Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

HỖ TRỢ tâm lý CHO TRẺ KHIẾM THỊ tại xã THUẬN hóa, HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.31 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ
THUẬN HÓA, HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG
BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA K36 (2012 – 2016)

Huế, 5-2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ KHIẾM THỊ
TẠI XÃ THUẬN HÓA, HUYỆN TUYÊN HÓA,
TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA K36 (2012 - 2016)


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN XUÂN HỒNG

Huế, 5-2016


Để hoàn thành bài khóa luận với đề tài: “Hỗ trợ tâm lý
cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình”, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới ban chủ nhiệm bộ môn CTXH, trường Đại học Khoa
học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được thời
gian đi tìm hiểu thực tế tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên
Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, tôi xin được chân thành
cảm ơn thầy giáo Nguyễn Xuân Hồng đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu
và viết bài khóa luận này.
Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới
UBND xã Thuận Hóa cùng các tổ chức, cơ quan, đoàn
thể thanh niên, các gia đình và bà con nhân dân xã Thuận
Hóa, đặc biệt là gia đình em Lê Thị Thảo đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi tìm hiểu và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết
để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức và kinh
nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 13 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Thủy Tiên



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA

1

CTXH

Công tác xã hội

2

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

3

NVXH

Nhân viên xã hội

4

PV


Phỏng vấn

5

THCS

Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

7

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................2
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài............................................................................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................5
5. Đối tượng, phạm vi khách thể nghiên cứu.........................................................................5

6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................6
6.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................................8
7. Bố cục đề tài...................................................................................................................10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN...................................................11
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.................................................................................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................11
1.1.2. Điều kiện kinh tế............................................................................................................................11
1.1.3. Văn hóa xã hội................................................................................................................................12

1.2. Một số khái niệm liên quan..........................................................................................13
1.2.1. Trẻ em............................................................................................................................................13
1.2.2. Người khiếm thị.............................................................................................................................14
1.2.3. Trẻ em khiếm thị (gọi tắt trẻ khiếm thị).......................................................................................14
1.2.4. Hỗ trợ tâm lý..................................................................................................................................14
1.2.5. Hòa nhập cộng đồng......................................................................................................................14
1.2.6. Công tác xã hội cá nhân.................................................................................................................14

1.3. Một số lý thuyết liên quan............................................................................................15
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu...........................................................................................................................15
1.3.2. Lý thuyết hệ thống.........................................................................................................................17
1.3.3. Thuyết nhận thức - hành vi............................................................................................................18
1.3.4. Thuyết vai trò.................................................................................................................................19
1.3.5. Lí thuyết tương tác xã hội..............................................................................................................20

1.4. Quan điểm trong nghiên cứu và thực hành CTXH..........................................................20

CHƯƠNG 2. ..............................................................................................................24
THỰC TRẠNG VỀ TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ THUẬN HÓA...............................24
2.1. Thực trạng người khiếm thị ở Việt Nam........................................................................24

2.2. Thực trạng chung về các hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị................................................24
2.3. Thực trạng trẻ khiếm thị tại địa bàn xã Thuận Hóa.......................................................25
2.4. Thực trạng về đối tượng nghiên cứu.............................................................................26
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng........................................................................................................26
2.4.2. Những biểu hiện của đối tượng.....................................................................................................30

CHƯƠNG 3. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ................................33
VỚI TRẺ KHIẾM THỊ TẠI XÃ THUẬN HÓA........................................................33


3.1. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu...............................................................33
3.2. Thu thập thông tin.......................................................................................................34
3.3. Chẩn đoán................................................................................................................... 37
3.4. Lập kế hoạch trị liệu ....................................................................................................39
3.5. Thực hiện can thiệp......................................................................................................41
3.6. Lượng giá (Đánh giá quá trình can thiệp)......................................................................44
3.7. Kết thúc....................................................................................................................... 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC....................................................................................................................52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay thế giới
ngày mai”. Trẻ em chiếm giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân
tộc. Xã hội phát triển ngày càng hiện đại, đời sống ngày càng được nâng cao và trẻ
em đang được hưởng sự quan tâm và ưu ái nhất định, đảm bảo cho các em phát
triển một cách toàn diện. Bên cạnh sự phát triển của mỗi quốc gia luôn tồn tại hai

mặt, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại nhiều thành tựu to lớn
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề cần phải
quan tâm và giải quyết. Việt Nam là một quốc gia đã và đang đạt được những bước
tiến vượt bậc về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, cùng tồn tại song song với những
thành quả đạt được đó, xã hội lại có những tiêu cực ngăn cản sự phát triển toàn diện
của con người, trong đó có vấn đề chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ trẻ khiếm thị.
Hàng năm, có tới hàng triệu trẻ em được sinh ra trên thế giới. Trẻ em sinh ra
và lớn lên trong những điều kiện và đặc điểm của mỗi gia đình, cộng đồng thật đa
dạng và không giống nhau. Do vậy, có những hoàn cảnh học tập, lao động và sinh
hoạt khác nhau. Có những đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc của
cha mẹ, được sống khỏe mạnh và được quan tâm một cách chu đáo thì đâu đó còn
một số lượng không nhỏ các em đang chịu thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần,
trong đó phải kể đến trẻ em khiếm thị.
Mỗi khi nói đến trẻ khiếm thị thì mọi người thường gọi trẻ bằng các từ có tính
miệt thị, và gán cho trẻ những từ như mù, đui… từ cách nhìn nhận đó mà dẫn tới
thái độ coi thường, xem nhẹ khả năng của trẻ góp phần làm cho các em thêm mặc
cảm, tự ti về bản thân. Cộng đồng xã hội cũng như gia đình cần thực hiện đúng
những trách nhiệm, vai trò của mình đối với việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ khuyết tật
nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng để các em cảm thấy được an ủi, sống tự tin và
yêu đời hơn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có điều kiện phát triển đầy đủ
về vật chất và tinh thần.
Như chúng ta đã biết, cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc,
giúp đỡ trẻ khiếm thị, để các em không còn cảm giác mặc cảm, tự ti khi trở thành
1


gánh nặng cho gia đình và cộng đồng xã hội. Vì vậy, trước những vấn đề bất cập ấy
có nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện ra đời đã chia sẻ tấm lòng nhân ái của mình để
giúp đỡ, bù đắp những thiếu hụt trước mắt cho các em, một phần nào đó giúp các
em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ khiếm thị đang được nhà nước rất
quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người khiếm thị, đặc
biệt là trẻ em khiếm thị không được tạo điều kiện hoặc gặp khó khăn trong học tập và
điều này gây nhiều trở ngại cho quá trình hòa nhập cộng đồng của các em. Hơn nữa,
do không được học hành và tâm lý mặc cảm, tự ti trẻ em khiếm thị thường gặp nhiều
rủi ro trong cuộc sống như sự phân biệt kỳ thị của những người xung quanh, bị lạm
dụng sức lao động, lạm dụng tình dục, thất học, thất nghiệp…chính vì vậy sự can
thiệp, giúp đỡ của NVCTXH trong những trường hợp như vậy là vô cùng cần thiết.
Trên cả nước nói chung và ở xã Thuận Hóa nói riêng tỉ lệ trẻ em khiếm thị
không đi học hoặc bỏ học giữa chừng vẫn đang còn cao. Với tư cách là một
NVCTXH tương lai tôi nhận thức được rằng, việc hỗ trợ tâm lý cho các trẻ em
khiếm thị, giúp các em vượt qua được khủng hoảng tâm lý, hòa nhập với cộng đồng
và có được cuộc sống ổn định như những người bình thường khác là vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Tôi quyết định chọn đề tài: “Hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận
Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành CTXH của mình. Đây là cơ hội để tôi có thể vận dụng những kiến thức, kỹ
năng và phương pháp đã được học tại trường vào thực tiễn nhằm giúp trẻ em khiếm
thị tại địa phương có thể tự tin hơn vào bản thân và qua đó nâng cao khả năng hòa
nhập cộng đồng của các em vì một tương lai tươi sáng và công bằng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng là một vấn đề
mang tính xã hội và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm hướng tới
một cuộc sống công bằng bình đẳng trên tất cả mọi lĩnh vực, rút ngắn khoảng cách
giữa những người khuyết tật với những người bình thường.
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài,
những bài viết và nhiều chương trình dự án dành cho người khiếm thị tiêu biểu như:
2



Tại lễ công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2013 do Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức, với chủ đề về trẻ em khuyết tật, UNICEF kêu gọi
chính phủ các nước giữ lời hứa trong việc bảo đảm quyền bình đẳng cho người
khuyết tật, phê chuẩn và thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật. Báo
cáo cho rằng, trẻ khuyết tật thường bị chối bỏ những cơ hội mà trẻ khác đương
nhiên được hưởng. Do đó việc đầu tiên cả thế giới cần làm đó là thay đổi thái độ,
tập trung vào những khả năng thay vì nhìn vào khuyết tật của các em, đồng thời
phải đảm bảo về trường học, dịch vụ y tế cũng như các dịch vụ vui chơi, giải trí cho
trẻ khuyết tật… Báo cáo cũng chỉ ra ba lĩnh vực lớn cần phải hành động ngay để cải
thiện tình hình của trẻ khuyết tật và thực hiện quyền của các em. Trước hết, phải có
một xã hội hòa nhập hơn. Con đường tiến tới một xã hội hòa nhập hơn được thể
hiện trong Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) và Công ước về
Quyền trẻ em (CRC). Qua báo cáo cũng đã chỉ ra những vấn đề, những nội dung
cần thực hiện để giúp đỡ trẻ khuyết tật, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể.
Năm 1988, Trường Nguyễn Đình Chiểu đã từng bước tổ chức nghiên cứu thực
hiện đề tài giáo dục trẻ khiếm thị và nuôi dạy trẻ bậc PTTH.
Năm 1992, Có đề tài “Nghiên cứu thực hiện mô hình giáo dục học sinh khiếm
thị”. Các đề tài nghiên cứu thực nghiệm những vấn đề liên quan đến trẻ khiếm thị
được trường quan tâm như: Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị, biên soạn phần mềm
cho người khiếm thị.
Tác giả Thanh Thúy đã có bài viết trên thư viện điện tử cho người khiếm
thị được in trong trong tạp chí Người bảo trợ số 111 tháng 3 năm 2009 Bên cạnh
đó có hàng loạt dự án được triển khai cho người khiếm thị như; Phần Lan đã
thực hiện dự án về “Phát hiện và giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị của huyện
Từ Liêm - Hà Nội”.
Đề tài nghiên cứu “Các phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật trong trường
chuyên biệt” của Đào Thị Hương Liên (năm 2011) đã trình bày những phương pháp
dạy học cho trẻ khuyết tật trong những môi trường chuyên biệt nhằm giúp các em
khuyết tật có thể học tập một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừng
lại ở phương pháp dạy học chứ chưa đưa ra được các giải pháp giúp các em học tập

trong môi trường chuyên biệt có thể hòa nhập với bên ngoài.
3


Đề tài “Quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị dưới nhản quan văn
hóa” của Nguyễn Văn Long (năm 2009) đã làm rõ được những thuận lợi, khó khăn
của người khiếm thị khi hòa nhập với cộng đồng, cũng như đề xuất những giải pháp để
hỗ trợ người khiếm thị trong việc hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới
xem xét quá trình hòa nhập cộng đồng của người khiếm thị dưới góc độ văn hóa nên
chưa thể làm rõ được quá trình hòa nhập cộng đồng trên các lĩnh vực khác.
Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng người khiếm thị đang nhận
được quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, nhà phát triển nhằm giúp họ có thể
hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, vào xã hội. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng
những nghiên cứu trên vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thực tế của rất nhiều người
khiếm thị, đặc biệt là trẻ em khiếm thị trên các tỉnh thành trong cả nước. Như vậy,
tuy có nhiều bài viết liên quan đến người khuyết tật, nhưng tài liệu nghiên cứu riêng
dành cho trẻ em khiếm thị chưa nhiều. Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ vận dụng
những quan điểm, nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn và mục tiêu
nghiên cứu của mình.
Với vai trò là một NVCTXH tương lai, tôi nhận thấy phải có hướng đi khác
hơn, thực tế hơn so với các phương pháp, cách tiếp cận trước đây và áp dụng tại địa
bàn xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đề tài không chỉ tìm hiểu
đời sống, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của bản thân các trẻ khiếm thị và gia đình
các em mà đề tài tập trung chủ yếu đến việc thực hành phương pháp công tác xã hội
với cá nhân trẻ em khiếm thị. Qua việc thực hành này để hiểu hơn về các em, giúp
các em và gia đình hiểu hơn về vấn đề mình đang gặp phải, nhằm cùng nhau giải
quyết vấn đề tạo sự tự tin, hòa nhập với cộng đồng.
Hiện nay tại xã Thuận Hóa vẫn chưa có một nghiên cứu nào về trẻ khiếm thị.
Việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị vẫn chưa đề cập được một cách thoả đáng. Do
đó, với đề tài này sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng về vấn đề hỗ trợ tâm lý cho

trẻ khiếm thị. Đặc biệt đưa ra các giải pháp công tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợ
giúp đỡ một đối tượng cụ thể.
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài có ý nghĩa lý luận thực sự quan trọng, dựa vào nghiên cứu bổ sung một
số giải pháp nhằm giúp đỡ trẻ khiếm thị nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung. Bên
4


cạnh đó, đề tài cũng góp phần làm rõ hơn một số lý thuyết như thuyết vai trò, thuyết
nhu cầu, thuyết hệ thống…
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thể hiện tầm quan trọng của công tác xã
hội chuyên nghiệp trong xã hội hiện nay, đồng thời thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa
ngành công tác xã hội với một số ngành liên quan như tâm lý học, xã hội học,…
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với mục đích hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị, thông qua các hoạt động công
tác xã hội cá nhân nhằm nâng cao sự tự tin, khả năng tự lực cho trẻ khiếm thị, đề tài
có ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp
theo của tôi cũng như các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu khác nhằm tìm kiếm
những giải pháp, những hướng đi phù hợp cho việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị
nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu cũng đã đem lại ý nghĩa to lớn đối với bản
thân đối tượng nghiên cứu nhằm hỗ trợ tâm lý để giúp em xoá bỏ mặc cảm, tự ti để
hoà nhập với cộng đồng từ đó giúp em cảm thấy bản thân mình có ích cho gia đình
và xã hội.
Đối với cá nhân tôi, khi thực hiện đề tài này trong thực tế tôi đã học hỏi và rèn
luyện rất nhiều các kỹ năng, phương pháp đã được học ở nhà trường, áp dụng được
những lý thuyết đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, tôi nhận thấy mình
trưởng thành hơn trong suy nghĩ và trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề. Giúp

tôi tự tin hơn trên con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu đời sống, tâm tư, nguyện vọng của trẻ khiếm thị
- Nâng cao khả năng giao tiếp, sự tự tin, tăng cường khả năng tự lực cho trẻ
khiếm thị trong cuộc sống.
- Phân tích vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị
5. Đối tượng, phạm vi khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên
Hóa, tỉnh Quảng Bình.
5


5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016
5.3. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ khiếm thị tại địa bàn xã Thuận Hóa
- Gia đình, người thân, họ hàng của trẻ khiếm thị
- Cán bộ tại xã, cán bộ y tế…
- Trường học của trẻ khiếm thị
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Phương pháp duy vật lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nhìn nhận và đánh giá bất
kỳ hiện tượng, sự việc nào trong xã hội thì phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụ
thể nơi hiện tượng, sự việc đó tồn tại. Cùng một sự việc, hiện tượng nhưng trong
những hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá và cách giải quyết
vấn đề cũng có sự khác nhau.
Vận dụng quan điểm này trong đề tài người viết xem xét, đánh giá, phân tích

vấn đề hỗ trợ tâm lý cho trẻ em khiếm thị trong điều kiện kinh tế, xã hội của xã
Thuận Hóa , huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ đó tìm ra những nguyên nhân
dẫn đến sự mặc cảm, tự ti, không hòa nhập cộng đồng của các em và đưa ra những
sự hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương.
6.1.2. Phương pháp duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự tác động
qua lại lẫn nhau tức là trong mối quan hệ phổ biến với các sự vật, hiện tượng khác,
đồng thời phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta một cái
nhìn chỉnh thể, bao quát khách quan từ đó có cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng
chính xác nhất.
Áp dụng quan điểm này trong đề tài thì đây không chỉ là vấn đề riêng của trẻ
em khiếm thị mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Hoàn cảnh sống, gia
đình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà thân chủ đang sinh sống. Nếu tiếp

6


cận vấn đề theo hướng này thì sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận và giải quyết vấn
đề một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn.
6.2. Phương pháp công tác xã hội
6.2.1. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Trên cơ sở các thông tin thu thập được tôi đã tiến hành thực hiện phương pháp
can thiệp CTXH cá nhân với trẻ khiếm thị trên địa bàn nghiên cứu cụ thể là em Lê
Thị Thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức của trẻ khiếm thị tại địa phương về
tầm quan trọng của việc học tập cũng như giúp các em có thể tự tin hơn, xóa bỏ mặc
cảm về bản thân.
Tôi đã thực hiện chính xác các giai đoạn của CTXH cá nhân đã được học theo
kế hoạch, thời gian và mục tiêu cụ thể.
Tiến hành sử dụng công tác xã hội với một cá nhân cụ thể: Tìm hiểu sâu về cá
nhân có thể giúp đỡ bằng các mối quan hệ của Nhân viên xã hội và cá nhân trẻ

khiếm thị. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm để hiểu rõ hơn về
vấn đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về cuộc sống của trẻ khiếm thị để giúp em ổn định
tâm lý, phát huy những điểm mạnh của bản thân để hòa nhập và học tập tốt trong
môi trường hiện nay, huy động các nguồn lực để có những cơ hội tiếp cận việc làm
được tốt hơn dành cho trẻ khiếm thị, góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc
sống cho bản thân cũng như gia đình của mỗi trẻ khiếm thị.
Tiến trình sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau được
thực hiện từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu
Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc
Việc sử dụng phương pháp CTXH cá nhân để can thiệp, hỗ trợ nhằm mục đích
nâng cao sự ti tin vào bản thân, giúp em bớt đi mặc cảm và tự tin thể hiện bản thân
trong cuộc sống.

7


6.2.2. Phương pháp vãng gia
Vãng gia hay còn gọi là thăm hộ gia đình là phương pháp khá hiệu quả trong
việc nắm bắt thông tin cũng như tạo mối quan hệ gần gũi với bản thân trẻ khiếm thị
và gia đình của họ.
Nội dung chủ yếu là thăm hỏi tình hình đời sống và tìm hiểu những khó khăn ,
nhu cầu cũng như quan điểm và thái độ, mong muốn và nguyện vọng của những trẻ
khuyết tật và gia đình của họ.
Trong đề tài này, phương pháp vãng gia được sử dụng trong suốt quá trình làm

việc với thân chủ để thực hiện đề tài. Việc thực hiện can thiệp chủ yếu là tại nhà của
thân chủ, chính vì vậy, phương pháp vãng gia đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong đề tài.
6.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Người nghiên cứu tự thu thập, quan sát, phỏng vấn trực tiếp để có được thông
tin phục vụ cho đề tài. Một số vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu có rất ít tài
liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được
biết. Đối với những thông tin này cần phân tích, kiểm tra đối chiếu với các nguồn
thông tin khác nhau để có thể có được thông tin chính xác và khách quan vì nó
thường mang ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.
6.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân
viên xã hội với cán bộ tại xã Thuận Hóa, hàng xóm, gia đình, thầy cô… và cá nhân
trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Các câu hỏi nội dung phương pháp nhằm khai thác các thông tin thái độ với
người khiếm thị tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, tâm tư nguyện vọng và khó khăn
trong việc hòa nhập với cộng đồng. Nội dung của việc phỏng vấn xoay quanh thực
trạng những khó khăn, những vấn nạn mà bản thân trẻ khiếm thị cũng như gia đình
họ đang gặp phải. Cụ thể như sau:
Phỏng vấn sâu giáo viên trực tiếp giảng dạy em là chị Hoàng Thị Loan để biết
tình hình học tập và thái độ của các em khi đến lớp, những khó khăn mà em gặp
phải trong quá trình học tập.

8


Phỏng vấn những người trong gia đình, cụ thể là mẹ em gì Nguyễn Thị Thủy
để hiểu rõ hơn về cuộc sống của em, những khó khăn, nhưng đặc điểm về tính cách
của em để dễ dàng hơn trong khi tiếp cận với em.
Phỏng vấn họ hàng, hàng xóm của em để biết chính xác hơn về gia đình em,

cách chăm sóc cũng như đối xử của gia đình đối với em hằng ngày như thế nào.
Đặc biệt tiến hành phỏng phấn sâu thân chủ là em Lê Thị Thảo để biết được
tình hình của em.
6.3.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của đối tượng tại
gia đình cũng như quan sát cách em sinh hoạt, giao lưu với mọi người trong cộng
đồng. Đồng thời ghi chép lại những thông tin tiến trình tâm lý xã hội của em.
Việc quan sát một cách có hiệu quả sẽ giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận
đúng vấn đề, người quan sát cũng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của các em cũng
như thấy được cách nhìn của mọi người xung quanh dành cho các em.
Sử dụng phương pháp khi đi qua nhà thân chủ, và đặc biệt phương pháp quan
sát còn được sử dụng trong suốt toàn bộ tiến trình làm việc với thân chủ, trong
những cuộc phỏng vấn sâu khác...việc quan sát cử chỉ, điệu bộ của em giúp cho
NVCTXH sẽ có được những thông tin quan trọng, giúp đánh giá chính xác hơn về
tình trạng của thân chủ, về sự thay đổi của thân chủ qua tiến trình can thiệp.
6.4. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Bất cứ một nghiên cứu nào cũng cần phải thu thập những thông tin được lưu
trữ và tài liệu liên quan về đối tượng hay vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài này người
nghiên cứu sẽ thu thập những thông tin về số lượng người khiếm thị ở Việt Nam; ở
xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; thu thập số lượng trẻ em khiếm
thị và tình hình học tập của các em thông qua báo cáo tổng kết của hội người mù
Việt Nam, hội người mù tỉnh Quảng Bình…, tìm hiểu những sự hỗ trợ của Đảng,
Nhà nước về người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thông qua
Luật người khuyết tật, chỉ thị 51 của ban bí thư trung ương đảng, Luật giáo dục…
thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như internet, sách, báo cáo….

9


7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì khóa luận tốt nghiệp này
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cở sở thực tiễn và lý luận
Chương 2: Thực trạng trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa
Chương 3: Tiến trình công tác xã hội cá nhân với trẻ khiếm thị tại xã Thuận Hóa

10


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Thuận Hóa là một xã miền núi thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Cách trung tâm thị trấn Đồng Lê khoảng 3km, nằm phía Tây của huyện Tuyên Hóa.
Nằm bên cạnh sông Gianh.
Các mặt tiếp giáp:
- Phía Đông là rừng núi
- Phía Tây giáp với thị trấn Đồng Lê
- Phía Nam giáp xã Đồng Hóa
- Phía Bắc giáp xã Lê Hóa
Xã Thuận Hóa bao gồm 6 thôn: thôn Đồng Lào, thôn Hạ Lào, thôn Trung Lào,
thôn Ba Tâm, thôn Thượng Lào và thôn Xuân Canh.
- Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên: 10.487 ha.
Đất nông nghiệp: 6.767,34 ha
Diện tích lúa nước: 353,89 ha
Đất lâm nghiệp có rừng: 6.199,10 ha trong đó: rừng tự nhiên là 6.074,7
ha, rừng trồng là 124,4 ha.
Đất ở: 43,36 ha
Đất đồi núi chưa sử dụng: 3.549,14 ha

- Tài nguyên:
Trên địa bàn xã cũng có khá nhiều tài nguyên, đặc biệt là các loại động vật
rừng, các loại gỗ quý, ngoài ra còn có các loại đá cát, sỏi…khá phong phú [23].
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Tổng diện tích gieo trồng trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 82,9 ha. Năng suất
cây trồng chính là cây lúa vụ Đông Xuân đạt 182,6 tấn, đạt 86,9% kế hoạch. Các
Loại cây trồng khác như ngô, lạc, cây dài ngay, cây ăn quả…mặc dù chịu ảnh
hưởng xấu của thời tiết nhưng nhờ phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả từ các đoàn thể
địa phương, nên năng suất, chất lượng đạt kết quả như mong muốn.

11


Rừng tự nhiên có khối lượng gỗ tương đối lớn, ngoài gỗ còn có nhiều loại tre,
nứa, song, mây và nhiều loại thảo dược quý và nhiều loại rau quả. Bên cạnh đó, xen
lẫn giữa núi đồi sông suối là những đồng cỏ, đây là môi trường lý tưởng cho chăn
nuôi đại gia súc.
Trong 6 tháng qua toàn xã đã trồng mới và nghiệm thu 25,2ha rừng trồng thuộc
nguồn vốn đầu tư chương trình 661, kết quả đạt 93%. Được đánh giá là địa phương
thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Riêng lĩnh vực chăn nuôi thu
được kết quả đáng mừng. Đàn gia súc gia cầm không những ổn định mà ngày càng
tăng lên, cho thu nhập khá, là một phần thu nhập quan trọng của bà con. Ngoài trâu,
bò, lợn xã còn chủ trương nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, dê đàn.
Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi người dân còn phát triển các ngành nghề thủ
công như nghề mộc, đan lát…chăn nuôi cá lồng cũng được người dân tập trung phát
triển [2;21].
1.1.3. Văn hóa xã hội
- Về y tế:
Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khám chữa bệnh. Từng bước nâng cao

chuyên môn và y đức của đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế, tăng cường bác sỹ cộng
đồng để phục vụ tại trạm y tế xã. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị tại cơ sở y
tế theo chuẩn quốc gia.
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chương trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, củng cố và nâng cao mạng lưới y tế thôn
bản. Thực hiện tốt các chỉ tiêu dân số.
Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế
tỷ lệ nhiễm các bệnh xã hội trong cộng đồng dân cư. Đến năm 2016, tỷ lệ trẻ em
dưới 1 tuổi được tiêm chủng 100%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng 100%.
Ngoài ra trạm y tế còn tiến hành vận động quyên góp tại cộng đồng để trích
tặng các phần quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập đã
nhận được sự tin tưởng, cảm phục lớn của nhân dân.
- Về giáo dục:
Tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục – đào tạo toàn diện, nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
12


Công tác giáo dục được chính quyền chú trọng đầu tư với phương châm “ Đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài” nên những năm qua chất lượng giáo
dục được nâng lên một cách toàn diện.
Tập trung mục tiêu phổ cập mầm non đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2017
huy động 100% số cháu 5 tuổi vào học mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học
sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, học sinh tốt nghiệp
THCS vào bậc trung học phổ thông đạt 77%.
Xã Thuận Hóa hiện nay có các trường như sau:
- Trường mầm non Thuận Hóa
- Trường tiểu học Thuận Hóa
- Trường THCS Thuận Hóa

- Về cơ sở hạ tầng:
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cơ sở vật chất trường học,
trạm y tế. hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xây dựng trạm y
tế, trường học mới, cơ sở vật chất được cải thiện và nâng cao.
- Các hoạt động văn hóa thông tin-thông tin và các chính sách xã hội khác
được chú trọng và phát triển một cách toàn diện [21].
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Trẻ em
Từ điển Bách khoa toàn thư đã đưa ra những khái niệm về trẻ em như sau :
- Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi
dậy thì.
- Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn biết
tới là một người chưa đến tuổi trưởng thành.
- Hiệp ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc định nghĩa một đứa trẻ là “mọi
con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng
thành được quy định sớm hơn”.
- Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em là
công nhân Việt Nam dưới 16 tuổi [25].
Trong đề tài này tôi sử dụng khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ và chăm sóc
trẻ em của Việt Nam năm 2004.
13


1.2.2. Người khiếm thị
Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị
lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận được sáng tối, và
bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các
hoạt động hàng ngày.( Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh)
1.2.3. Trẻ em khiếm thị (gọi tắt trẻ khiếm thị)
Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện

trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt [7].
1.2.4. Hỗ trợ tâm lý
Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng và công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho những đối
tượng bị ảnh hưởng, chấn thương về mặt tâm lý từ đó giúp họ ổn định tinh thần,
tránh những tác động biến cố xấu xảy ra đối với họ. Qua đó đối tượng có được cuộc
sống tinh thần ổn định [5].
1.2.5. Hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng theo nghĩa rộng là một xã hội không có rào cản cho mọi
người trong việc tham gia vào đời sống xã hội, trong tiến trình xã hội hóa của cá
nhân sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào làm trở ngại đến tâm lý, sức khỏe và về mặt
xã hội.
Hòa nhập cộng đồng theo nghĩa hẹp là sự hòa nhập của các nhóm đối tượng
dễ bị tổn thương trong việc tham gia vào đời sống xã hội những rào cản này bao
gồm thái độ kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử thậm chí là sự bất bình đẳng của
cộng đồng đối với từng cá nhân [28].
1.2.6. Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến các
thân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện. Các nhân viên này phải có các kỹ
năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xã hội và xúc
cảm. Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó các nhu cầu của thân
chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã hội của cá nhân. Nhân
viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnh của các thân chủ nhằm giải
quyết các vấn đề và và đối mặt các vấn đề một cách hiệu quả trong môi trường sống
của thân chủ. Các dịch vụ thông qua nhân viên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc
14


trợ giúp về vật chất đến các vấn đề tham vấn phức hợp.( trích từ Speccht và vickery,
Integrating Social Work Methods. 1997 Allen and Unwin. London).
Tiến hành sử dụng công tác xã hội với một cá nhân cụ thể: Tìm hiểu sâu về cá

nhân có thể giúp đỡ bằng các mối quan hệ của Nhân viên xã hội và cá nhân trẻ
khiếm thị. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm để hiểu rõ hơn về
vấn đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về cuộc sống của trẻ khiếm thị để giúp họ ổn định
tâm lý, phát huy những điểm mạnh của bản thân để hòa nhập và học tập tốt trong
môi trường hiện nay, huy động các nguồn lực để có những cơ hội tiếp cận việc làm
được tốt hơn dành cho trẻ khiếm thị góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc
sống cho bản thân cũng như gia đình của mỗi trẻ khiếm thị.
Tiến trình sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau được
thực hiện từ ngày 22/02/2016 đến ngày 09/05/2016:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu
Bước 5: Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc [1].
1.3. Một số lý thuyết liên quan
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu
Thuyết nhu cầu của A.Maslow nêu lên 5 bậc. Hệ thống thứ bậc phụ thuộc
khá nhiều vào môi trường bên ngoài. Mô hình thứ bậc của Maslow xem xét các
nhu cầu kích thích vận động khác nhau được đặt theo hệ thống thứ bậc và cho
rằng trước khi đáp ứng các nhu cầu ở mức cao hơn, tinh vi hơn thì phải thỏa mãn
nhu cầu ở mức sơ cấp. Mô hình được diễn ra như một kim tự tháp:
* Nhu cầu sinh lý (nhu cầu được sinh tồn)
Bậc thang này rất cơ bản và rất quan trọng. Nhu cầu về thức ăn, quần áo
mặc, nơi ăn chốn ở. Nếu nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đủ thì các nhu
cầu khác ít có động cơ thúc đẩy. Một người đang đói thì không có một quan tâm
nào khác tồn tại, ngoại trừ thức ăn. Tất cả mọi năng lực khác của anh ta đều đổ
15



dồn vào việc tìm thức ăn. Khi đói, toàn cơ thể của chúng ta đều tham dự vào việc
thỏa mãn nhu cầu này. Nhưng nếu nó được đáp ứng thì nhu cầu kế tiếp lại xuất
hiện trội hơn và tiếp tục như vậy. Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì con
người sẽ hướng về sự an toàn.
* Nhu cầu được an toàn
Nhu cầu không bị đe dọa và không bị mất nhu cầu sinh lý. Đây là nhu cầu tự
duy trì và chuẩn bị cho tương lai vững chắc hơn. An toàn có nghĩa là an toàn để
sống trong một môi trường cho phép sự phát triển của con người được liên tục và
lành mạnh. Điều này có thể có nghĩa là một ngôi nhà, công việc, điều kiện được
chăm sóc y tế, và sự bảo vệ cơ thể.
Nhu cầu an toàn này dễ quan sát thấy ở trẻ em nhiều hơn vì đối với trẻ, những
gì đột ngột và có tính cách đe dọa đều khiến cho chúng cảm thấy bất an. Nhu cầu an
toàn thể hiện trong việc tìm kiếm sự bảo vệ và ổn định từ tiền bạc, sức khỏe, công
việc và thu nhập ổn định, sự tin tưởng ở tương lai. Khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu
an toàn đã được thỏa mãn tốt thì nhu cầu xã hội hay hội nhập lại xuất hiện trội hơn.
* Nhu cầu xã hội
Trong đời sống, mỗi cá nhân đều mong muốn mình "thuộc về"các nhóm khác
nhau và được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ giao tiếp tốt
đẹp với người khác. Con người thèm khát những quan hệ thân ái với người khác nói
chung, và một chỗ đứng trong lòng những người chung quanh nói riêng. Cảm tưởng
không được yêu thương, bị bỏ rơi, không được gắn bó với người khác… là cội rễ
của hầu hết những trường hợp không hội nhập. Nhu cầu xã hội được thể hiện mạnh
hơn các nhu cầu khác khi các nhu cầu sinh lý và được an toàn đã được thỏa mãn.
Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định còn đang tiềm ẩn.
* Nhu cầu được tôn trọng
Khi đã được người khác chấp nhận thì con người lại muốn được đánh giá
cao. Điều này đơn giản là nhu cầu cảm thấy mình tốt, cảm nhận con người mình
có giá trị và một chút tự hào về những thành quả của bản thân. Một mặt, con
người muốn tự do và độc lập, mặt khác cũng muốn có sức mạnh, năng lực khi

đối phó với cuộc đời. Việc thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng này giúp con người
tự tin, uy tín, quyền lực và sự kiềm chế. Con người cảm thấy có ích và có ảnh
16


hưởng đến môi trường xung quanh, được sự kính nể của người khác. Sự tự nhìn
nhận của mọi người giúp cho con người nỗ lực nhiều hơn nữa. Ngược lại thì có
thể dẫn đến các hành vi phá hoại.
* Nhu cầu tự khẳng định mình (tự thể hiện)
Khi nhu cầu được tôn trọng được thỏa mãn thì nhu cầu tự khẳng định mình trở
nên mạnh hơn vì con người cảm thấy vẫn chưa được hài lòng. Tự khẳng định mình
là nhu cầu để tăng đến mức tối đa tiềm năng của một người. Nhu cầu này bao gồm
những khát vọng và những nỗ lực để trở thành cái mà một người có khả năng trở
thành. Maslow nói: "Một con người muốn có thể sẽ là gì, thì anh ta sẽ phải là cái
đó”. Vì vậy, tự khẳng định mình là một mong muốn làm cái điều mà người ta có thể
đạt được. Đó là nhu cầu về phát triển nhân cách - cơ hội cho phát triển bản thân và
tự học tập. Có cơ hội để phát triển tiềm năng của bản thân và những kỹ năng của
một con người tạo cho ta một cảm giác quan trọng về tự hoàn thiện.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow đóng góp một phần quan trọng trong việc giải
thích các hành vi lệch chuẩn khi tác động vào môi trường và ngược lại.
Để đạt được một nhu cầu nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua đó
định hướng hành vi của một người.
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài này, tôi muốn tìm hiểu nhu cầu
thực tế của trẻ em khiếm thị tại địa bàn. Trên cơ sở đó, tôi có thể hiểu rõ hơn những
tác động tiêu cực của việc các nhu cầu chưa được đáp ứng đối với sự phát triển và
hoàn thiện nhân cách cho các em [4].
1.3.2. Lý thuyết hệ thống
Đại biểu nổi tiếng nhất của lý thuyết hệ thống là nhà xã hội học người Mỹ
Talcott Parsons. Lý thuyết của ông được chia thành 2 phần: Lý thuyết hệ thống mở
rộng và lý thuyết hệ thống chuyên biệt. Theo Talcott Parsons bất kỳ một hệ thống

nào một xã hội, một thể chế, một nhóm nhỏ… đều có những nét nổi bật chung và
nhằm hoạt động thành công như một hệ thống. Những điều kiện tiên quyết nhất
định phải được thực hiện theo tầm quan trọng tăng dần sự thích nghi đạt được mục
tiêu, sự thống nhất, sự tích hợp duy trì kiểu mẫu. 4 khía cạnh này có quan hệ tương
tác với nhau nhằm đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống xã hội, quá trình này cũng
dẫn đến sự biến đổi song đó là sự biến đổi trong trạng thái thăng bằng chuyển từ
17


trạng thái xã hội này sang trạng thái xã hội ổn định khác thông qua 2 quá trình có
liên quan với nhau là phân hóa và tích hợp.
Theo lý thuyết này thì các hệ thống có mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau,
mỗi cá nhân trong một nhóm được coi là một tiểu hệ thống các tiểu hệ thống này
tác động và ảnh hưởng lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi của hệ thống lớn mà nó tồn
tại đồng thời trong quá trình này các tiểu hệ thống cũng có sự biến đổi.
Theo đó mỗi cá nhân phải gắn với một hệ thống nhất định, mỗi em là một cá
nhân phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường trực tiếp của các em. Theo
thuyết này con người có ba hệ thống thỏa mãn cuộc sống như:
- Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp…
- Các hệ thống chính thức như: Các nhóm cộng đồng các tổ chức công
đoàn…
- Các hệ thống xã hội: Như trường học, bệnh viện, cơ quan, nhà nước…
Nhiệm vụ của CTXH theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ mới giữa cá
nhân, nhóm và các hệ thống hỗ trợ; giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sự
tương tác mới với các hệ thống nguồn lực khác; áp dụng lý thuyết để biết được các
thành tố tác động và nguyên nhân dẫn đến việc em rụt rè, mặc cảm, tự ti, không
tham gia, hòa nhập vào cộng đồng. Từ đó có thể tác động lên các hệ thống như gia
đình trường học, tổ chức xã hội và bản thân các em để nâng cao sự tự tin, nâng cao
khả năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khiếm thị .
Trong phạm vi của đề tài này tôi đã sử dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành

CTXH cá nhân với trẻ khiếm thị.
1.3.3. Thuyết nhận thức - hành vi
Thuyết nhận thức – hành vi chỉ đến tư duy quyết định phản ứng chứ không
phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình
cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay
đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ
không thích nghi.
Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả
hành vi.
18


Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào
đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến
phản ứng R. Lý thuyết này cho thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không
phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề.
Áp dụng lý thuyết này sẽ giúp tôi xem xét, phân tích kỹ càng vấn đề. Ví dụ
như khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ khiếm thị mặc cảm, tự ti, không hòa
nhập thì có thể là do hoàn cảnh gia đình, hay là do sự thiếu nhận thức của cha mẹ,
có phải cha mẹ nhận thức rằng do con mình không thể học được, con học cũng
không làm được gì…; hay từ nhận thức của các em rằng mình bị khiếm khuyết nên
tự ti, mặc cảm về bản thân, mình không làm được gì…Hành vi của con người được
tạo ra bởi cách nhìn nhận vấn đề nên cần tác động vào cách nhìn nhận cha mẹ và
các em cần có ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó hạn chế tình trạng trẻ
khiếm thị sống thu mình, khép kín, mặc cảm, tự ti về bản thân.
1.3.4. Thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức
vị vủa con người trong xã hội đó. Thí dụ, bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng
pahir biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ…có hai loại

vai trò khác nhau là vai trò hiện và vai trò ẩn. Vì một người có thể có nhiều vai trò
khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau,
tạo ra khó khăn.
Vai trò của NVCTXH ở đây là giúp thân chủ thấy được nhưng vai trò khác nhau
họ có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy động được.
Mỗi người chúng ta đều có những vai trò khác nhau mà chúng ta đảm nhận
trong cuộc sống. Mỗi cá nhân khi đảm nhận vai trò đều mong đợi vai trò đó được
thực hiện. Trong cùng một môi trường văn hóa thì mọi người có cùng một số mong
đợi như quy ước dành cho một số vai trò. Khi đảm nhận vai trò con người sẽ thể
hiện vai trò của mình. Người nghiên cứu đã vận dụng thuyết vai trò trong công tác
xã hội các nhân với việc giúp trẻ khiếm thị hòa nhập với cộng đồng và vượt qua khó
khăn đồng thời phân tích vai trò của gia đình, vai trò của các đoàn thể xã hội để từ
đó phân tích vai trò để can thiệp, hỗ trợ đối tượng. Đồng thời với thuyết vai trò,

19


×