THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực.
3. Tác giả:
Họ và tên : Nguyễn Thị Quỳnh
Nữ
Ngày tháng/ năm sinh : 30/03/1983
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường mầm non Thái Học.
Điện thoại : 01278829226.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh - Hải Dương
Điện thoại: 03203.586.408
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu tiên :
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh – Hải Dương
Điện thoại: 03203.586.408
6. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị về
đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Từ tháng 9/2014 đến tháng 02/2015.
TÁC GIẢ
( Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Quỳnh
1
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non
là một vấn đề cấp bách hiện nay. Xuất phát từ thực trạng về tai nạn thương tích
của trẻ mầm non, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ, bản thân tôi đã suy nghĩ tự tìm tòi và tham khảo từ nhiều
nguồn thông tin, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè
đồng nghiệp.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi.
+ Giáo viên yêu nghề mến trẻ, tâm huyết tận tụy với nghề, có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại trường mầm non nơi
tôi công tác từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015. Sáng kiến này của
tôi đề cập về tình trạng tai nạn thương tích nói chung của trẻ lứa tuổi mầm non.
Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ.
3. Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn
tại trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non,
trên cơ sở đó tôi đã đề xuất 5 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.
- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ.
- Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.
2
- Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin
nhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
- Biện pháp 5: Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn
thương tích với các bậc phụ huynh học sinh.
Một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non vì đối với giáo viên mầm non việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây
là một lĩnh vực ít đề tài khoa học nào nghiên cứu. Các biện pháp tôi đưa ra đều
đảm bảo tính mới. Trên thực tế giáo viên trường tôi có rất ít tài liệu hướng dẫn,
tham khảo về vấn đề này nên tôi đã dành thời gian lựa chọn, xác định được nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó tôi chỉ đạo giáo
viên lựa chọn nội dung thích hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động cho
phù hợp.
Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và triển
khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong thị xã. Với từng điều kiện thực
tế của nhà trường, tùy vào khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp
dụng có sự chênh lệch phù hợp. Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi
tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
Việc áp dụng sáng kiến sẽ mang lại những lợi ích thiết thực đó là:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn thương thường sảy ra cho
trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như có cách phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ
dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như có
một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích sảy ra cho bản thân
và bạn bè xung quanh.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý
thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng
tránh tai nạn thương tích.
3
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng bộ linh hoạt đã mang lại hiệu
quả đáng kể: Giáo viên tổ chức hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dung
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kỹ
năng cũng như thái độ đúng đắn từ đó hình thành ý thức trong từng việc làm
của bản thân. Phụ huynh quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên, với nhà
trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
5. Đề xuất kiến nghị.
Để thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ trong trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
* Đối với trường:
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tích
hợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham dự
để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu sửa nâng cấp.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong
nhà trường.
Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ
năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các
lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương
tích.
Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương
tích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu.
Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch
khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của
giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Có kế hoạch từng bước tăng tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng và cần được quan tâm. Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở lứa
tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên
nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương tích góp
phần đáng kể. Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích là gánh
nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội phải có
những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe
dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực mà
ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi
trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa học giáo dục Việt Nam
thì:
Trẻ con vốn hiều động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, nếu cha mẹ,
thầy cô không lưu tâm đúng mức cũng như không có biện pháp phòng tránh
hữu hiệu thì nguy cơ gặp tai nạn của trẻ là rất lớn. Theo UNICEF thì tai nạn ở
trẻ em có xu hướng tăng cao. Đáng lưu ý, tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm hoặc
bệnh mãn tính khoảng 12-13%, còn tử vong do tai nạn lại chiếm tới 75% ở trẻ
trên 1 tuổi.
5
Tai nạn thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác
động của những năng lượng là các tác nhân gây nên ( bao gồm cơ học, nhiệt,
điện, hóa học, phóng xạ ,… ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng
của cơ thể người. Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các
yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp
nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
Các loại tai nạn thương tích thường gặp với trẻ lứa tuổi mầm non: Đối
với trẻ dưới 3 tuổi, các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập
bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, chưa biết tự bảo vệ mình do đó
trẻ thường bị các tai nạn thương tích sau: dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dị
vật lỗ mũi, lỗ tai, bị bỏng, ngã xuống nước, điện giật…Đối với trẻ hơn 3 tuổi,
trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn, hay chạy chơi tự do nên thường gặp các tai
nạn thương tích như ngã, vật vật sắc nhọn đâm phải, bỏng, đuối nước, điện giật,
ngộ độc…
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ mầm non : Đó là
do sự thiếu giám sát, chăm nom của cha mẹ, cô giáo hoặc người trông trẻ nên
có thể dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễ
dàng. Do người lớn chăm sóc bé nhưng không được hướng dẫn cách sơ cứu
cho trẻ và không có tủ thuốc cấp cứu. Do công tác truyền thông, giáo dục chưa
đủ mạnh để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình
và trường học trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Do điều kiện,
môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm đầy
đủ an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
3. Thực trạng của vấn đề
Đối với giáo viên Mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
không phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều tra
thực trạng tại trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn sau:
3.1. Thuận lợi:
6
Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã
đạt được yêu cầu an tòan cho trẻ.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện
để công tác y tế học đường được hoạt động tốt.
Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho
công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm
Y tế thị xã, trạm y tế phường.
Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn
cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc
nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra
hàng ngày.
Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc
mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác y tế
trường học.
3.2.Khó khăn
Nhận thức của một số giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ chưa cao.
Trong trường mầm non hầu hết là trẻ từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở
độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguy
cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
Một số khu vực xây dựng khi thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: sân
chơi nhỏ hẹp, nhà vệ sinh chưa có độ thoát nước dễ dàng.
3.3. Khảo sát thực trạng
Theo ý kiến đánh giá của giáo viên thì tai nạn thương tích thường gặp với
7
trẻ lứa tuổi mầm non là dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai,
bị bỏng, ngã, điện giật, vật vật sắc nhọn đâm phải, ngộ độc... trong đó tai nạn
thương tích do ngã được đánh giá là thường gặp nhất ( 86,5%), tiếp đến tai nạn
thương tích do ngạt, tắc đường thở (11,3%), tai nạn do vật sắc nhọn (4,5%), do
ngộ độc, đuối nước (2,3%)... ( Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa
học giáo dục Việt Nam)
Năm học 2013 - 2014, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thương
tích của trẻ sảy ra trong trường, kết quả khảo sát như sau:
Tổng số
trẻ toàn
trường
Năm học
2013- 2014
265
Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
6
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do tích do vật sắc tích khác.
trơn trượt sân nhọn
trường.
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ %
%
%
4
67
1
17
1
17
Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy phải thực hiện tốt công tác phòng
tránh tai nạn thương tích mới đảm bảo môi trường học tập an toàn cho trẻ; đảm
bảo về sức khỏe cho trẻ; Phụ huynh an tâm khi gửi con em tới trường từ đó
chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
4. Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non.
4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích
cho trẻ.
Vào đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ của bậc học mầm non
tôi và các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chăm
sóc, giáo dục nói chung và kế hoạch giáo dục phòng tránh tai thương tích cho
trẻ nói riêng để triển khai tới toàn thể giáo viên. Sau đó, chỉ đạo giáo viên xây
dựng cụ thể kế hoạch hoạt động phòng tránh tai thương tích cho trẻ phù hợp
8
với điều kiện thực tế của trường, của lớp, của địa phương. Đồng thời nhà
trường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chỉ
đạo và triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác
phòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn. Các đồng chí
cán bộ quản lí thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công
tác trông coi trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn trường lớp, đồ dùng, đồ
chơi, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non. Sau đó hướng
dẫn để giáo viên chủ động bổ sung vào kế hoạch nội dung công việc tiếp theo
cũng như chủ động tìm biện pháp để thực hiện kế hoạch một cách khoa học,
sáng tạo đem lại hiệu quả cao nhất.
4.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non được coi
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác chăm sóc
giáo dục trẻ hiện nay. Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ để về nguyên
nhân tai nạn thương tích, các loại tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạn
thương tích, phương pháp xử lý hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ.
Trước tiên giáo viên phải trang bị kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích
cho bản thân bằng cách tích cực tìm tòi, sách báo, tập san có nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để học tập và nghiên cứu. Ngoài ra còn
tìm hiểu thêm các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng
Internet xem các tiết dạy của chương trình giáo dục mầm non có lồng ghép nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ để áp dụng vào các tiết dạy của mình.
Bên cạnh đó giáo viên còn phải tham gia vào các buổi tập huấn về kiến
thức và kỹ năng phòng tránh, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp do
các cơ sở y tế tổ chức. Thông qua tập huấn, sẽ nâng cao hơn ý thức phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong và tàn tật
ở trẻ em do tai nạn thương tích gây ra. Đây là đóng góp thiết thực vào việc thực
hiện Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em một cách thiết thực nhất.
9
4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo
dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.
Với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về một số tai nạn thường
sảy ra trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh
đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên tích
cực suy nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động trong
ngày. Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt
trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
* Ví dụ:
- Giờ đón trẻ: Giáo viên cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến
lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòng
tránh.
- Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước,
bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã.
- Các giờ hoạt động học tập giáo dục trẻ không được cho bút màu vào
mũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy...
- Trong giờ ăn : Cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa trong
khi ăn dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai…
- Thông qua từng chủ điểm lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào tiết dạy cụ thể như:
Chủ điểm Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học
“Một số đồ dùng trong gia đình” giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tai
nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, cắm ổ điện,
và các thiết bị dùng điện khi không có người lớn. (Giáo án minh họa phần
phụ lục)
Chủ điểm Giao thông giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi
vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe máy…( Giáo án minh họa phần phụ lục)
10
- Thông qua hoạt động trò chuyện giáo viên dạy trẻ một số kỹ năng đơn
giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích như không trèo cây,
chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều dưới đường dây điện…
Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
thông qua các hoạt động đã từng bước hình thành ở trẻ những nhận thức và kĩ
năng phòng tránh một số tai nạn thương tích.
4.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ
thông tin nhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhất là sự phát triển của
khoa học công nghệ thông tin tôi đã chỉ đạo giáo viên mạnh dạn sử dụng công
nghệ thông tin để đưa những hình ảnh về các loại tai nạn thương tích cho trẻ
xem thay cho việc sử dụng bằng tranh ảnh.
Giáo viên có thể vào mạng lấy những hình ảnh về các vụ tai nạn thương
tích nghiêm trọng copy vào USB rồi dùng máy tính để trình chiếu lên cho trẻ
xem vào mọi lúc mọi nơi. Qua đó trẻ sẽ thấy được hậu quả nghiêm trọng của
các tác nhân gây tai nạn thương tích và từ đó trẻ sẽ ý thức được những nguy cơ
không an toàn cho bản thân trẻ sẽ biết cách phòng tránh.
4.5. Biện pháp 5 : Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai
nạn thương tích với các bậc phụ huynh học sinh.
Công tác tuyên truyền tới phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm
vụ rất thiết thực trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để tạo cho
trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể thì cần phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, tôi đã trao đổi với
các đồng chí giáo viên lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh ngay
từ đầu năm học bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi họp phụ huynh,
qua việc trao đổi, trò chuyện trong giờ đón, trả trẻ, qua góc tuyên truyền của
lớp… Ngoài ra, tôi còn góp ý với giáo viên kết hợp với phụ huynh phát động
phong trào xây dựng mô hình: “ Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”…để
nâng cao nhận thức cho gia đình về kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ.
11
5. Kết quả đạt được.
Qua việc tích cực áp dụng các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình của bản thân toàn trường mầm
non nơi tôi công tác nói chung đã đạt được một số kết quả sau:
* Bảng khảo sát năm học 2013-2014
Tổng số
trẻ toàn
trường
Năm học
2013- 2014
265
Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
6
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do trơn tích do vật sắc tích khác.
trượt
sân nhọn
trường.
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ
Tỷ lệ
%
%
%
4
67
1
17
1
17
* Bảng khảo sát năm học 2014-2015 ( Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015)
Tổng số
trẻ toàn
trường
Năm học
2014- 2015
275
Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
2
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do tích do vật sắc tích khác.
trơn trượt sân nhọn
trường.
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ
Tỷ lệ
%
%
%
2
1
0
0
0
0
Nhìn vào bảng so sánh kết quả tôi thấy các trường hợp tai nạn thương tích
xảy ra cho trẻ của năm học này giảm so với năm học trước. Trước kết quả ấy
tôi vô cùng phấn khởi.
Qua quá trình thực hiện đề tài này và những kết quả thu được tôi rút ra
được những bài học cụ thể như sau:
12
- Tìm hiểu về thực trạng việc tai nạn thương tích của trẻ trong trường thấy
được những nguyên nhân xảy ra tai nạn thương tích. Từ đó đề ra những biện
pháp khắc phục cụ thể.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo giáo viên
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày và ở
mọi lúc mọi nơi.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
+ Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, lớp có nền đá hoa sạch sẽ
thuận lợi cho việc chơi tập trong lớp và có không gian trang trí các góc, có bản
ghế đầy đủ đúng qui cách phù hợp với lứa tuổi, có điện nước đầy đủ để cho trẻ
sinh hoạt hàng ngày...
+ Đồ dùng đồ chơi có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và phong
phú về mẫu mã.
+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có trình độ tay nghề trên chuẩn, tận
tụy với công việc, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ.
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ, tích cực kết hợp với giáo viên
và nhà trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi thấy việc phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong
trường mầm non. Để trẻ được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai
nạn gây thương tích chúng ta hãy tạo một môi trường an toàn cho trẻ góp phần
đào tạo thế hệ trẻ thành những con người ích cho xã hội
Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay. Vì vậy cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng
cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Phòng tránh tai nạn
tương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tình cảm của người
lớn đối với trẻ em. Để trẻ em được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu
các tai nạn gây thương tích thì gia đình – nhà trường và toàn xã hội cần phải
phối kết hợp sâu sắc hơn nữa vì “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”
2. Khuyến nghị
Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non trong
giai đoạn hiện nay. Bản thân tôi vẫn tự nhận thấy cần phải lỗ lực và học hỏi
nhiều hơn nữa, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với trường:
Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu bổ nâng cấp.
Đảm bảo vệ sinh, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường.
Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ
năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ
14
* Đối với Phòng giáo dục:
Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch
khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của
giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Có kế hoạch từng bước tăng tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi
đồng nghiệp trong việc nghiên cứu áp dụng “ Một số biện pháp phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”.Tôi nhận thấy phần trình
bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân
thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
15
PHỤ LỤC
Ví dụ 1:
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Bé khám phá một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
I/ Mục đích.
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đồ dùng,biết vị trí của các đổ dùng đó để trong
gia đình.
- Trẻ hiểu được nguyên tắc sử dụng các đồ dùng đó.
* Kỹ năng:
- Trẻ nhận biết được tác dụng của từng loại đồ dùng sử dụng điện trong gia
đình.
- Trẻ biết được nguyên tắc sử dụng điện an toàn.
- Phát triển khả năng tư duy phán đoán tưởng tượng.
* Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn tài sản những đồ dùng gia đình.
- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng năng lượng điện có hiệu quả.
- Không nghịch vào những ổ cắm điện.
- Không đến gần những đồ dùng khi đang sử dụng (Bàn là, ấm điện,bếp
điện…)
II/ Chuẩn bị:
- Đồ vật thật quạt cây, ấm điện, bàn là.
- Màn chiếu các hình ảnh một số đồ dùng năng lượng điện trong gia đình
- Lô tô các đồ dùng trong gia đình về các đồ dùng sử dụng điện và không sử
dụng điện.
III/ Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ Ghi chú
* Hoạt động 1:
-Trẻ thực hiện theo
- Cô cho trẻ hát bài: “ Niềm vui gia đình”. yêu cầu của cô
- Cô cùng trẻ trò truyện về gia đình và
những đồ dùng gia đình.
Trẻ chơi trò chơi: “ Trời tối ,trời sáng”
- Trẻ chơi trò chơi
Cô tạo tình huống tắt điện và hỏi trẻ.
- Vì sao lớp học bỗng nhiên lại tối?
16
- Vì cô đã tắt công tắc chính là nguồn điện - Trẻ trả lời
cho nên bóng điện không sáng được.
- Muốn điện sáng thì phải làm gì?
- Ở nhà bố mẹ thường bật điện vào buổi
nào trong ngày.
- Cô giải thích cho trẻ có thể bật điện vào - Trẻ trả lời
các buổi trong ngày?
* Hoạt động 2:
Cô đọc câu đố về cái quạt điện để đố trẻ:
* Cô đưa quạt ra cho trẻ quan sát và nhận
xét
Ai có nhận xét gì về cái quạt này?
- Tác dụng của chiếc quạt này? ( Sử dụng
ở mùa nào).
- Chiếc quạt này làm bằng chất liệu gì?
Vì sao khi bật quạt chúng ta lại thấy mát.
- Quạt là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
Ngoài quạt này ra còn có quạt gì sử dụng
bằng năng lượng điện?
* Tiếp theo cô cho trẻ làm quen với chiếc
bàn là?
- Muốn chiếc quần áo phẳng đẹp thì cần có
cái gì?
- Ai có nhận xét gì về chiếc bàn là này?
- Dùng bàn là để làm gì?
- Muốn bàn là hoạt động được thì phải làm
gì?
- Cô nói cho trẻ cách sử dụng bàn là và chỉ
có người lớn mới được sử dụng .
- Điện làm bàn là nóng lên thì bàn là mới
là phẳng quần áo bằng vải được. Vậy bàn
là là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
* Cho trẻ làm quen với ấm điện( Cô hỏi
trẻ về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng)
* Cho trẻ kể những đồ dùng trong gia đình
được sử dụng điện
* Cô giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng
được sử dụng điện trong gia đình bằng đèn
chiếu, cho trẻ gọi tên, nhận xét nói ,công
dụng cách sử dụng.
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng cung cấp
ánh sáng: ( một số bóng điện khác nhau:
Bóng tròn ,dài, bóng đèn ngủ…)
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng để làm mát:
17
Trẻ quan sát và trả
lời các câu hỏi của
cô.
- Trẻ quan sát và
trả lời các câu hỏi
của cô.
Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói
Một số loại quạt khác nhau
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng để đun nấu:
Nồi cơm điện, chảo điện, khử mùi, lò vi
sóng
- Nhóm đồ dùng để nghe nhìn: Ti vi, đầu
đĩa, máy tính, đài
Giáo dục: Tất cả những đồ dùng trên đều
được sử dụng bằng năng lượng điện được
sử dụng trong gia đình của mình đấy vì
vậy khi dùng chúng mình phải biết giữ gìn
cẩn thận không được quăng ném . Đặc biệt
là phải sử dụng điện cho an toàn, không
được tự ý sử dụng điện khi không được sự
cho phép của người lớn.
* Chúng mình cần tiết kiệm điện bằng
cách nào?
- Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy
điều hoà, máy sưởi đang bật
- Tắt đèn, tắt quạt khi đi ra khỏi phòng
- Không mở cánh tủ lạnh trong thời gian
dài, luôn đóng kín tủ lạnh
- Tắt đài khi không nghe
- Tắt đèn ti vi khi không xem
- Tắt máy tính khi không sử dụng
* Giáo dục trẻ nguyên tắc sử dụng điện an
toàn
- Phải luôn hỏi người lớn khi sử dụng các
thiết bị liên quan đến điện.
- Tuyết đối không bao giờ tự cắm và rút
phích ra khỏi ổ cắm .
- Không được sờ vào điện khi tay ướt hoặc
đI chân đất.
- Không bao giờ được chạm vào dây điện
đặc biệt là dây điện bị đứt.
- Khi ngửi thấy mùi khét trong nhà hoặc
trong lớp học thì báo ngay cho người lớn
biết.
* Hoạt động3:
Trò chơi : Ai thông minh hơn
1/ Để tiết kiệm năng lượng điện chúng ta
thay thế bóng đèn thông thường bằng bóng
nào?
2 Đồ dùng nào được sử dụng để truyền đạt
âm thanh, hình ảnh trong nhà
3/ Đồ dùng nào tiêu hao nhiều điện khi
18
Trẻ quan sát trên
máy chiếu
- Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói
- Trẻ trả lời các
câu hỏi cô đưa ra
- Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói
- Trẻ chơi trò chơi
làm nóng nước để giúp bát đĩa sạch.
4/ Đồ dùng nào để làm phẳng quần áo
5/ Khi không dùng nữa hoặc khi ra khỏi
phòng, chúng ta cần tắt chúng đi.
6/ Để làm mát mà chi phí tiết kiệm điện
hơn máy điều hoà.
7 Đồ dùng nào bảo quản thức ăn được tươi
ngon.
=> Khi trẻ trả lời xong cô cho trẻ kiểm tra
lại đáp án trên máy chiếu.
Trò chơi : Ai đoán giỏi
Trên màn hình xuất hiện những nhóm đồ
dùng được sử dụng bằng năng lượng điện
và 1 vài đồ dùng không sử dụng bằng năng - Trẻ chơi trò chơi
lượng điện nhiệm vụ của trẻ là tìm ra
những đồ dùng không sử dụng bằng năng
lượng điện .
Ví dụ 2:
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Bé khám phá một số PTGT đường bộ
I. Mục đích
* Kiến thức
- Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện
giao thông đường bộ.
- Biết được đặc điểm các phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe
đạp, xe buýt, xe tải…
- Biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè
hoặc sát lề đường bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe
phải đội mủ bảo hiểm…
* Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nhận biết, quan sát, so sánh
- Phát triển khả năng tư duy phán đoán.
* Thái độ
- Giáo dục trẻ có một số hành vi văn minh khi ngồi trên xe máy và khi đi bộ.
II. CHUẨN BỊ:
- Side bài giảng có hình ảnh một số phương tiện giao thông
- Đồ chơi một số phương tiện giao thông.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ Ghi chú
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Lớp hát bài: "Em tập lái ô tô"
- Trẻ thực hiện
19
- Trong bài hát nhắc tới loại xe gì?
- Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường
gì?
- Ngoài ô tô các con còn biết phương tiện
nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ
nữa?
- Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất
nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng
ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.
Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về
các loại phương tiện giao thông đường bộ
nhé!
* Hoạt động 2 : Bé cùng khám phá
a, Xe đạp:
- Cô đọc câu đố:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ
- Đó là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Xe đạp gồm có những bộ phận nào?
- Dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
- Tại sao xe đạp lại chạy chậm?
- Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô
còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng
xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các
loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông
đường nào?
b, Xe máy
- Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.
Xe gì hai bánh
Tiếng kêu bình bịch
Chạy bon bon.
- Đố là xe gì?
-Cho trẻ quan sát và nhận xét về xe máy.
- Xe máy thuộc phương tiện giao thông
đường nào?
- Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chở được mấy người?
- Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải
thực hiện những qui định gì?
+ So sánh xe đạp, xe máy.
20
theo yêu cầu của
cô
- Trẻ chú ý lắng
nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và
nhận xét
c, Xe ô tô
- Cô điều khiển ô tô đồ chơi chạy từ trong
ra, hỏi trẻ cô có gì đây?
- Đây là ô tô đồ chơi, ngoài ra cô còn chụp
được 1 tấm hình 1 chiếc ô tô thật, các con
cùng quan sát nhé.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét về ô tô
- Ngoài ô tô con ra cô còn một loại ô tô nữa
các con cùng xem nhé ( xe tải ).
- Xe ô tô tải có đặc điểm gì bạn nào biết?
- Cho trẻ nhạn xét về xe tải
- Người lái xe còn gọi là gì?
-Thế bác tài xế khi lỏi xe phải thực hiện qui
định gì?
+ Cho trẻ so sánh ô tô con và ô tô tải.
- Hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về
các phương tiện giao thông đường nào?
- Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô thuộc phương
tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô
và các bạn biết một số phương tiện giao
thông đường bộ mà con biết?
- Vậy khi đi trên các phương tiện này các
con phải đi như thế nào?
- Khi đến ngã tư đường phố thì các con đi
như thế nào?
- Khi đi bộ thì các con đi như thế nào?
- Khi đi qua ngã tư đường phố muốn qua
đường thì các con đi như thế nào?
* Trò chơi: “ Thi xem đội nào nhanh”
Cách chơi: Cho 2 đội chơi, cô để lô tô các
phương tiện giao thông lên bàn, 2 đội phải
chọn đúng phương tiện giao thông theo yêu
cầu của cô. Nhóm nào mua được nhiều và
đúng theo yêu cầu sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Kết thúc
- Giáo dục: Các con biết không, các loại
phương tiện giao thông giúp mọi người đi
lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong
cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi
đi đường, qua đường, ngồi xe... nếu không
chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ
rất nguy hiểm. Vì vậy, các con không được
ra đường một mình mà phải có người lớn
dắt, khi đi xe thì phải đội mũ bảo hiểm,
21
- Trẻ so sánh
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và
nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
không đùa nghịch, khi đi thuyền thì phải
mặc áo phao các con nhé!
MỤC LỤC
NỘI DUNG
I Thông tin chung về sáng kiến
II Tóm tắt sáng kiến
III Mô tả sáng kiến
1. Hoàn cảnh nảy sinh sánh kiến
2. Cơ sở lý luận
3. Thực trạng của vấn đề
4. Một số biện pháp
5. Kết quả
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
IV
V
Kết luận và Khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Phụ lục
22
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
TRANG
1
2-4
5 - 14
6
6
6,7,8
8,9,10,11
11,12
13
.........................
........................
........................
.........................
14 -15
14
14,15
16-21