Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số KINH NGHIỆM TRONG CÔNG tác TRIỂN KHAI bảo HIỂM y tế học SINH ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THANH BÌNH, HUYỆN tân PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 18 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THANH BÌNH, HUYỆN TÂN PHÚ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe của
nhân dân và xem đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi công việc.
Người nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc
gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công…”. Nói về mối quan hệ giữa sức
khỏe của nhân dân và sự cường thịnh của quốc gia thì Người chỉ rõ: “Mỗi một
người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là
cả nước mạnh khoẻ… Dân cường thì quốc thịnh”.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta
cũng đã luôn chú trọng đến công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân với việc đầu
tư cho lĩnh vực y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng và chủ trương phát
triển Bảo hiểm y tế cho nhân dân.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có
tính chia sẻ sâu sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đây là chính
sách lớn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng để thực hiện mục tiêu đảm
bảo an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân.
Sự ra đời và hoàn thiện của luật BHYT cho thấy sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà nước đến công tác chăm lo sức khỏe cho toàn dân. Việc thực hiện
BHYT toàn dân sẽ hướng đến một xã hội khỏe mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Trong những năm qua, BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp
phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống chính
sách, pháp luật về BHYT từng bước được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia tăng qua các năm; quyền lợi của
người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng. Quỹ BHYT bước đầu đã cân đối
được thu chi và có kết dư.
Trang 1




Tuy nhiên, công tác BHYT trong những năm qua cũng còn tồn tại một số
hạn chế, yếu kém như: Diện bao phủ còn thấp, mới chỉ đạt khoảng 65% dân số,
quỹ BHYT tuy đã có kết dư nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối và
thâm hụt; công tác quản lý nhà nước về BHYT chưa đáp ứng được yêu cầu; việc
tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHYT còn có thiếu sót; việc khám,
chữa bệnh theo chế độ BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu, chất lượng khám
chữa bệnh chưa cao; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành
chính trong khám, chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh;…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên trở thành rào cản trong việc phấn đấu
thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế như
nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra.
Để đạt mục tiêu về độ che phủ của BHYT đến năm 2020 và hướng đến mục
tiêu thực hiện BHYT toàn dân theo Nghị quyết đại hội thì việc triển khai BHYT
cho đối tượng học sinh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là đối tượng
chiếm tỉ lệ lớn trong xã hội, đặc biệt đây là đối tượng sẽ làm chuyển biến tư
tưởng, nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của BHYT, tạo cơ sở nền tảng và chỗ đứng
vững chắc cho Luật BHYT trong tương lai.
Bên cạnh đó, đối với các đơn vị trường học, việc triển khai BHYT chính là
biện pháp đảm bảo sức khỏe học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo của nhà trường. Đồng thời đây cũng là biện pháp thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện.
Nhận thức được tầm quan trọng của BHYT đối với sự phát triển của xã hội
nói chung và nhà trường nói riêng, trong những năm qua trường THPT Thanh
Bình, huyện Tân Phú luôn chú trọng đến công tác triển khai BHYT cho đối
tượng học sinh tại đơn vị và đã đạt được kết quả khá cao.
Xuất phát từ thực tiễn quá trình công tác của bản thân- với vai trò là người
cán bộ quản lí trong nhà trường - Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong
công tác triển khai BHYT cho đối tượng học sinh tại đơn vị trường THPT Thanh

Bình với mong muốn được trao đổi và chia sẻ cùng các đơn vị bạn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển, hướng đến mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân.
Trang 2


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
Chính sách BHYT ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 1992 bằng
sự ra đời của Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ BHYT và tiếp tục được Chính phủ điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung thông qua việc ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ-CP
ngày 13/8/1998, Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005.
Sau 17 năm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, ngày 14/11/2008 Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, kỳ họp thứ tư đã thông
qua Luật bảo hiểm y tế (Luật số 25/2008/QH12), có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2009.
Ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế giai đoạn 2012 – 2020.
Ngày 13/6/2014 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật bảo hiểm y tế (Luật số 46/2014/QH13), có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2015.
Luật BHYT là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hoá các quan điểm của
Đảng và Nhà nước về BHYT, định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển
trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hướng đến mục tiêu thực
hiện BHYT toàn dân. Chính phủ và các Bộ, ngành theo thẩm quyền đã ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật
BHYT, đưa chính sách pháp luật về BHYT vào cuộc sống, đảm bảo tuân thủ
nguyên tắc thực thi pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.

Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X, nhiệm kỳ 20152020 đã xác định mục tiêu phấn đấu: “Đến năm 2020 … khoảng 55% lực lượng
lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 40% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; ...” [6]
Trang 3


Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đề ra Nghị
quyết: “Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng
cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10
bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt
trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.” [7]
Như vậy, sự ra đời của hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các Nghị quyết của Đảng về BHYT cho thấy quyết tâm của toàn hệ thống chính
trị trong công tác phát triển BHYT nhằm chăm lo sức khỏe cho nhân dân,
hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở pháp lí vững chắc để tổ chức triển
khai thực hiện chính sách BHYT.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chăm lo sức khỏe
cho nhân dân, trong những năm qua các cấp bộ ngành trong toàn quốc đã chung
tay triển khai thực hiện, quyết tâm đưa Luật BHYT vào cuộc sống.
Xét trên bình diện chung cả nước, trong những năm qua, công tác BHYT
học sinh, sinh viên được tổ chức thực hiện tương đối hiệu quả với sự phối hợp
giữa Ngành Bảo hiểm xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành Y tế. Tỷ lệ
học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng dần qua các năm.
Đối với địa phương Đồng Nai, các cơ sở giáo dục cũng luôn nhận được sự
chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo ở từng năm học. Cụ thể, ngày 21
tháng 9 năm 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã phát hành công văn số
2194/SGDĐT-CTHSSV về việc thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên năm

học 2015- 2016. Theo công văn nêu trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
có sự chỉ đạo cụ thể đối với công tác triển khai BHYT cho đối tượng học sinh,
sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Với sự chỉ đạo sâu sát đó đã làm cho
công tác triển khai BHYT học sinh, sinh viên cũng đã có sự chuyển biến tích cực
và mang lại những kết quả nhất định.

Trang 4


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai
BHYT học sinh, sinh viên vẫn còn một số hạn chế nhất định. “Theo Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, công tác BHYT học sinh, sinh viên
vẫn còn một số khó khăn như: tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT chưa
đồng đều và chưa đạt yêu cầu theo quy định bắt buộc của Luật BHYT. Mặc dù
Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí tham gia nhưng đến hết năm 2014 mới chỉ có
92% học sinh và 78% sinh viên tham gia BHYT. Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật BHYT quy định BHYT là loại hình bắt buộc nhưng lại chưa có
chế tài xử lý vi phạm. Công tác tuyên truyền BHYT học sinh, sinh viên dù đã có
chuyển biến tích cực nhưng lại chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhận thức
của một số bậc cha mẹ học sinh, một số sinh viên chưa đầy đủ về lợi ích của việc
tham gia BHYT”.[8]
Với vai trò đặc biệt quan trọng của các đơn vị trường học trong công tác
phát triển BHYT như đã trình bày trong phần nêu lí do chọn đề tài thì những khó
khăn trong công tác triển khai BHYT tại các cơ sở giáo dục đang thực sự trở
thành rào cản và là thử thách lớn trong việc phấn đấu thực hiện mục tiêu đến
năm 2020 BHYT đạt độ che phủ hơn 80% dân số và hướng đến thực hiện BHYT
toàn dân như Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X đã đề ra.
Như vậy, từ tình hình thực tiễn đã xuất hiện yêu cầu rất cấp thiết là phải
có một hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết, khắc phục những khó khăn trong

quá trình triển khai thi hành luật BHYT góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh, sinh
viên tham gia BHYT.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP :
Từ tình hình thực tiễn và quá trình công tác của bản thân, tôi nhận thấy
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác triển khai BHYT và tỉ lệ học sinh, sinh
viên tham gia BHYT còn thấp là do xuất phát từ các vấn đề sau đây :
- Luật BHYT gọi là bắt buộc nhưng thiếu biện pháp chế tài xử phạt đối
với những người không tham gia cũng như các đơn vị thực hiện chưa tốt.

Trang 5


- Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện
các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chưa làm tốt công tác vận
động và tuyên truyền cho học sinh, sinh viên.
- Một số đơn vị lựa chọn thời điểm và hình thức thu BHYT chưa phù hợp,
chưa tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình học sinh.
- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở thực hiện chưa tốt nên học
sinh chưa thấy được lợi ích, tác dụng và quyền lợi khi tham gia BHYT.
Nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác triển khai BHYT cho đối tượng
học sinh sẽ góp phần quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu thực
hiện BHYT toàn dân nên trong những năm qua trường THPT Thanh Bình luôn
chú trọng thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, vận động học sinh tham gia
BHYT; áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu
và sớm thực hiện linh hoạt trong việc thu BHYT… nhờ đó tỉ lệ học sinh tham
gia BHYT tại đơn vị luôn đạt ở mức cao từ trên 95% học sinh tham gia BHYT.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm, giải pháp
nhà trường đã thực hiện nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác triển
khai BHYT học sinh mà các cơ sở giáo dục đang gặp phải với mong muốn góp
phần nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia BHYT, thúc đẩy sự phát triển của công tác

chăm lo sức khỏe toàn dân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác triển khai BHYT học sinh, trong
những năm qua trường THPT Thanh Bình đã thực hiện các giải pháp sau đây:
1. Giải pháp1: Quán triệt nhận thức “vận động học sinh tham gia BHYT là
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và là giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường”.
Xác định, lứa tuổi học sinh, sinh viên là lứa tuổi quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, trí tuệ, sức khỏe của tương lai đất nước, nên việc quan
tâm, chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi này đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. BHYT học sinh, sinh viên là phương cách để chăm lo cho thế hệ trẻ
một cách toàn diện, không những chăm lo về mặt sức khoẻ mà còn giáo dục
nhân cách và lối sống nhân ái.
Trang 6


Khi triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nước ta, học sinh, sinh viên
là đối tượng được quan tâm thực hiện sớm ngay từ năm học 1994 – 1995 theo
Thông tư liên tịch số 14/1884/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 19/9/1994 của liên Bộ
Giáo dục – Đào tạo và Bộ Y tế.
Ngày 12/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
23/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học, trong
đó xác định rõ tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT là một
trong những giải pháp quan trọng để tạo nguồn lực phát triển y tế trường học và
góp phần phát triển giáo dục toàn diện.
Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nêu Mục tiêu
giáo dục là “…đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.”[4]

Như vậy, ngoài việc trang bị cho người học một lượng tri thức cần thiết
thì điều không kém phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục là phát triển toàn
diện người học về nhân cách, đạo đức, sức khỏe… Vận động các em tham gia
bảo hiểm y tế học sinh là góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện,
thông qua BHYT các em sẽ thấy được tác dụng của BHYT đối với mọi người
xung quanh, với bạn bè mình và chính bản thân mình. Các em sẽ học được bài
học về sự sẻ chia khó khăn, đồng cảm với người không may gặp rủi ro. Sự sẻ
chia giúp các em hiểu thêm về lòng nhân ái và tinh thần “tương thân, tương ái”,
“lá lành đùm lá rách”. Quan trọng hơn cả là từ sự sẻ chia ấy sẽ giúp các em trở
thành những con người giàu lòng nhân ái và vị tha. Lớn lên, các em sẽ trở thành
những người nhân hậu, sống có tình người và có ý thức cộng đồng cao. Nhân
cách sống tốt đẹp ấy sẽ hình thành trong các em, theo các em đi hết cuộc đời và
truyền từ đời này sang đời khác.
Đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc tham
gia BHYT sẽ giúp học sinh có được sức khỏe đảm bảo để học tập tốt, nếu chẳng
Trang 7


may mắc phải bệnh tật, ốm đau các em sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm, được
chăm sóc y tế để vượt qua bệnh tật, phục hồi sức khỏe để tiếp tục học tập tốt.
Như vậy, việc vận động học sinh tham gia BHYT có một ý nghĩa rất lớn.
Xét trên bình diện rộng, điều này giúp xây dựng một xã hội khỏe mạnh, từng cá
nhân trong xã hội ấy sẽ là những con người có ý thức cộng đồng cao, biết
thương yêu và biết sẻ chia để giải quyết những vấn đề chung, mọi người trong xã
hội ấy sẽ có sức khỏe tốt để tham gia vào quá trình sản xuất dựng xây đất nước.
Trên bình diện hẹp, ở mỗi đơn vị trường học sẽ có được những con người manh
khỏe để tham gia giảng dạy và học tập tốt.
Với ý nghĩa quan trọng đó, nhà trường cần làm cho từng giáo viên, nhân
viên hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT. Chỉ khi hiểu được
tầm quan trọng của BHYT đối với sự phát triển của xã hội và nhà trường như

trên thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mới xem việc tuyên truyền, vận
động học sinh tham gia BHYT là một trách nhiệm thực sự của người làm công
tác giáo dục.
2. Giải pháp 2: Đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
trong công tác tuyên truyền về BHYT:
Trước tiên phải xác định giáo viên chủ nhiệm lớp là người sức ảnh hưởng
rất lớn đối với học sinh và là người có vai trò rất quan trọng trong công tác liên
hệ và tác động đối với phụ huynh học sinh.
Điều đặc biệt trong BHYT học sinh đó là người trực tiếp tham gia bảo
hiểm là học sinh nhưng người quyết định có tham gia hay không chính là phụ
huynh của các em. Do đó, bên cạnh việc chú trọng tuyên truyền cho học sinh thì
công tác tuyên truyền làm cho phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa, lợi ích của
việc tham gia BHYT có phần quyết định đến tỉ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y
tế tại mỗi đơn vị.
Với ý nghĩa đó, để công tác tuyên truyền, vận động đạt được hiệu quả cao
thì sau khi đã trang bị cho đội ngũ giáo viên nhận thức một cách toàn diện, đầy
đủ về vai trò, ý nghĩa của HBYT thì bước tiếp theo đó là trang bị cho họ những
kiến thức, nội dung, quy định của Luật BHYT để làm hành trang cho công tác
Trang 8


vận động. Để thực hiện điều này, nhà trường có thể tiến hành bằng cách biên tập
một tài liệu tuyên truyền với những nội dung cơ bản về chế độ BHYT trong đó
đặc biệt chú trọng đến vấn đề quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT
để giáo viên chủ nhiệm truyền tải đến học sinh và phụ huynh của các em.
Sau khi có được nhận thức đầy đủ, toàn diện về BHYT thì đội ngũ giáo
viên, đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ trở thành những tuyên truyền
viên tích cực và công tác tuyên truyền, vận động mới đạt hiệu quả cao.
Thông qua đại hội phụ huynh học sinh đầu mỗi năm học, lãnh đạo nhà
trường cần chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác tuyên

truyền về lợi ích của việc tham gia BHYT cho phụ huynh học sinh được rõ:
Trước tiên cần truyền đạt BHYT là một chính sách lớn hướng đến việc chăm lo
sức khỏe cho toàn dân. BHYT sẽ giúp những học sinh nghèo có điều kiện chữa
bệnh. Người tham gia BHYT chỉ phải đóng một khoản phí rất nhỏ, nếu không
may xảy ra bệnh tật phải đến bệnh viện thì sẽ được thanh toán phần lớn chi phí
khám chữa bệnh. Có những học sinh bị mắc bệnh nặng phải điều trị kéo dài tốn
hàng trăm triệu đồng, nếu tham gia BHYT sẽ được thanh toán gần như toàn bộ
chi phí điều trị. Khi PHHS hiểu rõ được lợi ích thì khi đó họ sẽ sẵn sàng chi tiền
cho con em mình tham gia BHYT.
3. Giải pháp 3:

Lựa chọn thời điểm thu phí bảo hiểm y tế thích hợp:

Theo Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 thì mức
phí tham gia BHYT học sinh, sinh viên mỗi tháng sẽ là 4.5 % mức lương cơ sở,
tăng khá nhiều so với trước đó. Như vậy, số tiền học sinh sẽ phải đóng để tham
gia BHYT trong thời gian 12 tháng của năm sẽ là:
4,5% x 1.150.000 x 12 tháng = 621.000 đồng.
Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% = 186.300 đồng.
- Học sinh, sinh viên đóng 70% = 434.700 đồng.

Do số tiền phải đóng cho một năm khá cao, đặc biệt đối với những gia
đình có nhiều con em đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên thì tổng số tiền để
cho con em tham gia BHYT là rất lớn chưa kể là còn rất nhiều khoản tiền như
Trang 9


mua sắm giấy bút, quần áo và rất nhiều các khoản thu khác đều tập trung vào

đầu năm học tạo thành gánh nặng tài chính đối với phụ huynh học sinh.
Do quá khó khăn nên một số phụ huynh sẽ chọn giải pháp: Chỉ đóng
những những khoản thu bắt buộc không thể không đóng, còn lại cắt giảm tối đa
những khoản khác trong đó phí tham gia BHYT tuy gọi là “bắt buộc” nhưng trên
thực tế thì vẫn là một hình thực “tự nguyên” do thiếu biện pháp chế tài đi kèm để
xử lí những cá nhân không chấp hành nên trên thực tế nhiều phụ huynh đã cắt
giảm nội dung này.
Để khắc phục tình trạng trên chúng ta có thể vận dung công văn chỉ đạo số
2194/SGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2015 của Sở GDĐT về việc thực hiện BHYT
cho học sinh, sinh viên năm học 2015- 2016. Theo đó có thể chia nhỏ thành 02
đợt thu, mỗi đợt 06 tháng và tránh thu vào đầu năm học. Với cách làm này thì
mỗi lần đóng cho 06 tháng sẽ chỉ còn lại là 217.350 đồng.
Như vậy, cần phải chọn thời điểm thu thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi
cho gia đình học sinh, thông thường tại đơn vị chúng tôi chọn thời điểm tháng 11
và tháng 12 dương lịch. Kết quả theo dõi tiến độ hàng năm cho thấy với cách
làm này thì tỉ lệ học sinh tham gia bảo hiểm sẽ nhiều hơn.
4. Giải pháp 4:

Sử dụng hợp lí nguồn kinh phí trích lại từ bảo hiểm y tế.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh .
Theo quy định, hàng năm quỹ BHYT sẽ trích nguồn kinh phí cho các đơn
vị nhằm phục vụ thực hiện công tác khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở. Việc sử
dụng nguồn khinh phí này một cách hợp lí, đúng mục đích sẽ có tác dụng rất lớn
trong việc nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia BHYT. Độ tuổi học sinh THPT là
giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh, đa số các em có thể lực rất tốt. Đây là
giai đoạn sức khỏe rất sung mãn, rất ít khi đau ốm, đôi khi các em chỉ gặp những
vấn đề nhỏ về sức khỏe như nhức đầu, đau bụng, rất hiếm trường hợp gặp những
vấn đề lớn nên chỉ cần được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt là các em có thể
phục hồi. Có thể nói rằng dịch vụ y tế được thụ hưởng nhiều nhất từ việc tham

gia BHYT học sinh cấp THPT đó chính là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở
cơ sở, do đó cần thực hiện thật tốt công tác này để đảm bảo quyền lợi của học
Trang 10


sinh. Tuy nhiên, bên cạnh việc được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường
học, hàng triệu HSSV cũng đã được hưởng quyền lợi khi ốm đau, tai nạn phải
khám, điều trị tại các cơ sở y tế; giúp các em có sức khỏe để tiếp tục học tập, rèn
luyện, chuẩn bị tốt hành trang vào đời, góp sức xây dựng đất nước.
Báo cáo thống kê hàng năm cho thấy, nguồn kinh phí từ quỹ BHYT dành
cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học ngày càng tăng. Con
số này năm 2006 là 75 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã là 441 tỷ đồng, tăng gấp 5,8
lần; còn đến năm 2014 là trên 500 tỷ đồng. Nhờ có nguồn kinh phí trích lại từ
quỹ BHYT đã góp phần quan trọng trong phát triển y tế trường học nói riêng và
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên nói chung.
Để thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu thì phải sử dụng nguồn
kinh phí được trích lại một cách nghiêm túc, đúng mục đích. Cụ thể, theo quy
định chỉ được sử dụng nguồn kinh phí trên vào các nội dung sau:
- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trường
hợp học sinh bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học
tập, làm việc tại cơ sở giáo dục;
- Chi mua sắm, sửa chữa thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại cơ sở giáo dục;
- Chi mua sắm văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lí hồ hơ sức
khỏe học sinh;
- Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền, giảng
dạy, giáo dục ngoại khóa về chăm sóc, tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản và kế
hoạch hóa gia đình tại cơ sở giáo dục;
- Các khoản chi khác để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
cơ sở giáo dục.

Thông qua công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở sẽ giúp cán bộ y
tế trường học theo dõi và kịp thời phát hiện những bệnh, tật mà học sinh có thể
mắc phải để từ đó thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn cho gia đình học sinh nơi
khám, chữa bệnh phù hợp, đúng chuyên khoa và đúng tuyến bảo hiểm.
Trang 11


5. Giải pháp 5:

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của

người tham gia bảo hiểm.
Một nguyên tắc rất quan trọng trong BHYT đó là nguyên tắc "đóng hưởng". Nếu không đảm bảo nguyên tắc này sẽ làm mất niềm tin của người tham
gia vào chế độ BHYT. Như vậy, để đảm bảo người tham gia được hưởng đúng
và đủ quyền lợi thì các cơ sở giáo dục cần chú ý làm tốt việc cung cấp thông tin
về người tham gia BHYT. Với số lượng rất lớn học sinh tham gia BHYT ở mỗi
đơn vị nên khả năng sai lệch thông tin trong thẻ BHYT rất dễ xảy ra. Để đảm
bảo cho đối tượng tham gia được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình theo luật
định thì người cán bộ được giao phụ trách công tác BHYT học sinh phải hướng
dẫn học sinh rà soát thông tin, phát hiện sai sót và phản hồi về người phụ trách
công tác, từ đó người cán bộ phụ trách công tác kịp thời tổng hợp và đề nghị cơ
quan BHYT sửa chữa, điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ mà cụ thể là những
thông tin cá nhân trong thẻ bảo hiểm cấp cho học sinh, tuyệt đối tránh để xảy ra
tình trạng có tham gia BHYT nhưng không được hưởng quyền lợi khi ốm đau do
sai lệch thông tin cá nhân.
Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là hiện nay có khá nhiều nhóm đối tượng
được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí do đó khi vận động học sinh tham gia
BHYT các cơ sở giáo dục cần rà soát, nắm rõ danh sách các đối tượng thuộc
diện được cấp miễn phí để tránh chồng chéo, gây lãng phí cho nhân dân khi đã
thuộc đối tượng được cấp miễn phí thẻ BHYT nhưng lại phải tiếp tục mua thẻ

BHYT một lần nữa tại các trường học cho con em của mình. Để làm tốt công tác
này lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm từng lớp thực hiện
việc rà soát và lập danh sách những học sinh thuộc diện được cấp miễn phí thẻ
hoặc thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhiều hơn mức 30% theo mức hỗ trợ
chung cho đối tượng học sinh, sinh viên theo chính sách của Nhà nước. Từ danh
sách đối tượng cụ thể này giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ thực hiện việc tư vấn,
hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh các em tham gia BHYT đúng đối tượng,
đảm bảo quyền lợi và chống lãng phí.
Thực hiện đảm bảo cung cấp thông tin chính xác cho cơ quan BHYT đó
chính là biện pháp đầu tiên nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Trang 12


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Vận dụng những giải pháp như đã trình bày trên đây, trong những năm
qua công tác triển khai BHYT học sinh tại đơn vị trường THPT Thanh Bình luôn
đạt được hiệu quả cao, số lượng học sinh tham gia BHYT tăng dần qua các năm
và nhiều năm liền nhà trường có 100% học sinh tham gia BHYT.
Bảng số liệu thống kê tỉ lệ học sinh tham gia BHYT qua các năm học:
Số học sinh tham

Năm học

Tổng số học sinh

2010-2011

1653

1598


96,67%

2011-2012

1665

1632

98,01%

2012-2013

1671

1669

99,88%

2013-2014

1686

1686

100%

2014-2015

1667


1667

100%

2015-2016

1633

1633

100%

gia BHYT

Đạt tỉ lệ

Với những kết quả mà nhà trường đạt được trong công tác thực hiện bảo
hiểm y tế học sinh trong những năm qua đã được các cấp quản lí ghi nhận
trường trung học phổ thông Thanh Bình là đơn vị có tỉ lệ học sinh tham gia
BHYT cao và đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở. Cụ
thể, năm 2009 nhà trường được ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng bằng
khen, các năm 2012 và năm 2014-2015 nhà trường được cơ quan Bảo hiểm xã
hội tỉnh Đồng Nai tặng giấy khen vì đã thực hiện tốt bảo hiểm y tế học sinh. Đó
chính là minh chứng cụ thể nhất nói lên hiệu quả của những biện pháp mà nhà
trường đã áp dụng trong công tác triển khai BHYT học sinh.

V. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Để chính sách BHYT có được chỗ đứng vững chắc trong tương lai ngoài việc
thực hiện tốt công tác triển khai ở mỗi đơn vị cơ sở với những giải pháp như đã

Trang 13


trình bày trong phần nội dung đề tài tôi xin đề xuất đến các cấp quản lí một số
vấn đề sau dây:
- Đối với cơ quan quản lí giáo dục:
Để khắc phục tình trạng một số đơn vị chưa thật sự chú trọng đến công tác triển
khai BHYT học sinh thì Sở GD-ĐT nên đưa tiêu chí tỉ lệ học sinh từng trường
tham gia BHYT trở thành một tiêu chí, căn cứ để bình xét, xếp loại thi đua giữa
các đơn vị cuối mỗi năm học.
- Đối với ngành y tế:
Ngày 04/6/2015 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2151/QĐ-BYT về đổi mới
phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người
bệnh. Với sự ra đời của quyết định 2151/QĐ-BYT của ngành y, tôi cho rằng đó
là nỗ lực lớn thể hiện quyết tâm thay đổi của ngành y tế tuy nhiên phải thường
xuyên thực hiện công tác giám sát việc thực hiện cam kết một cách nghiêm túc
để tạo được sự chuyển biến thực sự, đưa lương y thực sự trở thành từ mẫu và để
bệnh nhân thực sự hài lòng khi khám, chữa bệnh, đặc biệt là khi khám, chữa
bệnh bằng thẻ BHYT.
- Đối với cơ quan lập pháp:
Khó khăn lớn hiện nay khi đưa Luật BHYT vào cuộc sống là chưa có chế tài
xử lí những cá nhân phạm luật, vì thế cần sớm ban hành biện pháp chế tài để xử
lí những cá nhân, tổ chức có sai phạm trong lĩnh vực BHYT làm chỗ dựa và cơ
sở pháp lí cho việc triển khai thi hành luật BHYT.

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 14



1. Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 Nghị định của Hội đồng Bộ
trưởng ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Y tế
2. Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 Nghị định của Chính phủ ban
hành Điều lệ Bảo Hiểm Y tế.
3. Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai
đoạn 2012-2020.
4. Luật số 44/2009/QH12 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010)
5. Luật số 46/2014/QH13 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo
hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).
6. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X, nhiệm kỳ
2015-2020.
7. Nghị quyết Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
nhiệm kỳ 2015-2020.
8. Tú Anh. BHYT học sinh, sinh viên: Vai trò quan trọng trong lộ trình
BHYT toàn dân, đăng ngày 08/12/2015
< />u=nws&su=d&cid=384&id=11725>

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Mai Mạnh Hảo

Trang 15


VII. PHỤ LỤC

Hình ảnh 1: Trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú


Hình ảnh 2: Giấy khen của Bảo hiểm xã hội Đồng Nai – Năm 2009
(Ảnh chụp từ phòng Truyền thống nhà trường)
Trang 16


Hình ảnh 3: Bằng khen của cơ quan BHXH Việt Nam – Năm 2013
(Ảnh chụp từ phòng Truyền thống nhà trường)

Hình ảnh 4: Giấy khen của Bảo hiểm xã hội Đồng Nai – Năm 2015
(Ảnh chụp từ phòng Truyền thống nhà trường)
Trang 17


MỤC LỤC
Trang
I.
II.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………..
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………………….

1
3

1.

Cơ sở lí luận...............................................................................

3


2.

Cơ sở thực tiễn……………………………...............................

4

III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.............................
Giải pháp1: Quán triệt nhận thức “vận động học sinh tham gia

5

1.

BHYT là thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và là giải pháp
2.
3.
4.
5.
IV.
V.

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường” ……….
Giải pháp 2: Đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên chủ

6

nhiệm lớp trong công tác tuyên truyền về BHYT ...........................

Giải pháp 3: Lựa chọn thời điểm thu phí bảo hiểm y tế thích hợp
Giải pháp 4: Sử dụng hợp lí nguồn kinh phí trích lại từ bảo hiểm y

8
9

tế. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh 10
Giải pháp 5: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm………………………………….. 12
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI………………………………………… 13
14
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Tài liệu tham khảo............................................................................

15

Phụ lục………………………………………………………..........

17

Trang 18



×