Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

DE TAI NGU VAN CAP TINH (nhãn tự thần cú trong thơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.79 KB, 38 trang )

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục năm 2005 ( Điều 5) đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình dáng, nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/3006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã nêu “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh phương pháp tự học, khả
năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”.
Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học
sinh mặt bằng trí thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương nhằm
bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ, thẩm mĩ cho học sinh cấp học
này; giúp các em “tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc
về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các
tác phẩm văn học và trong các văn bản được học”, “để có kĩ năng nghe, đọc một
cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một
số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh
nghiệm ứng xử thích hợp đối những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó”.
1
Người thực hiện:




Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

Tuy nhiên, môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã không tự
giới hạn ở mục tiêu đó. Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THCS còn
phải hướng tới mục tiêu hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu các kiểu,
loại văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài
sách giáo khoa, nhưng bắt đầu từ sách giáo khoa ngữ văn phổ thông. Học sinh “biết
đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc
và viết các văn bản thông dụng”; “Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh. Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng bài tập có nội dung cảm thụ
những văn bản ngoài sách giáo khoa”.
Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm ra các
biện pháp hữu hiệu nhất và phải vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học
theo đặc trưng bộ môn trong việc nâng cao giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và
phân môn văn học và các văn bản thơ nói riêng. Trong đó các phương pháp như
thuyết minh “Giảng bình”, phương pháp tổ chức học tích, cắt nghĩa, khái quát các
chi tiết nghệ thuật…” cần phải kết hợp nhuần nhuyễn để học sinh nắm bắt một cách
sâu sắc nội dung tin tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, trong đó phân tích
cắt nghĩa các “nhãn tự - thần cú” của bài thơ, đoạn thơ cũng rất quan trọng.
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chuyên đề này nhằm đạt được các mục đích sau:
- Giúp giáo viên và học sinh củng cố thêm kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn
nói chung, phân môn văn học phần các văn bản thơ nói riêng, nhất là về “nhãn tự thần cú” trong thơ.
- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ ca của cả giáo viên và học sinh thông qua các chi
tiết nghệ thuật ngôn ngữ, nhãn tự, thần cú của bài thơ, đoạn thơ
- Đề ra một số cách cụ thể trong quá trình phân tích, cắt nghĩa, giảng bình
các “nhãn tự - thần cú” thơ trong chương trình Ngữ văn THCS.

2
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các tiết học văn bản thơ
và góp phần nâng cao hiệu quả giờ học.
I.3 THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM
Thời gian thực hiện chuyên đề:
Địa điểm: Trường PTDT Bán trú TH&THCS Hà Lâu huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
Phạm vi đề tài:
Giới hạn đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng
dạy môm Ngữ văn thông qua “nhãn tự - thần cú” của bài thơ đoạn thơ.
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:.
Giới hạn về khách thể khảo sát: Học sinh THCS.
I.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm và phát hiện nhãn tự và thần cú của bài thơ, đoạn thơ để góp phần đổi
mới phương pháp và nâng cao chất lượng giờ dạy.
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.5.1 Thống kê, phân loại.
Với phương pháp này tôi chia cách tìm hiểu đối tượng thành hai nội dung: “
nhãn tự và thần cú” để đi sâu vào tìm hiểu từng nội dung của vấn đề.
I.5.2 Miêu tả và phân tích.
Dùng phương pháp này để chỉ rõ những phương pháp cơ bản, cách thức tiến
hành bài dạy có sử dụng “nhãn tự - thần cú” trong chương trình Ngữ văn THCS ở
trường PTDT Bán trú TH&THCS Hà Lâu từ đó đề xuất những nhiệm vụ, yêu cầu
cùng với những biện pháp cho phù hợp.


3
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

II. NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
II.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn học là môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nó
có khả năng đi vào tâm hồn con người nhất là lớp trẻ, những tâm tư tình cảm,
những hoài bão ước mơ. Đồng thời đây là môn kích thích sự sáng tạo, trí tưởng
tượng bay bổng của người học.
Học văn là học cách làm người. Học văn giỏi không chỉ giúp học sinh khám
phá thế giới nghệ thuật, hiểu biết cuộc sống sâu sắc mà còn ứng xử tốt hơn trong
mối quan hệ hàng ngày mà còn giúp các em học tốt các môn học khác.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IX xác định rõ: “Để đáp ứng yêu cầu và con
người về nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong
thời ky công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về
giáo dục đào tạo”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định
số 16/2006,QD-BGĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.

Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Từ trước đến nay thơ ca đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc tái
hiện những tình cảm, cảm xúc của các nhà thơ trong từng giai đoạn lịch sử của dân
tộc. Với tính chất là môn học công, các tác phẩm thơ đã góp phần giáo dục bồi
4
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành
mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn ngữ văn thông qua “nhãn tự - thần cú” của bài thơ ngày càng được chú trọng.
II.1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải
đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi
mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội,
trong Luật giáo dục.
Nghị quyết 40/200/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
khẳng định mục tiêu là xây dựng chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ
thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với truyền thống Việt
Nam, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực
và trên thế giới.
Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

khỏe thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến
thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là
năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã
được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
5
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh (Luật giáo dục).
Mục tiêu của môn Ngữ văn THCS là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức
và năng lực cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn chương nhằm bồi đắp, nâng cao
nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh ở cấp học này; giúp các em
tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh
vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới được thể hiện qua các tác phẩm văn
học nói chung, các bài thơ, đoạn thơ nói riêng để từ đó các em có kĩ năng nghe,
đọc, nói, viết một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng
tình cảm và các giá trị nghệ thuật của các bài thơ, đoạn thơ, khơi dậy sự nỗ lực học
tập của học sinh góp phần xây dựng những tình cảm tốt đẹp nuôi dưỡng tâm hồn
con người.
II.2 CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN

THÔNG QUA NHÃN TỰ VÀ THẦN CÚ CỦA ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
II.2.1 Thuận lợi
Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, nhưng trong những
năm gần đây đã có nhiều sự đổi mới, đặc biệt về giáo dục. Các trường học trong
huyện đều được trang bị ngày càng đầy đủ và đồng bộ về đồ dùng, thiết bị dạy học.
Không những vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo còn thường xuyên tổ chức các hội
nghị chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo cụm trường, toàn huyện để
giáo viên toàn huyện tham dự, cùng trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm; cử giáo
viên tham dự các chuyên đề do Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức để học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Về phía học sinh có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập đạt kết quả đáng
khích lệ, nhiều em đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
6
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

100% học sinh dân tộc. Chính vì lẽ đó nên khả năng, trình độ nhận thức của
các em chậm hơn, kém hơn so với đối tượng học sinh ở các xã vùng thấp hoặc Thị
trấn. Song so với kết quả chất lượng trước đây thì chất lượng hiện nay đã cao hơn.
Có được như vậy là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với học sinh dân
tộc vùng khó khăn. Đặc biệt là sự quan tâm của huyện và Phòng Giáo dục Tiên
Yên. Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện, đầu tư cho
chuyên môn, thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp để tìm phương pháp giảng dạy
phù hợp với học sinh dân tộc.
II.2.2 Khó khăn
II.2.2.1 Về phía giáo viên
- Việc nắm bắt và thể hiện hết các phương pháp dạy học văn mới hiện nay còn

nhiều lúng túng.
- Hơn nữa giọng giảng bình (phong cách giảng văn) của một số đồng chí trong
việc phân tích cắt nghĩa các chi tiết nghệ thuật, các “nhãn tự - thần cú” bài thơ,
đoạn thơ là chưa tốt.
- Phần lớn giáo viên Ngữ văn trong nhà trường đều là những giáo viên trẻ nên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy:
+ Chưa có kinh nghiệm trong việc xác định các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, các
hình tượng thơ và các nhãn tự thơ quan trọng chi phối nên toàn bộ nội dung tư
tưởng của cả bài thơ, đoạn thơ. Vì thế khi dạy các bài thơ dài, các đoạn thơ dài còn
dàn trải, lan man, chưa đúng trọng tâm nên dẫn đến thiếu thời gian, cháy giáo án,
kết quả giờ dạy chưa thành công.
+ Năng lực cảm nhận các hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật, các “nhãn tự (mắt
thơ) - thần cú” trong các bài thơ còn nhiều hạn chế nên việc phân tích, cắt nghĩa,
giảng bình và khắc sâu nội dung tư tưởng của các tác phầm nói chung và các văn
bản thơ nói riêng là chưa tốt.
7
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

+ Năng lực sư phạm: như tổ chức, điều khiển, dẫn dắt các em học sinh trong một
giờ giảng văn theo hướng dạy học tích cực của chúng tôi còn nhiều hạn chế.
II.2.2.2 Về phía học sinh
- 100% học sinh (HS) là con em của đồng bào các dân tộc cùng cao nên:
+ Kĩ năng hành văn yếu
+ Nhiều HS kĩ năng đọc, viết còn hạn chế
+ Trong giờ học còn thụ động
+ Ý thức và khả năng tư duy còn nhiều hạn chế.

+ Hầu như phụ huynh HS không quan tâm đến việc học của con em.
- Thái độ thờ ơ với môn học, khi làm văn thì một số còn học vẹt, sao chép.
- Việc soạn bài ở nhà chỉ mang tính chất đối phó, soạn sơ sài.
- Mặt khác, đối với các em đây là một môn học khó, nên việc phân tích, cảm
nhận, nhất là cảm nhận được ý nghĩa sâu xa từ các “nhãn tự - thần cú” thơ lại càng
khó.
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ dạy
văn học, giúp các em cảm thụ và hiểu một cách sâu sắc ngôn ngữ nghệ thuật trong
thơ ca và nắm chắc nội dung tư tưởng mà người viết đã gửi gắm vào các văn bản
thơ Ngữ văn THCS nên tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề: Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “nhãn tự - thần cú” của bài thơ,
đoạn thơ ở trường PTDT Bán trú TH & THCS Hà Lâu.
II.2.2.3 Đối với môn học.
Nhiều bài thơ trung đại rất khó, thời gian phân bổ còn chưa đủ, thơ khó đọc,
khó hiểu, lại nhiều từ Hán – Việt, phải tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
II.2.2.4 Giải pháp khắc phục
a. Đối với giáo viên

8
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

- Cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các phương pháp dạy học văn
mới hiện nay để thiết kế các bài soạn giảng có chất lượng và phù hợp với từng đối
tượng HS.
- Cần luyện tập để có được phong cách giảng văn đĩnh đạc hơn, cần nắm thật
chắc kiến thức của bài dạy và các kiến thức liên quan để làm chủ giờ dạy hoặc tăng

cường dự giờ các đồng nghiệp (nhất là các đồng chí là giáo viên giỏi cấp huyện ,
tỉnh ) để học hỏi phong cách, giọng giảng.
- Hướng dẫn học sinh phong cách tự chiếm lĩnh tri thức, không đọc, chép, hạn
chế thuyết giảng
- Tăng cường vấn đáp, thảo luận, phân tích, cắt nghĩa và kết hợp giảng bình, nhất
là phân tích giảng bình các “nhãn tự - thần cú” trong thơ.
- Quan tâm đến HS yếu qua từng tiết học, đặt các em vào những tình huống có
vấn đề để phân tích cắt nghĩa các nhãn tự thơ.
- Để tích lũy thật nhiều các tri thức của bộ môn cần :
+ Cần tích cực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhất là việc tự
tìm hiểu ở các tài liệu chuyên sâu, ở mạng internet, tạp trí văn học tuổi trẻ … để
hiểu được thật nhiều các “nhãn tự - thần cú”, các chi tiết nghệ thuật ngôn từ quan
trọng trong thơ.
+ Hoặc là học hỏi, tham khảo các đồng nghiệp có thâm niên về giảng văn,
các đồng chí là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cán bộ chuyên môn phòng giáo dục …….
b. Đối với học sinh:

- Cần đọc và soạn bài đầy đủ, nghiêm túc trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài, chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ cần hỏi
ngay thầy để nắm được bài.
- Cần chú ý lắng nghe và tham gia vào việc phân tích, cắt nghĩa các “ nhãn tự thần cú” thơ và qua đó có thể mạnh dạn cảm thụ và cảm nhận cái hay, cái đặc sắc
và độc đáo của nội dung tư tưởng của bài thơ thông qua nhãn tự của bài thơ, đoạn
9
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

thơ đó. (Học sinh có thể tự phát biểu ý kiến để bình luận cái hay, cái đẹp của nhãn

tự trong thơ).
- Cần trau dồi vốn ngôn ngữ của bản thân để hiểu một cách tốt nhất nhãn tự, thần
cú của bài thơ, đoạn thơ.
II.3. CHƯƠNG III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BỘ MÔN
NGỮ VĂN THÔNG QUA “NHÃN TỰ-THẦN CÚ”
CỦA BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
II.3.1 Tìm hiểu về “Nhãn tự-thần cú ” và vai trò của “Nhãn tự-thần cú” trong
thơ.
II.3.1.1. “Nhãn từ - thần cú ” trong thơ là gì ?
a, Nhãn tự :
- “Nhãn tự” hay “từ mắt” được sử dụng phổ biến, trở thành một khái niệm
quen thuộc. Cần giải nghĩa các từ này để hiếu thấu đáo. Từ “mắt” trong tiếng việt
xuất phát từ từ “mục” trong tiếng Hán. Từ “ mắt” theo từ điển Tiếng Việt có những
nghĩa sau :
Cơ quan để thấy để nhìn đưa mắt, mắt gà mờ …..)
Chỗ lồi ở đốt cây nhỏ như con mắt (mắt tre , mắt mía …..)
Lỗ đan tròn như con mắt (mắt lưới )
Cục sưng lồi hai bên cổ chân ( mắt cá chân )
Xét vê cách nhìn nhận, sự lựa chọn của người phụ nữa ( mắt xanh)
- Nếu Tiếng Việt chỉ có một từ “mắt” có nghĩa là nhìn, xem, ngó, ngắm…thì
1.
2.
3.
4.
5.

trong Tiếng Hán có hai từ là “nhãn” và “mục”.
- Chữ “mục” trong Tiếng Hán có thể đi với 60 từ, chữ thuộc bộ “mục” có
đến hàng trăm chữ. Chữ “mục” có 18 nghĩa :

1. Là con mắt, quẻ Tốn trong Kinh Dịch cũng thuộc con mắt
2. Xem ngó, nhìn thấy
3. Dùng mắt để biểu thị sự phẫn lộ hay bất mãn , cũng có nghĩa là
nhận thức từ bên trong, im lặng.
4. Dùng mắt để biểu hiện ý
10
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

5. Xem như phản động
6. Cách nhìn
7. Nhãn lực
8. Xem trọng
9. Lỗ hổng trống
10. Quan trọng cần thiết ( yếu mục)
11. Tiết mục ( mục lục)
12. Danh mục
13. Xưng hô
14. Tiêu đề, đề mục
15. Phẩm bình , phẩm đề
16.Thủ lãnh, đầu mục
17. Hạt khô dưới gốc cây
18. Họ người
- Trong tiếng Hán, chữ “mục” chỉ nghĩa và chữ “ cấn” chỉ thanh tọa nên chữ
“nhãn”. Chữ “ nhãn ” có tới 16 nghĩa :
1. Là con mắt, là nhãn tính.
2. Là nhãn thần (mắt có thần)

3. Mục lực, là kiến thức
4. Theo dõi (tiếng Hoa nghĩa là giám thị ).
5. Hướng đạo (là dẫn đường, có nghĩa nữa là tuyến sách tức manh
mối)
6. Hang động
7. Then chốt hay là yếu điểm
8. Chỉ cho hoa văn trong trang trí
9. Chỉ cho lá liễu non
10. Bọt nước
11. Nhịp phách trong các bài khúc (điệu hát của người Trung Quốc
xưa)
12. Thuật ngữ để dùng trong khi đánh cờ vây
13. Lượng từ
14. Chỉ họ người
15. Có nghĩa là nhòm ngó (tai mắt)
16. Chỉ rò rỉ và khuyến điểm
- Tuy có hiện tượng đồng nghĩa như vậy (tuy nhiên đây là đồng nghĩa không
hoàn toàn) nhưng người xưa không nói là “mục tự ” mà nói là “nhãn tự ”. Bởi
trong nghĩa của từ “mục” khác cơ bản với từ “nhãn ” chính là “quan kiện, then
11
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

chốt”, mắt có thần nên nó không thể hiện được ý chữ hay, chữ then chốt làm nổi
bật ý nghĩa của câu thơ.
- Song, trong từ điển Trung Quốc, người ta không sử dụng từ “nhãn tự” mà
chỉ có từ “thi nhãn”. Theo Thương Lang thi thoại, làm thơ dụng công ở ba yếu tố:

viết khởi kết, viết cú pháp và viết tự nhãn (ba điểm chính trong thơ là một là mở
đầu, kết luận, hai là cú pháp, ba là tự nhãn). Cách nói “nhãn tự ” cũng là cách
Việt hóa xuất phát từ người Việt xưa. Và cách dừng từ “từ mắt” cốt để dễ hiểu,
nhưng từ này không thể hiện được tinh thần của khái niệm “nhãn tự” trong thơ ca
cổ. Cách gọi “nhãn tự” là phù hợp nhất khi phân tích hay bàn luận về thi pháp.
Kết luận : Như vậy “nhãn tự” chính là “tự mắt” của bài thơ, là chữ then
chốt làm nổi bật ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ.
b, Thần cú:
“Thần cú ” (danh cú ). Cú = câu; thần = chỉ cái hay, đặc sắc, cái hồn của câu
thơ, bài thơ.
Vậy “ thần cú” là câu thơ, câu văn hay, nổi tiếng.
II.3.1.2. Vai trò của “ nhãn tự - thần cú” trong thơ.
a, Vai trò của “ nhãn tự” :
- Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Điều này càng đúng với thơ. Mỗi
tác phẩm thơ luôn là một công trình nghệ thuật, mỗi chữ đặt xuống phải có sự cân
nhắc kĩ lưỡng, thể hiện dụng công của người thi sĩ. Nên không lạ khi để có được
một câu thơ bất hủ:
“ Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang)
Huy Cận đã phải lựa chọn biết bao hình ảnh khác: Củi một cành khô, lạc
giữa dòng, hay Một cánh bèo trôi lạc giũa dòng…để đi đến câu thơ cuối cùng như
trong tác phẩm. Vì vậy là thơ không phải là công việc vui chơi, thoảng qua hay cho
xong chuyện mà đó là lao động nghệ thuật thực sự tổn hao tâm lực và trí tuệ của
con người.
- Thơ luôn quý sự hàm súc, chữ ít mà ý nhiều, ý ở ngoài lời (ý tại ngôn
ngoại) cho nên phải cân nhắc chọn lọc, tìm chữ hạ câu phải đa tư đa lự. Một chữ hạ
xuống đôi khi là then chốt, trụ cột cho toàn bài thơ, một chữ là tinh hoa là cột đỡ
12
Người thực hiện:



Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

cho cả một cung điện ngôn từ. Nếu thiếu đi hay mất đi một từ ấy thôi bài thơ sẽ trở
nên thật xoàng xĩnh đôi khi chằng còn chút thơ nào. Cũng bởi thế, nhìn vào một
“nhãn tự” phải kể đến Bác Hồ. Trong bài thơ “Mộ” (Chiều tối), từ “hồng” đã được
hạ xuống thật đắc địa khi khép lại toàn bộ bài thơ:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Từ “hồng” không chỉ diễn tả ngọn lửa hay ánh lửa trong bài, với một chữ
“hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể
oải, sự vội vã, sự nặng nề diễn tả trong ba câu thơ đầu, đã làm sáng rực lên khuôn
mặt của cô em sau khi say ngô tối. Chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt
mỏi, nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình,
cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác. Không thể
tưởng tượng được bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là một bài trong tập “Nhật kí trong tù”
của Hồ Chí Minh mà không hề có bóng dáng của nhà tù, không thấy hình ảnh của
tù nhân mà cứ tưởng rằng đây là thơ của thi sĩ tự do. Ánh hồng của lò than được
nhắc tới cuối bài thơ (qua chữ hồng - nhãn tự trong tác phẩm) cho thấy tâm trạng
Bác đang chuyển biến từ buồn sang vui. Quan trọng hơn nó giúp ta hiểu được niềm
lạc quan đáng quý của nhà cách mạng, rõ ràng trong hoàn cảnh nào Bác cũng
hướng tới phần tươi sáng của cuộc đời.
- Mặt khác, nói đến bài thơ là phải nói đến cái “tôi” trong sáng tạo nghệ
thuật. Việc lựa chọn từ ngữ thể hiện rõ tài năng, cách tinh luyện ngôn ngữ của từng
tác giả. Cá tính mạnh mẽ của người thi sĩ phả vào tác phẩm, qua nhiều tác phẩm
hình thành nên nét độc đáo hiếm có đôi khi là cái nhìn mới lạ, có thể là khác sự
khác người, khác đời nhưng chính điều đó tạo nên sức sống, khả năng lan tỏa của

tác phẩm thơ. Bởi có “nhãn tự” như thế, có những từ được dùng là mãi mãi gắn bó
với tên tuổi của một người. Điều này thấy rất rõ ràng qua những sáng tác của
Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng thơ Việt Nam. Bài thơ “Thu điếu”:
13
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao
thu nước trong veo có thể nhìn thấy được rong rêu tận đáy tỏa ra khí thu lạnh lẽo
như bao trùm không gian. Không có cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu
mạt rồi nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
đã có từ bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu bé tẻo teo nghĩa là
rất nhỏ bé, âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự hun hút của cảnh vật (trong veo - bé
tẻo teo). Đó là một nét thu đẹp và êm đềm. Hai câu thực tả không gian hai chiều.
“ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc với lá vàng gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho
chiếc lá thu màu vàng cũng khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng
làn hơi gợi tí. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái
nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, cái
lăn tăn của sóng hơi gợi tí phối cảnh với độ bay xoay xoay khẽ đưa vèo cùa chiếc lá
thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục vừa tâm
đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “vèo trông lá rụng đầy
sân” (Cảm thu - thu tiễn)
Vì vậy trong thơ không thể thiếu được “nhãn tự” hay nói cách khác, một

bài thơ thực sự thành công hay không, lột tả được tâm trạng của thi nhân
trong cuộc đời con người hay không, khơi gợi được những nỗi niềm đồng cảm
của người đọc hay không, nhờ một phần rất lớn vào những “nhãn từ” có trong
bài.
b, Vài trò của “thần cú” (danh cú)
Thần cú là những câu văn hay, đặc sắc, có giá trị quan trọng nhất, bao trùm
nhất trong việc thể hiện nội dung tư tưởng nghệ thuật ngôn từ (tính nhạc, tính họa,
nhịp điệu, giọng điệu…) trong bài thơ, đoạn thơ. (Tức là thần cú góp phần thể hiện
cái hồn cảu bài thơ, cái hồn của nhà văn khi phản ánh hiện thực vào trong thơ).
14
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

Giống như “nhãn tự”, “thần cú” cũng lột tả được tâm trạng của nhà thơ, khơi
gợi nỗi niềm đồng cảm của bạn đọc, tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, có
giá trị nhân văn cao cả, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc được
thể hiện.
Như vậy, khi tìm hiểu “thần cú” trong thơ, người đọc cảm nhận và hiểu hết
giá trị nghệ thuật ngôn từ, giá trị từng từ ngữ mà tác giả lựa chọn hoặc tạo ra trong
văn cảnh. Mặc khác còn hiểu hết những giá trị nêu trên của tác phẩm.
II.3.2 Một số cách tìm hiểu “ nhãn tự - thần cú ” trong thơ :
Việc phân tích như trên đã cho thấy, muốn tìm hiểu một bài thơ không thể bỏ
qua các “nhãn tự”. Cổ nhân từng dạy: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, soi vào
đôi mắt sẽ thấy được hồn người, cái ẩn chứa sâu kín bên trong, cái vô danh không
thể nói bằng lời, và với nhãn tự, qua đó có thể thấy được tất cả thông điệp người
viết nhắn nhủ, tâm tư kí thác, “đọc” được cái hồn của tác phẩm. Cho nên việc dạy
các tác phẩm thơ cũng cần cân nhắc và tôn trọng thủ pháp này của thơ ca. Người

giáo viên qua việc phân tích “nhãn tự” để giúp học sinh tiếp cận gần nhất với tác
phẩm và người học qua đó nắm được kiến thức nhanh nhất, chính xác nhất để phục
vụ cho học và viết bài (nhất là với kiểu bài nghị luận về tác phẩm thơ).
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi xin đề xuất một số gợi ý để khám phá
“nhãn tự” trong thơ, hỗ trợ cho việc đọc - hiểu văn bản trong nhà trường.
II.3.2.1. Tìm hiểu bằng cách sử dụng các từ thay thế.
Trong Tiếng Việt có hệ thống các từ đồng nghĩa hoàn toàn, các từ đồng
nghĩa còn lại vẫn luôn mang một sự khác biệt dù ít hay nhiều về sắc thái, khả năng
khêu gợi cảm xúc với người đọc. Với một từ được đặt xuống trong một câu thơ,
người viết có thể lựa chọn những từ ngữ tương đương (quan hệ liên tưởng của ngôn
ngữ), việc giáo viên thay thế các từ tương đương không là thay đổi thanh điệu,
sự hòa kết của âm luật trong câu sẽ giúp làm nổi bật được chọn lựa của tác
giả. Ví dụ trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải viết :
15
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

Mọc giữa dòng song xanh
Một bông hoa tím biếc
Từ “mọc” là một nhãn tự, nó góp phần thể hiện sự sống mùa xuân đang lan
tỏa, bao trùm và dào dạt trong cảnh vật, đất trời. Có thể thay thế bằng các từ như:
thấy, nở, trôi… rồi giáo viên đưa ra so sánh.
Các từ: nở, thấy, trôi… đều có thể miêu tả hình ảnh bông hoa và sự phát hiện
của nhà thơ. Nhưng nếu dùng các từ trên thì hình ảnh thơ tuyệt đẹp mang tâm hồn
xứ Huế “hoa tím biếc” là cái đã có, nở sẵn giữa dòng sông, nhân vật trữ tình chỉ tìm
ra mà thôi.
Từ “mọc” không chỉ cho thấy sự xuất hiện của sự vật mà cả sự vươn lên bất

ngờ mạnh mẽ (từ nụ, vươn dậy, nở thành hoa), không chỉ thấy sự phát hiện tinh tế
của tác giả mà ẩn chứa trong đó cả niềm vui của con người khi cảm nhận được sức
xuân và sắc xuân tràn lan khắp đất trời, vạn vật.
II.3.2.2. Tìm hiểu bằng cách so sánh và liên tưởng.
Khả năng gợi cảm trong đoạn thơ là rất cao, đặc biệt với các “nhãn tự” muốn
làm toát lên cai hay, cái mới và độc đáo có thể so sánh với những cái đã quen
dùng, hay dùng đã trở thành ước lệ (đôi khi là khuôn sáo).
Trong “Sang thu” - Hữu Thỉnh, khổ 1 của bài thơ đã vẽ lên một bức tranh
thiên nhiên xinh xắn về làng quê lúc giao mùa :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Hình ảnh “Hương ổi” có thể xem là một phát hiện của nhà thơ. Thơ xưa và
cả thơ hiện đại khi viết về mua thu, những tín hiệu mùa thu thương lấy những hình
ảnh như: là ngô đồng rụng (Ngô đồng một lá lìa cành / Báo cho thiên hạ tin lành
sang thu – Thơ Đường), hoa cúc nở (Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ/ Con thuyền
16
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

buộc chặt mối tình ta – Đỗ Phủ), nếu lấy một làn hương để nhắc ta rằng đã mùa thu
thì có thể là hương hoa sữa nồng nàn con phố nhỏ hay hương cốm mới theo những
gánh hàng rong đi khắp nơi. Nhưng riêng Hữu Thỉnh, ông lựa chọn “hương ổi” để
thấy được cái mộc mạc giản dị, cái chân chất qua màu trong bức tranh thu. Đây là
nét mới mà ông đóng góp với thi liệu khi viết về mùa thu.
Giáo viên cũng có thể vận dụng chính liên tưởng của mình để bình giảng

cái hay của từ ngữ hay hình ảnh thơ có trong bài. Đây là cách nâng cao hay tạo
mẫu cho học sinh vì dạy thơ không chỉ là những phương pháp khoa học có sẵn mà
còn là chính rung động của tâm hồn người dạy.
Trở lại với ví dụ trên (bài thơ “Sang thu”), cần lưu ý từ láy: “chùng chình”
diễn tả làn sương sớm trôi đi thật chậm. Cái mỏng manh, êm nhẹ của làn sương thu
có thể cho chúng ta liên tưởng tới bước chân của người thiếu nữ nửa muốn ra đi,
nửa muốn ở lại, lưu luyến. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng của
mua thu xứ Bắc. Đồng thời giáo viên sẽ so sánh với những vần thơ thu quen thuộc.
II.3.2.3.Tìm hiểu bằng cách giải thích, cắt nghĩa từ.
Giáo viên sau khi cho học sinh phát hiện “nhãn tự” - từ ngữ then chốt có tính
gợi hình và gợi cảm, cần cắt nghĩa của các từ. Thường các từ ngữ ấy mang nhiều
lớp nghĩa hoặc khi đặt trong bài sẽ mang thêm những nét nghĩa mới – đây mới
là cái đích mà tác giả hướng tới. Việc cắt nghĩa như vậy giúp các em hiểu một
cách tưởng tận về nghĩa của từ và khả năng biểu cảm của từ ngữ đó.
Như trong bài thơ “ Tức cảnh Pắc Bó “ – Hồ Chí Mình :
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Câu thơ là sự tổng kết ý thơ của ba câu trước - tổng kết cuộc đời cách mạng
mà Bác đã trải qua. Sức nặng của câu thơ dồn ở từ “sang ”. Song hiểu theo nghĩa
thông thường là điều kiện đầy đủ thoái mái về cả vật chất lần tinh thần, nếu hiểu
như vậy sẽ không hợp lí với ý thơ của Bác. Trong những ngày tháng lịch sử Bác
sống trong cái hang đơn sơ, với bữa cơm đạm bạc và những trang bị sợ sài thì sao
17
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

có thể nói “sang” như vậy được. Phải chăng cái sang phải hiểu theo nghĩa khác:
Sang là được sống, làm việc và chiến đấu cho lí tưởng, cho đất nước. Đó là niềm

hạnh phúc nhất đời của Bác. Từ “sang ” làm sáng bừng ý thơ, nâng cao tầm tư
tưởng cho tác phẩm.
Tương tự như vậy trong câu thơ :
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
Đây là khát vọng cao đẹp và chân thành nhất của tác giả Viễn Phương khi rời
xa vị Cha già muôn vàn yêu quý. Hai chữ “trung hiếu” vốn xuất phát tư quan niệm
của Nho giáo; trung với vua, với chủ; hiếu với cha mẹ. Đặt nó vào hoàn cảnh sáng
tác tác phẩm, ta cần hiểu; trung với Đảng, với đất nước; hiếu không chỉ với cha mẹ
mà với cả nhân dân. Viễn Phương mong làm “cây tre trung hiếu” cũng là muốn
bước tiếp con đường Bác chọn, làm theo lời Bác dạy “ta bỗng lớn ở bên Người một
chút”. Niềm khát khao đó không của riêng thi sĩ mà hòa chung nhịp đập với trái tim
biết bao người.
II.3.2.4.Vận dụng phương pháp nêu vấn đề :
Giáo viên phát hiện và nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi mở như: Cảm nhận của
em…? Em có suy nghĩ gì về cách dùng từ…?
Từ đó thúc đẩy học sinh thoải mái trình bày cách hiểu, cách nghĩ của mình
rồi giáo viên tổng kết và thống nhất kiến thức chuẩn với các em. Vì sao ta có thể
vận dụng cách này? Bởi lẽ, các “nhãn tự” sẽ gợi nhiều chiều liên tưởng và nhiều
tầng ý nghĩa, tuy theo trình độ và khả năng cảm thụ giúp các em phát hiện và bóc
tách các lớp nghĩa ấy, từ đó giáo viên tổng hợp lại, đưa ra kiến giải cặn kẽ hơn hay
điều chỉnh cái nhìn, cảm nhận chưa phù hợp. Đây là phương pháp tích cực đòi hỏi
người giáo viên vận dụng khéo léo và kiểm soát các ý kiến cũng như kiến thức đưa
ra, tổ chức quản lý lớp học, tránh đẩy cuộc “tranh luận” quá xa nội dung bài.
18
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ


Trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) hình ảnh
“trái tim” khép lại bài thơ là hình ảnh đặc sắc có sức gợi cao có thể vận dụng cách
hỏi này để các em có thể nêu nên các ý:
- Nghệ thuật hoán dụ
- Biểu tượng cho trái tim yêu nước và dũng cảm của người lính lái xe.
- Sự hòa nhập 2 hình ảnh thơ: Chiếc xe và người lính, nói đến hình ảnh này là
nói đến hình ảnh kia.
- Chiêc xe có tâm hồn và trái tim riêng với sức mạnh tuyệt vời.
- Liên tưởng tới hình ảnh “trái tim Đan Kô” của thế kỷ XX.
II.3.2.5.Tìm hiểu bằng phương pháp thuyết trình (giảng giải - giảng bình)
Giáo viên có thể kết hợp phương pháp này với việc phân tích, cắt nghĩa, hay
nêu vấn đề để giúp học sinh hiểu sâu nội dung tư tưởng của bải thơ, khổ thơ. Bởi
giảng bình sẽ kích thích sự chú ý, sự cảm nhận của HS về thần cú và giá trị của
thần cú tạo ra, muốn vậy giáo viên cần có giọng giảng hay, sâu lắng và thu hút
người nghe.
Trên đây là một số gợi ý về cách tiếp cận các “nhãn tự - thần cú” trong bài là
một trong những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản. Sau khi tìm hiểu giáo viên
cần cho học sinh bình giá được về tài năng, sự lựa chọn từ ngữ tinh tế và tài hoa
của người viết, sức lay động và ý nghĩa của một “nhãn tự - thần cú” với cả tác
phẩm và thấy được phong cách của tác giả.
Có thể thấy được thông qua phong cách sử dụng nghệ thuật ngôn từ của
Nguyễn Du khi xây dựng những nhân vật phản diện. Ông có thể lột tả chân thực và
sắc xảo cá tính, bóc trần bản chất bên trong của chúng chỉ với một từ. Lấy nhân vật
Mã Giám Sinh làm ví dụ :
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
( Đoạn trích “ Mã giám sinh mua kiều” )
19
Người thực hiện:



Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

Chỉ với một từ “ngồi tót” đã lật tẩy bản chất “lưu manh giả danh tri thức” của
tên lừa đảo họ Mã. Cách ngồi chồm hỗm, nhảy lên ngồi, không nhìn trước trông
sau, không đợi mời chào đã làm toát lên bản chất vô học, cách ứng xử bất lịch sự
của lũ con buôn dù cố tỏ ra nho nhã vẫn không thể nào che lấp được. Phong cách
này cũng có thể thấy qua các nhân vật khác trong “Truyện Kiều” như Tú Bà, Hồ
Tôn Hiến, Sở Khanh…
II.3.3 Gợi dẫn một số nhãn tự có trong các đoạn thơ, khổ thơ và bài thơ.
Bên cạnh những ví dụ đã phân tích, trong phạm vi đề tài này, tôi xin gợi dẫn
một số câu thơ, đoạn thơ có “nhãn tự” hay trong chương trình Ngữ văn THCS để
cùng tham khảo và trao đổi.
1. Lớp 6
* Nhãn tự trong khổ 4, bài Đêm nay Bác không ngủ.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Các từ “dém”, “sợ”, “nhón” đã góp phần thể hiện tình cảm của vị Chủ tịch
nước đối với chiến sĩ của mình, của người Cha già đối với con cháu của mình.
Các từ trên biểu hiện động tác nhẹ nhàng, cẩn trọng, khéo léo, tỉ mỉ qua đó
biểu hiện tình thương và qua tâm sâu sắc của Bác Hồ đối với các anh bộ đội.
→ Qua đó cho thấy Bác là một người rất gần gũi, thân thương, một vĩ nhân
nhưng rất chân thực, giản dị và cảm động.
Nhãn tự trong khổ thứ 9, bài Lượm.
Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
20
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

Sợ chi hiểm nghèo.
( Lượm – Tố Hữu)
Động từ mạnh “Vụt” đã diễn tả hành động dứt khoát, mau lẹ và không hề
chần chừ trước súng đạn, trước hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ (mục đích trên
hết, trước hết) của chú bé Lượm.
Qua đó ngợi ca tinh thần dũng cảm, hăng hái, khí phách kiên cường, dũng
của Lượm.
2. Lớp 7
* Nhãn tự trong bài Nam Quốc Sơn Hà (Sông núi nước Nam).
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư…
( Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt )
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch )
Chữ “đế” là nhãn tự của bài thơ.
“Đế” là: chữ quan trọng nhất không chỉ trong câu mà trong toàn bài thơ. Nó

chứng tỏ rằng nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ.
Chữ “đế” thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng và ngang hàng với các hoàng đế
Trung Hoa. Từ bao đời các vua Trung Hoa đều tự cho mình quyền tối thượng thống
trị thiên hạ. Thiên tử, hoàng đế là con Trời, trị vì tất cả. Các vua chúa của các vùng
chung quanh đều bị coi là tử di: nam Man, tây Hạ, đông Liêu, bắc Định. Hoàng đế
Trung Hoa có quyền phong vương (vua chư hầu) cho các chúa địa phương. Vua
21
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

nước Nam ta được phong là An Nam quốc vương. Bởi vậy nếu vua chư hầu tự
xưng vương đã là nghịch tặc, phản bội hoàng đế, còn lại dám tự lập, tự xưng đế thì
quả thật đại nghịch bất đạo, là vô lễ.
Nhưng với dân tộc chúng ta thì việc đó lại chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường,
không chịu phụ thuộc vào nước lớn, ý thức bình đẳng quốc gia và dân tộc của
người Đại Việt đã tiến thêm một bước dài, đã tới độ trưởng thành.
Qua chữ “đế”, một chân lý hiển nhiên và thiêng liêng đã được khẳng định:
Bắc có Bắc đế thì Nam cũng có Hoàng đế của mình. Mỗi đế làm chủ một phương,
ngang hàng nhau, chẳng kém gì nhau.
* Nhãn tự trong bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư).
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái Bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải).
Từ “vạn cổ” (muôn đời, ngàn thu, ngàn năm…) có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Là

nguyện vọng không chỉ của một vị tướng tài - Trần Quang Khải mà còn là ước
nguyện muôn đời của nhân dân ta. Qua đó góp phần thể hiện “Hào khí đông A” (ý
chí hào hùng, bản lĩnh và khát vọng xây dựng đất nước muôn đời của quân và dân
dưới thời nhà Trần).
* Nhãn tự trong bài Bánh trôi nước.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương )
Nhãn tự “tấm long son” ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhân hóa (nhân bánh trôi đã được ẩn dụ - nhân hóa thành “tấm long son”) để thể

22
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

hiện tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nhân hậu, nghĩa tình nồng thắm - phẩm
chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
“Tấm lòng son” ở người phụ nữ là hệ số bất biến hằng số) trong mọi hoàn
cảnh. Dù cho sóng gió của cuộc đời có phũ phàng vùi dập thân phận bẩy nổi ba
chìm thì cũng không thể tàn phá nổi vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh son sắc
của họ. Phẩm chất ấy lại càng đáng quý, đáng trọng, càng sáng đẹp hơn khi đặt
trong hoàn cảnh bẩy nổi ba chìm, bất hạnh, khốn nạn, thê thảm của chế độ nam
quyền cổ hủ. Góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ khi vượt
lên những bi kịch của số phận, cuộc đời.
* Nhãn từ trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan” và
bài “ Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến”.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
“ Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan”
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Bác đến chơi đây, ta với ta !
(Bạn Đến Chơi Nhà – Nguyễn Khuyến)
Từ ‘ta với ta’ trong cả hai bài thơ đều trực tiếp thể hiện cảm xúc của chủ thể
chữ tình, đều gợi mở dự báo cho người đọc.
Ta với ta trong Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan: Hai từ “ta” nhưng
chỉ một người, một tâm trạng. Đó là Bà Huyện với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn
23
Người thực hiện:


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai. Cụm từ “ta với ta” càng làm khắc sâu nỗi

buồn nhớ nước thương nhà của nữ sĩ, càng làm thêm nỗi ai hoài, khắc khoải và
thấm thía, xót xa – một tâm trạng bao trùm lên toàn mạch cảm xúc của bài thơ.
Ta với ta trong Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến lại khác hẳn. Hai từ “ta
” chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và ông bạn già). Chung một tâm trạng mừng vui
vì lâu mới gặp nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau. Chung tâm sự u uất
của những ông quan, những nhà nho về ở ẩn trước cảnh nước sắp mất. Cho nên vui
đấy mà buồn, vẫn cô đơn. Chỉ còn niềm vui hiếm hoi của bạn bè nghèo lâu lâu gặp
gỡ một lần mà thôi! Rõ ràng giá trị tinh thần được nhà thơ đề cao và là nội dung tư
tưởng xuyên suốt bài thơ.
* “Nhãn tự và thần cú” trong bài “Vọng Lư sơn bộc bố” ( Xa ngắm thác
núi Lư)
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghị thi Ngân Hà lạc cửu thiên.
( Lí Bạch).
“Nhãn tự” trong hai câu thơ đầu của bài thơ chính là từ “quải”, bởi chữ
“quải” (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh. Nhìn từ xa thấy đỉnh núi khói tía mịt
mù, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng trông như
dải lụa mềm. Rõ ràng nhà thơ đang tả thác nước chảy nhưng thật thú vị và đặc sắc
ở chỗ thác nước chảy mà không có tiếng động, sự đặc sắc đó là do cách dùng từ
độc đáo của nhà thơ. Từ “quải” đã góp phần vẽ lên một bức danh họa tráng lệ - bức
tranh động mà tĩnh.
“Thần cú” của bài thơ này chính là câu thơ cuối:
Nghị thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Đây là câu thơ hay đặc sắc nhất trong toàn mạch cảm xúc của nhà thơ trước
vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên. Vì đã kết hợp tài tình giữa cái chân và cái ảo, cái
hình và cái thần và tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong
24
Người thực hiện:



Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn thông qua “Nhãn tự-Thần cú của
bài thơ, đọan thơ

tâm hồn lãng mạn của nhà thơ và để lại biết bao dư vị đậm đà trong lòng bạn đọc
xưa và nay.
Đến câu thơ cuối, cảm xúc của nhà thơ đã được đẩy lên đỉnh điểm, tác giả
dường như thoát hẳn hồn mình ra và đưa hồn mình cùng thác nước lên tận chín
tầng mây, và để hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ. Đây là một sự tưởng tượng
có vẻ phi lí nhưng hoàn toàn hợp lí vì nó phù hợp với hai câu đầu khi miêu tả cảnh
ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ lên thác nước trông từ xa đã được hình
dung như một vật treo lơ lửng giống như từ trên mây cao tuôn xuống khiến cho ta
dễ liên tưởng đến dải Ngân Hà.
Qua “thần cú” của bài thơ, người đọc phần nào cảm nhận được tâm hồn và
tính cách của Lí Bạch: đó là tình yêu thiên nhiên say đắm, tha thiết là tính cách
phóng khoáng, mạnh mẽ của một tiên thơ lãng mạn bậc nhất trong các nhà thơ
Đường.
3. Lớp 8:
- Nhãn tự bài thơ “Mộ” chính là từ “hồng” vì nó làm thay đổi toàn bộ bài
thơ, nó làm bừng lên trong đêm tối một niềm lạc quan yêu đời và chất thép của nhà
thơ được thể hiện, Bác luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai, luôn biết
cách vượt qua mọi gian lao với một tinh thần, một ý chí, một niềm tin sắt đá vào sự
nghiệp cách mạng.
- Nhãn tự trong bài Tức cảnh Pác Bó.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
- Chữ “sang” ở đây không phải là sang trọng giàu có mà sang vì lý tưởng, vì

tinh thần cách mạng
→ Vì mặc dù vật chất thiếu thốn nhưng Bác đang làm một việc cho cả dân
tộc. Việc ăn, ở không phải là sang, chỉ có việc làm (dịch sử Đảng) là sang nhất vì
25
Người thực hiện:


×