Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.12 KB, 68 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân
số cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo rất nhiều áp
lực lên việc sử dụng đất đai, khiến cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước, đồng
thời cũng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân cả nước.
Mỗi vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau thì có một phương thức canh
tác khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng,
lãnh thổ đó. Điều kiện tự nhiên thuận lợi thì hiệu quả của việc sử dụng đất
đem lại cao, ngược lại điều kiện tự nhiên bất lợi không những ảnh hưởng lớn
đến việc bố trí các loại cây trồng vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt của người dân.
Là xã miền núi của huyện Bố Trạch, nằm cách trung tâm huyện 25 km
Sơn Trạch có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoàn thiện cả về công –
nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính
của vùng với hơn 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Là một
xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế
trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến và tiêu thụ, phương
thức canh tác chưa được chuyên môn hoá, trình độ thâm canh sản xuất chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác
đầy đủ. Trong những năm gần đây, quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm giảm quỹ đất nông nghiệp của xã. Bên
cạnh đó, nhu cầu lương thực, thực phẩm lại tăng nhanh do sự gia tăng dân số
tạo ra sức ép đối với đất canh tác.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi
trường nông nghiệp và sự hướng dẫn của của cô giáo TS Trần Thị Thu Hà,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" nhằm
xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm


1
nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền
vững.
1.2. Mục đích
- Đánh giá hiệu sử dụng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Sơn Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá chính xác, đầy đủ, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn
của xã, các tiêu chí phải thống nhất.
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy.
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp và có tính khả thi.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo học thuyết sinh học cảnh quan, đất đai được coi là vật mang của
hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau: ''Một vạt đất xác định
về mặt địa lý là một diện tích bề mặt trái đất với những thuộc tính tương đối
ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển
bên trên, bên trong và bên dưới nó, như là không khí, đất (soild), điều kiện
thủy văn, địa chất, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động trước đây và
hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính đó ảnh hưởng có ý
nghĩa tới việc sử dụng đất hiện nay và trong tương lai của con người ''.
Trong phạm vi nghiên cứu sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như là
một nhân tố sinh thái ( FAO, 1976). Với khái niệm này,đất đai bao gồm tất cả
các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định
đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.[2]

2.1.2. Đặc điểm của đất đai
2.1.2.1. Các đặc điểm tự nhiên của đất đai
Xét về mặt tự nhiên, trong đất luôn có các đặc điểm tự nhiên được hình
thành nhờ vào các tính chất lý học, hóa học của đất đai.
* Tính chất vật lý của đất đai
Tính vật lý của đất đai thể hiện qua các yếu tố như tỷ trọng, dung trọng,
độ xốp, tính trương co, tính dẻo, độ chặt của đất. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng
đến các đặc tính của đất đai, đặc biệt là đặc tính thành phần cơ giới, ảnh
hưởng trực tiếp đến phương thức canh tác và các loại hình sử dụng đất được
lựa chọn.
* Tính chất hóa học của đất
Trong đất đai có nhiều tính chất hóa học đăc trưng, bởi vì bản thân
trong đất đai có nhiều nguyên tố hóa học và sự phản ứng giữa các nguyên tố
hóa học này sẽ tạo nên các tính chất hóa học. Các yếu tố thể hiện các tính chất
hóa học có trong đất như độ chua, các nhóm mùn, keo đất, tính đệm, dung
3
dịch đất...các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng đất rất lớn, quyết định đến
loại hình sử dụng đất.[11]
2.1.2.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội của đất đai
Xét về mặt kinh tế xã hội, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là
điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con người, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động.
Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất đai là một sản
phẩm của tự nhiên, suốt hiện và tồn tại ngoài ý chí và sự nhận thức của con
người. Qua quá trình lao động, con người tác động vào đất đai để thu lại sản
phẩm, chính trong quá trình này, con người đã chuyển tải vào đất đai giá trị
sức lao động của mình và làm cho đất đai tham gia vào các mối quan hệ xã
hội. Do đó, từ vật thể tự nhiên, đất đai đã mang tính lịch sử.
Tính chất quan trọng nhất của đất đai làm cho nó trở thành một tư liệu
sản xuất đặc biệt, đó chính là độ phì của đất. Độ phì là khả năng của đất cung

cấp cho cây trồng thức ăn,nước và những điều kiện khác, đảm bảo sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng.
Đất đai có tính giới hạn về số lượng, tính cố định về vị trí, không thể
thay thế và có khả năng tăng sức sản xuất.[11]
2.1.3. Khái niệm đánh giá đất
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá đất:
- Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng
khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá có tính
chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh
trưởng và phát triển.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất
của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực
vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự
nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại hình sử dụng đất yêu cầu.
4
Như vậy đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào
chất lượng (độ phì tự nhiên, độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ
phì tạo nên. [2]
2.2. Sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Chịu
ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu rất lớn.
Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể
thay thế. Ruộng đất bị giới hạn về diện tích, con người không thể tăng theo ý

muốn chủ quan nhưng sức sản xuất của đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con
người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng
lên của loài người về các nông sản phẩm.
Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cơ thể sống. Các loại cây trồng,
vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là
tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách
sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu kỳ trước làm tư liệu sản xuất cho
kỳ sau.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông
nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự
nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau, song lại không
hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.[11]
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Việc sử dụng đất luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế
- xã hội và nhân tố không gian. Có thể thấy rõ sự tác động của các nhân tố này
tới quá trình sử dụng đất như sau:
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên.
Việc sử dụng đất luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên. Do vậy
khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với
điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các
5
khoáng sản trong lòng đất…Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn
chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là
địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. [9]
2.2.2.1.1. Điều kiện khí hậu và thời tiết.
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời
vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa

phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận
nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của
khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh
và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những
tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp
bênh. [9]
2.2.2.1.2. Điều kiện đất đai.
Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ dốc, độ cao so với mặt nước biển,
độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn…thường dẫn
đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân
bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều
thẳng đứng đối với nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương
thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu cần phải đảm bảo thuỷ lợi
hoá và cơ giới hoá cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao
nhất. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. [10]
2.2.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội.
Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số
và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất
đai, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và
phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận
tải, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát
triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
6
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai.
Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự
nhiên của đất thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau.

Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng
đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu
quả kinh tế - xã hội rất cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hoá hoặc khai
thác với hiệu quả kinh tế thấp. [10]
2.2.2.3. Nhân tố không gian.
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đến
đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Đặc tính cung cấp không gian
của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho loài người. Vì vậy,
không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc
sử dụng đất.
Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong
quá trình sử dụng do vậy tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi
dân số và xã hội luôn phát triển. Sự bất biến của tổng diện tích đất đai không
chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng mà còn chi phối giới hạn
thay đổi của cơ cấu đất đai.
Tài nguyên đất đai có hạn lại giới hạn về không gian vì vậy cần phải
thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả
kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. [10]
2.2.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.
Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng
do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh.
Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể
thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho
trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào
có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất
quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người
này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi
hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.

7
+ Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất
công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị.
Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho
phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa
công nghiệp và các ngành kinh tế khác. [1]
+ Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ
trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25 % tổng thu
ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được
thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh
khác,... Bên cạnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước việc xuất khẩu sản phẩm
nông nghiệp làm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thiết lập cán cân thương
mại đồng thời cung cấp vốn ban đầu cho sự phát triển của công nghiệp. [1]
+ Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn.
Nước ta với hơn 70 % dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng
nhu cầu cấp thiết hàng ngày.
+ Tái tạo tự nhiên.
Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo
tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp
lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ
phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Mặc khác sự phát
triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và
bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này đòi hỏi phải
có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi thảm họa đó bằng nhiều

phương pháp, trong đó nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong
việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công
nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. [1]
2.3. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
8
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến
hiệu quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết
quả mong muốn, cái mà con người mong đợi và hướng tới khi thực hiện một
công việc. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong
sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong quy doanh
hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suất lao
động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối
với một lĩnh vực xã hội nào đó. [2]
2.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT là một phạm
trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản
xuất. Nâng cao HQKT là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động
kinh tế làm xuất hiện phạm trù HQKT. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát
triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy
động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ
thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí
nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường
chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực,
chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm

nâng cao HQKT. HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cua mọi sự lựa chọn kinh tế
của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước.
Theo C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian
lao động theo các nghành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức
9
(Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu
so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức
tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp
phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất.
Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí
bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu ra. Mối tương quan đó cần xét cả
về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá
trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu
đạt được một trong 2 yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bố thì khi đó hiệu quả
kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế
sử dụng đất là: Trên một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đàu tư chi phí về vật chất và lao động
thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất
phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ
ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.[2][3]
2.3.2. Hiệu quả xã hội
Theo Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) thì hiệu quả xã hội là

mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất
nông nghiệp.
Từ những quan điểm trên của các tác giả cho thấy hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau
và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất
với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá
10
hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được
các nhà khoa học quan tâm.[2][3]
2.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả về môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với
hoạt động sản xuất. Tất cả các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh hưởng
tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu qủa kinh
tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét hiệu
quả môi trường cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu
không thường sẽ lệch và có những kết luận không tích cực.[2]
11
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ qũy đất sản xuất nông nghiệp của xã Sơn Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất chỉ đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế. Còn
hiệu quả về mặt xã hội và môi trường chủ yếu dựa vào các tiêu chí định tính
để đánh giá. Hiệu quả kinh tế chỉ tính cho một số loại cây trồng chính/ha.

3.3. Nội dung nghiên cứu
+ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sơn Trạch, huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về các mặt : kinh tế, xã hội
và môi trường.
+ Đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng đất bền vững.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo,
thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
+ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được
để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân
của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều
tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan
cũng như chính xác của số liệu thu được.
+ Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa
các hương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
12
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên,
các chủ hộ sản xuất,...
3.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
+ Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).

- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền
mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong
quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí
trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó: VA=GO - IC
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ;
VA/LĐ.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo
thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp.
Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. [2][3]
+ Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn.
- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân.
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. [2][3]
+ Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu:
Diện tích trồng cây lâu năm
+ diện tích đất lâm nghiệp có rừng
- Độ che phủ (%) =
Diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
- Hệ số sử dụng đất (lần) =

Tổng diện tích trồng cây hàng năm
13
- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng.
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất.

- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. [2]
14
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Sơn Trạch là xã miền núi nằm phía tây của huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình, toàn xã nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Nha - Kẻ Bàng có vị trí :
+ Phía Tây giáp xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch
+ Phía Bắc giáp xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch
+ Phía Nam giáp xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch
+ Phía Đông giáp xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch
Xã có diện tích tự nhiên là 10.138,71 ha, chiếm 4,77% diện tích toàn
huyện, cách thị trấn Hoàn Lão 25 km và thành phố Đồng Hới 45 km về phía
Tây. Tính đến 31/12/2009 toàn xã có 2.388 hộ chiếm 5,69% tổng số hộ toàn
huyện, với 10.128 nhân khẩu chiếm 5,75% nhân khẩu của toàn huyện. Trên
địa bàn xã bao gồm có 10 thôn, đó là: Cù Lạc 1, Cù Lạc 2, Xuân Tiến, Hà
Lời, Phong Nha, Xuân Sơn, Gia Tịnh, Trằm Mé, Na, Rào Con.
15
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Sơn Trạch là vùng có kiểu địa hình bán sơn địa, với địa hình núi đá
vôi hiểm trở, hệ thống hang động trong các dãy núi đá vôi và các dãy đất bằng
hẹp kẹp giữa các dãy núi. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Xã Sơn Trạch có địa hình vùng miền núi thuộc thượng lưu của sông
Son, hạ lưu sông Chày, địa hình bị chia cắt, hàng năm thường bị ngập lụt.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Sơn Trạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 (tập trung cao nhất vào tháng 9, 10, 11);

mùa khô nóng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 và trùng với gió mùa Đông-
Nam. Số giờ nắng bình quân hang ngày là 6,4 giờ, ngày nắng nhiều nhất đạt
9,9 giờ. Nắng gay gắt nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, có những
năm nắng nóng kéo dài từ 4 đến 5 tháng liền. Mùa nay ít mưa, nhưng tháng 5,
tháng 6 thỉnh thoảng có những trận mưa giông. Nhiệt độ bắt đầu lên cao từ
tháng 3 và lên cao nhất từ tháng 6, tháng 7. Từ nửa tháng 7 trở đi, gió thổi
nóng, khô và rất dữ dội. Người ta gọi là gió Lào. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9
năm trước đến tháng giêng hoặc tháng 2 năm sau và kéo theo gió mùa Đông-
Bắc. Loại gió này có khi rất mạnh và mang theo không khí lạnh, mưa dầm
nhất là từ tháng chạp trở đi. Mưa nhiều nhất vào tháng 9, 10, 11. Trong 3
tháng này lượng mưa nhiều gần gấp đôi lượng mưa của những tháng còn lại
trong năm.
+ Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 23 đến 25
0
C. Nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối là 41,6
0
C (tháng 5/1992). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5,5
0
C
( tháng 11/1993 ). Sự dao động nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn, biên độ nhiệt
trong ngày cũng rất lớn.
+ Lượng mưa lớn, bình quân từ 2000 đến 2500 mm/năm.
+ Độ ẩm không khí ở mức trung bình ( 83 – 84%). Mùa khô có độ ẩm
thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66 – 68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây
là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, đe dọa cháy rừng và
hỏa hoạn. Có 2 mùa gió chính là mùa đông và mùa hè từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau và từ tháng 5 đến tháng 8.
16
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên ở khu vực này hết sức khắc nghiệt đã có

ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất cũng như sự
sinh tồn, phát triển của người dân xã Sơn Trạch.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có tất cả 10.138,71 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó
chủ yếu gồm 3 loại đất chính:
- Đất feralit đỏ vàng: Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất
(chiếm65% tổng diện tích đất tự nhiên), được khai thác nhiều và có hiệu quả
nhất. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở chân đồi, chân núi và các vùng lân
cận vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Đất thịt nhẹ: Đây cũng là loại đất mà có diện tích sử dụng đứng sau
đất feralit đỏ vàng ( chiếm 28% tổng diện tích đất tự nhiên). Đất thịt nhẹ
được sử dụng trồng nhiều loại cây có giá trị cao trên địa bàn xã như lúa,
ngô, sắn, đậu...
- Đất phù sa: Chiếm diện tích nhỏ (khoảng 5% tổng diện tích đất tự
nhiên), được phân bố chủ yếu ở dọc 2 bên bờ sông Son.
Ngoài ra, trên địa bàn xã có nhiều loại đất khác nhưng chiếm diện tích
không đáng kể (khoảng 2% tổng diện tích đất tự nhiên) như đất mùn vàng
trên núi, đất xám bạc màu...
4.1.1.5. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã Sơn Trạch bao gồm nguồn nước mặt và
nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt của xã này chủ yếu nhờ vào nước từ sông Son, ao,
hồ, nước mưa và các con kênh, rạch chảy qua xã. Tuy nhiên, do lượng
nước trong mùa mưa quá lớn, nước trở nên dư thừa gây ra ngập úng.
Ngược lại trong mùa khô lượng nước mặt thiếu hụt gây khó khăn rất lớn
cho sản xuất nông nghiệp.
Về nguồn nước ngầm: Điều tra thăm dò địa chất thuỷ văn của
tỉnh Quảng Bình năm 2005 cho thấy tầng nước ngầm của xã này tương
đối phong phú, có đều quanh năm và phân bố trên diện rộng, là nguồn
nước chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân

dân trong xã.
17
4.1.1.6. Tài nguyên cảnh quan và môi trường
Trên địa bàn xã có dòng sông Son. Về phía Tây Nam theo tuyến đường
20 lịch sử đến cửa khẩu Cà Ròong – Nọong Ma; tiếp giáp với nước bạn Lào là
vùng đổi của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngoài di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch
còn là nơi quần tụ của các di tích lịch sử như: Phà Xuân Sơn, Km 0 đường 20
Quyết thắng, đường Nguyễn Văn Trỗi, phà Nguyễn Văn Trỗi.
Mặc dù vậy, nhưng trên địa bàn xã chưa có hệ thống cấp và thoát
nước nên về mùa mưa, lũ nước sông Son dâng ngập sâu từ 1m đến 2m
đối với toàn bộ các khu đân cư của xã sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nếu không làm tốt công tác bảo vệ môi trường trước và sau
mưa, lũ. [6] [7]
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và lao động
Bảng 1 : Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Trạch và toàn huyện
năm 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Số lượng
Xã Sơn Trạch Toàn huyện
1
Tổng số nhân khẩu Người 10.128 176.161
Trong đó: Số nam Người 4.981 86.693
Số nữ Người 5.147 89.468
2 Mật độ dân số Người/km
2
99,5 83,2
3 Tỷ lệ tăng dân số % 1,150 0,948

4 Tổng số hộ Hộ 2.388 41.940
5 Quy mô hộ Người/hộ 4,24 4,20
6
Lao động Người 5.424 91.083
Nông, lâm nghiệp,
thủy sản
Người 2.669 62.623
Công nghiệp, xây
dựng
Người 553 11.005
Các ngành dịch vụ Người 2.202 15.968
(Nguồn: [5])
18
Dân cư trên địa bàn xã Sơn Trạch phân bố ở 10 thôn, các khu dân cư đã
được hình thành lâu đời và phân bố khá hợp lý. Nhưng dân số ở các thôn
không đồng đều.[7]
4.1.2.2. Thu nhập và mức sống
Bảng 2: Thu nhập và mức sống của người dân Sơn Trạch
Đơn vị tính: triệu đồng/năm
STT Chỉ tiêu Đạt được
1.
2.
3.
Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân của hộ gia đình
Trong đó:
+ Hộ nông nghiệp
+ Hộ công ngiệp
+ Hộ dịch vụ
+ Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha gieo trồng

Tỷ lệ hộ nghèo
7,00
29,68
17,00
30,00
41,00
23,00
19,35
(Nguồn: [4][7])
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông:
+ Giao thông đường bộ: Hiện đã có hai tuyến đường Hồ Chí
Minh đi qua (nhánh Tây 12km; nhánh Đông 7 km); Tuyến tỉnh lộ 20 đi nước
bạn Lào và đường quốc lộ 15 A nối đường khu quy hoạch với đường Hồ Chí
Minh và thị trấn Hoàn Lão.
Các tuyến giao thông đối nội trong khu vực có tổng chiều dài 64,4 km.
+ Giao thông đường thủy: Ngoài giao thông đường bộ thì giao
thông đường thủy rất quan trọng cho việc đi lại của nhân dân và khách du
lịch. Sông Son với chiều dài khoảng 15 km chạy trong địa phận của xã.
- Hệ thống cấp thoát nước: Dân cư trong khu vực chủ yếu dùng nước
giếng đào, giếng khoan và nước sông để sinh hoạt. Hiện nay sở Thương mại
và du lịch tỉnh Quảng Bình đang triển khai hệ thống cấp nước cho khu trung
tâm Phong Nha với dung tích đài nước 60 m
3
, bể nước 150 m
3
, đường ống dẫn
chính có đường kính Φ 150.
19
Hiện nay nguồn xả của các tuyến ống thoát nước, thoát nước mưa là

khu trũng, khe suối và sông Son.
Trên điạ bàn xã hiện tại có 10 trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp được phân bố đều dặn cho tất cả các thôn.
- Hệ thống cấp điện: Điện trong khu vực được nối từ Hưng Trạch lên
bằng tuyến 10 KV. Hệ thống đường dây 0,4 KV trong khu vực quy hoạch
khoảng 21,260 km và trong khu vực lắp đặt được 10 trạm biến áp để cấp điện
cho các khu vực dân cư.
4.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của xã qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
- Ngành nông, lâm, ngư
- Ngành dịch vụ, thương mại
- Ngành tiểu thủ CN, XD
%
%
%
46
36
18
43
38
19
41
19
40
(Nguồn: [6][7])
* Sản xuất Nông - Lâm -Thủy sản:
Giá trị ngành Nông-Lâm-Thủy sản năm 2009 đạt 29.275 triệu đồng,
tăng 4,2% so với năm 2008
- Ngành trồng trọt: Cây lương thực là nhóm cây trồng chủ yếu của xã,

trong đó lúa là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất với 449 ha, sau đó lần lượt
đến cây ngô, lạc và sắn,… Những năm gân đây nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã là cho năng suất và
sản lượng cây trồng tăng lên, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm và từng
bước nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân
- Ngành Chăn nuôi: Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Nhiều hộ nông dân
đã đầu tư đúng hướng và phát triển theo mô hình kinh tế trang trại. Công tác
phòng, chống dịch bệnh được tăng cường nên đàn gia súc, gia cầm có xu
hướng tăng đàn:
Đàn trâu: 870con, tăng 1,2% so với cùng kỳ; đàn bò: 2.225con, tăng
2% so với cùng kỳ; đàn lợn: 5.596con, tăng 3% so với cùng kỳ; đàn gia cầm:
15.315 con, tăng 5% so với cùng kỳ; đàn dê: 455 con.
20
- Ngành Lâm nghiệp:
Giá trị ngành Lâm nghiệp chiếm 6% giá trị tăng thêm ngành Nông-
Lâm-Thủy sản.
Công tác quản lý, bảo vệ vốn rừng được các cấp, các ngành, các chủ
rừng quan tâm. Công tác phòng chống cháy rừng được triển khai đến tận thôn
xóm, đã chú trọng đến tuyên truyền, giáo dục ý thức về phòng chống
cháy rừng.
- Ngành Thủy sản:
Giá trị ngành Thủy sản chiếm 29% giá trị tăng thêm ngành Nông-Lâm-
Thủy sản.
Sản lượng thuỷ sản đạt 252 tấn, bằng 118,6% kế hoạch, tăng 10,1%
so cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng 176,4 tấn. Chương trình sản xuất
thuỷ sản được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện và đã đạt
được những kết quả tích cực, đánh bắt và nuôi trồng có sự tăng trưởng,
phát triển khá. Cơ bản đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch về đặc sản
cá trên sông Son.
Bảng 4. Các lớp tập huấn được tổ chức trên địa bàn xã Sơn Trạch

TT Tên lớp Số lớp
Số người
tham gia
1
Phòng trừ dịch bệnh các loại gia súc
2 60
3 Tập huấn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật 4 120
4 Bảo tồn và đa dạng nguồn Gen thực vật 1 35
5
Kỹ thuật thâm canh và bảo vệ thực vật cây Lạc
1 35
(Nguồn:[7])
* Sản xuất công nghiệp - TTCN:
Giá trị ngành sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 14.200 triệu đồng, tăng
15,5% so với kế hoạch.
Mặc dù trong khó khăn chung nhưng công nghiệp-TTCN xã ta vẫn giữ
được mức tăng trưởng khá. Các hoạt động hàn xì, mộc, sản xuất gạch xi măng
và các hoạt động xây dựng được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao.
21
* Thương mại, dịch vụ:
Giá trị ngành thương mại, dịch vụ đạt 28.810 triệu đồng. Hoạt động
kinh doanh du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực, cả về hệ thống nhà hàng,
quán ăn, cũng như thái độ chất lượng phục vụ; an ninh trật tư, vệ sinh môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện toàn xã có 840 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, tăng 25 cơ
sở so với năm 2008.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Trạch
*. Thuận lợi
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Là xã có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua nên rất thuận lợi trong

việc lưu thông, trao đổi hàng hoá nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp trong vùng và với vùng khác.
+ Điều kiện khí hậu với chế độ nhiệt và số giờ nắng cao khá phù hợp cho
sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng nhiệt đới.
+ Tài nguyên nước khá dồi dào đáp ứng nhu cầu tưới cho phần lớn diện
tích đất canh tác của xã.
+ Diện tích rừng và hệ thống cây trồng nông nghiệp khá phát triển đã
làm cho cảnh quan môi trường của xã khá trong lành và ít bị ô nhiễm.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội
+ Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần phát triển ngành
nghề, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
+ Là một xã sản xuất nông nghiệp nhưng thương mại dịch vụ và tiểu thủ
công nghiệp khá phát triển góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Các hoạt động thương mại, dịch vụ về vật tư nông nghiệp, chợ nông
thôn phát triển mạnh tạo điều kiện cho người dân mua bán thuận lợi.
+ Hệ thống giao thông khá phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu trao đổi vật tư, sản phẩm nông nghiệp và tiếp cận thị trường (đường thủy,
đường bộ).
22
*. Khó khăn
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm của xã có độ phì khá thấp.
+ Xã có những vùng có địa hình thấp trũng nên thường gây ngập úng
trong mùa mưa, ảnh hưởng đến việc canh tác mùa vụ.
+ Xã chịu ảnh hưởng chung của khí hậu thời tiết của khu vực miền
Trung, hàng năm trên địa bàn xã thường xảy ra lụt bão, hiện tượng xói mòn ở
ven sông Son, ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ và hệ thống cây trồng, làm
cho sản xuất nông nghiệp thường xuyên phải chịu nhiều rủi ro.
+ Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa hai vụ (quá nhiều vào

mùa mưa, thiếu hụt vào mùa khô).
+ Tài nguyên đất ít đa dạng nên khả năng đa dạng hoá cây trồng trong
nông nghiệp không cao.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội
+ Thu nhập/người thấp so với bình quân thu nhập/người của huyện
Bố Trạch.
+ Thu nhập từ nông nghiệp hiện đang còn thấp, trong khi giá cả vật tư
nông nghiệp cao đã làm giảm thu nhập của người nông dân, đã hạn chế việc
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ.
+ Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, khả năng tưới
tiêu còn hạn chế. Đặc biệt là vùng đất ở bản Rào Con nằm cách ly với trung
tâm xã.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thuỷ lợi,
cấp nước) phát triển nhưng chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu sản
xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của xã nói
chung.
23
4.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Sơn Trạch.
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Trạch.
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009
TT Mục đích sử dụng Mã
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 10.138,71 100
1 Đất nông nghiệp NNP 8.057,04 79,47
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 660,42 6,52
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 452,34
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 258,98

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 4,00
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 189,36
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 208,08
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.376,35 72,75
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.266,15
1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 4.110,20
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 20,27 0,2
2 Đất phi nông nghiệp PNN 658,01 6,49
2.1 Đất ở nông thôn ODT 41,89
2.2 Đất chuyên dùng DCG 335,38
2.3 Đất sông suối mặt nước SMN 218,01
2.4 Đất tín ngưỡng tôn giáo TTN 0,42
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 62,31
3 Đất chưa sử dụng CSD 1.423,66 14,04
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 432,58
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 790,48
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 200,60
(Nguồn: [8])
Từ số liệu được nêu ở bảng 5 có thể thấy:
Sơn Trạch là một xã thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chiếm
79,47% tổng diện tích tự nhiên. Công nghiệp chưa phát triển, nhưng dịch vụ
du lịch cũng khá phát triển nhờ có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ
Bàng, trong đó đặc biệt là 2 hang động Phong Nha và Tiên Sơn đã thu hút
lượng khách du lịch trong và ngoái nước hàng năm khá lớn. Nhưng diện tích
đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 79,47% tổng diện tích tự nhiên là khá cao so với
cơ cấu. Tuy nhiên, với quỹ đất nông nghiệp như vậy nên bình quân diện tích
24
đất nông nghiệp trên đầu người đạt mức khá cao, tạo điều kiện tăng thu nhập
và hoạt động sản xuất hàng hóa nông nghiệp của địa phương.
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009

( Đơn vị: %)
79.47
6.49
14.04
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

(Nguồn: [8])
2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã
TT Mục đích sử dụng Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Đất nông nghiệp NNP 8.057,04 100
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 660,42 8,20
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 452,34 5,62
1.1.1 Đất trồng lúa LUA 258,98 3,22
1.1.2 Đất cỏ chăn nuôi COC 4,00 0,05
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 189,36 2,35
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 208,08 2,58
2 Đất lâm nghiệp LNP 7,376.35 91,55
2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.266,15 40,54
2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 4.110,20 51,01
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 20,27 0,25
(Nguồn: [8])
Từ số liệu được nêu ở bảng 6 cho ta thấy:
Diện tích đất nông nghiệp là 8057,04 ha, trong đó:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 660,42 ha, chiếm 8,20% diện tích
đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm

khác, không có diện tích đất trồng cây lâu năm. Diện tích các cây trồng vụ
Đông còn thấp và chưa đa dạng.
25

×