BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---o0o---
BÁO CÁO THỰC
TẬP TỐT
NGHIỆP
Đơn vị thực hiện:
CÔNG TY TNHH
NHÂM TUẤN
Giáo viên hướng dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Mã sinh viên
:
Chuyên ngành
: Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty TNHH Nhâm Tuấn đã và
đang từng bước hiện đại hóa theo xu hướng hội nhập và phát triển. Công ty đã tham
gia vào hoạt động kinh doanh là nhập khẩu và phân phối vật tư thiết bị nguyên vật
liệu sản xuất ô tô ( phụ tùng ô tô) làm tăng thêm sự phong phú về hàng hóa cho thị
trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của dân chúng. Do tình hình
sản xuất vật tư thiết bị nguyên vật liệu sản xuất ô tô trong nước còn nghèo nàn, nhà
nước đã cho phép nhập khẩu phụ tùng ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam. Đây là một
giải pháp hữu ích nhằm cung ứng các trang thiết bị cho các nhà sản xuất trong nước,
công ty TNHH Nhâm Tuấn đã làm tốt việc đó và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhâm Tuấn, bằng kiến thức đã học
ở trường, đồng thời dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty đã
giúp đỡ và tạo điều kiện, giúp em rút ra được nhiều bài học thực tế cho bản thân và
hoàn thành báo cáo thực tập này. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ và khả năng
nghiên cứu của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự tham khảo ý kiến của thầy cô trong bộ môn Kinh tế - Khoa quản lý
trường
Dưới đây là nội dung báo cáo thực tập tại công ty TNHH Nhâm Tuấn. Ngoài
lời mở đầu và lời kết, bố cục báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của
công ty TNHH Nhâm Tuấn.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Nhâm Tuấn.
Phần 3: Nhận xét và kết luận
MỤC LỤC
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY TNHH NHÂM TUẤN..................................................................... 1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................................................. 1
Vài nét về công ty.............................................................................................................. 1
Quá trình hình thành và phát triển................................................................................. 1
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhâm Tuấn.................................................................. 2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................................................. 2
Giám đốc 2
Phòng kinh doanh............................................................................................................ 2
Phòng xuất nhập khẩu..................................................................................................... 3
Phòng tài chính kế toán................................................................................................... 3
Phòng tổ chức hành chính............................................................................................... 4
Phòng dự án (Phòng kinh doanh online)........................................................................ 4
Phòng kế hoạch................................................................................................................ 4
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NHÂM TUẤN............................................................................... 6
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn............................6
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn. 6
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty............................... 6
Mô tả quy trình nhập khẩu tại bộ phận Xuất Nhập Khẩu.............................................. 9
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn
năm 2010 và năm 2011..................................................................................... 10
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công
tyTNHH Nhâm Tuấn.................................................................................... 10
Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty TNHH Nhâm
Tuấn............................................................................................................... 15
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Nhâm Tuấn
……….......................................................................................................................19
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn.............................................................. 19
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán......................................................................... 21
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.................................................................. 22
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.............................................................................. 23
Tình hình lao động tại công ty TNHH Nhâm Tuấn.......................................................... 24
Cơ cấu lao động và thu nhập......................................................................................... 24
Công tác đào tạo và chính sách phúc lợi....................................................................... 25
Định hướng phát triển nhân sự..................................................................................... 26
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.................................................................... 27
Môi trường kinh doanh....................................................................................................... 27
Thuận lợi 27
Khó khăn 27
Những ưu điểm, tồn tại của công ty Nhâm Tuấn.............................................................. 28
Ưu điểm 28
Tồn tại 29
Biện pháp khắc phục khó khăn.......................................................................................... 29
Định hướng phát triển của công ty TNHH Nhâm Tuấn................................................... 30
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CSH
Chủ sở hữu
NHH
Trách nhiệm hữu hạn
VND
Việt Nam Đồng
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhâm Tuấn............................................2
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh chung............................................................7
Sơ đồ 2.2. Quy trình chung của quá trình nhập khẩu hàng hóa.....................................9
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011........................................................11
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán ( ngày 31/12/2011)....................................................15
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty TNHH Nhâm Tuấn..........................20
Bảng 2.4: khả năng thanh toán của công ty TNHH Nhâm Tuấn..................................21
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng Tổng Tài sản..................................................................22
Bảng 2.6: Khả năng sinh lời của công ty TNHH Nhâm Tuấn......................................23
Bảng 2.7: Trình độ lao động........................................................................................24
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân.....................................................................................25
LỜI KẾT
Với bề dày 13 năm hoạt động, công ty TNHH Nhâm Tuấn đã và đang xây
dựng một nền móng vững chắc và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt. Cơ sở vật
chất của công ty ngày một khang trang hiện đại hơn, trình độ cán bộ công nhân viên
ngày càng được nâng cao và phát triển. Tuy nhiên, để bắt kịp với xu thế phát triển
hiện nay thì công ty cần hoàn thiện mình hơn nữa về mọi lĩnh vực.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhâm Tuấn được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cô chú anh chị trong công ty cũng như sự hướng dẫn của giảng viên
trong Bộ môn Kinh tế trường em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của
mình. Song, do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn
chế nên trong quá trình nắm bắt và tổng hợp không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tận tình của các cô chú anh chị trong
công ty cũng như thầy cô giáo để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
PHỤ LỤC
1. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Nhâm Tuấn năm 2011.
2. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Nhâm Tuấn (Ngày 31/12/2011).
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH NHÂM TUẤN
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Vài nét về công ty.
-
Tên đơn vị: CÔNG TYTRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÂM TUẤN.
- Tên giao dịch: NHAM TUAN COMPANY LIMITED.
- Tên viết tắt: NAT CO.,LTD
- Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đăng kí kinh doanh số: 0102001564, đăng kí lần đầu ngày 06 tháng 12
năm 2000, đăng kí thay đổi lần hai ngày 21 tháng 12 năm 2005.
Trụ sở: Số 61 phố Đại La, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng,
Thành Phố Hà Nội.
- Điện thoại: +043.8698936
- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 (Bốn tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam)
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Nhâm Tuấn được thành lập vào ngày 06 tháng 12 năm 2000,
hiện nay công ty là một doanh nghiệp Việt Nam chuyên nhập khẩu phụ tùng ô tô từ
Hàn Quốc và phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Sau khi thành lập, công ty đã đứng trước nhiều khó khăn như cơ sở vật chất
yếu kém, vốn kinh doanh thấp,….Trước tình hình đó, công ty không ngừng củng cố
bộ máy tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị trường cũng
như với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Là một trong những đơn vị cung cấp phụ tùng ô tô tại địa bàn Hà Nội, Nhâm
Tuấn đã mang lại cho các công ty sản xuất ô tô những sản phẩm, thiết bị tiên tiến
nhất với giá cả hợp lý.
Hiện nay, thị trường chính của công ty là thị trường về mảng phụ tùng ô tô tại
khu vực Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.
Tại khu vực Hà Nội, công ty tập trung vào mảng bán buôn cho các cửa hàng
và các công ty khác tại chợ phụ tùng. Đây là thị trường có sức tiêu thụ khá lớn. Với
lượng khách hàng của công ty tập trung tại đây cũng khá nhiều và hầu hết là những
khách hàng thân thiết, lâu năm, hiện tại đây vẫn là thị trường chính của công ty.
Ngoài ra, công ty đã triển khai mở rộng thị trường sang một số điểm khác ngoài chợ
phụ tùng như Hà Đông, Gia Lâm,…
Tại khu vực ngoài Hà Nội, công ty cũng có một lượng khách hàng không nhỏ
tại một số tỉnh như Nghệ An, Hà Nam, Đà Nẵng, Nha Trang,….Đây hầu hết cũng là
những khách hàng thân thiết và lâu năm tại công ty.
Như vậy, công ty cần tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần. Đặc biệt, chú ý tới
vấn đề chăm sóc khách hàng nhằm duy trì lượng khách hàng trung thành.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhâm Tuấn
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhâm Tuấn.
Giám Đốc
Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
Kinh
Tài
Dự
Kế
Doanh
Chính
Xuất
Nhập
Kế
Toán
Án
(Kinh
doanh
online)
Hoạch
Khẩu
Phò
ng
Tổ
Chứ
c
Hàn
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Giám đốc
Giám đốc công ty có trách nhiệm điều hành bộ máy hoạt động của cả công ty
và chịu trách nhiệm toàn diện về công ty trước pháp luật và trước tập thể các cán bộ
nhân viên trong công ty.
Phòng kinh doanh
Giám đốc công ty có trách nhiệm điều hành bộ máy hoạt động của cả công ty
và chịu trách nhiệm toàn diện về công ty trước pháp luật và trước tập thể các cán bộ
nhân viên trong công ty.
a. Chức năng:
Phòng kinh doanh phụ trách việc phân phối và tiêu thụ nguồn hàng trong nước.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu để tìm ra nhu cầu của khách hàng, ở đây chủ yếu là
các công ty trong nội thành Hà Nội và các nhà máy sản xuất để lên kế hoạch nhập
khẩu mặt hàng cần thiết cho phòng nhập khẩu.
b. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu
của công ty.Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong nước và
nước ngoài.
Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mặt hàng của công ty với hệ thống
khách hàng và thị trường.
Nắm bắt, bổ sung thông tin về tình hình biến động giá cả thị trường, các đối
thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra phương án linh hoạt về hàng hóa cũng như
hoạt động kinh doanh của công ty.
Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao
hàng và hiệp thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao
hàng.
Phòng xuất nhập khẩu
Chủ yếu tiến hành hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô theo kế hoạch mà phòng
kinh doanh đưa ra. Phòng xuất nhập khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc.
Ngoài ra phòng XNK còn chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm đối tác và nguồn
hàng nhập khẩu, làm tất cả các thủ tục có liên quan để nhập khẩu hàng hóa.
Phòng tài chính kế toán
a. Công tác tài chính
Quản lý vốn, bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn thông
qua số liệu báo cáo kế toán và sổ sách kế toán của các đơn vị trực thuộc.
Về tài chính: việc bảo lãnh, phân phối lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, giá cả
trong việc liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua 1 hay toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc thành lập, sử dụng các quỹ tập trung theo quy định của nhà
nước.
b. Công tác kế toán:
Tính và trích nộp đúng, kịp thời các khoản nộp ngân sách. Thanh toán các
khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kinh doanh cho Giám đốc để có các
quyết định chính xác.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của công ty, theo dõi
công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ.
Thanh toán hợp đồng kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước cho Ban giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính
Thưc
̉
hiê
, hành chính, văn thư, lưu trư . Tiếp
, phân
công tac tô ng
̃
n
́
nhân
hơp
loại văn bản đi và đến , tham mưu cho Ban giam đố c xư ly cac văn ban hanh chinh
́
̉ ́ ́
̉
̀
́
nhanh cho ng, kịp thời.
́
Quản lý con dấu, chư ky theo quy điṇ h. Cấp giấy công tac, giấy giơ i thiêụ , sao
̃ ́
́
́
lưu cac văn ban do công ty ban hanh va văn ban cu a cấp trên theo quy điṇ h cu a Ban
́
̉
̀
̀
̉
̉
̉
giám đốc.
̉
Cấp phat văn pho ng phâm cho cac pho ng ban trong công ty.
́
̀
́
̀
Phòng dự án (Phòng kinh doanh online)
Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng nhập khẩu của
công ty qua mạng internet.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong nướcvà nước ngoài
qua mạng internet.
Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp nguyên liệu về kế hoach giao hàng và
thương lượng, đàm phán với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ
giao hàng.
Hiện nay, phòng dự án đang nghiên cứu để từng bước chào bán các sản phẩm
máy xúc đào, xe trộn bê tông có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
Phòng kế hoạch
Phòng Kế hoạch có chức năng tham mưu giúp về công tác chiến lược tổng thể
và kế hoạch đầu tư phát triển.
Kế hoạch các nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng thương mại, dự án.
Tham mưu về các hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần cảng và hoạt động
xuất - nhập khẩu.
Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho tàng, xuất nhập vật tư bất kể từ
nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
Làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp
thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
Nhận xét:
Nhìn vào bộ máy công ty ta thấy công ty có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, các
phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng ta có thể dễ dàng nhận thấy
được số lượng phòng ban của công ty nhiều trong khi số lượng nhân viên trong
công ty khá ít ( hơn 20 người), hơn nữa do nhiệm vụ cũng như chức năng của phòng
tổ chức hành chính không quá nhiều nên công ty đã giao cho nhân viên phòng kế
toán kiêm thêm nhiệm vụ của phòng hành chính kiểm soát toàn bộ giấy tờ trong
công ty. Điều đó làm cho thuận lợi hơn trong công việc, nhưng lượng công việc mà
phòng kế toán đảm nhận khá nặng đòi hỏi trình độ làm việc cũng như trình độ quản
lý sổ sách của nhân viên phòng kế toán là khá cao. Các phòng ban còn lại trong
công ty đều có những nhiệm vụ và chức năng khác nhưng sự phối hợp chặt chẽ của
tất cả các phòng ban cũng như giám đốc công ty đã tạo diều kiện vững chắc cho
công ty ngày càng phát triển, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NHÂM TUẤN
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn
Công ty TNHH Nhâm Tuấn là một doanh nghiệp tại Việt Nam kinh doanh các
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chủ yếu là nhập khẩu và phân phối vật tư thiết
bị nguyên vật liệu sản xuất ô tô (phụ tùng ô tô). Các vật tư thiết bị nguyên vật liệu
của công ty được nhập khẩu trực tiếp tại Hàn Quốc và đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn nữa, trong nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển, việc nhập khẩu các
thiết bị nguyên vật liệu sản xuất ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và
ngoài nước là rất quan trọng.
Sau đây là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là: bông, vải, sợi, sản
phẩm, vật tư, thiết bị nguyên vật liệu ngành dệt may, vật tư thiết bị nguyên vật
liệu
sản xuất ô tô, xe máy, thiết bị chuyên dùng, kim khí điện máy, vật tư thiết bị khoa
học kĩ thuật, y tế).
Đại ly ́ mua bán ky ́ gửi hàng hóa;
San lấp mặt bằng, xây dựng, thi công, hoàn thiện, lắp đặt trang thiết bị cho
các công trình dân dung, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình kĩ thuật
khác;
Sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may;
Sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì linh kiện, thiết bị, phụ tùng ô tô,
xe máy và các bộ phận phụ trợ của ô tô, xe máy.
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn.
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh chung
Nghiên
cứu
Xây dựng kế
Đàm phán, ký
nguồn hàng nhập
hoạch
và
kết và thực
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
khẩu và nhà
phương
án
hiện
đồng
Thựchợp
hiện
thủ
Bước 1: Nhân viên kinh doanh tiến hành nghiên cứu thị trường, tiến hành thu mua,
tục hải quan
Tiêu
nhập khẩu các mặt hàng mà công ty dự đoán
là thụ
tiềm năng hoặc công ty sẽ nhập các
đối với hàng
mặt hàng theo như đơn hàng mà khách hàng yêu cầu. Ở giai đoạn này, nhân viên
nhập
kinh doanh phải tìm nguồn cung cấp hàng hóa. Sau đó, trực tiếp giám đốc sang
thăm đối tác, một mặt hợp tác, một mặt cũng muốn hiểu rõ về nhà cung cấp, nguồn
hàng mà công ty cần nhập.
Bước 2: Sau khi đã quyết định được về việc nhập khẩu mặt hàng nào với số lượng
bao nhiêu thì tiến hành việc hỏi giá đối tác, và thường là nhân viên phòng xuất
nhập khẩu gửi hỏi giá đến rất nhiều đối tác để lựa chọn ra đối tác đáp ứng được đầy
đủ nhất các yêu cầu mà phía mình đưa ra. Đối với các đối tác quen như công ty
Samgong, công ty Sunrise, công ty Bando thì các nhân viên phòng kinh doanh giữa
Nhâm Tuấn và các công ty trên trao đổi với nhau qua thư điện tử, điện thoại để cho
ra cái giá hợp lý, nếu không thấy hợp lý thì đích thân giám đốc sẽ đàm phán và cho
ra quyết định cuối cùng sao cho có lợi cho mình nhất.
Hai bên đã đi đến thỏa thuận chung về giá và số lượng tiếp đến là tiến hành
đặt hàng. Và lượng đặt hàng của công ty đa phần dựa theo các hợp đồng mà phòng
kinh
doanh đưa lại, ngoài ra còn một lượng nhỏ được dùng làm hàng hóa để trưng bày
tại showroom cửa hàng. Nói chung là trong khâu xây dựng kế hoạch, chiến lược và
lập phương án công ty đã tiến hành rất bài bản và linh động. Tuy nhiên, các đối tác
đã làm ăn lâu năm với công ty thì mọi việc sẽ diễn ra đơn giản hơn trên cơ sở làm
ăn lâu dài, hợp tác cùng có lợi.
Bước 3: Việc đàm phán ký kết hợp đồng thường do giám đốc và nhân viên phòng
xuất nhập khẩu tiến hành. Hiện tại ở công ty việc tiến hành đàm phán và ký kết hợp
đồng thường được thực hiện dựa theo từng đối tượng khác nhau.
Nếu đối tác đã có quá trình làm ăn lâu dài với công ty thì việc đàm phán diễn
ra khá đơn giản, thường là qua điện thoại và thư tín. Tuy nhiên việc đàm phán và ký
kết vẫn luôn dựa trên phương trâm hợp tác 2 bên cùng có lợi.
Nếu là đối tác mới, lần đầu tiên hợp tác với công ty thì thường tiến hành bằng
việc gặp gỡ trực tiếp. Việc đàm phán trực tiếp này thường mang lại kết quả nhanh
hơn cho công ty và công ty có điều kiện hiểu hơn về đối tác.
Sau khi đã đi đến thống nhất rồi thì các điều khoản sẽ được thống nhất về cùng
1 nội dung, được dịch làm hai tiếng Việt và Anh. Các bên lại cho nhân viên của
mình xem xét trước một lần nữa rồi đưa cho đối tác ký. Và hợp đồng được hình
thành. Sau khi nhận hàng từ cảng về, công ty thường chỉ đạo trực tiếp cho người
vận chuyển vận chuyển thẳng tới kho công ty ở kho logitem Nội Bài.
Bước 4: Trước hết là chuẩn bị giấy tờ. Sau đó là làm thủ tục xuất kho hàng và nộp
lệ phí lưu kho. Tiếp là nộp bộ chứng từ đã chuẩn bị và phiếu xuất kho cho hải quan
để làm thủ tục hải quan. Kế đến là nhận lại phiếu xuất kho đã được ky ́ xác nhận của
hải quan, nộp cho kho hàng để chờ nhận hàng. Rồi thông quan hàng hóa. Trên thực
tế quy trình này rất phức tạp, thường là nhân viên phòng xuất nhập khẩu đảm trách.
Đây là những người có kinh nghiệm của công ty và có mối quen biết rộng.
Bước 5: Sau khi đã có hàng hóa. Công ty xuất hàng cho khách hàng. Đối với khách
hàng lâu năm của công ty hay những đơn đặt hàng của các nhà sản xuất công ty sẽ
chuyển hàng và chấp nhận cho thanh toán sau một thời gian nhất định.
Nhận xét:
Từ quy trình trên, ta thấy quy trình sản xuất của công ty là khá hợp ly ́ và chặt
chẽ. Việc nhập khẩu hàng hóa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên phòng
kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu cũng như giám đốc trong công ty. Từ quy trình
sản xuất ta thấy phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự
sống còn cũng như sự phát triển của công ty đặc biệt là công ty xuất nhập khẩu các
trang thiết bị phụ tùng ô tô. Hơn nữa những nhân viên phòng xuất nhập khẩu trong
công ty đều có rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa,
chính điều đó sẽ giúp công ty tránh được những sai phạm trong việc nhập khẩu
hàng hóa, công ty sẽ có nhiều mối quan hệ tốt với các đối tác làm ăn, tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty ngày càng phát triển. Đối với việc xuất hàng bán cho khách
hàng, công ty đã có những chính sách hợp lý cho khách hàng, tạo niềm tin cho
khách hàng. Điều đógiúp cho công ty bán được nhiều hàng hóa hơn, kiếm được
nhiều lợi nhuận và ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Mô tả quy trình nhập khẩu tại bộ phận Xuất Nhập Khẩu
Sơ đồ 2.2. Quy trình chung của quá trình nhập khẩu hàng hóa
Ký hợp đồng
với bên mua
Ký hợp đồng
với bên bán
Kh
nh
hàng
và toán
Thanh
giao
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Bước 1: Ký hợp đồng với bên mua (khách hàng trong nước)
Phòng xuất nhập khẩu của công ty tìm hiểu nghiên cứu và trực tiếp chịu trách
nhiệm với việc liên hệ khách hàng cho công ty. Sau khi nhận liên hệ được khách
hàng thì tiến hành ký hợp đồng hợp đồng uỷ thác (hợp đồng kinh tế hay hợp đồng
nội) với bên uỷ thác với các điều khoản mà cả hai bên chấp nhận. Sau khi hợp đồng
được ký, bên mua phải đặt cọc 30% giá trị lô hàng số tiền này sẽ được trừ vào lần
giao hàng cuối cùng.
Bước 2:Ký hợp đồng với bên bán (nhà cung cấp nước ngoài)
Công ty ký hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng
ngoại) với bên bán dựa trên những điều khoản của hợp đồng đã ký với bên mua là
khách hàng trong nước.
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương công ty tiến hành mở LC (thư tín dụng
chứng từ). Công ty phải ký quỹ 40% giá trị lô hàng vốn tự có tại ngân hàng với
người hưởng lợi là đối tác của hợp đồng ngoại thương. Số còn lại công ty thanh
toán cho ngân hàng ngay sau khi nhận bộ chứng từ bằng hai cách:
+ Cách 1: thanh toán bằng vốn tự có.
+ Cách 2: thanh toán bằng vốn vay (thế chấp bằng chính lô hàng, thế chấp
bằng tài sản có giá trị tương đương như kho hàng hay sổ tiết kiệm).
Bước 3:Nhận hàng và giao hàng
Khi hàng về tiến hành thủ tục bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn đi nhận
hàng. Sau đó làm thủ tục thông quan cho lô hàng: thủ tục hải quan, thực hiện việc
giám định, thực hiện việc kiểm hóa.
Sau khi có thông báo nhận hàng, cán bộ xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục
để lấy hàng với các chứng từ nhận được từ nhà cung cấp, vận chuyển hàng về Việt
Nam.
Nhận hàng tại cảng, tùy vào điều khoản hợp đồng công ty sẽ xuất ngay để bán
hoặc đưa về kho.
Bước 4:Thanh toán
Thanh toán với khách hàng trong nước, công ty thường dùng 2 cách sau để
thanh toán:
+ Công ty có thể cho khách hàng trả chậm trong thời hạn 2 tháng và trong thời
gian đó thì khách hàng phải trả lãi cho số tiền nợ với mức lãi 2 bên thỏa thuận.
+ Thanh toán ngay theo từng lần nhận hàng.
Thanh toán với hợp đồng ngoại thương: khi tiến hành mở LC và ký hậu vận
đơn thì công ty phải ký ngay chấp nhận thanh toán với ngân hàng mở LC. Số tiền
còn lại của vận đơn (60% giá trị lô hàng) sẽ được tiến hành xử lý bằng 2 cách:
+ Có thể ký khế ước nhận nợ đối với ngân hàng mở LC.
+ Có thế thanh toán ngay bằng vốn tự có bằng việc mua một khoản USD
tương đương với giá trị lô hàng.
Nhận xét:
Quy trình kinh doanh của công ty đơn giản nhưng vẫn đảm bảo dễ dàng kiểm
soát mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ mỗi quy trình liên quan mật thiết đến nhau. Hàng
hóa nhập khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được kiểm tra và đảm bảo theo yêu cầu
hai bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau một cách dễ dàng chính xác
nhất, phương thức thanh toán được sử dụng là phương thức tín dụng chứng từ đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ của hai bên.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn
năm 2010 và năm 2011
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công tyTNHH
Nhâm Tuấn
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011
Đơn vị tính : VND
Chênh lệch
Năm 2011
Năm 2010
1
2
25.883.919.267
14.181.020.343
11.702.898.924
82,53
0
0
0
0
Doanhthu thuần
25.883.919.267
14.181.020.343
11.702.898.924
82,53
Giá vốn hàng bán
24.448.662.271
13.927.953.695
10.520.708.576
75,54
1.435.256.996
253.066.648
1.182.190.348
467,15
7.100.849
833.669
6.267.180
751,76
Chi phí tài chính
531.142.374
46.076.096
485.066.278
1052,75
Chi phí lãi vay
459.483.154
Chi phí quản lý
884.489.771
185.464.183
699.025.588
376,91
Lợi nhuận
thuần
26.725.700
22.360.038
4.365.662
19,52
0
0
0
0
4.097.976
0
4.097.976
-
Lợi nhuận khác
(4.097.976)
0
(4.097.976)
-
Lợi nhuậntrước
thuế
22.627.724
22.360.038
267.686
1,20
5.656.931
5.590.010
66.922
1,20
16.953.275
16.770.028
183.247
1,09
Chỉ tiêu
Doanh thu
Giảm trừ doanh
thu
Lợi nhuận gộp
Doanh thu tài
chính
Thu nhập khác
Chi phí khác
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau
thuế
Tuyệt đối
Tương đối
(3) = (1) -(2)
(4) = (3)/(2)
459.483.154
(Nguồn : phòng tài chính - kế toán)
Nhận xét:
Về doanh thu:
+ Từ các số liệu của bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Nhâm Tuấn năm 2010 và năm 2011 ta thấy công ty này ngày càng phát triển,
doanh thu bán hàng năm 2011 tăng lên rất nhiều so với năm 2010 là 82,53% tương
ứng chênh lệch 11.702.898.924đồng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do năm
2011 nhu cầu sử dụng sử dụng ô tô ngày càng tăng của người dân nên công ty bán
được nhiều hàng hơn.
+Doanh thu thuần: Do năm 2010 và năm 2011 không có khoản giảm trừ doanh
thu doanh thu thuần tăng so với 2010 là 11.702.898.924đồng bằng đúng với doanh
thu của công ty ứng với tỉ lệ 82,53%. Đây cũng là một tỉ lệ rất cao. Chứng tỏ rằng
công ty đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, đồng thời phản ánh hoạt động của
công ty đã rất có uy tín.
+ Doanh thu hoạt động tài chính:Năm 2011 tăng 751,76 % so với năm 2010
tương ứng với mức tăng 6.267.180đồng. Nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính
tăng như vậy là do năm 2011 công ty đã tận dụng khoản doanh thu tài chính có
được do thanh toán sớm cho nhà cung cấp. Vì thế công ty có một khoản doanh thu
từ việc được hưởng chiết khấu thanh toán sớm này.
Về chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng so với năm 2010 là
10.520.708.576đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 75,54 %. Bên cạnh sự tăng lên của
doanh thu, công ty cũng đang phải đối mặt với thời kỳ lạm phát gia tăng làm tăng
giá nguyên liệu đầu vào. Đây là nguyên nhân chính làm giá vốn hàng bán năm 2011
tăng mạnh. Chính vì vậy mà công ty cần chú trọng quản lý giá cả đầu vào và tìm
thêm các nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồn hàng với mức chi phí thấp nhất có
thể.
+Chi phí tài chính:Ta có chi phí tài chính bao gồm các khoản như chi phí lãi
vay, lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... Năm 2011 chi phí tài chính tăng 1052,75%
so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 485.066.278đồng. Nguyên nhân là do sự
mở rộng về quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh nên các khoản chi phí tài
chính của công ty cũng tăng lên. Trong đó chi phí lãi vaynăm 2011 tăng
459.483.154đồng so với năm 2010. Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí tài chính
tăng cao như vậy là do công ty cho khách hàng hưởng các chiết khấu thanh toán từ
việc thanh toán sớm và nhanh cho công ty. Và chi phí tăng cao còn do sự biến động
tỷ giá liên tục thay đổi gây lỗ trong khi bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động thanh
toán quốc tế.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: chiếm tỉ trọng lớn nhất cụ thể là năm 2011
tăng 699.025.588đồng so với 2010 tương ứng với tỉ lệ tăng rất cao là 376,91%.
Nguyên nhân là do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy, phòng ban của công ty và do
chính sách quản lý kém hiệu quả vì thế mà không tiết kiệmđược chi phí. Do đó,
công ty cần phải có chính sách quản lý hợp lý và chặt chẽ hơn để tránh gây lãng phí
và mất nguồn thu cho công ty.
+ Chi phí khác: Do năm 2011 có các khoản chi phí khác trong khi đó năm
2010 lại không có nên năm 2011 tăng so với năm 2010 là4.097.976đồng. Do không
thanh lýtài sảnnên công ty cũng khôngmất khoản chi phí thanh lý.
Về lợi nhuận:
+ Lợi nhuận gộp:Năm 2011 tăng 467,15% so với năm 2010 tương ứng với
mức tăng 1.182.190.348đồng. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa doanh thu thuần
và giá vốn năm 2011 cao hơn so với năm 2010. Do đó mới có mức tăng của lợi
nhuận gộp. Đây là một điều rất tốt đối với công ty.
+ Lợi nhuận thuần:Năm 2011 tăng 4.365.662đồng so với năm 2010 tương ứng
với tỉ lệ tăng 19,52%. Tuy chi phí năm 2011 tăng lên rất nhiều nhưng do phần lợi
nhuận gộp của công ty thu được lại nhiều hơn phần chi phí bỏ ra. Đây chính là
nguyên nhân vì sao mà lợi nhuận thuần tăng.
+ Lợi nhuận khác: Do doanh nghiệp không có các khoản thu nhập khác trong
hai năm 2010 và 2011 và chi phí khác của năm 2010 cũng bằng không trong khi đó
công ty lại phát sinh các khoản chi phí khác trong năm 2011nên dẫn đến lợi nhuận
khác bị giảm mất 4.097.976đồng. Điều này cho thấy lợi nhuận khác năm 2011 bị
giảm đi, không tốt cho tài chính của công ty.
+ Lợi nhuận trước thuế:Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,2% tương ứng
chênh lệch 267.686đồng. Nguyên nhân tăng ít như vậy một phần là do lợi nhuận
thuần của công ty tăng và một phần là do năm 2011 lợi nhuận khác bị âm.
+ Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2011 của công ty tăng so với
năm 2010 là 183.247đồng ứng với tỉ lệ 1,09%. Điều này chứng tỏ rằng công ty hoạt
động ngày càng tốt hơn.Tuy nhiên, công ty cũng cần phải có biện pháp để giảm các
khoản chi phí khác sao cho thấp nhất có thể.
Tóm lại:
Qua quá trình phân tích trên,nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty trong năm 2011 đang có bước phát triển tốt và ổn định hơn năm 2010. Công
ty cũng đang mở rộng khu vực hoạt động, để khẳng định thương hiệu và tích cực
hội nhập với thế giới, tăng tính cạnh tranh với các công ty khác từ nước ngoài mới
xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn trong
những năm tới thì công ty cần phải có những chính sách phù hợp để tối thiểu hóa
chi phí giá vốn, chi phí hoạt động cũng như là chi phí hoạt động tài chính để cho
doanh thu của công ty tăng cao.
Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2010 của công ty TNHH Nhâm Tuấn
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán ( ngày 31/12/2011)
Đơn vị tính : VND
Chỉ Tiêu
A
A. Tài Sản Ngắn
Hạn
Năm 2011
Chênh lệch
Năm 2010
1
2
20.446.855.372 17.045.672.980
Tuyệt đối
Tương đối
(3) = (1) - (2)
(4)=(3)/(2)
3.401.182.392
19,95
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
770.780.976
302.338.585
468.442.391
154,94
II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
8.450.000.000
-
8.450.000.000
-
1. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
8.450.000.000
-
8.450.000.000
-
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
3.326.148.534
4.226.552.388
(900.403.854)
(21,30)
1. Phải thu khách
hàng
1.227.730.500
2.086.287.250
(858.556.750)
(41,15)
2. Trả trước người
bán
2.098.418.034
2.140.365.138
(41.974.104)
(1,96)
-
-
-
-
3. Các khoản phải
thukhác
IV. Hàng tồn kho
3.702.051.334
8.616.519.261 (4.914.467.927)
(57,04)
1. Hàng tồn kho
3.702.051.334
8.616.519.261 (4.914.467.927)
(57,04)
2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
-
-
-
-
V. Tài sản ngắn hạn
khác
4.197.874.528
3.900.262.746
297.611.782
7,63
22.253.314
670.590.553
(648.337.239)
(96,68)
1. Thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ
2. Thuế, các khoản
khác phải thu Nhà
nước
54.482.007
-
54.482.007
-
4.121.139.207
3.299.672.193
891.467.014
27,60
256.290.979
310.660.975
(54.369.996)
(17,50)
I. Tài sản cố định
256.290.979
310.660.975
(54.369.996)
(17,50)
1. Nguyên giá
418.590.100
418.590.100
-
0,00
(162.299.121)
(107.929.125)
(54.369.996)
50,38
20.703.146.351 17.256.333.955
3.346.812.396
19,28
A.Nợ phải trả
16.119.781.106 12.789.921.984
3.329.859.122
26,04
I. Nợ ngắn hạn
16.119.781.106 12.789.921.984
3.329.859.122
26,04
1. Vay ngắn hạn
12.165.962.496
9.316.653.467
2.849.309.029
30,58
2. Phải trả người bán
3.871.559.283
2.784.023.942
1.087.535.341
39,06
3. Người mua trả tiền
trước
39.268.318
744.523.000
(705.254.682)
(94,73)
42.991.009
(55.278.425)
98.269.434
(177,77)
B. Vốn chủ sở hữu
4.583.365.245
4.566.411.970
16.953.275
0,37
I. Vốn chủ sở hữu
4.583.365.245
4.566.411.970
16.953.275
0,37
1.Vốn đầu tư chủ sở
hữu
4.500.000.000
4.500.000.000
-
0,00
8.800.000
8.800.000
-
0,00
3. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
74.565.245
57.611.970
16.953.275
29,43
II. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
-
-
-
-
20.703.146.351 17.356.333.955
3.346.812.396
19,28
3. Tài sản ngắn hạn
khác
B.Tài Sản Dài Hạn
2. Giá trị hao mòn lũy
kế
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
4. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
II. Nợ dài hạn
2. Vốn khác chủ sở
hữu
TỔNG NGUỒN
VỐN
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)