z
Đồ án - Phân tích hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty TNHH
may Thuận Thành
1
MỤC LỤC
L I NÓI UỜ ĐẦ 3
Bao g m: 5 phòng ch c n ng sau:ồ ứ ă 6
Phòng T ch c - H nh chính ổ ứ à 6
Phòng K thu t ỹ ậ 6
Phòng K ho ch - s n xu t ế ạ ả ấ 6
Giám c Công tyĐố 11
Phó giám c s n xu tđố ả ấ 11
PX C tắ 11
PX May 11
PX Ho n Thi nà ệ 11
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường luôn biến
động hết sức mạnh mẽ và từ đó luôn xuất hiện những cơ hội kinh doanh cũng như
những đe doạ, rủi ro đối với doanh nghiệp. Để đương đầu với những thách thức này
các nhà quản trị phải có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục
tiêu của từng doanh nghiệp. Muốn vậy đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải tiến
hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được thuận
lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp mình để có hướng đi đúng đắn kết hợp với
phân tích hoạt động tài chính để đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
Công ty TNHH may Thuận Thành là một công ty chuyên gia công sản xuất
hàng may mặc cho đơn vị xuất khẩu và đang phát triển trong đà phát triển chung
của xã hội. Là một công ty mới đi vào hoạt động, công ty đã không ngừng nỗ lực
vươn lên để khẳng định mình, cụ thể là sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã,
bảo đảm về chất lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng, giá cá phải chăng. Băng
hoạt động của mình, công ty đang dần thiết lập được mối quan hệ gắn bó với một
sốbạn hàng có tiềm lực. Qua thời gian tìm hiểu về công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình
của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên và bản thân thấy được tầm quan trọng
của việc phân tích họat động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may
Thuận Thành năm 2008” làm đề tài cho đồ án môn phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, qua đó có cái nhìn khái
quát về họat động sản xuất của công ty, thấy được những ưu nhược điểm và tìm ra
hướng khắc phục.
Đồ án được trình bày gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty
TNHH may Thuận Thành
Chương 2: Phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH may Thuận Thành năm 2008.
Trong quá trình thực hiện đồ án còn có nhiều thiếu sót, em rất mong các thầy
cô sẽ chỉ bảo thêm để đồ án được hoàn thiện hơn và phục vụ tốt cho việc làm luân
văn tốt nghiệp sau này. Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2008
Sinh viên
3
Trần Thị Duyên
4
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MAY
THUẬN THÀNH
5
1.1. TÌNH HÌNH CHUNG
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH may Thuận Thành
Công ty Trách nhiệm hữu hạn may Thuận Thành thành lập theo quyết định số
0702000736 ngày 2/8/2004 của Sở Kế hoạch - Đầu tư Nam Định. Là một công ty
mới thành lập, công ty luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt của Đảng, Chính
quyền địa phương trên con đường phát triển, hội nhập nên những năm gần đây, các
hoạt động sản xuất của Công ty rất khả quan. Và đây cũng là một trong những tỉnh
đông dân, chính vì vậy đây cũng là thị trường tiềm năng và có nguồn nhân lực dồi
dào thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
- Tờn cụng ty : CễNG TY TNHH MAY THUẬN THÀNH
- Tờn giao dịch : THUAN THANH GARMEN COMPANY LIMITED
- Tờn viết tắt : THUAN THANH CO, LTD
- Trụ sở chính : Km 9 đường 55 Nam Giang - Nam Trực - Nam Định
- Tel: 0350.3911379 Fax: 0350.3911379
- Email:
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất gia cụng hàng may mặc.
Bao gồm: 5 phòng chức năng sau:
Ban giám đốc
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kế hoạch - sản xuất
Phòng Tài chính - Kế toán
Công ty có 3 phân xưởng và 1 chi nhánh (Địa chỉ: Nghĩa Phú - Nghĩa Hưng -
Nam Định)
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH may Thuận Thành chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc
theo hợp đồng ký kết với khách hàng trong và ngoài nước.
- Nhận gia công toàn bộ: Khi hợp đồng gia công được ký kết, Công ty sẽ nhận
nguyên vật liệu từ khách hàng để tiến hành gia công theo yêu cầu và giao lại
cho khách hàng.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm may mặc tiêu thu nội địa và xuất khẩu.
6
- Nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.
- Đào tạo công nhân may.
1.1.2.2 . Nhiệm vụ chủ yếu của cụng ty.
Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương
và cả nước.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách pháp luật của nhà nước trong quản
lý kinh tế và trong sản xuất kinh doanh.
Ký kết các hợp đồng lao động, thực hiện chính sách cán bộ lao động và tiền
lương, tiền thưởng cho CBCNV của Công ty theo quy định của nhà nước. Phải xây
dung định mức lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng
dẫn của bộ lao động thương binh và xã hội, xây dựng đơn giá tiền lương trên đơn vị
sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ trình sở LĐTBXH phê duyệt. Đảm bảo đời sống
cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, giải quyết việc làm và thực hiện đầy
đủ chế độ chính sách của Nhà nước.
Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài
Công ty.
Bảo vệ tài sản của cụng ty, bảo vệ mụi trường, giữ gỡn trật tự an ninh, trật tự
xó hội, làm trũn nghĩa vụ quốc phũng, tuõn thủ luật phỏp, hạch toỏn và bỏo cỏo
trung thực theo chế độ chính sách của Nhà nước quy định.
1.1.2.3. Quyền hạn của cụng ty.
Tài sản của cụng ty thuộc sở hữu của bản thõn Công ty. Đứng đầu điều hành
công ty là giám đốc, người trực tiếp quản lý sử dụng, bổ sung đổi mới để sản xuất,
kinh doanh theo yêu cầu sản xuất bằng nguồn vốn tự có và huy động từ các nguồn
khác.
Toàn bộ tài sản của công ty được hạch toán đầy đủ, chính xác trong bảng tổng
kết tài sản của cụng ty theo cỏc kỳ bỏo cỏo.
Công ty có quyền thuê hoặc cho thuê những tài sản chưa dùng hoặc chưa sử
dụng hết công suất, có quyền nhượng bán những tài sản cố định được tạo ra do
nguồn vốn tự có của công ty.
1.2. ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT – KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Công ty có trụ sở chính tại Thị Trấn Nam Giang – Nam Trực – Nam Định và 1
chi nhánh ở Xó Nghĩa Phú - Nghĩa Hưng - Nam Định do ông Vũ Văn Toán chịu
7
trách nhiệm quản lý nhân sự, tuyển lao động và an toàn lao động, và chịu trỏch
nhiệm xõy dựng nhà xưởng với tổng diện tớch là 100.000m
2
nhà mỏi tụn cựng hệ
thống điện phục vụ sản xuất cho cụng ty. Cụng ty đầu tư mỏy múc và dụng cụ phục
vụ sản xuất, cung cấp hàng hoỏ đầu vào và đầu ra, phải chịu trỏch nhiệm mẫu mó
kỹ thuật, thanh toỏn tiền cụng, tiền điện và các chi phí khác. Như vây, công ty có
thể thu hút nguồn nhân lực dồi dào ở cả hai huyện.
1.2.2. Công nghệ sản xuất
1.2.2.1. Sơ đồ công nghệ
HÌNH 1-1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY
Hàng may mặc xuất khẩu được sản xuất theo chu trỡnh khộp kớn gồm: mua
hoặc nhập khẩu nguyờn phụ liệu, tiếp nhận giỏm định vật tư, thiết kế, may mẫu,
duyệt mẫu, giác mẫu, cắt, may là hơi đóng gói, xuất khẩu.
Nguyờn vật liệu chính là vải được nhập về kho theo từng chủng loại theo yêu
cầu khách đặt hàng. Tức là khách hàng đặt hàng thỡ đồng thời khách hàng sẽ cung
cấp luôn số nguyên vật liệu chính cho Công ty.
Trên cơ sở mẫu mó thụng số theo yờu cầu của khỏch hàng phũng kỹ thuật sẽ ra
mẫu,may sản phẩm mẫu và chuyển mẫu cho phân xưởng cắt. Tại đây công nhân thực
hiện lần lượt các công việc: trải vải, đặt mẫu kỹ thuật và cắt thành bán thành phẩm, sau
đó đánh số, phối kiện chuyển giao cho phân xưởng may.
8
PX MayNVL,
Phụ Liệu
Tổ Cơ Điện
PX Ho n Thià ện
Nhập Kho Th nh Phà ẩm
PX Cắt Rỏp Mẫu
Ở phân xưởng may, tại đây các công nhân thực hiện các công việc: chắp lót, trần
bông, giáp vai, may cổ, may nẹp, măng séc…được tổ chức thành dây chuyền. Bước
cuối cùng của dây truyền là sản phẩm hoàn thành khi may phải sử dụng các phụ liệu
như: khóa, chỉ, chun, cúc…May xong chuyển giao phân xưởng hoàn thiện.
Ở phân xưởng hoàn thiện sẽ tiến hành các bước gồm là hơi, kiểm tra chất lượng
sản phẩm theo các tiêu chuẩn đó kớ kết trong hợp đồng, sau đó đóng gói hoàn thiện
sản phẩm và cuối cùng nhập kho thành phẩm.
1.2.2.2. Trang thiết bị chủ yếu
Máy móc thiết bị của công ty khá đa dạng phong phú cả về số lượng và chất
lượng. Máy móc chuyên dùng của công ty được mua từ nhiều nước trên thế giới
như: Nga, Nhật, Trung Quốc Tổng giá trị tài sản của công ty lên đến 13 tỷ đồng
(chưa kể đất đai nhà xưởng), hầu hết máy móc đều có hệ số sử dụng rất cao khoảng
60% ÷ 90%. Hàng năm công ty bỏ ra quỹ để duy trỡ bảo dưỡng các loại máy móc
chuyên dùng này.
BẢNG 1-1: HỆ SÓ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
STT Tờn mỏy Số lượng
I Mỏy may 449
1 Mỏy may 2 kim 100
2 Mỏy vắt sổ 5 chỉ 90
3 Mỏy Gimden một kim 75
4 Mỏy vắt sổ 4 chỉ 73
5 Mỏy thựa 35
6 Mỏy dập cỳc 23
7 Máy trần đè 22
8 Mỏy cuốn ống 16
9 Mỏy vắt gấu 15
II Mỏy cắt + mỏy ộp 65
1 Mỏy ộp mex 24
2 Mỏy cắt 23
3 Máy cắt đầu bàn 18
III Hệ thống là 125
1 Bàn là hơi 110
2 Là form 15
IV Thiết bị khỏc 10
1 Mỏy kiểm vải 5
2 Mỏy nộn khớ 3
3 Máy đai thùng caston 2
Tổng 649
9
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÔNG TY
1.3.1. Tổ chức quản lý, sản xuất, lao động
1.3.1.1. Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí một cách logic khoa học, tạo điều kiện
cho Công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cho quá trỡnh sản
xuất kinh doanh liờn tục, đem lại hiệu quả cao, được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến
chức năng.
Đứng đầu công ty là Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên kiêm giám đốc công ty,
dưới đó là các phũng ban chức năng và các phân xưởng. Mỗi phũng ban cú chức
năng riêng biệt, song đều có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong quản lý
và điều hành công việc.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn. Mỗi phòng, xưởng sản xuất sẽ chuyển mục tiêu sản xuất thành các
hoạt động cụ thể của mình để phấn đấu nhằm góp phần đạt mục tiêu chung của
Công Ty.
Kế hoạch sản xuất của các phòng, phân xưởng được Giám đốc Công Ty, phó
giám đốc sản xuất và phụ trách các Phân xưởng xem xét, thảo luận, sửa đổi cho phù
hợp với những thay đổi của các điều kiện sản xuất của đơn vị. Mọi tiến trình thực
hiện các kế hoạch, sửa đổi cũng như việc đánh giá kết quả đều được lưu trữ hồ sơ
hoạt động của Công Ty.
Bộ máy tổ chức của Công Ty được tổ chức trên các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Tập trung quyền lực cao nhất vào tay người lãnh đạo cao nhất.
b) Thực hiện phân quyền, phân cấp cho các bộ phận trong hệ thống tổ chức.
c) Xác định trách nhiệm cá nhân trong phạm vi hoạt động cụ thể của các bộ
phận.
d) Tổ chức thức hiện các hoạt động trên cơ sở dân chủ bàn bạc nhưng thống
nhất quản lý theo quyết định của thủ trưởng các bộ phận.
e) Tổ chức hoạt động theo ngưyên tắc cân bằng, cân đối giữa các bộ phận
trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động.
10
HÌNH 1-2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Phòng
Tổ
chức
H nhà
Phòng
Kế
hoạch
sản xuất
Phòng
Kỹ
thuật
Phó giám đốc
sản xuất
Giám Đốc Công ty
Chi nhánh Nghĩa Hưng
Phòng
T ià
chính
Kế
Hội Đồng Th nh Viênà
PX Cắt PX May PX Hoàn Thiện
11
1.3.1.2. Các đặc điểm về lao động.
BẢNG 1-2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Năm
Chỉ tiờu
2007 2008
Số lao động 700 860
+ Nữ 550 670
+ Nam 150 190
Độ tuổi 700 860
+ 18-25 456 580
+ 25-35 155 180
+ 35-45 39 48
+ 45-55 20 22
+ 55 trở lờn 30 30
Tỡnh hỡnh sử dụng lao động: đó là sự kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm của
những người làm việc lâu năm.
Đội ngũ công nhân kỹ thuật trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 70% ÷ 80% được đào
tạo và kèm cặp bởi đội ngũ công nhân có trỡnh độ cao, có bậc thợ và kinh nghiệm
công tác lâu năm. Số lượng lao động nữ chiếm gần 80% trong tổng số lao động của
công ty
BẢNG 1-3: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Năm
Tổng số lao
động
Trình độ lao động
Thạc sỹ Đại học
CĐ,Trung
cấp
CNKT,
Phổ thông
2004 350 1 9 50 290
2005 470 1 12 65 392
2006 520 1 20 100 399
2007 700 1 25 130 544
2008 860 1 27 150 682
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trỡnh độ chuyên môn và tay
nghề tương đối cao. Cán bộ đại học và sau đại học chiếm khoảng 2% ÷ 4%, cán bộ
có trỡnh độ cao đẳng và trung cấp chiếm khoảng 10% ÷ 18%, công nhân kỹ thuật
chiếm và lao động phổ thụng chiếm khoảng 80%.
Công ty thu hút được nhiều lao động là do Công ty có các chính sách ưu đãi
với người lao động nên tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động công tác:
- Khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học tại chức học để nâng cao nghiệp
vụ bằng cách hỗ trợ tiền học phí, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian.
- Công ty có nhà chung cư cho cán bộ công nhân viên ở xa có nghỉ ngơi.
- Công ty có nhà trẻ để cán bộ công nhân viên gửi con miễn phí.
- Công ty còn có các chính sách khác khuyến khích cán bộ công nhân viên thi
đua làm việc.
1.3.1.3. Chế độ làm việc
Công ty đang áp dụng chế độ làm việc 1ca, nghỉ ngày chủ nhật.
- Đối với các phòng ban làm việc gián tiếp thời gian làm việc từ 7h30 đến
17h30, thời gian nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h30.
- Đối với công nhân 9h30ph/ngày, 7h30 đến 6h, thời gian nghỉ trưa từ 11h30
đến 12h30. Phụ nữ có thai 7 tháng trở lên và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
chỉ được làm việc không quá 7h/ngày.
- Trường hợp người lao động phải làm việc vào ban đêm, làm thêm vào ngày
chủ nhật, ngày lễ và làm thêm quá 2h/ ngày là rất ít. Chỉ khi thực sự cấp thiết
phả tái chế hàng hoặc vỡ kế hoạch không đảm bảo tiến độ giao hàng, có nguy
cơ bị khách hàng phạt, từ chối nhận nhập hàng hoặc phải chịu cước phí máy
bay, mới được làm việc và làm thêm vào thời gian nói trên.
1.3.1.4. Tình hình tổ chức sản xuất
Công ty TNHH may Thuận Thành là Công ty chủ yếu gia công và sản xuất các
sản phẩm may mặc phục vụ cho xuất khẩu là chính theo quy trình công nghệ khép
kín với các loại máy móc chyên dùng. Tính chất sản xuất của công ty là tính chất
sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, chu
kỳ sản xuất phụ thuộc vào từng mã hàng cụ thể nhưng nhìn chung là sản xuất có
chu kỳ ngắn. Mô hình sản xuất công nghiệp của Công ty bao gồm 3 phân xưởng,
trong đó bao gồm nhiều tổ, đội đảm bảo chức năng nhiệm vụ cụ thể khác nhau
nhằm phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất công nghiệp của công ty.
Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo nhiệm vụ của phòng kế
hoạch sẽ lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các tổ sản xuất sẽ đảm nhiệm từng
phần công việc cụ thể
Tại phân xưởng sản xuất được bố trí thành tổ sản xuất, gia công và các tổ chịu
sự giám sát trực tiếp của quản đốc. Sản phẩm vận động lần lượt từ công đoạn này
đến công đoạn khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành.
Quản đốc là người điều hành các phân xưởng, thực hiện điều hành sản xuất, tổ
chức chuẩn bị sản xuất, quản lý và kiểm tra chất lượng, thời gian giao hàng, báo cáo
định kì cho lãnh đạo công ty tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất,
thường xuyên giám sát hướng dẫn kĩ thuật cho công nhân và quản lý tài sản của
công ty.
1.3.2. Đặc điểm về tổ chức và phục vụ nơi làm việc
1.3.2.1. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng
- Về bố trí mặt bằng, nhà xưởng: các phân xưởng sản xuất kết cấu khung kho
Tiệp. Trần chống nóng bằng tấm xốp, nền lát gạch CERAMic liên doanh, cửa
kính, khung nhôm.
- Về thông gió, chống nóng: Một phần lợi dụng thông gió tự nhiên qua hệ thống
cửa đi, cửa sổ, kết hợp việc dùng hệ thống quạt thông gió với hệ thống làm
lạnh công nghiệp.
- Giải pháp chiếu sáng: Dùng hệ thống cửa kính tận dụng tối đa ánh sáng tự
nhiên kết hợp với việc sử dụng hệ thống đèn tuýp trên tràn dọc theo các dây
chuyền sản xuất.
1.3.2.2. Đặc điểm về an toàn lao động
- Thiết kế nhà, xưởng đảm bảo khi có sự cố xe cứu hoả có thể tiếp cận tới mọi
vị trí trong xưởng sản xuất, nhà phục vụ sản xuất.
- Vật liệu xây dựng và các vật dụng khác lựa chọn những loại khó cháy.
- Các nhà phục vụ sản xuất, xưởng sản xuất đều có vòi nước bể cát, dung tích 1
đến 5 m
3
bên ngoài có đặt các bình chữa cháy bằng khí CO
2
, bể nước cứu hoả
80 m
3
.
- Hệ thống điện có các phương tiện đóng ngắt cầu dao, cầu trì bên ngoài nhà
máy có thể cắt điện thuận lợi khi có sự cố.
1.4. KẾT LUẬN
1.4.1. Những điều kiện thuận lợi
- Trong chiến lược phát triển ngành may ở miền Bắc Chính Phủ quy hoạch 3
vùng trọng điểm đó là Hà Nội - Nam Định - Hà Bắc cũ tại các vùng trọng
điểm này Chính phủ sẽ đầu tư hình thành cụm công nghiệp may. Chính vì vậy
Công ty đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt của Đảng, Chính quyền địa
phương trên con đường phát triển, hội nhập. Và đây cũng là một trong những
tỉnh đông dân chính vì vậy đây cũng là thị trường tiềm năng và có nguồn nhân
lực dồi dào thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
- Đội ngũ công nhân viên của Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất
công nghiệp gia công hàng xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị liên tục đổi mới nhất là trong những năm gần
đây Công ty liên tục mở rộng sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động cũng
như nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Bằng sự hoạt động của mình Công ty đã thiết lập được mối quan hệ gắn bó với
một số bạn hàng có tiềm lực.
- Lãnh đạo Công ty đã cụ thể hoá cơ chế, quy chế của Công ty theo đúng chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được CBCNV trong công ty đồng
tình hưởng ứng tích cực phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất kinh doanh năm 2008.
- Công ty có nguồn khách hàng truyền thống trong và ngoài nước uy tín gắn bó
với Công ty.
1.4.2. Những khó khăn
- Vừa qua tình hình thị trường có nhiều biến đổi phức tạp về giá cả một số mặt
hàng liên tục tăng cao, nhất là nguyên vật liệu (sắt thép, nhiên liệu,xăng dầu,
thiết bị phụ tùng…) đã tác động gây bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Lực lượng lao động phần lớn của Công ty chưa được đào tạo qua trường lớp,
mà chỉ đào tạo theo dạng kèm cặp, tay nghề lao động thấp, thiếu tác phong
công nghiệp.
- Hàng xuất khẩu có đặc điểm theo thời vụ, thời gian hợp đồng ngắn, yêu cầu
hàng chặt chẽ, kịp thời do vậy công tác tổ chức, thời gian lao động gặp khó
khăn.
- Thị trường lớn và đầy tiềm năng vì vậy có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và
ngoài nước với nhiều ưu thế hơn như công nghệ, tay nghề…
- Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chưa ghi rừ số lần xuất giao hàng cho
thấy việc tiờu thụ sản phẩm của Cụng ty cũn phụ thuộc vào tốc độ bán hàng
của các khách hàng. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bị động hơn là
chủ động.
- Việc mở rộng một hệ thống đại lý phân phối sản phẩm, xây dựng các trung
tõm bỏn hàng ở cỏc tỉnh là rất cần thiết nhưng do Công ty mới đi vào hoạt
động nên việc thiết lập được các đại lý cần phải được nghiên cứu kỹ về chiến
lược kinh doanh để thu được hiệu quả cao.
- Chưa áp dụng mạnh một số biện pháp kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ
sản phẩm như: thực hiện chiết khấu, giảm giá hàng bán…
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY
THUẬN THÀNH NĂM 2008
2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ
2.1.1. Khái niệm
Phân tích là quá trình nghiên cứu hoàn thiện có căn cứ khoa học quá trình sản
xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng các tài liệu thống kê, khảo sát, điều kiện cụ thể,
phương pháp phân tích chuyên dùng để đánh giá đúng thực trạng của quá trình (ưu
điểm, nhược điểm), vạch ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.1.2. Ý nghĩa
Phân tích kinh tế vừa là một nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ đắc lực
trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp nói riêng.
Tầm quan trọng của công tác phân tích kinh tế từ lâu đã được các nhà quản lý thừa
nhận là có tính tất yếu, khách quan
Phân tích kinh tế thuộc khoa học kinh tế vi mô nhưng độc lập tương đối so với
các môn khoa học khác. Đối với công tác kế hoạc hóa doanh nghiệp, tác dụng của
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở các mặt sau:
- Phân tích nhằm đánh giá bản thân kế hoạch theo những yêu cầu của tính khoa
học đòi hỏi, như tính cân đối, toàn diện, tính tiên tiến, tính hiện thực…
- Phân tích nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch, nhờ đó
doanh nghiệp có cơ sở để điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt
được các mục tiêu kế hoạch đặt ra.
- Phân tích cũng là một bước quan trọng trong quá trình xây dung chiến lược
kinh doanh nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong dài hạn của doanh
nghiệp.
2.1.3. Phương pháp phân tích
Có rất nhiều phương pháp phân tích, nhà phân tích cần phải lựa chọn phương
pháp phân tích phù hợp với đối tượng phân tích sao cho kết quả phân tích đánh giá
đúng thực trạng của doanh nghiệp, giải thích được bản chất vấn đề và rút ra được
những kết luận chính xác.
2.1.3.1. Phân tích chung
Là phương pháp đánh giá tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt thời
gian và không gian, từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động từng chỉ tiêu kinh tế
quan trọng, mối quan hệ của các chỉ tiêu đó.
2.1.3.2. Phương pháp cụ thể
* Phương pháp so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá xác định xu
hướng và biến động của chỉ tiêu phân tích . Để áp dụng phương pháp này cần phải
đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về nội dung
phương pháp và thời gian đơn vị tính toán của chỉ tiêu so sánh) và tuỳ theo mục
đích phân tích để xác định gốc so sánh .
- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu
kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến
động của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu.
- So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng (+) giảm (-) giữa thực tế so
với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng kinh
tế trong tổng thể quy mô chung được xác định để đánh giá được tốc độ phát
triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế
- So sánh bằng số bình quân : Khi so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức
độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể ngành.
* Phương pháp tỉ lệ :
Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ
biến trong phõn tớch. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện
áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực cỏc tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ taỡ chớnh. Về nguyờn tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác
định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tỡnh hỡnh DN, trờn cơ
sở so sánh các tỷ lệ của DN với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong quá trình phân tích cần phải kết hợp phân tích các số liệu của bảng cân
đối kế toán, cũng như số liệu của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
* Phân tích bảng cân đối kế toán:
Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét xác định và nghiên cứu các
vấn đề cơ bản sau :
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so
sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của
tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự
biến động về qui mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến
quá trình kinh doanh: Muốn làm được điều này, trước hết phải xác định được
tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Sau đó, so sánh tỷ trọng từng
loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Khi
phân tích cần lưu ý đến tính chất của từng loại tài sản đến quá trình kinh
doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được
các quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của
doanh nghiệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.
* Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo
kết quả kinh doanh, khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của
kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động
của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần. Số liệu tính ra sẽ cho người sử dụng nắm
được nhiều thông tin hữu ích .
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: phương pháp chỉ số, phương pháp
đồ thị, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch…
Như vậy để đưa ra nhận xét đánh giá chính xác, người phân tích không chỉ sử
dụng một phương pháp mà phải biết kết hợp hài hoà các phương pháp nói trên, nó
cho phép người phân tích biết rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
phương pháp biến động của từng chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp qua các giai đoạn
khác nhau.
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MAY THUẬN THÀNH NĂM 2008.
Từ những thuận lợi và khó khăn đã xét ở chương 1, Công ty không ngừng
nâng cao và hoàn thiện hơn, đặc biệt trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập quốc
tế thì Công ty càng phải cố gắng vươn lên để tồn tại và phát triển, điều này có ý
nghĩa đến đời sống của người lao động và nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc phân
tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là công việc hết sức quan trọng đối với
Công ty và giúp cho Công ty đánh giá một cách chính xác thực trạng của sản xuất
kinh doanh đang ở trình độ nào, chỉ ra những ưu nhược điểm, làm cơ sở cho việc
hoạch định chất lượng đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và xã hội của quá trình sản
xuất kinh doanh.
Để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 ra sao ta tiến
hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu ở
bảng 2-1 để thấy được năm 2008 Công ty đã thực hiện như thế nào so với năm 2007
và so với kế hoạch.
Qua số liệu ở bảng 2-1 cho thấy hầu hết các các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty
đã thực hiện đạt và vượt so với năm 2007 và kế hoạch năm 2008 trong đó:
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm tăng lên rất nhiều so với năm
2007 và vượt kế hoạch. Cụ thể: sản phẩm áo jacket năm 2008 tăng 20.188 chiếc
tương ứng tăng 18,3% so với năm 2007 và vượt kế hoạch 8.77%. Sản phẩm áo sơ
mi năm 2008 tăng 36.600 chiếc tương ứng tăng 44,3% so với năm 2007 và vượt kế
hoạch 19,23%. Trong năm 2008 Công ty sản xuất sản phẩm quần giảm do khách
hàng đặt ít hơn 25.654 chiếc tương ứng giảm 52,2% so với năm 2007 và không đạt
kế hoạch 21,7%.
Để có được thành quả này thì phải kể đến sự lãnh đạo Công ty cũng như trang
thiết bị máy móc đầy đủ cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và hiệu quả.
Đồng thời khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng nhiều so với năm 2007 cũng một
phần là do số lượng công nhân năm 2008 tăng lên rất nhiều. Cụ thể:
Tổng số lao động trong Công ty năm vừa qua tăng so với năm 2007 là 160
người tương ứng tăng 22,9% và vượt kế hoạch 30 người tương ứng tăng 3,61%. Số
lao động tăng do Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất thu hút thêm nhiều lao động
và tiền lương bình quân cho người lao động của Công ty tăng lên so với năm trước.
Tổng số lao động tăng và tổng quỹ lương, tiền lương bình quân của Công ty trong
năm đều tăng so với năm trước. Trong đó, tổng quỹ lương tăng 914.298.000đ
tương ứng tăng 10,2% so với năm 2007 và vượt kế hoạch đặt ra là 5,14% tương ứng
481.983.038đ; tiền lương bình quân năm 2008 tăng 0.3 trđ/ng-th tương ứng tăng
16,7% so với năm 2007 và vượt kế hoach là 0.2 trđ/ng-th tương ứng 10,53%.
Giá trị sản xuất tăng lên 56% tương ứng với giá trị là 8.961.590.532đ so với
năm 2007, và vượt kế hoạch đặt ra năm 2008 là 19,17% tương ứng với giá trị là
4.015.579.927đ.
Giá vốn hàng bán tăng lên 1.110.989.110đ tương ứng tăng 9,97% so với năm
2007 và vượt kế hoạch đặt ra là 5,85% tương ứng với giá trị là 676.959.872đ.
Trong năm 2008 vừa qua tổng doanh thu của Công ty tăng lên 12,9% so với
năm 2007 tương ứng với giá trị là 2.103.532.700đ, vượt kế hoạch đặt ra là 5,67%
tương ứng với giá trị là 990.624.803đ. Doanh thu tăng lên là do khối lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng lên nhiều và do sự tăng cao của giá cả thị trường.
Tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng hơn năm 2007 là 14,4% tương ứng
với giá trị là 1.999.056.300trđ, tập trung chủ yếu vào vốn cố định (tăng hơn năm
2007 là 27,1%). Vốn lưu động của Công ty trong năm cũng giảm so với năm 2007
là 0,5%. Số vốn tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên
báo hiệu sự phát triển đi lên của Công ty.
Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó, việc tăng nguồn vốn
kinh doanh đã trở thành một việc làm cần thiết trong hoàn cảnh sản xuất kinh
doanh hiện nay.
Năm 2008 Công ty thu được khoản lợi nhuận cao hơn 402.407.217đ tương
ứng tăng 29,8% so với năm 2007, tăng so với kế hoạch là 16,63% tương ứng
250.253.086đ. Lợi nhuận của Công ty tăng là do đầu tư thêm nhiều máy móc thiết
bị dây chuyền sản xuất mới do đó tăng được sản lượng sản xuất và doanh thu.
ây l nh ng ch tiêu chung c a Công ty n m 2008, th y rõ h nĐ à ữ ỉ ủ ă để ấ ơ
ho t ng s n xu t kinh doanh c a Công ty ta i v o phân tích k t quạ độ ả ấ ủ đ à ế ả
s n xu t c a Công ty v phân tích nguyên nhân d n n nh ng k t quả ấ ủ à ẫ đế ữ ế ả
ó.đ
BẢNG 2-1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2008
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007
Năm 2008 So sánh 2008/2007
So sánh TH/KH
2008
KH TH ± % ± %
1.KLSX một số SP chính
- áo jacket Chiếc 110.340 120.000 130.528 20.188 18,3 10.528 8,77
- áo sơmi Chiếc 82.632 100.000 119.232 36.600 44,3 19.232 19,23
- quần Chiếc 49.138 30.000 23.484 -25.654 -52,2 -6.516 -21,7
2.Giá trị sản xuất Đồng 16.002.642.315 20.948.652.920 24.964.232.847 8.961.590.532 56 4.015.579.927 19,17
3.Doanh thu Đồng 16.355.342.565 17.468.250.462 18.458.875.265 2.103.532.700 12,9 990.624.803 5,67
4.Giá vốn hàng bán Đồng 11.147.335.382 11.581.364.620 12.258.324.492 1.110.989.110 9,97 676.959.872 5,85
5.Vốn kinh doanh bình quân Đồng 13.891.492.324 15.004.920.314 15.890.548.624 1.999.056.300 14,4 885.628.310 5,9
- Vốn cố định bình quân Đồng 7.501.405.855 8.702.853.782 9.534.329.174 2.032.923.319 27,1 831.475.392 9,55
- Vốn lưu động bình quân Đồng 6.390.086.469 6.302.066.532 6.356.219.450 -33.867.019 -0,53 54.152.918 0,86
6. Tổng lao động Ngời 700 830 860 160 22,9 30 3,61
7. Năng suất lao động BQ Đ/ng.năm 22.860.918 25.239.341 29.028.178 6.167.260 27 3.788.837 15,01
8. Tổng quỹ lơng Đồng 8.950.000.000 9.382.314.962 9.864.298.000 914.298.000 10,2 481.983.038 5,14
9. Tiền lơng BQ Đ/ng.th 1.800.000 1.900.000 2.100.000 300.000 16,7 200.000 10,53
10. Lợi nhuận trớc thuế Đồng 1.352.527.107 1.504.681.238 1.754.934.324 402.407.217 29,8 250.253.086 16,63
11. Nộp ngân sách Đồng 338.131.777 376.170.310 438.733.581 100.601.804 29,8 62.563.272 16,63
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT-TIÊU THỤ SP NĂM 2008
2.3.1. Phân tích tình hình sản xuất
Đối bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kết quả sản xuất kinh doanh đều rất quan
trọng. Kết quả sản xuất không chỉ phản ánh rõ tình hình hoạt động sản xuất của
Công ty mà còn là cơ sở quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Công ty.
2.3.1.1. Phân tích kết quả sản xuất
Số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá trị của các sản phẩm đó là
những thông số cho thấy rõ kết quả sản xuất của Công ty.
a. Phân tích kết quả sản xuất về mặt giá trị sản phẩm
Trong năm 2008 tổng giá trị sản phẩm là 24.964.232.847đ tăng lên
8.961.590.532đ tương ứng với tỷ lệ 56% so với năm 2007. Trong đó, tăng nhiều
nhất là giá trị sản phẩm áo jacket, cụ thể trong năm vừa qua giá trị sản phẩm áo
jacket tăng lên 6.716.398.030đ tương ứng với tỷ lệ 59,66% và tăng 3.096.514.346đ
tương ứng với tỷ lệ là 20,81% so với kế hoạch, giá trị sản phẩm áo jacket tăng lên
như vậy nguyên nhân là do sản phẩm này là sản phẩm thế mạnh của Công ty, là sản
phẩm được bạn hàng tin dùng. Tiếp theo là giá trị sản phẩm sơ mi cũng góp phần
không nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm, cụ thể giá trị sản phẩm sơ mi tăng
1.831.532.237đ tương ứng tăng 75,92% so với năm 2007, và tăng 892.135.116đ
tương ứng tăng 26,62% so với kế hoạch, mặt hàng này về mặt giá trị đứng thứ hai
nhưng về tỷ lệ thì lại tăng nhiều nhất so với năm 2007 chứng tỏ sản phẩm sơ mi
trong năm nay cũng rất được khách hàng tin dùng.
Đứng thứ ba là sản phẩm áo quần tăng lên 369.674.525đ tương ứng với tỷ lệ
16,42% so với năm 2007, tăng 107.406.098đ tương ứng 4,27% so với kế hoạch.
Với các sản phẩm khác như khẩu trang, mũ vải, gang tay… cũng đã có xu hướng
tăng lên và tăng 43.994.740đ tương ứng với tỷ lệ 54,43%. Nguyên nhân của sự tăng
lên là do Công ty đã nhận gia công thêm mặt hàng này, song vẫn giảm so với kế
hoạch là 80.475.633đ tương ứng giảm 39,2%
M t khác xét v k t c u s n ph m, c hai n m 2007 v 2008 thì s nặ ề ế ấ ả ẩ ả ă à ả
ph m áo jacket v n chi m t tr ng l n nh t trong t ng giá tr s n ph mẩ ẫ ế ỷ ọ ớ ấ ổ ị ả ẩ
(h n 70%). N m 2008 t tr ng s n ph m áo jacket t ng so v i n m 2007ơ ă ỷ ọ ả ẩ ă ớ ă
lên 72%, s n ph m áo s mi chi m t tr ng 17%, kéo theo m t s các s nả ẩ ơ ế ỷ ọ ộ ố ả
ph m khác chi m t tr ng gi m xu ng nh s n ph m qu n chi m tẩ ế ỷ ọ ả ố ư ả ẩ ầ ế ỷ
tr ng 10,5%, s n ph m khác 0,5%. ọ ả ẩ
BẢNG 2-2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THEO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
ST
T
Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 SS 2008/2007 SS 2008 KH/TH
KH TH
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọn
g
(%)
Số tiền
Tỷ
trọn
g
(%)
1 áo Jacket 11.257.849.620 70 14.877.733.304 71 17.974.247.650 72 6.716.398.030 59,66 3.096.514.346 20,81
3 áo Sơ mi 2.412.396.347 15 3.351.784.468 16 4.243.919.584 17 1.831.523.237 75,92 892.135.116 26,62
6 Quần 2.251.569.924 14 2.513.838.351 12 2.621.244.449 10,5 369.674.525 16,42 107.406.098 4,27
7 Sản phẩm khác 80.826.424 1 205.296.797 0,98 124.821.164 0,5 43.994.740 54,43 -80.475.633 -39,2
8 Tổng giá trị SP 16.002.642.315 100 20.948.652.920 100 24.964.232.847 100 8.961.590.532 56 4.015.579.927 19,17
b. Phân tích kết quả sản xuất về mặt số lượng sản phẩm.
Số lượng sản phẩm theo hiện vật là chỉ tiêu biểu hiện quy mô sản phẩm được
tạo ra trong một thời kỳ (một đơn vị thời gian) theo một quy trình sản xuất nào đó
và được tính theo đơn vị đo thích hợp với tính chất vật lý của sản phẩm.
Phân tích số lượng sản phẩm nhằm cho biết sự biến động về số lượng từng sản
phẩm của Công ty trong năm qua so với năm trước và kế hoạch.
Do sản phẩm của doanh nghiệp rất đa dạng nên để phân tích sự biến động về
sản lượng của Công ty, tác giả dùng phương pháp chỉ số gồm chỉ số cá thể và chỉ số
chung để phân tích:
+ Chỉ số cá thể: là phương pháp sử dụng chỉ số để nêu lên xu hướng và mức
độ biến động của chỉ tiêu kinh tế nào đó của từng phần tử,từng đơn vị trong một
tổng thể. Được tính theo công thức sau:
i
qi
=
q
i1
(2-1)
q
i0
Trong đó: q
i1
, q
i0
: lần lượt là khối lượng sản phẩm sản xuất loại i kỳ nghiên
cứu và kỳ gốc.
Qua số liệu thu thập và tính toán theo công thức trên, tác giả tập hợp kết quả
tính toán được trong bảng phân tích sau:
BẢNG 2-3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG
Tên sản phẩm ĐVT
Năm
2007
Năm 2008
KH TH
Áo Jacket Chiếc 108.249 135.253 156.298 1,44 1,16
Áo Sơ mi Chiếc 80.414 108.123 121.255 1,51 1,12
Quần Chiếc 50.035 53.486 52.425 1,05 0,98
Sản phẩm khác Chiếc 4.042 10.265 5.674 1,4 0,55
Qua bảng 2-3 cho thấy, trong năm 2008 số lượng các sản phẩm đều có sự biến
động lớn cụ thể: sản phẩm áo jacket có sự biến động lớn nhất (năm 2007 có 108.249
chiếc, năm 2008 có 156.298 chiếc tăng 44% so với năm 2007 và tăng 16% so với kế
hoạch). Sản phẩm áo sơ mi năm 2007 có 80.414 chiếc, năm 2008 có 121.255 chiếc
tăng 51% so với năm 2007, và 12% so với kế hoạch. Sản phẩm quần và sản phẩm
khác có mức tăng nhẹ, nhưng so với kế hoạch đề ra thì thấp hơn chỉ đạt 98% và
55%.