Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch mạo hiểm ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 93 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
4. Giới hạn đề tài............................................................................................2
5. Quan điểm nghiên cứu...............................................................................3
5.1.Quan điểm hệ thống.................................................................................................3
5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ..................................................................................3
5.3. Quan điểm phát triển bền vững...............................................................................4
5.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh..................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu................................................................5
6.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.......................................................5
6.3. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm........................................................5
6.4. Phương pháp bản đồ................................................................................................5
6.5. Phương pháp thực địa..............................................................................................6
6.6. Phương pháp chuyên gia.........................................................................................6

7. Cấu trúc đề tài............................................................................................6
8. Lịch sử nghiên cứu đề tài...........................................................................6
B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN


VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ DU
LỊCH MẠO HIỂM Ở ĐÀ NẴNG.................................................................9
1.1. Các khái niệm liên quan..........................................................................................9
1.1.1. Tài nguyên........................................................................................................9
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................9
1.1.3. Tài nguyên du lịch............................................................................................9
1.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................9
1.1.5. Du lịch............................................................................................................10
1.1.6. Du lịch mạo hiểm...........................................................................................10
1.2. Phân loại du lịch mạo hiểm...................................................................................11
1.3. Mối quan hệ giữa DLMH với môi trường thiên nhiên..........................................12
1.4. Những lợi ích từ du lịch mạo hiểm........................................................................13
1.5. Khuynh hướng du lịch mạo hiểm trong tương lai.................................................14
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch mạo hiểm.............................15

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

1.6.1. Các yếu tố tự nhiên........................................................................................15
1.6.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội..............................................................................17
1.7. Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam..............................................................................19
1.7.1. Tiềm năng du lịch mạo hiểm Việt Nam.........................................................19
1.7.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...............20
1.7.3. Xu hướng nhu cầu du lịch mạo hiểm hiện nay...............................................20


1.7.3.1. Xu hướng nhu cầu du lịch mạo hiểm hiện nay nói chung....20
1.7.3.2. Xu hướng nhu cầu du lịch mạo hiểm tại Việt Nam nói riêng.
...........................................................................................................21
CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ....22
DU LỊCH MẠO HIỂM Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................22
2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng..........................................................................22
2.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................22

2.1.1.1. Tọa độ địa lý.........................................................................22
2.1.1.2. Giới hạn, diện tích................................................................22
2.1.1.3. Các đơn vị hành chính..........................................................24
2.2. Tài nguyên tự nhiên phục vụ du lịch mạo hiểm ở Đà Nẵng..................................26
2.2.1. Tài nguyên khí hậu:........................................................................................26

2.2.1.1. Tài nguyên nhiệt:..................................................................26
2.2.1.2. Tài nguyên mưa, ẩm :...........................................................28
2.2.1.3. Tài nguyên gió......................................................................30
2.2.2. Tài nguyên địa hình............................................................................................33
..................................................................................................................................34
2.2.3. Tài ngun thủy văn.......................................................................................35

2.2.3.1. Hệ thống sơng suối, thác ghềnh, hồ, đầm.............................35
...........................................................................................................41
2.2.3.2. Biển và đầm phá ven bờ.......................................................42
2.2.4. Tài nguyên rừng.............................................................................................44
......................................................................................................................................50
2.3. Đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ du lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng. .51
2.4. Thực trạng du lịch mạo hiểm trên địa bàn Đà Nẵng.............................................55


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ DU LỊCH MẠO HIỂM Ở ĐÀ NẴNG............58
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất hệ thống giải pháp............................................58
3.1.1. Chủ trương định hướng phát triển du lịch mạo hiểm.....................................58
3.1.2 Kết quả nghiên cứu khả năng phục vụ phát triển DLMH của TNTN ở thành
phố Đà Nẵng.............................................................................................................60
3.2. Hệ thống giải pháp................................................................................................62

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

3.2.1. Nghiên cứu đầy đủ, lượng hóa giá trị của TNTN đối với các loại hình
DLMH......................................................................................................................62
3.2.2. Giải pháp nghiên cứu đánh giá đầy đủ, chi tiết, cụ thể trên cơ sở đó lập bản
đồ xác định giá trị của các TNTN phục vụ DLMH..................................................66

3.2.2.1. Nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ chi tiết, cụ thể về mặt
TNTN của một lãnh thổ nhất định trước khi lựa chọn loại hình
DLMH...............................................................................................66
3.2.2.2. Lập bản đồ xác định giá trị của các TNTN phục vụ DLMH
...........................................................................................................67
3.2.3. Các giải pháp hổ trợ.......................................................................................68

3.2.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách................................................68

3.2.3.2. Giải pháp thăm dị các tài ngun tự nhiên có khả năng khai
thác phục vụ DLMH..........................................................................68
3.2.3.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm phù hợp với từng loại tài
nguyên tự nhiên.................................................................................69
3.2.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực................................69
3.2.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
kỹ thuật..............................................................................................70
3.2.3.6 Giải pháp khác:......................................................................71
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................72
1. Kết luận....................................................................................................72
1.1. Những kết quả đạt được........................................................................................72
1.2. Những tồn tại.........................................................................................................73

2. Kiến nghị..................................................................................................73
2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ, Tổng cục..........73
2.2. Cơ quan quản lý về dụ lịch địa phương.................................................................74
2.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương...........................................................74

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................76
E. PHỤ LỤC..................................................................................................50

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.2: Những hoạt động và khung cảnh có liên quan đến mạo hiểm. 12
Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà
Nẵng................................................................................................................24
Bảng 2.2: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm khu vực Đà Nẵng và
một số địa phương khác (Kcal/cm2)............................................................26
Bảng 2.3 : Cán cân bức xạ tháng và năm khu vực Đà Nẵng và một số ...26
địa phương khác ( Kcal/ cm2)......................................................................26
Bảng 2.4 : So sánh đặc trưng nhiệt đới ở Đà Nẵng với tiêu chuẩn nhiệt
đới...................................................................................................................27
Bảng 2.5 : Đặc trưng nhiệt độ trung bình năm khu vực Đà Nẵng...........27
Bảng 2.6 : Tốc độ gió trung bình (m/s) ở các địa phương..........................31
Bảng 2.7. Danh sách các hồ, đầm trong thành phố Đà Nẵng....................40
Bảng 2.8 : Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp TP Đà Nẵng theo quận
huyện..............................................................................................................45
Bảng 2.9: Thành phần lồi thực vật rừng ở Đà Nẵng phân theo cơng
dụng................................................................................................................48
Bảng 2.10 : Thống kê thành phần loài của các khu hệ động vật ở Đà Nẵng
.........................................................................................................................49
Bảng 2.11 : Phân bố các Taxon trong các lớp động vật ở Đà Nẵng.........49
Bảng 2.12 : Mức độ hoang sơ của địa hình thành phố Đà Nẵng phục vụ
cho DLMH.....................................................................................................51
Bảng 2.13: Mức độ hiểm trở của địa hình thành phố Đà Nẵng phục vụ
cho DLMH.....................................................................................................51
Bảng 2.14: Mức độ trở ngại của địa hình thành phố Đà Nẵng phục vụ cho
DLMH............................................................................................................52
Bảng 2.15: Mức độ mạo hiểm của địa hình thành phố Đà Nẵng phục vụ
cho DLMH.....................................................................................................52
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ


Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

Bảng 2.16 : Mức độ hoang sơ của sông suối , thác ghềnh ở thành phố ...53
Đà Nẵng phục vụ cho DLMH.......................................................................53
Bảng 2.17: Mức độ hiểm trở của sông suối , thác ghềnh ở thành phố .....53
Đà Nẵng phục vụ cho DLMH.......................................................................53
Bảng 2.18 : Mức độ trở ngại của sông suối , thác ghềnh ở thành phố .....53
Đà Nẵng phục vụ cho DLMH.......................................................................53
Bảng 2.19 : Mức độ mạo hiểm của sông suối , thác ghềnh ở thành phố ..53
Đà Nẵng phục vụ cho DLMH.......................................................................53
Bảng 2.20 : Mức độ hoang sơ của biển và đầm phá ở thành phố Đà Nẵng
phục vụ cho DLMH.......................................................................................54
Bảng 2.21 : Mức độ hiểm trở của biển và đầm phá ở thành phố Đà Nẵng
phục vụ cho DLMH.......................................................................................54
Bảng 2.22 : Mức độ mạo hiểm của biển và đầm phá ở thành phố Đà Nẵng
phục vụ cho DLMH.......................................................................................54

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng .................................25
Bản đồ 2.2: Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm khu vực Đà Nẵng28
Bản đồ 2.3: Bản đồ phân bố mưa trung bình năm khu vực Đà Nẵng......29
Bản đồ 2.4: Bản đồ tài nguyên khí hậu khu vực thành phố Đà Nẵng......32
Bản đồ 2.5: Bản đồ địa hình thành phố Đà Nẵng.......................................34
Bản đồ 2.6: Bản đồ phân bố thủy văn thành phố Đà Nẵng.......................41
Bản đồ 2.7: Bản đồ tài nguyên rừng khu vực thành phố Đà Nẵng...........50
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các giá trị kinh tế của VQG.............................................64
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phương pháp lượng giá VQG..........................................65

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

DLMH

: Du lịch mạo hiểm


DL

: Du lịch

MH

: Mạo hiểm

KV

: Khu vực

P

: Phường

Q

: Quận

TP

: Thành phố

KTĐN

: Khí tượng Đà Nẵng

SVTH: Hồng Thị Thu Huệ


Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
TNTN có vai trị rất to lớn trong phát tiển du lịch. Bởi vì du lịch là một
trong những ngành có sự định hướng TNTN rõ rệt. Quy mô hoạt động du lịch
của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài
nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ, sự thay đổi của dòng khách du lịch.
Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên. TNTN là một
trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn
có, chất lượng của chung và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ
có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng
hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại
với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các
loại tài nguyên phong phú thì súc thu hút khách du lịch càng mạnh. Chính vì
vậy mà đặc điểm của TNTN là cơ sở để phát triển du lịch nói chung và
DLMH nói riêng.
DLMH là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm
của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo
hiểm, trở về với tự nhiên. Bản chất con người là muốn khám phá những điều
mới lạ từ tự nhiên . Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi
khác nhau, khơng phân biệt giới tính tham gia vào các chương trình du lịch
mạo hiểm. Mấy năm gần đây, để thoả mãn nhu cầu khám phá của mình, nhiều
khách đã đặt chân tới tận vùng Nam Cực lạnh giá, một số du khách đã chi

hàng triệu đô la Mỹ đi du lịch vũ trụ. Đối tượng khách du lịch mạo hiểm
thường có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày. Đó là những tiêu chí quan
trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt du lịch, đồng thời giúp khẳng định đặc
điểm của TNTN là cơ sở để phát triển DLMH.
Một trong những đặc trưng của hoạt động DLMH là tính độc đáo, đa
dạng, đặc sắc và nó được quy định bởi tính chất của TNTN. Nên tùy vào đặc
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

1

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

điểm, tính chất của TNTN ở mỗi địa phương mỗi khu vực cụ thể mà có sự lựa
chọn trong cách thức tổ chức từng hoạt động DLMH khác nhau.
Nước ta có tiềm năng du lịch đa dạng và đang nổi lên là một điểm đến
mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Trong đó thành phố Đà Nẵng là một
trong những nơi có TNTN phong phú, đa dạng thuận lợi để phát triển du lịch
đặc biệt là phát triển DLMH. Hơn nữa, theo định hướng phát triển DL địa
phương này, DLMH cũng là một trong những định hướng được ưu tiên. Tuy
nhiên đến nay TNTN chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ DLMH nên
chưa thu hút đông đảo du khách tham gia DLMH cả trong nước và quốc tế. Vì
vậy, “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch mạo
hiểm ở thành phố Đà Nẵng” là một vấn đề rất cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..

Trên cơ sở nghiên cứu TNTN phục vụ phát triển DLMH ở thành phố
Đà Nẵng từ đó đề xuất các giải pháp giúp khai thác có hiệu quả TNTN phục
vụ phát triển DLMH ở thành phố Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc nghiên cứu
TNTN phục vụ DLMH ở thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích khả năng của TNTN nhằm phục vụ DLMH ở thành phố
Đà Nẵng.
- Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác có hiệu quả TNTN phục
DLMH ở thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là TNTN phục vụ phát triển DLMH.
4. Giới hạn đề tài.
Giới hạn về lãnh thổ : Không gian nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng.
Giới hạn về nội dung : Nghiên cứu khả năng phục vụ DLMH của
TNTN như: tài ngun khí hậu, địa hình, thủy văn, hải văn, rừng… ở thành
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

2

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

phố Đà Nẵng. Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm khai thác khả năng
các TNTN phục vụ phát triển DLMH.
5. Quan điểm nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát
triển du lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng” sẽ vận dụng các quan điểm sau:
5.1.Quan điểm hệ thống
- Khái niệm: Quan điểm hệ thống là quan điểm xem sét các sự vật hiện
tượng là các hệ thống. Trong hệ thống đó là các yếu tố cấu tạo nên và có mối
liên hệ với nhau, mỗi một yếu tố của hệ thống là một á hệ thống cấp thấp hơn,
các hệ thống đó liên lạc với nhau và với mơi trường bên ngồi.
- Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài cần phải:
+ Xác định được các yếu tố của TNTN phục vụ DLMH.
+ Tách các yếu tố của TNTN phục vụ DLMH ra để nghiên cứu sâu.
+ Nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố của TNTN phục vụ DLMH.
+ Khái quát đặc điểm của TNTN phục vụ DLMH.
5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.
- Khái niệm: Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một quan điểm xem sét
đánh giá các sự vật hiện tượng địa lí khơng đứng biệt lập mà tồn tại trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau rất phức tạp.
- Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu cần phải:
+ Nghiên cứu tất cả các thành phần của TNTN phục vụ DLMH.
+ Mỗi thành phần của TNTN phải được nghiên cứu trong mối quan hệ
tác động qua lại với các thành phần khác.
+ Trong nghiên cứu đề tài phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu.
+ Khi rút ra kết luận, nhận xét về TNTN phục vụ DLMH phải xem sét
đầy đủ các nhân tố tác động đến.
+ Khi đề xuất giải pháp khai thác TNTN phục vụ DLMH cần chú ý
việc tác động vào một thành phần có thể gây biến đổi các thành phần khác.
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

3


Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

5.3. Quan điểm phát triển bền vững.
- Khái niệm: Quan điểm phát triển bền vững là quan điểm tạo cho con
người có được đời sông chất lượng cao bao gồm đời sống vật chất và tinh
thần cao; môi trường tốt nhằm thỏa mãn nhu cầu của hệ đang sống hiện tại
nhưng lại đảm bảo cho các thế hệ tương lai.
- Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu phải:
+ Đánh giá được tiềm năng của TNTN phục vụ phát triển DLMH ở
thành phố Đà Nẵng.
+ Đánh giá được hiện trạng khai thác TNTN phục vụ phát triển DLMH
ở thành phố Đà Nẵng.
+ Vạch được định hướng phát triển DLMH ở thành phố Đà Nẵng.
+ Đề xuất được giải pháp để khai thác TNTN phục vụ phát triển
DLMH ở thành phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bền vững.
+ Xem sét, đánh giá các quy trình, cơng nghệ các sản phẩm DLMH ở
thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.
5.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Đây là một quan điểm động, thông qua việc phân tích q trình vận
động chuyển hóa để tìm ra quy luật phát triển, tìm ra những phương thức tác
động hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể và tìm ra những giải pháp tối ưu hài
hịa, sát với tình hình thực tiễn khách quan trọng việc hoạch định các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong nghiên cứu đề tài này
cần phải tìm đến nguồn gốc lịch sử của các vấn đề liên quan đến DLMH nói

chung, DLMH ở thành phố Đà Nẵng nói riêng, lý giải nguyên nhân hình
thành và phát triển của chúng, xác định xu hướng vận động, dự báo dựa vào
căn cứ khoa học, đảm bảo tính tích cực và sáng tạo tinh kế thừa trong nghiên
cứu địa lí.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển
du lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng” sẽ vận dụng các phương pháp sau:
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

4

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Sử dụng phương pháp này bằng cách nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý
luận khác nhau về DLMH bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận,
từng mặt theo lịch sử thời gian để hiểu chúng một cách đầy đủ, toàn diện.
Liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu nhập được
về DLMH để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc về đề tài đang
nghiên cứu Tài liệu về “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển
DLMH ở Đà Nẵng” hiện nay khá phong phú, có nhiều nguồn và có độ tin cậy
khác nhau. Việc thu thập và tổng hợp tài liệu phải hết sức thận trọng, đúng
nguồn và đúng chun ngành để có được các thơng tin chính xác.
6.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết.
Sử dụng phương pháp này bằng cách sắp xếp các tài liệu khoa học về

DLMH thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến
thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất cùng một hướng phát
triển. Sắp xếp tri thức khoa học về DLMH thành một hế thống trên cơ sở các
nội dung liên quan đến đề tài “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ
phát triển du lịch mạo hiểm ở Đà Nẵng” làm cho sự hiểu biết của ta về đề tài
đang nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc.
6.3. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp này bằng cách nghiên cứu xem xét lại những
thành quả của hoạt động thực tiễn về nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
DLMH trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho việc
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du
lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng”.
6.4. Phương pháp bản đồ.
Sử dụng phương pháp này bằng cách sử dụng các bản đồ về địa hình,
sơng ngịi, thực vật, động vật.. để nghiên cứu trong các khâu: phân tích, so
sánh, đối chiếu, lựa chọn, đánh giá, biên tập bản đồ để xác định sự biến động
của những đối tượng, hiện tượng liên quan đến việc nghiên cứu đề tài
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

5

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

“Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch mạo hiểm ở
thành phố Đà Nẵng” trong không gian.

6.5. Phương pháp thực địa.
Sử dụng phương pháp này bằng cách ra ngồi thực tế thiên nhiên quan
sát, đo đạc, tìm hiểu nghiên cứu các TNTN phục vụ DLMH ở thành phố Đà
Nẵng (địa hình, thủy văn, hải văn, sinh vật…) nhằm đem lại hiệu quả tích
cực nhất.
6.6. Phương pháp chuyên gia.
Sử dụng phương pháp này bằng cách sử dụng trí tuệ của đội ngũ
chuyên gia để xem xét nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn
phức tạp có liên quan đến đề tài nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho sự
kiện đó hay phân tích đánh giá một sản phẩm khoa học có liên quan đến đề tài
đang nghiên cứu.
7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, đề xuất, hệ thống bảng biểu,
phụ lục… nội dung đề tài được xây dựng theo cấu trúc 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc nghiên cứu tài
nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Khả năng của tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch mạo
hiểm ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên
tự nhiên du lịch mạo hiểm ở thành phố Đà Nẵng.
8. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Loại hình DLMH đã trở thành đề tài nghiên cứu của khơng ít những
nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt trong nghiên cứu
về TNTN phục vụ DLMH thì mỗi nhà khoa học đều thể hiện những quan
điểm riêng, thể hiện sự đào sâu tìm tịi của mình so với những người đi trước,
tạo nên những nấc thang phát triển trong quá trình nghiên cứu về TNTN phục
vụ DLMH.
SVTH: Hồng Thị Thu Huệ

6


Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

* Trên thế giới :
- Cơng trình nghiên cứu của chính phủ New South Wales thiết lập
một Tiêu chuẩn của việc Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên chất lượng với mục
đích phục vụ phát triển kinh tế trong đó có TNTN phục vụ DLMH phát triển.
Ở Hoa Kỳ, các khu vực quản lý tài nguyên thiên nhiên là quản lý cuộc sống
hoang dã thường có liên quan đến du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.
- Cơng trình nghiên cứu của công viên quốc gia Yosemite (Mỹ) đề cập
đến TN địa hình phục vụ cho DLMH tại núi Half Dome .
- Cơng trình bàn về lí luận du lịch mạo hiểm: Adventure tourism [John
Swarbrooke, 1988] đề cập tới các lĩnh vực của du lịch mạo hiểm như khách
du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch mạo hiểm, marketing du lịch mạo hiểm,
quản lý các yếu tố rủi ro của du lịch mạo hiểm…; Adventure programming
[Addison.G, 1999] đề cập đến du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái.
- Cơng trình nói về tiêu chí hiện trạng DLMH: Adventure tourism [Ralf
Buckley,2006], đề cập đến các hoạt động cụ thể của du lịch mạo hiểm tại các
vùng trên thế giới.
Những cơng trình nghiên cứu trên hầu như chưa nhất quán về quan
điểm và chỉ tập trung vào một số khía cạnh của TNTN phục vụ DLMH hay
loại hình DLMH mà tác giả/nhóm tác giả quan tâm.
* Ở Việt Nam :
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (tên giao dịch quốc tế: Institule
For Tourism Deverlopment Research, ITDR) đề cập đến nghiên cứu TNTN

phục vụ DL trong đó có DLMH.
- Cơng trình Trường Đại học khoa học tự nhiên Đại học quốc gia Hà
Nội, Viện chiến lược, chính sách tài ngun và mơi trường đề cập đến: khi
nói tới tài nguyên thường gắn với hoạt động kinh tế và TNTN là điều kiện để
phát tiển DL nói cung và DLMH nói riêng.
- Cơng trình nói về tiêu chí hiện trạng và biện pháp phát triển DLMH :
Du lịch trekking ở Việt Nam: loại hình và phương thức tổ chức, nghiên cứu
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

7

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

trường hợp ở Sa Pa (Lào Cao) [Trịnh Lê Anh, 2006], Cơ sở khoa học để phát
triển các sản phẩm du lịch thể thao – mao hiểm ở vùng núi phía Bắc [Phạm
Trung Lương, 2007], Tìm hiểu tour du lịch thể thao – mạo hiểm ở vùng núi
phía Bắc [Phạm Hồng Tuấn, 2008], Xây dựng chương trình du lịch mạo
hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An, [Khương Thanh Thúy, 5/2008]. Thực
trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng, [Phạm Thị Kim
Cúc, 2009]. Những cơng trình này chủ yếu nghiên cứu về một loại hình cụ thể
hoặc sản phẩm, chương trình thuộc loại hình du lịch mạo hiểm.
Những cơng trình nghiên cứu trên hầu như chưa nhất quán về quan
điểm và chỉ tập trung vào một số khía cạnh của TNTN phục vụ DLMH và các
loại DLMH mà tác giả/nhóm tác giả quan tâm.
* Ở thành phố Đà Nẵng:

DLMH mới xuất hiện một vài năm gần đây và chỉ diễn ra ở rất ít các
địa điểm trên địa bàn của thành phố, loại hình này cũng chưa phổ biến so với
các loại hình du lịch khác có trong thành phố. Đề tài nghiên cứu về DLMH ở
đây chưa có.

SVTH: Hồng Thị Thu Huệ

8

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ DU
LỊCH MẠO HIỂM Ở ĐÀ NẴNG.
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Tài nguyên
Nguồn tài nguyên, theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn vật liệu,
năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong vũ trụ, mà con người có thể sử
dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Số lượng các nguồn
tài nguyên thay đổi trong quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển
thì số lượng các tài nguyên được biết đến và sử dụng ngày càng nhiều.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên ở trình độ
phát triển lực lượng sản xuất và nghiên cứu nhất định, tài nguyên thiên nhiên

được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu xã hội lồi người dưới hình thức tham gia
trực tiếp và hoạt động sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 4, chương I
thì : “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đơ thị DL”.
1.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005), quy định tại chương 2, điều 13:
“TNDLTN gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích DL”.

SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

9

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

1.1.5. Du lịch
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005), tại điều 4, chương I định
nghĩa: “ DL là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.6. Du lịch mạo hiểm

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm, cách hiểu, định nghĩa
thể hiện những quan điểm khác về DLMH.
DLMH là một hoạt động giải trí được tổ chức tại một nơi cư trú thường
xuyên, mới lạ và hoang sơ, kết hợp với các hoạt động có mức độ vận động
cao, chủ yếu là các hoạt động ngoài trời. Người tham gia loại hình DLMH
mong muốn được trãi nghiệm sự MH ở nhiều mức độ MH khác nhau, cảm
nhận sự thú vị, tận hưởng sự mới lạ và rèn luyện bản thân. [Millington, 2001].
Muller và Cleaver (2000) đã đưa ra một định nghĩa dưới gốc độ của
những người cung cấp dịch vụ như sau: DLMH được đặc trưng bằng khả
năng cung cấp cho du khách các mức độ cảm nhận hào hứng thường có được
nhờ đưa các thành tố thực nghiệm có tính thách thức về mặt thể chất vào trải
nghiệm của du khách (thường là ngắn). Trong định nghĩa này, các tác giả
nhấn mạnh cảm giác của du khách thông qua việc tham gia trực tiếp vào các
hoạt động đòi hỏi nổ lực về mặt thể chất để vượt qua một thách thức.
Còn Smith và Jenner (1999) lại định nghĩa DLMH thơng qua việc phân
biệt loại hình này với các DL khác: Có thể chìa khóa phân biệt đặc điểm của
kỳ nghỉ MH là nó phải có chất lượng của một cuộc thám hiểm hoặc viễn
chinh trong toàn bộ chuyến đi chứ không chỉ là một hay hai ngày. Định nghĩa
này hướng đến DLMH thuần túy. Trong khi đó Addison (1999) lại cho rằng “
sự kết hợp giữa ba yếu tố là hoạt động, thiên nhiên và văn hóa khiến DLMH
trở thành một thách thức hoàn chỉnh”. Như vậy, Addison khơng phân biệt
DLMH một cách rõ ràng và dứt khốt như Smith và Jenner mà lại đặt DLMH
trong mối quan hệ giữa DLMH và DLVH cùng với DLTT.
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

10

Lớp: Địa 4A



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

Sung – một nhà nghiên cứu trong cơng trình năm 1997 đã đưa ra định
nghĩa về loại hình DLMH đầy đủ hồn thiện hơn các định nghĩa khác: DLMH
là một chuyến đi với mục đích tham gia các hoạt động để khám phá kinh
nghiệm mới, thường liên quan tới mối nguy hiểm được nhận thức hoặc có thể
kiểm sốt, kết hợp với thử thách cá nhân trong môi trường tự nhiên hoặc trong
một khơng gian ngồi trời xa lạ được sắp đặt.
Từ các định nghĩa, khái niệm, cách hiểu trên, có thể thấy rằng: DLMH
có những đặc trưng cụ thể sau đây: tác động linh hoạt, MH, sự thách thức,
tính mục đích, tính mới lạ, sự kích thích, sự độc lập, sự thám hiểm và khám
phá, sự say mê, sự trải nghiệm cảm xúc [ Jonh Swarbrooke, Colin Beard,
Suzanne Leckie và Gill Pomfret, 2003].
1.2. Phân loại du lịch mạo hiểm
Có nhiều cách để phân loại loại hình DLMH:
- Dựa vào tính chất và đặc điểm của DLMH có thể phân DLMH thành
ba loại:
+ DLMH trên cạn: Bao gồm các môn leo vách núi, leo núi, đi bộ
băng rừng…
+ DLMH dưới nước: Chèo thuyền vượt thác, lướt ván, khám phá đại
dương, đua cano…
+ DLMH trên không: Các môn Bungy, Jump, nhảy dù, bay tàu lượn…
- Dựa vào mục đích chuyến đi có ba loại:
+ DL “ phượt”, DL “bụi” với mục đích khám phá thiên nhiên, trải
nghiệm bản thân và chinh phục những thử thách trong thiên nhiên.
+ Team building xây dựng tinh thần tập thể trong các cơng ty, tổ
chức… hình thành cách làm việc có phân tích logic… theo đúng mục đích của
nhà tổ chức team building.

+ Khám phá nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu, khảo sát,
phân tích tìm hiểu các loại động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên.
- Dựa mức độ MH có thể chia làm ba loại:
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

11

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

+ Loại hình có mức độ MH thấp: đạp xe đạp, chèo thuyền, đi bộ
băng rừng…
+ Loại hình có mức độ MH trung bình: leo vách núi, chèo thuyền
vượt thác…
+ Loại hình có mức độ MH cao: Đây là các hoạt động mang tính chất
rủi ro cao, hay địa điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Như vậy có thể phân loại DLMH dựa trên đặc điểm, tính chất, mức độ
hay mục đích hoạt động chính của chuyến đi… điều đó đã tạo nên sự phong
phú và đa dạng của loại hình DLMH.
1.3. Mối quan hệ giữa DLMH với môi trường thiên nhiên.
Du lịch dựa vào môi trường thiên nhiên có thể nói rất rộng lớn và bao
gồm tất cả các hoạt động DL có sử dụng mơi trường thiên nhiên như là một
tài nguyên DL . Bảng dưới đây sẽ nêu rõ hơn về mối quan hệ giữa DLMH
với môi trường thiên nhiên , cụ thể là các hoạt động cũng như khung cảnh nơi
diễn ra hoạt động MH.
Bảng 1.2: Những hoạt động và khung cảnh có liên quan đến mạo hiểm.

Hoạt động mạo hiểm
Khung cảnh mạo hiểm
Hoạt động cần nổ lực về thể chất Ngoài trời, khu vực hoang dã.
hoặc động lực về tinh thần.
Tiếp xúc với thiên nhiên

Ngoài trời, khu vực hoang dã.

Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở
nhau.

nước ngồi.

Hành trình dài ngày trên cạn, dưới Các khu vực vùng sâu, xa hoặc ở
nước hoặc trân khơng.
nước ngồi.
[Nguồn: Adventure tourism, the new frontier, John Swarbrook].
Qua bảng trên có thể thấy rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên là yếu tố
quan trọng trong rất nhiều hoạt động MH. Khung cảnh hay khu vực càng hoang
dã lại càng có tính MH cao. Nhưng đồng nghĩa với nguy hiểm cũng là sự kích
thích và sự trải nghiệm cao hơn hẳn khi được hịa mình vào cuộc sống hoang
dã. Chính vì thế các loại hình DLMH dựa vào TNTN có sức hút rất cao.
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

12

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp


Ngành học: Sư phạm Địa lí

DL dựa vào thiên nhiên là một thuật ngữ rất rộng bao hàm bên trong nó
rất nhiều loại hình DL khác nhau thường diễn ra trong khung cảnh tự nhiên
hoang sơ, chưa bị biến đổi. DLST và DLKP cuộc sống hoang dã chính là
những hình thức được biết đến nhiều nhất. DLST được coi như là loại hình
DLMH có tính bền vững nhất vì nó có tính giáo dục và bảo tồn cao.
Hiện nay, với trào lưu phát triển bền vững, DLMH cũng hướng đến bảo
vệ mơi trường . Nhưng có một điều có thể khẳng định rằng DLMH liên quan
chủ yếu đến mơi trường tự nhiên và chính vì thế mối quan hệ giữa DLMH với
môi trường thiên nhiên ngày càng mật thiết hơn.
1.4. Những lợi ích từ du lịch mạo hiểm
DLMH không chỉ mang đến cảm giác chinh phục tự nhiên, chiêm
ngưỡng được những kỳ quan mà không phải ai cũng có thể “chạm” tới mà
cịn đem lại nhiều ích lợi cho du khách về thể chất cũng như tinh thần.
Các nhà khoa học đã từng khuyến cáo rằng nỗi ám ảnh với sự sạch sẽ
của con người hiện nay có thể dẫn đến sự gia tăng bệnh dị ứng, hen suyễn và
bệnh viêm đường ruột. Việc con người tiếp xúc với những bụi bẩn, bùn đất lại
giúp cải thiện thể chất của mình. Bởi chính những thứ “bắt bẩn” lại là con
đường tốt nhất để phát triển một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh đó
những hoạt động ngồi trời có thể ngăn chặn hoặc giúp điều trị một loạt các
vấn đề về sức khỏe như béo phì, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng khả năng tập
trung… Những cuộc phưu MH như leo núi, cưỡi ngựa qua núi, leo núi đá… sẽ
giúp chúng ta hịa mình với thiên nhiên và việc bị bẩn là một điều tất yếu.
Các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe sẽ giúp phát triển vùng
hippocampus (nằm trong thùy thái dương, là cửa ngõ để thông tin được ghi
nhớ vào não). Càng lớn tuổi thì vùng này thường bắt đầu co lại khiến trí nhớ
bị suy giảm, thậm chí rơi vào tình trạng mất trí nhớ hồn tồn. Một nghiên
cứu đã chứng minh một nhóm người trong độ tuổi trung niên giành 30-40

phút đi bộ mỗi tuần thì có thể làm vùng hippocampus tăng thêm trung bình
2% đồng nghĩa với việc giúp cải thiện trí nhớ trong nhiều năm.
SVTH: Hồng Thị Thu Huệ

13

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

Bên cạnh đó, những cuộc phiêu lưu MH cũng giúp cho du khách tăng
khả năng chịu đựng và tự tin hơn.
DLMH đem lại một nguồn thu lớn trong ngành công nghiệp DL. Từ
một thị trường nhỏ nhưng trải qua nhiều năm tháng và đến ngày nay, DLMH
đã trở thành một trong những yếu tố trọng tâm góp phần phát triển trong
ngành cơng nghiệp khơng khói này. Từ năm 2009 đến nay, thị trường DLMH
tăng trưởng mỗi năm 65%. Thêm vào đó, các công ty tư vấn cũng tin rằng
ngành công nghiệp DLMH có tiềm năng trong việc tích cực chuyển đổi con
người, mơi trường và nền kinh tế. Bởi khi loại hình DL này phát triển sẽ mở
ra công ăn việc làm, môi trường kinh doanh tại địa phương như trở thành
hướng dẫn viên cho các tour MH, cung cấp các bữa ăn và chỗ ở cho du khách
phiêu lưu, bán các mặt hàng thủ cơng. Đồng thời việc này cũng góp phần
nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo tồn di sản của con người.
1.5. Khuynh hướng du lịch mạo hiểm trong tương lai.
Với xu hướng quốc tế hóa khoảng cách giữa các quốc gia đang bó hẹp
lại, cũng như cuộc cách mạng của khoa học kỹ thuật sẽ làm cho tương lai của
DLMH sẽ thu hút một số lượng lớn du khách đặc biệt là giới trẻ tham gia loại

hình này. Bên cạnh đó cuộc sống của con người ngày càng trở nên áp lực do
vậy ngày càng nhiều người tìm đến DLMH hơn để tìm lại cân bằng trong
cuộc sống. Với phong cách của một loại hình địi hỏi nhiều yếu tố về thể chất
lẫn tinh thần của người tham gia do vậy nên DLMH là một cách cho giới trẻ
thể hiện phong cách của họ qua chuyến đi.
Qúa trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, dân số thế giới tăng nhanh,
làm cho nhiều đô thị mọc lên, khiến cho các địa điểm tổ chức ngày càng thu
hẹp dần bắt buộc các nhà khai thác phải tìm những địa điểm mới cho việc tổ
chức các tour DLMH như ở Nam Cực, sa mạc thậm chí là ở ngồi khơng gian.
Tương lai các nhà khai thác sẽ đưa vào những tour DL mới hơn nữa bởi
những khoảng cách địa lý, những vùng miền đã được khám phá, nhu cầu của
du khách ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng thỏa mãn tính hiếu kỳ của du khách.
SVTH: Hồng Thị Thu Huệ

14

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

Do đó trong tương lai sẽ phát triển các môn DL ra bên ngồi khoảng khơng
vũ trụ với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật con người sẽ có những chuyến
DL ra ngoài vũ trụ lên Mặt Trăng hay hành tinh nào đó. Hiện nay, loại hình
team building là một dạng rất được ưa chuộng và phát triển đến các nước
đang phát triển, ở Việt Nam team building được các doanh nghiệp sử dụng
như một công cụ để liên kết với các cộng đồng trong công ty và thông qua
team building là những bài học kinh nghiệm mà những người lãnh đạo muốn

truyền cho nhân viên của mình.
Với các tour đặc biệt như vậy, cộng với yếu tố nhàn rỗi của người dân
ngày càng tăng khiến cho thời lượng của các tour MH ngày càng được kéo
dãn ra. Một tour DLMH gồm 3 mơn phối hợp phải tốn ít nhất là một tuần, các
tour của khách nước ngoài phải tốn hơn một tháng và đặc biệt là các tour di
chuyển ra ngồi khoảng khơng vũ trụ.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch mạo hiểm
1.6.1. Các yếu tố tự nhiên.
Các dạng tài nguyên có thể khai thác để phát triển loại DLMH gồm:
- Các dạng địa hình:
Trong đó chủ yếu khai thác đặc điểm về độ cao, độ dốc do cấu trúc địa
hình tạo nên. Độ dốc càng lớn thì tính MH của sản phẩm DL tạo ra cũng sẽ
càng lớn. Hiện nay các tour DLMH (đi bộ hoặc bằng phương tiện như xe
đạp, xe máy, ôtô, tàu lượn) ở vùng núi thường được thiết kế ở những khu vực
có độ dốc lớn nhằm khai thác tính MH ẩn chứa trong dạng tài ngun này.
Ngồi ra, một dạng TNDL địa hình khác thường được khai thác để xây
dựng các sản phẩm DLMH là hệ thống các “hang động” bởi tính MH cao
chứa đựng trong chúng. Những hang động càng sâu, càng phức tạp (được cấu
tạo hỗn hợp giữa hai tính chất thủy động và động khơ) thì càng được quan
tâm khai thác để phát triển các sản phẩm DLMH. Tất nhiên các giá trị cảnh
quan, thẩm mỹ của hang động cũng sẽ đóng vai trị quan trọng, tuy nhiên sẽ là
thứ yếu nếu tài nguyên địa hình này được khai thác cho mục đích DLMH.
SVTH: Hồng Thị Thu Huệ

15

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp


Ngành học: Sư phạm Địa lí

Một dạng TNDL địa hình khác hiện cũng thường khai thác cho mục
đích DLMH là dạng địa hình savan (sa mạc hoặc bán hoang mạc).
- Hệ thống sông, suối, hồ và biển:
Trong đó đặc điểm về dịng chảy và địa hình của lịng sơng/suối thường
được khai thác khi phát triển các sản phẩm DLMH như vượt thác nghềnh, thả
mảng/bè trôi sông…Như vậy, các sơng có độ dốc càng lớn thì càng dễ được
lựa chọn khi phát triển các sản phẩm DLMH.
Đối với tài nguyên biển: Những yếu tố phục vụ cho DLMH được quan
tâm là: Chiều dài đường bờ biển; số lượng các bãi biển, các đảo (gần hoặc xa
bờ); sự đa dạng về sinh vật biển (số lồi san hơ, cá, động vật biển thân mền,
các bãi, rạn san hơ…); sóng biển (sóng càng cao, càng mạnh thì độ MH càng
cao); địa hình núi cao nằm sát biển (vách đá cheo leo càng cao thì độ MH
càng cao, núi càng cao thì độ MH càng cao); gió biển (gió biển càng mạnh thì
độ MH càng cao) ;độ sâu và độ dốc đáy biển (biển càng sâu càng dốc thì độ
MH càng cao). Bên cạnh đó cịn có sự trong xanh của nước biển, sức hấp dẫn
của cát trên các bãi biển, vẻ đẹp và sự hoang sơ của khung cảnh thiên nhiên
trên biển kết hợp với sự thuận lợi để phát triển các loại hình DLMH trên biển
như: lặn biển, Fyboard (đứng nước), leo núi trên biển, chèo thuyền Kayak trên
biển, dù bay trên biển, dù lượn trên biển, lướt ván trên biển, đi mô tô nước,
kéo phao chuối, điều khiển thuyền chiến đấu với thủy quái, dung bè vượt
biển, bơi thuyền thúng…
Ngoài đặc điểm cơ bản này, các giá trị cảnh quan dọc theo các sông
suối hoặc cảnh quan các hồ trên hệ thống các sông suối,cảnh quan xung
quanh biển sẽ là yếu tố tài nguyên bổ trợ tạo nên tính hấp dẫn cho các hoạt
động DLMH.
- Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái:
Đặc biệt là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là dạng TNDL

bổ trợ quan trọng sẽ được xem xét đến khi xây dựng các sản phẩm DLMH.
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

16

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

Thực tế cho thấy các tour DLMH ở vùng núi thường được thiết kế đi qua
các khu vực có cảnh quan đẹp, hấp dẫn hay những vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên có các giá trị đa dạng sinh học cao. Những giá trị tài ngun này sẽ
góp phần khơng nhỏ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm DLMH.
Ngồi ra cịn có các điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng đến hoạt
động DL nói chung và DLMH nói riêng như: khí hậu, thời tiết, sự an tồn và
bất trắc của môi trường tự nhiên.
1.6.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm
xuất hiện nhu cầu DL của con người thành thực hiện. Không thể nói tới nhu
cầu hoặc hoạt động DL xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở tình
trạng thấp kém.
Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố
khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian
rỗi rãi. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ
ngơi DL còn hạn chế, ngược lại nhu cầu nghỉ ngơi ở các nước kinh tế phát
triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giả trí cuối tuần, hàng năm người dân còn
đòi hỏi những đợt nghỉ dài ngày ở những vùng biển, trên núi, trong nước hoặc

nước ngoài. Rõ ràng những nhu cầu này phải dựa trên cơ sở vững chắc của
nền sản xuất xã hội. Nhu cầu DLMH cũng xuất phát từ các nước phát triển,
khi người dân đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về xã hội, thì người ta sẽ tìm tới
những nhu cầu cao cấp hơn. Theo Maslow, bậc thang nhu cầu cao nhất của
con người là nhu cầu tự hồn thiện bản thân, vì vậy DLMH sẽ giúp con người
khám phá thiên nhiên, cuộc sống và từ đó họ tìm thấy bản thân mình, vị trí
của mình trong xã hội.
Kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng
các nhu cầu của khách, hầu như tất cả các ngành kinh tế đều tham gia vào
thúc đẩy sự phát triển của DL: nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc,
cách mạng khoa học kỹ thuật…
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

17

Lớp: Địa 4A


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành học: Sư phạm Địa lí

* Các yếu tố kinh tế - xã hội có thể phục vụ DLMH gồm:
- Các giá trị văn hóa bản địa:
Tiêu biểu là các bản/làng các dân tộc ít người, nơi cịn bảo tồn những
giá trị về sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt sản xuất truyền thống; về kiến thức
quần cư, kiến trúc cơng trình (nhà, cơng trình tín ngưỡng…).
Những giá trị văn hóa này của cộng đồng được xem là dạng TNDL bổ
trợ quan trọng khi xây dựng các sản phẩm DLMH ở vùng núi. Các địa điểm
được lựa chọn để phát triển hoạt động DLMH không chỉ là những vùng rừng

nguyên sinh, núi cao, hải đảo, hoang mạc… nơi cịn chứa đựng nhiều bí ẩn
của tự nhiên với những mối nguy hiểm mà khách DLMH mà đó là địa điểm
cịn giữ được các giá trị văn hóa bản địa.
* Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với phát triển DL, đặc biệt là mạng
lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Kết
cấu hạ tầng DL bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống
cung cấp điện, nước và xử lý chất thải từ hoạt động DL. Giao thông là một bộ
phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng có những loại phương tiện giao thông
sản xuất chỉ phục vụ riêng cho nhu cầu DL.
* Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật:
Cơ sở vật chất kĩ thuật đóng vai trị quan trọng trong quá trình tạo ra và
thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng
DL nhằm thỏa nãm các nhu cầu của khách DL.
Cơ sở vật chất kĩ thuật DL bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí, dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đây
được xem là thành phần quan trọng trong cấu thành các sản phẩm DL nói
chung và DLMH nói riêng.
* Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với các hoạt
động lao động, dân cư cịn có nhu cầu nghỉ ngơi DL. Số lượng người lao động
SVTH: Hoàng Thị Thu Huệ

18

Lớp: Địa 4A


×