Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

NCKH bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.06 KB, 29 trang )

NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌ SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của vấn đề
Trường học là một trong những môi trường phát triển quan trọng của cá

nhân, là nơi trang bị những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội và
những kiến thức văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên
hiện nay, môi trường học đường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tượng bạo
lực học đường xuất hiện ngày một nhiều và phổ biến trong môi trường học đường.
Đây là một vấn đề nhức nhối không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà còn với
nhiều nền giáo dục trên thế giới.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động và rất
cần được xã hội nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải được giải quyết. Đâu đó
trong môi trường giáo dục lại xuất hiện những vụ việc học sinh gây hấn, hành hung
lẫn nhau… Những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây
đã trở thành một hiện tượng có khả năng lây lan rộng với mức độ ngày càng
nghiêm trọng. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Tất cả
các vụ bạo lực học đường đều để lại hậu quả, thậm chí là những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng và đáng tiếc
Việc nghiên cứu hành vi bạo lực học đường là một vấn đề cấp bách và ngày
càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay. Qua đó có thể thấy, giáo dục đạo
đức cho thanh thiếu niên phải được đặt lên hàng đầu,nhằm giúp các em có được
hiểu biết và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng cao ý thức của các em
trong học tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước tiến lên theo
con đường chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hành vi bạo lực của học


sinh trường THCS Trần Hưng Đạo, TP Đà Nẵng”


II.

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh trường THCS

Trần Hưng Đạo, TP Đà Nẵng, nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất biện pháp
khắc phục.
III.

Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo, TP Đà
Nẵng
- Đối tượng nghiên cứu: hành vi bạo lực học đường của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu: 70/800 học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo, TP

IV.

Đà Nẵng
Giả thuyết nghiên cứu

Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo có
nhiều biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng nay thuộc về học sinh, gia
đình, xã hội, chương trình giáo dục của nhà trường.
Nhận thức của các em học sinh về hành vi bạo lực học đường vẫn còn nhiều
thiếu sót. Các em có thái độ tốt khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường
V.


Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này tôi có ba nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhiệm vụ 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến bạo lực học đường.
- Nhiệm vụ 2: Thực trạng về hành vi bạo lực học đường
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất những giải pháp.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cấu
trúc của hành vi: mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt năng động
- Phương pháp thống kê trong toán học


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hành vi bạo lực học đường của học sinh
- Trong nước


Hiện nay, mặc dù tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường được báo chí
phản ánh khá nhiều nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hành vi gây hấn của thanh
niên nói chung và môi trường học đường nói riêng.
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Mã Ngọc Thể với công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn không
chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” (1998), đã nói lên sự nhức nhối của các
nhà nghiên cứu và toàn xã hội trước tình trạng gia tăng hành vi phạm pháp của các
em tuổi vị thành niên.
TS.Nghiêm Thị Phiến tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của nhóm
bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh” trên 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại
trường THCS Thịnh Quang (Hà Nội), đã liệt kê những hành vi lệch chuẩn của

nhóm học sinh này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các hành vi đó. Tác giả
kết luận, hiện tượng bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong những nguyên nhân khá
chủ yếu dẫn trẻ tới những hành vi lệch chuẩn.
* Nghiên cứu khảo sát về thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Bài viết về “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của TS. Phan Mai
Hương trong kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế tháng 08/2009 về chủ đề: Nhu cầu,
định hướng và đạo tạo tâm lý học đường tại Việt Nam đã trình bày khảo sát của tác
giả về thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân tích tài liệu và các số
liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn.
- Nước ngoài
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:


Nhà tâm lý học tội phạm Đonvonga (Liên Xô cũ) cho biết: Ảnh hưởng của
nhóm bạn không chính thức tiêu cực đến hành vi phạm pháp của trẻ em được thể
hiện qua bốn điểm sau: một là, các nhóm tiêu cực là cơ sở hình thành quan điểm và
định hướng dẫn đến hành vi phạm pháp; hai là, trẻ vị thành niên tuân theo những
quyết định của nhóm dù bản thân có quan điểm riêng.
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2008 có một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học đường”
(Underdtanding school vilolence). Nghiên cứu đã đưa ra những con số thống kê về
tình trạng về môi trường học đường, những hành vi đe dọa, những trường hợp bạo
lực không gây tử vong và những trường hợp bạo lực gây tử vong.
* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường:
Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại
Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất,
bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức của hành vi bắt
nạt trong trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc
điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ, và bạn bè đã được khảo sát

1.2. Khái niệm bạo lực học đường
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niêm bạo lực
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực song nó chủ yếu được hiểu
theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học.
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” (Theo từ điển Tiếng Việt – Hoàng
Phê chủ biên, 2003).


- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ
chính quyền” (Đại từ điển Tiếng Việt, 1998).
Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất
của một phương thức vận động chính trị.
Dưới góc nhìn tâm lý học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn.
- Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản.
Bạo lực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các
hành vi bạo lực cũng như cho những người bị hại. Cá nhân, gia đình, trường
học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn
thương do bạo lực gây ra.
- Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại
từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất như vậy thì bạo lực cũng có thể là
những hình thức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng
cũng có thể là trấn áp, đe doạ, gây sức ép về mặt tâm lý, tâm thần.
1.2.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Thời gian gần đây, bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng bỏng,
được dư luận xã hội quan tâm. Các khái niệm về bạo lực học đường được hiểu
khác nhau tuỳ theo góc độ đánh giá.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công
lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh
thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường
gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Và nếu nhìn
từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại
của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên
ngoài nhà trường, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược


lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại,
hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy
không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài
nhà trường.
Như vây, theo khái niệm này thì bạo lực học đường có phạm vi rất rộng, bao
gồm phạm vi cả trong và ngoài trường học, xảy ra giữa học sinh với học sinh, giữa
thầy cô với học sinh.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bạo lực học đường
xảy ra giữa các học sinh với nhau. Theo đó, bạo lực giữa các học sinh với nhau là
cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt
trong nhà trường giữa các học sinh bằng bạo lực.
1.2.2. Phân loại bạo lực học đường
Ta có thể rút ra các hình thức bạo lực học đường chủ yếu như sau:
- Bạo lực về thể chất: Là loại dễ thấy nhất của bạo lực học đường. đây là hành
vi sử dụng vũ lực để làm tổn thương một ai đó. Cụ thể như: xô đẩy, đánh
đập, đấm, đá,… hoặc dùng các công cụ để gây thương tích như roi, gậy, các
vật dụng khác,…
- Bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi như: Đe doạ làm người khác sợ
hãi; doạ nạt bạn bằng lời nói; hét lên, cao giọng, lớn tiếng quát tháo với bạn;
chế nhạo hoặc chỉ trích, mắng chửi bạn, làm mất thanh thế của bạn và gia
đình bạn; buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn; bới móc và nói ra những
lỗi của bạn; tung tin đồn thất thiệt,…
- Bạo lực về xã hội: bao gồm một số hành vi như: Làm bạn bẽ mặt bạn ở

những nơi công cộng, cô lập bạn với nhiều người khác, Không cư xử tốt với
bạn bè của bạn, Gây chuyện cãi lộn, ….


- Bạo lực về kinh tế: Có thể có nhiều hình thức như: trấn lột tiền hoặc tài sản
có giá trị của bạn bè, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè; yêu cầu, hăm doạ
các học sinh khác phải cống nộp tiền bạc hay tài sản khác có giá trị cho
chúng; cố ý huỷ hoại hoặc làm hỏng các vật dụng của học sinh khác,…
1.2.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa các em học sinh với nhau,
song chung quy lại thì có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nguyên nhân chủ quan:
Trước tiên, phải nói đến nguyên nhân từ chính bản thân các em học sinh.
Như chúng ta đã biết, Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở dễ bốc đồng và khó tự
chủ, thường bị bạn bè kích động. Vì vậy, nhiều khi các em đánh nhau chỉ vì những
chuyện nhỏ nhặt như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng
cấp, hoặc được bạn bè nhờ vả,…
Ngoài ra, sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch
trong quan điểm sống, mất phương hướng vào cuộc sống… cũng là một nguyên
nhân quan trọng khiến các em có những hành bi bạo lực. Các em có rất ít môi
trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ học
căng thẳng. Lịch học dày kín, chương trình học quá tải đang tạo ra cho các em
những áp lực không nhỏ, áp lực đó lại tăng lên rõ rệt qua các kỳ thi nặng về thành
tích, cộng thêm cảm giác bị tù túng trong bốn góc nhà càng khiến các em dễ cáu
giận, phản ứng thái quá, hoặc lệch lạc. Có em mất phương hướng, không biết làm
gì để khẳng định bản thân; sợ đến trường vì thấy bản thân không thể chống lại sự
bắt nạt của bè bạn. Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng
trước người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương



chính mình. Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnh
nào đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cần
mảy may suy nghĩ hậu quả.
Hoặc cũng có thể các em dùng bạo lực để khẳng định cái tôi của bản thân.
thay vì khẳng định bản thân mình bằng kết quả học tập, các em lại lấy những
“chiến tích”, như bắt nạt bạn cùng trường, trấn lột, đánh bạn... để ra oai với bạn bè
cùng trang lứa, được các bạn trong nhóm gọi là “đại ca”...
Tất nhiên, chúng ta không thể không kể tới ảnh hưởng từ môi trường văn
hóa bạo lực tới các em: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,
súng...), internet,… Ngày nay, trong xã hội xuất hiện tràn lan các sản phẩm bạo lực
nhằm vào đối tượng là các em học sinh. Các em xem và bắt chước rất nhanh những
điều đó. Một bộ phận học sinh đắm mình vào các nhân vật ảo của game trực tuyến
đầy tính chất bạo lực, thậm chí nhiều em nghiện game. Các trò chơi này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình:
Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em. Những trẻ vị thành
niên bị cha mẹ đối xử bàng quan - xa cách có xu hướng vi phạm nhiều chuẩn mực
hành vi hơn những em được cha mẹ đối xử tin tưởng - bình đẳng. Chính mối quan
hệ tin tưởng - bình đẳng giữa cha mẹ và con cái đã tạo điều kiện cho trẻ được tâm
sự nhiều hơn với cha mẹ, thông qua quá trình đó, cha mẹ kịp thời nắm bắt những
nhận thức, hành vi lệch lạc của con cái và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu
cha mẹ đối xử bàng quan, xa cách hoặc nghiêm khắc, cứng nhắc với con cái thì con
cái họ không có cơ hội chia sẻ những tâm tư, tình cảm. Những thiếu hụt trong nhận
thức, những lệch lạc trong hành vi không được kịp thời uốn nắn.


Không chỉ kiểu quan hệ cha mẹ - con cái dẫn đến hành vi bạo lực của học
sinh mà chính cha mẹ trong gia đình cũng góp phần hình thành hành vi bạo lực ở

trẻ. Biện pháp giáo dục trong gia đình tốt nhất là nêu gương. Nếu cha mẹ là những
người luôn luôn chấp hành tốt các quy định thì đứa trẻ sẽ có xu hướng chấp hành
các quy định đó tốt hơn so với các gia đình mà bố mẹ chúng coi thường pháp luật,
thường xuyên vi phạm quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội... Trẻ em quan sát và
bắt chước những gì người lớn làm, nếu cha mẹ chúng vi phạm quy tắc, chuẩn mực,
có các hành vi bạo lực thì các em cũng có thể làm điều tương tự như vậy ở trường
học.
Nhiều gia đình lo làm ăn kinh tế chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cái,
phó mặc con em mình cho nhà trường trong khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc
hại đối với lứa tuổi các em. Trẻ bây giờ thường xuyên bị cha mẹ bỏ rơi (do cha mẹ
bận làm ăn hoặc có những mối bất hòa). Vì không được yêu thương nên trẻ tự ti,
dễ bị bạn bè ăn hiếp, đến khi bị dồn vào chân tường, trẻ sẽ phản kháng lại bằng bạo
lực…
+ Sự giáo dục trong nhà trường
Giáo dục trong nhà trường còn nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Ngoài ra, mối quan
hệ thầy – trò cũng là một yếu tố quan trọng. Sự gắn bó giữa các em với thầy cô
chưa thực sự bền chặt, thân thiết để các em đặt trọn niềm tin và báo cáo hết sự thật.
Không chỉ cô đơn trong nhà, trẻ còn cô đơn ở trường. Sự cô đơn trong trường học
khiến học sinh xa lánh thầy cô, có chuyện gì cũng tự “xử lý”, “giải quyết” với nhau
chứ hiếm khi tâm sự cùng thầy cô
+ Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải
pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.


Trong những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra ở mọi lĩnh vực. Trên sân cỏ,
cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên “choảng” nhau.
Ngoài đường phố, taxi húc xe vào cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toán nhau đẫm
máu ngay trong khu phố, bạo lực gia đình,… Một khi môi trường xã hội ngày càng
xuống cấp, cảm giác về sự mất an toàn trước những tệ nạn xã hội đang ngày càng

gia tăng thì dù kinh tế có tăng trưởng bao nhiêu đi nữa, con người vẫn cảm thấy bất
an, mất niềm tin vào những giá trị sống tốt đẹp. Và khi niềm tin bị xói mòn thì thay
vì dùng pháp luật thì người ta ứng xử với nhau bằng “luật rừng”.
1.2.4. Hậu quả của bạo lực học đường
- Đối với những em học sinh là nạn nhân:
Bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác của các em. Nếu như tổn
thương về thể xác khiến các em đau đớn trong một thời gian nhất định thì tổn
thương về mặt tinh thần sẽ để lại những di chứng nặng nề hơn. Những trẻ là nạn
nhân của bạo lực học đường thường gánh chịu những hậu quả tiêu cực như: sợ hãi,
lo lắng; xuất hiện các triệu chứng tâm thần như mất ngủ, trầm cảm, đau đầu,…; rối
loạn ăn uống; có xu hướng tự tử; giảm năng lực học tập, …
Đối với một số em, những di chứng của một thời thơ ấu bị bắt nạt còn kéo
dài cho tới khi trưởng thành. Thậm chí, do nỗi ám ảnh của nạn bạo lực học đường,
một số nạn nhân sau này đã trở thành thủ phạm của chính các hành động bạo lực
tại trường học.
- Đối với những em học sinh gây ra bạo lực:
Những em này dĩ nhiên cũng phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ.
Những hành vi bạo lực của các em sẽ khiến cho mọi người lên án, căm ghét, xa
lánh; riêng các em nữ sinh thì hành động bạo lực này còn bị phê phán mạnh mẽ
hơn, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của người con gái.


Đây thực sự là những mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này nếu
như các hành động bạo lực ấy ngày càng tiếp diễn. Các em sẽ trở thành những con
người phát triển không toàn diện, mất dần tính “người” mà đi ngược về phía “con”.
Tương lai của các em sẽ trở nên mù mịt nếu không sửa chữa ngay từ bây giờ.
- Đối với gia đình:
Bạo lực học đường đã tạo nên mối lo lắng của cha mẹ về con em mình.
Trước thực trạng bạo lực học đường như hiện nay khiến cho tâm lý lo lắng, bất an
bao trùm không khí gia đình. Đối với gia đình nạn nhân thì còn gây ra tổn thất về

kinh tế, về tâm lý đau lòng hơn. Họ không yên tâm về sự an toàn của con cái, về
các mối quan hệ của chúng,…
- Đối với nhà trường và xã hội:
Bạo lực học đường có ảnh hưởng sâu sắc tới nhà trường và xã hội. Môi
trường an toàn nơi trường học bị phá vỡ, làm rối loạn tình hình an ninh trật tự
trường học. Gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho các em học sinh, khiến các em
không yên tâm học tập, vì thế chất lượng dạy học của thầy và trò không được đảm
bảo.
Bạo lực học đường cũng làm ảnh hưởng tới các giá trị truyền thống tốt đẹp,
gí trị con người bị chà đạp. Bạo lực học đường gây mất trật tự an toàn xã hội, gây
ảnh hưởng xấu dến văn hoá xã hội, góp phần làm tăng tỉ lệ bạo lực nói chung trong
xã hội. Điều đó khiến cho xã hội phải tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề, tiêu
tốn một khoản lớn chi phí vào nó như: điều trị y tế cho nạn nhân bị bạo lực, tổ
chức giáo dục cho các em có hành vi lệch chuẩn, chi phí cho các tổ chức chính
quyền, công an,...
1.2.5. Biện pháp thay đổi hành vi bạo lực học đường


Dựa vào khung lý thuyết để thay đổi hành vi

Chưa có ý
thức về
vấn đề
Giai đoạn
1: Nhận
thức

Có ý thức
về vấn đề


Tìm hiểu vấn
đề

Mong muốn
giải quyết vấn
đề

Giai đoạn 3:
Có ý định

Giai đoạn 4:
Thực hiện

Giai đoạn
2: Thái độ

Thử thực hiện
hành vi mới

Giai đoạn 5:
Duy trì

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM SÁT
2.1.

Thiết kế hệ thống phương pháp nghiên cứu

Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bảng hỏi. Các
phương pháp phụ trợ là: phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát,

phương pháp thống kê toán học.
PHIẾU KHẢO SÁT
HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS
TRẦN HƯNG ĐẠO


Phần 1: Nhận thức của học sinh về bạo lực học đường
Em hãy đánh dấu x vào ô em chọn
1.

Theo em, những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực học đường (có thể

chọn nhiều ô)
☐Học trò đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao, mác, mã tấu, kiếm, côn...
☐Đấm, đá, đạp vào bạn khác
☐Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác
☐Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác
☐Khiêu khích bạn
☐Xúc phạm, lăng mạ, có lời lẽ không đúng đối với bạn
☐Có thái độ khinh miệt bạn
☐Tẩy chay bạn trong lớp học
☐Nhắn tin, gọi điện để đe dọa bạn
2.

Theo em, bạo lực học đường là hành vi:

☐Bị bắt nạt về mặt thể chất (bị đánh đập...)
☐Bị bắt nạt về quan hệ (bị tẩy chay, cô lập....)
☐Bị bắt nạt về sở hữu (tiền bạc, đồ dùng ...)
☐Bị bắt nạt về giá trị nhân phẩm (bị nói xấu, lăng mạ...)

☐Bị bắt nạt cả về mặt thể chất, quan hệ, sở hữu và giá trị nhân phẩm


3.

Theo em, nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?

☐Hệ thống giáo dục của nhà trường chưa đầy đủ
☐Bạn bè rủ rê, lôi kéo
☐Gia đình không hạnh phúc, ba mẹ không quan tâm đến con cái
☐Do cái tôi của bản thân quá lớn, muốn chứng tỏ mình
☐Phim ảnh bạo lực, game online
4.

Nhà trường có tổ chức các buổi giao lưu, trang bị cho các em những giá trị

nhân văn tốt đẹp không?
☐Có
5.

☐Không
Em đã từng chứng kiến ba mẹ mình cãi nhau chưa?

☐Có
6.

☐Chưa
Bạn bè có rủ rê, lôi kéo em tham gia vào việc đánh nhau không?

☐Có

7.

☐Không
Em có xem các thể loại phim bạo lực, chơi game online không?

☐Có
8.

☐Không
Em đã từng chứng kiến các vụ đánh nhau ở đâu?

☐Ngay trong lớp học
☐Ở trong sân trường, nhà vệ sinh của trường
☐Trước cổng trường


☐Các khu vực xung quanh trường
9.

Khi đi học, em có nói xấu các bạn khác trong lớp không?

☐Thỉnh thoảng, nhưng chỉ là nói vui với bạn bè
☐Có, nhưng chỉ nói đúng sự thật
☐Chưa bao giờ nói xấu ai cả
☐Thường xuyên nói xấu các bạn khác
10.

Em đã tham gia đánh nhau với các bạn khác chưa?

☐Chưa bao giờ đánh nhau với bạn khác

☐Đánh nhau với các bạn trong lớp nhưng chỉ là đánh vui
☐Thỉnh thoảng, chỉ những khi bị xúc phạm quá đáng
☐Thường xuyên đánh nhau
11.

Khi có xích mích, hiểu lầm với các bạn, em sẽ có thái độ như thế nào?

☐Bình tĩnh, cùng bạn nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn
☐Gây gổ, cãi nhau, có thể đánh nhau với bạn để chứng tỏ mình đúng
☐Không làm gì cả
12.

Khi thấy các bạn đánh nhau trước cổng trường em sẽ làm gì?

☐Thích thú, hò reo, đứng cổ vũ
☐Gọi người lớn xung quanh can ngăn
☐Đi luôn, không liên quan đến mình


☐Tự mình vào can ngăn
13.

Theo em, bạo lực học đường xảy ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý

học sinh?
☐Lo lắng, sợ hãi
14.

☐Ảnh hưởng tới học tập


☐Không ảnh hưởng gì

Em hãy thử đề xuất một vài biện pháp để hạn chế bạo lực học đường hiện

nay:
Phần 2: Hành vi bạo lực học đường
1.
☐Rồi
2.
☐Rồi
3.
☐Rồi
4.
☐Rồi
5.
☐Rồi
6.
☐Rồi

Em đã bị bạn bè đe dọa lấy tiền chưa?
☐Chưa
Em đã từng bị đánh có sử dụng hung khí chưa?
☐Chưa
Em đã từng bị bạn đấm đá đạp vào người chưa?
☐Chưa
Em đã từng bị bạn hăm dọa, cảnh cáo chưa?
☐Chưa
Em đã từng bị các bạn nói xấu, nói không đúng về mình chưa?
☐Chưa
Em có bao giờ bị bạn bè xúc phạm, lăng mạ chưa?

☐Chưa


7.

Em có bao giờ bị các bạn tẩy chay không?

☐Có
8.

☐Không
Em có bao giờ bị bạn bè bêu rếu làm mất uy tín, danh dự của mình chưa?

☐Rồi
9.

☐Chưa
Em đã từng bị bạn bè nhắn tin, gọi điện để đe dọa, nói xấu mình chưa?

☐Rồi

.3.

☐Chưa

Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Để xác định qui mô của khách thể nghiên cứu, việc chọn mẫu được tiến hành theo
các bước:
Bước 1: Chọn ngẫu mỗi khối học một lớp (lớp 7 + lớp 8) là 70 học sinh.

Bước 2: Tôi đã phát 70 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 70 phiếu hợp lệ


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Các đặc điểm về hành vi bạo lực học đường của học sinh trường THCS Trần
Hưng Đạo, TP Đà Nẵng
3.1.1. Đặc điểm nhận thức
Nhìn chung các khách thể đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học
đường, thông qua việc nhận diện được các hành vi gây ra bạo lực học đường. Tuy
nhiên trong các câu trả lời của khách thể, sự giới hạn của khái niệm bạo lực học
đường bị co hẹp đi rất nhiều, chỉ gói gọn đơn giản ở những hành vi gây tổn thương
đến cơ thể mà ít nhiều có sử dụng đến hung khí: 92,86% khách thể chọn “Học trò
đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao, mác, mã tấu, kiếm, côn...”; 84,29% chọn
“Đấm, đá, đạp vào bạn khác”, 47.14% chọn “Khiêu khích bạn”. Bước đầu có thể
thấy khách thể mới chỉ có những hiểu biết chung chung, sơ sài về bạo lực học
đường. Nếu chỉ dừng lại ở những hành vi đánh nhau có sử dụng hoặc không sử
dụng hung khí mà gây tổn thương đến nạn nhân về mặt thể chất, mới là bạo lực
học đường thì chưa đủ.


Cũng có một số ít khách thể đã nhận biết được một số hành vi bạo lực học
đường gây tổn hại đến tinh thần, như: “Có lời nói hăm doạ, cảnh cáo bạn
khác”(55.71%); “Xúc phạm, lăng mạ, có lời lẽ không đúng đối với bạn”(60%);
“Tẩy chay bạn”(48.57%), “Nhắn tin, gọi điện đe dọa bạn”(62.86%). Đây là những
hành vi diễn ra với mức độ ngày càng lan rộng mà truyền thông gần đây nói đến rất
nhiều, nên rất dễ hiểu vì sao các em nhận diện được. Đa số khách thể nhận diện
được hành vi bạo lực học đường về mặt sở hữu là: “Đe dọa để lấy tiền của học sinh
khác”(77.14%). Đây là một hành vi điển hình trong thời gian qua, nổi lên như là
một vấn nạn trong môi trường sư phạm.
Rõ ràng kết quả này chỉ ra rằng, mặc dù tất cả các học sinh đều biết về bạo

lực học đường nhưng cách hiểu về vấn đề này còn chưa có sự thống nhất và còn rất
sơ sài. Hầu hết khách thể mới chỉ hiểu được những biểu hiện bề ngoài mà chưa
nắm rõ bản chất bên trong của khái niệm. Một bộ phận các em còn hiểu một cách
phiến diện về bạo lực học đường, không xếp các hành vi làm tổn thương về mặt
tinh thần là bạo lực hay cho rằng những hành vi bạo lực xảy ra bên ngoài khuôn
viên nhà trường cũng không phải là bạo lực học đường
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi bạo lực học đường của học sinh trường
THCS Trần Hưng Đạo, TP Đà Nẵng
Biểu đồ thể hiện nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học đường

Phần lớn khách thể nhận thức được hành vi bạo lực học đường là bị bắt nạt
cả về mặt thể chất, quan hệ, sở hữu và giá trị nhân phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn
khoảng 42.86% số học sinh vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về hành vi bạo lực học
đường. Qua đó, có thể thấy được nhận thức về bạo lực học đường của học sinh
trường THCS Trần Hưng Đạo vẫn còn hạn chế


Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ địa điểm xảy ra các vụ đánh nhau của học sinh

Tỉ lệ các vụ đánh nhau xảy ra trong lớp học chiếm gần một nửa (42.86%), ta
có thể thấy rằng việc quản lý học sinh của nhà trường chưa tốt, giáo viên, giám thị
của nhà trường vẫn chưa quan tâm đúng mức đến học sinh, hệ thống giáo dục học
sinh vẫn chưa hoàn thiện. Đây được xem là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tình trạng bạo lực học đường của học sinh.
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ học sinh đối với hành vi đánh nhau

Đánh nhau được xem là một hành vi đặc trưng của bạo lực học đường. Có tới
34.29% khách thể chọn đã từng tham gia đánh nhau, trong đó có 11.43% chọn
thường xuyên đánh nhau. Tỉ lệ đánh nhau tuy không phải là quá lớn nhưng nhìn
chung nó vẫn cho ta thấy tình trạng đánh nhau vẫn còn diễn ra trên địa bàn của

trường học.
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ học sinh đối với hành vi nói xấu bạn khác trong lớp

Tình trạng học sinh nói xấu nhau trong lớp học diễn ra tương đối nhiều, từ
việc nói xấu có thể dẫn đến những hành vi bạo lực khác nghiêm trọng hơn. Theo
biểu đồ, ta có thể thấy tỉ lệ học sinh nói xấu nhau chiếm tới 84.29%, trong đó
14.3% là thường xuyên nói xấu bạn khác.


Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thái độ của học sinh đối với việc giải quyết xích mích, hiểu
lầm với bạn bè

Học sinh có thái độ khá tốt trong tình huống có xích mích, hiểu lầm với bạn.
Tỉ lệ học sinh chọn cách “Bình tĩnh, cùng bạn nói chuyện giải quyết mâu thuẫn”
chiếm tới 57.14%. Bên cạnh đó, vẫn có 18.75% chọn cách “Gây gỗ, cãi nhau, có
thể đánh nhau với bạn để chứng tỏ mình đúng”, ở đây, cái tôi của các em ấy quá
lớn, không muốn chịu thua người khác, điều này thật sự rất đáng lo ngại, nó có thể
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thái độ của học sinh khi chứng kiến bạn đánh nhau

Phần lớn học sinh đã có thái độ quan tâm đến bạo lực học đường, không coi
đó là việc của người khác mà đã có tâm thế hành vi cần xây dựng như tham gia vào
việc phòng ngừa bạo lực học đường. Tuy nhiên, học sinh có xu hướng tham gia
một cách gián tiếp (42.86%), ít học sinh có xu hướng trực tiếp vào giải quyết vụ


việc (10%). Mặt khác, có một bộ phận học sinh còn thờ ơ với bạo lực học đường,
có 24.28% khách thể chọn “Thích thú, reo hò, đứng cổ vũ” và 22.86% chọn “Đi
luôn, không liên quan đến mình”. Những hành vi này đã chứng minh được một bộ

phận giới trẻ hiện nay đang vô cảm trước những lối ứng xử phi đạo đức của những
người xung quanh. Những hành vi tránh xa hay chỉ đứng ngoài xem biểu hiện thái
độ dửng dưng trước những hành vi sai trái của bạn bè. Vì không có những hành vi
can thiệp kịp thời nên đã không ít vụ việc xảy ra với hậu quả vô cũng nghiêm
trọng.

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân của bạo lực học đường

Nguyên nhân được cho là phổ biến nhất gây ra bạo lực giữa các học sinh là:
Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách báo, đồ chơi mang
tính bạo lực… (37.14%). Ngày nay, các cảnh bạo lực trên phim, truyện tranh với
những pha hành động nghĩa hiệp, những pha đấm đá, tranh giành... không phải là
hiếm; bên cạnh đó, các tình huống bạo lực trên game online cũng xuất hiện với mật
độ thường xuyên đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành tính cách bạo lực ở
các em.
Nguyên nhân thứ hai được các em lựa chọn là: do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
(31.43%). Ở lứa tuổi này, mối quan hệ bạn bè của các em được mở rộng, không chỉ
bạn bè học cùng lớp mà còn mở rộng ra bạn bè cùng trường, khác trường, cùng sở
thích,… và các em luôn coi trọng những mối quan hệ này. Chính vì vậy mà việc
hoạt động theo nhóm, làm vì bạn bè của các em là điều dễ hiểu, mặc dù đó có thể
là những lời đề nghị sai trái.


Nguyên nhân phổ biên thứ ba được các em lựa chọn là: Do gia đình không
hạnh phúc, ba mẹ không quan tâm đến con cái(18.57%). Thực tế cho thấy, trong
cuộc sống hối hả hiện nay có rất nhiều gia đình đã bỏ quên một chức năng vô cùng
quan trọng của mình – chức năng giáo dục. Nhiều bậc cha mẹ chạy theo kinh tế,
làm ăn; không quan tâm, gần gũi, chia sẻ với con cái, khoán trắng việc giáo dục
con cái cho nhà trường. Chính sự thiếu hụt về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ
trở nên cô đơn, không được dạy dỗ chu đáo và dễ sa vào bạo lực.

Hệ thống giáo dục của nhà trường chưa đầy đủ (15.71%) và cái tôi của bản
thân quá lớn muốn chứng tỏ mình(15.71%) là 2 nguyên nhân cuối cùng của bạo
lực học đường. Giáo dục học sinh trong nhà trường không chỉ cung cấp cho các em
những kiến thức khoa học mà còn phải giáo dục các em về đạo đức làm người. Đây
là chức năng quan trọng của nhà trường. Tuy nhiên hiện nay những giờ học giáo
dục đạo đức, giáo dục giá trị sống cho trẻ em ở nhà trường còn quá ít, còn mang
nặng hình thức, chưa đi vào bản chất của việc hình thành nhân cách cho các em.
Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực trong
học sinh. Ở lứa tuổi trung học, các em có sự thay đổi rất nhanh về tâm sinh lý.
Những hành vi bạo lực thường là để thể hiện bản thân, khẳng định và phá cách của
lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhiều em có hành vi bạo lực do rơi vào các rối loạn về
hành vi và cảm xúc ở lứa tuổi này, chưa làm chủ được hành vi và cảm xúc của bản
thân mình chứ không thuộc về bản tính của các em. Các em có thể hành động một
cách bột phát mà không ý thức được về hậu quả mà mình gây ra.


×