Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

GIỚI THIỆU TÓM TẮT TÁC GIẢ VÀ CÔNG TRÌNH, ĐỀ TÀI, GIẢI PHÁP ĐOẠT GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM (VIFOTEC) VÀ HỘI THI STKT THÁI BÌNH NĂM 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.25 KB, 60 trang )

PHẦN IV

GIỚI THIỆU TĨM TẮT TÁC GIẢ VÀ CƠNG TRÌNH,
ĐỀ TÀI, GIẢI PHÁP ĐOẠT GIẢI THƯỞNG
SÁNG TẠO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM (VIFOTEC)
VÀ HỘI THI STKT THÁI BÌNH NĂM 2007.

A10

Các tác giả đoạt giải nhận giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công
nghệ Việt Nam (VIFOTEC) tại Nhà hát Lớn- Hà Nội (tháng 4/2008).
GIẢI NHẤT
CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XƠ POLYESTER TỪ CHAI PET PHẾ LIỆU
Giải Đặc biệt
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái Bình năm 2007
I.GIỚI THIỆU

1


Họ và tên :

CN.LÊ MẠNH THỦY

Tác giả: Lê Mạnh Thủy. Năm sinh: 1970.
Quê quán: Bình Lập - Bình Sơn - Quảng Ngãi.
Trú qn: Phường Bồ Xun, TP Thái Bình.
Văn hóa: 12/12. Chun mơn: Cử nhân kinh tế.
Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty.
Đơn vị công tác: Công ty TNHH Hợp ThànhKCN Nguyễn Đức Cảnh - Thành phố Thái Bình.
Điện thọai: 036.841.688 - 0913.208.958


Cộng sự: CN Phạm Thị Sen - Trưởng phịng Kỹ thuật Cơng ty.

II. NỘI DUNG:
Nhu cầu xơ Polyester của ngành dệt may thế giới và các nhà máy dệt may trong nước
rất lớn và rất đa dạng, cần nhiều chủng loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất sợi, bông,
vải không dệt, các sản phẩm chăn ga, gối đệm… Ngành dệt may Việt Nam nhu cầu mỗi năm
cần khoảng 1,2 – 1,5 triệu tấn xơ Polyester, trong đó 100% xơ Polyester phải nhập ngoại với
số tiền hàng tỷ USD mỗi năm. Sau khi nghiên cứu, Công ty Hợp Thành – Thái Bình đã nhập
dây truyền thiết bị từ Trung Quốc về cải tiến lại toàn bộ từ thiết bị máy móc, dây truyền đến
quy trình cơng nghệ. Kết quả, Công ty đã sản xuất thành công sản phẩm xơ Polyester chất
lượng tương đương và hơn sản phẩm nhập ngoại, giá thành thấp hơn sản phẩm nhập ngoại,
chủng loại phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành dệt may Việt Nam.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Lần đầu tiên ngành dệt may Việt Nam có quy trình cơng nghệ sản xuất xơ Polyester nói
chung và từ chai PET phế thải nói riêng, đáp ứng một phần nhu cầu nguyên liệu xơ Polyester
cho ngành dệt may ở Việt Nam và xuất khẩu.
Sản phẩm xơ Polyester do Cơng ty sản xuất có nhiều chủng loại, chất lượng cao, tương
đương với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, được khách hàng trên thế giới và trong nước
tín nhiệm.
2. Hiệu quả kinh tế:
a. Đối với ngành dệt may Việt Nam:
Với công suất 27.800 tấn/năm, so giá ngoại nhập với giá bán xơ Polyester của công ty
Hợp Thành cho các doanh nghiệp dệt may trong nước cho thấy: trung bình chênh lệch giữa giá
nhập khẩu và giá bán là 0,09 USD/kg/xơ Polyester (chưa kể chi phí bốc xếp, vận chuyển, bến
bãi…). Công ty Hợp Thành đã làm lợi cho ngành dệt may Việt Nam khoảng 2,5 triệu
USD/năm (do giá mua nguyên liệu giảm so với giá nhập khẩu).
Từ cuối năm 2007, công ty tiếp tục đưa nhà máy mới với công suất 20.000 tấn sản
phẩm xơ Polyester/ năm đi vào hoạt động. Như vậy tổng công suất hàng năm của công ty Hợp
Thành đạt 50.000 tấn sản phẩm xơ Polyester/ năm, công ty sẽ làm lợi cho ngành dệt may Việt
Nam khoảng 4,5 triệu USD/năm (do giảm chi phí so với nhập khẩu nguyên liệu).

b. Đối với doanh nghiệp:

2


Với chi phí sản xuất trung bình khoảng 17.000đ/kg sản phẩm xơ Polyester, giá bán
trung bình (quy đổi tương đương): 19.000đ/kg (chưa trừ chi phí), cơng ty đạt lợi nhuận 25 – 30
tỷ VNĐ/năm.
3. Hiệu quả xã hội:
Ngành dệt may Việt Nam chủ động được nguồn nguyên liệu xơ Polyester trong nước
thay thế nhập khẩu (với chất lượng tương đương, giá cả thấp hơn, cung cấp kịp thời và nhanh
chóng hơn)
Góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt
Nam với mặt hàng dệt may của các nước trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm dùng cho
xuất khẩu sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ của đất nước.
Công ty đã tạo việc làm thường xuyên cho 850 – 1000 lao động tại công ty, với mức
thu nhập 1,2 – 1,5 trriệu đồng/người/tháng, góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm tại
địa phương. Tạo thêm việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài tỉnh trong khâu thu mua phế
liệu, góp phần làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển, đưa ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam từng bước ngang tầm và hồ nhập với thế giới.
Sản phẩm sợi bơng Polyester của cơng ty Hợp Thành có chất lượng tương đương với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Giá thành sản phẩm thấp hơn so với sản phẩm
cùng loại trên thị trường thế giới, nên có sức cạnh tranh cao cả ở thị trường trong nước và quốc
tế.
4. Khả năng ứng dụng:
Tất cả các nhà máy sản xuất tấm bông PE, PP, nhà sản xuất các sản phẩm chăn, ga, gối,
đệm… trong nước và một phần phục vụ ngành cơng nghiệp vải khơng dệt. Khách hàng nước
ngồi chủ yếu là các nước như: Italia, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Ailen, …
Trước nhu cầu xơ Polyester trên thế giới và Việt Nam ngày càng tăng cao, công ty đã

đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất xơ Polyester tại khu công nghiệp Nguyễn Đức
Cảnh – TP Thái Bình với cơng suất 20.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy đi vào hoạt động từ
quý IV năm 2007 đưa công suất tồn cơngg ty đạt 50.000 tấn sản phẩm/năm.
Cơng trình đạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC (năm 2007); Bằng chứng nhận giải Đặc biệt Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Trung ương Đồn
TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo; Bộ Khoa học - Công nghệ, Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tặng
Bằng khen (năm 2007).
GIẢI NHÌ
CẢI TIẾN CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT SỢI ĐŨI TỪ PHẾ THẢI TƠ TẰM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHIỆP.
Giải Nhất

3


Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái Bình năm 2007.

TRẦN VĂN TUẤN

I.GIỚI THIỆU
Tác giả : Trần Văn Tuấn.
Năm sinh: 1963.
Quê quán: Vũ Tiến - Vũ Thư - Thái Bình.
Trú quán: Phường Phú Khánh, TP Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chức vụ: - Giám đốc Công ty.
- Ủy viên BCH Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh.
- Đại biểu HĐND Phường Phú Khánh.
Đơn vị công tác: Công ty Sản xuất kinh doanh
Tơ tằm Phú Khánh- TP. Thái Bình .

Điện thoại: 0983.532.327

Ơ. TRẦN VĂN TUẤN
II. NỘI DUNG:
Hàng năm diện tích trồng dâu ở Thái Bình trung bình từ 1.300 - 1.500 ha, sản lượng
dâu tằm đạt 14.500 - 16.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt 1300 – 1500 tấn/năm. Trong q trình
sản xuất tơ nõn (chính phẩm) có một lượng lớn phế liệu (gốc cục, gốc rũ, xơ nhộng, kén chìm,
kén phế loại) thải ra. Tại Thái Bình hàng năm có khoảng 250 - 300 tấn phế thải do quá trình
sản xuất tơ tằm loại ra, chỉ một lượng nhỏ được sử dụng, còn phần lớn không được sử dụng đã
thải bừa bãi ra bờ ao, bờ mương gây ô nhiễm môi trường. Để tận dụng tối đa lượng phế thải
này, sau khi nghiên cứu công nghệ sản xuất sợi đũi từ phế thải tơ tằm của Trung Quốc, Công
ty SXKD Tơ tằm Phúc Khánh đã nhập thiết bị và đầu tư nghiên cứu cải tiến quy trình cơng
nghệ sản xuất sợi đũi từ phế thải tơ tằm bằng phương pháp cơng nghiệp.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Đây là quy trình cơng nghệ mới sản xuất sợi đũi từ phế thải tơ tằm bằng phương pháp
công nghiệp lần đầu tiên được áp dụng vào sản xuất tại Việt Nam.
Quy trình đã tận dụng được mọi loại phế thải khác nhau từ tơ tằm (gốc cục, gốc rũ,
xơ nhộng, kén chìm, kén phế loại,…) để sản xuất thành nhiều loại sản phẩm khác nhau: chăn,
ga, gối, đệm, vải…chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Tác giả đã nghiên cứu tìm ra được nhiệt độ, thời gian ngâm ủ, tốc độ chạy máy… phù
hợp với từng loại phế thải tơ tằm đạt hiệu quả cao hơn hẳn quy trình của nước ngồi.
Quy trình cơng nghệ sản xuất sợi đũi từ phế thải tơ tằm bằng phương pháp công
nghiệp:

4


Khử
nhộng


Nấu ngâm
nguyên
liệu

Sấy
nguyên
liệu

Phun nhũ
tương & ủ
NL

Khử điểm
vàng

Nhặt, ghép
bông

Chải

Cắt nhỏ

Cắt vừa

Mở kén

Kéo rải

Tạo cúi


Ghép cúi

Kéo tời

Kéo sợi
thơ

Đảo sợi

Đốt lơng

Xe sợi

Đậu sợi

Kéo sợi
con

Đóng gói

2. Khả năng áp dụng:
Các tỉnh, vùng, cơ sở, nhà máy ươm tơ trong cả nước đều có thể áp dụng quy trình,
tận dụng nguồn phế thải tơ tằm tại địa phương sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế
cao, góp phần bảo vệ mơi trường.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Quy trình sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng
mỗi năm cho cơng ty.
Quy trình góp phần làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do khối lượng lớn phế thải tơ
tằm bị loại bỏ ngoài sơng, ngịi, ao hồ. Góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động

trong và ngồi tỉnh…
Cơng trình đạt giải nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC (năm 2007); Bằng chứng nhận đạt Giải nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Bộ Khoa học - Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao
động Sáng tạo; Ban tổ chức Hội chợ tặng Huy chương Vàng Hội chợ triển lãm Tuần lễ
xanh Quốc tế – Việt Nam (năm 2007).

5


GIẢI NHÌ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI TẨY NHUỘM KHĂN, VẢI, SỢI TẠI CƠNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU
THÀNH CÔNG.
Giải Nhất
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái Bình năm 2007.
I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Trần Xuân Ứng.
Năm sinh: 1957.
Quê quán: Thái Phương - Hưng Hà - Thái Bình.
Văn hóa: 10/10.
Trình độ chun mơn: Cử nhân Kinh tế.
Chức vụ: Giám đốc Công ty.
Đơn vị công tác: Công ty Dệt may xuất khẩu Thành Công.
CN.TRẦN XUÂN ỨNG Điện thoại: 036.733.612 - 0913.291.095 - 0983.291.095

II.NỘI DUNG
Nước thải, khí thải cơng nghiệp nói chung: nước thải, khí thải tẩy - nhuộm khăn, vải, sợi
cảu ngành dệt may nói riêng, là một trong các loại nước thải, khí thải đặc biệt và rất khó xử lý,
khơng chỉ đối với cơng nghệ xử lý nước thải, khí thải trong nước mà cịn khó đối với lĩnh vực
xử lý nước thải, khí thải và bảo vệ môi trường trên thế giới.

Trong nước thải, khí thải ngành cơng nghiệp dệt may có chứa nhiều độc chất của các loại
hố chất tẩy nhuộm cịn dư lại, kết hợp với các chất xenlulô của xơ bông, gấn bơng, nhựa
bơng, hồ tinh bột, dầu mỡ,…có lẫn trong khăn, vải, sợi… khi tẩy nhuộm thải ra ngoài. Đồng
thời, ngồi độc chất, nước thải tẩy – nhuộm cịn có chứa rất nhiều tạp chất lơ lửng, chỉ số
COD, BOD và độ PH rất cao… các tạp chất trên khi thối rữa, khuyếch tán ra ngồi khơng khí
sẽ tạo thành khí độc, gây độc hại và nguy hiểm cho người lao động và cộng đồng xã hội.
1.Tính mới, tính sáng tạo:
Đây là quy trình đầu tiên tại Thái Bình được xây dựng theo phương pháp kết hợp Lý Hóa - Sinh thành cơng trong xử lý nước thải và khí thải tẩy nhuộm khăn, vải sợi tại Thái Bình.
Các chỉ tiêu kỹ thuật nước thải, khí thải sau khi được xử lý, đều đạt và thấp hơn tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam cho phép.
Là doanh nghiệp nhưng công ty đã dám đầu tư, nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý
nước thải, khí thải, góp phần cùng xã hội làm tốt cơng tác bảo vệ mơi trường.
Tìm ra loại phế thải rắn do q trình sản xuất tại cơng ty thải ra để làm giảm nồng độ PH
của nước thải. Bằng cách, cho nước thải từ từ đi qua hệ thống bể chứa có loại phế liệu này để
làm giảm độ PH của nước thải từ PH = 12 xuống PH < 9, đạt TCVN.
Tận dụng phế thải trong sản xuất để xử lý nước thải, khí thải đạt hiệu quả cao.
Tận dụng được nhiệt độ cao trong nước thải quay trở lại sản xuất góp phần tiết kiệm và
giảm chi phí trong sản xuất.
Hạ nhiệt độ nước thải khi xử lý đã làm hạn chế sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải.
thu gom được khí thải để xử lý, không gây ô nhiễm môi trường.
Thu gom được khí thải để xử lý, khơng gây ơ nhiễm mơi trường.

6


Mức đầu tư xây dựng để áp dụng quy trình khơng lớn. Chi phí để xử lý 1m3 nước thải
thấp hơn 4 lần so với áp dụng các giải pháp thơng thường.
Quy trình phù hợp, dễ áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp dệt, tẩy, nhuộm nói riêng,
doanh nghiệp cơng nghiệp nói chung. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các công ty và doanh nghiệp nói chung.

Tóm tắt quy trình cơng nghệ xử lý nước thải, khí thải tại Cơng ty Dệt may Xuất khẩu
Thành Công:
(1)

Nước thải Làm giảm số
lượng nước thải

Sản xuất ra trong sản xuất
tẩy nhuộm

Thải ra môi trường

(7)
Dùng hoá chất kết
tủa, thu hồi hết
Thải ra
tạp chất COD
trong nước thải.
môi trường Lắng đọng nước
thải đạt TCVN
1945- 1995

(2)
Thu hồi hết tạp
chất lơ lửng có
trong nước thải
đưa đi chơn lấp

(8)
Thu gom,

xử lý khí thải

(6)
Ni cấy vi
sinh xử lý tạp
chất hữu cơ
trong nước thải

(3)
Hạ nhiệt độ
nước thải, thu
hồi nhiệt độ từ
nước thải trở lại
phục vụ sx

(4)
Tìm loại
nguyên liệu
mới xử lý làm
giảm độ PH
trong nước thải
(5)
Hồ trộn ơxy
vào nước thải
làm giảm BOD
trong nước thải

3. Khả năng áp dụng:
Mức đầu tư xây dựng để áp dụng quy trình khơng lớn. Mức chi phí để xử lý 1m3 nước
thải thấp hơn 4 lần so với áp dụng các giải pháp thơng thường.

Quy trình phù hợp, dễ áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp dệt, tẩy nhuộm nói riêng;
doanh nghiệp cơng nghiệp nói chung …
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Hiệu quả kinh tế: Cơng trình giúp cơng ty tiết kiệm được trên 1 tỷ đồng/ năm.
- Hiệu quả xã hội: Góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
tại công ty và các doanh nghiệp công nghiệp nói chung.
Cơng trình đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc (năm 2007); Bằng
chứng nhận đạt giải nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái Bình (năm 2007). Tác giả được
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam tặng Bằng Lao động Sáng tạo; Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng
Bằng khen (năm 2007).

7


GIẢI NHẤT
NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BC15 TẠI THÁI BÌNH
I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Đặng Đức Ninh.
Năm sinh: 1974.
Q qn: Đơng Hà - Đơng Hưng - Thái Bình.
Trú qn: Phường Bồ Xun, TP Thái Bình.
Văn hóa:12/12. Chun mơn: Kỹ sư Nơng học.
Cơ quan công tác: Trung tâm Khảo nghiệm & Khuyến nơng Thái Bình.
Điện thoại: 036.842.690 – 0985.574.439.
Đồng tác giả: KS. Đặng Tiểu Bình.
KS.ĐẶNG ĐỨC NINH
II.NỘI DUNG:
Hiện nay trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam chưa có giống lúa vừa ngắn ngày vừa
có năng suất cao và có chất lượng gạo thơm, ngon, gạo trong, cơm dẻo, có khả năng chống

chịu và thích ứng rộng. Giống lúa 13/2 là giống lúa được nhập nội từ viện lúa quốc tế IRRI,
năng suất cao, thuộc dạng hình nhiều bơng, bơng to nhưng thời gian sinh trưởng rất dài (180200 ngày), chịu rét kém, dài ngày nên giống lúa 13/2 rất khó đưa vào sản xuất. Trước đây và
hiện tại, giống lúa Q5 chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, tuy năng suất cao, thích ứng rộng nhưng
chất lượng gạo lại thấp, nhiễm rầy mạnh. Các giống lúa chất lượng khác như Xi23, 8865, Bắc
thơm 7 đều có những nhược điểm khó chấp nhận như: dài ngày, chống chịu kém,… các giống
lúa lai vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu bức thiết của sản xuất, mặt khác giá thành đầu tư về
giống vẫn cịn cao…
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Sau 11 năm nghiên cứu, tác giả đã lai tạo, chọn lọc thành công giống lúa thuần BC15 từ
giống 13/2 đột biến, có ưu điểm hơn hẳn giống lúa 13/2. Giống BC15 đáp ứng được các chỉ
tiêu kỹ thuật mà các nhà khoa học và nông dân mong muốn như: thời gian sinh trưởng ngắn,
năng suất cao, khả năng chống chịu rét tốt, sức đề kháng với sâu bệnh cao, ít nhiễm rầy, khơ
vằn, chi phí thuốc bảo vệ thực vật ít, chất lượng gạo thơm ngon.
Là giống cảm ôn, ngắn ngày, cấy được cả hai vụ xuân và vụ mùa.
Thời gian sinh trưởng ngắn vụ xuân 138 ngày, vụ mùa 118 ngày.
Giống BC15 có sức sinh trưởng mạnh, rễ khỏe, thân cứng, chiều cao cây 105-110 cm,
bản lá trung bình, màu vàng sáng, đẻ khỏe, nhiều bông, bông to chùng, hạt xếp gối.
Năng suất ổn định 70 - 80 tạ/ha ở vụ xuân, 60 - 70 tạ/ha ở vụ mùa.
Chất lượng gạo tốt, gạo trong, cơm dẻo, vị đậm. Tỷ lệ gạo đạt 70% trở lên, được người
tiêu dùng rất ưa chuộng. Có khả năng kháng bệnh cao, không nhiễm đạo ôn, chống khô vằn,
bạc lá, rét, hạn, úng khá tốt, chịu chua trũng, thích ứng rộng. Đặc biệt kháng rầy khá, chịu
thâm canh.
So với giống lúa Q5, BC15 có khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh tốt hơn, đặc
biệt là về vụ mùa nhờ khả năng kháng rầy nâu tốt hơn nên giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực
vật, tăng độ an tồn trong sản phẩm thóc gạo, góp phần tạo ra nền sản xuất nông nghiệp sạch,
bền vững.

8



So sánh một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống BC 15 với một số giống có trong
sản xuất hiện nay:
Tỷ lệ gạo
Tỷ lệ gạo Tỷ lệ gạo
Dài hạt Rộng hạt
Tên giống
nguyên
lật (%)
xát (%)
(mm)
(mm)
(%)
Q5
79,69
69,75
76,60
5,84
2,64
Khang Dân
79,30
67,50
87,55
5,51
2,18
BC 15
79,50
70,20
81,30
5,72
2,31

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Hiệu quả kinh tế:
Nhờ khả năng đẻ nhánh rất khỏe nên việc gieo cấy giống lúa BC15 giảm giá đầu tư về
giống. Giống lúa Q5 đầu tư: 3 kg giống/sào bắc bộ x 7.000đ/kg = 21.000đ. Giống BC15 đầu
tư: 2 kg giống/sào bắc bộ x 7.000đ/kg = 14.000đ. Như vậy giảm đầu tư về giống so với Q5:
7.000đ/sào (196.000 đồng/ha)
Giá trị sản phẩm hàng hóa của BC15 tăng lên so với Q5 từ 500 - 700 đ/kg, với năng
suất tương đương lợi nhuận cũng tăng là: Năng suất trung bình 65 - 70 tạ/ha, lợi nhuận tăng lên
3.500.000 - 4.900.000 đồng/ha.
Như vậy ngồi việc giảm chi phí khác như thuốc bảo vệ thực vật, chi phí sản xuất
giống….lợi nhuận bình quân do cấy lúa BC 15 so với lúa Q5 đã tăng 3,7 - 5 triệu đồng/ha x
7.000 - 8.000 ha/vụ x 2 vụ/năm = 71.3 - 81,5 triệu đồng/năm.
Hiệu quả xã hội:
BC15 là giống lúa phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Là giống lúa ngắn ngày, chịu trũng, chịu chua tốt, gạo ngon, gieo cấy được trà xuân
muộn nên thay thế được các giống lúa thuộc trà dài ngày, giảm áp lực về thời vụ, góp phần làm
tăng diện tích cây vụ đông.
3. Khả năng áp dụng:
Giống BC15 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia.
Hiện giống BC15 đã được bà con nông dân Thái Bình nói riêng, Miền Bắc nói chung
đưa vào sản xuất đại trà cả vụ xuân và vụ mùa, thay thế các giống lúa khác.
Cơng trình đã được tặng Bằng chứng nhận đạt Giải nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Thái Bình (năm 2007). Tác giả được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
tặng Bằng khen; Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo
(năm 2007).

9



Đồng tác giả - KS.Đặng Tiểu Bình được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động Sáng
tạo; Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen (năm 2007).
GIẢI NHẤT
NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN MỚI TB-R1 PHỤC VỤ NHU CẦU
SẢN XUẤT CỦA BÀ CON NÔNG DÂN
I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Trần Mạnh Báo. Năm sinh: 1950.
Quê quán: Thái Thượng - Thái Thụy - Thái Bình.
Trú qn: phường Bồ Xun, TP Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chuyên môn: Kỹ sư Nông nghịêp, Cử nhân kinh tế
Chức vụ: Phó ban Ngân sách HĐND Tỉnh.
Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Công ty.
PCT Thường trực Hiệp hội Giống Cây trồng Việt Nam.
Đơn vị công tác: Công ty CP Giống Cây trồng Thái Bình.
Điện thoại: 036.830.613 - 0913.291.409
KS.TRẦN MẠNH BÁO
UV ĐẢNG ĐOÀN – UV THƯỜNG VỤ BCH
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT THÁI BÌNH

II.NỘI DUNG
Giống lúa TBR-1 là giống lúa thuần, do KS. Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc và đội ngũ kỹ sư Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Thái Bình chọn lọc từ cá thể đột
biến tự nhiên trên giống Q5 từ vụ mùa năm 2001. Giống TBR-1 đã khắc phục được các nhược
điểm của giống Q5 gốc, thu nhận các đột biến có lợi: Dạng hình đẹp, cứng cây, gọn, lá đứng và
cứng, tàn lá muộn, trốc thốt, bơng to, dài hạt xếp xít, tăng số hạt trên bơng, tăng tỷ lệ hạt chắc,
tăng năng suất và đặc biệt chú ý đến khả năng chống chịu sâu bệnh, đáp ứng được mục tiêu và
hướng chọn tạo đề ra. Giống Q5 là giống gieo trồng phổ biến nhất ở miền Bắc và các tỉnh Bắc
Trung bộ, giống Q5 có nhược điểm là: vụ xuân dễ nhiễm bệnh bạc lá, đặc biệt bị bệnh nặng
trong điều kiện thời tiết bất thuận.

1. Ưu điểm của giống lúa TBR1:
Là giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân 130 - 135 ngày, vụ mùa 105 110 ngày, tương đương giống Q5, gieo cấy được cả 2 vụ xn và mùa. Giống có dạng hình
đẹp, chịu thâm canh, độ thuần đồng ruộng cao, lá đứng cứng, dầy, khả năng thích ứng rộng, dễ
sản xuất, có thể gieo trồng ở tất cả các vụ trong năm và trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Giống TB-R1 có khả năng chống đổ tốt, chịu rét, chịu chua mặn khá chống chịu tốt với một số
sâu bệnh hại chính: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và bệnh khô vằn tốt hơn giống Q5, đặc biệt thể
hiện rõ khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận. Giống có năng suất cao, ổn định, năng suất cao, ổn

10


định, năng suất trung bình 65-75 tạ/ha, nhiều điểm thâm canh tốt, năng suất có thể đạt 80 - 90
tạ/ha.
Tỷ lệ gạo lật, gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ trắng trong cao hơn giống Q5,
Amylose của TBR-1 trung bình, Q5 trung bình cao.
* Một số chỉ tiêu chất lượng thóc gạo của giống TBR-1 so với Q5:
(Kết quả phân tích của TT Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nơng sản thực
phẩm- Bộ NN&PTNT)

TT

Tên chỉ tiêu

TBR-1

Q5

(%)

(%)


1

Tỷ lệ gạo lật

83,03

81,6

2

Tỷ lệ gạo xát

72,13

68,58

3

Tỷ lệ gạo nguyên

78,64

73,12

4

Tỷ lệ trắng trong

1,1


0

5

Protein

7,16

7,06

6

Amylose Phân loại

24,67 TB

25,22

7

Nhiệt độ hóa hồ
7

6,75

Thấp

Thấp


Điểm phá hủy
Phân loại

2. Khả năng áp dụng:
Giống lúa TBR-1 đã được bà con đưa bà con nơng dân trong và ngồi tỉnh rất ưa
chuộng và ứng dụng rộng rãi vào sản xuất như: Hưng n, Hải Phịng, Thái Bình, Hải Dương,
Nam Định, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình
…Riêng ở Thái Bình, giống lúa TBR-1 thay thế giống Q5 và một phần giống các giống khác,
diện tích 30 ha/vụ.
Hiện nay giống lúa TBR-1 vẫn tiếp tục được mở rộng sản xuất thử ở hầu hết các tỉnh
phía Nam và Tây Nguyên. Tương lai sẽ thay thế hoàn toàn cho giống Q5 và một phần giống
Khang Dân 18.
Giống lúa TBR-1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cơng nhận chính thức theo
quyết định số 54/QĐ/BNN-TT ngày 08/01/2007 và được đưa vào gieo trồng rộng rãi ở các tỉnh
phía Bắc và Nam Trung bộ.
Cơng trình đã được tặng Bằng chứng nhận đạt Giải nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ
thuật Thái Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng

11


Lao động Sáng tạo; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên đoàn Lao động
tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen (năm 2007).

GIẢI NHẤT
NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỂ DẠY HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG THCS TỈNH THÁI BÌNH
I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Nguyễn Văn Đầm.
Năm sinh: 1959.

Quê quán: Thái Thủy - Thái Thụy - Thái Bình.
Trú quán: Phường Bồ Xuyên - TP Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chun mơn: Cử nhân,
Cao học sư phạm Lịch sử, Cao học Quản lý giáo dục.
Cơ quan công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.
Điện thoại: 0912.027.459
CN.NGUYỄN VĂN ĐẦM
II. NỘI DUNG:
Giáo dục truyền thống lịch sử nói chung, truyền thống yêu quê hương đất nước, dám
xả thân vì sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước nói riêng cho học sinh có vai trị hết sức
quan trọng. Muốn giáo dục cho các em lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào thì điểm xuất phát đầu
tiên phải là giáo dục tình cảm gia đình, quê hương làng xóm, có yêu quê hương mới yêu đất
nước, đó chính là quy luật nhận thức cũng như quy luật tình cảm của mỗi con người. Mảnh đất
Thái Bình có một truyền thống lâu đời, vẻ vang là môi trường đầu tiên hun đúc, hình thành bản
sắc và hình thành nhân cách cho các em, chính vì lẽ đó cùng với việc tiếp thu kiến thức lịch sử
thế giới và lịch sử dân tộc, các em phải được học và hiểu lịch sử q hương Thái Bình.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Tác giả đã biên soạn cuốn tài liệu dạy học lịch sử địa phương đầu tiên tại Thái Bình.
Tài liệu đã được Hội đồng khoa học Sở Giáo dục - Đào tạo; Sở Khoa học - Công nghệ đánh
giá xếp loại xuất sắc. Do yêu cầu của công tác giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường và
tính khoa học, tính khả thi của đề tài, ngày 19/10/2004 Sở Văn hố - Thơng tin cấp giấy phép
số 38/GP-XB/VHTT cho phép Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình xuất bản thành tài liệu
“Chương trình lịch sử địa phương dùng cho học sinh các trường THCS tỉnh Thái Bình”.
Từ năm 2005 đã trở thành tài liệu thống nhất để dạy và học lịch sử địa phương trong
các trường THCS tỉnh Thái Bình.
Mỗi năm có gần 500 lượt thầy cơ giáo và gần 112.000 học sinh các trường THCS
dùng tài liệu giáo khoa lịch sử địa phương để dạy và học chương trình lịch sử chính khố. Đây

12



là tài liệu tham khảo giúp cho hàng ngàn học sinh THPT của Thái Bình hiểu biết sâu sắc hơn
về cội nguồn lịch sử của quê hương Thái Bình, nơi các em sinh ra và lớn lên.
2. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
Cơng trình đã giúp ngành giáo dục Thái Bình có tài liệu lịch sử địa phương thống nhất
để dạy và học trong các trường THCS, thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình lịch sử mà
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định (theo Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục - Đào tạo, cả nước
đã có 21 tỉnh thành có tài liệu lịch sử địa phương thống nhất dạy trong nhà trường). Ngồi ra
cịn góp phần nâng cao trình độ nhận thức lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước,
lòng tự hào với truyền thống, nơi sinh thành nuôi dưỡng các em… Từ nhận thức đúng đắn đó,
các em sẽ sống tốt hơn, học tập tốt hơn và hành động tốt hơn để xây dựng q hương Thái
Bình ngày càng giàu đẹp.
Cơng trình đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Thái Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao
động Sáng tạo; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên đồn Lao động tỉnh
Thái Bình tặng Bằng khen (năm 2007).

13


Giải nhì
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khcn tận dụng chất thải nông nghiệp: trấu, rơm rạ, bẹ ngô,
xơ đay…sản xuất tấm ván ép nhân tạo thay thế sản phẩm từ gỗ tự nhiên phục vụ nhu
cầu xây dựng dân dụng, cơng nghiệp tại thái bình

I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Lê Văn Thản.
Năm sinh: 1959.
Quê quán: Xã Tân Phong - Vũ Thư - Thái Bình.
Trú quán: Phường Tiền Phong - TP Thái Bình.

Văn hóa: 10/10. Chun mơn: Kỹ sư - Cử nhân QTKD.
Chức vụ: Phó GĐ, Chủ tịch Cơng đồn Cơng ty.
Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần VLXD Tiền Phong - Thái Bình.
Điện thoại: 036.841.850 - 0913.291.906

ÅA

KS. LÊ VĂN THẢN
II.NỘI DUNG
Trong sản xuất nơng nghiệp có nhiều chất thải dư thừa như: Trấu, rơm, rạ, thân cây
đay… gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, trong khi đó nhu cầu gỗ trong sinh hoạt ngày càng
cao. Trước tình hình đó, Cơng ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Tiền Phong đã nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ tận dụng chất thải nông nghiệp sản xuất tấm ván ép nhân tạo
thay thế sản phẩm từ gỗ tự nhiên, phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng, công nghiệp tại Thái
Bình.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Là giải pháp khoa học công nghệ đầu tiên được nghiên cứu triển khai tại Thái Bình với
việc sử dụng nguyên liệu vỏ trấu sẵn có để sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Lần đầu tiên tại Thái Bình nguyên liệu vỏ trấu được sử dụng để sản xuất ra một sản
phẩm cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thay thế nhu cầu sản phẩm gỗ trong sinh hoạt
3. Khả năng áp dụng:
Có khả năng áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất tấm ván ép công nghiệp thông qua
các hợp đồng chuyển giao công nghệ
4. Lợi ích kinh tế - xã hội:

14


Giải pháp giải quyết một phần ô nhiễm môi trường do trấu sinh ra tại địa phương, tận
dụng được nguồn nguyên liệu đang để lãng phí sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giải

quyết được khó khăn do thiếu nguyên liệu của ngành sản xuất tấm ván ép công nghiệp thay thế
hàng nhập ngoại.
Giải pháp sẽ tạo ra một loại sản phẩm mới chất lượng, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh
với tấm gỗ ván dăm nhập khẩu từ nước ngồi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho mỗi đơn vị
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng cơ cấu sản xuất công nghiệp trong cơ cấu GDP của
nền kinh tế.
So sánh với sản phẩm tấm gỗ ép, tấm trấu ép có nhiều đặc tính vượt trội do có hàm
lượng Silic cao nên độ cứng cao hơn, độ chống mài mòn cao hơn, độ hút nước thấp hơn, độ
trương nở thể tích cao hơn.
Tấm trấu ép cho giá thành hạ do chi phí trấu hiện tại thấp hơn dăm gỗ từ 3 - 4 lần, chi
phí gia cơng trong cơng nghệ giảm 2 lần trong khi các chi phí khác khơng thay đổi đáng kể.
Sản xuất tấm trấu ép đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Đề tài đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động
Sáng tạo; UBND tỉnh Thái Bình, Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen (năm
2007).

15


GIẢI NHÌ
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MƠ HÌNH CƠNG TRÌNH NHÀ TIÊU, NHÀ TẮM
GIÚP BỆNH NHÂN PHONG TÀN TẬT TRONG SINH HOẠT TẠI BỆNH VIỆN
PHONG DA LIỄU VĂN MÔN
I. GIỚI THIỆU
Tác giả: Bùi Huy Thiện.
Năm sinh: 1954.
Quê quán - Trú quán: Vũ Vinh - Vũ Thư - Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chun mơn: BSCK I, BS chính
Chức vụ: Phó bí thư Đảng bộ, Giám đốc Bệnh viện.

Cơ quan công tác: Bệnh viện Phong Da liễu Văn Mơn Thái Bình.
Điên thoại: 036.827.614 - 0912.027.959
BSCKI.BÙI HUY THIỆN
II. NỘI DUNG:
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều tác giả đã đề cập nghiên cứu về cơng trình
nhà tiêu, nhà tắm riêng biệt, cũng như lồng ghép cho cộng đồng dân cư nông thơn, thành phố
là những người bình thường khỏe mạnh. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến cơng trình
nhà tiêu, nhà tắm đặc thù dành riêng cho đối tượng bệnh nhân tàn tật nói chung cũng như bệnh
nhân phong tàn tật, cụt chi, mù mắt, mất bàn tay, ngón tay và cụt chi dưới, phải đi chân giả
một chân hoặc hai chân nói riêng…
Những bệnh nhân này khi đi vệ sinh, một số người dùng quần áo rách nhờ cắt nhỏ từng
mảnh bỏ vào túi nilon để dành khi đi vệ sinh, họ dùng hai cậng tay để chùi, có người dùng hai
cậng tay cụt xé lá chuối, có người cọ vào thân cây chuối, có người dùng giẻ đệm lên gót chân
quỳ xuống, hay cọ ln vào cạnh góc tường cửa nhà tiêu, có người dùng mơ đất cao, cọ vào
miệng bô hoặc nền nhà ở của họ, có người thì đi ngay ra nhà ở của họ, để nguyên quần mặc
của mình để chùi gây mất vệ sinh, chưa kể làm như vậy gây nhiễm khuẩn hậu môn, cũng như
khi vào trong nhà sinh hoạt trong khu tập thể cịn ảnh hưởng nhiều người khác và mơi trường
xung quanh… chưa kể có những người cụt một hoặc hai chi dưới nếu không đi cẩn thận sẽ bị
ngã ngay tại nhà tiêu, hoặc có nhiều người nhìn khơng rõ nên đại tiện, phóng uế lung tung ra
mơi trường thậm chí ngay ở trên quần áo của họ mà khơng biết.
Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm cơng trình nhà tiêu, nhà tắm lồng ghép đặc thù dành
riêng cho bệnh nhân phong tàn tật là việc cần thiết và đây cũng là việc làm mang tính nhân
đạo.
1. Tính mới, tính sáng tạo:

16


Đây là cơng trình nhà tiêu, nhà tắm đặc thù riêng cho người tàn tật khi cụt cả hai bàn tay
và hai cẳng chân, đi chân giả cũng như bàn tay dị dạng giúp người bệnh tàn tật tự đi vệ sinh

khơng cần người chăm sóc, nhất là những bệnh nhân đi chân giả thì rất thuận tiện với họ, mặt
khác khi khơng có bàn tay cầm nắm, khơng cần giấy vệ sinh hay những vật liệu để lau chùi
vẫn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cũng như đảm bảo môi trường, giảm phiền hà cho người bệnh khi
đi vệ sinh, họ chủ động trong sinh hoạt cuộc sống đời thường, giảm chi phí, kinh phí th
người phục vụ. Cơng trình có hai thanh bám ra, vào để bệnh nhân khi đi vệ sinh tự mình đi lại
có chỗ bám tay chân của họ không thuận, hoặc họ phải đi bằng chân giả có nơi bám dựa, giúp
họ đi khơng bị ngã trong quá trình đi vệ sinh phù hợp với người tàn tật. Sử dụng đơn giản dễ
dàng bất cứ khi nào.
Nếu bệnh nhân không đi lại được hộ lý sử dụng xe lăn đưa bệnh nhân vào tận buồng
tắm hoặc vệ sinh thuận lợi qua cầu trượt.
2. Khả năng áp dụng:
Giúp cho người tàn tật cụt 1 cẳng chân, 2 cẳng chân hoặc bàn tay chân dị dạng, sử dụng
chân giả và những người cụt mất bàn tay sử dụng thuận lợi, chủ động.
Áp dụng rộng rãi cho tất cả các bệnh nhân ở các khu điều trị phong và bệnh nhân phong
ngoại trú cũng như những người tàn tật trong cộng đồng khi bị cụt cả hai chân, cụt 2 bàn tay và
bàn tay bị dị dạng.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
* Về mặt kinh tế:
Khơng mất kinh phí th người phục vụ, hàng năm nếu 300 bệnh nhân tàn tật ít nhất
cũng cần sử dụng 6 người x 500.000đ/tháng/người thì một năm kinh phí cũng phải chi phí là
36.000.000đ. Kinh phí mua giấy để lau: 6.000đ/người/tháng x 300 người = 1.800.000đ/tháng,
bằng 21.000.000đ/năm. Ngoài ra cịn giảm chi phí thuốc men do đi vệ sinh đảm bảo nên không
gây ra bệnh tật.
* Về mặt xã hội:
Đây là đề tài mới góp phần giúp đỡ người tàn tật trong sinh hoạt hàng ngày. Nguồn
nước cung cấp dễ dàng, đảm bảo được vệ sinh môi trường không bị ơ nhiễm khi bệnh nhân đi
đại tiện phóng uế ra môi trường cùng với những vật liệu lau chùi vứt ra môi trường xung
quanh gây ô nhiễm. Đề tài mang lại hiệu quả thiết thực phù hợp với người tàn tật, giúp họ chủ
động tự do trong sinh hoạt hàng ngày.
Đề tài mang tính nhân đạo giúp cho người bệnh tàn tật và giúp cho cộng đồng xã hội,

thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với cộng đồng người tàn tật, giúp cho bệnh nhân đảm bảo
vệ sinh sạch sẽ, đây là một yếu tố cho họ hòa nhập cộng đồng.
Đề tài đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động
Sáng tạo; UBND tỉnh Thái Bình, Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen (năm
2007).

17


Năm 2005, đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Laser đa bước sóng điều trị tổn thương
bỏng da trên lâm sàng” của tác giả đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải Khuyến khích
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái Bình (năm 2005).

GIẢI NHÌ
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ
THUẬT THÁI BÌNH

I. GIỚI THIỆU
ÅA
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng. Sinh năm: 1950
Quê quán: Tây Lương - Tiền Hải - Thái Bình.
Trú quán: Phường Trần Hưng Đạo - TP Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chun mơn: Cử nhân kinh tế.
Chức vụ: Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng.
Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.
Điện thoại: 036.835.683
NGƯT.NGUYỄN TIẾN DŨNG.........................................................................................
II. NỘI DUNG:

Trong cơng tác giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo chun nghiệp nói riêng, vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời mỗi cơ sở đào tạo lại có đặc
điểm riêng khơng thể dập khn máy móc những kinh nghiệm của trường này với trường khác.
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình là trường được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao nhiệm
vụ đào tạo cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế kỹ thuật phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Với vai trị là người đứng đầu cơ quan, tác giả luôn luôn suy nghĩ, tìm tịi kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn và kinh nghiệm quản lý qua nhiều năm đã tổ chức thực hiện vừa rút
kinh nghiệm để đề ra các giải pháp có hiệu quả cao nhất.
Giải pháp thứ nhất: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình phù hợp với đối tượng
đào tạo cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đào tạo 5 kỹ năng của học sinh – sinh
viên, xây dựng 3 chân kiềng kiến thức cho một ngành học, xác định môn trọng tâm, môn
chuyên ngành, môn tin học, môn ngoại ngữ
Giải pháp thứ hai: Tích cực đổi mới cơng nghệ đào tạo, cụ thể là đổi mới cách dạy,
cách học, cách quản lý, tăng cường khả năng tự học tạo hình thành 5 kỹ năng của học sinh,
sinh viên

18


Giải pháp thứ 3: đổi mới cách đi thực tế và thực tập tốt nghiệp, rèn luyện 5 kỹ năng
cho HS, SV. Sinh viên được xuống cơ sở (thực tế) ngay từ năm đầu, theo mơn học và nhóm
học
Giải pháp thứ 4: Đổi mới công tác quản lý xây dựng tốt nề nếp kỷ cương của trường
học.
Giải pháp thứ 5: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng
dạy học tập và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Giải pháp thứ sáu: Tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên.
2. Hiệu quả kinh tế xã hội:

Lợi ích của Học sinh - sinh viên: Có điều kiện để rèn luyện tốt 5 kỹ năng. Sinh viên ra
trường được thị trường chấp nhận (Cao đẳng 85% sinh viên ra trường có việc làm ngay hoặc
học liên thơng lên Đại học).
Lợi ích của nhà trường: Chất lượng đào tạo của trường ngày càng tăng lên, được Bộ
giáo dục đào tạo, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình đánh giá tốt, quy mô đào tạo ngày càng mở
rộng cả về số lượng ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ cho giảng
dạy ngày càng tăng lên theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố. Trình độ cán bộ quản lý của giáo
viên cũng tăng lên không ngừng.
Do thực hiện tốt nề nếp kỷ cương nên chất lượng đào tạo ngày càng tăng lên, hàng
năm thí sinh đăng ký thi vào trường rất đơng. Hiện nay quy mô của trường gần 5.000 HS – SV,
mỗi năm thu hút từ 1500 đến 1700 người vào học, giải quyết nhu cầu học tập cho cán bộ và
nhân dân, phụ huynh yên tâm khi cho con em họ học tập tại trường khơng có tai tệ nạn xã hội.
Đề tài đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động
Sáng tạo; UBND tỉnh Thái Bình, Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen
(năm 2007).

19


Giải nhì
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống lợn lai ba máu cho năng suất, chất lượng cao tại
thái bình

I. GIỚI THIỆU:
Tác giả: Trịnh Quang Hiệp.
Năm sinh: 1964.
Quê quán: Xã Vũ Phúc - TP Thái Bình.
Trú quán: Phường Bồ Xun - TP Thái Bình.
Văn hóa: 10/10. Chun mơn: Thạc sỹ - Bác sỹ Thú y.

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty.
Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần Giống Chăn ni Thái Bình.
Điện thoại: 036.835.550
ThS.TRỊNH QUANG HIỆP
II. NỘI DUNG:
Hiện nay ở Thái Bình phong trào phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc với quy mô gia
trại, trang trại phát triển mạnh. Người chăn nuôi và các chủ trang trại đều mong muốn có giống
lợn đạt chất lượng cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng hộ. Để sản xuất ra giống lợn
ngoại có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thích nghi với mơi trường và
phù hợp điều kiện chăn ni ở Thái Bình, Cơng ty Cổ phần Giống Chăn ni Thái Bình đã
được Sở Khoa học Cơng nghệ cho triển khai, thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản
xuất lợn lai ba máu cho năng suất và chất lượng cao”
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Hiện nay, ở Thái Bình đã có nhiều giống lợn cho năng suất cao như lai 3 máu, 4 máu,
5 máu; nhưng trình độ người chăn ni Thái Bình chưa phù hợp. Trong thực tiễn sản xuất, con
giống quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Công trình nghiên cứu cơng
thức lai 3 máu đã được triển khai từ những năm 70 tại Việt Nam và giống lợn lai 3 máu đã
được ni tại Thái Bình từ nhiều năm nay. Lần đầu tiên Công ty Cổ phần Giống Chăn nuôi

20


Thái Bình áp dụng cơng thức lai 3 máu (lợn ngoại) để sản xuất giống lợn lai 3 máu tại Thái
Bình.
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Lợn lai 3 máu phù hợp với điều kiện và trình độ chăn ni hiện nay ở Thái Bình. Lợn
lai 3 máu thời gian ni ngắn, chi phí về thuốc thú y giảm, chi phí vốn giống giảm, giảm được
giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.
Lợn lai 3 máu nuôi thịt đạt các chỉ tiêu: khả năng tăng trọng nhanh (662,8 - 655,8
g/ngày), tiêu tốn thức ăn giảm (2,96 – 2,98 kgTA/kg tăng trọng) , tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ nạc

cao (Tỷ lệ móc hàm: 75,18 – 75,48%, tỷ lệ nạc: 59,67 – 60,03%), thời gian sinh trưởng ngắn,
quay vòng nhanh….
3. Khả năng áp dụng:
Các trang trại ở Thái Bình đã từ lâu đều áp dụng công thức lai ba máu lợn ngoại vào
sản xuất chăn nuôi ở trang trại và nông hộ là phù hợp.
Công ty cổ phần giống Chăn ni Thái Bình ni giữ đàn giống “ơng bà” Landrace,
Yorkshire, Duroc để chủ động sản xuất ra lợn lai “bố mẹ” 2 máu ngoại (LY), (YL)
Các trang trại chăn nuôi lợn ngoại dễ dàng nuôi đàn lợn giống “bố mẹ” 2 máu (L x Y),
(Y x L) để sản xuất ra giống lợn thương phẩm 3 máu D x (LY), D x (YL) cho năng suất, chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Đề tài đã được tặng Bằng chứng nhận đạt giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động
Sáng tạo; UBND Tỉnh Thái Bình, Liên đồn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen
(năm 2007).

21


Giải ba
ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng quy trình sản xuất giống cá tra pangasius
hypophthalmus
(sauvage, 1880) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo
tại thái bình.
I.GIỚI THIỆU
Tác giả: Hồng Xuân Lợi. Năm sinh: 1972.
Quê quán: Quỳnh Khê - Quỳnh Phụ - Thái Bình.
Trú quán: Trại Giống cá nước ngọt Vũ Lạc - Kiến Xương - Thái
Bình.
Văn hóa: 12/12. Chun môn: Kỹ sư Thủy sản.
Chức vụ: Trại trưởng.

Đơn vị công tác: Trại Giống cá nước ngọt Vũ Lạc Trung tâm Giống Thủy sản Thái Bình
Điện thoại: 036.738.713 - 0915.149.136
KS.HỒNG XN LỢI
II.NỘI DUNG
Cá tra là lồi thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao giàu đạm, là nguồn thực phẩm phổ
biến trong mỗi gia đình và được xuất khẩu. Cá tra được nuôi chủ yếu trong ao, lồng, bè ở miền
Nam. Cá tra có thể thích ứng trong điều kiện khí hậu, môi trường ở Miền Bắc. Tuy nhiên việc
cung cấp giống cho ni thả cịn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn do phải nhập giống từ
Miền Nam, vận chuyển xa, giá thành cao, không chủ động và chất lượng bị giảm sút. Vì vậy
Trại Cá Giống nước ngọt Vũ Lạc đã nghiên cứu ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ để sản
xuất được giống cá Tra tại Thái Bình.
1. Tính mới, tính sáng tạo:
Lần đầu tiên ở Thái Bình sản xuất được cá Tra giống cung cấp cho nông dân nuôi cá,
đáp ứng nhu cầu nông dân ni trồng thuỷ sản ở Thái Bình.

22


Cá Tra tại Miền Bắc sinh sản muộn hơn Miền Nam, do vậy để có cá giống sớm cung
cấp cho phong trào nuôi cần phải lưu giống qua đông do vậy phải làm mái che và phủ bạt kín
ao ni, bên trong đặt máy sục khí cung cấp oxi… Cá tra đã được lưu giống thành công, tỷ lệ
sống đạt trên 80%.
Trứng cá Tra rất nhỏ, vì vậy nguồn nước ương ấp trứng phải rất trong sạch. Trong
điều kiện cơ sở không thể khai thác được nguồn nước ngầm, nguồn kinh phí hạn hẹp, tác giả
đã áp dụng phương pháp lọc sinh học (Dùng bèo lục bình) và lọc cơ học (Dùng ao lắng, tấm
mút…) để làm trong sạch nguồn nước, đáp ứng yêu cầu.
Cá Tra là loài cá ăn tạp và rất phàm ăn, khi cịn nhỏ chúng có thể ăn lẫn nhau dẫn tới
tỷ lệ sống sau ương nuôi thường thấp. Khi cá nở cần phải san giãn mật độ,… Vì vậy trong q
trình ương ni cần phải cho cá ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn giàu đạm, khắc phục hiện
tượng phân đàn của cá.

2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Lợi ích Kinh tế: Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, chất lượng con
giống được nâng lên do không phải vận chuyển xa (Các tỉnh phía Bắc thường phải nhập giống
cá tra từ Miền Nam).
Giá thành sản phẩm:

Loại sản phẩm

Đơn
vị tính

Giá thành
(đồng/con)

Ghi chú

Cá bột

con

2,974

Giá của công ty Việt Long (TP HCM)

Cá hương
(2.000c/kg)

con

109,18


Giá của công ty Việt Long (TP HCM):
150đ/con

Cá giống
(100c/kg)

con

444,12

Giá của cơng ty Việt Long (TP HCM):
700đ/con

Lợi ích xã hội: Cung cấp tại chỗ con giống cá Tra cho các phong trào ni thả, tạo
điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và cung ứng giống cá Tra
đảm bảo chất lượng, giá thành hạ, phục vụ tốt hơn cho phong trào nuôi cá tra trong tỉnh. Mở ra
hướng sản xuất cá hàng hóa phục vụ xuất khẩu, cơ hội vươn lên làm giàu của nhiều hộ nông,
ngư dân.
3. Khả năng áp dụng:

23


Quy trình kỹ thuật trên có thể áp dụng với các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Hơn hai
năm qua Trung tâm đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục triệu con cá bột,
trên 50 vạn con cá giống.
Đề tài đã đựơc tặng Bằng chứng nhận đạt giải ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thái
Bình (năm 2007). Tác giả được Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động
Sáng tạo; Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen; Ban Tổ chức Hội thi STKT

Thái Bình tặng Giấy khen (năm 2007).

GIẢI BA
NGHIÊN CỨU , XÂY DỰNG QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ THUẦN HĨA CÁ VƯỢC
TỪ MƠI TRƯỜNG NƯỚC MẶN (Ở BIỂN) SANG MƠI TRƯỜNG NƯỚC NGỌT VÀ
QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ NI CÁ VƯỢC GIỐNG VÀ THƯƠNG PHẨM

I. GIỚI THIỆU
Họ và tên: Trương Văn Trị.

ÅA

Năm sinh: 1980.

Quê quán - Trú quán: Nam Cường - Tiền Hải - Thái Bình.
Văn hóa: 12/12. Chun mơn: Trung cấp nuôi trồng thủy sản.
Đơn vị công tác: Trại sản xuất và dịch vụ thương mại giống Thủy sản.
Điện thoại: 036.201.186 - 0904.704.552
Ô.TRƯƠNG VĂN TRỊ
II. NỘI DUNG:
Cá vược hiện đang là sản phẩm hàng hóa có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, sản
lượng cá vược nước ngọt rất thấp, nguyên nhân chủ yếu do thiếu giống, chất lượng giống
chuyển đổi từ môi trường nước mặn sang nuôi trực tiếp mơi trường nước ngọt khơng thích
nghi, tỷ lệ sống rất thấp. Vận chuyển từ miền Nam ra Bắc rất xa, chi phí lớn, khơng đáp ứng
kịp thời, đầy đủ giống cho bà con nông dân, nhiều hộ dân phải mua từ Hải Phòng hoặc gom
dần với số lượng cá rất ít, kích cỡ khơng đồng đều của các hộ ngư dân đi biển. Nuôi cá vược
nước ngọt tốc độ sinh trưởng cao hơn nuôi ở môi trường nước mặn, tỷ lệ sống rất cao.
1. Tính mới, tính sáng tạo:

24



Với nhu cầu cấp thiết về giống cá vược nước ngọt cung cấp cho bà con nông dân, tháng
3/2006 cơ sở đã mạnh dạn nhập 20.000 con cá vược kích cỡ 1 - 2cm từ Trung tâm Giống Thủy
sản Vũng Tàu đang nuôi trong môi trường nước mặn (độ mặn 30%) về ni thực nghiệm và
thuần hóa dần sang mơi trường nước ngọt (độ mặn 0%).
Qui trình cơng nghệ thuần hóa cá vược giống từ mơi trường nước mặn (độ mặn 30%)
sang môi trường nước ngọt (độ mặn 0%) là hồn tồn mới ở Thái Bình, do tác giả tự nghiên
cứu, tìm hiểu và thực tế làm mơ hình thực nghiệm tại trại cá của gia đình, tác giả tự đầu tư kinh
phí để nghiên cứu sáng tạo ra qui trình cơng nghệ thuần hóa cá vược từ mơi trường nước mặn
sang môi trường nước ngọt thành công.
Cá vược được ni trong mơi trường nước ngọt có ưu thế đặc biệt sau: Sau 1 tháng nuôi
cá đều, đẹp, tốc độ tăng trưởng, phát triển rất nhanh cao hơn so với môi trường nước mặn 1,3 1,5 lần. Tỷ lệ sống cao, đạt 85 - 95 %. Cá vược được thuần hóa ni trong mơi trường nước
ngọt gần như chưa xuất hiện bệnh nấm, trong khi đó ni trong mơi trường nước mặn cá vược
hay bị nấm chết hàng loạt.
2. Khả năng áp dụng:
Năm 2006 và 8 tháng đầu năm 2007 cá vược giống nước ngọt do tác giả thuần hóa đã
được ni tại nhiều hộ gia đình, trang trại huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Quỳnh Phụ,
Thái Thụy, Nam Định.... với số lượng trên 100.000 con (3 đợt). Cá vược thương phẩm đã và
đang được xuất khẩu sang thị trường một số nước.
Cá vược nước ngọt được nuôi rộng rãi trong các trang trại gia đình khắp mọi miền đất
nước. Mở ra hướng mới, triển vọng mới, góp phần cho ngành thủy sản cả nước phát triển. Cá
vược là một lồi cá đặc sản khơng chỉ nước mặn, nước lợ mà giờ đây nó cịn được biết đến cả
trong nước ngọt, không chỉ ở vùng ven biển và cả vùng trung du miền núi cũng có thể ni
được.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
* Hiệu quả kinh tế:
Năm 2006 và 8 tháng đầu năm 2007, cơ sở đã nhập về 120.000 con cá giống kích cỡ 1 2cm, thuần hóa từ mơi trường nước mặn sang mơi trường nước ngọt. Sau đó bán giống, đồng
thời ni thương phẩm và bán cá thịt . Kết quả thu được như sau:
Năm


Chỉ tiêu

Cá giống (5-10 cm)
2006 Cá thương phẩm
Đợt 1: Cá giống
2007 Đợt 2: Cá giống
Tổng cộng:
Cá giống:

Số lượng
cá (con)
20.000
600
50.000
50.000
120.000

Cá khi xuất Thành tiền(
bán
thu)
19.000 (con) 76.000.000
513(kg) 38.475.000
35.000 (con) 130.250.000
47.500 (con) 150.000.000
101.500 394.725.000

25

Chi


Lợi nhuận

34.400.000
21.673.000
93.000.000
77.000.000
226.073.000

41.600.000
16.802.000
37.250.000
73.000.000
168.652.000


×