Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong môn địa lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.25 KB, 32 trang )

Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay
đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác.
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản
nước biển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22
triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ
bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng
cũng gia tăng. Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức
khỏe của người dân bị ảnh hưởng.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của Biến đổi khí hậu (BĐKH),
thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và
không thể chối bỏ. Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển
khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của
BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước
đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó
BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trường THCS, có nhiệm vụ
đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng
ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn
học nhất là môn Địa lý ở trường THCS là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm
trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng
Người thực hiện
1



Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi
chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Một số phương pháp tích hợp
giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy địa lý 7”
2. Mục đích của đề tài :
Mục đích chính của đề tài là giúp cho giáo viên biết cách tích hợp giáo dục
Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy địa lý 7 có hiệu quả hơn.
3. Thời gian, địa điểm, phạm vi nghiên cứu:
I.3.1/ Thời gian: Nghiên cứu năm học 2013-2014 và 2014-2015
I.3.2/ Địa điểm:
I.3.3/ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng trong phạm vị chương trình địa lý lớp 7 ở THCS.
4. Đóng góp mới về mặt lý luận thực tiễn:
4.1/ Về lí luận.
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng
nghiệp dạy bộ môn địa lý 7 nói riêng và dạy địa lý THCS nói chung nắm rõ hơn
thực trạng vấn đề tích hợp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy địa lý
trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất một số cách tích hợp kiến thức ứng phó biến đổi
vào bài dạy mà không làm nặng nề thêm tiết dạy vẫn đảm bảo thực hiện theo chuẩn
kiến thức kĩ năng.
4.2/ Về thực tiễn.
. Các em từ cơ sở ra học phải qua nhiều sông suối, đồi dốc, những hôm thời
tiết diễn biến bất lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện ra lớp của các em. Ngoài
truyền thụ những kiến thức chuyên môn, các thầy cô giáo cũng rất chú trọng việc
lồng ghép kiến thức thực tế vào các môn học, để các em biết cách ứng phó với diễn
biến bất thường của điều kiện tự nhiên.

Người thực hiện

2


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

II. PHÂN NỘI DUNG.
1. Chương 1: Tổng quan.
1.1/ Cơ sở lý luận.
Biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn làm giảm
năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng
thiếu nước, gia tăng các hiện tượng cực đoan
của thời tiết, phá vỡ tình trạng cân bằng của
các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật. Theo
dự báo, trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có
thể tăng thêm 50C, trong khi ngưỡng biến đổi
khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 0C. Nếu vượt
qua ngưỡng này, các thảm họa sinh thái sẽ xảy
ra và cuộc sống con người bị đe dọa nghiêm
trọng.
Biến đổi khí hậu đang đe doạ trực tiếp đến Việt Nam. Theo nghiên cứu của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh
sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và
Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung
Quốc, TPHCM của Việt Nam, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).
Theo dự báo, nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 20C, thì sẽ có 22 triệu người ở
VN mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
sẽ ngập trong nước biển. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến
đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn, tần suất và cường độ
của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan
tràn.... trong những năm gần đây đều có liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.


Người thực hiện
3


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐTTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án
"Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai
đoạn 2011 - 2015".
Trong chương trình giáo dục phổ thông, nhiều môn học có khả năng giáo dục
ứng phó với BĐKH, trong đó có môn Địa lí.
Vị trí môn Địa lí trong trường phổ thông : Giúp HS có được những hiểu biết
cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên
và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới
; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với MT tự nhiên, xã
hội.
Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc
ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá của dân
tộc cũng như của nhân loại.
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong
trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục BĐKH. Vì môn Địa lí trang bị cho
học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế − xã hội, mà
từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế − xã hội đều liên quan hoặc
trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa
lí tự nhiên hay kinh tế − xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng

chịu hậu quả của BĐKH.
Qua việc rà soát chương trình và sách giáo khoa Địa lí từ lớp 6 đến lớp 9,
nhiều bài có khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, việc giáo dục ứng
Người thực hiện
4


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

phó với BĐKH thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây
là vấn đề hết sức khó khăn cho giáo viên. Vì lúc này, giáo viên phải biết tìm kiếm
và lựa chọn thông tin về BĐKH một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không
gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với
BĐKH.
1.2/ Cơ sở thực tiễn.
Trong các nội dung tích hợp giáo dục: bảo vệ môi trường và sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả năng lượng cũng đã chứa đựng nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH. Tuy nhiên những hoạt động trên chưa nhấn mạnh được tính cấp bách của
vấn đề BĐKH trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, rất cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
việc triển khai đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào các cấp bậc học
nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. Tuy nhiên, bước đầu không tránh khỏi sự
lúng túng, bỏ sót quy trình, nội dung tích hợp trong quá trình giảng dạy.
Học sinh còn thờ ơ, dửng dưng, đứng ngoài cuộc, chưa thấy được vai trờ của
mỗi cá nhân trong việc góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vì vậy, cần phải lồng ghép, tích hợp để học sinh có những hiểu biết và nhận thức
về biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng
phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung.
Có thể nói, thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những người phải đương đầu trực tiếp
với những tác động ghê gớm của BĐKH. Vì thế việc giáo dục cho học sinh nhận

thức về những nguy cơ, thách thức của BĐKH cũng như rèn các kỹ năng phòng
ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH là những việc làm cấp thiết. Và như vậy,
khâu chuẩn bị, thiết kế bài dạy của giáo viên, việc lồng ghép nội dung tích hợp để
giáo dục học sinh là việc làm rất quan trọng.

Người thực hiện
5


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng của biến đổi khí hậu.
2.1.1/ Khái niệm về biến đổi khí hậu:
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và
trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
BĐKH là sự khác biệt tương đối rõ rệt về trị số của các yếu tố (nhiệt độ,
lượng mưa, hướng gió thịnh hành, tốc độ gió...) hay thống kê khí hậu liên tục diễn
ra trong khoảng thời gian dài theo một xu thế nhất định (có thể tăng hoặc giảm) so
với trị số trung bình nhiều năm.
2.1.2/ Biểu hiện của BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: dự báo,
nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,4 0C tới năm 2100, đạt mức
chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua.
Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng
khoảng 0,5 - 0,70C. Dự báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 2 0C vào năm
2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070.
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các
vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.

Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn
1993 - 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại
dương thế giới. Dự báo đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so
với thời kỳ 1980 - 1999.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.

Người thực hiện
6


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn
như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
2.1.3/ Đặc điểm của BĐKH:
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên
quan đến sự sống và hoạt động của con người;
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;
- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử
phát triển của mình.
2.1.4/ Nguyên nhân của BĐKH:
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở
mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ
trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo
cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% do con
người gây ra, 10% là do tự nhiên.
- Các nguyên nhân do con người gây nên:
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay

đổi tổng hợp thể tự nhiên.
+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hóa thạch như
than, dầu mỏ, khí đốt khai thác và chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến tăng lượng khí
thải nhà kính đồng thời làm giảm diện tích rừng điều tiết khí CO2.
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thông
vận tải gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hóa liên quan đến gia tăng nhu cầu tiêu
thụ nhiên liệu, nguyên liệu thải khí nhà kính.

Người thực hiện
7


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

- Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra
trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây
như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt
Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận
động đất lớn gây ra.
=> Việc tiêu thụ năng lượng, công nghiệp, do đốt nhiên liệu hóa thạch trong
các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng
góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp
khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất
khoảng 24%, còn lại 3% là từ các hoạt động khác.
=> Nguyên nhân chính gây nên BĐKH là do hoạt động công nghiệp phát
triển sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô
nhiễm. Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những
BĐKH hiện nay trên Trái Đất.
2.1.5/ Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người:

Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy
giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi,
cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên
dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại
mùa màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông
vận tải, công nghiệp, du lịch...
Tác động của nước biển dâng

Người thực hiện
8


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú
của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự
nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường trái quy luật, có sức tàn phá
lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe
con người, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng.
Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH


Suy giảm chất
lượng không
khí

Suy giảm tài
nguyên đất

Suy giảm tài
nguyên nước

Suy giảm
ozon tầng
bình lưu

BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU

Suy giảm tài
nguyên rừng

Người thực hiện
9

Suy giảm sự
đa dạng sinh
học

Suy giảm trật
tự xã hội


Suy giảm phát
triển kinh tế


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

2.1.6/ Địa chỉ tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn địa lý
7
1

Bài 7. MT nhiệt đới BĐKH là tăng tính thất thường của Liên hệ.
gió mùa
khí hậu ở MT nhiệt đới gió mùa (liên
hệ với Việt Nam).
1. Khí hậu

2

Bài 9. Hoạt động sản − Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Liên hệ.
xuất nông nghiệp ở đới ngày càng trở nên khó khăn khi thời
tiết và khí hậu ngày càng thất thường
nóng
(gia tăng lũ lụt, hạn hán).
1. Đặc điểm sản xuất
− Có biện pháp canh tác hợp lí và ứng
nông nghiệp
phó với những thiên tai để mang lại
hiệu quả trong sản xuất.

3


Bài 10. Dân số và sức Đới nóng là nơi sinh sống của gần một Liên hệ.
ép dân số tới tài nửa dân số thế giới. Dân số đông, tác
nguyên, MT ở đới động tới tài nguyên, MT lớn. Diện tích
nóng
rừng bị thu hẹp do phá rừng, khoáng
2. Sức ép của dân số sản khai thác nhiều… góp phần làm
BĐKH.
tới tài nguyên, MT

4

Bài 11. Di dân và sự Việc di dân tự phát, tốc độ đô thị hoá Liên hệ.
bùng nổ đô thị ở đới cao đã dẫn đến những hậu quả nặng nề
nóng
về MT.
1. Sự di dân
2. Đô thị hoá

5

Bài 15. Hoạt động Các nước ở đới ôn hoà đã phát thải Liên hệ.
công nghiệp ở đới ôn một lượng khí thải rất lớn vào bầu khí
hoà
quyển. Đây là một trong những
2. Cảnh quan công nguyên nhân quan trọng gây BĐKH.
nghiệp

6


Bài 16. Đô thị hoá ở Sự phát triển nhanh các đô thị lớn đã Liên hệ.
đới ôn hoà
làm nảy sinh nhiều vấn đề MT, như
2. Các vấn đề đô thị tăng lượng khí thải từ các phương tiện
giao thông, rác thải, khí thải trong sinh
hoá
hoạt và sản xuất.
Hiện tượng khói bụi tạo thành lớp
sương mù bao phủ bầu trời diễn ra khá
phổ biến ở các đô thị đới ôn hoà.

Người thực hiện
10


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

7

Bài 17. Ô nhiễm MT ở − Biết được nguyên nhân ô nhiễm Bộ phận.
đới ôn hoà
không khí ở đới ôn hoà.
1. Ô nhiễm không khí

− Nguyên nhân và hậu quả (mưa axit,
hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn) ô
nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Quan sát tranh ảnh và nhận xét về
các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn
hoà.


8

Bài 18. Thực hành
Câu 3

9

10

Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là Bộ phận.
nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

Bài 20. Hoạt động
kinh tế của con người
ở hoang mạc
1. Hoạt động kinh tế
2. Hoang mạc ngày
càng mở rộng

− Hoạt động khai thác khoáng sản, Liên hệ.
nhất là dầu khí đang diễn ra ngày càng
nhiều ở các hoang mạc.

Bài 21. MT đới lạnh

− Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, Liên hệ.
băng ở hai cực tan chảy, diện tích
băng thu hẹp.


1. Đặc điểm của MT

− Các hoang mạc ngày càng mở rộng
một phần cũng là do BĐKH.

− Hậu quả của việc thu hẹp diện tích
băng (nước biển dâng…).
11

Bài 22. Hoạt động Đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng Liên hệ.
kinh tế của con người sản phong phú. Ngày nay, với sự tiến
ở đới lạnh
bộ của khoa học kĩ thuật, con người
2. Việc nghiên cứu và đang nghiên cứu để khai thác tài
nguyên ở đới lạnh. Việc khai thác tài
khai thác MT
nguyên (khoáng sản) ở đới lạnh cần
hợp lí, tránh ô nhiễm MT.

12

Bài 29. Dân cư, xã hội Bùng nổ dân số ở châu Phi gây sức ép Liên hệ.
châu Phi
lớn tới nhiều vấn đề, trong đó có MT.
2. Bùng bổ dân số và
xung đột tộc người ở
châu Phi

13


Bài 30. Kinh tế châu − Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Liên hệ.
Phi
châu Phi còn lạc hậu, hình thức canh
tác nương rẫy khá phổ biến (đốt
1. Nông nghiệp

Người thực hiện
11


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

2. Công nghiệp

nương làm rẫy, phá rừng).
− Công nghiệp chủ yếu khai thác
khoáng sản.

14

Bài 31. Kinh tế châu Đô thị hoá nhanh nhưng tự phát, vì Liên hệ.
Phi (tiếp theo)
vậy ngoài gây sức ép tới các vấn đề xã
hội còn gây sức ép tới MT.
4. Đô thị hoá

15

Bài 32, 33. Các khu − Bắc Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào Liên hệ.
vực châu Phi

khai thác (xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt,
phốt phát).
1. Khu vực Bắc Phi
2. Khu vực Trung Phi
3. Khu vực Nam Phi

− Trung Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào
trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ
truyền. Hạn hán kéo dài, nạn đói
thường xuyên xảy ra.
− Cộng hoà Nam Phi phát triển nhất
khu vực Nam Phi. Các ngành công
nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ
khí, hoá chất... rất phát triển ở quốc
gia này. Đây cũng là những ngành gây
ô nhiễm MT.

16

Bài 39. Kinh tế Bắc − Các nước Bắc Mĩ có nền công Liên hệ.
Mĩ (tiếp theo)
nghiệp rất phát triển.
2. Công nghiệp chiếm − Các nước Bắc Mĩ, nhất là Hoa Kì,
vị trí hàng đầu thế giới đã phát thải một lượng khí thải rất lớn
vào MT.
− Việc cắt giảm khí thải sẽ góp phần
giảm BĐKH.

17


Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về Liên hệ.
Trung và Nam Mĩ
tốc độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá
nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát
3. Đô thị hoá
triển đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng, trong đó có MT.

18

Bài 45. Kinh tế Trung Việc khai thác rừng Amadôn đã làm Liên hệ.
và Nam Mĩ (tiếp theo) ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và
3.Vấn đề khai thác toàn cầu. Bảo vệ rừng Amadôn góp
phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH.
rừng Amadôn

19

Bài 47. Châu Nam − Châu Nam Cực được gọi là “cực Liên hệ.

Người thực hiện
12


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

Cực
1. Khí hậu

lạnh” của thế giới.

− Ngày nay, dưới tác động của hiệu
ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang
nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày
càng tan chảy nhiều hơn.
− Hậu quả của băng tan (nước biển
dâng...).

20

Bài 48. Thiên nhiên Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm Liên hệ.
biển và mực nước biển dâng cao do
châu Đại Dương
Trái Đất nóng lên đang đe dọa cuộc
2. Khí hậu, thực vật và sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc
động vật
châu Đại Dương.

21

Bài 57. Khu vực Tây − Tây và Trung Âu là khu vực tập Liên hệ.
trung nhiều cường quốc công nghiệp
và Trung Âu
của thế giới.
2. Kinh tế
− Đây là một trong những khu vực phát
thải nhiều khí thải vào MT nhất.
− Việc cắt giảm khí thải vào MT ở
khu vực này sẽ góp phần giảm BĐKH.

22


Bài 59. Khu vực Đông − Công nghiệp khá phát triển, với Liên hệ.
nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
Âu
− Phát triển công nghiệp khai thác,
2. Kinh tế
luyện kim, cơ khí, hoá chất...

2.1.7/ Quy trình thực hiện nội dung tích hợp
Bước 1: Nghiên cứu kĩ bài dạy trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ
năng, nghiên cứu nội dung tích hợp ứng phó với BĐKH, giáo dục bảo vệ môi
trường theo định hướng của tài liệu để xây dựng mục tiêu toàn bài dạy trên 3
phương diện (Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ); trong đó, cần xác định đơn vị kiến
thức trọng tâm của bài dạy (theo chuẩn) lồng ghép với mục tiêu tích hợp BĐKH,
giáo dục bảo vệ môi trường.
Bước 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi
trường cần tích hợp cụ thể trong các phần, các mục của bài dạy. Căn cứ vào mối
liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo
Người thực hiện
13


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các
câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí ? Tích hợp vào phần nào trong bài cho tự
nhiên, phù hợp, không làm đứt gãy nội dung chính của bài học ? Liên kết các kiến
thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào ?
Các câu hỏi cần xây dựng ra sao ? Thời lượng cho phần tích hợp là bao nhiêu ? ...
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương

tiện phù hợp, trước hết quan tâm sử dụng:
+ Các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và
hứng thú học tập của HS, phát huy sự chủ động, tích cực cũng như năng lực tư duy
của người học (như sử dụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip,...).
+ Các phương pháp dạy học tích cực: hoạt động nhóm/cá nhân/chia sẻ cặp
đôi, trực quan, vấn đáp - đàm thoại gợi mở, khi cần mở rộng nâng cao có thể sử
dụng phương pháp thuyết trình ...
Bước 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể theo các phần, các mục của bài
học. Đặc biệt cần chú ý:
Khâu thiết kế các câu hỏi: sao cho lô gic, hợp lí, câu hỏi tích cần phù hợp với
nội dung bài dạy, không nên đi quá xa nội dung bài dạy; Cần sử dụng câu hỏi gắn
với thực tiễn, đặc biệt là thực tế địa phương để học sinh vừa nhận thức đầy đủ về
BĐKH và biết đưa ra những hành động phù hợp để có thể tham gia giải quyết
những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra.
Khi xây dựng câu hỏi, cần có đáp án, mục đích để nội dung tích hợp không
xa rời nội dung bài dạy nếu học sinh không có phương án trả lời sát với nội dung
bài học.
Suy nghĩ, lựa chọn để đưa các phương tiện dạy học, đồ dùng trực quan (tranh
ảnh, lược đồ ...) vào các phần các mục của bài dạy hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, tránh
ôm đồm, tham lam gây quá tải cho tiết học. Cần sử dụng khai thác triệt để nhằm
tăng cường tính giáo dục cho học sinh.
Người thực hiện
14


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

2.2/ Một số phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH trong môn Địa lí 7
Phương pháp dạy học hiện nay rất đa dạng. Đối với bộ môn Địa lí, việc dạy học

tích hợp những nội dung ứng phó với BĐKH cũng có nhiều phương pháp khác nhau.
Tùy từng điều kiện cụ thể, GV có thể vận dụng những phương pháp dạy học sao cho
hợp lí. Dưới đây, xin giới thiệu một số phương pháp gắn với mức độ tích hợp bộ phận
và liên hệ trong việc giáo dục ứng phó với BĐKH để giáo viên tham khảo.
2.2.1. Phương pháp trực quan
Trong dạy học địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất
lớn. Bởi vì, HS chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các sự vật, hiện tượng địa lí
trong tự nhiên ; còn phần lớn các sự vật, hiện tượng địa lí, HS không có điều kiện
quan sát trực tiếp mà chỉ có thể hiểu biết các sự vật, hiện tượng địa lí đó bằng con
đường nhận thức trên cơ sở các phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan trong dạy học địa lí khá đa dạng. Loại phương tiện trực
quan có nhiều khả năng giáo dục BĐKH đó là bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí, tranh
ảnh, băng/ đĩa hình,...
a) Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của môn Địa lí và nó cũng là
một trong những phương tiện trực quan để HS khai thác tri thức. Budanôp, nhà địa
lí người Nga đã nói : “Trong giảng dạy địa lí, trước hết phải dùng bản đồ. Vì bản
đồ giống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lí đều được dựa vào đấy. Đưa các
tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thể
dẫn đến sự liên hệ có hệ thống”1. Tuy nhiên, không phải bản đồ giáo khoa nào cũng
có khả năng giáo dục BĐKH. Vì vậy, khi giảng dạy bài học địa lí có nội dung liên
quan đến giáo dục BĐKH, người GV cần phải lựa chọn bản đồ sao cho hợp lí. Các
1

Người thực hiện
15


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7


bản đồ có thể được sử dụng để giáo dục BĐKH là bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản
đồ khoáng sản, bản đồ địa lí tự nhiên,...
Việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bản đồ cũng rất có khả năng để
giáo dục BĐKH. Ngoài các bước như :
− Cho HS đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên
bản đồ ;
− Đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ như thế nào (loại kí hiệu nào) ;
− Xác định vị trí của đối tượng dựa vào các kí hiệu ;
− Tìm ra một số đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ dựa vào
kí hiệu bản đồ ;
− Dựa vào bản đồ để xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện tượng
địa lí ; ...
Chúng ta cần chú ý tới việc: Vận dụng kiến thức địa lí để nhận xét, giải thích,
liên hệ các hiện tượng địa lí có liên quan tới vấn đề BĐKH.
Ví dụ, khi dạy bài 30: Kinh tế châu Phi

Giáo viên yêu cầu quan sát H30.1. lược đồ nông nghiệp châu Phi. Dựa vào bảng
chú giải, hãy kể tên và xác định nơi phân bố một số cây trồng vật nuôi chính ở châu
Phi? Giải thích vì sao lại có sự phân bố đó?
Người thực hiện
16


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

Dựa vào lược đồ và kiến thức của mình học sinh:
- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính theo bảng chú giải.
- Dựa theo ký hiệu phần chú thích để xác định nơi phân bố.
- Dựa vào hiểu biết về kiến thức địa lý tự nhiên châu Phi ở bài trước và lược

đồ để giải thích sự phân bố.
b) Sử dụng tranh/ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về BĐKH giúp HS có thể dễ dàng nhận
biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH. Cùng với tranh/ảnh giáo
khoa, GV nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung liên quan đến BĐKH gắn
với bài học.
Bản chất của phương pháp sử dụng tranh/ảnh địa lí là hướng dẫn HS quan
sát, phân tích tranh/ảnh để lĩnh hội kiến thức.
Khi hướng dẫn HS quan sát, trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu
khi quan sát tranh/ảnh. Sau đó, yêu cầu HS nêu tên của bức tranh/ảnh để xác định
xem bức tranh/ảnh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu ? Cuối cùng, GV
gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Như vậy, khi sử dụng tranh/ảnh, GV cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn HS
khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh/ảnh và những câu hỏi yêu cầu HS
vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên
bức tranh/ảnh có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề BĐKH.
Ví dụ 1 : Sử dụng ảnh 17.1 − SGK Địa lí 7 (Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở
đới ôn hoà)

Người thực hiện
17


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

− Mục đích quan sát : MT không khí ở đới ôn hoà.
− Tên bức tranh : Khí thải ở một khu liên hợp hoá dầu.
− Mô tả hiện tượng : Một khu công nghiệp hoá dầu đang phát thải khí độc
hại vào MT.
− Nguyên nhân : Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều trong công

nghiệp và giao thông vận tải.
− Hậu quả : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, tăng hiệu ứng nhà kính khiến
Trái Đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi ...
Ví dụ 2 : Sử dụng ảnh 20.5 – SGK Địa lí 7 (Bài 20 : Hoạt động kinh tế của
con người ở hoang mạc)

− Mục đích quan sát : Nguyên nhân dẫn đến các hoang mạc ngày càng mở rộng.
− Tên bức tranh : Một vùng đất ở rìa hoang mạc Xa-ha-ra bị cát lấn.
− Mô tả hiện tượng : Bức ảnh cho thấy các khu dân cư đông đúc nhưng rất ít
cây xanh.
− Nguyên nhân : Thứ nhất, là do nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi và củi
đun nấu, nên người dân đã chặt hạ cây xanh ; Thứ hai, là do BĐKH.
Người thực hiện
18


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

− Hậu quả : Xu hướng các hoang mạc (đới nóng) ngày càng mở rộng.
Ví dụ 3 : Sử dụng ảnh 21.5 – SGK Địa lí 7 (Bài 21: Môi trường đới lạnh)

− Mục đích quan sát : Hiện tượng băng trôi.
− Tên bức tranh : Băng trôi.
− Mô tả hiện tượng : Những tảng băng lớn (cao) đang tan dần và trôi về phía
xích đạo.
− Nguyên nhân : Trái Đất nóng lên.
− Hậu quả : Băng ở hai vùng cực tan dần, mực nước biển dâng cao, nhiều
vùng ven biển, đồng bằng, nhiều quốc đảo có nguy cơ ngập lụt...
Lưu ý :
− Việc lựa chọn tranh/ảnh cho HS quan sát trước hết phải phù hợp với nội

dung bài học. Về mặt hình thức, tranh/ảnh phải rõ ràng, đẹp.
− GV nên sử dụng triệt để những tranh/ảnh minh họa trong SGK, bởi vì đây
là những hình ảnh minh họa đã được lựa chọn một cách kĩ lưỡng.
− Tránh lạm dụng quá nhiều tranh/ảnh ; các tranh/ảnh đưa ra cần đúng lúc,
đúng chỗ.
c) Sử dụng băng/đĩa hình

Người thực hiện
19


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

− Băng/đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong
việc cung cấp những thông tin động về BĐKH, tạo điều kiện thuận lợi cho HS khai
thác kiến thức.

− Khi sử dụng băng/đĩa hình, GV có thể tiến hành theo các bước sau :
+ Bước 1 : Định hướng nhận thức. Bước này nhằm giúp HS biết được mục
đích, yêu cầu và những vấn đề chính cần tìm hiểu.
+ Bước 2 : GV mở băng/đĩa hình cho HS xem từng đoạn. Sau mỗi đoạn, GV
tắt băng/đĩa hình và đặt câu hỏi vừa nhằm kiểm tra nhận thức của HS, vừa gợi ý
cho HS nêu lên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng/đĩa hình vừa xem.
+ Bước 3 : Kết thúc, GV yêu cầu HS nêu những ý chính đã nhận thức được qua
băng/đĩa hình đã xem. Cuối cùng, GV tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung
chính.
Lưu ý :
− Hầu hết kiến thức giáo dục BĐKH có trong một số bài học chỉ ở mức độ liên
hệ, cho nên GV phải tính đến độ dài của đoạn phim, có chọn lọc, kết hợp các
phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cho bài học, góp phần

giáo dục về tác hại của BĐKH và đủ thời gian của một tiết học.
Người thực hiện
20


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

− Việc lồng ghép những đoạn phim vào bài học đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải...
sẽ góp phần làm cho bài HS động, hấp dẫn... Tuy nhiên, việc lồng ghép đoạn phim
vào bài học còn phụ thuộc vào điều kiện của từng trường (máy chiếu, đầu chiếu,
điện...), trình độ công nghệ thông tin của GV...
d) Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
− Phương pháp sử dụng biểu đồ giúp HS dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của
các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Những biểu đồ có thể sử dụng để minh họa cho sự BĐKH hoặc là một trong
những nguyên nhân gây BĐKH là : Biểu đồ khí hậu (HS có thể so sánh sự thay đổi
nhiệt độ và lượng mưa giữa các năm với nhau), biểu đồ phát thải khí CO 2, biểu đồ
phát triển của các ngành công nghiệp nặng, biểu đồ biến động về diện tích rừng...
GV phân tích mối quan hệ nhân quả để liên hệ, dẫn dắt HS tìm ra nguyên nhân, hậu
quả của BĐKH.
− Bản thân các số liệu thống kê không phải là kiến thức địa lí, song nó có một ý
nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí. Vì vậy, bản chất của
phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê để minh hoạ, cụ thể hoá các khái
niệm và nêu bật ý nghĩa của những kiến thức địa lí.
Sử dụng số liệu thống kê còn là minh chứng để HS thấy được những biểu hiện,
nguyên nhân và hậu quả của BĐKH.
Ví dụ : Khi dạy bài 21 : MT đới lạnh − Lớp 7, để lí giải cho HS biết tại sao
trong những năm gần đây băng ở hai cực tan chảy, diện tích băng thu hẹp lại ?
Nguyên nhân chính là do Trái Đất nóng lên. Nói như vậy là đúng, nhưng để thuyết
phục hơn, GV nên đưa ra số liệu để minh chứng. Theo số liệu do Ban Liên Chính

phủ về BĐKH (IPCC) đưa ra năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,740C trong thời kì 1906 − 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm

Người thực hiện
21


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn
so với trên đại dương.
Trong 50 năm qua (1958 − 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên
khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và
nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía
Nam2.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
Khi dạy đến hậu quả của nhiễm không khí, GV có thể đưa ra bảng " Kết quả

quan trắc mưa axít năm 2000, 2001 và 2002 tại một số địa điểm ở Việt Nam".

2.2.2. Phương pháp thực địa
Các công tác ngoài thực địa có thể kể đến là tham quan địa lí, khảo sát địa lí
địa phương. Phương pháp thực địa bao gồm một hệ thống các phương pháp : thực
địa, điều tra, phỏng vấn, nghe báo cáo, ...
Bản chất của các phương pháp này là thu thập thông tin từ thực tế nhằm khai
thác, củng cố và bổ sung kiến thức.

2

Người thực hiện

22


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

Đối với việc giáo dục ứng phó với BĐKH, phương pháp thực địa có ý nghĩa
quan trọng, tạo điều kiện cho HS có thể nhận thức được một cách trực quan các sự
vật và hiện tượng địa lí. HS có điều kiện liên hệ những kiến thức được học trong
nhà trường với cuộc sống xung quanh, vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng vào
thực tiễn. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
công phu, kĩ càng và cần có nhiều thời gian. Vì vậy, tùy điều kiện của từng địa
phương, từng trường và đối tượng HS mà GV lựa chọn nội dung và phương pháp
cho phù hợp.
Ví dụ : Khảo sát một vấn đề của địa phương có liên quan đến BĐKH, có thể
là biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả. Nhiệm vụ của HS là ghi chép và mô tả những
vấn đề quan sát được và viết báo cáo, thu hoạch rút ra từ cuộc khảo sát, báo cáo kết
quả khảo sát. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả
của các vấn đề đã được khảo sát ; tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
2.2.3. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà HS có được
trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở ngoài thực tế, như một cánh đồng, một
quả đồi, một khu rừng, một nhà máy, môi trường nơi cư trú, những hậu quả của tai
biến thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, giá rét, sạt lở bờ biển, bờ sông, xói
mòn...). Biểu tượng bao giờ cũng có tính riêng lẻ và là những hình ảnh cụ thể.

Người thực hiện
23



Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

(Lũ lụt tại Tiên Yên)

(Hạn hán ở Miền trung Việt Nam)

Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung và giáo dục ứng
phó với BĐKH nói riêng tốt nhất với HS là hướng dẫn các em quan sát các sự vật,
hiện tượng có thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên tranh ảnh, đoạn phim…
Với phương pháp này, HS có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về
những vấn đề có liên quan đến BĐKH. Phát triển năng lực tư duy thông qua phân
tích, so sánh ; rèn luyện thói quen làm việc độc lập, tích cực tìm hiểu những hiện
tượng địa lí diễn ra hàng ngày ở xung quanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng
tìm được đối tượng quan sát phù hợp và có điều kiện tổ chức cho HS quan sát trên
thực tế để hình thành biểu tượng địa lí.
2.2.4. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
− Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ
giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế − xã hội
với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế − xã hội. Trong các mối quan hệ đó, có những
mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Đối với những bài học
có nội dung giáo dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này. Bởi vì, hậu quả
của BĐKH là do tác động của hàng loạt nguyên nhân, có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp, có nguyên nhân tự nhiên và có nguyên nhân do con người gây ra.
− Các mối quan hệ nhân quả là những mối quan hệ biểu hiện mối tương
quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng địa lí. Trong mối quan hệ
này, có hai thành phần : một bên là nhân, một bên là quả. Chỉ có nhân sinh ra quả,
chứ quả không sinh ra nhân. Ví dụ : Hiện tượng khí hậu khô khan, hiếm mưa ở các
vùng chí tuyến đã làm cho các vùng này trở thành hoang mạc, nhưng hiện tượng
hoang mạc không phải là nguyên nhân của hiện tượng khí hậu khô khan, hiếm mưa.
− Các mối quan hệ nhân quả trong địa lí cũng rất phức tạp và có thể phân ra :

Người thực hiện
24


Một số phương pháp tích hợp giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý 7

+ Quan hệ nhân quả đơn giản và quan hệ nhân quả phức tạp.
+ Quan hệ nhân quả trực tiếp và quan hệ nhân quả gián tiếp.
− Khi hướng dẫn HS xác lập các mối quan hệ nhân quả, GV cần giúp HS :
+ Phân biệt nguyên nhân và kết quả.
+ Xác định mối quan hệ nhân quả này là quan hệ nhân quả đơn giản hay
phức tạp, quan hệ nhân quả trực tiếp hay quan hệ nhân quả gián tiếp.
+ Xây dựng các sơ đồ thể hiện các mối quan hệ nhân quả. Trong sơ đồ nên
dùng mũi tên để thể hiện quan hệ giữa nhân và quả.
− Ví dụ : Khi dạy bài 47 : Châu Nam Cực − Lớp 7, nội dung “băng ở Nam
Cực ngày càng chảy nhiều hơn” chính là hệ quả của Trái Đất nóng lên. Ta có thể sử
dụng sơ đồ quan hệ nhân quả đơn giản như sau :
Nước biển dâng
Trái Đất
đang nóng
lên

Lớp băng ở
Nam Cực
ngày càng tan
chảy

Diện tích các lục địa sẽ thu
hẹp lại


Nhiều đảo bị nhấn chìm
− Mối quan hệ nhân quả không phải chỉ từ một nguyên nhân sinh ra một kết
quả hoặc nhiều kết quả, mà có thể một kết quả được sinh ra từ nhiều nguyên nhân.
Ví dụ : Thiếu nước canh tác là do tác động của nhiều nguyên nhân như thời tiết
khắc nghiệt, quản lí tưới tiêu kém hiệu quả, kênh mương nội đồng kém, hồ chứa
không đủ lớn... ta có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Thời tiết
khắc
nghiệt

Người thực hiện

Kênh
mương
nội đồng
kém

Quản lý
tưới tiêu
kém hiệu
quả

Thiếu nước canh tác
25

Hồ chứa
không đủ
lớn..



×