1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Mục tiêu phát triển giáo dục đã nêu rõ: “ Đổi mới mục tiêu nội dung,
phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo,
phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa
tăng chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản
lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.
Trong các bậc học, bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục
cũng như trong đời sống của xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan
tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao chất lượng dạy
học là việc làm bức thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà
trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học.
Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt
động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy
học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động
chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và
có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo
viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh .
Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của HS không chỉ phụ thuộc vào
từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi
mặt; một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn .
Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm
của một khối lớp trong nhà trường. Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên
môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy
tốt, có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời
còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức
đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà
trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực
tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy
của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng. Vì vậy, ở trường nào tổ
2
chuyên môn hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo thì trường đó hoạt
động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao.
Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường Tiểu học.” để nghiên cứu và tiếp tục thực hiện trong năm
học này.
2. Ý nghĩa của giải pháp mới.
Làm công tác quản lý trong nhà trường bản thân tôi rút ra được bài học
kinh nghiệm: Để nâng cao chất lượng trong nhà trường thì vấn đề then chốt
là phải nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Bởi trong nhà
trường, tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực
thi hoạt động dạy và học, nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế
hoạch năm học.Vì vậy việc xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là trách
nhiệm của người làm công tác quản lý phụ trách chuyên môn. Chính điều
này đã khiến tôi phải suy nghĩ tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động của tổ
chuyên môn ở trường tiểu học và tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động tổ
chuyên môn, đặc biệt là đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học. Thông qua đó,
giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nâng cao
trình độ chuyên môn. Đây chính là thành công ban đầu của sáng kiến.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Nơi tiến hành nghiên cứu: Trường Tiểu học Thị trấn.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh, giáo viên các tổ chuyên môn.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Cơ sở lý luận.
- Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên
môn của nhà trường. Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho
trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt : Mục tiêu giáo dục, nội
dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục tương tác thống
nhất với nhau.
- Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các
kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao
3
động thực tế. Vì kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học
phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy quản lý mục
tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối
tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực
hiện một cách đồng bộ .
- Quản lý nội dung giáo dục là vạch kế hoạch và tổ chức điều phối sao
cho các môn, các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách
đầy đủ và đúng với mục tiêu giáo dục .
- Quản lý phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho
phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung cùng hướng tới việc thực hiện mục
tiêu giáo dục .
Do đó, quản lý quá trình dạy học chính là quản lý hoạt động của thầy
và trò. Vì thế Hiệu trưởng cần quan tâm và thực hiện thật tốt công tác quản
lý dạy học trong nhà trường. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động luôn diễn ra song song, hỗ
trợ nhau. Trong đó, hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo, là người tổ
chức các hoạt động học cho học sinh chủ động tham gia một cách tích cực.
Muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn cần quan tâm
đến việc đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức
quan trọng trong nhà trường, là cầu nối tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá
kết quả về đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách
sát thực. Vì vậy, tổ chuyên môn là tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong
quyết định hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường .
2. Cơ sở thực tiễn.
Qua tìm hiểu thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn tôi nhận thấy
hiện nay chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự được chú
trọng. Trình độ giáo viên giữ các tổ chuyên môn chưa được đồng đều, một số
đồng chí tổ trưởng, tổ phó chưa thật sự là những người tiên phong, gương
mẫu trong các phong trào hoặc trình độ chuyên môn chưa thật sắc, vẫn còn
tình trạng tổ trưởng là người “sống lâu lên lão làng”. Một ít giáo viên chưa
nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong
nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích
cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết
4
dạy của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng. Chính vì vậy mà
hoạt động của tổ chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao. Bản thân là một cán bộ
quản lý tôi nhận thấy trong các hoạt động của nhà trường, hoạt động về lĩnh
vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng.
hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này
phụ thuộc ít nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối. Nó góp
phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên, đồng thời nó cũng
góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tổ
chức sinh hoạt chuyên môn khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn
đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan
tâm. Dưới sự quan tâm lãnh đạo của BGH nhà trường, người tổ trưởng tổ
chuyên môn cần phải linh động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn khối sao
cho có chất lượng hiệu quả.
3. Các biện pháp tiến hành:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn
bản để hiểu được cơ sở lý luận của dạy và học trong nhà trường Tiểu học, vai
trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự các buổi sinh hoạt chuyên
môn, quan sát, đánh giá chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi phỏng vấn các cán bộ quản lý và
giáo viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu.
- Điều tra thực trạng của giáo viên.
- Điều tra thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm
nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động
tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học.
4. Thời gian tạo ra giải pháp:
Năm học 2014-2015.
B. NỘI DUNG
5
I. MỤC TIÊU.
Năm học 2014- 2015, là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về
việc “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để nâng cao chất lượng giáo viên trong nhà
trường và để góp phần vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Ban
giám hiệu nhà trường đã xác định công tác trọng tâm và phải làm ngay đó là
tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt tạo môi trường để
GV được học tập, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Có nhiều nhân tố để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, trong đó, đổi
mới hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyết định hàng đầu. Đây là công
việc khó khăn đòi hỏi BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và giáo
viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần
cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, phải biết chia sẽ từ cái đơn giản đến cái
khó, phức tạp để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy. Có như thế, tổ chuyên
môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Trường Tiểu học Thị trấn là một trường
có 33 CBGV – CNV với 682 học sinh, cơ sở vật chất còn có nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình song kinh nghiệm quản lý còn non nớt, một
số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Số lượng
GV đông cũng ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo quản lý và kiểm tra. Các tổ
chuyên môn trong nhà trường đã có từ nhiều năm học trước. Song trong điều
kiện chế độ đời sống của giáo viên những năm học đó còn nhiều khó khăn
cùng với yêu cầu điều kiên cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu phòng
học nên để đảm bảo chất lượng dạy học nhà trường phải phân công mỗi lớp
một thời khóa biểu, các lớp học trong cùng một khối học lệch một số buổi
nên điều kiện để các tổ chuyên môn trong nhà trường được sinh hoạt còn hạn
chế, nội dung sinh hoạt thiếu phong phú dẫn đến hiệu quả chưa cao vì vậy
6
phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vậy làm thế
nào để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn? Nâng cao chất lượng
đội ngũ? Những khó khăn trên thực sự là nỗi trăn trở của người cán bộ quản
lý trong nhà trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng giáo dục, tôi đã xây
dựng kế hoạch năm học 2014- 2015 và xác định được mục tiêu phấn đấu và
trách nhiệm trong công tác giáo dục và đặc biệt quan tâm đến nội dung đổi
mới chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng trong nhà
trường.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1.1: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG.
a. Thực trạng dạy của giáo viên:
Thực tế trong công tác quản lý, tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong
nhà trường luôn có tinh thần học hỏi, trách nhiệm với công tác chuyên môn,
tích cực năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công tác dạy và học. Đồng thời, Ban
giám hiệu chúng tôi cũng nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện
pháp chỉ đạo tốt công tác này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo.
Tuy nhiên hiện nay, các thành viên trong tổ khối thường không cố định
mà thay đổi hàng năm, một số giáo viên mới ra trường nên về chuyên môn
của giáo viên cũng có phần hạn chế do :
- Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình nội dung, phương
pháp dạy học
- Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối
lớp đó.
- Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình
nên không mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia
sinh hoạt tổ.
- Một số ít giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc sinh
hoạt tổ khối. Bên cạnh đó, vấn đề HS cũng cần được quan tâm vì các em là
7
chủ thể trong quá trình dạy học do đó chất lượng học tập của học sinh sẽ
quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo viên .
2. Thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn:
- Những năm trước đây, do cơ sở vật chất thiếu cụ thể: thiếu phòng
học, việc sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh học 9 - 10 buổi/tuần cho học
sinh cùng khối, tổ cùng buổi dạy gặp khó khăn do một số lớp trong tổ phải
học đan xen buổi học. Vì vậy, việc sinh hoạt tổ nhóm cũng gặp khó khăn.
Mặt khác việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn chưa được đặt đúng vai
trò của nó vì vậy sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn và
chưa đạt chất lượng cao. Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch tuần, ghi sẵn
trong sổ rồi cho GV ghi nội dung các chuyên đề, phần thảo luận, xây dựng
và rút ra bài học kinh nghiệm của các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa
được chú trọng, phần đúc rút được một kiến thức hay kinh nghiệm gì từ
các nội dung các buổi họp hay các chuyên đề còn hạn chế. Như vậy vai trò
của tổ chuyên môn chưa phát huy được hiệu quả trong công tác dạy và học
nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Có nhiều GV mới về trường, trình độ đào tạo Cao đẳng liên kết,
kinh nghiệm nghề nghiệp chưa có. Một số đồng chí tuổi cao, trình độ nhận
thức và chuyên môn có hạn. Nhiều đồng chí tính tình còn nhút nhát không
dám thể hiện mình trước đám đông, không dám bày tỏ quan điểm của mình
khi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc khi đúng trên bục giảng có người dự mất
bình tĩnh nên chất lượng giờ giảng không cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giáo dục trong nhà trường, chất lượng học tập của các lớp
chưa được đồng đều, còn nhiều học sinh học yếu. Mặt khác, thành viên
trong khối có sự thay đổi, đặc biệt là khối trưởng mới nên chưa nắm rõ về
nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, cách thực hiện hồ sơ sổ sách và các hoạt
động khác như thế nào ? Từ đó, việc quản lý tổ chuyên môn của khối cũng
gặp không ít khó khăn, nhất là việc quản lý quá trình dạy học. Những vấn đề
trên đặt ra cho người làm công tác quản lý phải tìm ra một số biện pháp chỉ
đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trườngTiểu học mà tôi đã tiếp tục áp dụng và bổ sung kinh nghiệm trong
năm học này.
8
1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN.
Để xây dựng tổ chuyên môn tốt, tôi đã luôn suy nghĩ tìm phương án
chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đi vào chiều sâu của hiệu quả . Thông qua
hoạt động tổ chuyên môn, giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ
năng sư phạm và kết quả của công tác quản lý dạy học trong nhà trường phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức, phối hợp một cách đồng bộ, khéo léo
trong sự hợp tác cộng đồng trách nhiệm của tập thể sư phạm từ phía người
làm công tác quản lý.
Sau khi nghiên cứu kĩ các văn bản về công tác chuyên môn và kế hoạch
năm học, BGH đã chỉ đạo hoạt động của tổ khối bao gồm các nội dung sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên. Xây dựng biên chế
tổ chuyên môn.
+ Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chuyên môn.
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và tổ trưởng, giữa
giáo viên và học sinh.
+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy chế hoạt động của tổ chuyên
môn.
+ Chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và một số hoạt động
tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
(Vì tất cả các hoạt động chuyên môn trong nhà trường rất nhiều mảng
với thời gian có hạn nên trong nội dung này tôi tập trung chỉ đạo việc dạy và
học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh và giáo viên vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng, tổ chức học sinh chiếm lĩnh
kiến thức trên lớp) cụ thể như sau:
a. Tìm hiểu đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên, công nhân viên.
Từ đó phân công chuyên môn, biên chế tổ chuyên môn cho hợp lý.
- Để có kế hoạch chỉ đạo hợp lí, công việc trước tiên mà người cán bộ
quản lý cần làm là nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên, công nhân viên
trong nhà trường thông qua một số việc làm sau:
+ Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, khả năng công tác, trình độ chuyên
môn, sở trường của từng giáo viên.
9
+ Trao đổi trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
giáo viên.
+ Lắng nghe và phân tích dư luận của phụ huynh, học sinh.
+ Căn cứ vào kết quả công tác của giáo viên trong những năm học
trước để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và chất lượng
của từng giáo viên nói riêng.
Sau khi tìm hiểu nắm bắt được tất cả các thông tin, căn cứ vào tình
hình thực tế, hoàn cảnh gia đình, năng lực chuyên môn, tâm tư nguyện vọng
của từng cán bộ giáo viên cũng như sự đánh giá của phụ huynh học sinh tôi
nhận thấy: Đội ngũ CBGV trường Tiểu học Thị trấn có 31 đc GV thì có tới
26 đồng chí đã từng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GVG cấp cơ
sở, 6 đc đã từng đạt GVG cấp tỉnh, 1 đc đạt GVG cấp Quốc gia. Đây chính
là điều kiện thuận lợi mà các thành viên trong nhà trường có thể học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên trong mỗi năm học, đội ngũ GV của các tổ
lại không đồng đều, có đ/c trình độ chuyên môn chỉ dừng lại ở mức độ đạt
yêu cầu, có đồng chí do tuổi cao, tiếp thu chậm nên trình độ có hạn. Mặt
khác, mỗi năm, GV có sự thay đổi tổ, khối dạy nên hoạt động của tổ gặp
không ít khó khăn và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự chất
lượng.
Từ thực trạng trên tôi tiếp tục tiến hành:
- Họp cán bộ GV trong nhà trường, tuyên truyền cho cán bộ giáo viên
trong nhà trường hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn,
hiểu được sự cần thiết của sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Họp với hội cha mẹ học sinh và nêu ý nghĩa, mục đích của việc tạo
điều kiện cho các cô giáo có thời gian học tập, bồi dưỡng chuyên môn để dạy
con em họ là điều rất cần thiết.
- Phối hợp cùng đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công chuyên môn
cho cán bộ giáo viên sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh gia đình và
đúng với tâm tư nguyện vọng của giáo viên và sắp xếp lại các thành viên
trong tổ, nhóm sao cho trong mỗi tổ nhóm đều có giáo viên cao tuổi, có giáo
viên có kinh nghiệm giảng dạy và giáo viên mới vào nghề và trình độ giữa
10
các tổ sao cho đồng đều. Phân công Cán bộ quản lý và Chủ tịch công đoàn
sinh hoạt theo các tổ chuyên môn.
- Chọn tổ trưởng và nhóm trưởng( tổ phó) trên tinh thần bầu chọn,
thống nhất cao của tập thể nhà trường. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ
phó chuyên môn trong nhà trường là cầu nối vững chắc giữa nhà trường với
GV và quan hệ tình bạn, tình đồng chí giữa các thành viên trong tổ có tốt hay
không là do kĩ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động của người tổ trưởng, tổ phó.
Mỗi tổ chuyên môn đều phải có giáo viên đầu đàn làm tổ trưởng, tổ phó. Bộ
phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ
chuyên môn của giáo viên nói riêng. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, Ban
giám hiệu chúng tôi đã cân nhắc và chọn giáo viên có năng lực quản lý và
phải là:
+ Những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh,
huyện, giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết
cao.
+ Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt
động, có kiến thức vững vàng, nhất là hoạt động phải có kế hoạch .
+ Người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết định, chịu trách nhiệm với
công việc, am hiểu công việc đồng thời có nhiều đóng góp tích cực trong
việc xây dựng tập thể vững mạnh.
+ Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng
nghiệp về vật chất lẫn tinh thần. Điều cốt lỗi là biết động viên tinh thần,
khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên của tổ.
Vì tổ trưởng, tổ phó là người đứng đầu trong tổ, chịu sự quản lý của
ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ lĩnh hội sự chỉ
đạo chuyên môn của nhà trường, đặc biệt là sự chỉ đạo chuyên môn trực
tiếp của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đồng thời chủ động lên kế
hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ về các hoạt động trong nhà
trường, trong đó hoạt động dạy và học là chính. Vì vậy, người tổ trưởng, tổ
phó phải có uy tín và được tập thể tín nhiệm .
11
b. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa
các thành viên trong tổ.
Để tạo được một tập thể tốt về mọi mặt và cùng tiến trong công tác,
tôi đã tập trung vào một số việc sau :
- Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên
trong tập thể từ tính cách của mỗi người như lòng yêu mến, tôn trọng đồng
nghiệp, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của nhà
trường, biết trách nhiệm của mình với xã hội, có ý thức tổ chức tinh thần kỉ
luật, tôn trọng lãnh đạo.
- Dân chủ hóa hoạt động của tổ, tạo mọi điều kiện cho từng thành viên
cùng tham gia vào những công việc chung, tích cực đóng góp xây dựng tập
thể vững mạnh.
- Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần chúng, giải quyết kịp thời
những mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hòa hợp thống nhất và gắn bó các
thành viên trong tổ với nhau
- Tổ trưởng và giáo viên phải thực sự đoàn kết, mạnh dạn phê bình và
tự phê bình, thực hiện công bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể.
c. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên với tập thể tổ
chuyên môn, giữa giáo viên với học sinh .
*. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể tổ :
- Để xây dựng được mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể tổ tôi giúp
mọi người nhận thấy rằng:
+ Tuy mỗi thành viên trong tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau
về phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn... nhưng họ
đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học. Đó chính là cơ sở
của mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và
ngược lại .
+ Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể
tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự
giáo dục tập thể của giáo viên, vì chất lượng học sinh không những tùy
thuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn của giáo viên mà còn
tùy thuộc vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên. Từ đó, tôi tuyên
truyền để mọi người thấy được mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể rất
quan trọng, nhiều thành viên trong tổ tốt sẽ tạo thành một tập thể vững
12
mạnh và ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng
cá nhân. Thành tích của mỗi cá nhân trong tổ sẽ tạo nên thành tích của tổ
đó. Nếu một số thành viên trong tổ thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình
thì đồng nghĩa với việc tổ đó không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, sinh hoạt
trong một tập thể tổ chuyên môn là điều kiện để giáo viên phối hợp giúp đỡ
lẫn nhau về mọi mặt đồng thời thống nhất nhau về nhận thức và hành động
nhằm đạt hiệu quả công tác cao nhất. Khi giáo viên đã nhận thức rõ về mối
quan hệ này thì từng thành viên trong tổ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt
động của tổ chuyên môn, mà hoạt động trước tiên là công tác chủ nhiệm.
* Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh .
Để tạo được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tôi đã chú trọng
chỉ đạo giáo viên phải thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. Thông qua
công tác chủ nhiệm, giáo viên sẽ xây dựng được một lớp học hoàn chỉnh
như:
+ Có cán bộ lớp mạnh dạn, năng nổ và biết quản lý lớp tốt.
+ Lớp học sẽ có nền nếp, biết giữ trật tự trong giờ học.
+ Có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích
cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay.
+ Có tinh thần đoàn kết, giúp nhau trong mọi họat động của lớp.
+ Các em được gần gũi, thân thiện với bạn bè, với thầy cô qua tiết sinh
hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ.
Ngoài ra, giáo viên cần tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh
gia đình của từng học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ đồng thời tạo
cho các em có niềm vui và sự tự tin khi đến trường, đến lớp.
d. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn và xây dựng kế hoạch
và quy chế hoạt động của tổ chuyên môn .
- Căn cứ vào kế hoạch năm học của PGD và kế hoạch năm học của
nhà trường đã được thông qua và xây dựng qua hội nghị viên chức đầu
năm. Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thật chi tiết
sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
13
- Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chỉ
đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình và được duyệt
qua ban giám hiệu.
- Xây dựng Quy chế HĐ của tổ CM căn cứ vào Điều lệ của trường
Tiểu học.
Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chuyên môn cần thực
hiện những quy chế sau :
+ Đảm bảo thời gian sinh hoạt tổ khối theo định kì: 2 lần / tháng .
+ Mạnh dạn phát biểu ý kiến, thống nhất kế hoạch của tổ .
+ Đoàn kết, tương thân tương ái sẵn sàng giúp nhau trong công tác và
sinh hoạt
+ Nắm vững và thực hiện tốt quan điểm GD của Đảng, hết lòng vì HS
thân yêu
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành sự phân công của tổ, của nhà
trường
+ Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, ham học hỏi, tự bồi dưỡng CM
nâng cao trình độ nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức tác phong sư phạm trở
thành “ Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho HS noi theo” .
+ Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Nhà nước và nội quy của
nhà trường .
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của tổ, tất cả giáo viên trong
tổ tự xây dựng kế hoạch cá nhân, tham gia xây dựng kế hoạch tổ và cam
kết thực hiện một số kế hoạch sau :
+ Kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần.
+ Kế hoạch dạy học từng học kì .
+ Kế hoạch kiểm tra – đánh giá HS ở các môn học theo từng giai đoạn.
+ Kế hoạch phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực, bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu.
+ Kế hoạch tham gia các phong trào: GVG – HSG – VSCĐ …
+ Kế hoạch giáo dục đạo đức HS...
+ Yêu cầu kế hoạch phải sát, đúng và có giải pháp thiết thực mang tính
khả thi cao.
14
e. Đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn:
Là người làm công tác quản lý trong nhà trường, tôi xác định có nhiều
nhân tố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên,
trong đó, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyết định hàng đầu.
Đây là công việc khó khăn đòi hỏi BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên
môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, nâng
cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, phải biết chia sẻ từ cái đơn
giản đến cái khó, phức tạp để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy. Có như
thế, tổ chuyên môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của nhà trường.
Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả chúng tôi
đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên
môn tôi đã chỉ đạo nhà trường thực hiện một số giải pháp trọng tâm cụ thể:
+ Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: Ngoài
các nội dung đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác
thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự
thảo kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục. Chúng tôi đã chỉ đạo sinh
hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như coi trọng sinh
hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy bằng cách phân công
giáo viên dạy để tổ chuyên môn dự giờ sau đó chia sẻ ý kiến về bài dạy
Sinh hoạt tổ chuyên môn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Cả tổ
chuyên môn cùng nhau xây dựng một tiết dạy mà giáo viên còn nhiều vướng
mắc khi giảng dạy.
Trao đổi, nêu ý tưởng sáng tạo cách làm đồ dùng dạy học sau đó tiến
hành cùng làm để tạo ra được những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc tổ
chức học tập vui chơi của trẻ.
+ Phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn: Mỗi tổ chuyên môn
đều có giáo viên đầu đàn. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ
15
chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH –
KTĐG và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Đó là
những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện,
giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm.
+ Phát triển dần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết
học hỏi”: Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện nay cho thấy tính
đồng thuận và tập thể chưa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá
trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là thiên về mục đích cá nhân nhiều
hơn việc học hỏi. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi”
sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ
lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những
vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp.
+ Tăng cường sinh hoạt theo chuyên đề:
Tổ trưởng chuyên môn nắm bắt nhu cầu của giáo viên trong tổ mình
xem GV có mong muốn được học tập nội dung chuyên môn nào hoặc còn
yếu về nội dung nào khi thực hiện giảng dạy. Từ đó các tổ cho GV đăng kí
tên chuyên đề sẽ thực hiện. Tổ trưởng tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề và báo cáo về BGH và cùng BGH xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyên đề để tổ chuyên môn sinh hoạt theo chuyên đề.
Nội dung các chuyên đề không cần phải là những vấn đề quá lớn mà
cần quan tâm đến những vấn đề thiết thực mang tính thời sự, là những vấn đề
mà giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong quá trình dạy và học.
Ngoài ra để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả
người điều khiển - tổ trường chuyên môn cần khơi gợi những ý kiến phát
biểu của đồng nghiệp: biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận, biết chủ động vấn đề
thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý, lắng nghe, tôn trọng những ý
kiến phát biểủ và đặc biệt là phải chốt được những gì để tháo gỡ những khó
khăn đó, để cả tổ cùng nhất trí thực hiện có hiệu quả.
16
+ Ngoài ra chúng tôi còn chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh
hoạt tổ bằng cách triển khai đến tổ nội dung sinh hoạt. Trên cơ sở đó, tổ
tự xây dựng nghị trình sinh hoạt theo một trình tự sau:
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong thời gian qua ( nêu rõ ưu
điểm, tồn tại và tìm nguyên nhân của những tồn tại ấy, tìm giải pháp khắc
phục. )
2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
3. Trao đổi chuyên môn:
- Thống nhất 1 số hình thức và phương pháp dạy học ở từng bài.
- Giải quyết những vướng mắc về bài có nội dung khó trong quá trình
giảng dạy. ( Nội dung sinh hoạt phải là những vấn đề mang tính thời
sự, là những giải pháp để giải quyết những khó khăn mà giáo viên, học
sinh còn vướng mắc trong quá trình dạy và học, không nhất thiết phải
là những vấn đề quá lớn)
Để việc trao đổi chuyên môn của tổ đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học
tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn họp và từng thành viên nêu những vướng
mắc, khó khăn mà học sinh và giáo viên của mình còn mắc trong quá trình
dạy học. Sau đó tổ trưởng tổng hợp lại và cho các thành viên trong tổ dựa
vào những khó khăn, vướng mắc của đồng nghiệp tự nhận chuyên đề, giải
đáp những khó khăn đó, đảm nhận nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy
học của một môn học đó trong năm học và đăng ký thời gian thực hiện
chuyên đề sao cho phù hợp với chương trình giảng dạy ( tức là chuyên đề
phải được triển khai trước khi thực hiện nội dung đó trong chương trình
giảng dạy quy định). Để đảm bảo nội dung chuyên đề thực sự có chất lượng,
trước khi triển khai tôi yêu cầu GV phụ trách chuyên đề đó phải duyệt qua
tổ trưởng, sau đó tổ trưởng duyệt qua Phó Hiệu trưởng đạt rồi mới triển khai
trong tổ vào lần sinh hoạt tổ ở tuần đầu tiên trong tháng. Nếu triển khai chưa
đạt hiệu quả thì tiếp tục bổ sung và triển khai vào tuần thứ 3 của tháng.
- Tùy thuộc vào kế hoạch của từng tháng, từng học kì, từng chủ điểm,…
mà tổ chuyên môn có thể đổi mới cho nội dung sinh hoạt cho phù hợp.
- Tổ chức thực hiện các chuyên đề dạy học thông qua tiết dạy minh
họa để so sánh kiểm định việc vận dụng lý thuyết vào thực hành. Qua mỗi
17
tiết, chúng tôi cùng ngồi lại nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm một cách
thẳng thắn với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ .
- Các bài dạy có nội dung khó của các tuần trong tháng, tổ khối cùng
nhau họp, bàn thảo luận đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để cùng thực
hiện. người tổ trưởng phải linh hoạt trong vấn đề này để đưa ra phương pháp
giáo dục phù hợp với HS của từng lớp trong khối. Đặc biệt với Tổ Một môn
Tiếng Việt công nghệ việc thảo luận các tiết học tiến hành theo từng mẫu,
hàng tuần, từng bài học là rất thiết thực.
- Song song với việc làm trên, ta có thể lồng ghép các buổi sinh hoạt
chuyên môn nội dung thảo luận về việc thực hiện thông tư 30 của Bộ giáo
dục và đào tạo, giáo dục môi trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh, lồng
ghép an toàn giao thông,...Các kế hoạch lồng ghép với phần nào cần phù
hợp với từng bài học sao cho hiệu quả và hợp lý. Thực hiện bàn thảo việc
xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho Hs trong khối hay có
thể, họp bàn xây dựng một tiết dạy công nghệ thông tin cho cả tổ học tập.
Người tổ trưởng tổ chuyên môn cần lưu ý nội dung sinh hoạt chuyên
môn của tổ, nội dung phải tùy thuộc vào kế hoạch thực hiện của từng tuần
trong tháng, phải luôn luôn đổi mới trong sinh hoạt, bám sát các hoạt động
chuyên môn của các thành viên trong tổ, nắm bắt trình độ chuyên môn của
các thành viên trong tổ và có biện pháp giúp đỡ cho họ như dự giờ góp ý
đưa ra ưu khuyết điểm cho cả tổ cùng biết để rút kinh nghiệm.
- Để nâng cao chất lượng dạy học, ngay từ đầu năm tôi yêu cầu giáo
viên lập danh sách học sinh yếu kém cần kèm cặp nộp về tổ chuyên môn và
bộ phận chuyên môn của nhà trường để theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm phải
có trách nhiệm kèm cặp những đối tượng này để các em có sự tiến bộ qua
mỗi kì khảo sát. Mỗi lần họp tổ, giáo viên chủ nhiệm báo cáo thực trạng
của những học sinh này để tổ bàn biện tổ cùng GV chủ nhiệm bàn cách
giúp đỡ, kèm cặp từng đối tượng học sinh yếu đó để các em có sự tiến bộ
trong thời gian tiếp theo. Trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm, từng giáo viên
chủ nhiệm phải đưa được ra những tồn tại cụ thể của cá nhân từng học sinh
lớp mình để tổ thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy
viêc học tập của từng học sinh. Mỗi lần họp tổ, giáo viên trong tổ cần báo
cáo tình hình lớp mình, nếu có Hs cá biệt , cả tổ cần bàn bạc đưa ra biện
pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh gia đình của HS đó. Cần tạo cho các
18
thành viên trong tổ mới đoàn kết thống nhất. Các ý kiến đóng góp của tổ
viên cũng góp phần cho buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn.
* Sau thời gian triển khai và thực hiện hoạt động, tổ chuyên môn đã đi
vào nền nếp có chiều sâu và không mắc bệnh hình thức, tổ trưởng, nhóm
trưởng đã phát huy được nhiệm vụ tối đa của mình trong công tác quản lý tổ,
nhóm, giáo viên tự tin và mạnh dạn bày tỏ quan điểm trước tổ để cùng nhau
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy, các tiết dạy tốt hơn và
chất lượng giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh được nâng cao rõ
rệt.
g. Một số hoạt động khác của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
g1. Việc thực hiện quy chế chuyên môn và thực hiện chương trình.
Tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm bảo chức năng thực
thi hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ công tác của nhà trường.Vì vậy, tổ
cần thực hiện tốt :
* Thực hiện quy chế chuyên môn:
- Đối với giáo viên.
+ Thực hiện đủ các loại hồ sơ sổ sách, cần đảm bảo về nội dung và cập
nhật số liệu đúng và chính xác như: sổ chủ nhiệm, sổ hội họp, sổ dự giờ, sổ
tự học tự rèn. Bên cạnh đó, giáo viên thực hiện và bảo quản tốt hồ sơ của
lớp như sổ theo dõi kết quả - đánh giá học tập học sinh, sổ liên lạc, sổ
khám sức khỏe.
+ Giáo án: Soạn đúng, đủ nội dung dung chương trình ( không được
cắt xén hoặc bỏ bớt tùy ý ) và thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò
cũng như nội dung thông tin cần truyền tải đến học sinh ( Chuẩn kiến thức
– kĩ năng cơ bản, bám sát nội dung điều chỉnh phù hợp với trình độ cá thể
hóa học sinh)
+ Đảm bảo ngày giờ công không đi trễ về sớm, bỏ giờ bỏ lớp tùy tiện .
+ Mỗi học kì đăng ký thao giảng 2 tiết và dự giờ ít nhất mỗi tháng 2
tiết có chất lượng.
+ Lập kế hoạch dạy học tuần, lên lớp phải có giáo án và đồ dùng dạy
học phù hợp với bài dạy.
19
+ Thực hiện việc nhận xét, đánh giá học sinh phải theo đúng thông tư
30, đồng thời phải rèn cho học sinh phương pháp tự chữa bài đúng yêu cầu
và biết kiểm tra đánh giá bài của bạn, giúp bạn cùng tự tìm kiến thức theo
như mô hình trường học mới.
- Đối với tổ khối :
Thực hiện đủ các loại sổ :
+ Sổ nghị quyết tổ.
+ Sổ theo dõi chất lượng học sinh.
+ Sổ thực hiện chuyên đề
+ Sổ sinh hoạt chuyên môn
+ Khối trưởng ký kiểm giáo án giáo viên trong tổ 1 lần / tháng nhận
xét, đề nghị vào sổ để P. Hiệu trưởng theo dõi và kiểm tra.
+ Các loại sổ khác hàng tháng tổ khối trưởng kiểm tra 1 lần để theo
dõi và đôn đốc việc thực hiện cho tốt hơn .
* Thực hiện nội dung chương trình.
Muốn chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình, người quản lý phải
nắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp, triển khai trao đổi với
giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn nhất là vào đầu năm học để giáo viên
nắm mục tiêu nhiệm vụ, đặc trưng của từng môn học. Qua đó, giáo viên sẽ
nhận thức được tầm quan trọng của từng môn học để chọn phương pháp
thích hợp giảng dạy đạt chất lượng cao. Để đạt được yêu cầu này, GV phải:
+ Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa mới.
+ Xác định đúng mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt của
từng môn học, từng chương, từng bài học. ( Dựa vào QĐ số 16 và công
văn 896, công văn 159 )
+ Xây dựng kế hoạch dạy học và xác định PPDH phù hợp với lớp
mình phụ trách.
+ Lên lớp đảm bảo về nội dung kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu yêu
cầu kết hợp tổ chức các hoạt động dạy và học đa dạng, phong phú, phát
huy được tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học tập của
học sinh, chú trọng nhận xét, động viên, góp ý cho học sinh… ( Có kế
hoạch để bồi dưỡng HS có năng khiếu, phụ đạo học sinh còn hạn chế về
năng lực ở các buổi học tăng giờ ngoài giờ học ).
20
+ T chuyờn mụn phi cú k hoch t chc thi dựng t lm v
khuyn khớch giỏo viờn s dng dựng dy hc hin cú v t lm dựng
dy hc b sung cho tit dy thờm sinh ng, phn u trong nm hc mi
GV t lm thờm t 1 - 2 DDH cú hiu qu, thm m, phc v lõu di cho
b sung tit hc, hoc nhng phõn mụn, tit hc cũn thiu DDH, cú lu tr
lõu di ti t ca lp mỡnh s dng nhiu nm (trỏnh tỡnh trng dy chay).
Khuyn khớch trang b cỏc phng tin cụng ngh tin hc, mi GV phi cú s
theo dừi cú duyt KT ca BGH v t CM v vic mn v lm thờm DDH
tng thỏng, c th tng chng, tit cú nhn hoc lm thờm DDH.
Khuyn khớch giỏo viờn t hc nõng cao trỡnh tin hc, thit k giỏo
ỏn in t th nghim vo ging dy v thao ging t, dn dn tip cn v
vn dng cỏc phn mm dy hc trờn mng, truy cp vo trang web ca
Phũng, S GD - T (khi cú) v cú b su tp riờng trong t liu dy hc.
ng thi hng dn hc sinh su tp v t lm dựng hc tp. Khuyn
khớch mi GV/ lp cn cú phõn mụn giỏo ỏn in t mu, vn dng 1 phn
mm dy hc, hoc cú ti SKKN dy hc riờng cho tng cỏ nhõn cú gúp ý
ca t CM v vn dng ph bin trong t v trng ỏp dng. V bi tp thc
hnh phi c xem l phng tin h tr dy v hc bui 2. VBT ca hc
sinh s dng cỏc mụn GV phi kim tra bi lm ca cỏc em thng xuyờn
nhc nh cỏc em. Mi lp c trang b 1 t ng v bo qun thit b,
DDH, ti lp, trỏnh mang v nh, GVCN lp cú trỏch nhim bo qun,
bo trỡ v tu b cỏc phng tin dy hc tht tt a vo s dng, khai
thỏc hiu qu v mang tớnh lõu di thuc ti sn c nh cú giao khoỏn, kim
kờ nh k c th.
g2. Vic dy hc i vi hc sinh cú hon cnh khú khn, phỏt hin
v ph o hc sinh cũn hn ch v nng lc , bi dng hc sinh cú
nng khiu .
* i vi hc sinh cú hon cnh khú khn, lang thang c nh.
- Tổ chuyên môn cần tổ chức cho CBGVtrong tổ mình nắm đợc thông
t số 39/2009/TT - BGD&ĐT Quy định giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn tới toàn thể phụ huynh học sinh.
21
- Huy động và hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ra lớp học,
không để trẻ em thất học. Tổ chức các lớp học linh hoạt với kế hoạch dạy học
và thời khoá biểu phù hợp với đối tợng học sinh và điều kiện của địa phơng;
chơng trình học tập trung vào các môn học, viết và tính toán.
- Giáo viên chủ nhiệm từng khu đi tìm hiểu tất cả học sinh có hoàn
cảnh khó khăn để nắm bắt điều kiện hoàn cảnh của từng em.
- Phát động phong trào lá lành đùm lá rách đối với các em học sinh
ngay tại trờng.
- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm gần gũi các em tránh để các em cảm
thấy mình tự ti trớc các bạn.
- Tuỳ thuộc khả năng, năng lực của từng em để điều chỉnh phơng pháp,
phân phối nội dung chơng trình kế hoạch dạy học phù hợp với năng lực của
trẻ.
- Miễn các khoản đóng góp.
- Tổ chức tốt các lớp học tình thơng.
* Giáo dục cho trẻ khuyết tật.
- Nhà trờng chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai tới 100% CBGV và
hội cha mẹ học sinh nắm đợc chính sách của tr khuyt tt theo Lut ngi
khuyt tt, Giỏo dc tr khuyt tt phi phự hp i tng, ch ng iu
chnh linh hot v t chc dy hc, chng trỡnh, phng phỏp dy hc,
ỏnh giỏ, xp loi hc sinh khuyt tt.
- Huy động tất cả trẻ khuyết tật hoà nhập vào lớp học.
- H s ca hc sinh khuyt tt y theo quy nh.
- Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến
khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; tập trung vào các yêu cầu
cơ bản cần đật của hai môn Toán và Tiếng Việt. Đảm bảo quyền đợc chăm sóc
và giáo dục của tất cả học sinh.
- Huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh và giáo viên trong
dạy học hoà nhập trẻ khuyết tật. Phối hợp với các trờng Phục hồi chức năng
để giáo dục trẻ khuyết tật theo các hình thức tập trung hoà nhập.
- Có chơng trình, biện pháp giáo dục, giảng dạy phù hợp với từng đối tợng học sinh.
- Miễn các khoản đóng góp cho trẻ khuyết tật.
22
- Ban giám hiệu phối hợp với tổ chuyên môn cùng giáo viên chủ nhiệm
cùng tìm ra phơng pháp, phân phối nội dung chơng trình, kế hoạch dạy phù
hợp với năng lực của các em.
* Ph o hc sinh cũn hn ch v nng lc:
Lu ban , b hc l mt vn rt khú cho vic hon thnh ph cp
giỏo dc tiu hc. Mun gim HS lu ban, b hc thỡ bin phỏp tt nht l
t chc ph o. Vỡ vy, t cn :
+ Thụng qua kim tra cht lng u nm, nm chc danh sỏch hc
sinh yu ca tng lp .
+ Tỡm hiu nguyờn nhõn dn n cỏc em hc yu .
+ Phõn loi mc kin thc b hng cn b sung.
+ Lp k hoch ph o kt hp phõn cụng giỏo viờn ph trỏch hng
tun .
+ Thng xuyờn thụng bỏo n ph huynh v mc tin b ca HS
c s h tr tt ca gia ỡnh .
+ T chc kim tra kt qu thc thi tng hc kỡ cú gii phỏp sỏt
thc t hn.
* Phát hiện và bồi dỡng học sinh năng khiếu.
Hc sinh gii l lc lng nũng ct trong phong tro hc tp trong nh
trng. Do ú, cụng tỏc bi dng hc sinh gii luụn c s quan tõm cỏc
t chuyờn mụn v xõy dng k hoch thc hin ngay t u nm hc, c th :
- Ngay từ đầu nm hc cỏc t chuyờn mụn giao cho các giáo viên phỏt
hin hc sinh cú nng khiu thụng qua hỡnh thc sinh hot cõu lc b: Hc
sinh yờu thớch mụn Toỏn, mụn Ting Vit, Ting Anh bồi dỡng vào
các buổi hc tng thi lng.
- Tuyên truyn, khuyn khích hc sinh thi gii Toán qua mng, thi
Ting Anh qua mng. Thi Giao thông thông minh qua mạng. Tổ chức tốt
giao lu Olympic tiếng Anh cho học sinh.
- T chuyờn mụn tham mu vi nh trng mua sắm thêm tài liệu để
giáo viên và học sinh tham khảo, giao lu đồng thời trao đổi kinh nghiệm dạy
học nh tạp trí Thế giới trong ta, Toán tuổi thơ, Chuyên đề giáo dục tiểu học.
23
- Tập trung đổi mới phơng pháp dạy học, sử dụng các phơng pháp dạy
học tích cực, lôi cuốn và kích thích t duy của trẻ giúp phát triển trí thông
minh.
- Cần chú trọng đến đối tợng học sinh giỏi khi ôn luyện, ra thêm các
bài tập củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức, phong phú về dạng bài giúp
các em hứng thú hơn trong các tiết ôn luyện buổi hai.
- T trng cú nhim v kim tra, ụn c giỏo viờn thc hin cú hiu
qu nhng hot ng ny.
g3. Ch o t chuyờn mụn trong cụng tỏc d gi:
- Mc ớch ca vic d gi:
Qua vic kim tra ỏnh giỏ gi dy trờn lp giỳp cho CBQL nm bt
c nng lc s phm ca tng GV trong trng, xỏc nh c thc trng
ca vic ging dy phỏt huy nhng u im v hn ch nhng vng mc
trong gi dy trờn lp, t ú CBQL iu chnh ngn nga nhng sai lch.
c bit quan tõm n nhng im mi ca nm hc nh: thc hin thụng t
30 ca B giỏo dc v chng trỡnh Ting Vit cụng ngh lp 1. Vic ỏp
dng phng phỏp bn tay nn bt vo ging dy cng nh vic lng
ghộpcỏc ni dung bo v mụi trng, bo v ti nguyờn, mụi trng bin,
o; vic s dng tit kim nng lng hiu qu; quyn v bỡnh ng tr em,
bỡnh ng gii; an ton giao thụng, phũng chng tai nn thụng, phũng chng
tai nn thng tớch, phũng chng HIV... vo cỏc mụn hc v hot ng giỏo
dc. Thụng qua kt qu kim tra ỏnh giỏ cho phộp CBQL i n nhng
quyt nh ti u nht xp loi chuyờn mụn nghip v v cụng nhn GV
gii cp trng ng thi giỳp cho CBQL s dng ỳng ngi ỳng vic
phỏt huy c nng lc s trng ca mi GV.
- Thụng qua hot ng d gi BGH cng nh t chuyờn mụn tp trung
gúp ý giỳp cho GV:
+ T ỏnh giỏ kh nng nng lc chuyờn mụn ca mỡnh ng thi hc
hi c t CBQL v kin thc k nng, phng phỏp, cỏch thc t
chc. t ú nõng cao nghip v s phm, rốn luyn nhõn cỏch nh giỏo,
tinh thn trỏch nhim, n lc ý chớ, tớnh kiờn trỡ lũng t tin, ý thc tp th v
quan h ng x.
24
+ Giúp giáo viên hiểu tiết dạy của mình kiến thức trọng tâm là gì? Đạt
(chưa đạt) ở mức độ nào? Kiến thức và kỹ năng cần rèn cho học sinh đã đảm
bảo chưa? Cách khắc phục giải quyết những tồn tại...;
+ Phương pháp lên lớp: Phù hợp hay chưa phù hợp? cách tồn tại và
cách sửa đổi? vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh đã thực hiện tốt hay chưa?
+Phong thái sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi cần chuẩn mực
trong sáng gần gũi với học sinh sao cho dễ hiểu, trên phương diện tôn
trọng người học, phát huy khả năng vốn sống và vốn kiến thức của HS
vào bài dạy...
+ Chất lượng học sinh: Thông qua việc tiếp thu bài giảng, việc thực
hành kiến thức trên lớp, việc đóng góp xây dựng bàicủa HS để CBQL
nắm bắt chất lượng HS. Hoặc có thể sau dự giờ CBQL có thể kiểm tra kết
quả học tập của HS bằng một bài kiểm tra chất lượng....
+ Ngoài các mặt trên cần chú trọng các yếu tố như: khoa học thực tiễn
gắn liền với cuộc sống, đào tạo toàn diện, bám sát mục đích yêu cầu của bài
học, điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết
học có tính tích cực hoặc ngược lại.
+ Đặc biệt trước đây, giáo viên dự giờ một cách tùy tiện, ngẫu hứng
đôi khi còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nặng chép. Vì vậy hiệu quả của
việc dự giờ chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, để dự giờ đi vào thực
chất và có hiệu quả, tôi yêu cầu GV lên kế hoạch dự giờ đăng kí giờ dự với
tổ chuyên môn. Nộp đăng kí giờ dự của tổ với Phó Hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch dự giờ của GV, BGH nhà trường cũng
như đ/c Tổ trưởng chuyên môn sắp xếp thời gian đi dự cùng GV đó. Trong
quá trình dự giờ, được nghe phân tích, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong
mỗi tiết dạy, giúp giáo viên đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
chính bản than mình đồng thời việc dự giờ của giáo viên mới đi vào thực
chất và có hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên cũng như
chất lượng giảng dạy.
g4. Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
trong giảng dạy:
25