Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THẾ LƯỠNG NAN về AN NINH ở CHÂU á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.38 KB, 9 trang )

THẾ LƯỠNG NAN VỀ AN NINH Ở CHÂU Á
AI LÀ KẺ ĐƯỢC LỢI
ĐOÀN KHẮC NAM

“Thế lưỡng nan về an ninh” là khái niệm do chủ nghĩa hiện thực đưa ra – một
trường phái thường được nhắc đến khi nói tới lý thuyết về quan hệ quốc tế. Thế
lưỡng nan về an ninh xuất phát từ tình trạng sụp đổ của các “mô hình” hay “trật
tự” thế giới dẫn đến tình trạng “vô chính phủ”, hay sự mờ nhạt về mặt chủ quyền
của quốc gia trong quan hệ chính trị quốc tế. Thế lưỡng nan về an ninh có thể hiểu
ngắn gọn là, khi một quốc gia tăng cường sức mạnh về an ninh – sức mạnh tấn
công hoặc phòng thủ sẽ đe dọa đến quyền lực hoặc sức mạnh của các quốc gia khác,
dẫn đến các quốc gia này cũng tăng cường sức mạnh của mình để bảo vệ quyền lợi,
hay đảm bảo sự an toàn. Quyền lực là một thứ vô hình, và các quốc gia thường từ
chối khi nói đến việc tăng cường hay cạnh tranh sức mạnh quốc gia và quyền lực
quốc tế, hơn nữa sức mạnh quốc gia cũng là thứ khó có thể đong đếm hay tính toán
chính xác. Nếu như quyền lực toàn cầu bằng 100% thì khi một quốc gia mạnh lên
nghĩa là cơ cấu quyền lực của quốc gia này tăng và các quốc gia khác giảm đi.
Chính sự cạnh tranh về quyền lực – xuất phát từ nguồn gốc “vô chính phủ” đã dẫn
đến tình trạng “lưỡng nan” trong quan hệ quốc tế, những biểu hiện này đang thể
hiện rất rõ tại “thế trận châu Á” khi các quốc gia đang ra sức gia tăng vị thế và
củng cố quyền lực của mình.

Thế lưỡng nan về an ninh tại châu Á
Trung Quốc – kẻ châm ngòi, Trung Quốc một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực
Đông Bắc Á, trong hơn một thập kỷ qua quốc gia này đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn về mặt kinh tế, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn
thứ hai toàn cầu (GDP Trung Quốc năm 2014 đạt khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm
khoảng 16,7% GDP toàn cầu). Nhìn vào thực tế lịch sử, Trung Quốc mỗi khi mạnh
lên đều có xu hướng bành trướng và bá quyền; trong gần một thập kỷ qua Trung
Quốc tạo được nhiều bước đột phá rõ rệt về mặt kinh tế - đây cũng chính là thời
điểm quốc gia này bắt đầu củng cố sức mạnh, thể hiện vai trò “nước lớn” của mình


trên trường quốc tế. Trung Quốc đang cố gắng bằng nhiều công cụ để lấy lại vị thế
của mình như trước kia – một quốc gia lớn mạnh, nắm giữ vị trí thống trị trong
khu vực. Tuy nhiên, nhìn vào thực tại có thể thấy rằng dù mạnh về kinh tế nhưng


trong một thế giới “vô chính phủ”, một “châu Á nhạy cảm” thì bước đường của
Trung Quốc có rất nhiều khó khăn và những tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Một mặt cạnh tranh quyết liệt – thể hiện vai trò nước lớn và dã tâm bành
trướng rõ rệt. Trung Quốc đang là trung tâm hàng đầu trong các tranh chấp về chủ
quyền với các nước trong khu vực, kể cả trên đất liền lẫn trên biển. Trong nhiều
năm qua Trung Quốc có hàng loạt các tuyên bố, hành động nhằm thực hiện mục
đích bành trướng của mình, đáng kể hơn cả là tại vùng biển Hoa Đông và Biển
Đông. Vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chưa bao giờ là vấn đề hết
nóng, đây cũng là một trong những vấn đề nhức nhối trong quan hệ song phương
giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng cũng như khu vực châu Á nói
chung. Đặc biệt, khi Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không tại
vùng biển này vào năm 2013, hành động này của Trung Quốc đã chịu nhiều những
chỉ trích của cộng đồng quốc tế, đồng thời đây cũng là lời thức tỉnh các quốc gia
láng giềng về những hành động khó lường của quốc gia này. Bên cạnh đó, vấn đề
Biển Đông cũng là vấn đề vô cùng nhức nhối và phức tạp, liên quan đến lợi ích
nhiều quốc gia trong khu vực. Những căng thẳng trên Biển Đông đã có từ lâu đời,
nhưng gần đây căng thẳng gia tăng rõ rệt bắt đầu từ năm 2009 khi Trung Quốc
đưa ra yêu sách về đường 9 đoạn (đường 9 đoạn đã có trong lịch sử từ những năm
40 của thế kỷ trước, năm 2009 Trung Quốc bắt đầu lưu hành bản đồ có thể hiện
đường 9 đoạn này trong phạm vi chủ quyền và khơi mào cho hàng loạt căng thẳng
trong khu vực). Sau sự kiện này, Biển Đông trở thành một khu vực dậy sóng và
căng thẳng bậc nhất trong khu vực châu Á, Trung Quốc vẫn là trung tâm của hàng
loạt các sự kiện đáng kể như, vụ kiện lên Tòa án pháp lý quốc tế của Philippines, sự
kiện giàn khoan HD – 981, hay gần đây là việc đẩy mạnh cải tạo các hòn đảo và bãi
đá tại vùng biển đang tranh chấp này.

Về phương diện kinh tế, Trung Quốc đang là một trung tâm của kinh tế thế giới, sở
hữu sản lượng GDP khổng lồ, tốc độ tăng trưởng nhanh, quốc gia này đang mong
muốn khẳng định mình hơn nữa vai trò kinh tế đầu tàu tại châu Á. Trong những
năm qua Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt những sáng kiến về đầu tư, tài chính, các
hiệp định liên kết để thể hiện vai trò lãnh đạo và dẫn dắt kinh tế khu vực, đáng kể
đến là RCEF hay Ngân hàng đầu tư và Cơ sở hạ tầng. Một mặt lôi kéo các quốc gia
láng giềng, tạo sự tin tưởng và thúc đẩy hợp tác; mặt khác là một đối trọng với
Hoa Kỳ - một đối thủ đe dọa tiến trình “nước lớn” của Trung Quốc.
Về phương diện quân sự, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa trong nhiều
năm qua được đầu tư vô cùng mạnh mẽ, sức mạnh, số lượng và chất lượng đều
tăng trưởng vượt bậc. Với số lượng binh sĩ lên đến hơn 2 triệu và chi tiêu cho quốc
phòng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ (năm 2014 khoảng 130 tỷ USD); quân đội


Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, hiện đại, tham gia vào nhiều hoạt động
quốc tế và đang trở thành một đối trọng với Hoa Kỳ.
Mặt khác, Trung Quốc tìm kiếm sự tin tưởng, lôi kéo đồng minh và ổn định dư
luận. Hơn ai hết, chính Trung Quốc hiểu rất rõ rằng nếu ra sức bành trướng, hay
chỉ biết quan tâm đến mục đích của mình mà bất chấp tất cả thì chính Trung Quốc
cũng chưa chắc được lợi lộc gì nhiều, đó là chưa kể đến việc chưa có điều gì chắc
chắn về sự toan tính thành công của quốc gia này. Trên thực tế, Trung Quốc cũng
có nhiều động thái tích cực tại khu vực, đáng kể hơn cả là thể hiện vai trò của mình
trong các vấn đề an ninh, kinh tế đặc biệt là các sáng kiến về kinh tế, thương mại do
quốc gia này đứng đầu. Đồng thời, cũng như Mỹ, Trung Quốc cũng đang cố gắng lôi
kéo các đồng minh trong khu vực đặc biệt là cuộc cạnh tranh “địa chiến lược” tại
Đông Nam Á, quốc gia này cũng có bước tiến vô cùng đáng kể đặc biệt trong quan
hệ với Nga – một quốc gia cũng đang tìm đường đến với châu Á.
Như vậy trong những năm qua, gắn liền với những thành tích đáng nể về mặt kinh
tế, Trung Quốc đang cố gắng chuyển mình và tạo ra một trật tự mới, đưa Trung
Quốc trở về thời “hoàng kim” như xưa kia. Bằng nhiều những toan tính và bài toán

chiến lược khó đoán định, gắn liền với những cách thức tiếp cận vừa mạnh mẽ,
quyết liệt; vừa ôn hòa, khéo léo. Tuy nhiên, chính sự chuyển mình và tăng cường
sức mạnh của Trung Quốc cũng chính là vấn đề đáng quan ngại cho các nước trong
khu vực, đặc biệt khi Trung Quốc đang tỏ ra là một quốc gia nhiều toan tính, khó
lường mang tính tiêu cực nhiều hơn là hòa bình; hay nói cách khác quốc gia này
đang đánh mất đi lòng tin ở mức độ nhất định và khơi mào cho thế lưỡng nan tại
châu Á.
Hoa Kỳ và chiến lược “xoay trục” về châu Á. Kể từ sau thế chiến thứ 2 Hoa Kỳ tỏ ra
là một cường quốc mạnh hơn hẳn các quốc gia còn lại trên toàn cầu, cũng như từ
trước thời chiến Hoa Kỳ luôn mong muốn tạo ra một trật tự thế giới mới – đơn cực
do mình chỉ huy. Thực tế cho thấy, nhiều thập kỷ qua Hoa Kỳ là một cái tên khó ai
có thể vươn tới, sức mạnh, sự ảnh hưởng của quốc gia này lan tỏa trên phạm vi
toàn cầu. Tuy nhiên, một trật tự mới mà Hoa Kỳ mong muốn xây dựng vẫn chưa
bao giờ thành hiện thực, một thế giới “vô chính phủ” với hàng loạt các trung tâm
vẫn đang chi phối cục diện chính trị thế giới hiện tại. Cùng với đó, trong một thế
giới tồn tại hàng loạt những vẫn đề cần giải quyết như hiện nay Hoa Kỳ cũng khá
đau đầu trong việc cân bằng sao cho hợp lý để giải quyết ổn thỏa các vấn đề liên
quan đến lợi ích của mình. Sau Trung Đông, những năm gần đây Hoa Kỳ bắt đầu sự
“trở lại châu Á” của mình, sự chuyển biến đáng kể này xuất phát từ nhiều nguyên do
trong đó có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thương mại tại khu vực này, cũng
như sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đang đe dọa những lợi ích không thể từ bỏ của
quốc gia này tại khu vực.


Chiến lược xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ là rõ ràng, nhưng thực tế cho thấy
bản thân quốc gia này cũng đang lúng túng và đứng trong tình thế “tiến thoái
lưỡng nan” về mặt chiến lược. Bên cạnh việc Hoa Kỳ mong muốn tạo ra hình ảnh
khác có phần đối lập với Trung Quốc về những việc làm đáng bị lên án của quốc gia
này, Hoa Kỳ mong muốn tạo ra một thế trận chiến lược dựa trên những bước tiến
hòa bình và hình ảnh thân thiện. Việc quốc gia này tăng cường đầu tư về mặt kinh

tế, tạo ra sự quan tâm về ngoại giao đối với khu vực là biểu hiện rất rõ ràng, đáng
kể nhất có thể liệt kê tới việc Hoa Kỳ thúc đẩy Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay thúc đẩy đàm phán song phương đi đến thiết
lập mối quan hệ đối tác chiến lược là một trong những chiến lược đang được quốc
gia này thực hiện. Hay gần đây là chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama và
tháng 4 năm nay trong lúc chính phủ nước này đang khá đau đầu về vấn đề
Ukraine cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ tới khu vực châu Á. Nhìn vào
thực tế của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng châu Á,
đặc biệt là Đông Nam Á đang là địa bàn cạnh tranh rất quyết liệt của hai quốc gia
này, TPP chính là một đối trọng của RCEP trong cuộc cạnh tranh này. Không bỗng
dưng mà Hoa Kỳ bỏ công sức và đặc biệt chú trọng đến Đông Nam Á, đến vấn đề
Biển Đông đang tranh chấp giữa các nước trong khu vực này; Biển Đông tồn tại lợi
ích to lớn của Hoa Kỳ về mặt kinh tế, hàng hải. Quốc gia này chú trọng đến vấn đề
Biển Đông một mặt có thể hạn chế được những hành động khó lường của Trung
Quốc, mặt khác bảo vệ được lợi ích của mình tại khu vực và lôi kéo thêm được các
quốc gia đồng minh.
Cùng với đó, Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp ngoại giao cứng rắn hơn với Trung
Quốc, tăng cường hợp tác với các quốc gia đồng minh tạo thế bao vây, và tăng
cường sự hiện diện quân sự tại khu vực. Với mong muốn tạo vòng vây và kìm chế,
đối trọng với Trung Quốc, Hoa Kỳ trong những năm qua đã tăng cường sự hiện
diện , đồn trú quân sự tại khu vực; hiện tại Hoa Kỳ đang có khoảng 50.000 binh sĩ
tại Nhật Bản, khoảng 30.000 binh sĩ ở Hàn Quốc – sau chuyến công du châu Á của
ông Obama hồi tháng 4 hai bên còn có dự định sẽ xây dựng một căn cứ quân sự lớn
nhất châu Á của Mỹ tại quốc gia này. Bên cạnh hai quốc gia trên, không thể kể đến
sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Philippines và Australia, đặc biệt đối với hai sự kiện
tháng 4/2014 Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận 10 năm với Philippines về việc hai nước
hợp tác quốc phòng, và tháng 8/2014 về việc Australia cho phép Hoa Kỳ cử 2.500
lính thủy đánh bộ đến quốc gia này. Ngoài việc tăng cường hiện diện quân sự, tăng
cường hợp tác với các nước đồng minh Hoa Kỳ cùng các nước cũng thường xuyên
tập trận tại khu vực, ngoài các cuộc tập trận của Hoa Kỳ với Hàn Quốc như thường

niên, hiện nay Hoa Kỳ còn tăng cường tập trận với các quốc gia khác như
Philippines, Australia, Thái Lan, Ấn Độ… Đồng thời, quốc gia này cũng đang tính


toán đến việc tăng cường tuần tra tại Biển Đông, đặc biệt là quanh các đảo nhân
tạo mà Trung Quốc đang dồn tiền của bồi đắp.
Như vậy, sau một thời gian dài chuyển trọng tâm của mình sang khu vực Trung
Đông, trước sự phát triển mạnh mẽ của châu Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ
đã xoay chuyển trọng tâm của mình trong khu vực châu Á. Sự trỗi dậy của Trung
Quốc, sự trở lại của Hoa Kỳ và sự cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia này một
lần nữa đang đặt các quốc gia châu Á lâm vào thêm những tình thế tiến thoái
lưỡng nan, hơn nữa ngay chính bản thân Hoa Kỳ cũng đang khá lúng túng trong
chiến lược của mình. Một mặt Hoa Kỳ muốn lên án Trung Quốc, dựa trên những
hành động của quốc gia này để lôi kéo sự ảnh hưởng và tìm kiếm đồng minh cũng
như cô lập quốc gia này; mặt khác Hoa Kỳ cũng không khỏi lo lắng về việc nếu
không cứng rắn hơn với Trung Quốc – Hoa Kỳ sẽ mất đi sự ảnh hưởng tại khu vực,
niềm tin của đồng minh, và một khi Trung Quốc lớn mạnh hơn cuộc cạnh tranh Mỹ
– Trung sẽ còn nhiều những căng thẳng và không có lợi lộc gì cho Hoa Kỳ.
Bước tiến để trở thành “quốc gia bình thường” của Nhật Bản. Kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ 2, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia không có quân đội… Song do
tình hình thế giới, đặc biệt tại châu Á có nhiều những biến động mạnh mẽ, Nhật
Bản đang xúc tiến việc tiến tới xây dựng một quốc gia “bình thường” như mọi quốc
gia khác. Kể từ sau thế chiến thứ 2, về cơ bản Nhật Bản không duy trì lực lượng
quân đội, đây được coi như hành động cam kết của Nhật Bản với cộng đồng quốc tế
về việc sẽ không quay trở lại con đường phát – xít và hiếu chiến. Tuy nhiên, đứng
trước tình thế hiện tại của khu vực, cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa đến
hòa bình và an ninh khu vực, Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác cũng bị đặt
vào một thế lưỡng nan về chiến lược; riêng đối với Nhật Bản là sự lựa chọn phát
triển quân đội riêng đồng nghĩa với việc phá bỏ cam kết từ sau thế chiến thứ 2, hay
tiếc tục tin tưởng vào sự bảo hộ của Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, chính quyền của Thủ

tướng Shinzo Abe đã tiếp tục vừa thúc đẩy việc hợp tác với Hoa Kỳ, vừa tiến tới
nhanh chóng xây dựng quân đội Nhật Bản, nhằm bảo đảm cho sự an toàn của
chính mình trước những tình huống bất ngờ. Kể từ năm 2002 chi tiêu cho quốc
phòng của Nhật Bản đã vượt mức 1%GDP/năm, đến năm 2006 chi tiêu cho quốc
phòng của Nhật bản đạt con số 4 tỷ USD tương đương với 2% GDP, cho tới năm
2014 chi phí quốc phòng của Nhật Bản đã lên đến con số trên 50 tỷ USD, quốc gia
này đã lọt vào top 10 quốc gia có chi phí cho quốc phòng vào loại hàng đầu thế giới.
Về phát triển đội quân chính quy, năm 2007 Nhật Bản nâng cấp Cục phòng vệ lên
thành Bộ Quốc phòng đây là bước đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của quốc gia
này, dù số lượng binh sĩ của quốc gia này hiện tại chỉ khoảng 60.000 binh sĩ, tuy
nhiên trang bị và cơ sở vật chất cho đội quân này cũng thuộc loại hàng đầu thế
giới. Trong những năm qua Nhật Bản ngoài hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, quốc gia


này cũng tăng cường hợp tác, tập trận quân sự với các quốc gia láng giềng, và tích
cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ hòa bình trên thế giới.
Như vây, Nhật Bản từ một quốc gia không quân sự, trước tình thế lưỡng nan của
an ninh tại châu Á đã và đang chọn cho mình những hướng đi mới nhằm bảo vệ
chủ quyền và những lợi ích chính đáng của mình. Chính sự cứng rắn và quyết liệt
của chính quyền ông Shinzo Abe, sự trỗi dậy và nguy cơ từ Trung Quốc, và những
hành động được cho là thiếu quyết liệt của “người bảo hộ” Hoa Kỳ đã đưa Nhật
Bản đi thêm một bước mới, bước đi chủ động hơn, an toàn hơn.
ASEAN trước vòng vây của các nước lớn. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of Southeast Asia Nations – ASEAN) là Hiệp hội bao gồm 10
quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, ra đời từ năm 1967 đến nay Hiệp hội đã trở
thành một tổ chức liên kết khá lớn mạnh và điển hình trên thế giới. Với mong muốn
trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, hiệp hội đã và đang đẩy mạnh
việc hợp tác toàn diện trong toàn khu vực với phương châm “Một tầm nhìn, Một
bản sắc, Một cộng đồng”. Tuy nhiên, đứng trước một châu Á nhiều những vấn đề,
nguy cơ, lợi ích đan xen và mâu thuẫn lẫn nhau, ASEAN cũng đang phải đối đầu với
nhiều thử thách để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Ngoài những yếu tố

trong nội tại như chính trị, văn hóa, kinh tế.. thì chính những tác nhân ở bên ngoài
là yếu tố không thể không đề cập trong việc cản trở ASEAN tiến tới một cộng đồng
hợp tác toàn diện.
Cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ vô hình chung đã biến ASEAN trở thành một trung
tâm cạnh tranh ảnh hưởng, lợi ích và địa chiến lược. ASEAN có thể được coi là
“mảnh đất vàng” của khu vực châu Á, bên cạnh đó việc Trung Quốc bị bó buộc bởi
Nga, Nhật Bản, Ấn Độ khiến nước này chỉ còn đường tiến đến Đông Nam Á để mở
rộng sức mạnh ảnh hưởng. Hoa Kỳ hiểu rõ điều này và quốc gia này cũng chẳng
mong muốn kẻ khó ưa Trung Quốc có chút ít cơ hội mở rộng tầm hoạt động và ảnh
hưởng – bản thân Hoa Kỳ muốn kìm kẹp Trung Quốc trong chính cái bản ngã vốn
có của họ. Chính những toan tính của Trung Quốc, những ứng phó của Hoa Kỳ vô
hình chung những quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á dần lún sâu vào trong cuộc đấu
của hai gã khổng lồ này.
So với Trung Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ sự lưỡng nan của ASEAN là rõ rệt nhất.
Một mặt đứng trước tình thế tại châu Á, các quốc gia Đông Nam Á cũng tăng
cường chi tiêu cho quân sự, bảo đảm sự chủ động, những quyền lợi và lợi ích an
ninh của mình. Ngoài việc đầu tư cho huấn luyện thì việc mua sắm, trang bị vũ khí
hiện đại là hoạt động tiêu tốn nhiều ngân sách bậc nhất của các quốc gia tại đây,
mua sắm quân sự của các nước chủ yếu hướng vào các loại tàu chiến, tàu ngầm,
máy bay… Mặt khác ASEAN thể hiện sự lúng túng trong giải quyết các vấn đề tranh


chấp trong khu vực, dù được coi là trung tâm giải quyết các vấn đề trong khu vực
đặc biệt là vấn đề Biển Đông song tổ chức này chưa tìm ra được một phương pháp
hữu hiệu, đặc biệt là đối với việc hạn chế Trung Quốc. Do tiềm lực còn yếu kém lại
không thể đoàn kết chặt chẽ một cách thống nhất khiến ASEAN chưa thể có tiếng
nói lớn hơn và nắm vai trò chủ chốt. Bên cạnh đo, việc lún sâu vào cuộc cạnh tranh
địa chiến lược khiến các quốc gia tại đây mang trong mình nhiều những toan tính
riêng, những lợi ích riêng không thống nhất – đây chính là bài toán vô cùng khó gỡ
để tiến tới một cộng đồng ASEAN lớn mạnh.

Như vậy, một châu Á biến động với kẻ châm ngòi là Trung Quốc đã kéo theo hàng
loạt những vấn đề cần giải quyết, châu Á hiện tại là một khu vực có kinh tế phát
triển hàng đầu thế giới, song đây cũng là khu vực “lưỡng nan” về mặt chính trị. Sự
nhạy cảm về mặt chính trị, quân sự và những mối quan hệ, những tranh chấp, lợi
ích chồng chéo, đan xen nhau đã và đang đưa châu Á đến những bước đường khó
mà đoán định.

Kẻ được lợi trong một thế trận châu Á “lưỡng nan”.
Trung Quốc chấp nhận hy sinh để đạt được mục đích. Trong thế trận châu Á hiện
tại, Trung Quốc kẻ khơi mào cũng là người đang cố gắng phá vỡ những luật chơi
đã có sẵn từ trước để đạt được mục đích của mình. Điều dễ dàng nhận thấy là, nhờ
có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kỹ thuật Trung Quốc trong những
năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quan hệ với các nước, bên
cạnh đó nhờ sức mạnh quân sự lấn át Trung Quốc cũng đang là kẻ có lợi trong
tranh chấp chủ quyền, bành trướng lãnh thổ tại Biển Đông. Song, trong một thế
giới công nghệ thông tin và coi trọng hòa bình, Trung Quốc đang đánh mất đi lòng
tin của phần còn lại của thế giới, một Trung Quốc ngang tàng, bất chấp đang là cái
hiện hữu trong đầu nhiều người thay vì hòa bình thân thiện. Chính Trung Quốc
cũng đang đặt cục diện khu vực vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bế tắc về chính
sách, “người bạn khổng lồ” này, đang là mối lo, là tâm điểm chú ý của mọi quốc gia.
Trung Quốc, với thế trận “lưỡng nan” tại châu Á, đang là kẻ chưa được lợi lộc gì
nhiều.
Hoa Kỳ và sự “trở lại” không thể hợp lý hơn. Một châu Á phát triển với tốc độ nhanh
nhất thế giới đã là mục tiêu mà Hoa Kỳ hướng đến và tìm kiếm cơ hội. Song, chính
sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Quốc đã khiến cho chiến lược “xoay trục về
châu Á – Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ nghiễm nhiên hợp lý hơn bao giờ hết. Hoa
Kỳ, một mặt vừa hiện thực hóa được chính sách của mình mà không gây ra những


sự phản đối gay gắt (ngoại trừ Trung Quốc), mặt khác Hoa Kỳ dễ dàng tăng cường

sự hiện diện tại khu vực, lôi kéo được thêm đồng minh và thực hiện mục tiêu kìm
kẹp Trung Quốc. Rõ ràng xét về mặt chiến lược, Hoa Kỳ đang là kẻ được nhiều lợi
lộc từ thế trận châu Á hiện nay. Song, trên thực tế Hoa Kỳ cũng bị đặt những câu
hỏi lớn khi quốc gia này có nhiều vấn đề cần quan tâm trên thế giới, sự hiện diện
của Hoa Kỳ tại khu vực chưa đủ tính răn đe, và quan trọng nhất là các quốc gia
đồng minh cũng đang nghi ngờ về sức mạnh bảo vệ thực sự của Hoa Kỳ khi quốc
gia này không thực sự cứng rắn với Trung Quốc. Hơn nữa, với một đối thủ khó ưa
và đầy những toan tính như Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có rơi vào cái bẫy do quốc gia
này tạo ra – đang là vấn đề gây tranh cãi cho giới nghiên cứu và các nhà hoạch
định chính sách.
Nhật Bản và những toan tính đúng thời điểm. Ngoài Hoa Kỳ thì Nhật Bản chính là
quốc gia gặt hái được nhiều lợi lộc, núp dưới hàng loạt những lý do có thể coi là
không thể chính đáng hơn Nhật Bản đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một
“cường quốc” đúng nghĩa. Việc phát triển quân đội, tăng cường sức mạnh quân sự,
hợp tác quốc tế của quân đội Nhật bản dường như ít gây sự chú ý của dư luận hơn
cả. Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe nhờ lợi dụng vào việc tranh chấp và bảo vệ
chủ quyền với Trung Quốc, cùng sự trỗi dậy của quốc gia này đang đe dọa quyền
lợi, đồng thời sự thiếu tin tưởng của Hoa Kỳ đã góp phần hiện thực hóa những toan
tính về mặt chính trị của Nhật Bản. Dù cũng có những ý kiến phản đối, song Nhật
Bản vẫn đang là quốc gia “hòa bình” và “an toàn” hơn cả so với Hoa Kỳ và Trung
Quốc, đây cũng chính là thành công lớn của Nhật Bản trong bước ngoặt chiến lược
của mình.

Tài liệu tham khảo
1. Căn cứ quân sự Mỹ cắm chi chít ở châu Á để bủa vây Trung Quốc.

/>2. Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc.

/>3. Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông


/>

4. Thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách tái cân bằng của Mỹ

/>5. Châu Á loay hoay trong thế lưỡng nan chiến lược

/>6. Chủ nghĩa hiện thực

/>7. China GDP

/>


×