Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG CÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.39 KB, 11 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG CÙNG
Nguyễn Trung Sơn(1), Nguyễn Văn Liệu(2)
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của hội chứng hẹp ống sống thắt lưng cùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được
thực hiện trên 40 bệnh nhân hẹp ống sống thắt lưng cùng được điều trị nội trú tại
khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2008 đến tháng 8/2009. Kết quả:
62,5% bệnh nhân 40-60 tuổi, 55% lao động nặng; 77,5% khởi phát tự nhiên âm
thầm; dấu hiệu cơ năng gặp ở 100% bệnh nhân là đau và hạn chế vận động cột sống
thắt lưng; dấu hiệu rễ Valleix, Lasègue và bấm chuông lần lượt là 52,5%, 47,5% và
45%; 92,5% bệnh nhân hạn chế đi lại nhưng chỉ 32,5% rối loạn vận động; rối loạn
cảm giác khu vực dây thần kinh hông to chiếm 32,5%; phản xạ gân gót giảm ở
85%; 80% bệnh nhân có giảm trương lực cơ. Kết luận: Bệnh hay gặp ở bệnh
nhân 40-60 tuổi, khởi phát tự nhiên, đau cột sống thắt lưng kèm theo dấu hiệu
rễ, hạn chế đi lại, giảm phản xạ gân xương, giảm trương lực cơ.

Từ khóa: hẹp ống sống thắt lưng cùng, valleix, lasègue, bấm chuông

Objective: describe clinical characteristics of lumbar spinal stenosis syndrome.
Subjects and method: describtive research on 40 lumbar spinal stenosis patients who
were treated as inpatients in Department of Neurology, Bach Mai Hospital since Oct,
2008 to Sept, 2009. Results: 62% of the subjects was 40-60 years old, 55% had been
worked very hard; it started spontaneously (77.5%); 100% of the patients had low

1


back pain and low back limitation of moving; Valleix sign (52.5%), Lasègue sign
(47.5%), “ringing bell” sign (45%) were the nerve root stimulation signs; 92.5%
had limitation of walking but only 32.5% had actual movement disorder; 32.5%
had sensation decreased along sciatic nerve area; 85% Achilles reflex decreased;


80% had muscle tone decreased. Conclusion: The subjects was 40-60 years old,
worked very hard; it started spontaneously; all the patients had low back pain and
low back limitation of moving and almost had the nerve root stimulation signs;
limitation of walking; sensation decreased; Achilles reflex decreased; muscle tone
decreased.

Keyword: lumbar spinal stenosis, Valleix, Lasègue, “ringing bell”
-------------------Tác giả chính: Nguyễn Trung Sơn
Email: - ĐT:
(1): Bệnh viện 19-8, (2): Đại học Y Hà Nội

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp ống sống gây chèn ép tuỷ sống và rễ thần kinh có thể do bẩm sinh, mắc
phải hoặc phối hợp [8]. Năm 1954, Verbiest là người đầu tiên mô tả khá đầy đủ hội
chứng này với các dấu hiệu kinh điển gồm: Xảy ra trên người lớn tuổi hoặc trung
niên, đau lưng và chi dưới, đau xảy ra khi đứng hoặc đi, tăng lên khi duỗi quá [1].
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hẹp ống sống sẽ ngày càng tiến triển
và không đáp ứng với các biện pháp điều trị. Ngược lại, nếu can thiệp sớm bằng
phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra
đầy đủ những dấu hiệu của bệnh hẹp ống sống nhằm can thiệp kịp thời là một
hướng nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn. Ở Việt Nam, hẹp ống sống thắt lưng gây
đau thần kinh hông chiếm tỷ lệ 0,50% tổng số các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa
Thần kinh Viện Quân y 103 [3]. Nhiều thầy thuốc chuyên ngành thần kinh và phẫu
thuật thần kinh nghiên cứu về bệnh lý tuỷ sống cũng như vùng cột sống thắt lưng
[32], [28], tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đặc điểm lâm sàng cũng
như cận lâm sàng của hẹp ống sống đoạn cột sống thắt lưng - cùng, nơi có vận động
lớn, vùng bản lề của cột sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm Mô

tả một số đặc điểm lâm sàng của hội chứng hẹp ống sống thắt lưng -cùng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: 40 bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009 có biểu hiện lâm sàng của hội
chứng thắt lưng hông được chụp cộng hưởng từ (CHT) cột sống thắt lưng, và xác
định có hẹp ống sống. Loại ra khỏi nghiên cứu những bệnh nhân không đủ hai tiêu
chuẩn trên hoặc bệnh nhân có hội chứng hẹp ống sống thắt lưng- cùng phối hợp với

3


bệnh lý viêm tuỷ lưng- thắt lưng, xơ cứng rải rác, xơ cứng cột bên teo cơ, viêm
nhiều dây thần kinh.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Các bệnh nhân được lập hồ sơ bệnh án theo mẫu riêng, trong đó khai thác bệnh sử,
tiền sử một cách tỉ mỉ, các triệu chứng được trình bày theo trình tự thời gian, mô tả
kỹ các triệu chứng sớm của bệnh. Các triệu chứng lâm sàng được khám kỹ nhiều
lần khi bệnh nhân đã vào viện. Ghi chép, mô tả các kết quả thăm dò, xét nghiệm.
Chụp lại phim CHT cột sống thắt lưng. Theo dõi kết quả phẫu thuật, kết quả giải
phẫu bệnh lý (nếu có). Số liệu được làm sạch trước khi tiến hành phân tích bằng
phương pháp thống kê y sinh học sử dụng phần mềm Epi Info 6.04.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới.
Giới
Nam

Nữ

Tổng số


Tỷ lệ(%)

Tuổi
Dưới 20
1
0
1
2,5
20- 40
3
3
6
15,0
41-60
13
12
25
62,5
Trên 60
2
6
8
29,0
Tổng số
19
21
40
100
Tỷ lệ (%)
47,5

52,5
Bảng 1 cho thấy trong số 40 bệnh nhân được nghiên cứu có 19 nam và 21 nữ, tỷ lệ
nam/ nữ ≈ 1/1. Tỷ lệ nam/ nữ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Fengyu Zheng
[9] về hẹp ống sống thắt lưng (26 nam, 24 nữ). Tuy nhiên nghiên cứu về thoát vị đĩa
đệm cột sống thắt lưng Nguyễn Mai Hương [2] thấy tỷ lệ nam/ nữ là 1,81/1, Hoàng
Văn Thuận [4] thấy tỷ lệ nam giới chiếm 65%. Ngược lại, Jeffrey N.Katz [6] thấy
nữ giới chiếm 69% số bệnh nhân hẹp ống sống thắt lưng. Điều đó cho thấy để đưa
ra kết luận chính xác về đặc điểm giới trong hẹp ống sống thắt lưng và các bệnh lý
cột sống nói chung cần phải nghiên cứu thêm trên một số đối tượng lớn hơn.
4


Hội chứng hẹp ống sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, theo nghiên cứu của
chúng tôi, tuổi nhỏ nhất là 15, tuổi lớn nhất là 75 nhưng lứa tuổi hay gặp nhất là 4060, chiếm 62,5%, tiếp đến là nhóm đối tượng trên 60 chiếm 29%. Tuổi mắc bệnh
gặp trong dải rộng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bo Jonsson [5]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 40 đến 60 tuổi, lứa tuổi lao
động chủ lực, vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gánh nặng tàn
phế cho mỗi cá nhân và xã hội. Thêm vào đó, 29% số đối tượng nghiên cứu là trên
60 tuổi thấy bệnh cũng có thể là hệ quả của một quá trình lao động nặng kéo dài.
Bảng 2: Mối liên quan giữa bệnh và nghề nghiệp.
Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Lao động nặng

22


55,0

Lao động nhẹ

14

35,0

Cán bộ văn phòng

4

10,0

Tổng số

40

100

Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy hội chứng hẹp ống sống thắt lưng gặp ở nhiều
ngành nghề khác nhau hay gặp hơn ở những người lao động chân tay chiếm
90%, trong đó lao động nặng (công việc đòi hỏi thường xuyên bê vác, gánh
nặng…) chiếm tỷ lệ cao nhất là 55%. Hoàng Văn Thuận [4] nghiên cứu 175 bệnh
nhân thoát vị đĩa đệm cũng cho thấy, có tới 73,74% bệnh nhân là lao động nông
nghiệp, công nghiệp và lao động quân sự. Như vậy, tương tự các bệnh lý cột sống
khác, điều kiện lao động nặng nhọc kéo dài có lẽ là yếu tố thuận lợi của hẹp ống
sống thắt lưng.

5



Biểu đồ 1: Triệu chứng khởi đầu.
Triệu chứng khởi đầu điển hình gặp ở 100% các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi là đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng (biểu đồ 1). Đây cũng là
triệu chứng gặp với tỷ lệ cao trong những nghiên cứu của các tác giả khác [5], [7].
Tiền sử đau vùng thắt lưng và mông là dấu hiệu có độ nhạy đến 88% để chẩn đoán
hẹp ống sống thắt lưng [6]. Một số cách khởi bệnh khác như bệnh nhân có đau kiểu
rễ thần kinh và rối loạn cảm giác khác kiểu rễ, teo cơ, rối loạn cảm giác vùng hậu
môn- sinh dục, rối loạn cơ tròn và rối loạn sinh dục.
Bảng 3: Đặc điểm đau cột sống thắt lưng.
Đặc điểm đau thắt lưng
Số bệnh nhân
Tỷ lệ(%) (n=40)
Đau khi đi bộ 1 đoạn, khi đứng lâu, nghỉ ngơi đỡ đau
28
70
Đau khi đi xuống cầu thang (xuống dốc)
28
70
Đau khi đi lên cầu thang (lên dốc)
14
35
Đau liên tục kể cả lúc nghỉ ngơi
12
30
Bảng 3 cho thấy 70% bệnh nhân đau khi đi bộ một đoạn hoặc đứng lâu, đỡ đau khi
nghỉ ngơi. Số bệnh nhân đau khi xuống dốc nhiều hơn khi lên dốc, và có 30% bệnh
nhân đau liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi. Những biểu hiện này hoàn toàn phù hợp với
y văn kinh điển khi mô tả hội chứng hẹp ống sống thắt lưng. Bo Jonsson [5], Jeffrey


6


N. Katz [6], Shinichi Konno [7] và Yamashita K [70] cũng thu được những kết quả
tương tự.

Biểu đồ 2: Các hình thức rối loạn vận động.
Trong số 40 bệnh nhân được nghiên cứu, chúng tôi thấy có 3 bệnh nhân vận động
bình thường (có thể đi lại trên 500m liên tục), 33 bệnh nhân hạn chế đi lại (không thể đi
lại liên tục dưới 500m) tương ứng 92,5% bao gồm những bệnh nhân hạn chế đi lại do
đau và hạn chế đi lại do liệt. Có 4 bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng đi lại.
Rối loạn vận động cũng được ghi nhận ở nghiên cứu hẹp ống sống thắt lưng- cùng
của Bo Jonsson [5]. Trong nghiên cứu của tác giả này, 26% bệnh nhân hẹp bên và
66% bệnh nhân hẹp trung tâm không thể đi bộ được quá 500m. Kết quả này thấp
hơn hẳn so với kết quả của chúng tôi có lẽ một phần do cỡ mẫu chênh lệch nhau,
một phần do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện tuyến cao nhất,
bệnh nhân đến viện thường muộn và nặng hơn so với các cơ sở khác.
3.1. Đặc điểm của các dấu hiệu kích thích rễ:
Bảng 4: Đặc điểm của các dấu hiệu kích thích rễ.

7


Dấu hiệu kích thích rễ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)


Dấu hiệu Lasègue

19

47,5

Điểm Valleix

21

52,5

Dấu hiệu bấm chuông
18
45
Nhận xét: Bảng 4 cho thấy dấu hiệu kích thích rễ gặp nhiều nhất là dấu hiệu Valleix
(52,5%), sau đó đến dấu các hiệu Lasègue 47,5% và dấu hiệu bấm chuông 45%. Có 24
(60%) bệnh nhân có ít nhất một trong dấu hiệu này.
Bảng 5: Đặc điểm rối loạn trương lực cơ (n=40).
Kiểu rối loạn trương lực cơ
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Trương lực cơ bình thường
8
20,0
Trương lực cơ giảm
32
80,0
Trương lực cơ tăng
0

0
Tổng
40
100
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy 80% số bệnh nhân bị giảm trương lực cơ, chỉ có 20% trương
lực cơ bình thường, không có trường hợp nào tăng trương lực cơ.
Bảng 6: Đặc điểm rối loạn phản xạ.
Các triệu chứng về phản xạ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%) (n=40)

Phản xạ gân xương bình thường
6
15,0
Giảm, mất phản xạ gân xương
Gân gối
25
62,5
Gân gót
34
85,0
Giảm, mất phản xạ da
Da bìu
6
15,0
Hậu môn
6
15,0

Dấu hiệu bệnh lý bó tháp
0
0
Nhận xét: Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị giảm phản xạ gân xương khá cao
(85% với gân gót và 62,5% với gân gối). 6 bệnh nhân mất cả phản xạ da bìu và
phản xạ hậu môn chiếm 15%. Không bệnh nhân nào có dấu hiệu bệnh lý bó tháp.
Bảng 7: Triệu chứng rối loạn cảm giác ( lúc đã vào viện).
Triệu chứng rối loạn cảm giác
Đau cột sống thắt lưng
Đau cạnh cột sống thắt lưng
Đau lan theo rễ thần kinh
Tê bì, dị cảm

Số bệnh nhân
40
38
38
39
8

Tỷ lệ (%) (n=40)
100
95,0
95,0
97,5


Cảm giác bị bóp ép
Giảm cảm
Theo khu vực chi phối của


36

90,0

13

32,5

giác khách

dây thần kinh hông to
Vùng yên ngựa
7
17,5
quan
Vùng hậu môn
6
15,0
Nhận xét: Bảng 7 cho thấy khi đã vào viện, trên 90% bệnh nhân còn các triệu
chứng đau cột sống thắt lưng, đau cạnh cột sống thắt lưng, đau lan theo rễ thần
kinh, cảm giác tê bì, dị cảm, cảm giác bị bóp ép, đặc biệt 100% có đau cột sống thắt
lưng. Số bệnh nhân có giảm cảm giác khách quan chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong số này
chủ yếu gặp giảm cảm giác theo khu vực chi phối của dây thần kinh hông to (13
bệnh nhân tương đương 32,5%), 7 bệnh nhân giảm cảm giác vùng yên ngựa
(17,5%) và 6 bệnh nhân giảm cảm giác vùng hậu môn (15%).
Qua phân tích các triệu chứng của bệnh, chúng tôi thấy triệu chứng gặp với tỷ lệ
cao nhất là đau cột sống thắt lưng- cùng tương ứng với khu vực tổn thương. Phần
lớn các bệnh nhân có cảm giác đau này từ lâu và kéo dài cho đến khi nhập viện.
Dấu hiệu hay gặp thứ hai là đau cạnh cột sống thắt lưng và cảm giác tê bì, dị cảm

hoặc không rõ ranh giới, hoặc dưới nếp lằn bẹn. Bàn về giá trị của chẩn đoán hẹp
ống sống của tiền sử và thăm khám lâm sàng, Jeffrey N.Katz và CS [6] cho rằng các
triệu chứng lâm sàng thu được cực kỳ hữu ích trong định hướng chẩn đoán hẹp ống
sống thắt lưng cho bệnh nhân cao tuổi đau vùng thắt lưng. Vì vậy khai thác các dấu
hiệu lâm sàng kể trên là những gợi ý cần thiết để kịp thời chấn đoán căn bệnh này.
4. KẾT LUẬN
- Bệnh hay gặp ở bệnh nhân 40-60 tuổi, khởi phát tự nhiên, đau cột sống thắt
lưng kèm theo dấu hiệu rễ, hạn chế đi lại, giảm phản xạ gân xương, giảm
trương lực cơ.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2008), CT cột sống, NXB Y học.

2.

Nguyễn Mai Hương (2001), Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng
hưởng từ của thoát vị đĩa đệm côt sống thắt lưng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại
học Y Hà nội.

3.

Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân (1991), “Cơ cấu bệnh tật
tại Khoa nội Thần kinh Viện quân y 103 trong 10 năm (1980-1989)”, Công trình
Nghiên cứu Y học quân sự, Học viện Quân y, tr. 21-24.


4.

Hoàng Văn Thuận (2004), "Nghiên cứu lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng", Tạp chí y học thực hành, (số 4), tr. 48-49.

5.

Jonsson B, Stromqvist B, (1993), “Symptoms and signs in degeneration of
the lumbar spine”, The Jounal of bone and joint surgery, vol 75-B (3), pp. 381385.

6.

Katz JN, Dalgas M, Stucki G, et al (1995), “Degenerative lumbar spinal
stenosis. Diagnostic value of the history and physical examination”, Arthritis
and Rheumatism, vol 38, pp. 1236-41.

7.

Konno S, Kikuchi S, Yasuhisa, et al, (2007), “A diagnostic support tool for
lumbar

spinal

stenosis:

a

self-


administered,

self-reported

history

questionnaire”, BMC Musculoskeletal Disorders .

8.

Spivak JM (1998), “Degenerative lumbar spinal stenosis”, J Bone Joint Surg
Am, vol 80, pp. 1053-66.

9.

Zheng F, MD. Farmer. JC, Sandhu HS, MD, et al (2006), “A Novel Method
for the Quantitative Evaluation of lumbar Spinal Stenosis”, HSSI, vol 2, pp.
136-140.
10


11



×