Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN một số biện pháp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 4 5 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 32 trang )

* PHẦN I: LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Minh Hoàng
Tên đề tài kinh nghiệm: “Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”
* PHẦN II: NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
1- Đặt vấn đề
1.1. Thực trạng của vấn đề
Tình cảm là thái độ thể hiện sự dung cảm của con người đối với những
sự vật, hiện tượng xung quanh. Phát triển tình cảm xã hội ở trẻ 4-5 tuổi chủ
yếu là phát triển ý thức về bản thân, tự tin, tự lực, nhận biết và thể hiện cảm
xúc, tình cảm với con người và sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
Giáo dục phát triển kĩ năng xã hội là giáo dục trẻ các hành vi và quy tắc
ứng xử xã hội, trẻ biết chia sẻ, hợp tác, biết quan tâm, bảo vệ mội trường, phân
biệt được hành vi đúng, sai.
Phát triển tìn cảm và kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học
và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và kĩ năng xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển được cải thiện của trẻ. Đó là
nến tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng
tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội.
Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn
thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn
trọng.
Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân
cách. Trong đó người giáo dục và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có
ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển tình cảm và
kĩ năng xã hội của trẻ nói riêng. Song để phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
ở trẻ 4-5 tuổi được hoàn thiện và đạt được kết quả cao, để trẻ biết bộc lộ sở
thích và khả năng của bản thân, bộc lộ những điều thích, không thích, nhận


1


biết, biểu lộ một số trạng thái cảm xúc qua tranh ảnh, biểu lộ cảm xúc phù hợp
qua cử chỉ, điệu bộ qua các trò chơi và các hoạt động khác. Trẻ có ý thức và
biết thực hiện một số quy định đơn giản nơi công cộng, biết lắng nghe ý kiến
của người khác, biết hợp tác quan tâm đến mọi người, phân biệt được hành vi
đúng - sai, có ý thức bảo vệ môi trường và chăm sóc vật nuôi.
1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Trò chơi là phương tiện cân bằng nhịp nhàng giữa mọi hoạt động hàng
ngày của trẻ nhất là các trò chơi đóng vai theo chủ đề, ngoài việc là phương
tiện hiệu quả nó giúp trẻ phát triển trò chơi đóng vai theo chủ đề và phương
tiện phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội một cách tốt nhất bởi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề trẻ em đã phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng.
Do đó chủ đề của trò chơi cũng muôn màu muôn vẻ; Có thể kể đến: Chủ đề
trường mầm non, chủ đề bản thân, chủ đề gia đình, chủ đề nghề nghiệp…Khi
tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, với nhiều nhân vật trong trò chơi,
trẻ biết cùng các bạn mỗi người đóng một vai để hoàn thành trò chơi. Ở độ
tuổi này, trẻ đã chơi theo nhóm cùng các bạn, đã biết chủ động làm quen với
bạn mới, vì mong muốn mang lại một điều gì đó hay niềm vui cho người khác,
nên trẻ không chỉ thực hiện công việc vì người khác theo cách của mình, mà
trẻ còn biết lắng nghe ý kiến của người lớn. Vì vậy mà trò chơi đóng vai theo
chủ đề đã thực sự cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ đặc biệt là phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội ở trẻ mầm non đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi đã chọn
đề tài“Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ” làm đề tài nghiên cứu.
Qua những hiểu biết về đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề với sự

phát triển ở trẻ 4-5 tuổi, đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi mầm non tôi đã

2


mạnh dạn đưa ra một số nội dung quan trọng trong việc phát triển tình cảm và
kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ
đề
trong trường mầm non Minh Hoàng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 42 trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi A1 trường
mầm non Minh Hoàng do tôi làm chủ nhiệm
Sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài “ Một số
biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non”
2 - Phương pháp tiến hành
2.1/ Cơ sở lý luận
a. Đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề lứa tuổi mầm non
Nói đến hoạt động vui chơi của trẻ mầm non, chủ yếu nói tới trò chơi
đóng vai theo chủ đề, vì nó là loại trò chơi đặc trưng nhất của trẻ mẫu giáo, là
một dạng hoạt động không mang tính chất bắt buộc. Bởi vì vui chơi không
phải là một hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không buộc phải
tuân theo một phương thức chặt chẽ. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ tham gia trò chơi
chính là sức hấp dẫn của bản thân trò chơi mà không hề bị ràng buộc bởi
những thứ khác, ngay cả kết quả của sự vui chơi. Chẳng hạn trong trò chơi
“Khám bệnh”, cái hấp dẫn chính là người “Bác sĩ” đeo cái ống nghe vào tai và
hành động đặt cái ống nghe lên “Người bệnh”, còn việc khám bệnh và chữa
bệnh có đúng hay không điều đó trẻ không cần chú ý đến. Như vậy có nghĩa
là, động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ
không phải nằm ở kết quả ( A.N.Leeoonchiep-Đ.B.En coonin) (1). Chính vì
vậy trẻ chơi mang tính tự nguyện rất cao. Khi trẻ đã thích trò chơi nào thì trẻ

sẽ chơi một cách say mê trò chơi đó. Các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa
tuổi mầm non rất đa dạng, dễ chơi, mỗi lứa tuổi trẻ đều có thể chơi đóng vai
theo cách riêng của trẻ, các đồ chơi gần gũi với trẻ, địa điểm chơi có thể ở
mọi nơi trong trường như: Dưới gốc cây, ngôi nhà nấm ngoài trời, cũng có thể
chơi ngoài hành lang hay một góc sân nhỏ…
b. Đặc điểm TCĐVTCĐ trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
3


Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trò chơi đóng vai theo chủ đề đã mang đầy đủ ý
nghĩa, tức là nó đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của
hoạt động vui chơi, trong quá trình chơi, trẻ bộc lộ toàn bộ tâm trí của mình,
nhận thức, tình cảm, ý chí, nói năng đều tỏ ra tích cực và chủ động, trẻ ít lệ
thuộc vào người lớn và hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của mình, trẻ đã biết
tự lực, tự do: Lựa chọn nội dung chơi, các bạn cùng chơi, tự tham gia vào trò
chơi mà mình thích và tự rút khỏi trò chơi mà mình chán. Trong trò chơi đóng
vai theo chủ đề của trẻ 4-5 tuổi trẻ đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi
và phong phú với các bạn cùng chơi và một “xã hội trẻ em” được hình thành.
Trẻ mẫu giáo nhỡ mong muốn hòa mình vào nhóm bạn bè để nhận ra mình
trong đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của
đứa trẻ, các kĩ năng xã hội cũng dần được hình thành qua các trò chơi đóng
vai theo chủ đề.
c. Trò chơi đóng vai theo chủ đề với trẻ mầm non
Trò chơi đóng vai theo chủ đề được gắn liền với môi trường sống. Nó
thường đơn giản, dễ chơi, đồ chơi đều là những vật dụng dễ tìm kiếm, không
tốn tiền, dễ tổ chức dù trong một không gian hẹp như góc sân, gốc cây, hành
lang lớp học…Trò chơi đóng vai theo chủ đề thường được gắn liền với các
vai chơi gần gũi với tâm hồn trẻ thơ, trẻ dễ chơi, dễ kết bạn bởi dặc trưng của
trò chơi đóng vai theo chủ đề phải có bạn chơi mới tổ chức được trò chơi, vì
thế nó đã làm cho tâm hồn các bé đẹp hơn, mở rộng hơn bởi những trò chơi đó

được kết tinh từ các mối quan hệ trong sinh hoạt thường ngày. Chẳng hạn
những đứa trẻ chơi trong nhóm nấu ăn có thể chạy ra cửa hàng để gặp các “Cô
bán hàng” thế là có sự giao lưu trò chuyện giữa “cô bán hàng” và “Người nội
trợ”, nhóm chơi “Bác thợ xây” đi xây đến trưa lại được các cô “Nội trợ” nấu
cơm, canh cho ăn…Cứ như thế, quan hệ của trẻ ngày càng đa dạng hơn chẳng
khác nào một xã hội người lớn được thu nhỏ lại. Nhưng “Xã hội trẻ” em này
còn khác rất xa với người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và
thực, đó là tính chất độc đáo của xã hội ấy. Nhưng cũng chính từ những mối
quan hệ đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa rất lớn lao đối với
4


cả đời người sau này của mỗi đứa trẻ vì đây là nến tảng đầu tiên hình thành lên
ở trẻ các tình cảm và kĩ năng xã hội.
2.2/ Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non Minh Hoàng nơi tôi công tác là trường mầm non nằm
ở trung tâm xã Minh Hoàng, nhân dân chủ yếu là nông dân.
a. Thuận lợi
- Trường Minh Hoàng luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của
phòng giáo dục nhất là việc thực hiện phong trào “ xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất (sân
chơi, khu vườn cổ tích, các đồ chơi ngoài trời…) để cho trẻ học tập và tổ chức
các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời…
- Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thích tham gia các trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng
vai theo chủ đề.
- Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên có một thời thơ ấu đầy ắp
những kỷ niệm tuổi thơ đặc biệt là những trò chơi đóng vai ( mẹ- con; người
bán hàng; Cô giáo….) đã gắn bó với tôi suốt một quãng thời gian rất dài
- Tôi rất thích trò chơi đóng vai mô phỏng các hoạt động của người lớn trong

sinh hoạt hàng ngày, vì vậy tôi luôn tìm tòi sưu tầm những trò chơi đóng vai
theo chủ đề thú vị ( ngoài những trò chơi mình đã biết) phù hợp để tổ chức
chơi cho trẻ.
- Là một người giáo viên được đào tạo chính quy có 10 năm kinh nghiệm
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn tâm huyết yêu thương trẻ và
nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục mầm non. Năm học 2014-2015 tôi đã đạt
giải nhì trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, phát huy những thành tích đã
đạt được tôi đã làm được bộ đồ chơi “ Hoa quả bé yêu” đạt giải C cấp huyện,
bộ đồ chơi này rất hữu ích cho các trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Tôi được ban giám hiệu, đồng nghiệp và các phụ huynh học sinh nhiệt tình
hưởng ứng biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ qua các trò
chơi đóng vai theo chủ đề.
b. Khó khăn

5


- Sĩ số học sinh trên một lớp đông, tỉ lệ học sinh nam nhiều gần gấp đôi số học
sinh nữ.
-Thời gian dành cho việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề còn hạn chế
nó chỉ được lồng ghép tích hợp ở một số hoạt động (Hoạt động ngoài trời, hoạt
động góc)
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi,
nhưng cũng nhanh chán tự rút ra khỏi cuộc chơi nếu nó không còn hứng thú.
- Một số trẻ nhút nhát phát âm còn ngọng , giao tiếp kém nên ngại tham gia trò
chơi với cô và bạn.
- Sĩ số lớp học còn đông nên việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cần
phải có khu vui chơi riêng để việc bao quát trẻ tốt, phải chia trẻ thành nhiều
nhóm để hướng dẫn chứ không thể hướng dẫn cùng một lúc được.
- Ngoài thời gian đến trường, ở gia đình trẻ không được vui chơi, chơi các trò

chơi đóng vai theo chủ đề vì công việc của phụ huynh học sinh nhiều không
có thời gian hướng dẫn hay chơi cùng với con.
2.3. Các biện pháp và thời gian tạo ra giải pháp
a- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng
9/2015
Đọc sách báo và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó chọn
lọc để xây dựng lên cơ sở lý luận cho đề tài.
b- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng
2/2016
Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi những thông tin có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu với phụ huynh học sinh và giáo viên cùng nhóm lớp nhằm phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề.
- Cô trò chuyện với trẻ để biết được tính cách, khả năng phát triền tình cảm và
kĩ năng xã hội của trẻ trong lớp.
- Cô giảng giải để trẻ nắm được các nội dung của trò chơi đóng vai theo chủ
đề, cách thức chơi, các mối quan hệ trong khi chơi.
6


- Cô quan sát để thấy được sự tiến bộ, thay đổi của trẻ về tình cảm và kĩ năng
xã hội sau khi đưa trò chơi đóng vai theo chủ đề vào hoạt động.
c- Phương pháp thực hành trải nghiệm:Thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng
2/2016
Thử nghiệm sư phạm trên cơ sở tìm hiểu thực trạng xác định một số biện
pháp nhằm khai thác nội phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ, nhằm
kiểm chứng và khẳng định hiệu quả của các biện pháp.
d- Phương pháp thống kê toán học:Thời gian từ 9/2015 đến 3/2016.
Thống kê những số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tập
hợp các số liệu để thấy được hiệu quả của đề tài.

B. NỘI DUNG
1 – Mục tiêu
- Tìm hiểu một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và khảo sát thực trạng trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của lớp 4A1 trường
mầm non Minh Hoàng
- Đặt ra những vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc phát triển
tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Tổ chức thể nghiệm để ứng dụng tính khả thi các vai trò của trò chơi đóng
vai theo chủ đề trong việc phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo mà đề tài nghiên cứu.
2 – Các giải pháp
2.1. Một số điểm mới của vấn đề nghiên cứu
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề thường được giáo viên tổ chức chơi độc lập
trong một góc đó là “ Góc phân vai”. Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu “Một
số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi tuổi qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề ” Tôi đã áp dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề
vào các hoạt động như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Từ những điểm
mới trong nghiên cứu trẻ lớp tôi đã đạt được những mục tiêu sau:
- Trẻ ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình.
- Trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn
7


trọng, sống có trách nhiệm.
- Giúp phát triển khả năng chủ động và tự lực của trẻ.
- Trẻ nhận biết được nét văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của địa phương.
2.2. Các biện pháp thực
Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo chương trình
GDMN mới của Bộ GD&ĐT việc hình thành và phát triển tình cảm và kĩ năng
xã hội là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đối với cô giáo Mầm non bởi trẻ ở lứa tuổi

Mầm non trong 5 năm đầu đời như một tờ giấy trắng, ngây thơ, hồn nhiên. Để
giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là nhận thức, biểu lộ cảm xúc và hình
thành cơ bản quan hệ xã hội với những người xung quanh nhất là trẻ ở lứa tuổi
4-5 tuổi giai đoạn này là cái mốc quan trọng trong sự phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội. Nhưng không phải ở lứa tuổi này sự phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội của đứa trẻ nào cũng đạt được như mục tiêu đặt ra . Thực trạng ở
lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi chủ nhiệm có một số trẻ khó khăn trong ngôn ngữ
(nói và hiểu) ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ khác, một số
còn nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động của lớp, ít giao lưu cùng các bạn
trong các nhóm chơi. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học là một giáo viên có
tâm huyết với nghề tôi luôn sắp xếp và xây dựng cho lớp mình một kế hoạch
năm học cụ thể, xây dựng chương trình giảng dạy một cách khoa học, linh
hoạt, sáng tạo, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuối
để đưa vào tổ chức các hoạt động hàng ngày nhằm phát huy tính tích cực của
trẻ, nhất là lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội ở trẻ.
Ngay từ những buổi đầu tiên khi đón nhận trẻ vào lớp tôi đã nắm bắt
được đặc điểm của từng trẻ trong lớp bởi tất cả học sinh tôi đón nhận tôi đã
chủ nhiệm và dạy từ năm trước, năm học 2014-2015 có một số cháu nhút nhát
thiếu tự tin trong giao tiếp đặc biệt còn có 2 cháu (Cháu Lâm, cháu Nga) có
biểu hiện về bệnh tự kỉ. Tôi trao đổ với chị em cùng nhóm lớp và PHHS của
trẻ để có biện pháp cùng kết hợp trong việc phát triển tình cảm và kĩ năng xã
hội cho trẻ. Tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề đầu tiên
của năm học chủ đề “Trường mầm non thân yêu” với thời gian thực hiện 4
8


tuần, tôi lồng ghép tích cực các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở hoạt động
ngoài trời, hoạt động góc. Sau 4 tuần thực hiện tôi thấy có sự tiến bộ nhưng
còn chậm không cho thấy dấu hiệu khả quan, tôi tiến hành khảo sát khả năng
phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ bằng phương pháp trò chuyện và

phương pháp quan sát thấy kết quả như sau:
Số liệu khảo sát khả năng phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ
giai đoạn đầu năm học khi chưa thực hiện lồng ghép các trò chơi đóng vai
theo chủ đề vào các hoạt động.
Stt

Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ

Đạt %

1

Trẻ thể hiện ý thức về bản

khảo sát
42 trẻ

71,4%

2

thân
Trẻ thể hiện sự tự tin tự lực

42 trẻ

69%


3

Trẻ nhận biết và thể hiện cảm

42 trẻ

66,7%

4

quanh
Hành vi và quy tắc ứng xử xã

42 trẻ

64,3%

5

hội của trẻ
Trẻ quan tâm đến môi trường

42 trẻ

78%

Ghi chú

xúc, tình cảm với con người,
sự vật, hiện tượng xung


Qua khảo sát đánh giá tôi và giáo viên trong nhóm lớp đều nhận thấy
khả năng phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế bởi nguyên
nhân:
- Trẻ thiếu tự tin chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
- Trẻ không thích tham gia vào các trò chơi cùng cô và bạn.
- Trẻ ít được làm quen với các trò chơi đóng vai theo theo chủ đề mới
( ngoài một số trò chơi thông thường ( bán hàng, cô giáo)
- Trẻ vừa qua giai đoạn 3 tuổi còn được người lớn cưng nựng nhiều nên
trẻ tự mình trao đổi cùng cô và bạn những điều mình muốn.

9


- Giáo viên chưa có nhiều biện pháp lồng ghép tích hợp để giáo dục và
phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Giáo viên còn chưa linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động hàng ngày
của trẻ.
Trước thực trạng và những nguyên nhân đó tôi đã trăn trở để tìm ra
những biện pháp tốt nhất giúp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. Tôi mạnh
dạn nghiên cứu và thấy rõ được hiệu quả rất lớn trong việc phát triển tình cảm
và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi cụ thể là những trò
chơi đóng vai theo chủ đề đây cũng chính là một trong những nội dung thiết
thực cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo.
Sau đây là một số biện pháp trong việc phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
a - Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề vào các hoạt động nhằm
phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Đặc điểm đặc trưng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đó là khi chơi trẻ

không bao giờ chỉ thực hiện các vai thơi của mình mà trẻ thường vừa chơi vừa
giao lưu, vừa thể hiện tình cảm để mô phỏng lại những việc làm của người
lớn. Chính vì vậy trong mỗi chủ đề tôi thường giành thời gian trò chuyện với
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như giờ đón trẻ, giờ trả trẻ, tôi trò chuyện với trẻ về các
tình huống trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, biết chú ý lắng
nghe, biết thể hiện sự quan tâm của mình với người khác….trẻ tỏ ra hứng thú
khi trò chuyện với cô, trẻ đã biết bày tỏ tình cảm của mình giành cho những
người thân, biết nựng em khi em khóc, biết nhường em phần hơn, trẻ bắt đầu
hiểu được sự vất vả của bố mẹ khi lao động từ đó trẻ yêu quý bố mẹ, biết tự
mình phải ngoan, vâng lời, biết được khi bản thân mình không ngoan bố mẹ sẽ
buồn…
Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ có ý thức về bản thân mình, biết
thể hiện tình cảm với những người thân trong gia đình qua trò chơi : “Gia
đình” trẻ đóng vai các thanh viên trong gia đình mẹ - con; bố - mẹ; anh - chị 10


em…Trẻ biết tự phân vai chơi và chơi thành một nhóm bạn mô phỏng lại một
số công việc hàng ngày của bố mẹ, công việc của anh chị và bản thân mình.
Bố mẹ đưa con đi học, bố cho con ngủ, dỗ em, mẹ đi chợ…cứ như vậy trẻ say
xưa nhập vai chơi của mình, chơi không toan tính, trẻ cảm thấy thỏa mãn khi
được bắt chước các công việc của người lớn. Qua các vai chơi của mình trẻ đã
tích lũy vốn kinh nghiệm sống của bản thân, cứ như vậy trẻ dần hiểu được các
mối quan hệ trong xã hội, cách xưng hô, tình cảm của mọi người giành cho
nhau.

Trẻ đang đóng vai mẹ đi chợ qua trò chơi “Gia đình’’ ở hoạt động ngoài trời
Trẻ vừa chơi vừa được làm động tác giống mẹ hàng ngày đi chợ, biết
khi đi chợ phải mua những gì? Khi mua thì phải chọn mua những đồ gì? và
giao lưu với bác bán hàng như thến nào… Khi thấy trẻ hứng thú với trò chơi
này rồi tôi còn giả làm người hàng xóm trò chuyện vớ trẻ “ Bác ơi hôm nay


11


bác đi chợ nào thế? Bác mua được những gì? Quả hôm nay có đắt không? Bác
mua về làm gì?...” cứ như vậy tôi đã nhận thấy niềm vui từ trẻ, trẻ hào hứng,
tích cực và hăng say với vai chơi của mình hơn.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề gây hứng thú và ngộ nghĩnh không chỉ
bởi cách chơi mà trẻ thích những vai chơi xuất phát từ tình cảm của chính bản
thân mình trẻ yêu bố mẹ, yêu cô giáo, em của mình, thích làm bác sĩ…Từ tình
yêu đó trẻ mong muốn được thể hiện qua vai chơi của mình, vai chơi của trẻ
đã phần nào phản ánh được tâm tư tình cảm của trẻ, trẻ luôn lấy các mối quan
hệ trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày của người lớn làm thước đo cho
trò chơi.

Hình ảnh mô phỏng trò chơi: “Bác sĩ’’ ở hoạt động góc
Với trò chơi “Bác sĩ” trẻ lại có thêm những mối quan hệ, vai chơi phong
phú hơn, bố đưa con đi khám bệnh, đến bệnh viện có cô y tá, bác sĩ khám…trẻ
12


đã bắt đầu có ý thức về bản thân mình, khám bệnh cho bệnh nhân cẩn thận,
trao đổi với bệnh nhân, trẻ đã biết nói lời cảm ơn, chào hỏi lễ phép, biết chú ý
lắng nghe khi cần thiết.
Khi tham gia các trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ đã bắt đầu ý thức về
bản thân, biết quan tâm yêu mến những người thân trong gia đình, trẻ thể hiện
tình cảm của mình qua các hành động chơi, trẻ nhận thấy được vị trí của mình
trong gia đình, vai trò của mình trong gia đình, trẻ đã thể hiện tất cả các vai trò
ý thức, trách nhiệm qua vai chơi mà mình lựa chọn, yêu thích. Nếu một đứa
trẻ ở độ tuổi 4 tuổi đôi khi vẫn còn nũng nựu, mong muốn được nựng, nhưng

khi tham gia vào trò chơi đóng vai trẻ hoàn toàn tự chủ với bản thân mình, coi
mình như
một người lớn hơn và có thể làm cho người khác vui vì mình.

Trẻ đang đóng vai làm anh dỗ cho em ngủ ở hoạt động ngoài trời

13


Với mỗi trò chơi khác nhau trẻ có cách thể hiện tình cảm của mình phù
hợp với hoàn cảnh chơi, thể hiện vai chơi của mình để toát lên được nội dung
chơi. Mỗi vai chơi được trẻ mô phỏng bắt chước các hoạt động hàng ngày của
người lớn. Qua các trò chơi trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm sống cho
bản thân.
A.X.Macarencô đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọngđối với trẻ. Ý
nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ
đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này
trong phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì vậy
một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò
chơi. Toàn bộ lịch sử của mỗi con người là một nhà hoạt động hay một cán bộ
có thể quan niệm như là một quá trình phát triển của một trò chơi…”(2)
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, cũng chính vì vậy các trò chơi “Gia
đình” luôn gần gũi và gắn liền với mỗi đứa trẻ, từ tình bạn bè, khi tham gia
chơi trẻ đã chuyển thành tình cảm mẹ - con…

14


Trẻ đang đóng vai mẹ cho con ăn cơm ở hoạt động ngoài trời
b/ Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các hoạt động giúp phát

triển kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của
người lao động, trong mỗi gia đình, trong các nơi công cộng như: Trường học,
bệnh viện…Qua mỗi trò chơi như gợi lại những hình ảnh thật của xã hội thu
nhỏ mà người ta thường gọi đó là “Xã hội trẻ em”. Tuy nhiên không phải đứa
trẻ 4-5 tuổi nào cũng cảm nhận được những điều đó. Trẻ phải nhờ sự hướng
dẫn giảng giải của cô giáo để cho trẻ hiểu về trò chơi thấy được, cái hay, cái
đẹp, cái thích thú khi được tham gia trò chơi. Mỗi trò chơi có một cách chơi
khác nhau, sự dí dỏm khác nhau. Nhưng cô giáo phải làm thế nào cho trẻ ham
mê, trẻ có thể diễn tả lại cách chơi, mô phỏng lại thao tác của trò chơi, đó
chính là điều cô đã làm cho đứa trẻ nói lên và hiểu được tính chất của trò
chơi, nét đẹp của trò chơi.

15


Cô đang hướng dẫn cháu chơi, hướng dẫn cháu cách giao tiếp khi bán hàng.
Trẻ được cô hướng dẫn về kĩ năng bán hàng, cách trò chuyện với người
mua hàng, cùng với những kinh nghiệm của bản thân trẻ tích lũy được trong
cuộc sống hàng ngày trẻ đã dần thể hiện được thành công trong vai chơi của
mình mô phỏng lại một hoạt động thường ngày diễn ra ở mọi nơi. Khi trẻ tham
gia trò chơi trẻ cảm nhận được sự cần thiết của mỗi công việc, sự cần thiết của
mỗi con người đang hàng ngày hoạt động, từ những hiểu biết của bản thân và
được sự hướng dẫn của cô trẻ đã thành công trong việc thể hiện vai chơi của
mình tuy chưa phản ánh được chi tiết của đời sống thực của người lớn nhưng
phải khẳng định rằng trẻ đã có nhận thức về bản thân mình, hành động chơi
của mình trong trò chơi

16



Trẻ đang mô phỏng lại người bán hàng và mua hàng ở hoạt động ngoài trời.
Nều trò chơi đóng vai theo chủ đề chỉ đơn thuần là trẻ giao tiếp với
nhau để đạt được mục đích chơi thì khi trẻ đã đạt được mục đich trò chơi sẽ
dần nhàm chán, nhưng khi trò chơi được liên kết vơi nhau và được mở rộng
nội dung chơi trẻ sẽ hứng thú và say xưa hơn. Chẳng hạn, khi trong trò chơi
“Bán hàng” mục đích của người bán là bán được hàng và người mua là mua
được những đồ mà mình thích thì trò chơi sẽ dần nhàm chán khi trẻ đã đạt
được mục đích chơi của mình, nhưng khi có sự gợi ý của cô “ Bác bán hàng
xong sẽ làm gì ?” “ Bác đi chợ mua đồ về làm gì” Trẻ sẽ ý thức được thêm vai
trò của mình, đi mua hàng vầ nhà để nấu ăn, để trang trí nhà… Cũng với trò
chơi “Bán hàng” ở những lần chơi sau cô giáo chỉ là người bao quát, trẻ là
người nhắc lại cảnh chơi và tự tổ chức cho nhau chơi. Từ chỗ trẻ quá nhút
nhát, thiếu tự tin, chưa hiểu biết và diễn đạt ý muốn của mình thì khi thông
17


qua trò đóng vai theo chủ đề trẻ đã ý thức được về bản thân mình, trẻ trao đổi
và đưa ra ý kiến của mình, trẻ đã có biểu hiện về các mối quan hệ thông qua
các trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chẳng hạn với trò chơi “ Cô giáo” lúc đầu trẻ chỉ biết phân một bạn
làm cô giáo và một nhóm bạn làm học sinh.

Hình ảnh các cháu đang chơi trò chơi “Cô giáo’’ ở hoạt động chiều
Trẻ mới chỉ dừng đến mức độ phân vai chơi chứ trẻ chưa hiểu và chơi
được. Khi được cô giới thiệu cách chơi, các mối quan hệ cần thiết trong khi
chơi, cách xưng hô, cách bố trí tổ chức chơi, cô tổ chức cho một nhóm trẻ chơi
thử, trẻ dần dần thấy hiểu và biết được mình đang đóng vai gì. ( Cô giáo, học
sinh). Trẻ phải hiểu được cô giáo làm những công việc gì, nhiệm vụ của học
sinh làm gì, cách xưng hô gọi tên giữa các bạn trong nhóm chơi. Khi trò chơi

diễn ra vai chơi “Cô giáo” đóng vai trò như một vai chơi chính biết đặt câu
18


hỏi cho học sinh, biết bài dạy hôm nay của mình sẽ dạy gì? ( Múa, hát, đọc
chữ…)
Nếu không tổ chức qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ không thể
hiểu hết được thế giới xung quanh của trẻ, sao có thể nói và trả lời những câu
hỏi bắt chước như người lớn, những câu nói hay, lịch sự, phù hợp với từng
hoàn cảnh.
Qua trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp những trẻ gặp khó khăn trong
giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh hiểu thêm về trách nhiệm của bản
thân, các mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
c/ Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các hoạt động giúp trẻ
hiểu được những nét văn hóa của địa phương.
Trẻ nơi tôi dạy được sinh ra trong một miền quê thuần nông nên những
nét văn hóa đặc trưng của miền quê rất bình dị, trẻ hàng ngày được chứng kiến
các mối quan hệ trong gia đình, trong thôn, trong xã với những nghề rất gần
gũi không xa lạ với trẻ, chẳng hạn trò chơi đóng vai “Chú thợ xây ”, với những
công việc đầy ý nghĩa “Chú thợ xây” xây lên những ngôi nhà từ những hòn
gạch, những công việc rất vất vả, nhưng xuất phát từ tình yêu, biết ơn của
mình mà trẻ đã thích và mong muốn thể hiện mình được làm những công việc
có ích như chú. Có thể nói rằng mỗi đứa trẻ được sinh ra trong môi trường xã
hội nào thì phần lớn các trò chơi của trẻ đều được tái hiện lại qua những trò
chơi và đặc biệt hơn là trò chơi đóng vai theo chủ đề đưới sự hướng dẫn của
cô, từ những kinh nghiệm của bản thân trẻ một “Xã hội trẻ em” đã được hình
thành, cái xã hội nhỏ này chính là điểm xuất phát cho những tâm hồn, trí tuệ
của mỗi cá nhân trẻ biết yêu thương con người, thiên nhiên, con vật. Chẳng
hạn trò chơi “Chú thợ xây” trẻ chơi trong góc xây dựng ở hoạt động góc.
Trẻ say xưa thể hiện vai chơi của mình như một chú công nhân mà trẻ

đã từng gặp, trẻ đã biết trao đổi, phân vai mỗi người một việc để thể hiện
thành công các vai của mình và có sản phẩm là những bức tường giống như trẻ
đã nhìn thấy các chú công nhân ngoài đời thường xây. Nếu như ở góc xây
dựng trẻ chỉ chơi lắp ghép và xây dựng để thành những công trình theo chủ đề
19


thì sự lôi cuốn hấp dẫn với trẻ không nhiều thì vời trò chơi đóng vai theo chủ
đề trẻ sẽ làm những chú công nhân xây dựng xây lên những công trình trẻ chơi
với niềm đam mê mà không phải lo lắng đến sản phẩm theo chủ đề mà cô yêu
cầu.

Ở một miền quê thuần nông nên trẻ cũng phần nào hiểu được nỗi vất
vả của bố mẹ vừa phải đi làm vừa phải tranh thủ làm mọi việc trong gia đình,
không như những nơi phố xá có người giúp việc, trẻ đã biết nhập vai và thể
hiện vai chơi của mình như một người mẹ hiền lành, giản dị, yêu thương con.
Từ cuộc sống thực tế hàng ngày trong gia đình, trẻ thấy được công việc của
mẹ làm như: Đi chợ, bế em, cho em ăn, nấu cơm…Trẻ đã bắt chước các công
việc đó qua các vai chơi và hành động chơi của mình. Trò chơi của trẻ được
mở rộng thêm từng ngày, từng chủ đề, cứ như vậy trẻ dấn dần tái hiện lại cuộc
sống thường ngày của làng quê nơi trẻ đang sinh sống, trẻ biết thêm về những

20


nét văn hóa của địa phương từ đó trẻ càng thêm yêu gia đình, quê hương, làng
xóm mình.

Hình ảnh trẻ đang chơi trò chơi “Gia đình’’
Trò chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi này có ý nghĩa chủ đạo thể hiện

trước hết là ở chỗ trẻ đã thỏa mãn được nguyện vọng muốn làm như người
lớn. Thông qua vui chơi và hành động chơi , trẻ đã tiếp thu được kinh nghiệm
xã hội
loài người, đặc biệt là những nét văn hóa trong đời sống nơi trẻ đang sinh
sống.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm

21


Đề tài “ Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5
tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” có khả năng ứng dụng và triển khai rộng
rãi trong các trường mầm non, thực tế đã áp dụng tại trường mầm non Minh
Hoàng và đạt kết quả tốt được đồng nghiệp, các bậc phụ huynh học sinh ủng hộ
và hợp tác.
Qua đề tài nghiên cứu này tôi thấy trò chơi đóng vai theo chủ đề được áp
dụng vào thực tế trong tất cả các chủ đề, trong các hoạt động: Hoạt động góc,
hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.
4. Hiệu quả của đề tài nghiên cứu
Đề tài“ Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4-5 tuổi
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” đã mang lại hiệu quả cao đó là: Những yêu
cầu đặt ra cuối độ tuổi của chương trình giáo dục mầm non về phát triển tình
cảm và kĩ năng xã hội trẻ đã đạt được ở mức cao. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
rất phù hợp với trẻ mầm non, thu hút trẻ, khi tham gia vào trò chơi bản thân trẻ
đã được trải nghiệm và tích lũy cho bản thân mình những kinh nghiệm sống, các
kĩ năng xã hội. Ở mỗi chủ đề trò chơi đóng vai theo chủ đề đều phản ánh được
cuộc sống xung quanh( Con người, cây, con vật, môi trường…) vì thế khi trẻ
được tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách tích cực trẻ sẽ có ý
thức về bản thân, thể hiện sự tự tin tự lực, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình
cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh, có hành vi và quy tắc ứng

xử xã hội, biết quan tâm đến môi trường. Đây chính là hiệu quả tối ưu của đề
tài khi được áp dụng vào thực tế tại trường mầm non.
5. Kết quả đạt được
Từ những kinh ngiệm tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm
phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Qua việc lồng
ghép, tích hợp đưa trò chơi đóng vai theo chủ đề vào các hoạt động hàng
ngày , ở mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các chủ đề của năm học tôi nhận thấy trẻ
rất hào hứng khi thấy cô tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, tích cực tham
22


gia cùng cô, đến những giai đoạn cuối năm học trẻ đưa ra những yêu cầu
mong muốn cô đáp ứng, thích cô dạy các trò chơi mới. Trẻ hứng thú đến lớp
học, nhiệt tình hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động. Tôi nhận thấy khả
năng phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ đạt tới mức độ cao so với
yêu cầu của độ tuổi.
Bảng B khảo sát kỹ năng phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ
giai đoạn cuối độ tuổi 4-5 tuổi.
Bảng tổng hợp số lệu khảo sát về khả năng phát triển tình cảm và kĩ
năng xã hội
Stt

Nội dung khảo sát

Tổng số Giai đoạn khi

Giai đoạn khi

trẻ khảo chưa đưa các


đã đưa các trò

sát

trò chơi đóng

chơi đóng vai

1

Trẻ thể hiện ý thức

42 trẻ

vai theo chủ đề
71,4%

theo chủ đề
100%

2

về bản thân
Trẻ thể hiện sự tự tin

42 trẻ

69%

97,6%


42 trẻ

66,7%

97,6%

4

xung quanh
Hành vi và quy tắc

42 trẻ

64,3%

95,2%

5

ứng xử xã hội của trẻ
Trẻ quan tâm đến

42 trẻ

78%

100%

tự lực

3

Trẻ nhận biết và thể
hiện cảm xúc, tình
cảm với con người,
sự vật, hiện tượng

môi trường
Từ kết qủa trên tôi nhận thấy với những hình thức dạy chay lấy lệ, dạy
cho đủ chương trình của trẻ chỉ phát triển đến mức độ nhất định, trẻ không tự
tin trong giao tiếp ……điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát

23


triển của trẻ trong các giai đoạn tiếp theo. Khi áp dụng những kinh nghiệm
giảng dạy, lồng ghép thích hợp, linh hoạt, sáng tạo và tâm huyết đến từng cá
nhân trẻ tôi nhận thấy hiệu quả giáo dục rất cao. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
đã đem lại thú vị sự ham thích, nó như người bạn thân thiết của các bé lớp tôi
từ lúc nào không biết. Trẻ say sưa, tò mò thích tìm kiếm đồ vật để cùng chơi
trò chơi với cô và bạn, trẻ tự tụm 5, túm 3 dưới gốc cây trong các giờ chơi tự
do ở hoạt động ngoài trời để phân vai và chơi các trò chơi đóng vai theo chủ
đề . Trẻ cởi mở, gắn bó với nhau trong giao tiếp, trẻ có tâm lý vui vẻ, hào
hứng hẳn lên trong các hoạt động so với giai đoạn đầu năm học. Điều đó
chứng minh rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề đã giúp tôi thành công trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ nhất là lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã
hội.
C- KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Từ kinh nghiệm tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển

tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm nhưu sau:
- Bản thân mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc và ý nghĩa cuả trò chơi
đóng vai theo chủ đề với trẻ mầm non.
- Giáo viên phải nắm được tâm lý của trẻ với các trò chơi đóng vai theo
chủ đề để lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với không gian và lứa tuổi của
trẻ.
- Giáo viên tích cực tìm tòi sưu tầm những đồ dùng, đồ chơi sẵn có tại
địa phương gần gũi với trẻ.
- Giáo viên phải là người có hiểu biết về các nét văn hóa của địa
phương, văn hóa của dân tộc.
- Luôn gần gũi khuyến khích động viên giúp đỡ trẻ cùng tham gia trò
chơi với cô và bạn.
- Giúp đỡ những trẻ khó khăn về giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi để trẻ tự
tin mạnh dạn trong giao tiếp có nhu cầu tham gia chơi cùng các bạn.
24


- Trao đổi cùng phụ huynh và đồng nghiệp về nội dung các trò chơi
đóng vai theo chủ đề giúp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Nhiều giáo viên ở các nhóm lớp được tôi truyền đạt kinh nghiệm đã
thường xuyên tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.

Các bé lớp 5 tuổi A1 chơi: “Bán hàng’’

25


×