PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc mở rộng dân
chủ và tăng cường pháp chế XHCN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Việc mở rộng dân chủ phải gắn liền với xây dựng hoàn thiện hệ thống chính
trị từ Trung ương đến tận cơ sở. Đây vừa mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc
đổi mới đất nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền lợi cơ bản của công dân đã được
Hiến pháp ghi nhận. Từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 càng được
ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc khiếu nại, tố cáo và
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng theo quy
định của pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công dân, phát
huy được quyền dân chủ của công dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước, chống các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng,
buôn lậu và các biểu hiện tiêu cực khác, góp phần bảo vệ kỷ cương pháp luật, mở
rộng thiết chế XHCN, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo đang đặt ra
những vấn đề hết sức bức xúc, phức tạp cần giải quyết một cách toàn diện, việc
khiếu nại, tố cáo của công dân ngày một gia tăng về số lượng cũng như tính chất
phức tạp, nhiều vụ nếu giải quyết không kịp thời dễ trở thành “điểm nóng” gây ảnh
hưởng đến an ninh trật tự và tình hình kinh tế - xã hội ở một số địa phương và có
nguy cơ lây lan trong phạm vi rộng.
Về mặt chủ quan, có thể nói chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay
cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều
nơi chưa cao, tình trạng chuyển đơn vòng vo, đùn đẩy, né tránh diễn ra khá phổ
biến, dẫn đến tình trạng đơn thư gửi vượt cấp, một số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp
tồn đọng, kéo dài nhưng không được giải quyết dứt điểm, đây là vấn đề bức xúc
nhất hiện nay. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân chưa được thường xuyên, liên tục và sâu rộng.
Từ đó dẫn đến việc nhận thức về pháp luật còn hạn chế, việc áp dụng pháp luật
giữa các cơ quan nhà nước còn chưa thống nhất, tùy tiện nên trong quá trình điều
hành của cơ quan nhà nước, viên chức, công chức trong khi thi hành công vụ
không tránh khỏi những hạn chế, sai sót làm nảy sinh việc khiếu nại, tố cáo của
1
công dân, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khiếu kiện hành
chính hiện nay.
Phát sinh khiếu nại, tố cáo có một phần do yếu tố khách quan tác động từ
bên ngoài. Trong những người tham gia khiếu kiện có những người khiếu tố đúng,
mong muốn được pháp luật giải quyết công minh nhưng cũng có một số người mặc
dù khiếu kiện không liên quan đến mình đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét
giải quyết, xử lý đúng pháp luật nhưng vì thiếu hiểu biết hoặc cố chấp mà vẫn cố
tình khiếu nại kéo dài. Một số phần tử quá khích, thậm chí coi thường pháp luật,
một số ít có động cơ chính trị cũng nhân dịp này kích động gây rối ảnh hưởng xấu
đến an ninh chính trị. Đáng tiếc là một số đồng bào dân tộc thiểu số nhẹ dạ để bọn
xấu lôi kéo tham gia vào những hoạt động sai trái, gây hậu quả phức tạp, khó
lường. Một yếu tố khách quan nữa là do cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước
ta chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành phát sinh nhiều mối quan hệ pháp luật nhưng chưa có chế tài để
điều chỉnh. Trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn để thi hành luật, pháp lệnh
ban hành còn chậm, luật đã có hiệu lực nhưng chưa có nghị định hướng dẫn, tính
ổn định lâu dài của pháp luật chưa cao phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, cá biệt
có một số văn bản quy phạm pháp luật còn xung đột, thiếu sự đồng bộ, thống nhất,
nên gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng để giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
Tỉnh Đăk Nông vừa kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh (01/01/200401/01/2014), đây là những năm đầu tập trung cho công tác đầu tư xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh, gắn liền với thực
hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Chính đặc điểm này nảy sinh những nguyên
nhân làm phát sinh nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, chủ yếu tập
trung ở lĩnh vực đất đai với tỷ lệ lên đến 90%, cụ thể như:
Một là, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô
thị, xây dựng khu dân cư diễn ra khắp nơi nhất là các khu vực trung tâm tỉnh, trung
tâm huyện, thị trấn, cụm xã. Đặc biệt, thời gian vừa qua có nhiều dự án lớn triển
khai trên địa bàn tỉnh như: Dự án khai thác quặng Bauxite, luyện Alumin của Tập
đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; các dự án Thủy điện Đăk R’tih, Đồng Nai 3,
Đồng Nai 4, dự án Hồ Trung tâm, dự án Đường Bắc - Nam; các dự án sản xuất
nông lâm nghiệp ở các huyện Đăk G’long, Đăk Mil, Tuy Đức…với diện tích đất
phải phải thu hồi để đền bù, giải phóng mặt bằng rất lớn, có ảnh hưởng đến đời
sống của nhiều hộ dân trong vùng dự án. Việc tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất
2
rừng trong các dư án nông lâm nghiệp cũng diễn ra khá phổ biến, gay gắt giữa
người dân bị thu hồi đất với nhà đầu tư.
Hai là, việc thu hồi đất không thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật
quy định; việc hỗ trợ đền bù không đúng chính sách, thiếu công khai dân chủ; giá
cả đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng, cá biệt còn có những trường
hợp tiêu cực, sai sót; công tác quản lý đất đai ở các cấp chính quyền cơ sở có nơi
còn lỏng lẽo; chính sách, pháp luật đất đai có nhiều thay đổi và cũng còn bất cập
nên gây nhiều lúng túng, tùy tiện trong việc áp dụng chế độ, chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật dẫn đến sự mất công bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi chính
đáng của người dân trong vùng dự án bị giải tỏa, là những nguyên nhân làm phát
sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài. Ví dụ như vụ việc khiếu nại của 12 hộ dân ở thị xã
Gia Nghĩa về dự án giải tỏa hành lang quốc lộ 14, đoạn đi qua thị xã Gia Nghĩa
kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Qua vụ việc này
cho thấy sự thiếu thống nhất của cơ quan nhà nước trong việc áp dụng văn bản
pháp luật để giải quyết khiếu nại cho người dân.
Ba là, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay tuy có nhiều cố gắng nhưng
vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay vẫn còn thiếu khách
quan. Từ việc Luật Khiếu nại quy định cơ quan ban hành quyết định hành chính bị
khiếu nại cũng chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính do
mình ban hành. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện dây dưa,
kéo dài vượt cấp, đông người lên Trung ương do người dân thiếu tin tưởng vào
việc giải quyết của chính quyền địa phương.
Thực trạng nêu trên đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành, đòi hỏi
phải có quyết tâm chính trị và các giải pháp quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống
chính trị từ Trung ương xuống tỉnh và đến cấp cơ sở xã, phường, thị trấn. Chính vì
vậy Thanh tra tỉnh đã lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đăk
Nông” nhằm đưa ra được các giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Khiếu nại,
Luật Tố cáo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo theo đúng pháp luật.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong lịch sử hình thành và phát triển nhân loại nói chung và lịch sử phát
triển dân tộc Việt Nam nói riêng, các nhà kinh điển triết học, chính trị học và các
nhà khoa học xã hội tuy đứng trên những quan điểm khác nhau để nghiên cứu về
quyền con người, đó là quyền được sống, được tự do, bình đẳng, dân chủ cho đến
khi Nhà nước xuất hiện cùng với pháp luật được ra đời. Quyền con người được ghi
3
nhận trong các văn bản pháp luật, trong các tuyên bố của Cách mạng tư sản
phương Tây. Năm 1689, Nghị viện Anh đã thông qua Luật về con người. Hiến
pháp năm 1787 của Hoa Kỳ đã liệt kê danh mục các quyền của con người: Quyền
tự do báo chí; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chổ ở; cấm bắt người, khám
người trái phép; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế
kỷ XVIII quyền con người được coi là quyền tự nhiên. Đầu thế kỷ XX, quyền con
người được quốc tế hoá, được ghi nhận bằng văn bản pháp luật quốc tế. Ngày
10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên ngôn về quyền con
người.
Trong chế độ XHCN của Nhà nước ta, quyền con người nói chung và quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng không những được Nhà nước ghi nhận,
mở rộng mà Nhà nước còn tạo điều kiện để nhân dân dễ dàng thực hiện, từ việc
quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong tiếp nhận và giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân đến việc nghiên cứu thiết lập cơ chế tái phân cấp hành
chính, mở ra cho người dân có khả năng khởi kiện các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan công quyền tại toà án. Quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân ngày càng được đảm bảo thực hiện, quá trình giải quyết ngày càng công khai,
dân chủ. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện và kết quả đạt được
như mong muốn vẫn còn là một khoảng cách, số lượng các vụ việc khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị và phản ánh ngày một tăng. Việc giải quyết chưa đat hiệu quả mong
muốn là điều đáng phải suy nghĩ. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân
cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Đó là tình
trạng thiếu trách nhiệm trong hoạt động công vụ nhất là các lĩnh vực đụng chạm
đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Phương thức giải quyết khiếu
kiện mà chúng ta đang áp dụng thực ra chưa thích hợp và hiệu quả, làm cho vụ
việc kéo dài, không có điểm dừng là thực trạng đáng báo động hiện nay.
Đề cao trách nhiệm và thái độ phục vụ của nhân dân đang là đòi hỏi bức
bách của quá trình cải cách nền hành chính và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo
định hướng pháp quyền XHCN. Đứng trên phương diện đó thì cần phải thấy rằng:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là trách nhiệm của toàn bộ bộ máy nhà
nước, thậm chỉ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp
năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rằng “ Tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân…quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp”. Chính vì vậy, dù thực hiện quyền lực nào đi chăng nữa thì cũng thực
hiện quyền lực nhân dân và ngược lại dù có sự phân công, phân nhiệm trong hệ
thống cơ quan nhà nước nhưng mọi công việc của dân, trong đó có việc tiếp nhận
4
và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia
của tất cả các cơ quan nhà nước.
Như vậy, quyền khiếu nại, tố cáo liên quan chặt chẽ đến các quyền và nghĩa
vụ khác của công dân, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền cơ bản của
công dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị xã hội. Công dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo là điều kiện để các quyền khác được ghi nhận không bị
xâm hại, hay nói một cách khác, bất kỳ một vi phạm nào đối với quyền và nghĩa vụ
của công dân đều có thể dẫn đến việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
của mình. Trên cơ sở đó, việc xác định một cơ chế và đưa ra những giải pháp cụ
thể nào đó nhằm giải quyết có hiệu quả những khiếu nại, tố cáo sẽ là điều kiện để
công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
Ngay từ khi mới độc lập, Nhà nước ta đã ghi nhận việc khiếu nại, tố cáo là
một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 và
Hiến pháp 2012 tiếp tục ghi nhận và khẳng định việc khiếu nại, tố cáo là một trong
những quyền cơ bản của công dân, đồng thời Nhà nước cũng tạo mọi điều kiện
thuận lợi để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong 10 năm qua, kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, lĩnh vực khiếu nại, tố
cáo đã được ngành Thanh tra tỉnh Đăk Nông tổng hợp, theo dõi, đánh giá, kiến
nghị giải quyết, xử lý thường xuyên và báo cáo định kỳ theo quy định. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo chưa triển khai được một đề tài nghiên cứu khoa
học một cách bao quát, toàn diện. Do đó, cơ quan Thanh tra tỉnh chọn thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”. Nhiệm vụ khoa học
này áp dụng được cho tất cả các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh trong
công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
3. Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực tiễn và lý luận về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo hiện nay, đề ra những giải pháp để thực hiện việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân đảm bảo đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân cũng như lợi ích của Nhà nước; hạn chế và từng
bước giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, đông người, vượt
cấp, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh là
mục tiêu chính của nhiệm vụ khoa học này.
5
4. Giới hạn:
Trong phạm vi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu về tình hình khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực hành chính thông qua
số liệu tổng hợp, báo cáo công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan hành chính nhà nước kết hợp với việc khảo sát thực tế một số
cơ quan, đơn vị nhằm nắm tình hình và thu thập số liệu về thực trạng giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này. Nhiệm vụ khoa học không tiến hành việc
phỏng vấn đối với phía người khiếu nại, không thực hiện khảo sát xã hội học về sự
bằng lòng của người dân đối với cách giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay của các
cơ quan hành chính nhà nước.
Từ giới hạn nói trên, nhiệm vụ khoa học chỉ đi sâu phân tích các khiếu nại
về quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân đối với cơ quan nhà
nước. Nhiệm vụ khoa học không nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo ở lĩnh vực tư
pháp mặc dù thực tế có đến 30% - 40% đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay liên
quan đến hoạt động tư pháp.
Do thời gian nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học ngắn, nguồn kinh phí có
hạn, đội ngũ tham gia cũng như Chủ nhiệm nhiệm vụ là những cán bộ mới tham
gia nghiên cứu khoa học lần đầu nên không khỏi gặp những khó khăn, tồn tại và
khiếm khuyết. Việc nghiên cứu triển khai còn lúng túng, xây dựng chương trình
triển khai nhiệm vụ khoa học còn thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhiệm vụ
khoa học cũng đã nêu bật được thực trạng khiếu nại, tố cáo hiện nay của tỉnh nhà
và đề ra các giải pháp giải quyết một cách cụ thể, thiết thực trong thời gian tới.
6
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu:
* Vật liệu và phương thức nghiên cứu:
Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; Các báo cáo tổng hợp số liệu việc công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các sở ngành, huyện, thị từ năm 2007 - 2012.
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo diễn ra phổ biến ở
mọi địa bàn, địa phương trong tỉnh. Do đó, để đánh giá được một cách tổng quan,
toàn diện về thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn toàn tỉnh. Đối tượng nghiên cứu
chính là kết quả tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở 08 huyện, thị và một số
sở, ngành trong tỉnh.
Ngoài ra, còn tập trung một số lĩnh vực kinh tế - xã hội phát sinh các khiếu
nại, tố cáo, tập trung nhất ở các dự án đất đai có giải phóng mặt bằng để đầu tư xây
dựng, y tế, giáo dục, chính sách xã hội…nên cần nghiên cứu thêm về tình hình
khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền cũng như việc
tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số sở, ngành cụ thể: Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông Vận tải,
Công thương, Y tế, Giáo dục, Lao động Thương binh Xã hội.
2. Địa điểm, quy mô và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tại Thanh tra tỉnh, thời gian nghiên cứu 06 tháng từ tháng
9/2013 đến tháng 02/2014. Trong đó, tập trung phân tích tổng hợp số liệu tình hình
khiếu nại, tố cáo từ năm 2007 đến 2012 tại cơ quan Thanh tra tỉnh và một số sở
ngành, huyện thị trong tỉnh kết hợp với đi khảo sát nắm tình hình tại cơ sở.
3. Nội dung nghiên cứu:
Nhiệm vụ khoa học nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
Nội dung 1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7
- Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Nội dung 2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tỉnh Đăk Nông.
- Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở tỉnh Đăk Nông;
- Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết hiện nay;
- Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố
cáo.
Nội dung 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố
cáo trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp luận: Tiếp cận, nghiên cứu đề tài trên phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lê Nin.
* Phương pháp cụ thể:
Tiến hành khảo sát thực tế các đối tượng nghiên cứu để thu thập thông tin,
số liệu, tài liệu… nhằm thống kê, tổng hợp dữ liệu, số liệu để làm cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở từng cơ quan, đơn vị.
Tổng hợp nguồn dữ liệu đã có của các năm trước, sử dụng các phương pháp
như xác xuất thống kê, lô gic học…để phân tích những vấn đề nghiên cứu, đồng
thời sử dụng phương pháp diễn giải, quy nạp để hệ thống hóa, đánh giá, nhận định,
luận giải và đưa ra được kết luận, đề xuất giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
8
PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân,
thể hiện trên Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001, điều 74 Hiến pháp
quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hay bất cứ cá nhân nào”. Việc khiếu nại, tố
cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật
quy định. Sự ra đời của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi năm 2005 và
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản khác thi hành luật này là
những căn cứ pháp luật quan trọng nhằm thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân.
Để tiếp tục phát huy những kết quả tích cực từ việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo cho công dân và hạn chế những tồn tại cần phải xây dựng cơ chế giải quyết
khiếu nại, tố cáo thích hợp hơn. Đảng và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chỉ
thị quan trọng về giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Nghị định số 89/1997/NĐ-CP
ngày 03/3/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tiếp dân; Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005); Nghị định số 53/2005/NĐ-CP
ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu
nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị
09/CT-TW ngày 06/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề cấp
bách cần thực hiện trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Chỉ thị số
36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và
tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày
18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và thi hành một số điều Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Thông báo số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của
Ban Chấp hành Trung ương về việc thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tình
hình giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2006 và giải pháp trong thời gian tới; Luật
Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày
11/11/2011; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy
9
định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo; Chỉ thị
số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và
nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Mặc dù Đảng và Chính phủ đã có nhiều quan tâm ban hành các văn bản
pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhưng đến nay tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo
chưa đạt được như mong muốn. Việc khiếu nại, tố cáo đang có xu hướng ngày một
tăng và chưa được giải quyết kịp thời, đây là điều đáng suy nghĩ.
Khi nghiên cứu tình hình khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại,
tố cáo hiện nay ở tỉnh ta, chúng tôi đã nhìn thấy rõ một số nguyên nhân chủ quan
và khách quan trong vấn đề thuộc về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như
trong tổ chức thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập và
tồn tại. Để khảo sát, đánh giá làm rõ những nguyên nhân, tồn tại nêu trên từ đó đề
ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua. Tuy nhiên nhìn toàn bộ hệ thống văn
bản đó lại chưa thể giải quyết được hai vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn giải
quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, đó là:
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại cũng
chính là cơ quan được luật quy định có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành
chính do mình ban hành. Với quy định của pháp luật nêu trên, nhìn từ góc độ của
người dân thì có thể nhận thức, cho rằng các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ
quan có thẩm quyền là thiếu khách quan.
- Đối với các cơ quan Thanh tra tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có
chức năng rất lớn nhưng lại không có quyền hạn xử lý. Quá trình tham mưu giải
quyết phụ thuộc nhiều vào thủ trưởng cùng cấp nên hiệu quả giải quyết thật sự
chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.
Từ hai vướng mắc nêu trên cho thấy hiện nay vẫn còn thiếu một cơ chế độc
lập trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài
thời gian qua chưa nhận được sự đồng thuận từ phía người dân có một phần thuộc
về cơ chế chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
2. Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác
nhau, từ khâu tiếp dân đến nhận đơn, xử lý đơn và giải quyết đơn, bên cạnh đó là
10
công tác quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp dưới,
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng các cấp, các ngành. Với
nội dung trên cho thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất, đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chức năng thanh
tra, kiểm tra của bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
“Không có thanh tra, kiểm tra thì không có quản lý; đã quản lý thì phải thanh tra,
kiểm tra”. Thực hiện vai trò này cho thấy chức năng thanh tra, kiểm tra là việc làm
quan trọng nhất của các chủ thể quản lý. Vì vậy, pháp luật từ trước đến nay đều
quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng và thực hiện chức năng thanh
tra nói chung là trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Thứ hai, đó là một trong hai phương thức thực hiện dân chủ trong bất kỳ
chế độ nào. Phương thức thứ nhất là dân chủ đại diện, là việc công dân bầu ra
những người có đức, có tài đại diện cho mình tham gia quản lý các tổ chức chính
trị xã hội mà mình là thành viên. Còn dân chủ trực tiếp là việc công dân trực tiếp
tham gia quản lý nhà nước, các thành viên của tổ chức chính trị xã hội trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành tổ chức mà mình là thành viên. Để đảm bảo cho công
dân, cho các thành viên của các tổ chức thực hiện quyền trực tiếp tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội thì phương thức hữu hiệu nhất đó là phương thức đảm
bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, của các thành viên tổ chức.
Chỉ có thông qua khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thì công dân,
thành viên của các tổ chức mới được tham gia quản lý nhà nước, quản lý tổ chức
của mình một cách đầy đủ, hiệu quả và đảm bảo tính dân chủ cần thiết.
Do công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò lớn như vậy nên Điều 5
Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Cơ quan Thanh tra nhà nước trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.
3. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Đăk Nông thời
gian qua
3.1. Khái quát đặc điểm tình hình và những yếu tố có tác động ảnh
hưởng đến công tác khiếu nại, tố cáo ở Đăk Nông
Đăk Nông là một tỉnh mới được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH
khoá XI kỳ họp thứ 4 ngày 26/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia
11
tỉnh Đăk Lăk (cũ) thành tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông. Tỉnh Đăk Nông có diện
tích tự nhiên 651.438ha, dân số khoảng 516 ngàn người, vị trí địa lý: Phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Moldulkiri (Vương
quốc Campuchia).
Tỉnh có 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc, trong đó có 71 đơn vị hành chính
cấp xã, bao gồm: 61 xã, 5 phường và 5 thị trấn, chủ yếu là những xã vùng 3. Nhìn
chung Đăk Nông là tỉnh có diện tích nhỏ, dân số chưa đông, cơ sở hạ tầng còn
nghèo nàn, điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, tài
nguyên thiên nhiên còn ở dạng tiềm năng. Những nhân tố nêu trên có phần tác
động không nhỏ đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Mặt khác, Đăk Nông với 40 dân tộc là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc
Nùng, Mông, Tày, Dao, Thái…ở các tỉnh khác di cư đến. Đặc biệt là đồng bào Mơ
Nông tại chỗ vẫn quen sống với phát nương, làm rẫy, việc sản xuất lúa nước chưa
quen, đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào còn lạc hậu và mê tín nên dễ bị bọn
xấu lợi dụng, kích động gây rối như thời gian vừa qua.
Qua vài nét về tình hình đặc điểm nêu trên cho thấy Đăk Nông đang đứng
trước những khó khăn, thách thức của một tỉnh mới chia tách. Bên cạnh những mặt
thuận lợi đó là điều kiện tranh thủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển
một đô thị hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, song vẫn không tránh khỏi những khó
khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập, không những
trong tỉnh mà trong cả nước và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải biết tranh thủ mọi
nguồn lực hỗ trợ của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội, mọi người dân
nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã
hội ổn định, bền vững phải đi đôi với tăng cường, chú trọng công tác xem xét, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phải xem đây là một mặt thống nhất của hai vấn đề. Đó
là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững gắn liền với giữ vững ổn định chính trị.
Trên cơ sở từng bước mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo của mình một cách đúng pháp luật.
3.2. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (số liệu từ năm
2007 đến năm 2012)
3.2.1. Tình hình phát sinh khiếu nại, tố cáo
Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến hết sức
phức tạp ở diện rộng, có yếu tố lây lan, bị lôi kéo đông người và có dấu hiệu bọn
xấu lợi dụng, kích động, chuyển từ mục đích đòi quyền lợi cá nhân sang các yêu
sách thỏa thuận khác không liên quan đến quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm hoặc
12
do nhiều nguyên nhân, người khiếu nại hiện nay chuyển từ khiếu nại sang tố cáo,
làm phức tạp thêm tình hình khiếu kiện đông người.
Tổng hợp, thống kê số liệu có được qua khảo sát, điều tra, thu thập từ các
sở ngành, huyện, thị xã về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông từ năm 2007 đến năm 2012 cho thấy: Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo đã
tiếp nhận 10.593 đơn với 8.144 vụ việc; trong đó có 9.319 đơn khiếu nại với 7.008
vụ việc, 1.274 đơn tố cáo với 1.136 vụ việc. Trong tổng số vụ việc nêu trên, có
3.511 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, sở, ngành (3.047 vụ khiếu
nại; 464 vụ tố cáo), cụ thể:
- Năm 2007 đã tiếp nhận 1.120 đơn, với 889 vụ việc (967 đơn khiếu nại với
736 vụ việc, 153 đơn tố cáo với 153 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên quan đến
lĩnh vực đất đai là 662 chiếm 89,94%, còn 74 vụ việc khiếu nại liên quan đến nội
dung khác như chế độ chính sách an sinh xã hội, chính sách thuế, quyết định kỷ
luật...). Trong tổng số 889 vụ việc thì có 378 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan hành chính các cấp (311 vụ khiếu nại, 67 vụ tố cáo), còn lại là các vụ
việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy
định tại Điều 11 Luật Khiếu nại và Khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo. Trong 378 vụ
việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp, thì thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh 29 vụ việc (25 vụ khiếu nại; 4 vụ tố cáo); cấp huyện
126 vụ việc (101 vụ khiếu nại; 25 vụ tố cáo); cấp xã 170 vụ việc (150 vụ khiếu nại;
20 vụ tố cáo); cấp sở ngành 53 vụ việc (35 vụ khiếu nại; 18 vụ tố cáo).
- Năm 2008 đã tiếp nhận 2.006 đơn, với 1.778 vụ việc (1.796 đơn khiếu
nại với 1.568 vụ việc, 210 đơn tố cáo với 210 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực đất đai là 1.411 chiếm 89,99%, còn 157 vụ việc khiếu nại liên
quan đến nội dung khác.) Trong tổng số 1.778 vụ việc thì có 684 vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp (576 vụ khiếu nại, 108 vụ
tố cáo), còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ
lý giải quyết theo quy định. Trong 684 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan hành chính các cấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh 29 vụ việc
(27 vụ khiếu nại; 2 vụ tố cáo); cấp huyện 317 vụ việc (281 vụ khiếu nại; 36 vụ tố
cáo); cấp xã 125 vụ việc (92 vụ khiếu nại; 33 vụ tố cáo); cấp sở ngành 213 vụ việc
(176 vụ khiếu nại; 37 vụ tố cáo). So với năm 2007, số lượng đơn thư và vụ việc
tiếp nhận trong năm 2008 tăng 886 đơn và 889 vụ việc.
- Năm 2009 đã tiếp nhận 1.471 đơn, với 1.189 vụ việc (1.259 đơn khiếu
nại với 1.001 vụ việc, 212 đơn tố cáo với 188 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực đất đai là 901 chiếm 90,01%, còn 100 vụ việc khiếu nại liên
quan đến nội dung khác). Trong tổng số 1.189 vụ việc thì có 444 vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp (373 vụ khiếu nại, 71 vụ tố
13
cáo), còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ lý
giải quyết theo quy định. Trong 444 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan hành chính các cấp thì thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh 55 vụ việc (46 vụ
khiếu nại, 9 vụ tố cáo); cấp huyện 135 vụ việc (112 vụ khiếu nại, 23 vụ tố cáo);
cấp xã 209 vụ việc (189 vụ khiếu nại, 20 vụ tố cáo); sở ngành 45 vụ việc (26 vụ
khiếu nại, 19 vụ tố cáo). So với năm 2008, số lượng đơn thư và vụ việc tiếp nhận
trong năm 2009 giảm 535 đơn và 589 vụ việc.
- Năm 2010 đã tiếp nhận 1.387 đơn, với 1.100 vụ việc (1.130 đơn khiếu
nại với 927 vụ việc, 257 đơn tố cáo với 173 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên quan
đến lĩnh vực đất đai là 834 chiếm 89,97%, còn 93 vụ việc khiếu nại liên quan đến
nội dung khác). Trong tổng số 1.100 vụ việc có 483 vụ việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan hành chính các cấp (435 vụ khiếu nại; 48 vụ tố cáo), còn lại là
các vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo
quy định. Trong 483 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền giải
quyết của cấp tỉnh 55 vụ việc (50 vụ khiếu nại; 5 vụ tố cáo); cấp huyện 115 vụ việc
(101 vụ khiếu nại; 14 vụ tố cáo); cấp xã 284 vụ việc (269 vụ khiếu nại, 15 vụ tố
cáo); sở ngành 29 vụ việc (15 vụ khiếu nại, 14 vụ tố cáo). So với năm 2009, số
lượng đơn thư và vụ việc tiếp nhận trong năm 2010 giảm 84 đơn và 89 vụ việc.
- Năm 2011 đã tiếp nhận 2.212 đơn, với 1.878 vụ việc (1.993 đơn khiếu
nại với 1.677 vụ việc, 219 đơn tố cáo với 201 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực đất đai là 1.509 chiếm 89,98%, còn 168 vụ việc khiếu nại liên
quan đến nội dung khác). Trong tổng số 1.878 vụ việc có 1.018 vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp (923 vụ khiếu nại, 95 vụ tố cáo),
còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ lý giải
quyết theo quy định. Trong 1.018 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết thì thuộc
thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh 125 vụ việc (120 vụ khiếu nại, 5 vụ tố cáo); cấp
huyện 200 vụ việc (170 vụ khiếu nại, 30 vụ tố cáo); cấp xã 510 vụ việc (486 vụ
khiếu nại, 24 vụ tố cáo); sở ngành 183 vụ việc (147 vụ khiếu nại; 36 vụ tố cáo). So
với năm 2010, số lượng đơn thư và vụ việc tiếp nhận trong năm 2011 tăng cao với
825 đơn và 778 vụ việc.
- Năm 2012 đã tiếp nhận 2.397 đơn, với 1.310 vụ việc (2.174 đơn khiếu
nại với 1.099 vụ việc, 223 đơn tố cáo với 211 vụ việc; số vụ việc khiếu nại liên
quan đến lĩnh vực đất đai là 989 chiếm 89,99%, còn 110 vụ việc khiếu nại liên
quan đến nội dung khác). Trong tổng số 1.310 vụ việc có 504 vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp (429 vụ khiếu nại, 75 vụ tố cáo),
còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các vụ việc không đủ điều kiện để thụ lý giải
quyết theo quy định. Trong 504 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết thì thẩm
14
quyền giải quyết của cấp tỉnh 10 vụ việc khiếu nại; cấp huyện 178 vụ việc (156 vụ
khiếu nại, 22 vụ tố cáo); cấp xã 259 vụ việc (236 vụ khiếu nại, 23 vụ tố cáo); sở
ngành 57 vụ việc (27 vụ khiếu nại; 30 vụ tố cáo). So với năm 2011, số lượng đơn
thư tiếp nhận trong năm 2012 tăng 185 đơn nhưng giảm 568 vụ việc.
Nhìn chung từ năm 2007 - 2012 số lượng đơn khiếu nại, tố cáo phát sinh
năm sau thường cao hơn năm trước, điều này một mặt phản ánh tính phức tạp, gia
tăng của tình hình khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, cũng cho thấy trình độ dân trí từng
bước được nâng cao. Do vậy việc nhận thức và am hiểu pháp luật của người dân
cũng nâng lên nên khi có phát sinh các mối quan hệ hành chính hoặc tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo đã gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét
giải quyết quyền lợi chính đáng của mình. Đặc biệt, năm 2011 số đơn thư tăng cao
so với năm 2010, chủ yếu là đơn thư của các hộ dân thuộc Dự án Thủy điện Đăk
Rtih với hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng ở huyện Đăk Rlấp, Đăk Song và tập trung
ở thị xã Gia Nghĩa.
Hầu hết nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh
vực đất đai (bình quân hàng năm chiếm 90% số vụ khiếu nại), như việc giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi
thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giao đất cho các dự án.
Trong đó, phát sinh khiếu nại tập trung vào các dự án như: Vụ khiếu kiện của các
hộ dân xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, với hàng trăm công dân khiếu kiện vượt cấp
ra Trung ương đòi lại đất khi Nhà nước cho thuê, kéo dài từ năm 2005 đến nay
chưa giải quyết được; Dự án khai thác quặng Bauxit - sản xuất Alumin tại xã Nhân
Cơ, huyện Đăk R’lấp đã giải tỏa đền bù trên 200 hộ dân. Khi xây dựng phương án
đền bù đã tính sai hạng đất từ loại 3 xuống loại 4, làm phát sinh đơn khiếu nại kéo
dài trong nhiều năm; Dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk R’tih phải giải tỏa,
bồi thường cho 1.758 hộ dân. Quá trình giải quyết sai sót trên, 528 hộ đã được bồi
thường khắc phục theo Kết luận số 4057/KL-UBND của UBND tỉnh, với số tiền
20.951.442.344 đồng; Dự án Thủy điện Đồng Nai 3&4 ở huyện Đăk G’long đã
thực hiện việc di dân lên vùng tái định cư gần 4 năm nhưng vẫn chưa giải quyết
dứt điểm vấn đề về bố trí đất sản xuất, đất ở cho người dân.
Thực trạng trên đang là những bức xúc của các hộ dân ở vùng dự án bị thu
hồi đất ở tỉnh ta hiện nay. Ở đây nói lên sự tắc trách của một số cơ quan nhà nước
trong việc tổ chức triển khai xây dựng phương án đền bù chưa chặt chẽ. Công tác
kiểm kê, đo đếm tài sản, hoa màu trên đất cho người bị thu hồi đất còn thiếu sót và
sai phạm. Đặc biệt là chủ đầu tư, vì lợi ích nhóm nên đã cố tình chậm trễ đền bù,
khắc phục hậu quả cho công dân. Việc thiếu đất ở, đất sản xuất ở khu tái định cư,
định canh của Dự án Thủy điện Đồng Nai 3&4 đang tiềm ẩn những rủi ro về cuộc
sống của người dân vùng dự án khi bị chuyển đi tái định cư nhưng không có đất
sản xuất, dẫn đến đói nghèo là một thực tế đáng suy nghĩ. Trong khi luật quy định
người dân chuyển đến địa điểm tái định cư phải đảm bảo tốt hơn nơi ở cũ. Rõ ràng
giữa các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện ở các dự án đang là một
15
khoảng cách. Trước thực trạng trên, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời cho
công dân đang là nhiệm vụ nặng nề cho các cấp, chính quyền địa phương trong
thời điểm hiện nay.
3.2.2. Tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Đăk Nông trong thời
gian từ năm 2007 đến năm 2012 được thể hiện tại các bảng số liệu sau:
16
Bảng 1: Số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp từ năm 2007 đến năm 2012
Số vụ thuộc thẩm
quyền giải quyết
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
Tổng
số
Khiếu
nại
378
684
444
483
1.018
504
3.511
311
576
373
435
923
429
3.047
Tố
Tổng
cáo
số
67
323
108 629
71
392
48
460
95
931
75
489
464 3.224
Số vụ đã giải quyết
Lần 1
Khiếu nại
SL
%
260
80,5
526
83,6
328
83,7
415
90,2
856
92
419
85,6
2.804 87
Lần 2
Tố cáo
Tổng Khiếu nại
số
SL %
SL %
63
19,5 55
51
92,7
103 16,4 55
50
90,9
64
16,3 52
45
86,5
45
9,8 23
20
87
75
8
87
67
77
70
14,4 15
10
66,6
420 13
287
243 84,6
Số vụ tồn đọng
Tố cáo
SL %
4
7,3
5
9,1
7
13,5
3
13
20 23
5
33,4
44 15,4
Tổng
số
5
6
8
8
6
6
39
Khiếu
nại
SL %
5
100
6
100
8
100
8
100
6
100
6
100
39 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát, thu thập từ các sở, ngành, huyện, thị xã)
17
Tố cáo
SL
0
0
0
0
0
0
0
%
0
0
0
0
0
0
0
Bảng 2. Kết quả giải quyết các vụ khiếu nại từ năm 2007 đến năm 2012 của cơ quan hành chính các cấp
Số vụ đã giải quyết
Stt
Số vụ thuộc
Năm thẩm quyền Tổng
giải quyết
số
Phân tích kết quả giải quyết (vụ việc)
Số vụ rút
đơn thông
qua hòa giải
Số vụ giải quyết
bằng QĐ hành
chính
Khiếu nại
đúng
Khiếu nại
sai
KN có
đúng, có sai
Số vụ
%
Số vụ
%
Số vụ
%
Số vụ
tiếp
khiếu
1
2007
311
311
51
260
35
14
154
59
71
27
51
2
2008
576
576
169
407
33
8
239
59
135
33
50
3
2009
373
373
93
280
40
14
184
66
56
20
45
4
2010
435
435
262
173
27
16
120
69
26
15
20
5
2011
923
923
132
791
114
15
516
65
161
20
67
6
2012
429
429
80
349
42
12
200
57
107
31
10
3.047
3.047
787
2.260
291
13
1.413
63
556
24
243
Tổng cộng
(Nguồn: Số liệu khảo sát, thu thập từ các sở, ngành, huyện, thị xã)
18
Bảng 3. Kết quả giải quyết các vụ tố cáo từ năm 2007 đến năm 2012 của cơ quan hành chính các cấp
Kết quả giải quyết (vụ việc)
Stt
Năm
Số vụ thuộc
thẩm quyền giải
quyết
Số vụ đã giải
quyết
TC đúng
TC sai
TC có đúng,
có sai
Số vụ
%
Số vụ
%
Số vụ
%
Số vụ tiếp
tố
1
2007
67
67
9
14
31
46
27
40
4
2
2008
108
108
17
16
43
40
48
44
5
3
2009
71
71
5
7
43
61
23
32
7
4
2010
48
48
6
12
32
67
10
21
3
5
2011
95
95
12
13
60
63
23
24
20
6
2012
75
75
11
15
38
50
26
35
5
464
464
60
13
247
53
157
34
44
Tổng cộng
(Nguồn: Số liệu khảo sát, thu thập từ các sở, ngành, huyện, thị xã)
19
Qua các bảng số liệu trên cho thấy tình hình công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo từ năm 2007 đến năm 2012 ngày càng gia tăng, năm sau giải quyết
nhiều hơn năm trước, cụ thể: Năm 2007 tổng số vụ thuộc thẩm quyền giải
quyết là 378 vụ việc, trong đó khiếu nại 311 vụ việc, tố cáo 67 vụ việc; Năm
2008 tổng số vụ thuộc thẩm quyền giải quyết là 684 vụ việc, tăng 81% so với
năm 2007, trong đó khiếu nại 576 vụ việc, tăng 85%, tố cáo 108 vụ việc, tăng
61% . Đặc biệt số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền phải giải quyết trong
năm 2011 là 1.018 vụ việc, tăng 535 vụ việc so với năm 2010, tương ứng tăng
111% so với cùng kỳ (Bảng số 1).
Trong tổng số 3.047 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết,
có 787 vụ việc được giải quyết thông qua hòa giải, chiếm 25,8%; 2.260 vụ
việc còn lại được giải quyết bằng quyết định hành chính, chiếm 74,2%. Trong
quá trình giải quyết khiếu nại cho thấy: Số vụ việc khiếu nại đúng chỉ chiếm
13%, tương ứng 291 vụ việc; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 24%,
tương ứng 556 vụ việc; trong khi đó số vụ khiếu nại sai chiếm 63% vụ việc,
tương ứng 1.413 vụ việc và số vụ việc người dân không đồng tình với kết quả
giải quyết của cấp có thẩm quyền nên tiếp khiếu là 243 vụ việc. (Bảng số 2).
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết 464 vụ việc tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết thì có 60 vụ việc tố cáo đúng, chiếm 13%; 247 vụ việc tố cáo
sai, chiếm 53% và 157 vụ việc tố cáo có đúng, có sai, chiếm 34%; số vụ việc
người dân không đồng tình với kết quả giải quyết của cấp có thẩm quyền nên
tiếp tố lên cấp trên là 44 vụ việc (Bảng số 3).
Việc phát sinh ngày càng nhiều vụ khiếu nại, tố cáo là do rất nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan của cơ quan nhà nước vẫn là
chủ yếu. Theo số liệu, kết quả Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra
trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo Công văn số 877/UBND-NC ngày 12/3/2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh cho thấy chất lượng giải quyết lần đầu còn hạn chế,
nhiều vụ việc giải quyết lần đầu bị dân tiếp khiếu như huyện Đăk Song, Đăk
R’lấp. Đặc biệt với các vụ khiếu nại đông người ở thị xã Gia Nghĩa như: Vụ
khiếu nại của các hộ dân liên quan đến việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk
R’tih; 12 hộ giải tỏa hành lang Quốc lộ 14 - đoạn qua thị xã Gia Nghĩa hay vụ
khiếu nại tái định cư, định canh thuộc Dự án Thủy điện Đồng Nai 3&4, huyện
Đăk G’long cho thấy các chủ đầu tư dự án chưa quan tâm đến việc lập, thẩm
định phương án đền bù cho người dân, dẫn đến việc kê khai, đo đếm tài sản,
hoa màu tại thời điểm kê khai còn nhiều thiếu sót, sai phạm. Nổi cộm lên là
20
vụ việc khiếu nại của các hộ dân thuộc khu vực xã Đăk R’moan, thị xã Gia
Nghĩa yêu cầu UBND xã xác nhận thời điểm sử dụng đất và xây dựng nhà
trên đất nhưng chính quyền không xác nhận được, cá biệt có nhiều trường hợp
cùng một hộ xác nhận thời điểm lại khác nhau, gây nên khiếu kiện đông
người, làm khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại hiện nay…
4. Nguyên nhân phát sinh tình hình khiếu nại, tố cáo thời gian
qua
4.1. Nguyên nhân khách quan
Nhằm phát huy nội lực, khởi động mọi tiềm năng trong xã hội, xây
dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, nhiều
chủ trương, chính sách mới đã được ban hành, thực hiện. Tuy nhiên, trong
thực hiện chính sách có thể có đụng chạm đến quyền và lợi ích chính đáng
của một số người nên nảy sinh khiếu kiện. Việc điều hòa lợi ích đó chưa thỏa
đáng hoặc giải quyết không tốt, phát sinh mâu thuẫn, khiếu kiện có lúc còn
gay gắt.
Bên cạnh đó, một số chính sách vừa mới ban hành lại thiếu đồng bộ
và nhiều khi không thống nhất, chính sách lại thường xuyên thay đổi và thiếu
nhất quán. Trên một số mặt còn lúng túng trong việc ban hành những quy
định cụ thể (VD: chính sách giải tỏa, đền bù thiệt hại khi thu hồi đất…). Mặt
khác, do sự biến động về giá cả thị trường đất đai, nhà cửa, nhất là những đô
thị, khu quy hoạch lớn thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức
thực hiện.
Tình trạng đơn khiếu nại liên quan đến vấn đề đất đai do tính chất lịch
sử để lại không thể giải quyết ngay được, một số trường hợp khiếu nại xem
xét lại đất thời kỳ thực hiện thu hồi vào hợp tác xã như vụ việc Thái Bá Long
hay 74 hộ dân xã Đăk Săk, huyện Đăk Mil đòi lại đất thu hồi thành lập các
nông trường cà phê trước đây. Những vụ việc này đến nay đã quá thời hiệu
giải quyết nhưng các văn bản và các quy định của pháp luật ở thời kỳ tiến
hành những việc đó đến nay vẫn còn có hiệu lực. Những vụ việc kéo dài đặt
ra như trên, Nhà nước chưa có những chuẩn mực quy định khác nên các cơ
quan chức năng khi thực hiện giải quyết đơn khiếu nại thực sự lúng túng trong
xử lý và giải quyết. Trong khi đó, các vụ khiếu kiện này lại rất phức tạp,
nhiều khi gay gắt.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
21
Công tác tiếp dân qua kiểm tra cho thấy một số nơi chưa chú trọng,
còn hình thức, một số thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đúng
Luật Tiếp công dân, nhiều phản ánh, kiến nghị chính đáng không được lắng
nghe giải quyết kịp thời. Mặt khác, công tác tiếp dân chưa bố trí được những
người có năng lực, có hiểu biết pháp luật cho nên trong tiếp dân còn có tình
trạng cán bộ tiếp dân giải thích, hướng dẫn sai về thẩm quyền cho công dân,
gây nên tình trạng đơn khiếu nại, tố cáo gửi nhiều cấp, nhiều nơi, dẫn đến đùn
đẩy, né tránh, làm mất thời gian của công dân khi có việc cần khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh đến lãnh đạo các cấp.
Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chủ quan, chưa quan tâm
đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cá biệt có nơi cán bộ sai phạm, nội
bộ mất đoàn kết, vai trò lãnh đạo của Đảng ở đó giảm sút, chính quyền bị vô
hiệu hóa, không được sự tín nhiệm với nhân dân. Đây là một trong những
nguyên nhân phát sinh khiếu kiện kéo dài, có khi trở thành “điểm nóng” như
ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức...
Ý thức chấp hành pháp luật kỷ cương của một bộ phận cán bộ có
trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa nghiêm, bệnh quan liêu hành
chính thiếu dân chủ, công khai và công bằng còn phổ biến. Một số cán bộ làm
công tác kê khai đền bù có hành vi tiêu cực, tham nhũng làm dân bất bình,
dẫn đến khiếu kiện phát sinh gay gắt. Nhiều vụ việc vận dụng các văn bản
pháp luật giải quyết hoàn toàn trái ngược nhau, làm nảy sinh khiếu kiện mới
nhưng chậm được sửa đổi, khắc phục.
Một số vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách pháp
luật nhưng trong việc chấp hành quyết định giải quyết thường không nghiêm
túc, dây dưa, kéo dài, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Cá biệt có những vụ việc Thanh tra kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý nhưng
cấp có thẩm quyền không xử lý hoặc xử lý không kịp thời để cho dân bất
bình, dẫn đến tiếp khiếu trở thành phức tạp như các vụ giải quyết khiếu nại ở
huyện Đăk Song (Vụ khiếu nại của ông Đặng Văn Tấn, Nguyễn Thị
Phụng,...vv).
Nhiều vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân, về trình tự
thủ tục giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo đúng quy định, đặc
biệt ở cơ sở cấp xã, huyện còn có những vụ khiếu nại được giải quyết nhưng
không ban hành quyết định giải quyết theo quy định của pháp luật mà chỉ ra
công văn, thông báo trả lời cho công dân. Như vậy, xét về mặt nguyên tắc
22
pháp lý chưa thể coi vụ việc khiếu nại đã được giải quyết khi chưa có quyết
định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Đối chiếu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm quản
lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là của thủ trưởng các cấp,
các ngành. Nhưng nhìn chung, thủ trưởng các cấp, các ngành chưa nhận thức
đầy đủ về trách nhiệm của mình, còn coi đó là trách nhiệm của các tổ chức
Thanh tra, giao mặc cho cơ quan Thanh tra. Điều này dẫn đến sự coi nhẹ công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng cấp trên đối với cấp dưới, làm
cho công tác này không được phát huy trong thực tế, dẫn đến chất lượng giải
quyết khiếu nại, tố cáo không đồng đều trong phạm vi toàn tỉnh.
Ở một số dự án, việc thực hiện thu hồi đất còn chưa đúng trình tự, thủ
tục, thiếu công khai, minh bạch; việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư còn nhiều sai sót như: Phương án đền bù chưa chặt chẽ, còn sai sót,
ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; chủ đầu tư chậm bố trí tái định cư,
hỗ trợ đất nông nghiệp liền kề cho các hộ dân; chính quyền địa phương xác
nhận thời điểm xây dựng nhà cửa, thời điểm sử dụng đất còn chủ quan, thiếu
chính xác; việc kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại của các hộ nằm trong vùng
dự án chưa đầy đủ, có nhiều sai sót, thậm chí có tình trạng áp dụng chính sách
chưa đồng nhất…dẫn đến khiếu nại đông người, phức tạp như ở Dự án Thủy
điện Đăk Rtih.
Một số ngành và chính quyền ở cơ sở chưa thấy hết mức độ nguy
hiểm tiềm ẩn, bất an trong nội bộ nhân dân, nhiều nơi xuất hiện những vụ
khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài nhưng chưa được cấp ủy, chính
quyền nơi đó quan tâm giải quyết kịp thời, còn có biểu hiện ngại khó, ngại va
chạm, ngại đối thoại, tiếp xúc với người đi khiếu kiện, không muốn lật lại vấn
đề đã sai phạm trước đây để xử lý, giải quyết dứt điểm.
Về phía công dân, nhiều người do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc cố
tình không hiểu chính sách, pháp luật, khiếu kiện thiếu chứng cứ ngoài quy
định của pháp luật nhưng vẫn đeo bám dai dẳng, thái độ gay gắt, cố chấp
được thua, quá khích hoặc cố tình không chấp hành quy định giải quyết đúng
chính sách, pháp luật, làm cho vụ việc không chấm dứt được.
Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo như: Tố cáo sai
sự thật, quá khích, coi thường kỷ cương pháp luật, gây mất an ninh, trật tự,
thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc giải quyết sai pháp luật chưa
được xử lý nghiêm minh, dẫn tới nhiều người coi thường kỷ cương, pháp luật
trong thực hiện khiếu nại, tố cáo làm cho tình hình càng phức tạp thêm.
23
5. Những tồn tại và hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, mặc dù có nhiều
chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân
cũng như mong muốn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra. Trước thực trạng khiếu
nại, tố cáo ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất vụ việc phức tạp,
đông người, vượt cấp lên Trung ương. Đây đang là điều đáng suy nghĩ của
Cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Đăk Nông. Những tồn tại, thiếu sót thể hiện ở
những mặt sau đây:
- Trong giải quyết khiếu nại còn có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách
nhiệm; một số quyết định giải quyết khiếu nại còn chiếu lệ, qua loa, thiếu
công tâm, khách quan, chưa thấu tình đạt lý, còn có biểu hiện chủ quan, áp
đặt, chưa thực hiện đúng quy định đối thoại với người khiếu nại trước khi ban
hành quyết định nên chất lượng giải quyết khiếu nại lần đầu chưa cao; chưa
làm tốt việc hòa giải tranh chấp trong nội bộ nhân dân và các khiếu nại khi
mới phát sinh; chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; một
số quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan có liên quan
không tích cực triển khai thực hiện hoặc cơ quan ra quyết định giải quyết
không có biện pháp trong chỉ đạo đôn đốc thực hiện nên đã làm hạn chế hiệu
quả giải quyết. Thủ trưởng một số ngành và địa phương chưa quan tâm đến
việc xử lý các kết luận sau thanh tra, có những vụ việc đã có kết luận rõ ràng
nhưng cấp có thẩm quyền chậm trễ trong việc xử lý sai phạm, xử lý cán bộ,
khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nên người dân thiếu tin tưởng
vào việc giải quyết của chính quyền cơ sở mà tiếp tục gửi đơn đến các cấp
Trung ương và các cơ quan báo chí.
- Việc phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước nói chung và trong
khối nội chính nói riêng, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp tỉnh và
huyện còn chưa chặt chẽ, nhiều vụ tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy
tín, danh dự cán bộ nhưng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng chỉ
dừng lại ở mức độ chung chung, chưa có kết luận rõ đúng sai, chưa đặt vấn đề
xử lý nguyên đơn khi phát hiện cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu
khống, xuyên tạc sự thật.
- Vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Công
đoàn, Hội nông dân đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao.
Thanh tra nhân dân hoạt động ở cơ sở, trong cơ quan, xí nghiệp còn hình
thức, kém hiệu quả. Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải
quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nhưng kém hiệu quả.
24
- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai
còn nhiều yếu kém, chưa thực hiện đúng các quy định về giao đất, cho thuê
đất. Tình hình khiếu nại tăng mạnh tập trung vào các dự án nông lâm nghiệp,
các hợp đồng liên doanh, liên kết với các công ty lâm nghiệp. Các dự án cho
thuê đất với diện tích cho thuê quá lớn trong khi năng lực tài chính của nhà
đầu tư lại hạn chế nên phần lớn các dự án sau khi được phê duyệt, được cho
thuê đất thì không thực hiện đúng tiến độ của dự án đề ra.
- Việc cho thuê đất ở các dự án nông lâm nghiệp thời gian qua chưa
thực hiện đúng trình tự theo quy định của Luật Đất đai. Đó là xét duyệt dự án
chưa theo quy hoạch sử dụng đất, việc cấp phép đầu tư cho các dự án chưa
gắn với công tác quy hoạch, dẫn đến tình trạng phát triển dự án mang tính tự
phát trên diện rộng phân tán và thiếu vai trò định hướng của cơ quan quản lý
nhà nước, công tác quản lý chuyên ngành còn nhiều bất cập, thụ động trong
tham mưu, đề xuất các giải pháp cho UBND tỉnh.
- Các dự án giao đất, cho thuê đất còn chồng lấn vào vùng đất xâm
canh của đồng bào di cư tự do, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đụng chạm
đến không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của đồng bào bản địa, tạo cơ hội
cho bọn xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào tranh chấp,
khiếu kiện đông người kéo dài, khó giải quyết. Nổi lên các dự án nông lâm
nghiệp ở Công ty lâm nghiệp Quảng Tín, xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức.
- Hạn chế trong công tác giải tỏa, đền bù, công tác lập và thẩm định
dự án: Quy trình thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện chính
sách hỗ trợ, tái định cư còn nhiều sai sót; công tác phối hợp giữa chính quyền
địa phương trong việc kê khai đền bù, giải tỏa cho nhân dân chưa được chặt
chẽ, dẫn đến bức xúc khiếu kiện đông người và vượt cấp. Đây là vấn đề đáng
báo động hiện nay.
- Các nhà đầu tư chưa phối hợp với cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các
đoàn thể quần chúng địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động,
thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch; chưa giải quyết tốt lợi ích
chính đáng của người dân trong vùng dự án, nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng
thuận; trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác thẩm định, lập phương án
đền bù còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Một số dự án phát
sinh khiếu kiện có trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành thẩm định, tư
vấn chưa đúng quy định của pháp luật.
6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh
25