng lượng mới đó chính là có thể tái sinh và
thân thiện với môi trường.
Trong các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ đang sử dụng hiện nay
như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,.. thì năng
lượng sinh học đang là xu thế phát triển hàng đầu, nhất là đối với những các
nước nông nghiệp, nhập khẩu nhiên liệu và các nước nước đang phát triển. Đó
là do lợi ích mà nó mang lại là không hề nhỏ: công nghệ sản xuất không quá
phức tạp, tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, giúp tăng hiệu quả kinh tế nông
nghiệp trong nước, không cần thay đổi cấu trúc động cơ cũng như cơ sở hạ
tầng hiện có. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu năng lượng (dầu thô, than
đá), nhưng nếu so sánh với các quốc gia giàu có với các nguồn năng lượng hóa
thạch thì trữ lượng của nước ta đứng ở vị trí vô cùng khiêm tốn. Vấn đề khí
thải của nước ta chưa hẳn là rất nghiêm trọng, tuy nhiên lượng khí phát thải lại
đang ngày càng tăng cao. Thế nên nước ta cũng có trách nhiệm cùng với các
1.1.

9


nước khác trên thế giới tìm ra phương pháp để giảm thiểu tỉ lệ khí phát thải. Vì
thế, song song với việc tiết kiệm trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì
Việt Nam cũng đã tìm ra nguồn năng lượng thay thế: xăng sinh học. Đặt biệt,
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol vô
cùng phong phú và lý tưởng.
Xăng sinh học E5 là một trong những loại năng lượng sinh học được
chính thức đưa vào sử dụng bắt đầu từ năm 2010 và được coi là nguồn nhiên
liệu rẻ, sạch và dồi dào có thể thay thế cho nguồn nhiên liệu cũ. Thế nhưng
xăng sinh học E5 vẫn chưa được nhiều sự chú ý từ người dân. Nguyên nhân

chủ yếu của vấn đề đó chính là sự thiếu hiểu biết, những lo ngại về chất lượng
cũng như những ảnh hưởng của xăng sinh học đối với hệ thống động cơ cũng
như đối với môi trường môi trường. Chính vì thế, tôi quyết định thực hiện đề
tài “Thực trạng việc sử dụng xăng sinh học E5 tại Việt Nam” để tìm hiểu rõ
hơn về xăng sinh học E5 và những lý do cản trở sự tiêu dùng loại xăng sinh
học này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng sản xuất và sử dụng xăng sinh học E5 tại Việt Nam
từ đó đề ra những biện pháp giúp thúc đẩy việc sử dụng phổ biến xăng sinh
học E5 thay thế cho nhiên liệu cũ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích sự ra đời của xăng sinh học E5, các thành phần có trong xăng sinh
học từ đó cho thấy điểm khác biệt giữa xăng sinh học và xăng truyền thống
cùng lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5 thay thế cho xăng truyền thống.
- Đánh giá thực trạng sản xuất xăng sinh học E5 trên Thế giới và tại Việt Nam
trong thời gian từ năm 2010, các nhà máy sản xuất xăng sinh học trên Thế giới
và tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng sử dụng nhiên liệu thay thế là xăng sinh học E5 trên Thế
giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, từ đó đưa ra những biện pháp thúc
đẩy việc sử dụng xăng sinh học thay thế cho xăng truyền thống.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian nghiên cứu đề tài là tại Việt Nam, đối tượng nghiên cứu là
các doanh nghiệp sản xuất xăng sinh học E5 và thực trạng của việc sử dụng
nguồn nhiên liệu mới của nhà tiêu dùng với số liệu sử dụng từ năm 2010.

10


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Năng lượng hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch (hay năng lượng hóa thạch) là tên gọi chung cho
những nguyên liệu có nguồn gốc hóa thạch nằm trong lớp vỏ Trái Đất, gồm
những hợp chất có tỷ lệ các nguyên tố C/H trong phân tử khác nhau, từ giá trị
thấy như methan (CH4) ở thể khí đến dầu mỏ ở thể lỏng và cuối cùng là những
khoáng vật hầu như chỉ chứa carbon là than antracid. Nhiên liệu hóa thạch
được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết (bao gồm
động vật, thực vật và phù du) bị chôn vùi trong lòng đất dưới áp suất và nhiệt
độ cao qua thời gian lâu dài, có thể đến hàng trăm triệu năm.
Việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch trở nên cần thiết và thành nhu
cầu sử dụng không thể thiếu của con người. “Năm 2013, dầu mỏ, than đá và
khí đốt cung cấp 87% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu. Còn ở Việt Nam,
tỷ trọng các loại hình sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chiếm gần
một cửa hệ thống điện quốc gia” (Đào Thu Hiền và cộng sự, 2014). Con người
bắt đầu khai thác và sử dụng triệt để các nguồn nhiên liệu hóa thạch từ các
quặng, mỏ có trong tự nhiên. Mức tiêu thụ năng lượng của con người ngày
càng tăng và tăng một cách nhanh chóng, “Chỉ trong một thế kỷ, chúng ta đã
tiêu thụ một lượng lớn trữ lượng nhiên liệu hóa thạch mà tự nhiên đã kiên trì
hàng trăm triệu năm để sản xuất ra. Sẽ cần hàng trăm triệu năm nữa mới có thể
tái tạo lại được trữ lượng này” (Trịnh Xuân Thuận, 2009), trong khi nguồn
năng lượng này không là vô tận. “Trên thế giới, với tốc độ khai thác và tiêu
thụ như hiện nay, ước tính trữ lượng dầu mỏ chỉ còn đủ dùng cho 53 năm, khí
thiên nhiên còn khoảng 55 năm và than đá còn khoảng 113 năm. Tại Việt
Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác như hiện nay thì dầu mỏ chỉ còn
khoảng 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và đặc biệt than đá chỉ còn 4
năm” (Đào Thu Hiền và cộng sự, 2014).


(Nguồn: BP, 2014)

Hình 2.1: Dự báo trữ lượng Than đá, Khí đốt và Dầu mỏ của thế giới và
Việt nam
11


Hiện nay (2010), trong cân bằng năng lượng toàn cầu, các dạng năng
lượng hóa thạch đã dần dần nhường chỗ và dành cho các dạng năng lượng
khác một vị trí khá ấn tượng là gần 20%.

Nguồn: tạp chí khoa học và công nghệ, số 50, 2012

Hình 2.2: Phân bố tổng tiêu thụ các dạng năng lượng toàn cầu (2010).

Nguồn: tạp chí khoa học và công nghệ, số 50, 2012

Hình 2.3: Phân bố các dạng năng lượng trong 16,7% năng lượng tái sinh.
Tuy thế, việc khai thác quá mức các nguồn năng lượng khoáng còn để lại
những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu: ô nhiễm môi trường,
hiệu ứng nhà kín, mưa axit, biến đổi khí hậu,… Để giải quyết vấn đề cạn kiệt
năng lượng hóa thạch và hậu quả của nó thì chúng ta cần sử dụng tiết kiệm,
hợp lý nguồn năng lượng hóa thạch, bên cạnh đó cần tìm ra nguồn năng lượng
mới đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng đồng thời đảm bảo những
vấn đề về môi trường.
2.1.2. Năng lượng tái tạo

“Là các nguồn năng lượng có thể được tạo ra và bổ sung trong một thời
gian ngắn. Chúng có thể không bao giờ cạn kiệt trong vòng vài tỉ năm nữa.
Một số nguồn năng lượng tái tạo như quang điện (từ Mặt trời), thủy điện (từ

Nước), phong điện (từ Gió), địa nhiệt (từ các dòng nước nóng và magma trong
lòng đất, ngoài ra còn từ thủy triều và ngay cả từ chất thải chăn nuôi và trồng
trọt (như biogas) hay từ nguồn sinh khối hiện đại .” (Đào Thu Hiền và cộng
sự, 2014)

12


Bảng 2.1: Ưu điểm và nhược điểm của các loại năng lượng thay thế
Năng lượng
nước

Năng lượng
mặt trời

Năng lượng gió

Năng lượng
sinh khối

Ưu
điểm

Dồi dào
Không phát thải
Hiệu quả cao

Vô tận
Không phát thải
Giá thành ngày

càng thấp
Cơ động, nhiều
công nghệ đang
phát triển
Tạo ra nhiều
việc làm

Vô tận
Không phát thải
Giá thành ngày
càng thấp
Cơ động, nhiều
công nghệ đang
phát triển
Tạo ra nhiều
việc làm

Nguồn cung ổn
đinh, có thể
quy hoạch trên
quy mô rộng
Tận dụng chất
thải nông
nghiệp
Chi phí thấp

Nhược
điểm

Tác động đến

môi trường sinh
thái
Gây lũ lụt và xói
mòn đất
Tiềm năng
không còn nhiều

Phụ thuộc vào
điều kiện tự
nhiên
Vốn đầu tư ban
đầu cao

Không ổn định
Vốn đầu tư ban
đầu cao
Phụ thuộc vào
điều kiện tự
nhiên
Yêu cầu diện
tích lớn

Nguồn nhiên
liệu phân bố
không tập
trung
Phức tạp trong
khâu vận
chuyển và chứa
trữ

Hiệu suất
không cao

Nguồn: VSEA, IISD-GIS, 2011

Các nguồn năng lượng này ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của
mình trong cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp hiện này với những ưu điểm:
gần như vô tận và hạn chế ô nhiễm môi trường. “Khai thác và sử dụng nguồn
năng lượng tái tạo chính là giải pháp cứu cánh cho thách thức khủng hoảng
năng lượng và biến đổi khí hậu. Vì vậy nguồn năng lượng tài tạo ngày nay còn
được gọi nhiều tên khác nhau như: nguồn năng lượng mới (của loài người),
nguồn năng lượng lựa chọn (cho thế kỉ), nguồn năng lượng thay thế (cho
nguồn năng lượng truyền thống) hay nguồn năng lượng xanh (của hành tinh)”
(Hồ Sĩ Thoảng, Trần Mạnh Trí, 2009).
2.1.3. Năng lượng sinh khối

Trong số các nguồn năng lượng sạch đã được con người phát hiện và sử
dụng thì nguồn năng lượng sinh học còn khá mới mẻ và chỉ mới được sử dụng
gần đây. Nguồn năng lượng này bao gồm hai loại: năng lượng sinh khối và
năng lượng nội nhân. Năng lượng sinh khối là loại năng lượng được lấy từ các
nguồn động vật và thực vật. Còn năng lượng nội nhân hay còn gọi là Nhân

13


điện lại là nguồn điện tồn tại bên trong cơ thể con người. (Nguyễn Văn Lai,
2011)
Năng lượng sinh học tuy đã được đưa vào sử dụng nhưng còn cần được
nghiên cứu sâu hơn. Cụ thể là nguồn năng lượng sinh khối đã được đưa vào sử
dụng trên thế giới nhưng năng lượng nội nhân vẫn là một bí ẩn cần được các

nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, trong đề tài này sẽ chỉ nhắc đến nguồn
năng lượng sinh khối, là nguồn năng lượng chính tạo ra NLSH sẽ nhắc đến sau
đây.
Sinh khối: “là một thuật ngữ có ý nghĩa bao hàm rất rộng dùng để mô tả
các vật chất có nguồn gốc sinh học vốn có thể sử dụng như một nguồn năng
lượng hoặc do thành phần hóa học của nó” (Đỗ Văn Chương và Nguyễn Thị
Hồng Ánh, 2007). Như vậy, sinh khối là chất hữu cơ dưới dạng gỗ, lá, cỏ, hạt
giống, tất cả các hình thức khác mà thực vật và động vật sống hoặc chết và bộ
phận của chúng, bao gồm cây cối tự nhiên, cây cối công nghiệp, tảo và các
loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp (biomass).
Sinh khối cũng bao gồm những chất được xem như là chất thải từ các hoạt
động xã hội của con người như quá trình sản xuất, bùn và nước cống, phân
bón, sản phẩm phụ gia công nghiệp và các thành phần hữu cơ của chất thải
sinh hoạt (biogas). Trong nhiều trường hợp, nó phải được xử lý bằng một số
phương thức khác nhau để chuyển nó sang dạng nhiên liệu có thể sử dụng
được và có khả năng tạo ra năng lượng.
Năng lượng sinh khối là thuật ngữ dùng để chỉ năng lượng là nhiệt năng
hoặc điện năng, được tạo ra bằng cách đốt cháy các NLSH. Là năng lượng
được chuyển hóa từ sinh khối thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Trong
hầu hết các trường hợp, nó tạo nên một tỷ lệ tương đối nhỏ của năng lượng
sinh ra trong xe và nhà máy điện. Như việc thêm dăm gỗ, bột viên, sinh khối
và than bánh được trộn với than để vận hành nhà máy phát điện thông thường,
nó giúp giảm phát thải khí nhà kính từ các nhà máy. Cùng như ethanol được
chiết xuất từ dầu được thêm vào xăng với tỷ lệ thích hợp để tạo thành xăng
sinh học. Dầu diesel sinh học được làm từ dầu thực vật, mỡ động vật và được
đốt trong một động cơ diesel tiêu chuẩn. (maysaycongnghiep.net, 2013).
2.1.4. Nhiên liệu sinh học

Từ khi khám phá ra nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) thì
ngành kỹ thuật sử dụng nhiên liệu hóa thạch có hiệu quả kinh tế hơn. Tuy

nhiên mỗi khi có chiến tranh, bị phong tỏa chuyển vận, thế giới có khủng
hoảng, để không bị lệ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu thì khuynh hướng sử
dụng xăng sinh học trong nước lại bộc phát. Chẳng hạn như Đức và Anh sản
14


xuất xăng sinh học từ khoai tây và lúa mì trong thời kỳ chiến tranh Thế giới
thứ 2. Khủng hoảng xăng dầu năm 1972 do khối OPEC gây ra, làm một số
quốc gia có chủ trương tự túc nhiên liệu bằng cách sản xuất xăng sinh học từ
tiềm năng nông nghiệp của mình, Brazil là một tiêu biểu cho chính sách này.
Động cơ nổ đầu tiên trên thế giới do Nikolaus August Otto (người Đức) thiết
kế sử dụng NLSH thể lỏng là rượu cồn - ethanol. Rudolf Diesel (người Đức)
phát minh động cơ Diesel chạy bằng dầu đậu phộng. Và Henry Ford (Mỹ)
thiết kế xe hơi chạy bằng dầu thực vật chế biến từ dầu chứa trong hạt và thân
cây cần sa.
Kể từ 2000, các quốc gia trên thế giới lần lượt tuân thủ Thỏa hiệp Rio de
Janeiro (1992), Kyoto (1997), tìm kỹ thuật hạn chế xả thải khí nhà kính của
NLHT, thay thế bằng năng lượng xanh, thế nên NLSH đang trên đà phát triển
mạnh mẽ.
NLSH là loại nhiên liệu được hình thành từ những hợp chất có nguồn
gốc động, thực vật như: chất béo của động thực vật, ngũ cốc, chất thải trong
nông nghiệp (rơm, rạ), chất thải trong công nghiệp… NLSH được chia làm 3
nhóm chính: diesel sinh học (biodiesel), xăng sinh học (biogasonline) và khí
sinh học (biogas).
Xăng sinh học là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng cồn sinh
học (bio-ethanol) như là một phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng theo một tỉ
lệ thích hợp thay cho phụ gia chì (sản phẩm là xăng E5, xăng E10, xăng E85,
…). Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ
như tinh bột, cellulose… Tại Việt Nam, ethanol được chế biến từ quá trình lên
men tinh bột mà nguyên liệu chủ yếu là sắn.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Số liệu được sử dụng trong chuyên đề là số liệu thứ cấp có nguồn từ
những bài báo, tạp chí khoa học, bài nghiên cứu, luận án, tiểu luận, luận văn,
… được đăng tải trên internet của các nhà nghiên cứu hoặc các tác giả có liên
quan đến nhiên liệu thay thế là xăng sinh học E5 và thực trạng việc sản xuất
và sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam.

15


2.2.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh:
-

-

Thống kê mô tả: nghiên cứu, tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số
liệu liên quan đến thành phần tạo thành xăng sinh học E5, thực trạng sản xuất
và sử dụng xăng sinh học E5 nhằm có cái nhìn tổng quát về xăng sinh học E5
và thực trạng nhu cầu sử dụng xăng sinh học của người dân tại Việt Nam.
Phương pháp so sánh: nhằm đưa ra cái nhìn chi tiết về sự khác nhau giữa xăng
sinh học E5 và xăng truyền thống, từ đó thấy được những cải thiện của xăng
sinh học E5 và lợi ích khi sử dụng loại xăng mới này, từ đó đề ra những biện
pháp nhằm kích thích sự tiêu dùng đối với sản phẩm xăng sinh học E5.
Các chỉ tiêu so sánh: tình hình sản xuất xăng E5 qua các năm, tình hình
sử dụng xăng E5 qua các năm, các chỉ số môi trường và các chỉ tiêu có thể so
sánh khác.

Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số giá trị của hai chỉ tiêu, trị số kỳ
đang phân tích với kỳ gốc. Ví dụ như so sánh kết quả thực tế thực hiện với kế
hoạch hoặc giá trị của kỳ này với kỳ khác, kết quả so sánh phản ánh tình hình
thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của một chỉ tiêu, sự
kiện.

Phương pháp so sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc, kết quả của so sánh tương đối thể hiện tốc độ gia
tăng của năm phân tích so với năm gốc.

16


CHƯƠNG 3
THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ
3.1.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XĂNG SINH HỌC E5
3.1.1. Tình hình sản xuất cồn sinh học

Cồn sinh học bao gồm bio-metanol, bio-ethanol, bio-butanol,… Trong số
các dạng đó thì bio-ethanol là loại nhiên liệu thông dụng nhất hiện nay trên thế
giới vì có khả năng sản xuất ở quy mô công nghiệp từ nguyên liệu chứa đường
như mía, củ cải đường và nguyên liệu chứa tinh bột như ngũ cốc, khoai tây,
sắn,… Ngoài ra, bio-ethanol là nguyên liệu sinh học phổ biến nhất do chiếm
trên 90% tổng các loại NLSH đã được sử dụng, với nồng độ octan cao và
không gây ô nhiễm môi trường. Bio-ethanol được sản xuất từ các loại nguyên
liệu thực vật chứa đường bằng phương pháp lên men vi sinh hoặc từ các loại
nguyên liệu chứa tinh bột và cellulose thông qua phản ứng trung gian thủy
phân thành đường.
Bio-ethanol là một nhiên liệu tiềm năng, có khả năng dùng làm nhiên

liệu cho động cơ đốt trong, thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch. Cụ thể là ở
hai dạng: pha vào xăng với tỉ lệ nhỏ hơn 15%, với tỉ lệ này thì không cần thay
đổi hay hiệu chỉnh gì cho động cơ xăng mà tuổi thọ và độ bền của động cơ
không hề thay đổi hoặc thay thế hoàn toàn (E100) cho xăng dùng cho những
động cơ đốt trong cải tiến. Nước ta đang trong giai đoạn khởi đầu, thúc đẩy
phát triển ngành NLSH còn mới mẻ nhưng đầy triển vọng, với nhiều nhà máy
sản xuất Bio-ethanol đang được triển khai, lựa chọn công nghệ của nhiều hãng
nổi tiếng như: Technip của Pháp, Praj của Ấn Độ, Chanhae của Hàn Quốc,
GEA Wigand của Đức,…
Việt Nam là nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp rất phong
phú. Tuy nhiên, không phải nguyên liệu nào cũng thích ứng yêu cầu sản xuất
ethanol ở quy mô công nghiệp. Mấu chốt ở chỗ nguồn nguyên liệu phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, vấn đề còn bị ràng buộc bởi những định chế
ngày càng khắt khe liên quan đến sử dụng đất, an ninh lương thực và phát
triển bền vững. Sản xuất NLSH luôn tồn tại những mặt tích cực, và cả những
mặt trái cần phải lựa chọn. Khó khăn, thậm chí đang buộc nhiều nước phải
chuyển đổi, từ nguyên liệu truyền thống sang nguyên liệu phi lương thực,
nguyên liệu thế hệ thứ hai, thứ ba. Tuy nhiên, Việt Nam không theo mô hình
của các nước mà có cách lựa chọn riêng.
Điều tra cho thấy, Việt Nam có nhiều loại nguyên liệu có thể sử dụng để
chế biến Ethanol. Phân theo nhóm, có 4 nhóm tiềm năng chính. Nhóm nguyên
liệu chứa đường và tinh bột (carbonhydrat), gồm có: Lúa gạo, ngô, mía, sắn,
17


cao lương ngọt. Nhóm nguyên liệu “gỗ củi” chứa cellulose từ nguồn: Rừng tự
nhiên, rừng trồng, đất không rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái, cây
trồng phân tán, phế thải chế biến gỗ. Nhóm nguyên liệu phụ phẩm nông
nghiệp như: Rơm rạ, phế thải sau thu hoạch mía, phế thải sau thu hoạch ngô,
thân cây sắn, trấu xay xát, bã mía, Vỏ lạc, vỏ cà phê. Và nhóm nguyên liệu

khác: Rác thải thành phần hữu cơ, các loại cỏ chứa cellulose, tảo Algea. Tuy
nhiên, qua nhiều quá trình thử nghiệm, phân tích cùng các điều kiện thực tế có
thể thấy, sắn có nhiều ưu thế trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất ethanol
thường là các nhà kinh doanh sắn lát khô hoặc sản xuất tinh bột sắn có mối
quan hệ với địa phương và có kinh nghiệm trong việc thu mua nguyên liệu. Đa
số các doanh nghiệp này sử dụng công nghệ sản xuất ethanol từ Trung Quốc
với chi phí đầu tư thấp, đặc biệt là chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đi tiên phong trong việc đầu tư
xây dựng và phân phối NLSH ở Việt Nam. Các công ty thành viên của Tập
đoàn đã đầu tư ba nhà máy ethanol tại ba miền Bắc, Trung, Nam với công suất
mỗi nhà máy 100 triệu lít một năm đủ để cung cấp cho nhu cầu ethanol pha
xăng trong tương lai ở Việt Nam. Sáu nhà máy ethanol nhiên liệu và tình trạng
hoạt động của nhà máy tại Việt Nam hiện nay như sau.
Bảng 3.1: Các nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam
Tên
nhà
máy

Công
suất thiết
kế
(m3/năm)

NM
100.000
ethano
l Đại
Tân
(Đại

Lộc,
Quãng
Nam)

Tên
nhà
máy

Công
suất thiết
kế
(m3/năm)

Tổng
vốn
đầu tư

Chủ đầu tư

Công
nghệ

575 tỷ Công ty CP Trung
đồng
Đồng Xanh
Quốc

Tổng
vốn
đầu tư


Chủ đầu tư

18

Công
nghệ

Nguyên
liệu
Sắn

Nguyên
liệu

Tình trạng
Sản
xuất
thử
nghiệm vào tháng
9-2009,
khánh
thành vào ngày
02/04/2011. Đến
năm 2012 nhà máy
tạm dừng hoạt
động do thiếu vốn
để duy trì vận hành
nhà máy và thị
trường tiêu thụ khó

khăn.
Tình trạng


NM
60.000
ethano
l Tùng
Lâm

928,98
tỷ đồng

Công
ty Trung
TNHH Tùng Quốc
Lâm

Sắn

Cung cấp sản phẩm
cho thị trường
trong và ngoài
nước.

NM
55.000
ethano
l Đại
Việt

(Đắc
Nông)

500 tỷ
đồng

Trung
Quốc

Sắn

Đi vào hoạt động
năm 2011, chính
thức dừng hoạt
động từ tháng
4/2013 do sản
phẩm không đạt
tiêu chuẩn

NM
50.000
ethano
l Đăk


320 tỷ Công ty CP Trung
đồng
nông
sản Quốc
thực phẩm

Quãng Ngãi

Sắn

Tiến hành sản xuất
thử vào tháng
2/2011,
khánh
thành vào tháng
5/2011

NM
100.000
ethano
l Bình
Phước

101,4
Tổng công ty Ấn Độ Sắn
triệu đô Đàu khí Việt
la Mỹ
Nam, công
ty Toyo Thai
New energy
và công ty cổ
phần Licogi.

Nhà máy đã chạy
thử, nghiệm thu và
bàn giao toàn bộ

nhà máy vào tháng
12/2012

NM
100.000
ethano
l Dung
Quất

2.258,6
tỷ đồng
(tạm
tính)

Tiến hành chạy thử
để nghiệm thu và
bàn giao. Tháng
4/2013 chính thức
thuộc về công ty
TNHH
Lọc-Hóa
dầu. Từ tháng
3/2016 tạm dừng
hoạt động.

Tên
nhà
máy

Công

suất thiết
kế
3
(m /năm)

NM
100.000
ethano
l Phú
Thọ

Tổng
vốn
đầu tư
2.484,9
3
tỷ
đồng
(tạm
tính)

Tổng công ty Mỹ
Dầu khí Việt
Nam, Tổng
công ty CP
DVTH Dầu
khí và công
ty
TNHH
Lọc-Hóa dầu

Bình Sơn
Chủ đầu tư

Công
nghệ

Tổng Công Mỹ
ty dầu khí
Việt Nam,
Công
ty
TNHH
Motor N.A
Việt Nam,
19

Sắn

Nguyên
liệu
Sắn

Tình trạng
Nhà máy đã tạm
ngưng thi công do
khó khăn về tài
chính liên quan đến
hợp đồng EPC.



Ngân hàng
TMCP Đông
Nam Á và
một số cổ
đông khác
Nguồn: PETROVIETNAM

Nhu cầu sử dụng NLSH của Việt Nam, phụ thuộc vào năng lực sản xuất
trong nước. Trong Quyết định 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015, và tầm nhìn đến
2025” , đã đặt ra mục tiêu sản xuất và tiêu thụ như sau.
Bảng 3.2: Tổng hợp kế hoạch mục tiêu sử dụng NLSH theo QĐ 177
Năm

Mục tiêu thay thế (%)

Mục tiêu sản xuất/năm
100 ngàn tấn E5

2010

0,4

50 ngàn tấn B5

2015

1,0

250 ngàn tấn (E100 và B100)


2025

5,0

1.800 ngàn tấn (E100 và B100)

Nguồn: Quyết định 177/2007/QĐ-TTg
3.1.2. Xăng sinh học E5

Xăng ethanol hiện đang là loại xăng thông dụng trên thế giới vì dễ dàng
chế biến từ đường và tinh bột, ngoài ra còn do tính chất đặc biệt của nguồn
nguyên liệu, đó là thân thiện với môi trường và có thể tái sinh. Xăng sinh học
E5 là loại nhiên liệu có chứa 5% hàm lượng cồn sinh học (bio-ethanol) và
95% thể tích là xăng truyền thống (xăng khoáng có nguồn gốc từ dầu mỏ,
không chì). Do hàm lượng cồn khá thấp, chỉ có 5% được pha với xăng nên
trên thế giới nhiều quốc gia không gọi xăng E5 (kể cả xăng E10) là xăng sinh
học mà vẫn coi nó như một loại xăng thông thường. Tuy thế, bản chất cơ bản
của nó vẫn được coi là xăng sinh học. Khi pha cồn vào xăng khoáng để tạo ra
xăng sinh học, nhiệt trị của loại xăng này sẽ giảm do nhiệt trị của cồn thuần
chất chỉ bằng 56% so với nhiệt trị của xăng khoáng. Tuy nhiên việc pha
ethanol sẽ làm tăng hàm lượng oxy tổng (tổng hàm lượng các hợp chất chứa
oxy được pha vào xăng khoáng, trong đó có cồn) của xăng E5 RON 92 thành
phẩm. Sự có mặt của oxy trong cồn là yếu tố giúp cho xăng sinh học cháy
được trong điều kiện quá thiếu oxy và cháy triệt để.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1 : 2009/BKHCN
về xăng, nhiên liệu diesel và NLSH và Thông tư số 30/2014/TT-BKHCN của
Bộ Khoa học và Công nghệ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, mức
20



quy định hiện tại (QCVN 1 : 2009/BKHCN) về hàm lượng ôxy tổng từ 2,7%
khối lượng được điều chỉnh lên 3,7% khối lượng. Điều này cho phép phối trộn
đến 10% thể tích ethanol với xăng khoáng (tạo ra xăng E10) thì hàm lượng
ôxy tổng của xăng sinh học thành phẩm vẫn đáp ứng yêu cầu chất lượng tại
quy định này.

Bảng 3.3: Yêu cầu kỹ thuật đối với ethanol nhiên liệu dùng để pha vào xăng
Tên chỉ tiêu

Mức

1. Etanol (% thể tích), min.

92,1

2. Metanol (% thể tích), max.

0,5

3.

Hàm lượng nhựa đã rửa qua dung môi

(mg/100 mL), max.

5,0

4. Hàm lượng nước (% thể tích), max.


1,0

5.Hàm lượng chất biến tính (xăng, naphta)

(% thể tích), min.

1,96

(% thể tích), max.

5,0

6. Hàm lượng clorua vô cơ,
(mg/L), max

32

(ppm khối lượng), max.

40

7. Hàm lượng đồn (mg/kg), max.

0,1

Tên chỉ tiêu

Mức

8. Độ axit (như axil axêtic CH3COOH),

(% khối lượng), max

0,007

(mg/L), max.

56

9. pH .

6,5 đến 9,0

10. Lưu huỳnh, mg/kg (ppm khối lượng), max.

30

11. Sulfat, mg/kg (ppm khối lượng), max.

4

12. Khối lượng riêng ở 15 °C, kg/m3

Báo cáo

13. Ngoại quan

Không nhìn thấy tạp chất lơ lửng
hoặc kết tủa (trong và sáng)

Nguồn: TCVN 7716:2007

21


3.1.3. Tình hình phát triển xăng sinh học E5
3.1.3.1.
Tình hình phát triển NLSH trên thế giới

Trong ngành NLSH trên thế giới, nhiên liệu ethanol là phát triển mạnh
mẽ nhất. xét về giá trị kinh tế, ngành sản xuất nhiên liệu ethanol năm 2010 đã
tạo ra 1,4 triệu việc làm và đóng góp giá trị gia tăng 277,3 tỷ USD cho nền
kinh tế thế giới. Về tốc độ phát triển, các thống kê khác nhau cho thấy, sản
lượng ethanol năm 2010 đã đạt từ 85 đến 93 tỷ lít, tăng gấp đôi trong vòng 5
năm và tăng gấp 3 trong vòng 10 năm. Trong đó, Hoa Kỳ, Brazil và EU chiếm
87% sản lượng toàn cầu. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ
chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng đưa ra dự báo, đến năm
2020 sản lượng ethanol toàn cầu sẽ tăng lên 160 tỷ lít.

(nguồn: F.O.Licht, OECD-FAO Projection)

Hình 3.1: sản lượng ethanol toàn cầu đến năm 2020
Tại Hòa Kỳ, ethanol được sản xuất chủ yếu từ Ngô. Đạo luật về An ninh
và độc lập năng lượng (Energy Independence and Security Act – EISA) được
ban hành năm 2007 đã giúp Hoa Kỳ vượt qua Brazil để trời thành nước sản
xuất ethanol lớn nhất thế giới. Chương trình nhiên liệu tái tạo (RFS) của Hoa
Kỳ ban đầu đặt chỉ tiêu năm 2008 pha 29 tỷ lít NLSH vào xăng, nhưng thực tế
năm 2008 đã đạt 32 tỷ lít và chỉ tiêu đề ra cho năm 2020 là 137 tỷ lít. Cùng với
đạo luật trên là chính sách khuyến khích sản xuất thông qua việc hoàn thuế
tiêu thụ đặc biệt (quy đổi sang tiền Việt Nam là 2.500 đồng/lít) và thuế đặc
biệt đánh vào ethanol nhập khẩu (khoảng 3.000 đồng/lít).
Tại Brazil, ethanol được sản xuất từ mía đường và tiêu thụ khoảng 50%

sản lượng mía đường của cả nước.Việc Brazil chiếm vị trí thứ hai trên thế giới
về sản lượng ethanol là nhờ vào 3 yếu tố chính: sự tăng thu nhập của người
dân, các chính sach khuyến khích phát triển động cơ sử dụng ethanol (35100% thể tích ethanol pha vào xăng ) và xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Sản lượng
ethanol từ 2012 của nước này có phần sụt giảm do hạn hán làm tăng giá mía,
22


nhưng dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ những khoản đầu tư lớn cho ethanol và dự
báo tăng xuất khẩu khi Hoa Kỳ bãi bỏ thuế nhập khẩu đặc biệt áp dụng với
Ethanol của Brazil.
Liên minh Châu Âu (EU) chiếm vị trí thứ ba thế giới về sản lượng
ethanol. Sản xuất ethanol tại EU chủ yếu là sử dụng ngũ cốc và củ cải đường.
Chương trình năng lượng tái tạo (RFD) của EU quy định đến năm 2020, toàn
bộ xăng dầu dùng cho giao thông vận tải phải được pha chế 10% nhiên liệu tái
tạo. Ba quốc gia Pháp, Đức và Anh chiếm khoảng một nửa sản lượng ethanol
toàn EU. Tiêu thụ NLSH của EU luôn cao hơn sản xuất và được bù đắp bằng
nguồn nhập khầu, chủ yếu là từ Brazil. NLSH cũng tăng nhanh (khoảng 23%
mỗi năm), do ngoài việc áp dụng E5, E10 và B7 cho các động cơ truyền thống,
loại động cơ cải tiến dùng E85 đang được áp dụng ngày càng rộng rãi. Phần
Lan quyết định trong 10 năm tới, mỗi năm huy động 327 triệu Euro để dành
cho các nguồn năng lượng tái sinh. Nhờ phát triển các nguồn năng lượng tái
sinh mà Phần Lan đến năm 2020 sẽ giảm thiểu mỗi năm được đến 7 triệu tấn
CO2 thải loại vào không khí.
Sản lượng ethanol tại các thị trường mới nổi tuy còn đang chiếm tỷ trọng
nhỏ so với ba thị trường trên, nhưng theo OECD và FAO dự báo trong những
năm tới, các thị trường này cùng với EU và Nhật Bản sẽ là nguồn tăng trưởng
chính của ngành NLSH thế giới. Trong đó, các quốc gia được dự báo tăng
trưởng mạnh về sản xuất và tiêu thụ ethanol bao gồm 4 nước Châu Á là Trung
Quốc, Thái Lan, Philippines, Việt Nam; 2 nước Châu Phi là Tanzania và
Mozambique.

Từ năm 2010 đã có 3 nhà máy ở Nhật Bản sản xuất xăng sinh học và cả
nước có trên 2000 trạm bán xăng sinh học. Các nhà máy này đã chuyển hóa
thân mía và rơm rạ lúa mỳ (cellulose) thành ethanol, điều này cho thấy việc
sản xuất ethanol từ sắn ở nước ta hiện tại là chưa hợp lý. Trộn 43% cồn sinh
học với 57% khí thiên nhiên để tạo thành Ethyl tert-butyl ether (ETBE), lại
trộn với 99% xăng để tạo thành xăng sinh học. Nhờ đó mà CO 2 thải ra rất ít,
có lợi lớn cho môi trường.
Ở Đông Nam Á, bên cạnh Thái Lan, Philippines là một quốc gia có
những chính sách mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sử dụng NLSH. Dựa trên tiềm
năng nguồn nhiên liệu cho ethanol từ mía đường và sắn, năm 2006 Philippines
đã ban hành đạo luật sử dụng NLSH. Theo đạo luật này, từ tháng 2 năm 2012,
Philippines đã áp dụng chính sách bắt buộc pha trộn 10% ethanol vào xăng.
Chính phủ Philippines công bố các mục tiêu chính của chương trình NLSH
quốc gia bao gồm: đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu góp phần tăng cường an
23


ninh năng lượng; gia tăng giá trị cho nguyên liệu trong nước; áp dụng nhiên
liệu ít gây ô nhiễm; tạo công ăn việc làm tại nông thôn. Các chính sách phát
triển NLSH tại Philippines được triển khai đồng bộ với sự tham gia của các
bộ/ngành về nông nghiệp, năng lượng, thương mại, giao thông vận tải. Hiện
tại, Philippines đã có 3 nhà máy sản xuất ethanol với sản lượng 79 triệu
lít/năm. Để hỗ trợ cho chương trình NLSH quốc gia, bên cạnh việc khuyến
khích đầu tư thêm các nhà máy NLSH, Philippines đang áp dụng thuế nhập
khẩu ở mức 10% đối với ethanol và 3% đối với biodiesel ít nhất cho tới 2015,
nhưng miễn thuế nhập khẩu với sản phẩm đến từ các nước thành viên
ASEAN. Cũng để hỗ trợ ngành sản xuất ethanol trong nước, Chính phủ
Philippines quy định các công ty xăng dầu phải mua hết sản phẩm sản xuất
trong nước trước khi tìm đến nguồn nhập khẩu.
3.1.3.2.


Tình hình phát triển xăng sinh học tại Việt Nam

Trước thực tế đối phó với khủng hoảng giá xăng dầu thế giới và cân
nhắc các lợi ích của NLSH, Thủ tướng ký quyết định số 177/2007/QĐ-TTg
ngày 20/11/2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến
năm 2015 và tầm nhìn 2025”. Đề án nêu rõ đến năm 2010, sản xuất thử
nghiệm xăng sinh học đủ pha chế 100 nghìn tấn xăng E5 và 50 nghìn tấn dầu
B5, đáp ứng 0,4% lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu của đề án là
xăng E5 đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu đến năm 2015 và 5% nhu cầu xăng
dầu đến năm 2025. Đây là giải pháp đúng đắn khi trữ lượng dầu nước ta thấp
và sản lượng khai thác dầu thô nước ta giảm liên tục trong 4 năm qua. Việc
sản xuất xăng sinh học pha xăng E5 đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nhiên liệu
là việc làm cần thiết góp phần ổn định sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào dầu nhập
khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và đảm bảo an ninh năng lượng. Hơn nữa, ngành công
nghiệp sản xuất ethanol cũng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và
nông dân có thêm thu nhập khi những sản phẩm phụ của nông nghiệp được
thu mua làm nguyên liệu thô sản xuất ethanol.
Ngày 15/9/2008 Công ty cổ phần kinh doanh hóa dầu và nhiên liệu sinh
học (PVB), một đơn vị thành viên của Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL)
đã lần đầu tiên giới thiệu và bán thí điểm xăng E5 tại hai trạm bán lẻ xăng dầu
ở Hà Nội thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của PVOIL. PVB nhập khẩu
ethanol tuyệt đối 99,6 % thể tích từ Trung Quốc, sau đó pha với xăng A95 và
A92 với tỷ lệ 5 % ethanol theo thể tích để thành xăng ethanol E5. Xăng E5
được bán với giá 16.500 đồng một lít, rẻ hơn 500 đồng so với xăng A92 và
1000 đồng so với xăng A95 trong khi đó vẫn bảo đảm an toàn cho động cơ
đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.
24



Xăng E5 ban đầu được bán thử nghiệm cho 50 xe tắc xi gồm hai loại:
loại 4 chỗ và 7 chỗ ngồi, thuộc hiệp hội taxi thành phố Hà Nội. Thời gian bán
thử nghiệm là 6 tháng, PVB đã thu thập các ý kiến phản hồi từ khách hàng để
trình kết quả thử nghiệp với Bộ Công thương.
Nhiều công ty và các tổ chức khoa học cũng đã chủ động phối hợp
nghiên cứu và thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng của việc xăng pha ethanol
đối với động cơ và việc phân phối thử nghiệm xăng E5 thương mại như trung
tâm nghiên cứu dầu khí (PVPRO), Công ty taxi Đà Nẵng,…. Viện Công nghệ
thực phẩm đã và đang nghiên cứu sản xuất ethanol từ phế thải nông nghiệp.
Nhiều đơn vị trong đó có APP, Sài Gòn Petro, Công ty Mía đường Lam Sơn
đã lên kế hoạch pha chế thử nghiệm và tiến tới sản xuất ở ethanol quy mô phù
hợp và đưa vào sử dụng.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phối hợp với một số
trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP
Hồ Chí Minh tiến hành nhiều nghiên cứu về việc sử dụng NLSH, trong đó đã
chứng minh việc sử dụng xăng pha ethanol thay thế xăng thông thường tốt
hơn cho động cơ xăng. Đi tiên phong trong việc xây dựng và phân phối NLSH
là Tổng Công ty Dầu Việt Nam. PVOIL đã tiến hành đầu tư hai nhà máy
ethanol với tổng công suất 200 triệu lít/năm, trong đó dự án đầu tư xây dựng
Nhà máy ethanol Bình Phước được thực hiện với sự hợp tác đầu tư cùng Tập
đoàn ITOCHU Nhật Bản tại tỉnh Bình Phước.
Sau khi Bộ Công thương đã chấp thuận kết quả thử nghiệm xăng E5 của
công ty PVB và trên cơ sở các tiêu chuẩn về nhiên liệu E5, B5 mới được ban
hành trong tháng 5/2009, Tổng công ty Dầu Việt Nam đã thành Ban chuyên
trách gồm các lãnh đạo và các nhân sự chủ chốt của PV OIL để tiến hành triển
khai bán thí điểm xăng E5, B5 trên phạm vi 6 tỉnh thành lớn nhất Việt Nam là
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang.
3.1.3.3. Phương pháp sản xuất xăng sinh học E5

Để sản xuất được xăng sinh học, trước tiên cần sản xuất cồn sinh học

(Bio-ethanol) có tỷ lệ phần trăm thể tích trên 92,1%. Tiếp đó là quá trình pha
trộn cồn sinh học cùng xăng khoáng theo tỷ lệ thích hợp (5%, 10%, …) để có
được sản phẩm cuối cùng là xăng sinh học E5, E10,… với chỉ số tương ứng
với tỷ lệ thể tích cồn sinh học pha vào xăng. Trong đó, quá trình sản xuất cồn
sinh học có thể coi là bước quan trọng lại vô cùng phức tạp. Sau quá trình này,
sản phẩm thu được sẽ là cồn sinh học có nồng độ thích hợp với việc pha chế
25


×