Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác TIẾP CÔNG dân và GIẢI QUYẾT KHIẾU nại, tố cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.98 KB, 21 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mã số: .............................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phụng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục :



- Phương pháp dạy học bộ môn: ................... 
- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác:



Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình


 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015-2016

 Hiện vật khác


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Phụng
2. Ngày tháng năm sinh: 15/01/1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 143, khu phố 4, Phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613.847234
6. Fax:

(CQ)/(NR); ĐTDĐ: 01234555605

E-mail:

7. Chức vụ: Chuyên viên
8. Nhiệm vụ được giao: phụ trách tham mưu giải quyết khiếu nại, tố

cáo
9. Đơn vị công tác: Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Luật dân sự.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo.
- Số năm có kinh nghiệm: 02 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không

2


Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP
CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ
thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của
nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề
ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản
chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của
nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính
sách, văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp pháp cho
nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm

pháp luật, tạo niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp
luật giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại,
tố cáo ngày càng hoàn thiện hơn nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt
được những kết quả tốt đẹp. Việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhanh
hơn, đúng người, đúng việc và đúng thẩm quyền xử lý hơn, được nhân dân
đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị
trường có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công
dân ở các địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường.
Có nhiều đơn phức tạp kéo dài nhiều năm do không được giải quyết, giải
quyết không đúng pháp luật, xử lý không nghiêm minh. Bên cạnh đó còn có
nhiều đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
không chỉ về mặt giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn ảnh hưởng đến kinh tế
- xã hội của địa phương.

3


Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là “
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TIẾP CÔNG DÂN,
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
1. Cơ sở lý luận
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ

quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân do Luật Tiếp
công dân quy định đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc
thực hiện khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật Khiếu nại được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011.
- Luật Tố cáo được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011.
- Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013.
- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo.
4


- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
- Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về
khiếu nại.
- Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 của Thanh tra Chính

phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật
về tố cáo.
- Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình quy trình giải quyết tố cáo.
- Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
- Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình tiếp công dân.
- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình quy trình xử lý đơn khiếu nại , đơn tố cáo, đơn kiến
nghị, phản ánh.
- Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị chỉ đạo
liên quan đến công tác tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
công dân trong tình hình mới.
III. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
1. Khái quát chung về quy mô giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Toàn tỉnh Đồng Nai có 11 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã,
thành phố. Bình quân mỗi phòng Giáo dục có biên chế từ 13 - 23 người tùy
theo địa bàn và do UBND huyện, thị xã giao biên chế.
- Tổng số cơ sở giáo dục MN, TH, THCS, THPT, TTGDTX,
TTGDKTTH:
STT

Cấp học

Trường

Trong đó

Ngoài
Công lập
công lập

5


1

Mầm non
- Mẫu giáo
- Mầm non
Tiểu học
THCS
THPT
TT GDTX
Trường TC KTKT
Trung tâm KTTH-HN Đồng
Nai
Tổng cộng

2
3
4
5
6
7

271
38

233
303
173
66
12
01

220
31
189
296
170
44
12
01

01

01

827

744

51
7
44
7
3
22

0

83

- Tổng số NG, số CBQLGD các cấp học gồm:
CBQL
Tổng
số
2.378

Giáo viên
Sở,

MN
823

TH
732

THCS THPT
420

196

Ph

Tổng
số

MN


TH THCSTHPT

GDĐT
207
27.809 6.493 9.582 7.817 3.917

Toàn tỉnh có 28.261 học sinh dân tộc thiểu số, trong đó mầm non có
6.082 học sinh, tiểu học có 9.414 học sinh, THCS có 8.584 học sinh, THPT
có 4.181 học sinh. Có 02 trường PTDTNT cấp huyện với 557 học sinh
THCS và 01 trường PTDTNT cấp tỉnh với 368 học sinh THPT.
Trên địa bàn tỉnh có 01 Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật với 148 học
sinh tiểu học; 31 học sinh bổ túc THCS thuộc diện khiếm thính, khiếm thị và
chậm phát triển trí tuệ. Các cấp học có 1.234 học sinh khuyết tật học hòa
nhập, trong đó mầm non có 60 học sinh, tiểu học có 998 học sinh, THCS có
157 học sinh, THPT có 19 học sinh. Có 257 học sinh thuộc diện mồ côi
được học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục (11 học sinh mầm non, 104 học
sinh tiểu học, 113 học sinh THCS và 29 học sinh THPT).
2. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc
Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải

6


quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
Căn cứ Điều 111 và Điều 112, Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009; Điều 24, Luật Thanh tra năm 2010; Điều 8, Điều 9, Nghị

định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra giáo dục, Thanh tra Sở có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức
thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở;
b) Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục theo quy định tại
các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định số 42/2013/NĐ-CP.
c) Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao.
d) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục
cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định
của pháp luật về thanh tra.
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
g) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi
quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
h) Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản
lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.
i) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
k) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
l) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
m) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
3. Thực trạng công tác tiếp dân và việc tiếp nhận, giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai
7



Thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Nghị định của Chính phủ,
Thông tư hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, cụ
thể:
Tại điều 20 Luật Khiếu nại quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu
nại của Giám đốc Sở:
“1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết.”
- Tại Khoản 3, Điều 13 Luật Tố cáo quy định về thẩm quyền giải
quyết tố cáo: “Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan
mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.”
- Tại Khoản 2, Điều 16 Luật Tiếp công dân quy định: “Cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí công chức thuộc Thanh tra cơ
quan làm công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân của cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và việc tiếp công dân của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ
quan”.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức công tác
tiếp dân và tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền,
đảm bảo khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
a) Công tác tiếp dân

Phòng tiếp dân được bố trí ngay bên trong Trụ sở làm việc của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, điều kiện làm việc thuận tiện, khang
trang, riêng biệt. Tại nơi tiếp dân được bố trí khá đầy đủ các tài liệu nghiên
8


cứu, tham khảo về pháp luật, các văn bản, chính sách của Nhà nước, trang
thiết bị làm việc đầy đủ đảm bảo tiếp dân chu đáo, đồng thời có nhiều điều
kiện tốt để thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền các chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế và nội quy tiếp công
dân và niêm yết công khai nội quy, quy định về tiếp công dân tạo điều kiện
thuận lợi cho công dân thực hiện quyền của mình. Phân công, bố trí cán bộ
công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có
phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải
thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Việc tổ
chức tiếp công dân tại Sở Giáo dục và Đào tạo được tổ chức thường xuyên
thực hiện trong các ngày làm việc của cơ quan Sở (trừ ngày nghỉ, ngày lễ,
tết) tại phòng tiếp dân. Thanh tra Sở là đơn vị thường trực tiếp công dân của
Sở.
Thực hiện nghiêm túc lịch tiếp công dân của lãnh đạo Sở theo định
kỳ vào ngày thứ 6 của tuần cuối cùng của tháng. Ngoài lịch tiếp công dân
theo định kỳ của Giám đốc Sở, trường hợp xét thấy cần thiết Giám đốc Sở sẽ
thực hiện việc tiếp công dân đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân.
Để theo dõi, giám sát, nắm tình hình và kịp thời phát hiện, xử lý
những bức xúc, mâu thuẫn phát sinh và giải quyết khiếu nại tố cáo của
công dân nhất là những vụ việc phức tạp, Đảng ủy Sở đã phân công 01
đồng chí là Ban chấp hành Đảng ủy kiêm Phó giám đốc phụ trách công
tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Kết quả trong năm 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiếp 20 lượt công

dân. Nội dung tiếp công dân liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và
phản ánh chủ yếu về công tác quản lý của hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị
trực thuộc, việc thực hiện công khai dân chủ, chế độ chính sách cho giáo
viên và học sinh; giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; việc thu chi các khoản
đóng góp của hội cha mẹ học sinh…
Thông qua công tác tiếp dân, lãnh đạo Sở đã làm tốt được vai trò tiếp
nhận những ý kiến phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, tuyên
truyền giáo dục pháp luật trực tiếp đến người dân, có điều kiện lắng nghe
9


những kiến nghị, phản ánh của công dân. Vì vậy, đã hạn chế đến mức thấp
nhất những bức xúc của người dân tại nơi tiếp dân, đã góp phần hạn chế
được đơn thư kiến nghị, khiếu nại vượt cấp.
b) Công tác tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Trong những năm gần, tính dân chủ trong nhà trường ngày càng được
đề cao nên số lượng đơn thư khiếu nại, tố ngày càng tăng, tính chất ngày
càng phức tạp. Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xác định công tác
khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của đơn
vị, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Sở luôn tham mưu kịp thời cho Giám đốc
Sở giải quyết dứt điểm những đơn thuộc thẩm quyền.
Thực hiện đổi mới công tác thanh tra theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP
ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục,
Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo
dục và hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh tra Sở đã xây dựng Kế hoạch thanh tra năm học trong đó tập trung rà
soát, phân loại các vụ việc để giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại,
tố cáo kéo dài. Trường hợp các đơn thư không thuộc thẩm quyền, Thanh tra

Sở hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định
hoặc chuyển đúng cấp có thẩm quyền giải quyết. Các vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết đã có kết luận phải tham mưu lãnh đạo đôn đốc làm tốt
công tác sau kết luận.
Thanh tra Sở luôn là đơn vị tham mưu chính trong công tác tiếp công
dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thanh tra Sở phối hợp tốt với các
phòng ban chuyên môn theo dõi, rà soát, tham mưu giải quyết dứt điểm các
vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Đối với khiếu nại, tố cáo phát
sinh ở cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý, Thanh tra Sở rà soát, theo dõi nắm
bắt tình hình để kịp thời tham mưu lãnh đạo Sở có biện pháp chỉ đạo giải
quyết dứt điểm, đúng quy định của pháp luật.
Qua công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Sở đã kịp
thời điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn những yếu kém, hạn chế trong công tác
10


quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực
vào việc ổn định an ninh -chính trị trong nội bộ nhà trường và đơn vị trực
thuộc. Đồng thời thông qua giải quyết khiếu nại tố cáo kịp phát hiện những
sơ hở trong công tác quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần hoàn thiện cơ
chế, chính sách.
Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
trong năm 2015 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai:
* Kết quả tiếp công dân: 20 lượt.
Tiêp công dân thường xuyên của bộ phận tiếp công dân của Sở Giáo
dục và Đào tạo: 16 (số lượt), 16 (người); Tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh
đạo: 04 (số lượt, người).
Nội dung tiếp công dân: Số vụ việc khiếu nại: 01; Tố cáo: 07; Phản
ánh kiến nghị khác: 12. Nội dung khiếu nại, tố cáo ở các lĩnh vực: hành

chính: 03; tư pháp: 00; chính trị, văn hóa, xã hội: 17; tố cáo tham nhũng: 00.
* Kết quả số đơn tiếp nhận: 151 đơn.
- Phân loại đơn:
+ Theo loại đơn: khiếu nại: 14; tố cáo: 71; kiến nghị, phản ánh: 66.
+ Theo nội dung: lĩnh vực hành chính: 09, tư pháp: 00; chính trị, văn
hóa, xã hội : 142; tố cáo tham nhũng: 00.
+ Theo thẩm quyền: đơn thuộc thẩm quyền: 31 đơn (bao gồm cả đơn
nặc danh, trùng lắp và có tên); đơn không thuộc thẩm quyền: 120 đơn (trong
đó có 02 đơn đã có báo cáo kết quả rà soát theo chỉ đạo của UBND tỉnh).
+ Theo trình tự giải quyết: chưa được giải quyết: 140 đơn; đã được
giải quyết lần đầu: 09 đơn; đã được giải quyết nhiều lần: 02 đơn.
- Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: Số đơn chuyển
đến cơ quan có thẩm quyền: 59 đơn; Số đơn trả lại và hướng dẫn công dân
đến cơ quan có thẩm quyền: 13. Số đơn thuộc thẩm quyền: 13 đơn. Trong đó
08 đơn đủ điều kiện xử lý, gồm: tố cáo 02 (01 đơn đã có kết luận giải quyết,
01 đơn lưu do có cơ quan khác đã giải quyết); kiến nghị, phản ánh: 6 đơn đã
giải quyết. Đơn nặc danh xử lý đơn theo thẩm quyền: 5 đơn, trong đó tố cáo:
03 đơn, phản ánh, kiến nghị: 02 đơn. Ngoài ra, có 02 đơn tố cáo không thuộc
11


thẩm quyền đã rà soát xử lý đơn theo chỉ đạo UBND tỉnh. Số đơn lưu do đơn
trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh....:
64 đơn.
Trong công tác giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, Thanh tra
Sở đã chủ động tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện các hoạt động như xác
minh thực tế, tổ chức đối thoại, mời đối tượng liên quan đến phân tích, giải
thích theo quy định của pháp luật, đối với khiếu nại đã vận dụng triệt để
công tác hòa giải khi vụ việc phát sinh, giải quyết thấu tình đạt lý… Theo
đó, hạn chế nhiều trường hợp có đơn thư vượt cấp, không có tình trạng khiếu

nại, khiếu kiện đông người.
4. Đánh giá kết quả tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Những kết quả đạt được
- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Ban
Giám đốc Sở quan tâm, đôn đốc thực hiện kịp thời, đảm bảo quyền lợi của
công dân, thực hiện quy trình thủ tục, thời hạn theo luật định nên đã có nhiều
chuyển biến tích cực, đã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả.
- Các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, Giám đốc Sở đều
thông báo tình hình, kết quả giải quyết trong cuộc họp cơ quan đầu tháng
nhằm tránh thắc mắc trong cán bộ, công chức.
- Cán bộ, đảng viên trong cơ quan Sở có nhận thức tốt về công tác tiếp
dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong văn phòng cơ quan Sở không phát
sinh đơn khiếu tố.
- Đối với các đơn thư khiếu tố phức tạp liên quan đến nhiều ngành,
nhiều cấp: Sở luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền để giải
quyết.
- Ban lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở phối hợp với Phòng PA 83 và các đơn
vị trường học và chính quyền địa phương để theo dõi, nắm tình hình trong
khiếu nại, tố cáo trong ngành.
- Nhằm đảm bảo việc theo dõi, chỉ đạo giám sát để nắm tình hình
khiếu nại, tố cáo kịp thời phát hiện, xử lý những bức xúc, mâu thuẫn phát
sinh nếu có, Ban Giám đốc Sở đã có sự phân công phụ trách theo từng địa
bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
12


- Việc kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ sở
giáo dục trực thuộc được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch lồng ghép
với các đợt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
b) Những tồn tại, hạn chế

Qua việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo
tại Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy thực trạng vẫn còn tồn tại như sau:
- Thứ nhất, các cơ sở giáo dục chưa thực sự chú trọng đến việc tuyên
truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Số cán
bộ giáo viên am hiểu Luật khiếu nại, tố cáo không nhiều, không nắm bắt bắt
được vấn đề cốt lõi: công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhưng phải đúng
quy định của pháp luật. Chính vì vậy trong 151 đơn nhận được chủ yếu là
đơn nặc danh, không đủ điều kiện xử lý hoặc đơn không đúng thẩm quyền.
- Thứ hai, một số bộ phận là người có thẩm quyền chưa nhận thức đầy
đủ về trách nhiệm trong công tác tiếp dân và còn xem nhẹ việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc
đối thoại với công dân còn hời hợt, chứng cứ lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, căn
cứ kết luận còn yếu, thái độ còn né tránh, đùn đẩy lên cấp trên giải quyết,
không dám nhận sai và sửa sai; còn có thái độ thờ ơ, chần chừ làm giảm
lòng tin trong dân, dẫn đến bức xúc trong dân và đơn thư vượt cấp.
- Thứ ba, một số thủ trưởng cơ sở giáo dục chưa làm tốt công tác công
khai dân chủ, đặc biệt là công khai các chế độ chính sách của nhà nước liên
quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh, công khai tài chính không rõ ràng,
dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo từ phía cán bộ giáo viên và phụ huynh học
sinh.
- Thứ tư, trong nội bộ một số đơn vị chưa đoàn kết, cá biệt có đơn vị
mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo dẫn đến công việc chung của nhà trường,
đơn vị trì trệ, đơn thư kiện cáo lẫn nhau. Cán bộ quản lý một số đơn vị chưa
chú ý đến đời sống của cán bộ, giáo viên những mối quan hệ bên ngoài của
giáo viên có những biện pháp quản lý chưa phù hợp.
- Thứ năm, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở giáo
dục còn nhiều lúng túng, chưa đúng các quy định của pháp luật dẫn đến một
số vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn gửi đơn thư vượt cấp lên Sở,
13



tỉnh hoặc Trung ương. Việc xác định phân loại xử lý đơn, nội dung nào là
khiếu nại, tố cáo còn yếu của cán bộ tiếp dân, còn có hiện tượng nhầm lẫn
giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính với giải quyết dân sự,
giải quyết khiếu nại với tố cáo dẫn đến quyết định giải quyết chưa đúng với
quy định của pháp luật.
- Thứ sáu, thực tế số lượng đơn thư tố cáo, phản ánh nặc danh chiếm số
lượng rất nhiều trong tổng số lượng đơn thư mà Sở tiếp nhận được, việc này
cũng phần nào gây khó khăn cho việc xử lý đơn vì theo quy định đơn tố cáo
nặc danh không đủ điều kiện xử lý nên không thể đưa vào giải quyết, tuy
nhiên đối với những nội dung tố cáo có tình tiết cụ thể liên quan đến quản lý
ngành hoặc có hiện tượng vi phạm Luật phòng chống tham nhũng thì Thanh
tra Sở vẫn phải tham mưu lãnh đạo Sở xem xét, nắm thông tin và xử lý, chấn
chỉnh nếu có vi phạm.
c) Nguyên nhân hạn chế, tồn tại
- Chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và các chính sách, pháp
luật của Nhà nước khi triển khai đến cơ sở còn thiếu đồng bộ và chưa sát với
thực tế.
- Việc tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo nói riêng chưa thực sự sâu rộng dẫn đến một bộ phận người dân hiểu sai và
chưa đầy đủ, gửi đơn thư đến nhiều nơi, vượt cấp và phản ánh không đúng
sự thật vụ việc
- Trình độ quản lý của một số cán bộ lãnh đạo còn yếu và buông lỏng
dẫn đến những sai phạm như chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, việc công
khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị còn mang nặng tính hình thức…
gây bức xúc trong quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và nhân
dân.
- Do một số thủ trưởng đơn vị trường học giải quyết các chế độ, chính
sách, phân công chuyên môn nhưng giải thích không rõ ràng, không đảm
bảo trình tự giải quyết theo luật định, người khiếu nại thường không hiểu rõ

các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách cũng như các
chỉ đạo của cấp trên.
14


- Người tố cáo dựa trên dư luận, hoặc có cách nhìn cá nhân phiến
diện nên không nắm bắt được bản chất của các vấn đề nên xảy ra đơn thư tố
cáo. Còn có một số đối tượng có biểu hiện kích động, lôi kéo lợi dụng quy
chế dân chủ để cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật nhằm nói xấu hạ uy tín
cán bộ.
5. Bài học kinh nghiệm
a) Vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính
Công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác này có nghĩa là tạo
được niềm tin của nhân dân với Đảng, với bộ máy chính quyền. Vì vậy, cần
phải phát huy và nhận thức đầy đủ của cả hệ thống chính trị, người đứng đầu
các cơ quan hành chính. Từ thực tiễn, ở nơi nào có được sự quan tâm đúng
mức của các cấp ủy Đảng, nhận thức sâu sắc của người đứng đầu thì công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở đó đạt hiệu quả cao.
Nội dung các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành
thì cần phải có sự đồng thuận và biện pháp xử lý cương quyết, triệt để thì
hiệu quả cao. Nhưng nếu nương nhẹ, bảo vệ, né tránh thì gây ra điểm nóng,
phức tạp và khó giải quyết về sau.
b) Vai trò của các đoàn thể
Khiếu nại, tố cáo phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
đối tượng khiếu nại, khiếu kiện phần lớn trong đại bộ phận người dân… do
vậy cần đề cao vai trò các tổ chức hội, đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ,
Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) cùng tham gia vào quá trình giải
quyết đơn thư, tự hòa giải, xác minh, củng cố hồ sơ, chứng cứ liên quan đến
thực hiện quyết định giải quyết. Nếu thực hiện phối hợp tốt thì các phát sinh

khiếu kiện đơn giản sẽ được giải quyết ngay từ khi phát sinh hoặc nhân dân
sẽ hiểu rõ được nội tình sự việc được giải quyết. Qua đó vận động, thuyết
phục và tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đối tượng có liên
quan, đảm bảo quy trình giải quyết khách quan, đúng theo luật định.
c) Vai trò của các cơ quan đơn vị
Các vụ việc phát sinh từ cơ sở nếu được các cấp ủy quan tâm, định
hướng giải quyết triệt để, kịp thời và đúng pháp luật thì sẽ chấm dứt khiếu
15


kiện. Còn nếu ở đâu hời hợt, né tránh đơn thư thì nơi đó người dân bức xúc,
đơn thư vượt cấp và chuyển đến cơ quan cấp trên cao hơn để khiếu kiện làm
cho tình hình thêm phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc của người dân
cũng như các cơ quan nhà nước.
Vì vậy, có thể khẳng định giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở tốt
thì sẽ giảm được đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người.
d) Vai trò của tính công khai, minh bạch trong các cơ chế chính
sách
Một trong những nguyên nhân xảy ra khiếu kiện đó chính là tính công
khai, minh bạch của chính sách, cơ chế khi triển khai thực hiện trên thực tế.
Công khai tài chính, các khoản thu chi… rộng rãi trên nhiều kênh thông tin.
Minh bạch các khoản chi, trong các hoạt động trong bầu cử, các dự án để
quyền lợi chính đáng thực hiện đúng đối tượng, đảm bảo dân chủ, công khai,
kịp thời.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Khiếu nại, tố cáo là vấn đề tất yếu của quá trình quản lý nhà nước,
giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo nhằm mục đích an dân, ổn định an ninh chính trị, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, là mục đích của chính quyền
các cấp và nhà nước ta nói chung. Để đạt được điều đó cần phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị chứ không riêng của cơ quan nào. Ngoài ra

để nâng cao chất lượng đòi hỏi những nhận thức đầy đủ pháp luật về giải
quyết nhiếu nại, tố cáo đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và từ người
khiếu kiện, hạn chế tình trạng đơn thư tồn đọng, giải quyết đơn thư mới phát
sinh tại cơ sở, làm cho tình hình an ninh chính trị ổn định.
Từ thực tiễn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, cần tăng cường một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
thời gian tới.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người đứng dầu
đơn vị.
16


Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, đối với nội dung và hình thức chỉ đạo, giữ nguyên tắc
Đảng không làm thay vai trò quản lý nhà nước nhưng giữ định hướng dân
chủ tập trung. Do vậy, duy trì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo là hết sức quan trọng và cần thiết.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cách thức và phương
pháp cần có sự đổi mới hơn nữa theo tinh thần: kịp thời, khách quan, dân
chủ, đúng luật và cởi mở. Thực hiện triệt để trách nhiệm tiếp dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng các đơn vị, qua đó làm đổi mới toàn
diện và nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư, qua đó giảm những bức xúc và
tăng niềm tin của nhân dân vào những chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Nâng cao năng lực của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo
Mỗi công dân khi đến nơi tiếp dân hoặc gửi thư khiếu nại, tố cáo đều
có những bức xúc nhất định vì cho rằng quyền lợi của mình đã bị cá nhân,
công chức, tổ chức xâm hại. Vì vậy, các công chức, tổ chức, đơn vị nhà
nước có thẩm quyền khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo cần có thái độ
cởi mở, lắng nghe và có ứng xử đúng mực. Trong quá trình giải quyết tôn

trọng chứng cứ thực tế để có những quyết định giải quyết đúng đắn. Nghiêm
khắc với thái độ hách dịch, coi thường với dân, xử lý triệt để các trường hợp
né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm sai lệch kết quả, chủ quan kết luận duy ý
chí.
Đơn thư đến với các cấp có thẩm quyền theo nhiều nguồn khác nhau
nhưng cần có bộ phận xử lý, phân loại nội dung (khiếu nại, kiến nghị, đề
nghị, tố cáo…) để giao cho cá nhân, cơ quan có trách nhiệm thẩm quyền giải
quyết và trả lời trực tiếp cho công dân, tổ chức.
Tiếp tục rà soát, phân loại vụ việc, phân cấp triệt để việc giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Nắm chắc và hiểu rõ nguồn gốc
phát sinh vụ việc, định hướng cách giải quyết ngay từ cơ sở, chú trọng và cải
tiến khâu đối thoại trong giải quyết lần đầu đảm bảo thực hiện dân chủ,
khách quan, thông qua kết quả để người dân hiểu công việc của chính quyền,
chính sách của Nhà nước.
17


Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền ban hành, hỗ trợ chính sách, chế
độ phụ cấp cho cán bộ tiếp dân, cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
để cán bộ gắn bó với công việc và có điều kiện tập trung vào công tác.
Các cấp, các ngành, chính quyền cần có sự công khai, minh bạch, cơ
chế chính sách trên các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, cán bộ
công chức như: Đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, các khoản thu - chi, các
khoản đóng góp của nhân dân. Cơ chế phải rõ ràng, chính sách cụ thể và đến
được với người dân, đúng đối tượng được hưởng.
Công khai minh bạch trong quản lý đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến chế độ chính sách, tiền lương, tiền công, ký kết hợp đồng, phân công
chuyên môn, dạy và học, thi cử.
Thực hiện chuyên môn hóa từ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo thông qua đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ

làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền
Muốn chuyển biến kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thì trước hết
những người lãnh đạo chính quyền cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về khiếu
nại, tố cáo.
Khi xảy ra khiếu nại, tố cáo, chính quyền cơ sở phải kịp thời giải
quyết, không được ỷ lại, trông chờ cấp trên. Có như vậy mới thấy được
những bất cập, yếu kém trong khâu chỉ đạo, điều hành công việc và phải
dũng cảm nhìn thấy trách nhiệm, dám nhận sai và sửa sai, không nên tìm
mọi cách che đậy, phủ nhận sai phạm của mình. Vì việc đó sẽ dẫn đến tình
trạng công dân bức xúc, tập hợp thành số đông, thành nhóm để khiếu nại,
khiếu kiện.
Kiện toàn và nâng cao năng lực, đảm bảo chế độ cho ban thanh tra
nhân dân. Đây là hình thức giám sát của nhân dân thông qua đại diện do
mình bầu ra để tham gia và xem xét trực tiếp việc thực hiện chính sách, pháp
luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Hoạt động thanh tra nhân dân có hiệu quả giúp cho lãnh đạo cơ sở tập trung
được ý kiến phản ánh của dân nhanh nhất. Từ đó thấy được yếu kém và bất
18


cập công việc của chính quyền đang thực hiện, hạn chế được đơn thư khiếu
nại, tố cáo từ cơ sở.
4. Tăng cường sự phối kết hợp với các đoàn thể
Đề cao vai trò các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên… trong công tác giải
quyết đơn thư, tham gia vào quá trình này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của hội viên khi tham gia khiếu nại, tố cáo và đồng thời đóng vai trò vận
động, thuyết phục, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho hội viên hiểu và thực
hiện theo.

Các tổ chức đoàn thể bố trí cán bộ có sự hiểu biết và khả năng tuyên
truyền tham gia và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ đó nắm
bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng cũng như những kiến nghị, phản ánh của
đoàn viên hội viên, nhằm phục vụ tốt cho công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động quan trọng trong
quá trình quản lý Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo xảy ra trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Muốn giải quyết
tốt công tác này cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định của Pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp
của Nhà nước ta. Những quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán
bộ, công chức nhà nước hoặc công dân bị xử lý nghiêm minh thì quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày một vững chắc,
dân chủ được phát huy, tính tích cực, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.
Thời gian qua, Sở giáo dục và Đào tạo đã không ngừng cố gắng, nâng
cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo tại đơn vị. Qua đó góp phần ổn
định an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
2. Kiến nghị:
19


- Các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về pháp luật Khiếu nại, Tố cáo cho toàn dân.
- Việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại
không chỉ đòi hỏi ở tầm vĩ mô (như cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà
nước) mà bản thân mỗi cán bộ cũng cần tự đổi mới, không ngừng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo hướng “chuyên sâu, chuyên nghiệp”
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Kim Phụng

BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Thanh tra Sở
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày
tháng
năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công

dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chức vụ: Chuyên viên


Đơn vị: Thanh tra Sở
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................

- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị


20


2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài
liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem
xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung
sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả
và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến
kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)

21



×