Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

SKKN phát huy tính tích cực và năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các giờ học noi tiếng anh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 55 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH
TRONG CÁC GIỜ HỌC NÓI TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lĩnh vực: Ngoại Ngữ
Tên tác giả : Doãn Thị Nhụ
Giáo viên môn: Ngoại Ngữ

Phù Cừ, tháng 03 năm 2016

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Phù Cừ

-1-

Tổ Ngoại ngữ


Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----o0o----SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Doãn Thị Nhụ
Ngày sinh: 09 tháng 12 năm 1984
Năm vào ngành: 2006
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Phù Cừ


Trình độ chuyên môn: Đại học chính quy- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bộ môn giảng dạy: Tiếng Anh
Trình độ chính trị: Sơ cấp
Khen thưởng:
+ Đạt danh hiệu LĐTT Xuất sắc nhiều năm liền
+ Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2011- 2012
+ Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2011- 2012

Trường THPT Phù Cừ

-2-

Tổ Ngoại ngữ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
I. Thông tin chung:
Họ và tên tác giả sáng kiến: Doãn Thị Nhụ
Ngày, tháng, năm sinh: 09/ 12/ 1984
Đơn vị công tác : Tổ Ngoại ngữ- Trường THPT Phù Cừ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học
Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhiệm: Tổ phó tổ Ngoại ngữ
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: cấp tỉnh
Tên đề tài SKKN, lĩnh vực áp dụng: “Phát huy tính tích cực và năng lực
sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các giờ học nói tiếng Anh ở trường trung
học phổ thông”
Lĩnh vực áp dụng: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Phù Cừ và các bài tập

phần Speaking trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp10, 11, 12.

II. Báo cáo mô tả sáng kiến bao gồm:
1. Tình trạng sáng kiến: Sáng kiến được viết dựa trên cơ sở những kinh nghiệm giảng dạy
đã áp dụng thành công cho các bài Speaking đối với học sinh các khối lớp 10, 11, 12 qua một số
năm học.
- Ưu điểm của sáng kiến đã và đang áp dụng tại cơ quan: Tổng kết được một số phương
pháp và hoạt động trong các giờ học nói tiếng Anh (Speaking) giúp học sinh phát huy được tính
tích cực, chủ động và năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Anh trên lớp, trong các
tình huống thực tế và nâng cao hiệu quả làm các bài tập về câu giao tiếp trong các đề thi THPT
quốc gia.
2. Nội dung sáng kiến: Thuyết minh tính mới về cách thiết kế và tổ chức một số hoạt động
học tập nhằm khơi dậy tính tích cực, phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các
giờ học nói (Speaking).
- Mục đích của sáng kiến: Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy môn
Tiếng Anh cho các khối lớp 10, 11, 12 trong nhiều năm qua, tôi luôn băn khoăn về vấn đề rèn
luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh. Làm thế nào để học sinh cải thiện được ý thức, kĩ
Trường THPT Phù Cừ

-3-

Tổ Ngoại ngữ


năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các giờ học tiếng Anh nói chung và các giờ học nói
(Speaking) nói riêng và vận dụng tốt vào các bài tập câu giao tiếp ở những tình huống tương tự
trong các kì thi tốt nghiệp, đại học? Sau nhiều năm góp nhặt kinh nghiệm và đã vận dụng
thành công, năm học 2015– 2016 tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm vơí đề tài này.

- Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến: Trong thời đại công nghệ

thông tin hiện nay, ngoài các hoạt động và các dạng bài tập trong sách giáo khoa,
sách tham khảo, trên các trang web, tôi đã thiết kế và áp dụng các hoạt động
ngoài sách giáo khoa cho phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính tích
cực, sáng tạo, phát triển được tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh giao
tiếp của học sinh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu thi cử.
- Bản chất của sáng kiến: Đề tài xác định cơ sở lí luận và đưa ra một số phương pháp dạy
học có hiệu quả trong các giờ học nói tiếng Anh ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học ngoại ngữ, cải thiện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh, phát triển tư duy và năng lực sử dụng
ngôn ngữ cho học sinh không chỉ trong việc học tiếng Anh mà cả trong các hoạt động học tập
khác và những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống.
3. Khả năng và phạm vi áp dụng của sáng kiến: Các bài Speaking trong sách giáo khoa
tiếng Anh, các kĩ năng và cấu trúc ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh và tất cả các
đối tượng học sinh của ba khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Phù Cừ.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến cho cá nhân và cho tổ
chức: Cách thiết kế và tổ chức các hoạt động và nhiệm vụ học tập mới này giúp
học sinh phát triển tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng
lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp ở các tình huống được thiết kế sẵn trong
sách giáo khoa và các tình huống thực tế nảy sinh tại lớp hoặc do chính giáo viên
đặt ra. Khi thi tốt nghiệp, đại học, học sinh rất có lợi thế khi làm các dạng câu giao
tiếp tiếng Anh. Qua thời gian áp dụng giải pháp mới, chất lượng bộ môn cũng đã
được nâng cao, khả năng nói tiếng Anh và sự tự tin của học sinh được cải thiện rõ
rệt.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến: Các giáo viên giảng dạy các khối lớp
10, 11, 12 và học sinh của ba khối lớp này qua một số năm học.

Trường THPT Phù Cừ

-4-


Tổ Ngoại ngữ


Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không
đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp
luật./.

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị

Phù Cừ, ngày 25 tháng 03 năm 2016

(Ký, đóng dấu )

Người báo cáo yêu cầu
công nhận sáng kiến
( Ký và ghi rõ họ tên )

Doãn Thị Nhụ

Trường THPT Phù Cừ

-5-

Tổ Ngoại ngữ


ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NĂNG LỰC
SỬ DỤNG NGÔN NGỮCỦA HỌC SINH TRONG CÁC GIỜ HỌC NÓI
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU

4

I. Đặt vấn đề

4

1. Thực trạng vấn đề

4

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới

5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5

II. Phương pháp tiến hành

5

1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

5


1.1. Cơ sở lí luận

5

1.2. Cơ sở thực tiễn

6

2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp

8

2.1. Biện pháp tiến hành

8

2.2. Thời gian tạo ra giải pháp

8

B. NỘI DUNG

9

I. Mục tiêu

9

II. Mô tả giải pháp của đề tài


9

1. Thuyết minh tính mới

9

1.1. Brainstormming

9

1.2. Interrupting stories

15

1.3. Interview/ Role play

16

1.4. Find someone who....

18

1.5. Given dialogue frame

20

1.6. Twenty questions

20


1.7. Discussions and reporting presentation

21

Trường THPT Phù Cừ

-6-

Tổ Ngoại ngữ


1.8. Questionaire

25

1.9. Games

26

1.10. Using teaching aids

30

1.11. Outdoor activities

36

2. Khả năng áp dụng

42


3. Lợi ích kinh tế - xã hội

42

C. KẾT LUẬN

44

Tài liệu tham khảo

Trường THPT Phù Cừ

45

-7-

Tổ Ngoại ngữ


A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng vấn đề:
Khi mới vào nghề sư phạm, có một câu nói của Frederick William
Robertson mà tôi rất tâm đắc đó là: “Mục tiêu đích thực của bất kì ai mong
muốn trở thành người thầy không phải là truyền đạt ý kiến của mình mà khơi dậy
tư duy.”
Trong những năm gần đây việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng
dạy, đã có nhiều phương pháp mới được áp dụng và phổ biến rộng rãi nên yêu

cầu người dạy phải vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp và các thủ thuật
vào các hoạt động trên lớp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và
tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển tư duy và nâng cao khả
năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp.
Có một thực tế đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông Phù
Cừ, đó là hầu hết học sinh có vốn Tiếng Anh rất hạn chế, các em cảm thấy
không có hứng thú trong việc học Tiếng Anh và không tự tin với việc nói tiếng
Anh và rất dè dặt trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với giáo viên và bạn
bè trong các giờ học tiếng Anh, đặc biệt là các tiết học Speaking. Chính vì lẽ đó
nhiều học sinh cảm thấy chán và ngồi học một cách thụ động, làm cho không khí
lớp rất căng thẳng và nhàm chán. Các em dường như nhút nhát và sợ hãi mỗi khi
mắc lỗi và thiếu tính chủ động tích cực trong việc nói Tiếng Anh.
Từ đầu năm học 2015- 2016 đến nay, trường THPT Phù Cừ đã tổ chức rất
nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm theo hướng “Đổi mới sinh hoạt chuyên
môn”. Trong mỗi buổi sinh hoạt, các giáo viên đã thảo luận rất sôi nổi về phương
pháp giảng dạy các bài học trong sách giáo khoa theo phương châm “Phát huy
năng lực học sinh”, đồng thời nhà trường và tổ Ngoại ngữ cũng đã tổ chức các tiết
dạy mẫu và những buổi thảo luận rút kinh nghiệm trong tổ. Sau khi theo dõi
những giờ dạy mẫu và tham dự thảo luận, bản thân mỗi giáo viên đều có những
Trường THPT Phù Cừ

-8-

Tổ Ngoại ngữ


suy nghĩ, trăn trở trong việc tìm tòi, áp dụng những phương pháp mới vào giờ dạy
nhằm khơi dậy và phát huy hết năng lực của học sinh lớp mình giảng dạy.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh các khối
lớp 10, 11, 12 trong nhiều năm qua, tôi luôn băn khoăn nhiều về vấn đề làm thế

nào để khơi dậy khả năng nói tiếng Anh của học sinh trong các giờ học tiếng Anh,
đặc biệt là trong giờ học Nói (Speaking) và rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng
Anh giữa bản thân học sinh với giáo viên và các thành viên khác trong lớp.
Sau nhiều năm góp nhặt kinh nghiệm và đã vận dụng thành công, năm
học 2015– 2016 tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát huy
tính tích cực và năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các giờ học
nói tiếng Anh ở trường trung học phổ thông”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Một số thủ thuật dạy Speaking nhằm giúp giáo viên tiếng Anh có nhiều sự
lựa chọn để áp dụng cho lớp dạy của mình tùy vào từng đối tượng cụ thể: hệ
thống hóa kiến thức, tạo tình huống giao tiếp cụ thể, phát triển tư duy ngôn ngữ,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Học sinh phải thực hiện các hoạt động theo thiết kế riêng của giáo viên,
không lạm dụng sách học tốt, không rập khuôn theo sách giáo khoa, học sinh
thực hành theo cặp, theo nhóm có hiệu quả, giúp học sinh giao tiếp, tương tác và
hỗ trợ lẫn nhau.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Các phương pháp dạy học giúp phát huy tính tích cực và năng lực sử dụng
ngôn ngữ nói và giao tiếp của học sinh trong chương trình tiếng Anh THPT.
- Các họat động nói và giao tiếp tiếng Anh.
- Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Phù Cừ.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm giải pháp của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
Trường THPT Phù Cừ

-9-

Tổ Ngoại ngữ



Mục tiêu cuối cùng của việc học ngôn ngữ là giao tiếp. Ngữ pháp và các
kĩ năng khác cũng rất quan trọng nhưng tựu trung lại là cũng nhằm hỗ trợ mục
tiêu này. Chính cách kiểm tra, đánh giá quá đặt nặng đến ngữ pháp, đọc hiểu và
viết vô hình chung là lực cản đối với việc dạy và học đối với kĩ năng này, dẫn
đến việc dạy và học đối phó.
Giáo viên tổ chức tốt các tiết dạy Speaking trên lớp vì những lí do cơ bản
sau đây:
- Yêu cầu học sinh thực hành những kĩ năng, vận dụng được những kiến

thức mà các em đã học trên lớp.
- Giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.
- Cho học sinh làm quen với việc làm việc theo các chủ đề lớn, phương

pháp làm việc theo cặp, theo nhóm, chia sẻ ý tưởng cá nhân mang tính tương
tác cao, những hoạt động cần nhiều thời gian và cần tìm kiếm các nguồn thông
tin bên ngoài (như thông tin trên thư viện, trên Internet, hoặc thông tin từ chính
học sinh).
Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Chỉ có giao
tiếp thì ngôn ngữ mới phát triển từ đó phát triển tư duy, nó có thể cải thiện trí
nhớ và sự hiểu biết. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động giúp cải thiện kỹ năng
học tập và thái độ của học sinh đối với môn học, và chỉ ra cho học sinh rằng việc
học có thể diễn ra bất cứ nơi nào, không chỉ trong trường ( khi giao nhiệm vụ
tương tự cho học sinh tiếp tục luyện tập ở nhà nhưng ở mức độ cao hơn.)
1.2. Cơ sở thực tiễn
Theo như những gì tôi quan sát, cách dạy các tiết Speaking của hầu hết
giáo viên hiện nay có một số hạn chế sau:
Một là, trừ những tiết có giáo viên khác dự giờ, giáo viên thường bám
vào các Tasks của sách giáo khoa. Với những dạng yêu cầu này, học sinh làm

bài thụ động, chưa phát triển tư duy ngôn ngữ, lạm dụng sách học tốt để đối phó,
hoặc học sinh sử dụng sách cũ có đáp án sẵn, thậm chí là giáo viên còn làm thay
cho học sinh luôn.
Trường THPT Phù Cừ

-10-

Tổ Ngoại ngữ


Hai là, đôi lúc giáo viên có tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nhưng lại
không kiểm tra, không cho điểm, hoặc kiểm tra nhưng chưa thu hút được tất cả
học sinh.
Ba là, giáo viên chưa áp dụng triệt để phương pháp giao tiếp khi dạy,
giáo viên còn nói nhiều, kiểm soát lớp học nhiều ( teachers centred), ít phát
huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên tổ chức các hoạt
động c ặ p ( Pairwork), n h ó m ( Groupwork) chưa hiệu quả để các em có thể
hỗ trợ nhau. Chúng ta e ngại việc các em yếu sẽ thụ động và không làm gì cả
và học sinh sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi luyện tập. Điều này có t h ể đ ư ợ c
khắc phục bằng cách gọi học sinh yếu của nhóm lên trả bài và lấy điểm cho cả
nhóm, như vậy các em sẽ phải giúp nhau làm tốt các Tasks mà giáo viên đưa
ra.
Tùy theo nội dung của các chủ đề và các bài tập được thiết kế trong sách
giáo khoa hoặc những nhiệm vụ phù hợp do giáo viên thiết kế thêm mà qua từng
giờ dạy, giáo viên phải phát huy được một vài trong số các năng lực cần phát huy
của học sinh theo hệ thống chín năng lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, đó là:
1- Năng lực tự học
2- Năng lực học cách để học
3- Năng lực cá nhân
4- Năng lực sáng tạo

5- Năng lực hợp tác
6- Năng lực giao tiếp
7- Năng lực tư duy
8- Năng lực giải quyết vấn đề
9- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Cuối cùng là, một trong những nội dung thi tốt nghiệp và đại học làm học
sinh lo lắng là các câu giao tiếp. Mà muốn làm tốt loại bài tập này, các em cần
có kiến thức rộng, đa dạng nhưng quan trọng nhất đó chính là thông qua các tình
huống cụ thể mà các em đã được trải nghiệm. Một tình huống giao tiếp không dễ
học thuộc lòng nhưng khi giao tiếp nhiều lần sẽ tự ăn sâu vào trong tiềm thức.
Trường THPT Phù Cừ

-11-

Tổ Ngoại ngữ


2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Biện pháp tiến hành
+ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa.
+ Đọc các tài liệu liên quan.
+ Thiết kế một số hoạt động trên lớp giúp phát huy tính tích cực và năng
lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói và giao tiếp bằng tiếng Anh của học
sinh.
+ Thực hành trên lớp dạy, quan sát.
+ Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh.
+ Dựa vào kết quả đạt được, rút kinh nghiệm.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
Qua thời gian một số giảng dạy chương trình tiếng Anh các khối lớp 10, 11,
12 .


Trường THPT Phù Cừ

-12-

Tổ Ngoại ngữ


B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
Đề tài xác định cơ sở lí luận và đưa ra một số phương pháp thiết kế các
hoạt động dạy Speaking trong chương trình tiếng Anh trung học phổ thông nhằm
mục tiêu:
+ Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông.
+ Tăng thời lượng nói của học sinh (students’ talking time) trong giờ học
chính trên lớp và giờ kiểm tra bài cũ.
+ Học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc giao tiếp, có thể nhớ và
nói về các vấn đề này một cách logic.
+ Cải thiện kĩ năng giao tiếp của học sinh.
+ Phát huy được vài trò trung tâm của người học (learner-centered).
+ Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong học tiếng
Anh mà trong các hoạt động học tập và những hoạt động khác của cuộc sống.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
Dưới đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về việc thiết kế và tổ chức
một số hoạt động giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sử dụng ngôn
ngữ của học sinh trong các tiết học Speaking:
1.1. Brainstorming (Phát triển ý tưởng):
Brainstorming là một kỹ thuật dùng sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy nhằm tìm ra
các giải pháp cho một vấn đề, và nó thật sự hiệu quả khi làm việc theo nhóm. Làm

việc theo nhóm đã là một hình thức hoạt động mới nhằm đổi mới phương pháp mà
ở đó giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng, tổ chức và cố vấn còn học sinh mới là
chủ thể tích cực, chủ động tìm ra hướng giải quyết và tự giải quyết vấn đề.
Brainstorming sẽ phát huy tinh thần và khả năng hoạt động nhóm (team work/
groupwork) trong một giờ học tiếng Anh. Sự hợp tác này là không thể thiếu nếu
muốn đạt được mục đích giao tiếp trong quá trình dạy - học Tiếng Anh nói riêng
Trường THPT Phù Cừ

-13-

Tổ Ngoại ngữ


và ngoại ngữ nói chung. Brainstorming có thể áp dụng trong nhiều khâu của quá
trình lên lớp từ khâu vào bài (Warm-up), đến quá trình giải quyết các yêu cầu
chính của bài học (Task); có thể áp dụng trong các phần từ: Reading, Speaking,
Listening, Writing hay Language Focus. Ở mỗi khâu, mỗi phần, Brainstorming đều
đem lại những hiệu quả nhất định và kích thích, lôi cuốn sự tham gia của tất cả học
sinh.
Có thể tiến hành Brainstorming trong lớp học theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Trong quá trình chia
nhóm cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm để
có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tránh tình trạng nhóm này và nhóm kia có sự chênh lệch
quá lớn về năng lực học tập môn tiếng Anh. Bởi vì nếu điều đó xảy ra sẽ có nhóm
học sinh không thể tiến hành được hoạt động Brainstorming theo mong muốn. Các
nhóm tự chọn nhóm trưởng (leader) và thư ký (secretary). Trong một số hoạt động
hay nhiệm vụ nhất định giáo viên có thể làm đồng thời hai vai trò này. Khi đó
nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp học sinh và công cụ hỗ trợ lúc này có thể là
bảng viết.
Bước 2: Giao vấn đề cần Brainstorming cho các nhóm. Ở bước này, giáo

viên cần phải làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà họ phải hoàn
thành. Có thể giao một chủ đề cho tất cả các nhóm để cuối cùng có sự tổng hợp
chung và so sánh hiệu quả công việc của các nhóm hoặc mỗi nhóm một vấn đề cần
giải quyết độc lập.
Bước 3: Tiến hành hoạt động Brainstorming. Nhóm trưởng sẽ điều khiển
các thành viên trong nhóm Brainstorming, tức là yêu cầu tất cả các thành viên đều
phải có ý tưởng hay ý kiến về vấn đề và thư ký có nhiệm vụ ghi chép tất cả (ngoại
trừ những ý kiến trùng lặp). Trong một số trường hợp có thể chấp nhận ý kiến
được đưa ra bằng tiếng Việt nếu một số học sinh có hạn chế về năng lực học tập
môn tiếng Anh như vốn từ ít. Các thành viên có thể nói ra ý kiến của mình (speak
out) để thư ký ghi chép hoặc viết ra giấy (giấy viết, giấy take-note, giấy sticker,…
tùy theo sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh) các suy nghĩ của mình về vấn đề
rồi đưa cho thư ký tổng hợp.
Trường THPT Phù Cừ

-14-

Tổ Ngoại ngữ


Ở bước này, giáo viên là người quan sát tổng quát hoạt động của các nhóm,
cung cấp một vài gợi ý hoặc hỗ trợ, hoặc động viên, khích lệ cho một vài đối tượng
học sinh nhất định trong các nhóm.
Trong trường hợp giáo viên giữ đồng thời hai vai trò: vừa là người điều
khiển, vừa là thư ký thì có thể gọi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên viết câu trả
lời của học sinh lên bảng một cách ngẫu nhiên không cần sắp xếp theo thứ tự cụ
thể nào, hoặc yêu cầu học sinh viết ý kiến ra giấy rồi dán lên bảng. Để thu hút và
tạo ấn tượng có thể dùng các giấy sticker, bút nhiều màu sắc.

(Ảnh minh họa)

Bước 4: Phân tích các câu trả lời và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Trong
bước này, tất cả các thành viên trong nhóm xem xét lại các câu trả lời, không bình
luận hay chỉ trích bất kì phương án nào, đơn giản chỉ là thu gọn những ý trùng lặp,
gạt đi những ý không liên quan đến vấn đề và quyết định chọn những câu trả lời
phù hợp nhất.
Ví dụ 1: Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, Unit 8: The story of my villge,
phần Speaking.

Trường THPT Phù Cừ

-15-

Tổ Ngoại ngữ


Học sinh sẽ làm việc theo nhóm để cùng thảo luận và đưa ra ý tưởng nhằm
cải thiện cuộc sống trong ngôi làng của mình
build a medical centre
grow cash crops

build a football ground
Plans to improve
life of the village
build a football ground

build a new school
widen the roads
Ví dụ 2: Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, Unit 12: Music, phần Speaking.
Để “warm up” cho tiết học này mỗi giáo viên sẽ có một cách thức khác
nhau. Đối với tôi, tôi đã chọn áp dụng kỹ thuật Brainstorming để tạo nên một

không khí thoải mái cho học sinh trước khi bước vào bài mới với chủ đề nói về sở
thích âm nhạc, đồng thời cũng giúp học sinh nhớ lại những từ vựng liên quan đến
âm nhạc để làm ngữ liệu cho phần thực hành nói sau đó.
- Tôi viết từ khóa “Music” lên bảng và bắt đầu chia học sinh thành các nhóm,
mỗi nhóm từ 6 đến 8 học sinh. Yêu cầu mỗi nhóm chọn nhóm trưởng và thư
ký.
- Yêu cầu các nhóm phải tìm ra càng nhiều càng tốt các từ vựng hay hoạt
động có liên quan đến chủ đề này trong thời gian 3 phút .
- Các nhóm trưởng tự điều khiển các thành viên trong nhóm tìm từ vựng có
liên quan đến chủ đề “Music”, khuyến khích mọi thành viên, dù đưa ý kiến
bằng tiếng Việt. Các thành viên khác sẽ hỗ trợ tìm từ tiếng Anh tương ứng.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm được và giáo viên sẽ thống kê kết
quả của các nhóm để tạo nên một sơ đồ từ vựng theo chủ đề rộng nhất có
thể.
Kết quả của hoạt động Brainstorming được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Trường THPT Phù Cừ

-16-

Tổ Ngoại ngữ


Rock

Pop

The piano

Instrument

s

Types

The guitar

Folk music

Music
Party
Concert
When to play

Performance

Wedding

Live show
Sport events

Chúng ta có thể thấy một số lượng lớn các từ vựng có liên quan đến chủ đề
này còn có thể được viết tiếp theo các “nhánh”. Như vậy, với kỹ thuật
Brainstorming, trong vòng 5-7 phút “warm- up”, các nhóm học sinh đã tìm ra được
một số lượng lớn các từ vựng theo chủ đề. Với hoạt động này, tất cả học sinh đều
đã tham gia đóng góp ý kiến, dù bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, kể cả những học
sinh có những hạn chế nhất định trong năng lực học tập. Điều quan trọng và cần
quan tâm nhất chính là các em đã có ý kiến riêng, nó là kết quả của quá trình tự
giác và chủ động tư duy, tự phá bỏ những rào cản của sự tự ti, rụt rè do những hạn
chế của bản thân để tham gia vào hoạt động chung. Và các em bị lôi cuốn vào hoạt
động. Do đó, những yêu cầu mới của bài học sẽ được các em đón nhận và tìm cách

giải quyết trong một tâm trạng thoải mái, tự tin hơn, chủ động hơn, tích cực hơn và
tự giác hơn. Và kết quả dễ thấy là bài học sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.

Trường THPT Phù Cừ

-17-

Tổ Ngoại ngữ


Ví dụ 3: SGK Tiếng Anh 11, Unit 12: The Asian Games, phần Speaking.
Sau khi học xong phần Reading, học sinh đã nắm bắt được những thông tin
cơ bản về Đại hội thể thao Châu Á (The Asian Games). Và để các em có cơ hội tìm
hiểu thêm thông tin về sự kiện này, giúp các em có nguồn thông tin phong phú và
thú vị để bước vào bài học Speaking tôi đã kết hợp kỹ thuật Brainstorming với
phương pháp dạy học dự án như sau: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tìm
hiểu các thông tin liên quan đến các kì đại hội thể thao Châu Á trước khi tham gia
giờ học Speaking. Để hoàn thành được “dự án” này buộc học sinh phải dùng kỹ
thuật Brainstorming để phân tích vấn đề và vạch định xem sẽ phải thu thập những
loại thông tin nào. Với kỹ thuật này, học sinh có thể xây dựng một sơ đồ thông tin
về The Asian Games như sau:

Games number
Host country (cities, …)
Time (from …to..)
Countries took part in

The Asian
Games


Names of sports
Number of medals (gold, …)
New records
Famous athletes
New records
Offical songs (singers, names…)

Trường THPT Phù Cừ

-18-

Tổ Ngoại ngữ


Với sơ đồ trên học sinh đã có được một lượng lớn thông tin hết sức thú vị
để phục vụ cho bài học mới. Học sinh có thể sử dụng bất kì nhóm thông tin nào
trong sơ đồ đó để bổ sung thêm phần hỏi - đáp ở Task 1 theo mẫu hội thoại cho
sẵn. Việc thu thập và tìm hiểu trước thông tin ở nhà bằng kỹ thuật Brainstorming
trong Phương pháp dạy học dự án như trên sẽ giúp học sinh thêm hứng thú với nội
dung của bài học mới và tạo được một tâm lí tự tin, sẵn sàng.
1.2. Interrupting stories (Làm gián đoạn câu chuyện bằng thông tin
sai):
Đây là hoạt động rất thú vị dành cho học sinh luyện kĩ năng nói , nghe và
cả một số kĩ năng khác. Theo cách này, giáo viên (có thể là học sinh) sẽ kể lại
một câu chuyện mà học sinh biết rõ có chứa một số thông tin sai. Trong lúc nghe
câu chuyện, nếu nghe thấy thông tin sai, học sinh khác sẽ dừng câu chuyện và sửa
thông tin đó.
Ví dụ 3: Sách giáo khoa Tiếng Anh 10, Unit 1: A day in the life of..., phần
Speaking.
Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm, nhìn tranh và miêu tả các hoạt

động của Quân.

Trường THPT Phù Cừ

-19-

Tổ Ngoại ngữ


Bước 2: Chọn một học sinh khá/ giỏi đứng lên nói lại các câu trước lớp.
Yêu cầu học sinh này cố tình đưa ra những thông tin sai theo hướng dẫn bí
mật của giáo viên. Yêu cầu các học sinh khác nghe và ngắt lời học sinh đó nếu
thấy thông tin sai, đồng thời với việc sửa và đưa ra những thông tin đúng.
Example:
Quan often gets up at 2 p.m. At 2.15 p.m., he watches T.V ( wrong ) 
correct. At 5 p.m., Quan goes to the stadium by bus ( wrong )  correct.
After that he plays football with his friends. At 6.30 p.m., he goes home. At 6.
45 p.m., he does his homework (wrong )  correct ……
1.3. Phỏng vấn ( Interviews), đóng kịch (Role play):
Tên của hoạt động đã chỉ ra rõ cách làm này. Một học sinh sẽ lên phía
trước để đóng vai một bác sĩ, một người nổi tiếng, một cầu thủ …và những học
sinh khác đưa ra các câu hỏi.
Học sinh làm việc theo cặp, trong đó một học sinh đóng vai người được
phỏng vấn sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thể được ghi trong yêu cầu và theo sự
hướng dẫn của giáo viên. Để sử dụng cho hoạt động phỏng vấn, giáo viên có thể
khai thác một số tình huống tự tạo có liên quan đến nội dung bài học như :
Holiday plan interview
Job interview
Club membership interview
Famous people interview

Ngoài ra, giáo viên có thể khai thác các tình huống thật trên lớp, trong trường như:
Phỏng vấn các nhân vật trong lớp về cuộc sống hay các sự kiện bạn mình vừa trải
qua, các dự định kế hoạch của bạn , sở trường, khả năng, sở thích, thói quen, ...
Ví dụ 1: SGK tiếng Anh 10, Unit 1: A day in the life of...- Speaking
Trường THPT Phù Cừ

-20-

Tổ Ngoại ngữ


Giáo viên mời một học sinh lên bảng và các học sinh khác sẽ hỏi những câu
hỏi về những việc mà bạn học sinh đó thường làm hàng ngày. Một số câu hỏi gợi ý
như sau:

- What time do you have a physics lesson on Monday ?
- What lesson do you have at …… on …… ?
- What do you often do at 8 p.m every night ?
- What time do you often watch T.V ?
- How often do you go swimming ?
- Do you often go shopping ?
- Do you like studying chemistry?
- When do you play sports ?
- Do you often help your mother with the housework ?

………………………………………
Ví dụ 2: SGK tiếng Anh 10, Unit 3: People’s Background- Speaking
Task 2: Imagine you are a journalist, use the cues given to interview a
classmate about his or her background or that of a person he / she knows well.
Change the roles when you have finished.

* Greeting.

* Primary school.

* Date of birth.

* Secondary school.

* Place of birth.

* School work.

* Home.

* Favourite subject(s).

* Parents.

* Experiences.

* Brother(s).

* Thanking.

* Sister(s).

Trường THPT Phù Cừ

-21-


Tổ Ngoại ngữ


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015- 2016

Example :

Giáo viên: Doãn Thị Nhụ

A: Good afternoon, I am working for Thanh nien Newspaper.
I’d like to ask you some questions. Is it O.K ?
B: Good afternoon. That’s fine.
A: When were you born ?
B: ………………………………………

Ví dụ 3: SGK tiếng Anh 10, Unit 6: An Excursion- Speaking
Một học sinh đi lên bảng và đóng vai người đi du lịch trên một chuyến du
thuyền. Những học sinh còn lại đặt các câu hỏi cho học sinh đó.
Example: :
- How do you feel about the trip ?
- I think you should sit in seat 11. Is it OK ?
- Do you want him to be in the section which is air- conditioned ?

……………………………………………
1.4. Find someone who …(Tìm người … ):
Học sinh sẽ đưa ra thông tin hoặc hỏi thông tin từ bạn bè và sau đó báo cáo
trước lớp. Sau đó giáo viên (có thể là học sinh) sẽ hỏi “Who?”(Ai vậy? ) và các
học sinh khác sẽ trả lời đó là ai. Hoạt động này rất thú vị vì nó giúp học sinh phát
triển phản xạ và rèn luyện kĩ năng.
Ví dụ 1: SGK tiếng Anh 10, Unit 1: A day in the life of...- Speaking

- Bước 1 : Học sinh chuẩn bị bảng sau:
Nam
x

Hoa

Mai

……

likes English
has a history lesson on
x
x
watches T.V every night
x
x
helps mother with housework x
x
- Bước 2: Học sinh đi quanh lớp, hỏi và thu thập thông tin về bạn của mình và
điền vào bảng
- Bước 3 : Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp.
Example : - Nam likes English.
- Hoa often has a history lesson on Friday.
Trường THPT Phù Cừ

-18-

Tổ Ngoại ngữ



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015- 2016

Giáo viên: Doãn Thị Nhụ

- Nam often watches T.V every night.
- Hoa often has a history lesson on Friday.
- Nam often helps his mother with the housework.

- Bước 4 : Giáo viên hỏi học sinh :
- T : Find someone who likes English.
S : Nam likes English.
- T : Find someone who has a history lesson on Friday.
S : Hoa and Mai often have a history lesson on Friday.
- T : Find someone who often watches T.V every night.
S : Nam and Hoa watch T.V every night.
- T : Find someone who helps mother with the housework.
S : Nam and Mai often help mother with the housework.
…………………………………
Ví dụ 2: SGK tiếng Anh 10, Unit 3: Pepole’s Background- Speaking
- Bước 1: Học sinh chuẩn bị bảng sau:
Nam
Hoa
Mai
……
Date of birth.
23/7/ 90
12/1/90
3/12/90
Place of birth.

Tong Phan Dinh Cao
Tran Cao
Favourite
Maths
English
Physics
Secondary school Tong Phan Dinh Cao
Tran Cao
School work
very good
not bad
bad
…………………
………
………
……
Example: - Nam was born on July, 23rd in 1990.
- His favourite subject is mathematics.
- His secondary school is Tong Phan Secondary

School ………

 T: Find someone who was born in Tong Phan.
S : Nam.
T: Find someone whose favourite subject is physics.
S: Mai .............
Trường THPT Phù Cừ

-19-


Tổ Ngoại ngữ


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015- 2016

Giáo viên: Doãn Thị Nhụ

1.5. Given dialogue frame (Khung hội thoại cho sẵn):
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự mình tạo các đoạn hội
thoại và sau đó luyện tập, luyện tập thay thế. Hoạt động này khá dễ và quen thuộc
nên học sinh sẽ hứng thú khi học.
Ví dụ: : It’s a hot day. Plan the day with your friend, follow the frame below.
You

Your friend

Comment on the weather

Express agreement with the
comment

Suggest something to do
Disagree. Make another
suggestion
Agree. Suggest a time and
place to meet
Agree. Say goodbye
Say goodbye
Example: A: Today’s really hot.
B: Yes. It’s much hotter than yesterday.

A: Shall we have some beer after work?
.............
1.6. Twenty questions (Hỏi):
Hoạt động này thường được tiến hành trong phần Warm-up, cụ thể như sau:
- Trước tiên giáo viên cho một từ hay một cụm từ về đề tài nào đó( tên của
một thành phố, tên của một tổ chức, một người nổi tiếng họăc một cá nhân nào đó
trong lớp học…)
- Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra đáp án bằng cách đưa ra các câu hỏi YesTrường THPT Phù Cừ

-20-

Tổ Ngoại ngữ


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015- 2016

Giáo viên: Doãn Thị Nhụ

No. Giáo viên có thể giới hạn số lượng các câu hỏi tùy vào độ khó của đề tài đưa ra.
Ví dụ : SGK tiếng Anh 10, Unit 15: Cities- Speaking
-Bước 1: Giáo viên chọn tên một thành phố nổi tiếng và một bức ảnh đặc trưng
của thành phố đó.
NEW YORK

- Bước 2: Theo nhóm, học sinh sẽ lần lượt đặt các câu hỏi Yes-No để tìm ra
tên thành phố đó
Suggested questions:
* Is the city big?

YES


* Is it located in Asia?

NO

* Is its population big?

MAYBE

* Is it famous for high buildings ?

YES

* Does it have many old buildings?

NO

* Is it the home of the United Nations ?

YES

1.7. Discussions and Reporting a presentation (Thảo luận và báo cáo,
thuyết trình):
- Học sinh sẽ thảo luận và cho ý kiến về một đề tài được đưa ra dựa trên kiến
thức vừa mới học. Trong phần này, giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng bản
Trường THPT Phù Cừ

-21-

Tổ Ngoại ngữ



×