THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến “ Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tại Trường Mầm non Sao Mai – Thị xã
Chí Linh
3. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Minh
Nữ
- Sinh ngày: 25/01/1966
- Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
- Chức vụ đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường Mầm non Sao Mai
- Điện thoại: 097.992.1798
4. Đồng tác giả (không có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Mầm non Sao Mai
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
- Sự hỗ trợ, tài trợ của các ban ngành, đoàn thể các bậc phụ huynh.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 09 năm 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Minh
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
- Trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
mầm non trên địa bàn thị xã Chí Linh. Nhiều năm qua các trường đã thực hiện
với phương châm xã hội hóa giáo dục tự nguyện không bắt buộc, ai có thì tài
trợ. Nhưng ở mỗi nhà trường cứ mỗi đợt xã hội hóa giáo dục xong thì ở đâu đó
lại có ý kiến này, ý kiến kia của các bậc phụ huynh về công tác xã hội hóa giáo
dục. Mặc dù các nhà trường đã thực hiện theo đúng quy trình và có kế hoạch
báo cáo với cấp trên về kế hoạch xã hội hóa giáo dục của nhà trường vào đầu
các năm học. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã nảy sinh ra sáng kiến “Hiệu
trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non” để nhằm giải
quyết những khó khăn khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Để phụ
huynh tham gia nhiệt tình và không có ý kiến này, ý kiến khác và giúp các nhà
trường thực hiện xã hội hóa giáo dục mang tính chất “Xã hội hóa giáo dục là
của mọi người, mọi người đều tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục”.
- Thời gian thực hiện sáng kiến tại thời điểm đầu năm học 2014 – 2015
và được áp dụng tại trường mầm non A – Thị xã Chí Linh
- Sáng kiến thể hiện rõ được tính mới, so với giải pháp cũ đã thực hiện
năm 2013 – 2014. Vì khi thực hiện các giải pháp cũ hiệu quả công tác xã hội
hóa giáo dục không đạt kết quả cao. Chính vì vậy tính mới, tính sáng tạo của
sáng kiến tôi đã lựa chọn năm giải pháp. Mỗi một giải pháp khi đưa ra đều
mang tính khả thi và mang tính chất cụ thể hóa cao
- Khả năng áp dụng của sáng kiến tôi đã trình bầy rất rõ ở năm giải pháp
và mỗi một giải pháp đều có giá trị hiệu quả khác nhau và cách thức áp dụng
của từng giải pháp tôi đã dựa vào tình hình thực tế của trường tôi khi làm công
tác xã hội hóa giáo dục để vừa phù hợp với ý Đảng, lòng dân và phụ huynh
tham gia một cách tích cực hiệu quả nhất.
- Khi thực hiện năm giải pháp trên ở trường tôi năm học 2014 – 2015 đã
thu được kết quả rất đáng tự hào vì so sánh giữa hai năm tôi thấy kết quả năm
sau cao hơn năm trước ở số tiền phụ huynh tài trợ và đồng thời phụ huynh
không có ý kiến thắc mắc nào khác. Năm học 2013 – 2014 phụ huynh ủng hộ
2
gần 100 triệu đồng, năm học 2014 – 2015 phụ huynh tài trợ trên 150 triệu đồng
và nhiều ngày công lao động, sơn, sửa đồ chơi ngoài trời.
- Sáng kiến “Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục ở trường
mầm non” từ những việc làm cụ thể và từ những giải pháp nêu trên, đã đạt
được kết quả trong quá trình xã hội hóa giáo dục và đồng thời đã khẳng định rất
rõ giá trị mà sáng kiến mang lại.
- Trong quá trình áp dụng sáng kiến này tôi rất mong được sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để công tác xã hội hóa giáo dục ở mỗi nhà trường
ngày một phát triển đi lên vì các nhà trường rất khó khăn về nguồn kinh phí. Vì
vậy cần có sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội để công tác xã hội hóa
giáo dục ngày một phát triển không ngừng và thu được kết quả cao nhằm thúc
đẩy cơ sở vật chất của các trường mầm non ngày một phát triển hơn vì
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN.
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục ở các nhà trường là một mục tiêu vô cùng quan
trọng để đổi mới và phát triển mỗi nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay công
tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng và nước ta quan tâm chú trọng. Bởi vì xã
hội hóa giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần được phát huy dân chủ và
cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực
hiện thắng lợi công tác xã hội hóa giáo dục.
Trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục ở thị xã Chí Linh nói
chung và xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non nói riêng đã đang được
phát triển và có nhiều khởi sắc.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định “Giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Vậy để
giúp trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện thì mỗi nhà trường cần phải có
đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Vậy
chúng ta cần tuyên truyền vận động các tổ chức chính trị, xã hội, các bậc phụ
huynh, các tập thể cá nhân đều có trách nhiệm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục,
xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh ở mỗi nhà
trường.
Thực tế cho thấy ở nơi nào thực hiện xã hội hóa giáo dục tốt thì ở nơi đó
sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Và ở nơi đó sẽ phát
triển toàn diện về kinh tế, xã hội cũng như các mặt khác.
Một trong 5 tiêu chuẩn cần đạt của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
hiện nay do Bộ Giáo dục quy định đó là thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo
dục.
Từ thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục của các trường mầm non nói
chung và trường mầm non A nói riêng. Trong nhiều năm qua đã thu được
những kết quả đáng kể của cộng đồng đối với công tác xã hội hóa giáo dục. Đó
là sự hiểu biết sâu rộng của toàn xã hội đối với công tác giáo dục. Đây cũng là
4
những điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thiện mọi điều kiện cơ sở vật
chất, khuôn viên trường học và tạo môi trường luôn xanh – sạch – đẹp, an toàn
và thân thiện đó cũng là sự động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên, nhân
viên thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn nảy sinh sáng kiến “Hiệu trưởng
với công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích ngiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tế công tác xã hội hóa giáo dục của các
trường mầm non trên địa bàn thị xã Chí Linh trong những năm gần đây.
Phân tích thực trạng nguyên nhân của công tác xã hội hóa giáo dục
Giải quyết thực trạng nhằm thực hiện tốt có hiệu quả công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường mầm non
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác xã hội hóa giáo dục
Thực hiện tại trường mầm non A – thị xã Chí Linh năm 2014 – 2015
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động lớn có tính chất toàn xã hội đối
với sự ngiệp giáo dục, nhằm khơi dạy cả truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng
của con người trong xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu và
tụt hậu vươn lên trình độ tiên tiến. Đó là việc tạo ra một xã hội trong đó mọi
người đều được học tập tạo ra môi trường và điều kiện tốt cho mọi người.
Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, nghề nghiệp, thông qua quá
trình đào tạo, nhất là những chính sách nhằm khuyến khích người học và người
làm công tác giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Xã hội hóa giáo dục được hiểu là xã hội hóa cách làm giáo dục. Thay vì
cách làm giáo dục chủ yếu dựa vào Nhà nước, chỉ có nhà trường làm, chỉ có
ngành giáo dục thực hiện mà chúng ta huy động mọi lực lượng cùng làm giáo
dục dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, cá nhân, đoàn thể, tổ chức xã hội
phối hợp chặt chẽ với nhau và với nhà nước thực hiện các mục tiêu giáo dục,
5
cùng chịu trách nhiệm trước đất nước về sản phẩm do giáo dục tạo ra. Trong sự
phối hợp này nổi bật là mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và các lực lượng
xã hội khác. Các lực lượng xã hội tích cực tham gia xây dựng giáo dục “Vì
quyền lợi của con em của đất nước”, trong đó có lợi ích của bản thân họ.
Với ý nghĩa đó có thể hiểu rằng xã hội hóa giáo dục theo những vấn đề
sau:
Xã hội hóa giáo dục làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của
giáo dục. Thực tế giáo dục của địa phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội
đối với giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội
phục vụ đắc lực phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Xác định mục tiêu giáo
dục trước hết phải xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội hóa giáo dục tạo ra nhiều nguồn lực để giáo dục mở ra con đường
làm giáo dục không thuần túy ở trong nhà trường và ngoài nhà trường. kết hợp
các lực lượng giáo dục: Đồng thời nhà trường, gia đình, xã hội cùng tạo ra một
môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo
dục của nhà trường.
Xã hội hóa giáo dục là dân chủ hóa giáo dục hai khái niệm gắn bó chặt
chẽ với nhau. Dân chủ hóa giáo dục là con đường để thực hiện xã hội hóa giáo
dục. Xã hội hóa giáo dục là con đường để mọi người trong xã hội tham gia
quản lý xây dựng nhà trường.
Xã hội hóa giáo dục chính là việc tạo ra môi trường cho mối quan hệ
giữa gia đình và cộng đồng xã hội phát huy tối đa vai trò của mình. Xã hội hóa
giáo dục cũng chính là quá trình nhằm nâng cao hơn, gắn bó hơn, phong phú
hơn trách nhiệm của hai phía gia đình và cộng đồng xã hội với nhau, tạo điều
kiện cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng xã
hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.
Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác xã hội hóa giáo dục của các
trường mầm non trên địa bàn Thị xã Chí Linh trong những năm vừa qua và
6
thực tế công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non A do tôi quản lý có
những thực trạng như sau
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3.1. Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục năm 2013 –
2014
Trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non A
đã được nhà trường luôn quan tâm chú trọng. Vì vậy ngay đầu tháng 07 nhà
trường đã xây dựng kế hoạch báo cáo với địa phương, báo cáo về Phòng Giáo
dục về kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Sau đó
thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng kiểm kê, khảo sát thực trạng về
cơ sở vật chất của nhà trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế, nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của
mình về công tác xã hội hóa giáo dục. Tôi đã xây dựng kế hoạch một cách cụ
thể chi tiết về các hạng mục của nhà trường cần được sự hỗ trợ của tập thể, cá
nhân, phụ huynh trong thời gian tiếp theo. Việc đầu tiên là tiến hành kiểm kê
cơ sở vật chất. Đoàn kiểm tra gồm các ông (bà) có tên sau:
Ông (bà)
Bà
Bà
Ông (bà)
Bà
Bà
Phó chủ tịch UBND - Phụ trách VHXH
Hiệu trưởng trường Mầm non
Phó hiệu trưởng – Phụ trách CSVC
Đại diện cha mẹ học sinh
Kế toán nhà trường
Thanh tra nhà trường
Trưởng ban
Phó ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất của nhà
trường cũng như các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho năm học tới. Đồng
thời Hiệu trưởng nhà trường có ý kiến đề xuất dự kiến năm học tới cần xã hội
hóa giáo dục cái gì? Cần bao nhiêu kinh phí? Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu?
3.2. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ
dùng của nhà trường cụ thể trong thời điểm kiểm kê như sau (Các danh
mục đồ dùng còn thiếu và cơ sở vật chất còn thiếu để có kế hoạch xã hội
hóa giáo dục)
7
Năm học
CSVC đồ dùng
Trang thiết bị
2013 - 2014 Phòng học
Kho bếp
Kho lớp
Máy tính
Ti vi đầu đĩa
Bình ủ nước ấm
Tủ úp cốc
Đồ chơi ngoài trời
Tổng
Thiếu so với
Cần bổ sung năm
số
12
0
6
7
10
04
0
yêu cầu
02
01
05
02
02
10
14
05
03
2014 - 2015
02 phòng học
01 kho bếp ăn
05 kho của lớp
02 máy vi tính các lớp
02 tivi, đầu đĩa
10 bình ủ nước ấm
14 tủ úp cốc có kính
Cũ, han cần có KH
sơn sửa mua bổ sung
- Đồ dùng đồ chơi các lớp theo Thông tư 02 Bộ Giáo dục, chưa đủ còn
thiếu đặc biệt ở khối 3 tuổi, nhà trẻ cần có kế hoạch mua bổ sung
- Tường bao đã có nhưng chưa có lưới bảo vệ vì tường thấp, không đảm bảo an toàn
- Sân khấu ngoài trời hẹp, không đảm bảo diện tích theo quy định
* Qua khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ
chơi đoàn kiểm tra đã thống nhất ghi vào biên bản để báo cáo về địa
phương, phòng giáo dục để có kế hoạch cho phép nhà trường thực hiện
công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường năm 2014 – 2015.
Trong quá trình điều tra khảo sát, nhà trường có những thuận lợi, khó khăn
sau:
- Thuận lợi:
Thực tế trong những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục tại trường tôi
đã luôn nhận được sự quan tâm của các tập thể, cá nhân, các bậc phụ huynh. Vì
hàng năm nhà trường đều nhận được sự tài trợ của các bậc phụ huynh cho lớp,
cho trường những trang thiết bị đồ dùng như: Ti vi, xốp trải nhà, chăn, đệm,
xích đu….Với tinh thần, trách nhiệm các bậc phụ huynh đã luôn luôn tạo mọi
điều kiện để ủng hộ, giúp đỡ nhà trường.
Cán bộ giáo viên luôn có ý thức để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Phụ huynh tham gia ủng hộ xã hội hóa giáo dục nhiệt tình, sôi nổi
- Khó khăn:
8
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường cũng có nhiều khó khăn trong
công tác xã hội hóa giáo dục. Vì mỗi phụ huynh có điều kiện hoàn cảnh khác
nhau, có phụ huynh tham gia nhiệt tình nhưng bên cạnh đó vẫn còn những phụ
huynh chưa tự giác, không quan tâm đến con cháu họ. Thậm chí phụ huynh còn
phát ngôn những câu không mang tính chất ủng hộ nhà trường về công tác xã
hội hóa giáo dục.
Chính vì những hạn chế trên mà bản thân tôi đã luôn suy nghĩ và tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất để giải quyết những hạn chế trong công tác thực
hiện xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non A do tôi quản lý .
4. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ
HỘI HÓA GIÁO DỤC
Dựa trên việc nghiên cứu lý luận về xã hội hóa giáo dục ở trường mầm
non nói chung và qua trực tiếp tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương,
qua chỉ đạo triển khai xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non A thị xã Chí Linh
tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau.
4.1. Đối với Đảng chính quyền địa phương.
Nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền, để mọi người hiểu rõ về
vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo. Đặc biệt là giáo dục mầm non trong sự
phát triển của sự nghiệp văn hóa xã hội ở địa phương
Người hiệu trưởng trực tiếp tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền
bằng các hoạt động cụ thể làm cho các ban ngành đoàn thể, quần chúng nhân
dân địa phương nhận thức sâu sắc vị trí vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo.
Để từ đó mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục,
tích cực đóng góp nhân lực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với giáo dục
mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng vì có như vậy mỗi người mới
hiểu rõ hết được nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát
triển kinh tế ở địa phương là việc rất cần thiết của người hiệu trưởng, nhằm đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt vấn đề này vai trò tham mưu của hiệu
9
trưởng là yếu tố quan trọng. Vì vậy phải tham mưu đúng lúc, đúng chỗ, có như
vậy hiệu quả của công tác tham mưu mới đạt hiệu quả cao.
Đối với hội đồng sư phạm nhà trường thì mỗi một thành viên trong hội
đồng sư phạm phải là những thành viên tiêu biểu tích cực nhất trong công tác
tuyên truyền. Sẵn sàng trả lời giải đáp những vướng mắc với phụ huynh, với
quần chúng nhân dân địa phương về các nghị quyết, văn bản của nhà nước, chỉ
đạo của cấp trên cũng như kế hoạch của nhà trường trong sự nghiệp phát triển
giáo dục đào tạo của Thị xã nhà.
4.2. Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục
Ngoài công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương,
các ban ngành đoàn thể, thì người hiệu trưởng phải có kế hoạch lộ trình để xây
dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục sao cho phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực
tế của nhà trường, qua kiểm kê khảo sát. Hiệu trưởng phải xây dựng một kế
hoạch cụ thể về nguồn kinh phí có kế hoạch cụ thể để báo cáo lãnh đạo địa
phương, phòng giáo dục, xin ý kiến ban đại diện cha mẹ học sinh để có kế
hoạch triển khai tới các tập thể, cá nhân, các bậc phụ huynh trong buổi họp phụ
huynh các khối lớp và họp ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường
Xây dựng kế hoạch giúp ta làm việc theo kế hoạch đạt hiệu quả cao.
Song việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi phải phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường, của địa phương. Việc gì làm trước, việc gì làm sau để từng bước
hoàn thiện theo kế hoạch.
Khi xây dựng kế hoạch tôi phải căn cứ vào khả năng huy động nguồn
kinh phí và tình hình thực tế của nhà trường của các bậc phụ huynh
* Cụ thể:
Kế hoạch xây dựng bổ sung 05 phòng kho cho 05 lớp là hoàn toàn hợp
lý. Vì cháu đông, lớp chật hẹp toàn bộ chăn, chiếu, tủ, gối không có kho để dẫn
đến lớp học không đảm bảo theo yêu cầu điều lệ trường mầm non.
10
Làm nhà kho bếp ăn, vì bếp không có kho, không đảm bảo theo yêu cầu.
Toàn bộ đồ dùng của bếp như: Gạo, dầu, mắm…Đồ dùng khác đều để ở bếp ăn
dẫn đến không đảm bảo an toàn.
Xây dựng 02 phòng học: Do thiếu phòng, học sinh các lớp quá tải so với
điều lệ trường mầm non (nguồn kinh phí xin hỗ trợ)
Bình ủ nước ấm: Do trời lạnh các cháu phải được uống nước ấm để đảm
bảo sức khỏe cho trẻ.
Tủ úp cốc: Để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ không để bụi bẩn vào cốc của trẻ.
Ngoài ra mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các khối lớp 3 tuổi, nhà trẻ
* Dự kiến số tiền trên 980 triệu đồng. Trong đó xin hỗ trợ của nhà
nước là 800 triệu đồng (Xây 02 phòng học)
Còn lại là phụ huynh, các tập thể, cá nhân tài trợ, ủng hộ dự kiến là 180
triệu đồng để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị. Sau khi xây dựng kế hoạch
xong ban giám hiệu họp thống nhất và triển khai tới cán bộ giáo viên, nhân
viên nhà trường để mọi người đều nắm được kế hoạch nhà trường đã xây dựng
để nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường năm
học 2014 – 2015.
4.3. Đối với nhà trường
Hiệu trưởng nhà trường luôn là con chim đầu đàn, gương mẫu, nhiệt
tình trong mọi phong trào, làm việc có trách nhiệm coi trường là nhà, các cháu
là con. Luôn cùng với đội ngũ giáo viên nâng cao vị trí, uy tín của nhà trường,
tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở mỗi nhà trường. Thực tế cho thấy ở
nơi nào có đội ngũ cán bộ giáo viên mất uy tín, không có niềm tin đối với phụ
huynh thì ở đó tiến hành xã hội hóa giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn ở nơi
nào nhà trường có uy tín thì sẽ tạo được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân,
thông qua năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng, thông qua sự cố
gắng phấn đấu của hội đồng sư phạm thì sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
đề ra. Nhà trường đặc biệt phải luôn nắm chắc các văn bản chỉ đạo của cấp trên
về chủ trương xã hội hóa giáo dục để thực hiện cho tốt. Đồng thời phải luôn
11
xây dựng được khối đoàn kết trong nhà trường. Quản lý mọi hoạt động trong
nhà trường một cách mềm dẻo, công khai, minh bạch, đảm bảo dân chủ trong
trường học “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Để thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục việc nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường được quan tâm số 1. Bởi vì nếu cán bộ
giáo viên làm tốt việc này thì các bậc phụ huynh sẽ yên tâm khi thấy con mình
khỏe mạnh, được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, nhanh nhẹn, thông minh, có kỹ
năng giao tiếp ứng xử tốt. Đây là nhiệm vụ “sống còn” của nhà trường, nó
quyết định đến sự thành công hay thất bại của nhà trường. Chính vì vậy nâng
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu
trong công tác giáo dục nhận thức đạo đức – chính trị cho cán bộ, giáo viên của
trường tôi trong những năm học qua. Để có được niềm tin đối với Đảng, chính
quyền và nhân dân địa phương chỉ thể hiện bằng lời nói thì chưa đủ mà điều
quan trọng ở đây là “Lời nói phải đi đôi với việc làm”, có như vậy mới đạt
được hiệu quả cao. Vì vậy là người cán bộ quản lý tôi luôn chỉ đạo giáo viên
làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, yêu trẻ như con mình. Cô nuôi dưỡng
luôn học hỏi kinh nghiệm để chế biến các món ăn vừa ngon miệng vừa phù hợp
với bữa ăn hàng ngày của trẻ để tạo cho trẻ luôn ngon miệng và ăn hết suất ăn
của mình. Đối với ban giám hiệu nhà trường luôn xây dựng kế hoạch kiểm tra
đánh giá giáo viên, nhân viên, kiểm tra giờ ăn, kiểm tra các hoạt động trong
ngày của trẻ một cách thường xuyên để tạo ra cho giáo viên có ý thức giờ nào
việc đấy và có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
Đặc biệt thông qua các chuyên đề, ngày hội, ngày lễ, giáo viên đã lồng ghép
tích hợp các nội dung vào các hoạt động trong ngày có hiệu quả như chuyên đề:
“Nâng cao giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non”, “Sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”, “Em yêu biển đảo Việt Nam”, “Xây
dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”, và đặc biệt thông qua hội thi
“Bé tài năng – khỏe ngoan” đã có sự tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ
huynh trong toàn trường. Đây cũng là cách tuyên truyền của nhà trường bằng
việc làm cụ thể thiết thực nhất.
12
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao ban giám hiệu nhà
trường phải xây dựng một đội ngũ cốt cán là những giáo viên có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để đảm nhiệm những công việc quan trọng
khi được ban giám hiệu giao cho.
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn là tấm gương sáng tự học
và sáng tạo, và luôn xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở mỗi nhà trường thì đội ngũ
giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy đối với nhà trường cần có
kế hoạch và biện pháp để giúp đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản
thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
4.4. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục.
Ngoài việc chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn
làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân, phụ huynh bằng
cách.
Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh từng khối lớp, buổi họp phụ huynh
toàn trường để tuyên truyền sâu rộng về công tác xã hội hóa giáo dục và thông
báo công khai tới các bậc phụ huynh về sự tài trợ, giúp đỡ của các bậc phu
huynh và kế hoạch thu chi trên bảng tin của nhà trường, để phụ huynh nắm bắt
được.
Hàng ngày trong giờ đón trẻ tôi cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với
các bậc phụ huynh trực tiếp hoặc gián tiếp qua giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo
viên chủ nhiệm làm cầu nối để trao đổi với các bậc phụ huynh về kế hoạch của
nhà trường để cùng kêu gọi các bậc phụ huynh tài trợ, ủng hộ kinh phí mua
sắm, sửa chữa các đồ dùng của lớp, của trường. Đặc biệt trong năm học vừa
qua cha mẹ học sinh đã tự nguyện tài trợ nhà trường kinh phí để lát gạch sân
chơi cho các cháu với số tiền gần 100 triệu đồng. Ngoài ra còn mua sắm chăn,
đệm và nhiều đồ dùng cho các cháu ở các lớp.
13
Đối với mỗi nhà trường công tác tuyên truyền giáo dục với các tập thể,
cá nhân, phụ huynh là vô cùng quan trọng vì có tuyên truyền thì mọi người mới
biết được chủ trương chung của nhà trường cần gì? Và nguồn kinh phí đó ở
đâu? Có như vậy mới thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
4.5. Phối kết hợp với các đoàn thể, các bậc phụ huynh đơn vị kết
nghĩa trong việc xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động lớn có tính chất toàn xã hội đối
với sự nghiệp giáo dục nhằm khơi dạy cả truyền thống hiếu học và tiềm năng
của con người. Đây là sự phối hợp nổi bật là mối quan hệ hai chiều giữa nhà
trường và các lực lượng xã hội.
Trong suốt những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của
các tập thể, cá nhân, các bậc phụ huynh đơn vị kết nghĩa, hỗ trợ kinh phí, ngày
công lao động, hiện vật, để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang
trang hơn. Nhìn chung thực hiện công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các tổ
chức tập thể cá nhân trong việc xã hội hóa giáo dục là một việc làm đã thu được
kết quả cao đối với trường chúng tôi. Để có được kết quả trên ban giám hiệu
nhà trường đã luôn làm tốt việc phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh,
mua sắm kịp thời, công khai minh bạch tạo một niềm tin vững chắc đối với phụ
huynh, có như vậy công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non A luôn
được Phòng Giáo dục đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo
dục và được các cấp khen ngợi và được nhân rộng các trường trên địa bàn.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thực tế khi thực hiện các giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục tại
trường mầm non A trong những năm qua. Mỗi năm tôi lại tìm thấy một sáng
kiến mới cho mình và mỗi một sáng kiến lại tạo cho tôi có thêm những điều
mới lạ, bí ẩn để mình tiếp tục áp dụng năm sau tốt hơn năm trước và cụ thể
năm học 2014 – 2015 tôi đã thu được những kết quả rất đáng tự hào trong công
tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non A do tôi phụ trách
Đối chiếu thời điểm trước và sau khi áp dụng sáng kiến
14
* So sánh
CSVC đồ
Trước khi áp dụng sáng
dùng, trang
thiết bị
Tổng số
kiến
Thiếu so với
Sau khi áp dụng sáng kiến
xã hội hóa giáo dục
Tổng số
Bổ sung
14
02
Phòng học
12
yêu cầu
02
Kho bếp
0
01
01
01
Kho lớp
6
05
11
05
Máy tính
7
02
9
02
Tivi, đầu đĩa
12
02
14
02
Bình ủ nước ấm
04
10
14
10
Tủ úp cốc
0
14
14
14
(kính)
- Các nhóm lớp đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của Bộ Giáo dục thiếu
ở khối 3 tuổi, nhà trẻ
- Tường bao đã xây dựng nhưng chưa có hàng rào để bảo vệ
- Sân khấu ngoài trời có nhưng hẹp, không đảm bảo diện tích
* Qua bảng so sánh đối chứng ở trên năm học 2014 – 2015 trường mầm
non A đã đạt được kết quả rất đáng tự hào cụ thể: Nhà trường đã được cấp trên
cấp kinh phí xây dựng 02 phòng học cao tầng với số tiền gần 1 tỷ đồng. Ngoài
ra nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ, tài trợ của các tập thể, cá nhân các bậc
phụ huynh để sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị
bộ đồ chơi phát triển vận động cho trẻ.
* Cụ thể:
- Sửa dãy nhà kho cho 5 lớp đổ thêm bê tông, láng xi măng và lợp mái
tôn làm nhà kho để đồ dùng chăn, chiếu, bàn….
- Làm nhà kho bếp ăn đảm bảo theo quy định của điều lệ
- Mua sắm bình ủ nước ấm, tủ úp cốc cho đủ 14 lớp trong trường đảm
bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ
- Trang trí sân khấu và xây thêm sân khấu để thuận tiện cho trẻ khi biểu
diễn văn nghệ vào các ngày hội, ngày lễ của nhà trường.
15
- Tăng cường công tác cho bảo vệ, hoàn thiện hàng rào bảo vệ khu vực trường.
- Kết hợp với đơn vị kết nghĩa ngay vào đầu tháng 8 nhà trường đã huy động
ngày công để sơn sửa lại toàn bộ đồ chơi ngoài trời trên 30 ngày công lao động
- Ngoài ra các tập thể, cá nhân còn tài trợ kinh phí, mua thảm đỏ, thuê
múa sư tử ngày Tết Trung thu cho các cháu trên 10 triệu đồng, và còn tài trợ
ghế đá, xích đu và chậu hoa cây cảnh…
- Thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ, nhà trường
lại tiếp tục nhận được sự tài trợ của các bậc phụ huynh với tấm lòng ai có nhiều
ủng hộ nhiều, ai có ít ủng hộ ít. Với tinh thần tự nguyện không bắt buộc, phụ
huynh tham gia nhiệt tình sôi nổi để tiếp tục mua sắm bộ đồ chơi phát triển vận
động, vì hàng ngày con em họ được vui chơi thoải mái và trẻ được chui, trèo,
chơi các trò chơi phát triển vận động, được tham gia đá bóng…Đây là cơ hội để
trẻ được phát triển toàn diện nhất khi đến trường. Năm học 2014 – 2015 là năm
học nhà trường chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả trong công tác xã hội
hóa giáo dục. Đây là những kết quả đã có từ nhiều năm đối với trường chúng
tôi bởi vì trường chúng tôi luôn thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
So sánh từng năm học đã qua về công tác xã hội hóa giáo dục thì mỗi một năm
trường chúng tôi lại có kết quả cao hơn. Đặc biệt so sánh 02 năm 2013 – 2014
và 2014 – 2015 thì năm nay công tác xã hội hóa giáo dục ở trường chúng tôi đã
có kết quả rõ rệt và nhà trường có thể khẳng định rằng nhà trường sẽ làm tốt
công tác xã hội hóa giáo dục ở những năm tiếp theo tại trường mầm non A
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Đối với sáng kiến “Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục” mà
tôi nêu ở trên được áp dụng tại trường mầm non A nơi tôi đang công tác. Nếu
đồng nghiệp tham khảo thấy áp dụng được tại các trường mầm non trên địa bàn
thì có thể nhân rộng ở các trường mầm non trên địa bàn
16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Bằng việc nghiên cứu lý luận về xã hội hóa giáo dục ở bậc mầm non và
thực tế tham gia trực tiếp công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non A
Thị xã Chí Linh, tôi nhận thấy rằng: Xã hội hóa giáo dục chính là quá trình làm
17
cho mọi người có nghĩa vụ và quyền lợi được tham gia và có trách nhiệm tham
gia vào việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở mỗi nhà trường.
Để làm tốt xã hội hóa giáo dục người cán bộ quản lý không những phải
hiểu biết về vấn đề giáo dục trong nhà trường mà còn đòi hỏi phải có những
kiến thức và khả năng phối hợp tổ chức việc giáo dục nhà trường với giáo dục
gia đình và xã hội. Vậy để thực hiện thành công xã hội hóa giáo dục phải đẩy
mạnh công tác tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, làm cho mọi người,
mọi nhà hiểu rõ vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hiểu được quan điểm, đường lối, chiến lược của
Đảng là phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo bằng con đường xã hội hóa giáo
dục.
Công tác xã hội hóa giáo dục phải được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,
các ngành, đảm bảo cho phong trào đi đúng định hướng, khai thác tiềm năng,
nội lực của nhân dân nhưng phải đảm bảo sự dân chủ, vừa sức và công khai
minh bạch.
Chỉ đạo xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non chỉ thực sự đạt kết quả
cao khi nhà trường đảm bảo được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Vì vậy đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non gắn liền với đẩy mạnh
nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, nâng cao uy tín, niềm tin về chất lượng
của nhà trường trong quần chúng nhân dân. Khẳng định vai trò của giáo dục
mầm non với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để từ đó thu hút sự quan
tâm và thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục gắn với đẩy mạnh dân chủ hóa nhà
trường. Vì vậy người hiệu trưởng biết nắm bắt mọi thời cơ, biết tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ mầm
non. Về đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non để từ
đó có sự phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường gia đình ngày một
tốt hơn.
18
Đồng thời người hiệu trưởng phải không ngừng học tập, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc linh hoạt, sáng tạo và có khả năng giao tiếp
ứng xử tốt với mọi người.
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục người hiệu trưởng phải
luôn có cách nhìn xa trông rộng, phải biết nắm được tình hình cụ thể của nhà
trường trong từng thời điểm, thời gian để có những kế hoạch xây dựng và phát
triển nhà trường ngày một tốt hơn.
Thực tế trong những năm qua do nhà trường luôn làm tốt công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục. Vì vậy nhà trường
đã đạt trường chuẩn Quốc gia và nhiều năm đạt trường xuất sắc và trường mầm
non A là một trong những trường được phụ huynh tin tưởng khi gửi con em vào
trường. Đây là một địa chỉ tin cậy vì trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, an
toàn và thân thiện, gần gũi với trẻ và phụ huynh, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình
yêu nghề. Đó là kết quả rất đáng tự hào của nhà trường trong những năm qua
2. KHUYẾN NGHỊ
Với lãnh đạo địa phương: Cần nắm bắt kịp thời với chủ trương chung nội
dung xã hội hóa giáo dục và có kế hoạch triển khai các nội dung xã hội hóa
giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương làm cho chủ trương xã hội
hóa giáo dục trở thành “ý Đảng, lòng dân”. Mọi người dân đều nắm được, như
vậy việc thực hiện xã hội hóa giáo dục sẽ thuận tiện hơn đối với các nhà trường
Đối với cấp quản lý giáo dục: Luôn quan tâm đến các trường mầm non
trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao
Trên đây là một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo
dục tại trường mầm non A nơi tôi công tác. Trong quá trình thực hiện xã hội
hóa giáo dục tôi đã vận dụng một số giải pháp để công tác xã hội hóa giáo dục
ở trường tôi đạt hiệu quả cao hơn. Vì thời gian và phạm vi đề tài có hạn tôi
không trình bày hết được quá trình thực hiện của bản thân về công tác này.
Trong khi viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự góp ý
kiến của bạn bè, đồng nghiệp
19
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIỀN
2
20
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
4
1.1. Lý do chọn đề tài
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
5
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
7
3.1. Khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục năm 2013 – 2014
7
3.2. Kết quả khảo sát thực trạng
8
4. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC
9
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
4.1. Đối với Đảng chính quyền địa phương
9
4.2. Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục
10
4.3. Đối với nhà trường
11
4.4. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục.
13
4.5. Phối kết hợp với các đoàn thể, các bậc phụ huynh đơn vị kết
14
nghĩa trong việc xã hội hóa giáo dục
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
14
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
16
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
17
1. KẾT LUẬN
17
2. KHUYẾN NGHỊ
18
21