Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghiên cứu một số loài cây thuốc của dân tộc người Dao tại bản Cáo – xã Vũ Chấn – Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.78 KB, 64 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta có một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa
mặt khác lại thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí
hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới
điển hình ở các vùng phía Nam đến khí hậu mang tính chất Á nhiệt đới vùng
núi cao ở các tỉnh phía Bắc. Điều kiện tự nhiên đã thự sự ưu đãi cho đất nước
và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một triển vọng
lớn về hệ thực vật rừng.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
thế giới, có tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu vực châu Á, hiện có
1.6 triệu ha rừng đặc sản. Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài
nguyên thực vật nhất Đông Nam Á , nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc
cao. Trong đó có 3948 loài được dùng làm thuốc ( viện dược liệu, 2007) chiếm
khoảng 37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của
53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có
một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1066 loài
cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả điều
tra của viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số
vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc
(751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài). Với
hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú và đa
dạng.Vì thế đã bao đời nay cuộc sống người dân đã gắn bó với rừng, họ sử
dụng lâm sản để nuôi sống mình, từ những món ăn đơn giản, những loại bánh
cổ truyền đến những loài thuốc quý đều có sự hiện diện của cây rừng. Nó
không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa trong đời sống mà nó còn chứa đựng ở đó
những bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc, từng vùng miền. Do đó lâm sản
ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và địa


phương, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe
cộng đồng, các vấn đề dân tộc và thiểu số. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như


2

vậy nhưng đến nay các loài lâm sản ngoài gỗ nước ta vẫn chưa thực sự được
quan tâm khai thác bảo tồn và phát triển. Mặt khác các loài thực vật rất dê
được thu hái, không tốn nhiều công sức kiếm tìm và do chưa ý thức hết về giá
trị của các loài cây rừng, việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà những người
dân đã khai thác một cách bừa bãi, kiệt quệ không đảm bảo tái sinh, dần làm
mất đi nhiều loài thực vật quý. Vì thế chúng ta cần nghiên cứu thêm về lâm sản
ngoài gỗ, tập hợp những kiến thức địa phương, những biện pháp lấy giống cây
trồng bảo vệ, khai thác sử dụng của người dân bản địa, giáo dục cho mọi người
nhất là lớp trẻ về tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Từ
đó giúp họ có kế hoạch phát triển quản lý và sử dụng hợp lý các loài thực vật
rừng.
Trước đây khi sống trong diều kiện tự nhiên cộng đồng dân tộc người
Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã có những kinh
nghiệm, kiến thức quý báu trong việc sử dụng các loài cây rừng để tạo nên
các bài thuốc nhằm chữa các bệnh tật hằng ngày mà họ gặp phải. Ngày nay
đường xá đi lại thuận tiện sự giao lưu với cộng đồng bên ngoài thuận lợi hơn,
đời sống của người dân nơi đây dần được cải thiện, người dân tiếp cận với
được với y tế xã thôn, họ chuyển sang sử dụng thuốc Tây từ trạm xá nên việc
sử dụng cây thuốc ít đi. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc tập trung chủ yếu ở
người già, người lớn tuổi vì vậy những bài thuốc này có thể bị lãng quên
Vũ Chấn là một xã miền núi khó khăn của huyện Võ Nhai – Thái
Nguyên, ở đó có hệ sinh thái rừng điển hình trên núi đất, trên núi đá vôi nên
thực vật ở đây rất phong phú, đa dạng. Diện tích đất nông nghiệp ít, chưa đáp
ứng được về nhu cầu lương thực cho người dân ở đây. Cuộc sống của người

dân phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đạc biệt là các loài cây thuốc
có vai trò rất quan trọng. Hiện nay với sự gia tăng dân số, người dân khai thác
lâm sản một cách bừa bãi làm chúng bị suy giảm trầm trọng, nhiều loài cây
đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi địa phương, việc kiếm tìm các, loài cây
thuốc ngày một khó khăn hơn. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của
nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số loài cây thuốc của dân tộc người Dao
sử dụng cho chữa bệnh thông thường trong cuộc sống tại bản Cáo – xã Vũ


3

Chấn – Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng - huyện Võ
Nhai – tỉnh Thái Nguyên”, để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn,
phát triển nguồn cây thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của
người dao
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được những loài thực vật được nhân dân khai thác, sử dụng làm
thuốc.
- Tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng khai thác, sử dụng thực vật rừng làm
thuốc ở địa phương.
- Xác định được nguồn gốc của các loài cây thuốc.
- Xác định được nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây làm thuốc.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phát hiện được từ cộng đồng các bài thuốc, cây thuốc dân gian dung để trị các
loại bệnh thường gặp trong cuộc sống.
- Nhằm tìm hiểu một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa bệnh
của đồng bào dân tộc Dao từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an
toàn và có hiệu quả.

- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên để nâng
cao khả năng ứng dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, củng cố được những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực
tế; biết cách tích luỹ, thu thập, phân tích, sử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp
cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài góp phần đánh giá được hiện trạng khai thác, sử dụng các loài
thực vật rừng làm thuốc, nắm bắt được các loài cây thuốc quý, những bài thuốc
hay từ người dân và những giải pháp đề xuất được sẽ là cơ sở giúp chính quyền


4

địa phương, người dân xác định được hướng bảo tồn, phát triển nhân rộng các
loài cây thuốc quý, lưu truyền các bài thuốc hay


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu.
Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ, sự khác
nhau đó xuất phát từ sự nhìn nhận về sản phẩm ngoài gỗ dưới góc độ khác
nhau, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, hoàn cảnh khác nhau
Theo W.W.F - trong tài liệu The Economic value of Non timber Forest
products in Southeats asia, 1989:

"Sản phẩm ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được
khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loại
thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, keo dính, nhựa mủ,
tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, nguyên liệu thô và củi, song
mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi”.
Gần đây, J.H.De Beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài gỗ
trong đó có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” tháng 7/2000
là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã đưa ra định
nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:
“Lâm sản ngoài gỗ (Non - timber forest products) bao gồm các nguyên liệu
có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con
người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta
nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản
phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, mây song, gỗ nhỏ và
sợi”.
Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6 năm
1999 đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:
“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”.
Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003) “Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ


6

rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ lớn
ở tất cả các hình thái của nó”.
Theo Trần Ngọc Hải (2000): “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài

thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp,
nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên
liệu giấy, sợi…”.Dẫn theo (Nguyên Thị Thoa, 2006) [13].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm Sản Ngoài Gỗ để làm
thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử
dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn
ngoại tệ đáng kể. Ví dụ ở Trung Quốc, Vị thuốc Đông Trùng Hạ Thảo có giá
tới 2000-5000 USD/Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân Sâm đã mang lại một
nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây
này. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh.
Vào thế kỷ 16 Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955
cuốn bản thảo này đã được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa tới cho người
cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã
nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn
sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng
sinh lý, sinh hoá của chúng, công dụng, cách phối hợp các loài cây thuốc theo
từng địa phương như “Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung
dược danh thực đồ khảo”, “Quảng Tây trung dược trí”
Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã
xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Đây là cuốn
sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về
đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và
bảo quản (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [12].


7

Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức

Nông lương thế giới – khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài
gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người
dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm
nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo
tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ
tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái
Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người,
xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát
triển của thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu
về các cây thuộc chi Amomum trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến
đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật
học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo
quả trên thế giới (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.00070.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh
trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá
của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ, phát
triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hoá. Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển
có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc
qua các chất chiết xuất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006) [11].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát
triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí
hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là
nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ
cho đồng bào nhân dân sống gần đố mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì
việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất.



8

Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân Tộc cổ truyền
(CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống
trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh
Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, …), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,
Lai Châu,…), Hòe ( ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như
Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài
thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác
Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề,
Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv…
Năm 1975, khi nghiên cứu về các vị thuốc Việt Nam. Tác giả Đỗ Tất Lợi
đã cho rằng: “thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm
1990. Trong thảo quả có khoảng 1-1,5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm,
ngọt, vị nóng cay dê chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột”. Đây là một
công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của thảo quả ở nước ta. Tuy nội
dung nghiên cứu về thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở
ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta
(Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Sau năm 1975, Vàng đắng (Coscinium fenestrum) nguồn nguyên liệu
cho berberin coi là có vùng phân bố rộng, có trữ lượng lớn song chỉ sau hơn
chục năm khai thác loài Vàng đắng đã trở nên rất hiếm và ở tình trạng sẽ
nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Ba Kích (Morinda offcinalis) là một
cây thuốc có tác dụng tăng cường khả năng sinh dục ở nam giới, chữa thấp
khớp và một số bệnh khác đã bị khai thác mỗi năm vài chục tấn liên tục nên
đã cạn kiệt (Viện Dược Liệu, 2002) [16].
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta có
1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sư Võ Văn Chi trong

cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài. Trên
3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở rừng.
Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ cây
làm thuốc thường chiếm tỷ lệ rất cao (Viện Dược Liệu, 2002) [16].
Trong những năm qua, chỉ riêng ngành y học dân tộc cổ truyền nước ta
đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm


9

1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng tới 20.000 tấn
dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Nhu cầu cho công nghiệp
chế biến dược phẩm, mỹ phẩm, hương phẩm cần khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra
còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô. Việc khai thác liên tục,
không có kế hoạch, không hợp lý đã đặt hàng trăm loài cây thuốc trước hoạ
tuyệt chủng (Viện Dược liệu, 2002) [17].
Khi phát hiện được tác dụng an thần rất ưu việt của I-tetrahudropalmatin từ
rê, củ của một số loài Bình vôi (Stephania spp) thì việc khai thác chúng đã được
tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I-tetrahudropalmatin làm thuốc ngủ
rotundin người ta đã khai thác một hỗn hợp củ của rất nhiều loại Bình vôi mà
trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lượng I-tetrahydropalmatin
không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên
liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại Bình vôi đã trở nên rất
hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết được trên 10 loài thuộc chi Bình vôi
(Stephania) thì đã có 4 loài phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Viện Dược Liệu,
2002) [16].
Khi nghiên cứu về trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán
rừng, Nguyên Ngọc Bình và cộng sự đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây
dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán,
bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh

thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân,
Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp,… (Nguyễn Ngọc Bình, 2000) [3].
Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ năm 1994
đến 2002, Viện Dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây Ba kích
trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang trại, mô
hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rấy cũ. Bước đầu các mô hình này đã
đem lại những hiệu quả đáng kể (Nguyễn Chiều, 2006) [5].
Ở nước ta số loài cây làm thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây
không ngừng tăng lên:
Năm 1952: Toàn Đông Dương có 1.350 loài.


10

Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 loài
(Lã Đình Mỡi, 2003) [8]
Trong công trình cây thuốc - nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy
cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên cây thuốc như diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay
quản lý rừng còn nhiều bất cập chồng chéo, kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng
chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các
loài (trước hết là các loài có giá trị y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ
tuyệt chủng) và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn
và phát huy trí thức y học cổ truyền và y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và
phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003) [2].
Theo Ninh Khắc Bản, khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương
Sơn – Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 loài cây có thể sử dụng

để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Thạch
xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân... (Ninh Khắc Bản, 2003) [1].
Trong 2 năm 2004 - 2005 Ngô Quý Công và cộng sự tiến hành điều tra
việc khai thác, sử dụng cây thuốc nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam
Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý
nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Đề tài được
Quỹ nghiên cứu của Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt
Nam – pha II tài trợ, nghiên cứu chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần
quan tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rê, củ
làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến
sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy,
việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng
tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương để giảm áp
lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra


11

những giải pháp và đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển (Ngô Quý Công,
2005) [6].
Chi Chè đắng (llex Latifonia) trên thế giới có khoảng 400 loài đây là cây
bản địa, mọc ở nhiều địa phương phía Bắc nước ta và có nhiều triển vọng trở
thành cây có giá trị kinh tế lớn vì là cây đa dụng, vừa làm nước uống giải khát,
vừa làm thuốc. Ở Việt Nam, Chè đắng được sử dụng trong dân gian làm chè
uống và chè thuốc. Người địa phương ở những vùng có Chè đắng mọc cũng
cho rằng Chè đắng có nhiều tác dụng quý như trên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có nghiên cứu một cách hệ thống để xác định chính xác tác dụng y học
của Chè đắng (Cao Văn Hùng, 2005) [7].
Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản - Viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dược liệu đã tổ chức điều
tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm - huyện Hoàng Bồ - tỉnh
Quảng Ninh và ghi nhận được 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6 ngành thực
vật tất cả đều là những cây thuốc mọc hoang dại trong các quần xã rừng thứ
sinh và đồi cây bụi. Trong đó có 8 loài được coi là mới chưa có tên trong danh
lục cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Văn Tập, 2006) [11].
Cho đến nay lâm sản ngoài gỗ vẫn là nguồn dược liệu chủ yếu và là
nguồn thu nhập của người dân ở những vùng rừng mưa thường xanh miền Bắc
và miền Trung, điển hình là ở Đông Bắc, Bắc Bộ và Tây Nguyên. Nhiều dược
liệu qúy dùng trong nước và xuất khẩu đều có nguồn gốc từ Lào Cai, Cao
Bằng, Lạng Sơn,... như Sâm Ngọc linh, Hoàng đằng (để sản xuất becbêrin) ở
Tây Nguyên rất nổi tiếng. Ngày nay nhiều hộ gia đình đã trồng các loài cây dược liệu trong vườn nhà với nguồn giống lấy từ rừng, như trồng Quế đã trở
thành phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc, Bắc Bộ và Trà Bồng, Trà My (Quảng
Nam), Ba kích, Hà thủ ô, Hoè…trồng rất phổ biến ở nhiều nơi. Dược liệu đã
trở thành một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều vùng người dân thu hái
dược liệu chỉ để sử dụng một phần rất nhỏ còn lại đem bán ra ngoài thị trường
và từ đó xuất khẩu sang các nước khác. Những người sống ở gần biên giới phía
Bắc thường bán dược liệu thu hái được qua biên giới bằng con đường trực tiếp
hoặc thông qua người buôn. Nhiều loại dược liệu có nguồn gốc từ Việt Nam
xuất khẩu sang các nước khác, qua chế biến và quay trở lại Việt Nam với


12

thương hiệu nước ngoài trong tỉnh (Theo cẩm nang lâm nghiệp, Chương Lâm
sản ngoài gỗ, 2006) [4].
Trước nguy cơ bị tuyệt chủng Sâm ngọc linh mọc tự nhiên, với sự nỗ lực
phối hợp của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, bước đầu cây thuốc quý này đã
được đưa vào trồng ngay tại vùng núi Ngọc Linh. Tổng diện tích sâm Ngọc
Linh trồng dưới tán rừng của tỉnh Quang Nam và Kon Tum đã lên tới trên

10ha, cây trồng được chăm sóc bảo vệ và sinh trưởng phát triển bình thường,
đã có đông đảo người dân tộc Xê Đăng ở xung quanh núi Ngọc Linh tham gia
tích cực vào việc trồng sâm (Lê Thanh Sơn, 2006) [9].
Tổ thành loại thực vật ở Vườn quốc gia Tam Đảo rất phong phú, trong đó
có rất nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa trong khoa học và đời
sống như cây lấy gỗ, cây làm rau, cây ăn quả, cây làm thuốc chữa bệnh và bồi
dưỡng sức khoẻ cho nhân dân,... Từ xưa tới nay nhân dân trong vùng đã khai
thác và sử dụng những nguồn tài nguyên quý giá từ rừng để phục vụ đời sống.
Đến nay nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, do vậy việc khai thác đã trở nên bừa
bãi, không hợp lý gây mất cân bằng sinh thái, thậm chí dẫn tới một số loại cây
có nguy cơ bị huỷ diệt. Kết quả nghiên cứu ở 6 xã cho thấy đã phát hiện và
thống kê được 361 loài cây thuốc. Căn cứ vào ý nghĩa của các loài cây cần
được gây giống, bảo tồn và phát triển ở vườn cây mẫu có diện tích 1 ha. Ngoài
ra ở các xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia cũng đã xây dựng được các mô
hình trồng cây thuốc ở quy mô hộ gia đình góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên
quý giá này. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cây thuốc đáp ứng được nhu cầu
hiện nay và sau này cần chú ý song song giữa việc khai thác trong tự nhiên
đảm bảo tái sinh với việc nghiên cứu gây trồng các loại cây làm thuốc (Vườn
quốc gia Tam Đảo, 2000) [19].
Nguyên Tập và cộng sự đã tiến hành khảo sát, thu thập các loài cần được
ưu tiên bảo tồn, dựa trên các tiêu chí: loài có ranh giới, phạm vi phân bố hẹp và
số lượng cá thể ít hoặc loài tiêu biểu cho một dòng tiến hóa, có mức độ khác
biệt cao về di truyền. Trong số 134 loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng ở
nước ta, nhóm nghiên cứu đã phân cấp mức độ ưu tiên theo ba nhóm. Nhóm
cực kỳ nguy cấp (CR) có 18 loài như: Ba gạc hoa đỏ, Sâm vũ điệp, Bình vôi,
Hoàng liên...Nhóm nguy cấp (EN) có 42 loài. Đa số các loài như sâm Ngọc


13


Linh, Mã đâu linh, Hoàng tinh vòng... vốn không thật hiếm song đã bị khai
thác kiệt quệ, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chúng sẽ chuyển sang
nhóm cực kỳ nguy cấp. 74 loài còn lại được xếp ở dạng sẽ bị nguy cấp (VU) đó
là các loài vốn phân bố phổ biến nhưng bị khai thác tàn phá đến mức nghiêm
trọng như Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm...(Viện Dược liệu, 2002) [16].
Danh sách một số loài cây dược liệu có giá trị cao trên thị trường được
người dân bán tại chợ Sapa do tổ chức y tế Thế giới (WHO) và Viện Đông y
thống kê như sau: Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo, Đẳng
sâm, Đỗ trọng, Đương qui, Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Liên nhục, Hoài sơn,
Hoàng kỳ, Huyền sâm, Mạch môn, Ngũ gia bì chân chim, Ngũ gia bì gai, Ngu tất,
Sâm nam, Thổ phục linh, Thục địa. Trong số dược liệu này chỉ có một số rất nhỏ
có nguồn gốc Trung Hoa như Đương qui, Đại táo, số còn lại là sản phẩm có
nguồn gốc từ rừng của Việt Nam ( Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2006) [14].
Thuần hóa lâm sản ngoài gỗ thành công rõ rệt nhất là với những loài cây
dược liệu. Trong vòng 50 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có hơn 30 loài cây
thuốc vốn mọc tự nhiên ở rừng đã được thuần hoá đưa vào trồng ở các qui mô
khác nhau, trong số đó 4 loài là Ích mẫu, Củ Cọc, Kim tiền thảo, Nhân trần đã
được trồng tương đối ổn định; 10 loài đang được nghiên cứu thuần hóa, đó là
những loài quý hiếm như Ba kích, Cốt khí củ, Đẳng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì
gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ điệp, Sì to, Tam thất hoang và Tục đoạn. Vấn đề
khó khăn là thiếu nguồn giống, quy trình kĩ thuật nhân giống và trồng cũng là
những khâu quan trọng cần được đầu tư nghiên cứu (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa,
2006) [14].
Khi nghiên cứu kiến thức bản địa trong bảo tồn và phát triển tài nguyên
cây thuốc tại xã San Thành - thị xã Lai Châu, Lê Sỹ Trung và cs đã thống kê có
51 loài cây thuốc đang được khai thác và sử dụng. Xác định các loài cây thuốc
được đưa vào bảo tồn và phát triển. Thực trạng quản lý, bảo vệ, nguyên nhân
làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa phương và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển (Lê Sỹ Trung) [18].
Sương Sâm là tên gọi một loài dây leo, có tên khoa học là Cyclea barbata

Miers (Cyclea wal-lichii Diels; C.cliiata Cb) thuộc họ menispermaceae Juss. Ở
Miền Nam, Sương Sâm có tên gọi là dây sâm hay sâm lông. Tất cả các phần của


14

dây Sương Sâm đều có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Phổ biến
nhất là việc sử dụng lá (đôi khi cả dây) của dây Sương Sâm để chế biến thành một
loại nước giải khát rất thông dụng ở vùng núi nông thôn miền Nam Việt Nam.
Trong nghiên cứu “Trồng Sương sâm từ hạt, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” Lưu
Hồng Trường đã chỉ ra: cách thu hoạch và bảo quản hạt Sương Sâm để làm giống,
một số ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp trồng Sương Sâm trồng từ rê
và trồng từ hạt, canh tác dây Sương Sâm và tác động đến tài nguyên thiên nhiên
(Lưu Hồng Trường, 2005) [15].
Vừa qua Viện Dược liệu và Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà
Nội đã tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng một số nhóm chất trong cây
Chè đắng mọc tại Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lá Chè đắng có 5
nhóm chất: Saponin tổng, flavonoid tổng, polysaccharid tổng, carotenoid và các axít hữu cơ. Đây là những nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng và từ
lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ( Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2006)
[14].
Theo Nguyên Văn Tập trong nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây
thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử
dụng và kinh tế. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế)
đến năm 2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và
307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó, trên
90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng.
Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế
cao. Tuy nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua,
cùng với nhiều nguyên nhân khác, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam
đã bị giảm sút nghiêm trọng, biểu hiện qua các thực tế sau:

- Vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị thu hẹp: Nạn phá rừng làm
nương rẫy, nhất là việc mở rộng diện tích trồng cà phê, cao su ở các tỉnh phía
Nam đã làm mất đi những vùng rừng rộng lớn, vốn có nhiều cây thuốc mọc tự
nhiên chưa kịp khai thác.
- Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố rộng lớn, trữ lượng tự nhiên tới hàng ngàn tấn, như Vàng đắng
(Coscinium fenestratum); các loài Bình vôi (Stephania. spp.)... hoặc hàng trăm


15

tấn như Hoàng đắng (Fibraurea tinctoria vf F. recisa)... nhưng do khai thác quá
mức, không chú ý bảo vệ tái sinh, dẫn đến tình trạng mất khả năng khai thác.
Một số loài thuộc nhóm này như Ba kích (Morinda offcinalis); Đảng Sâm
(Codonopsis javanica)... đã phải đưa vào Sách để Việt Nam (1996) và Danh lục
Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004) nhằm khuyến cáo bảo vệ.
- Đặc biệt đối với một số cây thuốc như Ba kích, loài Tam thất và Sâm
mọc tự nhiên (Panax bipin-natifidus, P. stipuleanatus vaf P. vietnamensis)
Hoàng liên (Coptis chinensism, C. quiquesecta), Lan một lá (Nervilia spp)...
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao (Nguyễn Văn Tập, 2005) [10].
Nước ta lại là một nước nhiệt đới có nhiều rừng, tập trung nhiều thành
phần dân tộc sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến thức bản
địa trong việc sử dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú, mỗi dân
tộc có các cây thuốc và bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng khác
nhau. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm
trọng, kéo theo sự đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả một số cây
thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, vì vậy việc
nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng tài nguyên cây thuốc bản địa
là một việc rất cần thiết hiện nay.
Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam họ có những bài

thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả chữa bệnh lại rất cao.
Thái Nguyên cũng là tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đặc biệt là
huyện Võ Nhai nơi có dân tộc người Dao sinh sống nên đây cũng là nơi lý
tưởng cho các nghiên cứu về kiến thức bản địa trong đó có kiến thức sử dụng
cây thuốc và bài thuốc từ thiên nhiên.
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội Bản Cáo - Vũ Chấn – huyện Võ
Nhai - tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Bản Cáo (thuộc xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) nằm


16

ở trung tâm Khu bảo tồn Thiên nhiên thần Sa - Phượng Hoàng (hình 2.1) có
tổng diện tích khoảng 203 ha, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 m.
Bản nằm về hướng đông - bắc của thành phố Thái Nguyên, thời gian tính từ
thành phố trung tâm của tỉnh đến bản Cáo, đi bằng ôtô, mất khoảng 1 tiếng
rưỡi đồng hồ. có ranh giới:
- Phía Bắc giáp với xã Nghinh Tường, Sảng Mộc huyện Võ Nhai
- Phía Tây giáp xã Thượng Nung huyện Võ Nhai
- Phía Đông và phía Nam giáp bản Nà Cà xã Vũ Chấn
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
Bản Cáo nằm trong vùng lõi của KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, diện
tích của khu bảo tồn và của bản chủ yếu là núi đá cao, núi đất xen kẽ thuộc
cung núi đá vôi Bắc Sơn. Địa hình núi đá có độ cao trung bình 600 - 700m, độ
dốc 350 - 450, núi đất chủ yếu là thấp dưới 600m, độ dốc trung bình 15 0 - 200.
Vùng trũng kiến tạo giữa núi đất và núi đá tạo thành lũng canh tác 1 hoặc 2 vụ
(Lũng Đắng). Tuy nhiên, diện tích đất canh tác rất ít so với tổng diện tích của
bản. Dưới đây là bảng tổng hợp về các loại đất chủ yếu ở bản Cáo:

Bảng 2.1: Các loại đất ở bản Cáo
Loại đất

Diện tích (ha)

% so với tổng số

I. Đất nông nghiệp

57,00

28,07

1. Đất nương rẫy

52,20

25,71

2. Đất lúa nước

1,2

00,59

3. Đất vườn tạp

3,60

01,77


II. Đất rừng

62,30

30,69

83,70

41,23

1. Đất núi đá

81,70

40,25

2. Đất khác

2,00

0,98

203

100

III. Đất chưa sử dụng

Tổng


(Nguồn: Ban địa chính xã Vũ Chấn)
2.3.1.3 Đặc điểm khí hậu


17

Xã Vũ Chấn nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của trung du miền núi
Bắc bộ, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, còn
xuất hiện sương muối rải rác ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.
2.3.1.4 Đất đai
Đất đai ở khu vực này gồm:
- Đất xám feralit trên phiến thạch sét
- Đất vàng tích vôi và đất nâu sẫm tích vôi
- Đất phát triển trên đá Riolit màu vàng nhạt, xen lẫn phiến sét.
* Dưới đây là bảng tổng hợp về điều kiện tự nhiên ở Bản Cáo.
Bảng 2.2: Tổng hợp điều kiện tự nhiên của Bản Cáo
Chỉ tiêu
Bản Cáo (Vũ Chấn)
- Vị trí
Trung du miền núi phía bắc
- Khoảng cách đến trung tâm KBT
15 km về phía tây bắc
- Nhiệt độ trung bình
20 - 250C
- Nhiệt độ thấp nhất
80C
- Nhiệt độ cao nhất
350C
- Lượng mưa trung bình

1800 - 2000mm
- Đô ẩm trung bình
86%
- Độ cao so với mực nước biển
300 - 400 m
- Mùa trong năm
Mưa, khô
- Độ che phủ rừng
43%
(Nguồn: Ban địa chính xã Vũ Chấn)
* Bản đồ địa điểm nghiên cứu


18

Địa điểm nghiên
cứu
Bản
Cáo

Trạm kiểm lâm
Nghinh Tường

BQL KBT Thần Sa - Phượng
Hoàng

Hình 2.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu
2.3.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Nhà ở nằm rải rác trong bản, cách đường chính từ trung tâm xã Vũ Chấn

đến bản khoảng 4 km. Điểm nổi bật của bản Cáo là sự biệt lập giữa các ngôi
nhà với nhau. Mặc dù bản chỉ có 51 hộ, nhưng phải mất khoảng 30 phút để đi
từ nhà đầu bản đến nhà cuối bản.
Bản Cáo gồm 51 hộ gia đình với 125 nhân khẩu, người dân trong độ tuổi
từ 16 đến 60 chiếm 76,8% dân số, số còn lại bao gồm trẻ em (18%) và người
già (5,2%). đây là một bản với 100% dân số là người Dao. Mật độ dân số thưa
thớt sống chủ yếu trên những sườn núi, ven các chân núi đất và núi đá, có hộ
còn ở sâu trong các lũng.
* Tổng số lao động chính (tuổi từ 16 - 60):
+ Lao động nam: 51 người, chiếm 53,13%.
+ Lao động nữ: 45 người, chiếm 46,87%.
2.3.2.2. Điều kiện kinh tế


19

Bản Cáo là một bản nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn,
trình độ văn hóa thấp kém. Trong tổng số 51 hộ chỉ có 5 hộ khá (chiếm 9,8%),
14 hộ trung bình (chiếm 27,4%), còn lại là hộ nghèo và cận nghèo. Theo số
liệu điều tra và căn cứ theo tiêu chí mới được quy định tại Chỉ thị số 1752/CTTTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì số hộ nghèo của
bản là 29 hộ, chiếm 56,9% tổng số hộ. Hộ khá là những hộ có nhà sàn gỗ tốt,
có chăn nuôi nhiều trâu, bò, dê, có gạo đủ ăn quanh năm. Hộ trung bình là
những hộ có nhà sàn, chăn nuôi 1 đến 2 con trâu, bò, gà, gạo đủ ăn. Còn hộ
nghèo là những hộ có nhà tạm bằng nứa, lợp lá, thường thiếu gạo từ 2 - 3 tháng
trong năm, không có trâu hoặc bò.
a. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, đời sống người dân ở đây
còn ở mức thấp. Tập quán của người dân ở đây chủ yếu là canh tác nương rẫy
và sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
+ Trồng trọt:

Bảng 2.3: Cơ cấu loài cây trồng chủ yếu và năng suất bình quân
STT

Loài cây trồng

Năng suất bình quân (tấn/ha)

1
Lúa nương
2,7
2
Lúa nước (1 vụ)
3,2
2
Sắn
6,3
3
Ngô
1,6
4
Khoai sọ
Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc: 38,651 tấn
Bình quân lương thực đạt: 309,2 kg/người/năm
(Theo số liệu điều tra tháng 02/2011)
Qua bảng 2.3 cho thấy, loài cây trồng chủ yếu của người dân ở đây là lúa
nương, ngô, sắn, khoai sọ và 1,2 ha lúa 1 vụ. Năng suất các loại cây trồng như
sau: lúa nương 2,7 tấn/ha, lúa nước (1 vụ) 3,2 tấn/ha, sắn là 6,3 tấn/ha, ngô là
1,6 tấn/ha, khoai sọ chỉ có một số ít người dân trồng. Năng suất bình quân các
loài cây trồng chính còn thấp, điều này cho thấy trình độ thâm canh của người
dân còn thấp. Mức bình quân lương thực thấp hơn so với bình quân của cả xã

là 334 kg/người/năm. Do người dân canh tác thiếu kỹ thuật, cây trồng kém
phát triển, không có phân bón đầu tư cho cây trồng.


20

+ Chăn nuôi:
Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình chăn nuôi tại Bản Cáo
STT
Loài
Số lượng (con)
1
Lợn
12
2
Trâu
23
3
Bò
33
4

28
5
Gà
369
(Theo số liệu điều tra tháng 02/2011)
Tổng số gia súc trong bản là 106 con, gia cầm là 369 con. Loài vật nuôi
nhiều nhất vẫn là bò với 33 con. Với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, manh
mún, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, thiếu vốn và kiến thức. Một số hộ còn nuôi

vật nuôi dưới gầm nhà sàn, theo một số người dân cho biết, nuôi như thế sẽ
tiết kiệm được tiền làm chuồng trại. Phần lớn người dân còn chăn thả tự do
trong rừng, việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý. Vì vậy,
sản lượng đạt thấp, thu nhập từ chăn nuôi không cao.
b. Tình hình sản suất lâm nghiệp
+ Tình hình giao khoán đất rừng: Hiện khu bảo tồn có một số xã đã thực
hiện giao đất rừng cho người dân quản lý như Thần Sa, Phú Thượng, Cúc
Đường. Còn ở Vũ Chấn nói chung và Bản Cáo nói riêng rừng và đất rừng vẫn
chưa được giao đến hộ dân quản lý. Do diện tích rừng ở đây chủ yếu là núi đá,
địa hình hiểm trở, độ dốc lớn thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Đây cũng là khó
khăn cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở đây.
+ Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng TNR
Hạt kiểm lâm và ban quản lý khu bảo tồn đã có những đợt kiểm tra,
kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác và vận chuyển trái phép lâm sản.
Song do địa bàn hoạt động của bọn lâm tặc rộng, và quá xa do đó mà việc quản
lý gặp không ít khó khăn. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ không hợp lý
ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đa dạng sinh học tại khu vực..
2.3.2.3. Thông tin, văn hoá, giáo dục


21

+ Tổng số phương tiện nghe nhìn: 23 tivi, 17 đài, 5 đầu đĩa. Nhiều hộ gia
đình còn chưa có phươg tiện nghe nhìn: Đài, tivi…. Không được tiếp cận với
phương thức làm ăn kinh tế mới, không tiếp thu được nền văn hóa các vùng
miền.
+ Bản chưa có nhà văn hóa để bà con sinh hoạt cộng đồng. Do các hộ
dân sống phân tán, rải rác trong rừng do đó việc tuyên truyền, thông tin liên lạc
còn gặp rất nhiều khó khăn.
+ Giáo dục: có khoảng trên 20 người chưa từng đi học, đa số là hoc hết

cấp 1 rồi không học tiếp, một số ít học đến trung học phổ thông. Trường cấp I,
II cách bản 4 km, cấp III nằm ở trung tâm huyện Võ Nhai.
Phần lớn người dân đều hy vọng có một nền giáo dục tốt hơn, có điều
kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng họ lại không có điều
kiện nuôi con cái ăn học.
2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng:
+ Nhà ở: chủ yếu là nhà sàn
+ Giao thông: đoạn đường nhỏ, dốc và hiểm trở có chiều dài khoảng
1000m ( khổ đường rộng 1,2m, có đoạn chưa đầy 1m, nhiều đá gồ ghề). Đoạn
đường đất đỏ khổ 2,5m có chiều dài gần 1000m.
+ Nguồn điện: đến nay 100% số hộ dân ở đây đã được sử dụng điện
lưới.
+ Y tế thôn bản: 01 người
+ Trường học: 0 trường
+ Chợ: Cách chợ Vũ Chấn khoảng 4,5km.


22

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và pham vi nghiên cứu của đề tài.
- Đề tài nghiên cứu những loài thực vật được người Dao sử dụng làm thuốc
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Bản Cáo – xã Vũ Chấn - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/ 02/2011 đến tháng 30/ 04/2011
3.3. Nội dung nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra có những nội dung nghiên cứu sau:
- Thống kê những bài thuốc, loài cây thuốc được người Dao sử dụng
- Điều tra, mô tả hình thái, chụp ảnh mẫu, định danh các loài các loài cây
- Hiện trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm thuốc của người Dao
- Xác định nguồn gốc của những loài thực vật dùng làm thuốc trong các bài
thuốc.
- Nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài cây này
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Chuẩn bị: Giấy bút, bảng hỏi và liên hệ với chính quyền ở địa điểm thực tập.
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Phương pháp thu thập số liệu.
- Kế thừa các tài liệu cơ bản:
Tham khảo, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã, các báo cáo về tài nguyên rừng,
về công tác bảo vệ rừng ở địa phương, tài liệu , tài liệu báo cáo nghiên cứu,
luận văn tốt nghiệp, thông tin trên các trang web ..v.v. nghiên cứu về cây thuốc
- Phương pháp chuyên gia: Phân loại thực vật được giám định của các giáo
viên về thực vật sử dụng làm thuốc của trường Đại học Nông Lâm Thái


23

Nguyên và dựa trên các tài liệu về phân loại trong và ngoài nước hỗ trợ và thực
hiện
- Phương pháp PRA
Sử dụng các công cụ: lược sử thôn bản, bản đồ tài nguyên khu vực,
phỏng vấn bán cấu trúc, đi lát cắt
Phỏng vấn bán cấu trúc: Dùng các câu hỏi mở trong bộ câu hỏi lập sẵn
để thu thập thông tin (như thế nào? ở đâu? Tại sao? Khi nào?). Trước tiên, xây

dựng nội dung bản hướng dẫn phỏng vấn với các chủ đề dự kiến hỏi trước khi
đi phỏng vấn. Lựa chọn các đối tượng phỏng vấn, những người dân có tham
gia thu hái, sử dụng các loài cây rừng làm thuốc.
+ Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình hàng năm có khai thác các loại cây
thuốc để sử dụng và để bán. Những người già, người lớn tuổi có kinh nghiệm
trong sử dụng cây thuốc và những người dân đi rừng nhiều, các thày lang bốc
thuốc.
+ Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên đường họ đi rừng hái thuốc
- Phương pháp dùng bảng câu hỏi
Sử dụng bảng câu hỏi với nội dung ngắn gọn, rõ ràng để đi phỏng vấn
thu được nhiều thông tin, giúp cho người dân dê hiểu dê trả lời ( Phần phụ
biểu1)
- Phương pháp lập điều tra theo tuyến:
Trên địa bàn nghiên cứu ta lập tuyến điều tra theo thuộc địa phận Bản
Cáo. Trên các tuyến điều tra chia làm các nhánh điều tra, lập ô tiêu chuẩn để
điều tra đánh giá sự phân bố cũng như đặc điểm sinh thái của các loài thực vật rừng làm
thuốc. Tuyến điều tra được lập mang tính đại diện, điển hình cho toàn bộ khu vực nghiên
cứu. Trên tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin về các loài cây làm
thuốc theo sự hướng dẫn của các cán bộ Khu bảo tồn hoặc những người dân,
của các thày lang.
Lập tuyến điều tra: Điều tra, đánh giá sự phân bố của các loài thực vật rừng
làm thuốc. Các ô tiêu chuẩn có diện tích 1500m chiều dài trải theo đường đồng
mức của địa hình, ô tiêu chuẩn được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu
vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tại những nơi địa hình dốc, khó


24

khăn trong chọn và điều tra tiến hành lập các ô tiêu chuẩn có diện tích nhỏ hơn
có cùng độ cao, gần nhau và lấy ngẫu nhiên có thể thay thế cho ô có diện tích

lớn.
Cùng người dân có kinh nghiệm đi chụp ảnh các mẫu cây thuốc, mô tả
đặc điểm hình thái, phân bố sinh cảnh. Rồi ghi vào bảng sau
Bảng 3.4.1. Đặc điểm các loài cây sử dụng làm thuốc trên tuyến điều tra
TT
Tên cây
Đặc điểm hình thái
Hình ảnh

Thực tế trong quá trình điều tra tôi thấy rằng những đối tượng nghiên cứu
phân bố rất rải rác, trữ lượng ít. Do vậy, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương,
các thầy lang và tôi đã đi theo các tuyến có mặt của các loài thực vật đó để kiểm
chứng những thông tin thu thập được qua phỏng vấn. Chúng tôi thảo luận xác định
tên địa phương, tên phổ thông sau đó chúng tôi dùng các tài liệu tra cứu tên phổ
thông và tên khoa hoc, họ của các loài cây thuốc
Trên tuyến điều tra số liệu thu thập thông nhất và ghi vào bảng mầu:
Bảng 3.4.2. Các thông tin về các loài cây sử dụng làm thuốc trên tuyến điều tra

TT

Tên
phổ
thông

Tên địa
phương

Nơi
phân
bố


Mùa
khai
thác

Bộ
phận sử
dụng

Cách
khai
thác

Mục
đích sử
dụng

Sơ bộ ước
lượng trữ
lượng
(nhiều/ít)

3.4.2. Nội nghiệp
Tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê tất cả các bài thuốc, các loài cây
thuốc, lên danh lục thực vật được sử dụng làm thuốc tại địa phương và viết báo
cáo


25


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Các loài cây thuốc chủ yếu được người Dao khai thác và sử dụng.
Đã bao đời những người Dao tại Bản cáo xã Vũ Chấn có cuộc sống gắn
bó với rừng. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có núi đá vôi , núi đất nên hệ
thực vật rất phong phú về số lượng, chủng lơại có thể cung cấp quanh năm cho
nhu cầu con người nơi đây. Họ Thường xuyên sử dụng những sản phẩm sẵn có
trong thiên nhiên để phòng và chữa bệnh, đồng thời đã tích lũy cho mình
những tri thức quý giá về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc để chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe. Chữa bệnh bằng thảo dược có nhiều ưu điểm như
hiệu quả cao lại rẻ tiền, dê kiếm, dê sử dụng và đặc biệt là ít gây ra các tác
dụng phụ cho người bệnh.
Trên cơ sở đi điều tra sử dụng thuốc của các hộ gia đình dân tộc Dao trong
Bản Cáo.
Bảng 4.1.1. Bảng kết điều tra hộ sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Stt
hộ
gia
đình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14

Sử dụng
Thường
xuyên

Không thường
xuyên

x
x
x
x
x

Người thu hái
Không sử
dụng

Nam
x
x

x
x
x

x

x
x
x

x

x

x
x
x
x
x

Nữ

x

x

x
x
x
x
x
x
x
x



×