Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.98 KB, 37 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường Mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lương.

Giới tính: Nữ.

Ngày tháng/ năm sinh: 05/ 8/ 1983
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường MN Cộng Hòa 1
Điện thoại: 0985 783 969.
4. Đồng tác giả ( nếu có ):
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Cộng Hòa 1
Địa chỉ: Phường Cộng Hòa - Thị xã chí Linh - Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0320 3885 691.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ phải đảm bảo.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phải có trình độ chuyên môn đạt
chuẩn, trên chuẩn trở lên, thường xuyên được tập huấn về phuơng pháp
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, nâng cao trình độ năng lực quản lý,
chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua nhiều kênh.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Từ tháng 9/ 2015 đến tháng 02/ 2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

( Ký, ghi rõ họ tên )



SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Lương
1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực
cho sự phát triển xã hội:"Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội". Khi con người
càng hiểu rõ hơn về giá trị sức khỏe thì càng quan tâm tới nó nhiều hơn.
Thực tế ở Việt Nam tỷ lệ người có nhiều vấn đề về sức khỏe kém đang
được nhắc đến nhiều, nhất là tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em.
Nguyên nhân là do sự biến đổi của môi trường, thói quen ăn uống không lành
mạnh, thực phẩm mất an toàn…làm cho sức khỏe con người nói chung và đặc
biệt đối với trẻ em nói riêng ngày càng giảm sút.
Nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm của nhà làm công tác quản
lý giáo dục Mầm non là làm thế nào để có những công dân khỏe mạnh, được
chăm sóc sức khỏe đầy đủ, có môi trường sống hợp vệ sinh, đẩy lùi tình trạng
suy dinh dưỡng cho trẻ. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm nằm trong chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Do đó
tôi đã đi sâu nghiên cứu "Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường Mầm non".
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Với mong muốn đẩy lùi tình trạng SDD cho trẻ trong trường Mầm non.
Giáo viên, nhân viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng, vệ sinh
an toàn thực phẩm, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát
triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục. Đồng thời nâng cao sự hiểu biết về dinh
dưỡng cho cộng đồng để có biện pháp cùng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn"Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
cho trẻ trong trường Mầm non" để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời
điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015 tại trường Mầm non tôi đang công tác.
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ phải đảm bảo.
2


- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên phải có trình độ chuyên môn đạt
chuẩn, trên chuẩn trở lên, thường xuyên được tập huấn về phương pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, nâng cao trình độ năng lực quản lý, chăm
sóc, giáo dục trẻ thông qua nhiều kênh.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong sáng kiến tôi đã chỉ ra một số hạn chế ở trường Mầm non của tôi.
Trên cơ sở đó tôi xây dựng 5 biện pháp mà tôi cho là thực thi như sau:
Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu về VSATTP - phòng
chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.
Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho
trẻ ở trường Mầm non.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
và cộng đồng.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Các biện pháp mà tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo. Trên
thực tế giáo viên còn xem nhẹ việc nuôi dưỡng, chưa chú tâm về việc tham
khảo tài liệu và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tôi xây dựng kế hoạch bổ sung cơ
sở vật chất, tài liệu phục vụ cho công tác bán trú. Có kế hoạch giúp giáo viên
nuôi nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng và VSATTP, đảm bảo yêu cầu

chế biến thức ăn. Chỉ đạo giáo viên đứng lớp xây dựng nội dung giáo dục trẻ có
thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, sinh hoạt được tích hợp thông qua
các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Từ đó nâng cao nhận
thức của phụ huynh và cộng đồng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo
khoa học.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Những biện pháp này tôi thấy có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi
ở tất cả các trường mầm non trên toàn thị xã. Tùy vào từng điều kiện của nhà

3


trường, khả năng của giáo viên, nhân viên mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh
lệch phù hợp.
* Lợi ích sáng kiến:
- Giúp giáo viên, nhân viên nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề dinh dưỡng
cho trẻ, xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương. Giáo
viên thường xuyên rèn các kỹ năng vệ sinh cho trẻ, được tích hợp thông qua
các hoạt động ở trường Mầm non một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Giảm tỷ lệ
trẻ SDD đến mức tối đa, đạt 98% trẻ khỏe mạnh.
- Giúp phụ huynh và cộng đồng nhận thức được sâu sắc, phối hợp chặt
chẽ với nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.
Áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ
trong trường Mầm non" một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng
kể: Giáo viên, nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dinh
dưỡng, tích cực trong việc tìm tòi chế biến món ăn ngon, đảm bảo chất lượng.
Giáo viên biết xây dựng nội dung giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ
qua các chủ đề, hoạt động ở trường Mầm non. Sự phối kết hợp giữa gia đình và
nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có hiệu quả hơn. Tỷ

lệ trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn tăng cao so với đầu năm, tỷ lệ trẻ SDD được đẩy
lùi nhanh chóng.
5. Đề xuất kiến nghị:
- Các cấp, ngành, gia đình hãy dành những điều kiện tốt nhất cho việc
chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Đối với nhà trường cần đi sâu vào chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
làm mũi nhọn để góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
- Đối với Sở, Phòng Giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội
ngũ, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, thực hành cho
cán bộ giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động
thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt là với trẻ em lứa tuổi Mầm non thì
sức khỏe lại vô cùng quan trọng hơn. Ở giai đoạn này cơ thể các em đang phát
triển mạnh, các cơ quan, chức năng tâm sinh lý đang dần được hoàn thiện.
Vì vậy, dành những điều kiện tốt nhất cho việc tăng cường nâng cao sức
khỏe, nâng cao chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn cho trẻ để mọi trẻ em đều
được phát triển tốt về thể chất, tinh thần, trí tuệ góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ
là một việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tỷ lệ trẻ SDD ở nước ta còn rất cao so với thế giới, do nền kinh tế phát
triển còn chậm, nhận thức trình độ dân trí ở nông thôn, miền núi, một số vùng
kinh tế khó khăn còn thấp, cuộc sống nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng
còn thấp so với mức sống trung bình trên thế giới.
Với mục tiêu như vậy, bản thân tôi là một cán bộ quản lý bậc học Mầm
non phụ trách trực tiếp mảng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong nhà trường, tôi

đã nhận thức rõ vấn đề này. Tôi xin góp một phần nhỏ bé của mình vào chủ
trương chung của Nhà nước, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ Giáo
dục Mầm non đã đưa ra và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Một
số biện pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non".
2. Cơ sở lý luận:
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".
Trẻ em là thế hệ tương lai, là niềm hi vọng của các dân tộc. Muốn có nền
móng vững chắc cho đất nước thì trẻ em phải có một sức khỏe tốt, một cơ thể
khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn để học tập, vui chơi và tham gia vào các
hoạt động một cách tích cực và hiệu quả.
Để làm được điều đó thì việc nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học là yêu cầu
rất lớn đối với toàn xã hội, trong đó vai trò của trường Mầm non là hết sức
quan trọng.
5


Từ những chương trình hành động quốc gia "Vì trẻ em" với quyết tâm
cao của toàn xã hội, với mục tiêu cụ thể của các cấp, các ngành ở các cơ sở
Mầm non cộng với sự đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước đối với những
người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhận định vấn đề này, ngày 22/02/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
"Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2030" với quan điểm "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các
cấp, các ngành và mọi người dân". "Đảm bảo dinh dưỡng, cân đối, hợp lý là
yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí
tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống"… Chiến lược đã
vạch ra giải pháp "Tiếp tục tập trung, chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm SDD
thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các địa
phương…"
Bản thân tôi luôn nhận thức được rằng "Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia

đình, là tương lai của đất nước" việc chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng đạt chất
lượng tốt, cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, trẻ không bị SDD là nhiệm vụ
quan trọng của các trường Mầm non trên toàn đất nước.
3. Thực trạng của vấn đề:
Để tiến hành “Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện pháp tổng hợp số
liệu nhận định những thuận lợi, khó khăn tại đơn vị tôi đang công tác như sau:
3.1. Thuận lợi:
- Trong quá trình công tác tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp của các
ban ngành, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, bản thân là cán bộ quản lý
công tác nuôi dưỡng luôn nhiệt tình, tự giác, trách nhiệm, thường xuyên cập
nhật thông tin mới, tìm mua tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ và kinh
nghiệm của bản thân, đồng thời truyền đạt những kiến thức khoa học cho giáo
viên và cô nuôi trong toàn trường.
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng mua bán thực phẩm
với các nhà cung cấp có uy tín, có giấy chứng nhận VSATTP.
6


- Trường tạo điều kiện cho các cô nuôi bỗi dưỡng kiến thức dinh dưỡng,
VSATTP và có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra giám sát các khâu chế biến, giao
nhận thực phẩm, thành phẩm và định lượng ăn cho trẻ, cũng như thường xuyên
kiểm tra đột xuất, theo kế hoạch các giờ vệ sinh, giờ ăn của trẻ tại nhóm lớp.
3.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, trường tôi cũng gặp phải một số khó khăn như
sau:
- Trường có nhiều điểm trường, có 4 bếp ăn, cơ sở vật chất phục vụ công
tác bán trú còn thiếu thốn và chưa đảm bảo.
- Nhận thức về vệ sinh dinh dưỡng, VSATTP của giáo viên nuôi còn hạn

chế. Thể hiện cụ thể khi tôi tiến hành khảo sát theo phiếu khảo sát nhận thức
VSATTP (Dành cho giáo viên nuôi) thu được kết quả như sau: 2/8 giáo viên
xếp loại khá; 5/8 giáo viên xếp loại đạt yêu cầu, 1/8 giáo viên xếp loại yếu kém
và không có giáo viên nào đạt loại giỏi.
- Thực đơn chưa phong phú, thịt vẫn là thực phẩm chủ yếu, chế biến món
ăn chưa hấp dẫn đối với trẻ.
- Đa số giáo viên còn xem nhẹ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà chỉ chú
ý đến dạy học. Việc thực hiện giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho học
sinh của giáo viên còn mờ nhạt, chưa thường xuyên. Tôi đã tiến hành điều tra
việc thực hiện của giáo viên về việc thực hành vệ sinh tại 16 nhóm lớp theo
phiếu khảo sát về thực hành vệ sinh tại nhóm lớp (Dành cho giáo viên trực tiếp
giảng dạy) cho thấy kết quả như sau:
Nội
dung
1
2
3
4
5
6
7
8

Tự đánh
Đạt
8
7
14
16
4

3
16
10

giá
Chưa đạt
8
9
2
0
12
13
0
6

Nội
dung
11
12
13
14
15
16
17
18
7

Tự đánh
Đạt
7

6
12
16
10
16
4
8

giá
Chưa đạt
9
10
4
0
6
0
12
8


9
10

4
6

12
10

19

20

10
8

6
8

Nhìn bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho ta thấy tỷ lệ chưa đạt trên các
nhóm lớp còn khá cao, nhất là ở các nội dung 5 là thường xuyên rửa sạch tay
dưới vòi nước bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ không đạt ở 12/16
nhóm lớp hay ở các nội dung 6, 9, 10, 11, 12, 17 các nhóm lớp không đạt các
nội dung này là rất cao. Cho nên đa số trẻ chưa có nền nếp, thói quen, hành vi
văn hóa trong ăn uống và sinh hoạt. Trẻ dễ mắc phải một số bệnh do thời tiết
thay đổi, theo mùa, sức khỏe kém và đi học không đều, ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường.
- Đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng vẫn chưa có kiến thức nuôi con
theo khoa học hay tùy tiện và còn chiều theo ý thích của trẻ. Đa số phụ huynh
chưa tích cực phối kết hợp cùng nhà trường và giáo viên trong việc chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Do vậy, tỷ lệ SDD tại thời điểm tháng 9/2014 tôi đã tổng hợp như sau:
Số

Cân nặng
lượng Cân nặng
SDD
bình
Độ tuổi
trẻ
độ 1

thường
cân
(TL%)
(TL%)
đo
Nhà trẻ
75
69 (92)
6 (8)
Mẫu giáo 337 308(91,4) 29(8,6)
Cộng
412 377(91,5) 35(8,5)

Chiều cao
Cao

SDD

bình

độ 2
(TL%)
0
0
0

thường

Thấp
còi độ 1

(TL%)

(TL%)
71(94,7) 4(5,3)
315(93,5) 22(6,5)
386(93,7) 26(6,3)

Thấp
còi độ
2
(TL%)
0
0
0

Từ kết quả bảng tổng hợp cho ta thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng khá cao: Trẻ
suy dinh dưỡng độ 1 thể cân nặng là 35/412 trẻ đạt tỉ lệ 8,5%, trẻ suy dinh
dưỡng độ 1 thể thấp còi là 26/412 trẻ đạt tỉ lệ 6,3%.
Qua bảng kết quả khảo sát thực tế của nhà trường, bản thân tôi rất băn
khoăn, trăn trở là làm thế nào để đẩy lùi tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong
trường Mầm non một cách có hiệu quả nhất. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng một
số biện pháp sau.
8


4. Các biện pháp thực hiện:
4.1. Biện pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường.
Hiện nay, ngành giáo dục Mầm non chú trọng công tác chăm sóc, nuôi

dưỡng, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần,
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ…và để làm tốt điều này thì việc đảm
bảo cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định.
Là một cán bộ quản lý phụ trách cơ sở vật chất và nuôi dưỡng tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tăng cường bổ sung cơ sở vật chất,
các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng và
VSATTP như sau:
Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường và nhiệm vụ
trọng tâm năm học. Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch kết hợp
cùng các ban ngành của nhà trường, giáo viên, nhân viên, trưởng khu cùng đại
diện ban chấp hành hội cha mẹ học sinh kiểm tra cơ sở vật chất đầu năm để có
kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất cho các khu cụ thể như sau:
- Khu A tu sửa một số đồ dùng đã cũ không đảm bảo an toàn, vệ sinh.
Mua sắm thêm một số đồ dùng phục vụ bếp ăn như một tủ lạnh to,
xoong đồ xôi, đóng mới 2 phản sơ chế rau, thay 2 thớt mới đảm bảo
vệ sinh, bổ sung thêm bát ăn cho trẻ thay thế những bát hỏng, dao
thái, dao gọt…Bổ sung thêm một số biểu bảng nhà bếp và một số
hình ảnh tuyên truyền trong bếp ăn. Làm lại một số hình ảnh tuyên
truyền ngoài sân về dinh dưỡng, vệ sinh văn minh của trẻ, một số lời
khuyên dinh dưỡng…Mua sắm bổ sung 5 bình ủ nước nóng cho
nhóm lớp, tu sửa kịp thời các vòi nước đã hỏng trong và ngoài lớp
học. Mua thêm 5 giá treo khăn Inox mới đảm bảo vệ sinh. Đóng bổ
sung thêm 20 vạc giường mới, mua 100% gối mới cho trẻ, bổ sung
50% đệm, chăn ấm, chăn nhẹ cho trẻ…

9


- Khu B,C,D mua sắm thêm một số đồ dùng phục vụ bếp ăn như: Hai
tủ lạnh to, hai xoong đồ xôi nhỏ, 4 thớt mới đảm bảo vệ sinh, bát, dao

thái, dao gọt, 2 máy say sinh tố… Bổ sung thêm một số biểu bảng
nhà bếp và một số hình ảnh tuyên truyền trong bếp ăn. Làm lại một
số hình ảnh tuyên truyền ngoài sân trường về dinh dưỡng, vệ sinh
văn minh của trẻ, một số lời khuyên dinh dưỡng…Mua bổ sung 6
bình ủ nước nóng cho 6 nhóm lớp, tu sửa kịp thời các vòi nước đã
hỏng trong và ngoài lớp học. Mua thêm 6 giá treo khăn Inox mới.
Đóng bổ sung thêm 16 vạc giường mới, mua 100% gối mới cho trẻ,
bổ sung 50% đệm, chăn ấm, chăn nhẹ cho trẻ…
- Ngoài ra nhà trường đã tu sửa các sân chơi, đồ chơi, xây thêm bồn
hoa cây cảnh, xây cao thêm tường bao cho 2 khu B, C để đảm bảo an
toàn cho cô và trẻ.
Để làm tốt công tác phòng chống SDD cho trẻ thì việc bồi dưỡng kiến
thức VSATTP, phòng chống SDD ở trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên là vô cùng quan trọng.
Tôi chỉ đạo, giám sát việc tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, các lớp tập huấn hè, tham gia các lớp bồi dưỡng kiến
thức vệ sinh dinh dưỡng, VSATTP cho trẻ một cách nghiêm túc.
Tôi thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin về vệ
sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên thông qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, hay chuyên
đề.
Đối với giáo viên nuôi, tôi nghiên cứu, sưu tầm, cung cấp tài liệu tập san
cho họ như:
+ Sổ tay nội trợ
+ Sổ tay dinh dưỡng cho trẻ Mầm non.
+ Sách hướng dẫn chế biến các món ăn cho trẻ Mầm non
+ Thí nghiệm hàng ngày.
+ Qua tham dự hội thi giáo viên Mầm non giỏi các cấp…
10



+ Quy định về sức khỏe đối với giáo viên nuôi như thế nào?...
+ Giáo viên nuôi không chỉ chế biến món ăn ngon mà còn phải chế biến
món ăn trông hấp dẫn đối với trẻ….
Luôn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên về
lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, xây dựng thực đơn và tính khẩu phần
ăn ra sao?
+ Thịt, cá như thế nào là tươi ngon?
+ Rau như thế nào là ngon và không bị nhiễm khuẩn?
+ Thực phẩm nào sung khắc không được kết hợp trong một món ăn,…
+ Thực đơn phù hợp với trẻ, điều kiện địa phương, mùa…
+ Tính lượng quy đổi, thay thế thực phẩm thế nào cho hợp lý?
Tôi kiểm tra, giám sát thường xuyên và chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng
quy trình chế biến bếp một chiều, thực đơn đã lên kế hoạch và làm tốt công tác
lưu mẫu thức ăn đúng quy định.
Tôi thường xuyên trao đổi giáo viên nuôi qua cuộc họp, sinh hoạt chuyên
môn, chuyên đề về các khâu thực hiện của giáo viên nuôi như:
+ Sơ chế.
+ Chế biến, bảo quản.
+ Chia thức ăn khoa học, đảm bảo VSATTP, tránh lãng phí và đảm bảo
giá trị dinh dưỡng.
Hàng ngày, tôi chỉ đạo các bếp ăn phải công khai tài chính lên bảng công
khai để phụ huynh được biết.
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi chỉ đạo cần áp dụng thường
xuyên, nghiêm túc việc tổ chức dinh dưỡng, vệ sinh tốt cho tất cả các trẻ trong
lớp học. Giáo viên cần truyền đạt cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng về giáo dục
vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Tôi hướng dẫn, gợi mở cho giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, vệ
sinh cho trẻ vào các chủ đề, các hoạt động học (Chơi tập có chủ định), hoạt
động ngoài trời (Dạo chơi ngoài trời), hoạt động vui chơi và các hoạt động mọi

lúc mọi nơi.
11


Ví dụ 1
Chủ đề “Trường mầm non” nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
được thể hiện ở việc:
- Trẻ làm quen một số món ăn ở trường Mầm non.
- Tập ăn hết suất, rèn luyện một số hành vi văn minh trong ăn uống
như: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn, biết vệ sinh rửa tay trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi ăn không nói chuyện, ngồi ngay ngắn, ăn không đùa nghịch,
không trèo lên ghế, ăn hết suất, ăn không rơi vãi.
- Vệ sinh sau khi ăn…
Tôi yêu cầu giáo viên cần thường xuyên dạy trẻ có một số thói quen vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
và khi tay bẩn, rửa mặt vào những thời điểm nào?, không khạc nhổ bừa bãi, vứt
rác đúng nơi quy định. Đối với các cháu bị SDD tôi chỉ đạo giáo viên phối kết
hợp chặt chẽ với phụ huynh để tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng
ngày của trẻ.
Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp về vấn
đề vệ sinh, dinh dưỡng, kết quả cân đo, khám sức khỏe định kỳ… để tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh nắm bắt được các thông tin của con em mình.
Góc tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, chủ đề nhánh, khi có bệnh dịch
bùng phát hay khi thay đổi mùa …
Đầu năm học, tôi kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo toàn bộ
giáo viên, nhân viên khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnh
truyền nhiễm để điều trị kịp thời tránh lây lan sang trẻ.
Tôi cung cấp cho giáo viên, nhân viên các tài liệu để họ tìm hiểu các yêu
cầu vệ sinh khi chăm sóc giáo dục trẻ: Giáo viên và nhân viên làm việc trong

trường Mầm non cần nắm được yêu cầu vệ sinh đối với giáo viên, nhân viên để
thực hiện nghiêm túc như vệ sinh thân thể, nếp sống, yêu cầu đối với công tác
vệ sinh cho trẻ như thế nào? Ăn mặc ra sao, trong sinh hoạt phải thế nào?...Từ
đó yêu cầu họ thực hiện thật nghiêm túc.
12


Do đặc điểm nhà trường có nhiều giáo viên nuôi mới đứng bếp, nên tôi
cùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu họp quyết định phân công giáo viên có
tay nghề vững vàng kèm cặp, giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thay đổi cách thức sinh hoạt sao cho đạt hiệu quả.
Tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra vấn đề cần bàn, sau đó các thành viên trong tổ
đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất vấn đề, thực hiện tốt việc trao đổi kinh
nghiệm với nhau, tạo môi trường giáo dục thân thiện, thúc đẩy tinh thần đoàn
kết đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong môi trường sư phạm.
4.2. Chỉ đạo xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.
Xây dựng thực đơn hợp lý là phân bố các chất dinh dưỡng hàng ngày cân
đối, đảm bảo đủ về số lượng lẫn chất lượng các chất đưa vào cơ thể. Vì vậy
việc xây dựng thực đơn phù hợp cho từng chế độ ăn theo đúng lứa tuổi trẻ là rất
cần thiết. Thực đơn đó phải đảm bảo cân đối giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
ăn, đủ về lượng, đảm bảo tỷ lệ giữa các chất trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
Tôi lưu ý với nhân viên nhà bếp khi xây dựng thực đơn cần chú ý đến các
nguyên tắc: Đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần
thiết. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ
protein - glucid - lipid, cân đối các loại vitamin và chất khoáng, đảm bảo chế độ
tài chính.
Hiện tại trường tôi đang thực hiện cân đối tỷ lệ P - G - L đối với nhà trẻ
là P 15% - G 50% - L 35% , đối với trẻ mẫu giáo tỷ lệ P 15% - G 60% - L 25%.
Vậy với số tiền ăn là 10.000đ/ 1 ngày/ 1 trẻ thì ta cần chỉ đạo xây dựng thực
đơn cân đối, đủ lượng bằng cách phối hợp trong ngày cần có cả thực phẩm rẻ

tiền và thực phẩm đắt tiền, thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo để hỗ trợ
sao cho đảm bảo lượng calo/ ngày cho trẻ.
Thực đơn cần cân đối tỷ lệ giữa các chất Protêin – Glucid – Lipid đảm
bảo theo tỷ lệ. Tuy nhiên với số tiền ăn 10.000đ/ngày/ 1 trẻ với điều kiện nhà
trường có 4 bếp ăn, số học sinh chia theo khu ít thì việc tính toán và lựa chọn
thực phẩm trở lên khó khăn với việc đảm bảo đủ lượng calo mà phải cân đối tỷ
lệ các chất Protêin – Glucid – Lipid. Thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ
13


động vật giá thành đắt, còn đạm có nguồn gốc từ thực vật giá thành lại rẻ. Vì
vậy cần cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Hay kết hợp với món canh cung
cấp lượng đạm cao như canh rau ngót, giá đỗ, rau muống…
Ví dụ: Thay thịt bằng cá, trứng bằng tôm hoặc phối kết hợp các thực
phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương, thay đổi thực đơn
không chỉ đơn thuần như thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi dạng chế biến
trong cùng một loại thực phẩm món nào cho phù hợp.
Lưu ý với một số thực phẩm xung khắc ta không chế biến chúng ăn cùng
một thời điểm, một món ăn.
Ví dụ: Uống sữa với nước cam, gan lợn xào giá đỗ, thịt gà với canh rau
cải, trứng và tỏi…
Thực đơn xây dựng theo ngày, tuần, tháng để phù hợp với thực tế địa
phương theo mùa. Nếu đã xây dựng trong tuần có thức ăn mặn là thịt cá, trứng,
tôm thì có thể đổi món trong ngày khác cũng được nhưng phải đảm bảo các
chất đó có đủ trong 1 tuần.
Với mùa hè nóng bức cần chế biến một số món canh mát, tăng nhiều
nước hơn so với mùa đông. Còn mùa đông, thời tiết lạnh ta lên thực đơn món
xào, món hầm nhừ nhiều hơn.
Đối với các loại rau củ, tôi yêu cầu giáo viên nên dùng mùa nào thức đó,
không nên sử dụng rau, thực phẩm trái mùa. Vì điều này làm gây nguy cơ mất

an toàn thực phẩm rất cao. Cụ thể mùa hè nên chọn rau cải, rau đay, mồng tơi,
bí ngô, bí xanh, rau ngót,quả bầu, giá đỗ,… Còn mùa đông ta chọn rau bắp cải,
su su, khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí xanh…

Ví dụ: Tôi chỉ đạo tổ nuôi xây dựng thực đơn theo mùa cho phù hợp
như sau:
Mùa hè
Bữa ăn

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

14

Thứ 5

Thứ 6


Trưa

- Xào thập

- Đậu nhồi thịt -Trứng sốt cà

- Cá rim cà


- Thịt gà rim

cẩm

sốt cà chua

chua thì là

- Canh xương

- Canh rau

- Canh cua rau - Canh tôm

- Canh cá rô

ngót nấu trai

đay, mồng tơi

rau cải

- Cháo hến

chua
nấu bầu

- Chè đỗ xanh - Xôi vừng

Chiều


dừa

- Chuối tây

bí đỏ

Cháo gà nấm

- Mỳ ngan

Mùa đông
Bữa ăn

Trưa

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 6

- Xào tổng

- Chả cá

- Đậu rim thịt


hợp

- Canh cải

- Canh xương - Canh thịt

vang

nấu khoai tây nấu rau bắp

- Canh sườn

- Canh xương nấu cá
Bí đao
- Xôi gấc

Chiều

Thứ 5

- Chè đỗ xanh - Mỳ gà

(Xôi đỗ xanh) bí ngô

- Ruốc cá quả - Thịt bò sốt

cải

xu hào, cà rốt


- Chuối tiêu

- Miến ngan

- Cháo thập
cẩm

Việc lên thực đơn phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp
giáo viên nuôi cân đối được các loại thực phẩm để chế biến tạo món ăn ngon
cho trẻ. Giúp trẻ ăn ngon miệng góp phần đẩy lùi tỉ lệ SDD cho trẻ trong
trường Mầm non.
4.3. Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến:
Ăn là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nấu ăn cũng là
một công việc gần gũi quen thuộc của mỗi gia đình. Ai cũng có thể nấu ăn
được một bữa ăn ngon, nhưng để đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và
VSATTP thì không phải là việc đơn giản, nhất là nấu các món ăn cho các cháu

15


ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Vệ sinh chế biến cần được hiểu là vệ sinh những
gì và vệ sinh như thế nào?
Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc
họp, sinh hoạt chuyên môn hay chuyên đề về vấn đề vệ sinh trong và ngoài
bếp, vệ sinh đối với nhân viên phục vụ, vệ sinh thực phẩm.
* Vệ sinh trong và ngoài bếp:
Tôi chỉ đạo giáo viên nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều,
trong bếp được phân chia từng khu vực rõ ràng: Khu vực sơ chế, chế biến thực
phẩm chín riêng rẽ, không được để dụng cụ sống chín lẫn lộn, các loại dụng cụ
chứa đựng thực phẩm sau khi sơ chế và chế biến sống được vệ sinh, cọ rửa

hàng ngày và úp vào giá đựng, kê cao ráo, thông thoáng. Dụng cụ chia ăn phải
được rửa sạch, phơi khô để đúng nơi quy định. Ngoài ra mỗi loại dụng cụ, nơi
chế biến phải có khăn sạch riêng để lau.
Tôi yêu cầu giáo viên nuôi phải dùng riêng các loại khăn lau như: Khăn
lau bát, vung nồi, lau bệ, khu chế biến sống, lau bàn chia ăn… Không được
dùng chung khăn, nếu dùng chung các loại khăn thì các dụng cụ sẽ bị nhiễm
khuẩn, khăn lau phải được giặt sạch, phơi khô hàng ngày. Trong và ngoài bếp
phải có thùng đựng rác, thực phẩm ăn thừa phải có nắp đậy, không để rác và
thực phẩm ăn thừa rơi vãi xung quanh, rác phải được tập trung xa nơi chế biến
và thường xuyên quét mạng nhện trên tường.
* Vệ sinh đối với nhân viên phục vụ.
Vệ sinh thân thể là điều kiện cần thiết, đảm bảo cho hoạt động sinh lý
bình thường của da và toàn bộ cơ thể. Tôi chỉ đạo các đồng chí giáo viên nuôi
cần phải tập cho mình nếp sống, ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Thực hiện nghiêm
túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến.
Tôi yêu cầu người trực tiếp chế biến thực phẩm phục vụ ăn uống phải
được học kiến thức về VSATTP và nắm vững trách nhiệm về công việc của
mình.Thực hiện đúng theo quy chế chuyên môn cô nuôi phải mặc quần áo đồng
16


phục, đeo tạp dề, đầu tóc gọn gàng, đội mũ, rửa tay bằng xà phòng trước khi
chế biến, sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra còn có khăn lau tay riêng và được giặt
sạch, phơi khô hàng ngày.
Hàng năm, tôi chỉ đạo giáo viên nuôi được khám sức khỏe định kỳ 2
lần/năm, để kịp thời phát hiện các bệnh không cho phép nhân viên bếp mắc
phải để có kế hoạch sắp xếp phân công giáo viên, nhân viên cho hợp lý, tránh
ảnh hưởng đến việc mất an toàn vệ sinh chế biến, VSATTP cho trẻ.
* Vệ sinh đối với thực phẩm.
Trong dinh dưỡng trẻ em, vấn đề vệ sinh có vai trò quan trọng tới hiệu

quả của bữa ăn, do đó ta cần phải đảm bảo vệ sinh ăn uống và vệ sinh thực
phẩm. Bản thân tôi trực tiếp giám sát nhận thực phẩm cùng một giáo viên lớp,
một giáo viên nuôi để kiểm tra thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, tươi ngon và an
toàn không. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các khâu thực hành quản lý
tổ chức, chế biến của tổ nhà bếp, phân công công việc hợp lý với từng người.
VD: Phân công đổi, thay phiên nhau, làm các công việc tại bếp chính
như: Đi chợ, cập nhật sổ sách khi đi chợ về, nấu chính, nấu phụ, chia cơm, thức
ăn, chia dụng cụ từng lớp vào ăn.
Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học, các chất độc hại hoá
học, vật lý nên có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ của
con người nhất là trẻ em Mầm non.
Về vấn đề này tôi chỉ đạo nghiêm túc các công việc như sau:
- Nhận thực phẩm từ các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín đã ký hợp
đồng với nhà trường trong năm học.
- Vận động gia đình trẻ nuôi trồng thực phẩm sạch để cung cấp cho nhà
trường.
- Đội ngũ giáo viên nuôi có kiến thức vững vàng về vệ sinh an toàn thực
phẩm, biết mua thực phẩm phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn.

17


- Đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến: Cần rửa tay sạch trong quá trình
chế biến, thực phẩm phải được rửa bằng nước sạch, rau quả không được ngâm
rửa nhiều lần, thức ăn cần được chế biến, nấu chín kỹ.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình nấu ăn bếp một chiều để đảm bảo thực
phẩm không bị nhiễm khuẩn.
Tôi thường xuyên kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, với thanh tra
nhân dân, tổ trưởng khu, khối nhóm lớp, y tế, đoàn thanh niên, công đoàn…
thường xuyên kiểm tra thực phẩm về số lượng, chất lượng, đảm bảo suất ăn,

kiểm tra đột xuất, theo dõi giám sát chất lượng bữa ăn có đúng như thực đơn,
đảm bảo VSATTP hay không.
4.4. Chỉ đạo giáo viên giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ trong
trường Mầm non:
Như chúng ta đã biết thói quen vệ sinh là hành động vệ sinh của cá nhân
được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ
xã hội nhất định.
Việc hình hành kỹ năng văn hoá vệ sinh cho trẻ có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển thể chất nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Giáo dục
kỹ năng, giáo dục khả năng văn hoá vệ sinh cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong
việc giáo dục con người phát triển toàn diện.
Tôi trực tiếp trao đổi với giáo viên về nội dung giáo dục thói quen, vệ
sinh văn minh chính là loại kỹ năng lao động tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay,
tập súc miệng, đánh răng, tập ngồi ngay ngắn, tập xì mũi vào khăn, tập mặc
quần áo… Đối với trẻ lớn, giáo viên cần hướng dẫn trẻ làm và giải thích để trẻ
hiểu thêm về ý nghĩa của những việc làm đó.
Tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục thói quen, vệ sinh phù
hợp lứa tuổi, dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp và phải thường xuyên kiểm tra,
củng cố, tạo cho trẻ thói quen bền vững vì trẻ nhanh nhớ, nhanh quên.

18


Tôi yêu cầu giáo đưa mục tiêu giáo dục thói quen, vệ sinh vào kế hoạch
năm học, các chủ đề và được thể hiện rõ vào các hoạt động trong ngày, hoạt
động mọi lúc mọi nơi của trẻ ở trường Mầm non.
Tôi chỉ rõ cho giáo viên xác định được nội dung giáo dục thói quen vệ
sinh, văn minh cho trẻ gồm có:
- Một là: Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể
Tức là giáo dục cho trẻ biết lợi ích của việc luôn giữ cho mặt, tay, chân,

quần áo… được sạch sẽ để mọi người yêu mến hơn.
Giáo dục trẻ biết khi nào cần rửa mặt, rửa tay, đánh răng, mặc thêm quần
áo, hay cởi bớt quần áo…
Giáo dục trẻ biết cách tự phục vụ bản thân với những kỹ năng phù hợp
với từng lứa tuổi của trẻ.
- Hai là: Giáo dục thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh.
Tôi chỉ ra cho giáo viên biết thói quen này không những đáp ứng nhu cầu
sinh lý của cơ thể mà còn thể hiện đạo đức, thẩm mĩ. Hành vi có văn minh trên
bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ.
- Ở thói quen này trẻ biết một số hành vi văn minh như: Vệ sinh trước
khi ăn, vệ sinh trong khi ăn và vệ sinh sau khi ăn.
- Ba là: Giáo dục thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh.
Đây là thói quen hoạt động có văn hoá, vệ sinh thể hiện hành vi của trẻ
khi tham gia vào các hoạt động: Học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt
khác. Trẻ biết giữ gìn ngăn nắp lớp học, đồ dùng đồ chơi, sách vở, cùng cô
chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động, chọn không gian thích hợp, biết đặt ra mục
đích cho hoạt động, trẻ hứng thú, độc lập, tích cực, kiên trì đạt mục đích…
- Bốn là: Giáo dục thói quen giao tiếp có văn hoá
Thói quen giao tiếp có văn hóa thể hiện trẻ nắm được một số quy định về
giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí,
19


biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi của trẻ phải
được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh.
Các thói quen giao tiếp có văn hoá của trẻ gồm: Biết chào hỏi mọi người
khi gặp gỡ hoặc chia tay, biết thể hiện nhu cầu bản thân, sự quan tâm khi người
khác cần và đáp lại sự quan tâm đó, biết xin lỗi, cảm ơn, biết thực hiện yêu cầu
khi tham gia vào hội thoại…
Đó là 4 nội dung giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ nhằm góp

phần không nhỏ trong việc phát triển thể chất và để thực hiện nội dung đó có
hiệu quả, tôi đã định hướng cho giáo viên một số phương pháp và hình thức
giáo dục trẻ như sau:
- Giáo viên có thể lên tiết dạy từng kỹ năng.
- Lồng ghép, tích hợp và các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, theo
các thời điểm trong ngày, mọi lúc, mọi nơi…
- Sử dụng đa dạng các phương pháp để giáo dục trẻ như đàm thoại, giảng
giải, sử dụng tranh ảnh, băng hình, video, các tình huống có vấn đề… Phối kết
hợp với gia đình cùng thực hiện.
Giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, góp phần phát triển thể chất tốt cho trẻ. Vì vậy mà tôi thường xuyên nhắc
nhở, trao đổi giáo viên về việc thực hiện thường xuyên nội dung này. Tôi
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, dự giờ, đánh giá, trao đổi với giáo viên, phụ
huynh và học sinh, để nắm bắt được kết quả thực hiện giáo dục thói quen vệ
sinh, văn minh đạt được mức độ ra sao, để tiếp tục có kế hoạch bổ sung, góp ý
cho giáo viên ngày một hoàn thiện hơn.

4.5. Tăng cường công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và cộng
đồng.

20


Việc tuyên truyền rộng rãi vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ em nhằm đẩy
lùi tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng tới các cấp, ngành, các bậc phụ huynh và toàn thể
cộng đồng là việc làm rất cần thiết.
Bản thân tôi là một thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường, lĩnh hội
nghị quyết của cấp trên, nắm bắt tình hình thực tế và số liệu thống kê hàng năm
như:
- Tổng số trẻ đến lớp.

- Tổng số trẻ ăn bán trú
- Số trẻ đạt tỷ lệ bé chăm, bé sạch
- Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng thể nân nặng, chiều cao đầu năm và tỷ lệ gia tăng số lượng trẻ phát
triển bình thường về chiều cao, cân nặng hàng tháng. Từ đó lập kế hoạch sát
với yêu cầu thực tế, hàng năm, hàng tháng, tuần xây dựng kế hoạch cụ thể giao
từng nhóm lớp về tỷ lệ trẻ phải đạt trẻ phát triển bình thường về chiều cao, cân
nặng.
Từ những số liệu tháng 9 đầu năm học, tôi tổ chức họp giáo viên, họp
phụ huynh trao đổi với họ về vấn đề làm thế nào để giảm tỷ lệ SDD cho trẻ và
tại sao phải giảm tỷ lệ SDD. Đặc biệt chú ý đến phụ huynh có con em bị SDD,
giúp các bậc phụ huynh nhận thức rõ việc giáo dục vệ sinh, ăn uống văn minh,
một số biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ với từng trường hợp cụ thể khác
nhau. Tôi cung cấp cho họ một số tài liệu về chăm sóc, nuôi dưỡng đối với các
trẻ mắc một số bệnh thường gặp, chế biến món ăn cho trẻ để họ biết chế biến
món ăn phù hợp cho trẻ khi ở nhà, cho họ tham khảo tài liệu cho trẻ ăn uống
khoa học, phù hợp với điều kiện địa phương, gia đình.
Hàng tháng, quý hay khi có bệnh dịch bất thường xảy ra tôi viết bài
tuyên truyền và liên hệ với Đài truyền thanh phường để tuyên truyền tới toàn
thể cộng đồng các nội dung như:

21


- Những tác hại khi trẻ bị suy dinh dưỡng đối với phát triển thể chất và
nhận thức của trẻ.
- Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Một số món ăn phù hợp với trẻ trong trường Mầm non.
- Giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ em lứa tuổi Mầm non.
- Chăm sóc trẻ khi mắc phải một số bệnh dịch…

Tôi xây dựng biểu bảng tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thói
quen vệ sinh văn minh cá nhân, vệ sinh môi trường… trên các mảng tường của
nhà trường, để ở các nơi phụ huynh dễ tiếp cận nhất. Đồng thời chỉ đạo giáo
viên nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền được thay đổi thông tin theo tháng
cần trao đổi với phụ huynh, khi có dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh bất thường
để thu hút sự quan tâm của phụ huynh.
Nhà trường kết hợp chặt chẽ với y tế phường tổ chức tốt việc khám sức
khoẻ định kỳ cho trẻ, tổ chức cân đo cho trẻ theo quy định và đánh giá sự phát
triển theo diễn biến trên biểu đồ tăng trưởng. Để từ đó tôi chỉ đạo giáo viên,
nhân viên thực hiện các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả, đặc biệt
là đối với trẻ bị SDD.
Qua việc tổ chức khám sức khoẻ và cân đo, giáo viên thường xuyên tư
vấn cho các bậc cha mẹ có trẻ bị suy dinh dưỡng về những đặc điểm còn hạn
chế cả trẻ để cùng nhau chăm sóc giáo dục, có biện pháp uốn nắn kịp thời để
đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ có hiệu quả cao nhất.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc 1 số bệnh cha mẹ cần kết hợp
với y tế phường, với giáo viên để cùng tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc
phục. Trẻ có thể biếng ăn kéo dài, mắc các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm ký sinh
trùng, do chế biến món ăn không hợp khẩu vị trẻ, chăm sóc trẻ chưa khoa
học…Hay do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, trẻ hoạt động quá nhiều, trẻ
sống trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh…Có nhiều nguyên nhân gây
cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng gây
22


cho trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, làm cho trẻ không tăng cân,
chậm phát triển chiều cao và giảm trí thông minh.
Do đó, cha mẹ cần chú ý tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng trong
bữa ăn của trẻ. Có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, cho trẻ ăn thêm
nhẹ bữa tối trước khi đi ngủ và cũng nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ sau bữa chính

như uống 1 ly sữa, 1 cốc sữa chua, 1 quả chuối…Lưu ý không cho trẻ ăn trái
cây, uống nước trái cây trước khi ăn làm cho trẻ ngang dạ không muốn ăn nữa.
Nếu trẻ bị mắc một số bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng thường
gặp như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, đường ruột, giun
sán hay các bệnh về tai, mũi, họng, răng miệng thì cha mẹ cần phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan y tế, trao đổi với giáo viên đứng lớp về tình trạng sức khỏe
của con mình để có những biện pháp chăm sóc trẻ ở trường và ở nhà phù hợp
với đặc điểm sức khỏe của trẻ. Từ đó nâng cao sức khỏe cho trẻ, phòng tránh
và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gia tăng suy dinh dưỡng trong giai đoạn
đi học ở trường Mầm non.
5. Kết quả đạt được
Từ sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ có khoa học trong nhà trường mang
lại hiệu quả đáng kể. Công tác chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường
góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ SDD thể hiện như sau:
Thể hiện cụ thể khi tôi tiến hành khảo sát theo phiếu khảo sát nhận thức
VSATTP (Dành cho giáo viên nuôi) vào tháng 2/2015, tôi thu được kết quả
như sau:
- 5/8 giáo viên đạt loại giỏi đạt tỷ lệ 62.5%; 3/8 giáo viên đạt loại khá
không còn giáo viên đạt yếu và yếu kém.
- 100% giáo viên nuôi của nhà trường nhận thức được tầm quan trọng
của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và có kiến thức tốt trong việc thực hành dinh
dưỡng và VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, biết xây dựng thực

23


đơn cho trẻ được đa dạng, phong phú, phù hợp theo mùa, địa phương, cân đối
và hấp dẫn đối với trẻ, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Tôi đã tiến hành điều tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hành
vệ sinh tại 16 nhóm lớp theo phiếu khảo sát về thực hành vệ sinh tại nhóm lớp

(Dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy) vào tháng 2/2015 cho thấy kết quả
như sau:
- 100% giáo viên 16 nhóm lớp đã thực hiện tốt các nội dung thực hành
vệ sinh . Các thao tác giáo dục vệ sinh cho trẻ được giáo viên thường
xuyên thực hiện.
- 32/32 giáo viên đảm bảo thực hiện tốt các quy định vệ sinh với bản
thân giáo viên, vệ sinh môi trường cho trẻ trong và ngoài lớp học.
- 100% giáo viên chủ động, tích cực và thường xuyên lồng ghép giáo
dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ các
kỹ năng, kỹ xảo trong vệ sinh thân thể, ăn uống, hoạt động và giao
tiếp.
Phụ huynh và cộng đồng đã nhận thức sâu hơn về vai trò phát triển thể
chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Họ đã có một số kiến thức cơ bản
về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết chế biến các món ăn phù hợp lứa tuổi và tình
trạng sức khoẻ của con, em mình. Đã biết phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường,
giáo viên để giáo dục thói quen vệ sinh, văn minh cho trẻ. Nhằm cải thiện đáng
kể tình trạng sức khoẻ của trẻ. Nhờ đó mà tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở nhà
trường đã giảm nhanh thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả vào tháng 2/2015
như cụ thể như sau:

Độ tuổi

Số
trẻ
cân

Cân nặng
Cân nặng
SDD


SDD

Chiều cao
Cao bình Thấp

Thấp

bình

độ 1

độ 2

thường

còi độ 1

còi độ 2

thường

(TL%)

(TL%)

(TL% )

(TL% )

(TL%)


24


(TL% )
74(98,7)

2 (1,3)

0

71 (94,7)

1 (1,3)

0

Mẫu giáo 337 332(98,5)

5 (1,5)

0

333(98,8)

4 (1,2)

0

6 (1,5)


0

407(98,8)

5 (1,2)

0

Nhà trẻ
Cộng

đo
75
41

406(98,5)

2
Bảng so sánh đối chứng:
Số

Thời

Độ

trẻ

điểm


tuổi

cân

thán

đo

g

Nhà
trẻ
Mẫu
giáo

75

337

Cộng 412

9

Cân nặng
Cân nặng
bình
thường
(TL%)

SDD

độ 1
(TL%)

Chiều cao
SDD

Cao

Thấp

Thấp

độ 2

hình

còi độ

còi độ

(TL

thường

1 (TL

2

%)


(TL%)

%)

(TL%)

4 (5,3)
1 (1,3)

0

6 (8)
2(1,3)

0

2

69 (92)
74(98,7)

0

71(94,7)
74 (98,7)

9

308(91,4)


29 (8,6)

0

305(93,5) 22 (6,5)

0

2

332(98,5)

5(1,5)

0

0

9

377(91,5)

35(8,5)

0

333(98,8 4 (1,2)
)
386(93,7) 26 (6,3)


2

406(98,5)

6 (1,5)

0

407(98,8
)

0

5(1,2)

0

0

Từ bảng tổng hợp kết quả cân, đo trên ta nhận thấy. Tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng thể cân nặng độ 1 ở nhà trẻ giảm 6,7%, mẫu giáo giảm 4,64%. Tổng
toàn trường tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm so với đầu năm là 7% và
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi độ 1 giảm so với đầu năm là 5,1%.

* Bài học kinh nghiệm:
- Đối với bản thân, tôi cần phải tích cực, năng động sáng tạo hơn nữa
trong việc chỉ đạo chuyên sâu vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nói
chung và giảm tỷ lệ SDD ở trẻ nói riêng.
25



×