Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn NÂNG CAO VIỆC PHÁT HUY TÍNH dân CHỦ TRONG CÔNG tác QUẢN lý GIÁO dục tại TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.17 KB, 16 trang )

1

NÂNG CAO VIỆC PHÁT HUY TÍNH DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sinh thời Hồ Chí Minh đã từng nói về sự cần thiết và tầm quan trọng của
việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường. Trong tờ báo Nhân dân, số
5299, ngày 16 /10/1968, Bác viết” Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải
phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với
sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà càng cho ta thấy tầm nhìn của một vĩ
nhân mà trái tim luôn gắn liền vận mệnh đất nước với nỗi niềm của nhân dân.
Đảng và Nhà nước luôn xem giáo dục và đào tạo là vấn đề đặc biệt quan tâm, là
quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Với sự lãnh đạo, chỉ
đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của toàn xã hội, sự nỗ lực của đội
ngũ nhà giáo, sự nghiêp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan
trọng về quy mô, chất lượng giáo dục các cấp, công tác quản lý, đội ngũ nhà giáo,
học sinh giỏi- học sinh năng khiếu, hợp tác quốc tế...vv.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã được thực tế khẳng định là một chủ
trương đúng đắn cần thiết trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có
giáo dục đào tạo. Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, đổi mới cách nghĩ,
cách làm để cho việc thực hiện quy chế dân chủ trở thành động lực thúc đẩy giáo
dục đào tạo Đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quổc trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất
nước. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của Tỉnh nhà ngày càng được
nâng cao. Đó là sự cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng của cán bộ quản lý, giáo
viên, cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Chất lượng giáo dục đào
tạo của Tỉnh được thể hiện qua chất lượng giáo dục của từng cấp học, từng ngôi


Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


2

trường. Để có được hiệu quả như vậy là nhờ sự góp sức chung tay từ các ban,
ngành xã hội, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo chính quyền địa
phương, cha mẹ học sinh, và không thể không kể đến sự vận dụng quán triệt phát
huy cao độ tính dân chủ trong quản lý giáo dục tại trường học. Chính nhờ vào việc
phát huy dân chủ nên tạo động lực phát triển sáng tạo sáng kiến những đóng góp
quý báu cũng như tạo tiếng nói đoàn kết nhất trí thống nhất trong công tác quản lý
giáo dục tại trường học.

II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chúng ta đều biết rằng việc phát huy tính dân chủ trong trường học là công
tác vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự năng động sáng tạo phát huy năng lực của
thầy và trò thể hiện môi trường giáo dục công bằng tiến bộ khích lệ cá nhân phát
triển những điều mới mẻ sáng tạo phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục của ngôi trường. Lê nin đã từng nói: “ Không có dân
chủ, không có tiến bộ xã hội”. Bác Hồ của chúng ta cho rằng: “Trong bầu trời
không gì quý bằng nhân dân, dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân,
thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khoá vạn năng để giải quyết những khó
khăn. Phát huy dân chủ là tất cả mọi người đều được tự do trình bày ý kiến của
mình trình bày những sáng tạo giải pháp hợp lý tối ưu và hiệu quả nhằm nâng cao
công tác dạy và học cũng như các hoạt động khác, mọi người đều có tiếng nói góp

phần chung tay cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, người cán bộ quản lý phải biết vận dụng sức mạnh tổng hợp,
vận dụng "Nguyên tắc dân chủ trong quản lý trường học..." nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục đổi mới căn bản
và toàn diện trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Sáng
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


3

kiến không những đề ra các các giải pháp và biện pháp tích cực mà còn chỉ ra
những việc làm cụ thể cho người cán bộ quản lý thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm
học và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình giáo dục đồng thời kết hợp
phong trào " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách
quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ quản lý. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tốt là
tiền đề, là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cùng nhà trường
chăm lo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục qua từng năm học đề ra.
Trong khuôn khổ giáo dục ở nhà trường việc thực hành dân chủ là một đòi
hỏi hết sức cần thiết, theo đó những người làm công tác quản lý giáo dục phải nhận
thức đúng đắn tầm quan trọng của quản lý trong giáo dục, xác định giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng, chủ trương của nhà trường phải cụ thể thiết thực đúng đắn,
phải kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của nhà nước với tình hình thực tế và
kinh nghiệm quý báu phong phú của quần chúng của cán bộ. Để thực hiện dân chủ
trong quản lý giáo dục, nhà trường phát huy được hiệu quả cần đào tạo xậy dựng
đội ngũ những người làm công tác giáo dục đặc biệt là thầy cô giáo – những kỹ sư
tâm hồn, người thầy người cô phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn

nghiệp vụ phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo vừa “hồng” vừa “chuyên”
tiến bộ cho kịp thời đại luôn học tập để cải tạo mình cải tạo con em cải tạo xã hội.
Với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách về công tác học sinh, công tác chủ
nhiệm, thi đua, phong trào và giữ vai trò Bí thư chi bộ. Nhận thức rõ về điều này,
trong nhiều năm qua và đặc biệt năm học 2015–2016, bản thân luôn chú trọng
đẩy mạnh công tác phát huy dân chủ trong quản lý giáo dục. Vấn đề chúng ta cần
đặt ra là để phát huy tính dân chủ chúng ta cần giải quyết như thế nào để đạt hiệu quả
cao nhất ? Cần có những biện pháp hình thức như thế nào để triển khai thực hiện công
tác này? Tử kết quả cũa những năm học trước và thực tế mà trường tôi đang thực hiện
trong năm học này xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã triển khai tại trường Trấn Biên về
việc nâng cao việc phát huy tính dân chủ trong quản lý giáo dục Tôi xin mạnh dạn đề
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


4

xuất một số Biện pháp và giải pháp trong việc thực hiện phát huy dân chủ nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại trường Trấn Biên trong tình hình mới
hiện nay.
III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính
trị xã hội ở nước ta, đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, của các ngành các cấp mang lại hiệu quả giáo dục
cao. Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hoà giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung,
thống nhất nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo và khai thác mọi tiềm năng

đồng thời đảm bảo phát huy quyền làm chủ của cán bộ đảng viên giáo viên công
nhân viên trong. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải có sự qui định rõ ràng
về các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng bộ phận từng cá nhân trên
nguyên tắc tập thể lãnh đạo và cá nhân phục trách. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
tập trung dân chủ ở đây là phát huy quyền chủ động của Hiệu trưởng và các tổ
chức đoàn thể trong quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, đạt chất lượng và
hiệu quả đào tạo cao.
Trường THPT Trấn Biên đóng trên địa bàn phường Tam hòa, là một trong
những đơn vị đứng đầu trong công tác giảng dạy học tập của tỉnh nhà. Trường cá
ba khối học với 15 lớp 10 15 lớp 11 vá 15 lớp 12, với 45 phòng học đầy đủ các
phòng chức năng thực hành thiết bị, cơ sở vật chất mới xây nên khang trang đầy đủ
và rộng rãi. Với 45 lớp học và trên 1700 học sinh hàng năm. Đội ngũ GV, CB,
CNV 111 người. Trong đó cán bộ quản lý bốn người gồm hiệu trưởng và ba phó
hiệu trưởng. Tổng số công đoàn viên là 111 người, trong đó có ba mươi bốn giáo
viên có trình độ chuyên môn thạc sĩ

Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


5

Chi bộ có 42 đảng viên. Ban giám hiệu nhà trường, cấp ủy và tập thể cán bộ đảng
viên giáo viên công nhân viên đoàn kết thống nhất và luôn ý thức xây dựng trường
theo đúng tên gọi trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh.
Sự nghiệp giáo dục ngày càng được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm
sâu sát, chất lượng đào tạo ngày càng đi lên. Trong công tác quản lý có chuyển
biến tích cực, hợp tác quốc tế về giáo dục được mở rộng. Việc thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội

tiếp cận các chương trình giáo dục....Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như:
phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động,
tính tích cưc và sáng tạo của học sinh, sinh viên. Quản lý giáo dục và đào tạo còn
nhiều bất cập, thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nứớc. Quản lý chất lượng giáo dục- đào tạo còn nhiều lúng túng
nặng nề về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục và đào tạo cũng như người dạy và người học, chưa tạo được động lực
đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện.
Chính từ những thực tế nói trên đòi hỏi việc áp dụng phát huy tính dân chủ hơn
lúc nào hết cần được nhà quản lý quan tâm thực hiện hiệu quả. Những đặc điểm
khách quan cũng như chủ quan trên góp phần tạo ra những thuận lợi trong công tác
phát huy tính dân chủ trong quản lý giáo dục tại trường Trấn Biên như sau:
• Thuận lợi
- Chi ủy BGH tập thể sư phạm nhà trường rất coi trọng việc phát huy tính
dân chủ trong công tác quản lý dạy và học
- Được cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hết sức quan tâm tạo điều kiện
hỗ trợ cho công tác phát triển giáo dục của nhà trường.

Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


6

- Các đồng chí đảng viên cũng như Đội ngũ giáo viên có nhiệt huyết, có ý
thức cao về danh dự tên tuổi của ngôi trường quán triệt sâu sắc các chủ trưởng
chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước
- Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết tích cực tham gia hưởng ứng các

phong trào các cuộc vận động
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo luôn ý thức trau dồi
nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị
- Hội CMHS nhiệt tình quan tâm đến việc học tập của con em và có những
đóng góp cho nhà trường về vật chất cũng như tinh thần, góp ý cho nhà trường
trên tinh thần xây dựng.
- Học sinh đầu vào thi tuyển nên các em đa phần có kết quả tốt về hạnh kiểm
và học lực.
• Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn nhất định
- Một bộ phận giáo viên còn e dè không thể hiện rõ chính kiến của bản thân
- Đôi khi có những cái mới xuất hiện nhưng tâm lý giáo viên còn quen thuộc
với những cái cũ nên khó tiếp cận cái mới cái sáng tạo của người khác
- Vẫn còn tâm lý sợ trù dập hoặc sợ phê bình nên không dám thẳng thắn
trao đổi
- Có những vấn đề thuộc về quy định khó có thể sửa đổi dù là thấy chưa
hợp lý từ đó dẫn đến tâm trạng chán nản khi giáo viên đề xuất đóng góp ý kiến của
bản thân
• Giải pháp
Từ thực trạng nêu trên, dựa trên tình hình thực tế và kinh nghiệm thực hiện
trong những năm qua về việc phát huy tính dân chủ trong quản lý giáo dục. Đồng
thời xác định mục đích của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


7

lý là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy sức mạnh tổng hợp của
tập thể, nâng cao chất lượng đội ngũ. Từ thực tiễn mà trường Trấn Biên đã làm và

mang lại những kết quả nhất định ban đầu tôi xin chia sẻ một số giải pháp sau:
Trước hết phải thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, kết
hợp chặt chẽ việc phát huy quyền tự chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên. Nhà trường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy
vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Hiệu
trưởng đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao
nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng có vai
trò quan trọng trong việc quyết định kết quả phấn đấu của toàn trường, nhiệm vụ
của nhà trường, chất lượng giáo dục của nhà trường, sự đoàn kết của tập thể sư
phạm; các mặt đó tùy thuộc vào năng lực và phẩm chất cá nhân của Hiệu trưởng
như: thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của mình và kết hợp đúng đắn chế độ
thủ trưởng và chế độ tập thể thông qua việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong nhà trường; thực hiện quản lý tập trung theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách
nhiệm cá nhân của Hiệu trưởng, nhưng phải trên cơ sở phát huy dân chủ, mặt khác
dân chủ phải gắn liền với tập trung nghĩa là phải kết hợp giữa quyền quản lý tập
trung của Hiệu trưởng với phát huy dân chủ, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên và
nhân viên tham gia quản lý nhà trường; kết hợp nhuần nhuyễn việc phát huy quyền
tự chủ với thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính. Hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong hoạt động
của nhà trường thông qua hội nghị cán bộ viên chức, thông qua việc Hiệu trưởng tổ
chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa Hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường với tập thể
cán bộ, giáo viên, học sinh. Nhà trường phát huy quyền tự chủ và thực hiện chế độ
dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ
năm học. Phát huy quyền tự chủ và thực hiện chế độ dân chủ trong việc xây dựng,
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên



8

quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là yếu tố tiên quyết góp phần tạo ra động
lực của sự phát triển nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường học
phổ thông là lực lượng chủ chốt, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ;
muốn vậy, Hiệu trưởng phải tạo ra được động lực để phát huy năng lực, sở trường
của từng cán bộ, giáo viên thông qua hoạt động cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của đội ngũ, nhân viên; việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách
đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên quan tâm đầu tư giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên dạy chuyên biệt; giáo viên dạy các môn chuyên biệt; Tổ chức
tốt công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác của từng bộ phận, từng cá
nhân. Phát huy quyền tự chủ và thực hiện dân chủ trong quản lý tài chính, cơ sở
vật chất, thiết bị của nhà trường.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên trong nhà trường trong công tác phát
huy dân chủ. Tuyên truyền, vận động học sinh nâng cao ý thức pháp luật và ý thức
chấp hành pháp luật thông qua các buổi học tập về Nghị quyết của chi bộ Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các buổi nghe báo cáo thời sự, báo cáo về các văn bản
pháp luật mới ban hành. Nhân các ngày lễ lớn trong năm học, Chi bộ phối hợp với
nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM,
Công đoàn,..tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Cán bộ quản lý c
gương mẫu trong việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý giáo
dục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện. Mọi kế hoạch đề ra đều được công khai dân chủ bàn bạc và đi đến thống
nhất thực hiện như: kế hoạch hoạt động, công tác tổ chức, tài chính, công tác thi
đua. Người cán bộ quản lý cần phải toàn tâm, toàn lực cho hoạt động giáo dục của
nhà trường, nói đi đôi với làm, làm việc thực sự mang lại hiệu quả cao. Hiệu

trưởng là người trụ cột là con chim đầu đàn của đơn vị, là gương sáng cho đội ngũ
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


9

noi theo. Kết quả hoạt động giáo dục là sự sống còn là uy tín của nhà trường là uy
tính tính của hiệu trưởng là điểm nhấn cho học sinh, phụ huynh ghi nhận.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền là một nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể ở Việt Nam.
Trong trường học phổ thông, Chi bộ Đảng là hạt nhân chính trị lãnh đạo việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện chức năng kiểm tra theo quy định của Điều lệ
Đảng. Chi bộ Đảng phải thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình để tiến hành
sơ kết, tổng kết kịp thời đối với các hoạt động của nhà trường, từ đó rút kinhhiệm
trong công tác, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng phát
huy dân chủ nhằm tạo ra tính tự giác, chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, học
sinh trong việc thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chi bộ
Đảng phải lãnh đạo các hoạt động chính trị của nhà trường nhằm nâng cao chất
lượng các cuộc sinh hoạt dân chủ trong nhà trường, coi trọng lãnh đạo các cuộc
họp, hội nghị lớn ở trong trường như: sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, hội nghị
cán bộ, viên chức, đại hội của các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ chí Minh... Chăm lo củng cố và phát huy vai trò của chính quyền nhà
trường, lãnh đạo chính quyền phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân
viên, nâng cao trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện
Điều lệ trường học, tham gia xây dựng và thực biện kế hoạch năm học, nội quy nhà
trường, giáo viên, nhân viên. Phân công, bố trí giáo viên, nhân viên trong nhà
trường là quyền hạn của người Hiệu trưởng. Đó chính là việc sắp xếp bố trí giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn các lớp. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối

đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và
của ngành giáo dục. Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. Đảm bảo tính
kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. Đề bạt thuyên chuyển giáo
viên, nhân viên. Đề bạt cán bộ là sự bổ nhiệm các giáo viên vào các cương vị lãnh
đạo như: Thư ký Hội đồng, tổ trưởng chuyên môn, phụ trách các phòng ban khác
trong nhà trường Khen thưởng và kỷ luật. Mỗi tổ chức đều có những qui định,
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


10

chuẩn mực riêng để duy trì nền nếp trật tự và kỷ cương của tổ chức mình. Mục
đích của khen thưởng là động viên, khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn.
Đối với thầy giáo, lòng yêu thương con người trước hết thể hiện ở lòng yêu
thương học sinh và đồng nghiệp. Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai
trò quan trọng. Phương pháp tốt giảng dạy đem lại hiệu quả giáo dục và ngược lạị
giúp khơi dậy ở học sinh sự say mê học tập, sự khát theo hướng về cái thiện và làm
cho học sinh hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá cái mới, cái đẹp.( học sinh tích
cực hoạt động) Kiến thức, phương pháp sư phạm và nhiệt tình trong giảng dạy,
nghiêm túc, sáng suốt, công bằng trong đánh giá là nhân tố cơ bản tạo nên uy tín
của thầy cô giáo phát huy sáng tạo ở học sinh.
Trước khi bước vào năm học BGH nhà trường cùng Chủ tịch công Đoàn , các
đồng chí trong BCH công đoàn có cuộc họp triển khai dự thảo kế hoạch năm học
xay dựng quy chế dân chủ. Trong cuộc họp đưa ra những vấn đề liên quan đến quy
chế dân chủ kế hoạch năm học thi đua để bàn bạc thảo luận sao cho phù hợp tình
hình thực tế của nhà trường của ngành. Sau đó tổ chức họp tổ chuyên môn tổ công
đoàn lấy ý kiến đóng góp và điều chỉnh nếu chưa hợp lý.
Đầu năm học trong hội nghị công chức viên chức, chủ tịch công đoàn sẽ đưa

tiêu chí thi đua, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ ra thảo luận lấy ý kiến
toàn thể hội nghị. Sau khi thống nhất trong Hội nghị thì đây là cơ sở pháp lý để
Ban giám hiệu nhà trường triển khai thực hiện trong năm học.
Quán triệt tinh thần khâu theo dõi đánh giá thi đua, gồm có Ban giám hiệu,
công đoàn tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội dồng, đoàn trường. Làm sao thể hiện
tính chính xác công bằng phát huy đóng góp tích cực của giáo viên.
Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, tư tường giáo viên thực hiện tốt chủ
trưởng chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Tạo bầu không khí vui vẻ
bỉnh đãng để từ đó phát huy dân chủ ở mỗi thành viên trong việc đóng góp ý kiến
xây dựng nhà trường
Trong năm học các tổ xây dựng một số chuyên đề về chuyên môn, các công tác
khác như: thi đua, Đoàn thanh niên, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Qua các
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


11

chuyên đề mọi thành viên mạnh dạn đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng tìm ra
những giải pháp hay để đi đến mục đích cuối cùng là nâng cao công tác quản lý
giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học của ngôi trường
Nhà trường phối hợp các tổ chức công Đoàn, Đoàn thanh niên tạo nhiều hoạt
động trong các ngày lễ, từ đó công đoàn viên tham gia vừa là tạo không khí vui
tươi đoàn kết vừa lập thành tích trong giảng dạy cũng như phong trào
Gắn chặt các hoạt động chi bộ, công Đoàn, các tổ chức khác với hoạt động
chuyên môn của nhà trường để giáo viên có điều kiện tham gia tốt hơn
Công đoàn kết hợp nhà trường tổ chức chuyến tham quan học hỏi từ đó tạo tinh
thần đoàn kết bầu không khí vui tươi phấn khởi trong tập thể sư phạm, nắm rõ tâm
tư nguyện vọng của anh chị em từ đó động viên khích lệ kịp thời. Chăm lo đời

sống tạo điều kiện tốt về mặt vật chất cũng như tinh thần tạo nên tâm thế hứng
khởi trong thi đua hăng say dạy tốt, học tốt, nhất trí đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ
năm học tiêu chí thi đua đã đề ra trong Hội nghị công chức viên chức đầu năm học.
Tranh thủ nguồn lực bên ngoài như Hội CMHS, mạnh thường quân hỗ trợ trong
vấn đề khen thưởng thi đua đối với những giáo viên đạt thành thích tốt từ đó động
viên khích lệ kịp thời tinh thần cố gắng sáng tạo của giáo viên.
Các tổ chức đoàn thể chủ động lấy ý kiến cán bộ giáo viên công nhân viên để
xây dựng kế hoạch từ đầu năm trình chi ủy, Ban giám hiệu BGH nhà trường, để từ
đó tạo sự thống nhất cao trong khâu triển khai sẽ hiệu quả
Trong việc triển khai thực hiện việc phát huy tính dân chủ thì chi ủy, BGH nhà
trường phải lắng nghe và tạo điều kiện cho các tổ chức, thành viên thực hiện đồng
thời các tổ chức, các thành viên trong tập thể sư phạm phải thể hiện năng động,
sáng tạo khoa học phù hợp tình hình thực tế mang tính khả thi trong kế hoạch. Đặc
biệt trong phát huy dân chủ phải chú trọng khâu tôn vinh những cá nhân tập thể đạt
thành tích có sáng kiến hay giải pháp thiết thực để họ cảm thấy tự hào và được trân
trọng.
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


12

Trong những năm qua việc phát huy tính dân chủ trong quản lý giáo dục tại
trường THPT được chi ủy, BGH nhà trường quan tâm chỉ đạo sâu sát. Chính vì vậy
tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt
động giáo dục của nhà trường. Các hoạt động giáo dục của nhà trường nhận được
những ý kién đóng góp quý báu của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên,

chính vì vậy trong những năm qua chất lượng dạy và học của trường ngày càng đi
lên, cụ thể là:
Chi bộ nhà trường đạt trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, được giấy khen
thành ủy trong việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, giấy khen về thực hiện công tác dân vận khéo, có một đảng
viên được tỉnh ủy tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền
Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết nhất trí thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ, phương hướng năm học. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc
gia, được Bằng khen của thủ tướng chính phủ, đạt thành tích xuất sắc trong phong
trào trường học thân thiện học sinh tích cực, hai nhà giáo được công nhận nhà giáo
ưu tú.
Trong nhiều năm liền Công đoàn, đoàn thanh niên được công nhận vững mạnh
xuất sắc. Trong năm học qua được Tổng liên đoàn lao động khen tập thể và một cá
nhân. Hai giáo viên được công nhận Điển hình tiên tiến trong năm năm 2010-2015,
một giáo viên được công đoàn Sở giáo dục đề nghị UBND Tỉnh tặng Bằng khen.
Chất lượng giảng dạy, giáo dục ngày càng đi lên: Tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh
trong các kỳ thi luôn đứng trong top đầu của những trường có nhiều giải cao, đặc
biệt có HS đạt giải quốc gia trong kỳ thi STKHKT Đặc biệt trong những năm học
qua không có học sinh bỏ học không có học sinh hạnh kiểm yếu, kém, tỷ lệ học
sinh giỏi, khá tăng. Không có hiện tượng học sinh đánh nhau tụ tập ở cổng trường
vi phạm ATGT, vi phạm tệ nạn xã hội.
Trong Hội thi Kể chuyện Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Sở giáo
dục tổ chức Thầy Phan Danh Hiếu giáo viên Văn đạt giải nhất, năm học trước Cô
Lường Thị Duyến giáo viên Sử đạt giải nhất.
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


13


Trong phong trào HKPĐ cấp tỉnh vừa qua trường đứng hạng Nhì toàn đoàn. Là
lá cờ đầu trong phong trào VHVN-TDTT, giáo viên, học sinh của trường luôn gặt
hái nhiều giải thưởng cao trong các hội thi phong trào do cấp trên tổ chức. Liên
tiếp nhất toàn đoàn hai lần hội khỏe phù đổng cấp tỉnh
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cần thấy được vai trò quan trọng trong việc nâng cao việc phát huy tính dân
chủ trong công tác quản lý giáo dục
Chi ủy BGH nhà trường tạo bầu không hkí dân chủ nhưng tập trung thật sự
cởi mở hòa đồng tôn trọng lắng nghe tiếp thu. Có như thế mới phát huy dân chủ ở
mọi người mà trước hết phải là ở người quản lý
Việc phát huy tính dân chủ tập trung sẽ tạo động lực, sự phát triển cho từng
cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường
Chi ủy cùng BGH, tập thể sư phạm nhà trường cùng ý chí quyết tâm trong việc
nâng cao phát huy dân chủ trong công việc
* Kiến nghị:
Cấp ủy Đảng, BGH tập thể sư phạm nhà trường xây dựng quy chế dân chủ từ
đầu năm học và cùng nhau thực hiện tốt quy chế này
Thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường, tổ chức các cuộc
họp công khai lấy ý kiến dân chủ thì hiệu quả của việc phát huy tính dân chủ sẽ cao
hơn.
Cần có chế độ khen thưởng động viên kịp thời đối với những cá nhân đạt thành
tích tốt có sáng kiến từ đó phát huy nhân rộng điển hình nâng cao phát huy dân chủ
ở mỗi cán bộ đảng viên giáo viên công nhân viên
Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần xác định việc phát huy tính dân
chủ là một trong những yếu tố quyết định đến công tác chuyên môn của nhà
trường phát huy dân chủ là phát huy sáng tạo sáng kiến những đóng góp hay
khả thi góp phần nâng cao công tác dạy và học
Mỗi thành viên trong nhà trường phải thực sự nhận thấy dân chủ là trách
nhiệm là quyền lợi nghĩa vụ của mỗi người. Từ đó có những hành động lời

nói việc làm đầy trách nhiệm mang tính xây dựng cho mục tiêu tốt đẹp đã đề
ra
Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


14

Một nền giáo dục mới nhất thiết phải thực hiện tốt dân chủ mới; một nhà
trường phát triển vững mạnh nhất thiết phải có dân chủ và thực hiện tốt dân
chủ trong hoạt động giáo dục. Dân chủ đó nhất thiết phải gắn liền kỷ cương,
vì thế song song với việc phát huy dân chủ cần nghiêm khắc đối với những
trường hợp vi phạm hoặc mất dân chủ trong hoạt động giáo dục bằng những
chế tài nhất định. Đó là những tiền đề là cơ sở cho mọi năng lực sáng kiến
tiến bộ luôn phát triển không ngừng xứng đáng là một nền giáo dục mới Việt
Nam
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của bản thân được
rút ra từ thực tiễn những gì mà trường THPT Trấn Biên chúng tôi đã làm
trong những năm qua về việc nâng cao tính dân chủ trong quản lý giáo dục
tại trường Trấn Biên. Vì đây là cái nhìn chủ quan từ góc độ cá nhân nên
không tránh những thiếu sót rất mong được sự góp ý của Hội đồng đánh giá.

Người thực hiện

Phạm Thị Thanh Hà

Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên



15

MỤC LỤC

Nội dung
I.
II.
III.
IV.
V.

Trang

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………..........01
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN………………………........02
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP……………04
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………...12
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ………………………………........13

Phạm Thị Thanh Hà

Trường THPT Trấn Biên


16

Phạm Thị Thanh Hà


Trường THPT Trấn Biên



×