THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cơng tác chăm sóc, giáo dục phát triển
tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non.
3. Tên tác giả:
+ Họ và tên: Nguyễn Thị Quý
Giới tính: Nữ
+ Ngày tháng/năm sinh: 16/04/1968
+ Trình độ chun mơn: Đại học Mầm non
+ Chức vụ: Hiệu trưởng
+ Đơn vị công tác: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.
+ Điện thoại : 0972389818.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quý
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.
Địa chỉ: Thạch Thủy – Phả Lại – Chí Linh – Hải Dương.
Số điện thoại: 03203881390.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Trẻ mầm non (từ 24 tháng đến 72 tháng)
+ Giáo viên trực tiếp dạy trẻ trên các nhóm lớp.
+ Các bậc phụ huynh (Ông, bà, cha, mẹ, những người thân sống chung
một mái nhà với trẻ).
+ Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 năm 2014 đến hết
tháng 12 năm 2014).
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
(Ký tên)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Quý
1
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong xã hội đang trên đà phát triển như hiện nay, mọi người thường quan
tâm đến việc học của con, quan tâm đến việc con lĩnh hội tri thức như thế nào
mà quên đi việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Hậu quả
mà chúng ta thấy hàng ngày xảy ra là; đã có những trẻ vị thành niên phạm tội,
thậm trí có những trẻ em phạm tội nguy hiểm… thật đau lịng khi nhìn thấy các
em sống thờ ơ, vơ cảm với mọi người, mọi vật quanh mình… Điều đó làm tơi
trăn trở hàng ngày; là một cán bộ quản lý nhà trường tôi thấy đội ngũ giáo viên
là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công cho chất lượng giáo dục, sự
tương tác giữa giáo viên với trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục nhân
cách, đạo đức cho trẻ, giáo viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợ
giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội giúp trẻ hình thành nhân cách tốt.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã
hội cho trẻ của đội ngũ giáo viên trường mầm non là vô cùng cần thiết.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Điều kiện thực hiện thành cơng sáng kiến:
+ Đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm từ trung cấp trở lên, tâm huyết,
nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hiểu sâu sắc về lĩnh vực giáo dục phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội.
+ Phụ huynh học sinh và những người thân của trẻ trong gia đình phối hợp
chặt chẽ với nhà trường về nội dung giáo dục.
+ Các phương tiện, đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp đầy đủ.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12/2014).
- Đối tượng áp dụng : Trẻ trong độ tuổi từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi.
2
3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc phương pháp để hỗ trợ trẻ phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội theo hướng tích cực.
+ Cung cấp kiến thức cho giáo viên hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội với trẻ mầm non hiện nay. Từ đó
giáo viên xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình chủ động nắm bắt tâm sinh
lý của trẻ để có kế hoạch hỗ trợ cho từng trẻ, xác định những trẻ thiếu hụt cùng
một kỹ năng, phân chia trẻ thành từng nhóm nhỏ để có kế hoạch hỗ trợ trẻ phù
hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp mình.
- Tính khả thi của sáng kiến
+ Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dưới
nhiều hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp. Tận dụng mọi cơ hội, mọi tình
huống, mọi thời điểm các hoạt động diễn ra trong trường, lớp, như vui chơi, học
tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội… trong sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ
trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
+ Tạo mơi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được u
thương, chăm sóc, được an tồn, ổn định và được đối xử công bằng.
+ Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về
hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có
thái độ tích cực đối với gia đình trẻ và phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo
dục trẻ.
- Lợi ích của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho giáo viên xác định rõ vai trị,
trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ trong trường mầm non . Từ đó có các biện pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả.
giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
3
Đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non áp dụng tốt các biện pháp trên
sẽ giúp trẻ phát triển tốt các năng lực tình cảm và kỹ năng xã hội. Đó là nền tảng
vững chắc cho trẻ phát triển nhận thức và khả năng tham gia hiệu quả các cơng
việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội, tạo cho xã hội một thế hệ trẻ
biết tôn trọng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức, có lối sống hữu ích cho đất
nước.
5. Đề xuất, kiến nghị thực hiện áp dụng sáng kiến.
- Để thực hiện thành cơng sáng kiến cần có đội ngũ giáo viên hiểu biết sâu
sắc về giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Giáo viên
cần linh hoạt, nhiệt tình, kiên trì và phải hiểu biết về trẻ, nắm chắc tâm sinh lý
của từng trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
- Giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, cùng thống nhất nội
dung giáo dục. Các nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục và cơ sở vật
chất đầy đủ, tổ chức tốt các buổi hội thảo để giúp giáo viên và phụ huynh có
thêm kinh nghiệm để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
4
MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lý do về mặt lý luận để chọn đề tài.
Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước; đất nước có giầu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là quốc sách, hàng
đầu; chính vì vậy, phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ
tuổi mầm non. Vì mục tiêu của Giáo dục mầm non là: Nâng cao chất lượng
chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt; như
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách con người.
- Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho
việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ, đó là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả
vào các công việc hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội. Nếu trẻ không đạt
được sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội tối thiểu khi trẻ sáu tuổi thì trẻ sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc thiếu hụt lĩnh vực phát triển tình
cảm, kỹ năng xã hội sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học tập suốt đời của trẻ sau
này.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn để chọn đề tài.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Chương trình hành động số 53CT/TU ngày 12/3/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương; thực hiện
Nghị quyết Trung ương 8 khố XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trên thực tế các
nhà trường đã có những biện pháp tích cực, để triển khai các nội dung, mục tiêu
của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI; song kết quả đạt được ở mức độ nào thì
phụ thuộc hồn toàn vào các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, đối tượng
thực hiện. Hiện nay, trong các trường mầm non đã quan tâm và chú trọng đến
5
việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
về nâng cao nhận thức để giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ
mầm non còn nhiều hạn chế; còn nhiều giáo viên chưa thực sự là tấm gương
sáng cho trẻ noi theo, chưa tận tâm, tận lực, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong
việc nắm bắt và đánh giá đúng nhận thức của trẻ để xây dựng kế hoạch phát triển
cho phù hợp. Còn các bậc phụ huynh vì những cơng việc khác nhau của gia đình
và xã hội nên chưa thật sự quan tâm đầy đủ về thời gian, sức lực và trí lực để
giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức cho trẻ; cá biệt có gia đình bng lỏng,
nng chiều theo sở thích cá nhân của trẻ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Chính vì vậy, trong xã hội
hiện nay có tình trạng nhiều người sống hồn tồn vơ cảm trước thực trạng xã
hội, trước những nét đẹp cần được tôn vinh. Từ việc cảm nhận kém dẫn đến
những hành vi trái với đạo đức, với luân thường đạo lý mà cha ông ta đã để lại từ
ngàn đời nay, ăn chơi đua địi, thậm chí vi phạm pháp luật, phạm tội, kể cả phạm
tội rất nguy hiểm…. Vì vậy, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho thế hệ trẻ, thế hệ mầm non
cần được toàn xã hội quan tâm đúng mức; Việc cần làm ngay của các cô giáo
mầm non hiện nay là: Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ngay từ khi
trẻ bắt đầu đến trường, lớp. Trong quá trình phát triển, những rung cảm đạo đức
đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện ở các bé tuổi mầm non, đây là “giai đoạn vàng để
trẻ phát triển”thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội...
Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trong
tương lai, cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào các bậc phụ huynh và đội ngũ
giáo viên nhà trường không thể xem nhẹ trách nhiệm của mình trong việc giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.. Chính vì vậy, là một cán bộ
quản lý, tôi rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã
hội, kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm- kỹ
năng xã hội cho trẻ mầm non”
6
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
- Phạm vi áp dụng: Trong các trường mầm non.
- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và trẻ mầm non từ 24 – 72 tháng tuổi.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển tình
cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ ở trường mầm non, từ đó xác định một số biện pháp
cơ bản trong việc giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội giúp giáo viên
hỗ trợ trẻ phát triển đạt hiệu quả cao.
1.5.. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp khái quát, thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chứng, kiểm tra nghiệm thu.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong năm lĩnh vực phát triển
của chương trình giáo dục mầm non. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt động
học tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… và
được xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành
ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc và liên quan mật thiết đến sự phát triển của
trẻ ở các lĩnh vực khác; như: lĩnh vực phát triển nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ...
Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành về mặt cảm xúc xã hội, đan cài trong sự
phát triển toàn diện của trẻ. Khi đến trường mầm non chúng ta quan sát trẻ trong
các nhóm, lớp thì sẽ thấy; trẻ được giao tiếp với cô giáo với các bạn trong lớp,
7
trẻ thao tác với các phương tiện học tập, được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi…
đây là nơi để trẻ chia sẻ những ý tưởng, những nhu cầu, sự lo lắng và cả những
xung đột bất hịa. Trong mơi trường này được xem như là một không gian chứa
đầy cảm xúc và là môi trường để trẻ trải nghiệm, học hỏi và hình thành những
kỹ năng xã hội thơng qua việc học và chơi. Sự phát triển về mặt cảm xúc, kỹ
năng xã hội có liên quan đến khả năng trẻ tự đánh giá và nhận thức về mình. Trẻ
hiểu được “cái tơi” của mình trước khi hiểu “cái tôi” của người khác. Bởi nếu trẻ
nhạy cảm với những tình cảm, cảm xúc của chính mình thì trẻ sẽ có thể hiểu
được người khác và nhờ đó mà trẻ có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt. Một trẻ có
đánh giá tích cực về bản thân thì đạt được nhiều thành tích và có thái độ cư xử
đúng đắn, những yếu tố này giúp cho trẻ có đủ tự tin để giải quyết những tình
huống gắn với những trạng thái cảm xúc khác nhau và sự thay đổi liên tục trong
các mối quan hệ xã hội. Đây chính là cơ sở để trẻ học làm người và vận dụng sự
hiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày.
3. Thực trạng của giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ
trong nhà trường.
3.1. Thuận lợi.
- Trường mầm non tôi đang công tác là nơi đông dân cư, phần lớn phụ
huynh là cán bộ công nhân nên họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm
non.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ
để phục vụ cho cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trình độ chun mơn đạt chuẩn 100% và
trên chẩn 75%, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, nhiệt tình, tâm
huyết, u nghề, mến trẻ.
- Thể lực của trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển bình thường đạt từ 97%
đến 98%.
3.2. Khó khăn.
8
- Phụ huynh khơng có nhiều thời gian để quan tâm giáo dục trẻ, cơ bản phụ
huynh nhờ cậy vào giáo viên chăm sóc giáo dục cho trẻ; cịn có phụ huynh cho
rằng, trẻ quá nhỏ chưa cần phải học nhiều, chỉ cần đến lớp vui chơi với bạn và
được cơ chăm sóc, cho ăn uống là đủ; nhiều trẻ năm, sáu tuổi vẫn được bố, mẹ
nng chiều chăm sóc từ việc cho ăn, cho uống đến mặc quần áo, vệ sinh cá
nhân … có trẻ thể hiện những hành vi ứng xử chưa phù hợp với xã hội nhưng
phụ huynh khơng quan tâm, bng lỏng, chiều theo sở thích cá nhân của trẻ. Cá
biệt có phụ huynh quan niệm rằng, tạo cho trẻ có cuộc sống đầy đủ, sung túc là
tốt cho trẻ, không quan tâm đến việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội, kỹ năng sống của trẻ; nhận thức như vậy vơ tình đã làm mất dần kỹ năng
sống và những kỹ năng xã hội của trẻ... Chính vì vậy, việc phối hợp giữa nhà
trường với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tình cảm- kỹ
năng xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục
phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa chú ý hỗ trợ trẻ trong các hoạt
động xuyên suốt, chưa tự học tập nghiên cứu để đưa giáo dục phát triển tình
cảm, kỹ năng xã hội lồng ghép vào những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ phát
triển một cách tốt nhất. Cịn có giáo viên ứng xử chưa tốt với trẻ, chủ yếu dùng
mệnh lệnh, chưa gần gũi thân thiện với trẻ, xác định nội dung giáo dục phát triển
tình cảm- kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho trẻ chủ yếu theo cảm tính của mình
chưa thống nhất trong tồn trường, cịn lúng túng trong việc xây dựng biện pháp
hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội.
- Trong các nhóm lớp tình trạng trẻ nói khơng đủ câu cịn diễn ra thường
xun, nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, chưa kiểm soát được cảm xúc
của mình, chưa hiểu cảm xúc của người khác để đáp lại cảm xúc phù hợp Nhiều
trẻ chưa có kỹ năng xã hội như sự hợp tác, tự điều chỉnh cảm xúc của mình, sự
tương tác, tự lập, giao tiếp, sự thấu hiểu và chia sẻ với bạn chưa có. Nhiều trẻ
cịn nói leo, chưa biết lắng nghe, chưa biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm
bạn bè, chưa điều chỉnh, kiểm soát các hành vi của bản thân với mọi người, chưa
hiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội…
9
3.3. Khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
cho trẻ.
Việc khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của
giáo viên và của trẻ trong các nhóm, lớp là một khâu rất quan trọng, để nắm bắt
mức độ áp dụng các phương pháp của giáo viên và kết quả phát triển của trẻ, từ
đó để xác định những biện pháp hỗ trợ phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn.
3.3.1. Khảo sát việc giáo viên sử dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục
phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Khảo sát trên phiếu (P 3.3.1. Trang 28), kết quả như sau:
Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Số giáo viên
Giờ đón
trẻ
Thể dục
Hoạt
buổi
động
sáng
học
Hoạt
động
ngồi
2 gv dạy nhóm trẻ
2 gv dạy lớp 3 tuổi
2 gv dạy lớp 4 tuổi
2 gv dạy lớp 5 tuổi
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8
1/2
1/2
1/2
1/2
4/8
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8
trời
1/2
1/2
1/2
1/2
4/8
Tổng cộng 8 gv
Đạt
Đạt
Đạt
100%
50%
100%
Hoạt
động
góc
Hoạt
động
ăn,
Hoạt
Hoạt
động
động vệ
nêu
sinh, trả
1/2
1/2
2/2
2/2
6/8
gương
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8
trẻ
1/2
1/2
1/2
2/2
5/8
Hoạt
động
chiều
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8
ngủ
1/2
1/2
1/2
1/2
5/8
Đạt
Đạt
đạt
Đạt
Đạt
Đạt
50%
100%
50%
75%
100%
62,5%
Nhìn vào bảng trên ta thấy giáo viên chưa quan tâm giáo dục hỗ trợ trẻ
phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội xuyên suốt các hoạt động trong ngày. Có
nhiều giáo viên chưa chú ý giáo dục trẻ trong giờ tập thể dục buổi sáng, hoạt
động ngoài trời, hoạt động chiều và giờ vệ sinh trả trẻ. Đặc biệt trong giờ ăn,
ngủ của trẻ, nhiều giáo viên nghĩ rằng khi trẻ ăn, ngủ không cần giáo dục trẻ.
Đây là một ý nghĩ chưa đúng. Giáo viên chỉ quan tâm nhiều nhất trong các hoạt
động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động góc và hoạt động nêu gương.
3.3.2. Khảo sát phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ.
Bài tập khảo sát (BT KS 3.3.2 Trang 29).
Tên
khối, lớp
Số trẻ
Phát triển tình cảm
Hiểu, kiểm soát
Hiểu và đáp lại
10
Phát triển kỹ năng xã hội
Điều chỉnh, kiểm soát,
Hiểu và tuân thủ
Nhà trẻ
MG 3 tuổi
MG 4 tuổi
MG 5 tuổi
Tổng cộng
25
25
30
35
115
cảm xúc của
cảm xúc của
bản thân
người khác
Đạt yêu
Không
Đạt yêu
Không
cầu
10
12
14
16
52
đạt
15
13
16
19
63
cầu
8
9
10
13
40
đạt
17
16
20
22
75
các hành vi của bản
thân và ứng xử phù
hợp với mọi người
Đạt yêu
Không
cầu
9
10
15
20
54
đạt
16
15
15
15
61
những quy tắc
xã hội
Đạt yêu
Không
cầu
9
10
14
15
48
đạt
16
15
16
20
67
Căn cứ vào kết quả khảo sát trên đã thấy được thực trạng giáo dục phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Tôi đã tiến hành
áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội như sau:
4. Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
Nhân tố quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là giáo viên mầm
non. Sự tương tác giữa giáo viên với trẻ rất quan trọng trong giáo dục. Việc
trang bị cho giáo viên hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm và kỹ
năng xã hội là việc làm cần thiết sẽ giúp cho giáo viên có những kế hoạch cụ thể
và sát với thực tế để giáo dục trẻ phát triển một cách hiệu quả. Đây là một việc
rất khó đối với các nhà trường vì trong mục tiêu giáo dục mầm non cần thực
hiện tốt cả 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là
một trong 5 lĩnh vực mà giáo dục mầm non phải đạt được mục tiêu. Nhưng để
đạt được mục tiêu của lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đúng theo
yêu cầu; đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc, tận tâm, tận lực, cần hỗ
trợ trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày. Đặc thù của lĩnh vực này giáo viên
ít thực hiện trong một hoạt động học mà chỉ lồng ghép tích hợp trong các hoạt
động khác, giáo viên thường không hay quan tâm, không chú trọng dạy trẻ. Các
lĩnh vực phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhận thức giáo viên quan tâm
nhiều hơn vì trong các lĩnh vực này giáo viên dạy trẻ trong các hoạt động học cụ
thể. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cho giáo viên để giáo viên thấy được
11
vai trị, trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng
xã hội một cách đúng đắn nhất.
Ngay từ đầu năm học cần tổ chức buổi hội thảo, chuyên đề để giáo viên
xác định rõ những kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể phát triển tốt tình cảm và kỹ
năng xã hội như:
+ Nhận thức và tự tin vào bản thân: Trẻ biết tên tuổi, giới tính, nhận ra điểm
giống và khác nhau của mình với người khác, biết được vị trí của bản thân trong
gia đình và lớp học; chủ động, độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tin
bày tỏ những gì mình thích và khơng thích. Sự tị mị, ham hiểu biết, trẻ biết đặt
câu hỏi trước những tình huống cụ thể trong cuộc sống, thích khám phá, tìm tòi
hiện tượng xung quanh.
+ Sự phối hợp và khả năng thích ứng sẵn sàng tương tác: Trẻ nhận biết
hành động đúng, sai, biết chờ đến lượt, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè và
mọi người, tôn trọng chấp nhận trong các tình huống hàng ngày.
+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi hòa
thuận với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn .
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc: Trẻ biết làm chủ cảm xúc
của mình trong mọi tình huống nhất định, nhận biết được một số cảm xúc vui,
buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt cử chỉ, giọng nói.
+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Biết lắng nghe ý kiến của người
khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lịch sự, hành vi đúng mực, thực hiện nghiêm các
quy định của lớp, ở gia đình, nơi cơng cộng... Sự thấu hiểu, chia sẻ với người
khác: Biết lắng nghe, biết động viên an ủi bạn những lúc gặp khó khăn, bày tỏ
cảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống
giao tiếp khác nhau.
Mỗi giáo viên cần nắm bắt những kỹ năng cơ bản để có những biện pháp hỗ
trợ cho từng trẻ trong nhóm lớp, vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và sống trong
mơi trường gia đình khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau… những yếu tố
12
môi trường sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của
từng trẻ. Chính vì vậy, trách nhiệm của nhà trường, của đội ngũ giáo viên là rất
quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
4.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội.
Để có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ cần phải quán triệt và triển khai đến từng giáo viên trong nhà trường
về nội dung, tầm quan trọng của giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, các
kỹ năng cơ bản hỗ trợ trẻ phát triển về mặt tình cảm, các kỹ năng cơ bản hỗ trợ
trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
Xây dựng kế hoạch là một nội dung công việc rất cần thiết và rất quan trọng
của giáo viên để thực hiện hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để
xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả thiết thực yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp
cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải quan sát, theo dõi, tìm hiểu,
để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thơng qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và các
hoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sẽ áp dụng phương pháp phân loại, phân loại
chia trẻ thành từng nhóm.
VD: Những trẻ phát triển chậm về mặt tình cảm vào một nhóm; những trẻ
phát triển chậm về kỹ năng xã hội vào một nhóm; những trẻ có kỹ năng giao tiếp
tốt, ứng xử nhanh vào một nhóm…
Từ đó xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào những
hoạt động cụ thể.
+ Gợi ý xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
(KH 4.2.1, trang 31 )
4.3. Tạo môi trường.
4.3.1. Tạo môi trường cơ sở vật chất.
13
- Tạo mơi trường giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là
việc làm cần thiết. Môi trường xung quanh trường lớp phải đảm bảo độ an toàn
cho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, hoạt động học tập... bố trí trồng cây
xanh, bóng mát xung quanh trường phù hợp. Trong nhóm lớp giáo viên cần bố
trí khơng gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ
chơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm và phải thuận tiện cho việc đi lại. Khơng gian
đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau.
Việc bố trí sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập khi trẻ hoạt động,
sau mỗi chủ đề cô nên thay đổi vị trí góc chơi tạo sự mới lạ cho trẻ .
VD: Góc chơi “bán hàng” nên sắp xếp gần góc chơi “gia đình”, “bác sĩ” để
khuyến khích các thành viên của gia đình đi mua sắm, đi khám bệnh. Đến chủ đề
khác cơ thay đổi vị trí góc chơi “bán hàng” gần góc chơi “xây dựng”…
- Đồ dùng đồ chơi trong các góc cần đa dạng, mang tính mở. Đồ dùng đồ
chơi bố trí ở các góc chơi ln được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ
sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan
hệ giao tiếp (Trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp).
VD: Một số đồ chơi trẻ đã được chơi trong góc “ bán hàng” như các loại rau
, củ, quả, thực phẩm phục vụ cho ăn, uống cơ có thể chuyển sang chơi trị chơi
“gia đình”….
- Cơ giáo cần lên kế hoạch bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng
chủ đề để tạo sự tò mò, ham khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp
với nhau, thực hiện tốt vai chơi của mình, giáo viên cần khai thác ưu thế của
từng góc chơi để hỗ trợ trẻ chơi một cách hiệu quả.
VD: Trong góc chơi xây dựng, trong chủ đề (ngành nghề) cô bổ sung các
dụng cụ, sản phảm của các nghề cho trẻ sử dụng trong q trình chơi, cơ tạo cho
trẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; cô chú ý việc phối hợp
hoạt động cùng nhau của từng trẻ để có cách hỗ trợ kịp thời và nên tạo tình
huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác cùng nhau.
4.3.2. Tạo môi trường tâm lý.
14
Trẻ mầm non có đặc tính hay bắt chước, thích sự gần gũi u thương, ln
tị mị trước sự vật hiện tượng, có nhu cầu bày tỏ và nhu cầu được nghe bạn, cơ
giáo và người lớn giải thích. Mơi trường đầm ấm, thân thiện, vui vẻ, thoải mái sẽ
tạo thêm động lực cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, sự thấu hiểu và
sẵn sàng chia sẻ với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh. Môi trường
tâm lý tốt là: Giáo viên phải tạo ra môi trường và cảm giác an toàn khi trẻ đến
lớp, cần tôn trọng trẻ, tôn trọng những câu hỏi của trẻ, tôn trọng những sản phẩm
trẻ làm ra. Cô giáo phải đầu tư tổ chức các hoạt động bằng những tình huống hấp
dẫn, kích thích trẻ hứng thú, tích cực khám phá, cô hướng dẫn bằng lời, cử chỉ
và hành động, không nên đưa cùng một lúc nhiều nội dung giáo dục trong một
thời điểm, gắn các nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những tình
huống cụ thể có thực trong cuộc sống hàng ngày, động viên và khen ngợi kịp
thời những trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp nhằm phát huy ở trẻ những
thái độ tích cực, động viên khen ngợi kịp thời, nhất là những trẻ nhút nhát để trẻ
mạnh dạn thể hiện vai chơi của mình. Cơ nên lựa chọn những câu trả lời với trẻ
thật dí dỏm, phải hiểu được cá tính, sở thích của từng trẻ, hiểu hồn cảnh gia
đình của trẻ để nắm bắt nhu cầu cịn thiếu hụt từ đó có giải pháp phù hợp. Giáo
viên cần tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt động trong ngày,
từ hoạt động học, đến hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời hay mọi lúc mọi nơi.
Cô giáo cần đưa ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt
đẹp giữa con người với con người và những mẫu hành vi đúng, đẹp cũng như
các ứng xử giữa con người với con người mà trẻ đã được nghe và quan sát. Đồng
thời hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liên hệ bản thân với bạn, với người thân
trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảm
xúc giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với những người xung
quanh, đây chính là điều kiện để giúp trẻ tự tin thiết lập sự gắn bó và hình thành
các mối quan hệ xã hội.
4.4. Làm gương làm mẫu.
Tấm gương của cô giáo là một phương pháp giáo dục theo hình thức “mưa
dầm thấm lâu” có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn
15
tuổi mầm non, tư duy trực quan hình ảnh chiếm vai trị chủ đạo trong các loại
hình tư duy của trẻ. Do đó khả năng phân biệt “điều hay”, “lẽ phải” ở trẻ còn
nhiều hạn chế. Trẻ quan sát hành vi, cử chỉ cảm nhận cuộc sống thực tại hàng
ngày của cha mẹ và cô giáo với tất cả “sự hiện diện của nhân cách” tấm gương
của cha, mẹ và cô giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển một cách tồn
diện về nhận thức, tình cảm, các quan hệ xã hội. Thông qua việc tái hiện lại
những gì trẻ trơng thấy, nghe thấy một cách rập khn, bắt chước. Chính vì vậy
mà giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực trong mọi hoạt động,
thực sự là chỗ dựa vững chắc cho trẻ trong mọi tình huống, sẵn sàng chia sẻ, đáp
ứng nhu cầu của trẻ khi cần thiết, không áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, khơng
suy nghĩ thay cho trẻ mà cần khơi dậy tiềm năng của trẻ, hỗ trợ và phát triển
tiềm năng này bằng thái độ tin tưởng và tôn trọng. Xác định rõ ý nghĩa của hoạt
động vui chơi đối với trẻ mầm non, chú trọng việc tổ chức các hoạt động vui
chơi nhằm cung cấp, hình thành và phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năng
sống cho trẻ. Người lớn cần gương mẫu thực hiện các hành vi, thái độ đúng đắn
trong cuộc sống. cần giúp trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải theo bản
năng hay ép buộc, trước hết người lớn giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các
hành động trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ noi theo.
VD: Để dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác, hoặc khi mình mắc lỗi thì trong mối quan hệ giữa người thân trong gia
đình, giữa cơ giáo với nhau, giữa cơ giáo với trẻ… người lớn phải ln chủ động
nói lời cảm ơn, xin lỗi kể cả với trẻ. Từ đó trẻ hình thành ý thức và thực hành
cách nói lời cảm ơn, xin lỗi người khác.
4.5. Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
4.5.1. Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm.
- Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển các năng lực: Nhận biết và hiểu cảm
xúc của bản thân, thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình, hiểu và đáp lại
cảm xúc của người khác. Cảm xúc có sức mạnh rất to lớn trong cuộc sống con
người. Phát triển tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết khơng ngừng về cảm
16
xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ như khóc, cười ảnh hưởng
đến hành vi của người khác với trẻ và ngược lại sự biểu hiện cảm xúc của mọi
người giúp định hướng hoặc điều tiết hành vi xã hội.
VD: Cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, thích thú là
những cảm xúc cơ bản của con người. Khi giao tiếp với người khác cần nhìn vào
gương mặt để biểu lộ cảm xúc vui hay buồn phù hợp với hoàn cảnh, khi người
khác buồn thì cần thể hiện sự đồng cảm thể hiện nét mặt buồn, khi vui thể hiện
nét mặt vui…
- Nếu có trẻ thể hiện cảm xúc chưa phù hợp giáo viên cần hỗ trợ trẻ bằng
cách giải thích cho trẻ hiểu. Giáo viên cần có những cách thức để hỗ trợ trẻ phát
triển cảm xúc như: Dạy từ vựng cho trẻ về cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế
bằng cách gọi tên các cảm xúc của trẻ giúp trẻ nhận ra đúng cảm xúc (vui vẻ, sợ
hãi…). Cho trẻ xem tranh thể hiện cảm xúc khác nhau để dạy trẻ nhận biết và
gọi tên các cảm xúc đó. Khuyến khích trẻ nhớ lại một vài lần khi chúng cảm
thấy buồn, vui, tức giận hay sợ hãi và vẽ những bức tranh về những trải nghiệm
cảm xúc đó. Trẻ tìm những bức ảnh của bản thân thể hiện các trạng thái vui,
buồn, sợ hãi, tức giận khác nhau để kể với bạn về tình huống mình đã trải
nghiệm. Cắt, sưu tầm các bức tranh về cách con người thể hiện các cảm xúc
khác nhau như tạp chí, họa báo để tạo ra quyển sách “Mọi người và các cảm
xúc”. Sử dụng trị chơi từ những tấm thẻ, tranh lơ tô.
VD: Trong hoạt động chiều cho trẻ chơi với các tấm thẻ. Cô trải các tấm thẻ
thể hiện cảm xúc của các bác gấu ra sàn và yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ bác gấu
đang vui, đang buồn, đang tức giận.. cho trẻ chơi thể hiện cảm xúc cùng bác gấu,
trẻ nào nhận được tấm thẻ buồn thì thể hiện cảm xúc buồn…hay cho trẻ chơi
nhìn thẻ để đốn cảm xúc, phân loại cảm xúc…
- Người lớn và cô giáo nên tôn trọng cảm xúc của trẻ, không nên phớt lờ,
nhạo báng hay làm trẻ xấu hổ hoặc thể hiện sự tức giận khi trẻ khơng làm chủ
được tình cảm của mình. Giáo viên có thể dạy trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời,
bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ qua sử dụng tình huống thực tế, qua những câu
17
chuyện, khi kể chuyện kết hợp dùng rối để giáo dục tình cảm cho trẻ rất hiệu
quả, qua các câu chuyện chúng ta giúp trẻ thấu hiểu cảm xúc của nhân vật và
cách học thể hiện, đáp lại cảm xúc phù hợp với nhân vật.
VD: Cô giáo chỉ cần sự dụng vài con búp bê trong nhóm lớp và tạo ra một
câu chuyện đơn giản để thể hiện cảm xúc buồn. Cơ có thể dùng bút dạ đỏ chấm
lên một dải băng để trông như bị chảy máu rồi băng vào tay của búp bê. Đặt búp
bê vào một cái hộp hoặc giường đồ chơi đắp “chăn” cho búp bê. Cơ mang vào
phịng một cách cẩn thận và giải thích tại sao em búp bê lại bị như vậy? Cho trẻ
tự thảo luận các tình huống xảy ra (em búp bê bị ngã, khi bị ngã đau như thế
nào? …), cô cần quan sát cảm xúc của từng trẻ xem những trẻ nào đã thấu hiểu
cảm xúc của em búp bê đáp lại cảm xúc phù hợp khi em búp bê bị đau... những
trẻ nào thể hiện cảm xúc chưa phù hợp cơ sẽ hỗ trợ trẻ bằng cách trị chuyện,
giải thích, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc phù hợp với hồn cảnh.
- Đặc biệt là qua các trị chơi trẻ có thể được trải nghiệm rất nhiều cảm xúc
như vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, sung sướng, hạnh phúc, tự hào, thất vọng,
thích thú. hăng hái, lo lắng, ghen tỵ, rụt rè, chán nản….
VD : Cho trẻ chơi các trò chơi vận động, học tập hay cho trẻ chơi ở các góc
phân vai, xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật.. mỗi trị chơi, góc chơi khác
nhau sẽ giúp trẻ phát triển các cảm xúc khác nhau.
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ nói về các tình cảm của mình với người
lớn và bạn bè, tận dụng mọi cơ hội trong thực tế để dạy trẻ học cách kìm chế
hành vi, kiểm sốt cảm xúc.
VD: Trong giờ đón trẻ. có trẻ khóc giáo viên cần cố gắng tìm hiểu vì sao
trẻ khóc, cần thể hiện sự chia sẻ với trẻ, cô ôm ấp vỗ về trẻ, an ủi động viên để
trẻ có cảm giác an tồn, cho trẻ thời gian để trẻ bình tĩnh lại, động viên trẻ và nói
ra tình cảm của mình và lắng nghe trẻ. Khuyến khích trẻ tìm ra giải pháp như:
nếu tình hống này lại xảy ra lần nữa, thay vì chỉ khóc thơi thì con sẽ làm gì?..
Hoặc chúng mình hãy cùng nhau đi tìm nhé...
18
- Giáo viên cần dựa vào các tình huống cụ thể để hỗ trợ trẻ kiểm sốt, kìm
chế cảm xúc. Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình,
khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp trong cuộc sống hàng
ngày. Cô giáo cần trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ về cách giải
quyết vấn đề, điều quan trọng là giáo viên cần đóng vai trị là người cung cấp
các hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, có thái độ luôn quan tâm đến cảm xúc
của những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt
cùng trẻ. Khi đọc truyện, kể chuyện, đọc thơ cần diễn cảm trong giọng đọc và
điệu bộ thể hiện cảm xúc của nhân vật.
4.5.2. Hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội.
4.5.2.1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
- Tự nhận thức của trẻ mầm non có khái niệm về bản thân mang tính thực
tế, trẻ nhận diện một số thông tin cơ bản về bản thân như: Tên, tuổi, diện mạo,
giới tính, địa chỉ nhà, hiểu mình là ai? Sự khác biệt giữa bản thân mình với
người khác, phẩm chất của mình là gì? Mọi người đối xử với mình như thế nào
và tại sao lại có hành động này hay hành động khác?...
- Cô giáo cần hỗ trợ trẻ nhận thức tích cực về bản thân như: Trị chuyện với
trẻ, tạo tình huống cho trẻ giải quyết, chơi các trị chơi tự giới thiệu, cơ giao
nhiệm vụ cho trẻ, phối hợp với phụ huynh, tổ chức chơi đóng vai, nhận xét đánh
giá. Tơn trọng sự đa dạng, chấp nhận những khác biệt và ý kiến, quan điểm của
trẻ. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ (Giáo viên đã khuyến khích
trẻ đưa ra ý kiến phải tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ) cần khuyến khích trẻ kể
về bản thân mình, động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời. Sử dụng sách truyện, thơ
để nâng cao nhận thức cho trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe và đặc biệt khuyến khích
trẻ so sánh bản thân với các nhân vật trong câu chuyện. Cơ có thể cho trẻ làm
sách về bản thân và gia đình mình sau đó cho trẻ chia sẻ với các bạn về gia đình
mình. Giáo viên cũng chú ý, khơng nên có thái độ nhận xét tiêu cực đối với trẻ
về hình dáng, hồn cảnh gia đình, văn hóa hay sắc tộc vì trẻ rất nhạy cảm. cho
trẻ đủ thời gian để cân nhắc và lựa chọn, giúp trẻ nhận ra chính mình. Nói với trẻ
19
những nhận xét tích cực về những việc mà trẻ làm, thậm chí nếu trẻ mắc lỗi hay
gặp khó khăn.
VD: Cơ có thể nói “Cơ rất vui khi thấy con cố gắng … hay cảm ơn con vì
đã giúp bạn…”.
- Một kỹ năng rất quan trọng trong tự nhận thức bản thân mà giáo viên cần
lưu ý đó là: Dạy trẻ kỹ năng tự lập giúp hình thành bản lĩnh đối phó với các thử
thách trước các hiện tượng thiên nhiên và các sự vật hiện tượng trong xã hội.
Nếu thiếu kỹ năng này trẻ sẽ trở lên yếu ớt, khơng làm chủ được bản thân, hình
thành tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chính vì vậy mà người lớn và cơ giáo
cần rèn cho trẻ tính tự lập, tự chủ với bản thân từ khi trẻ còn nhỏ.
VD: Khi trẻ lẫm chẫm biết đi, khi ngã nên để trẻ tự đứng dậy, cô giáo và bố
mẹ không vội vàng bế con lên suýt xoa sợ con đau… khi trẻ 24- 36 tháng cần
dạy trẻ mặc quần áo, cất dép, giầy đúng nơi quy định, dạy trẻ tự xúc cơm ăn khi
trẻ từ 18 tháng tuổi…
- Kỹ năng tự lập giúp trẻ hình thành thói quen độc lập, giải quyết sự việc,
nhờ vậy trẻ sẽ thích thú, tự hào về sự thành cơng. Khi trẻ đã có kỹ năng tự lập thì
khơng chỉ lợi cho việc phát triển của trẻ mà cịn giúp ích cho người lớn có nhiều
thời gian làm việc khác mà không phải phục vụ con.
4.5.2.2. Kỹ năng tự kiểm soát và trách nhiệm.
- Tự kiểm soát bản thân là một kỹ năng rất quan trọng trong việc phát triển
nhân cách con người. Tự kiểm soát được bản thân góp phần rất lớn trong sự
thành cơng của trẻ, với trẻ nhà trẻ vì có một khoảng cách lớn giữa điều trẻ muốn
làm và điều trẻ có thể làm được nên trẻ thường nổi giận, quấy khóc. Do chưa có
khả năng bày tỏ cảm xúc của bản thân bằng lời nói nên khi tức giận trẻ có thể lao
vào cắn, cấu bạn, để giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận giáo viên nên áp dụng cách
cho trẻ thở sâu hơn, hoặc có thể rời trẻ trong thời gian ngắn một hoặc hai phút để
làm dịu cơn tức giận. Nhưng tuyệt đối không được lờ trẻ đi để trẻ xử lý một
mình. Để hiểu nhu cầu của trẻ giáo viên và người lớn nên lắng nghe, dành nhiều
thời gian chơi với trẻ để hiểu trẻ. Khi trẻ lớn hơn (3- 5 tuổi) giáo viên hỗ trợ trẻ
20
thể hiện kỹ năng tự kiểm soát và trách nhiệm như: Tuân thủ theo luật (luật chơi,
hay những quy định chung của lớp…). Điều chỉnh theo những sự thay đổi trong
hoạt động lặp lại, quan tâm đến dụng cụ, vật liệu, chịu trách nhiệm cho hành vi
của mình, tơn trọng tài sản của người khác.
VD: Không tranh giành đồ đùng, đồ chơi của bạn bè trong lớp, không tự ý
lấy đồ chơi của người khác khi chưa được sự đồng ý…
- Hỗ trợ trẻ biết chia sẻ đồ chơi và dụng cụ với người khác, biết lắng nghe,
biết hợp tác, chịu trách nhiệm cho hành động của mình, chờ đến lượt, tập trung,
cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói, yêu cầu sự hỗ trợ.
4.5.2.3. Kỹ năng quan hệ và giao tiếp với người khác.
Kỹ năng giao tiếp là một phần của kỹ năng sống, cần phải tập cho trẻ hình
thành phản xạ tự nhiên trong giao tiếp. Mỗi giáo viên cần nắm rõ những yêu cầu
cơ bản trong giao tiếp để rèn cho trẻ có thói quen biết lắng nghe ý kiến của
người khác, tôn trọng, biết chia sẻ, biết hợp tác, tạo sự thân thiện, đoàn kết với
bạn, sống vị tha với mọi người, gọi tên mọi người, nói những điều tốt đẹp với
mọi người, nói năng rõ ràng, mạch lạc, biết yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết,
chấp nhận sự khác biệt, biết thu hút người khác cùng tham gia hoạt động với
mình, chơi với nhiều trẻ khác.
4.5.2.4. Kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội.
Đây là một kỹ năng quan trọng khi Việt Nam bước vào nền kinh tế tri thức,
Kỹ năng tuân theo quy tắc hay kỹ năng làm việc theo nhóm cần được giáo dục
ngay từ khi trẻ còn tuổi mầm non. Khi tổ chức một hoạt động nào đó giáo viên
cần chú trọng việc chia trẻ thành các nhóm nhỏ để phát huy sự phối hợp, sự
đồng thuận, sự đoàn kết, trẻ được chia sẻ ý tưởng, được giúp đỡ, được tranh
luận, thảo luận thống nhất cách chơi, các nhóm chơi được thi đua phát huy tính
tích cực, trẻ sẽ tự tin hơn và đặc biệt phát huy vai trò của người điều hành, người
chỉ huy, khi trẻ chơi theo nhóm buộc trẻ phải tuân thủ theo người chỉ huy, người
điều hành, trẻ biết lắng nghe, chờ đến lượt, trẻ làm trịn vai chơi khi chơi đóng
vai. Trong q trình chơi giáo viên điều chỉnh cho trẻ về nhận thức được hành
21
vi đúng đắn, sai trái, nhận thức được hành vi tốt đẹp hay xấu xa. Giúp trẻ tự điều
chỉnh hành vi của mình. dạy cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện,
trong từng câu chuyện bài thơ, trong từng bức tranh và cỏ cây, hoa, lá, các con
vật xung quanh trẻ. Cô truyền cảm xúc cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ giúp trẻ
hướng tới những cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. biết quan tâm đến mọi
người, mọi vật xung quanh.
4.6. Tuyên truyền và phối kết hợp với gia đình.
Gia đình là nơi có điều kiện hiểu trẻ sớm nhất, tồn diện nhất. Gia đình
chính là tiền đề cho việc thiết lập mối quan hệ, là điểm tựa cơ bản cho trẻ nhận
thức về bản thân, thế giới xung quanh cũng như hình thành và phát triển những
nét nhân cách đầu tiên trong cuộc sống. Trong thực tế nhiều cha mẹ chưa am
hiểu sâu về ích lợi của việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng quan
điểm, thống nhất các nội dung hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội theo
hướng tích cực sẽ giúp cho sự thành cơng của trẻ sau này như thế nào? để có
những nội dung giáo dục thống nhất đồng bộ, nhà trường mời phụ huynh tham
gia các buổi nói chuyện, tọa đàm giữa giáo viên với phụ huynh, giữa phụ huynh
với phụ huynh, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm đã thực hiện thành công
trong cuộc sống. Giúp phụ huynh không chỉ tiếp thu kiến thức, mà còn thêm cơ
hội được thử áp dụng những tri thức đã tiếp thu được, giải quyết những tình
huống giáo dục xảy ra thường xuyên hàng ngày khi tiếp xúc với trẻ. Giáo dục trẻ
ở gia đình phải phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục mầm non, cha mẹ trẻ
phải là người đồng hành và có am hiểu nhất định về kiến thức để hỗ trợ trẻ phát
triển tình cảm, kỹ năng xã hội cùng nhà trường. Việc giáo dục trẻ phải thống
nhất, hòa quyện vào nhau cùng hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ sẽ mang
lại hiệu quả cao.
5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến.
Qua 3 tháng thực hiện các biện pháp của sáng kiến nhà trường đã có được
các kết quả đáng kể: Đối với trẻ trong các nhóm lớp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, trẻ
nói và diễn đạt ý của mình bằng ngơn ngữ mạch lạc, đủ câu. Trong các giờ chơi
22
trẻ đã có kỹ năng hợp tác, tuân thủ, chờ đến lượt, phục tùng theo người hướng
dẫn, trẻ có nề nếp, kỷ cương. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, biết giúp
đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, tự phục vụ bản thân, tự lập trong mọi hoàn cảnh, trẻ
có ý thức, tự giác, biết kìm chế cảm xúc phù hợp. các bậc phụ huynh đã có thêm
kiến thức để hỗ trợ trẻ khi trẻ ở nhà. Phụ huynh phấn khởi khi thấy con mình
ngoan, nề nếp, có ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên hiểu sâu sắc
hơn tầm quan trọng của giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. có
trách nhiệm hơn trong việc giáo dục lồng ghép tích hợp để hỗ trợ trẻ phát triển
tốt lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho từng trẻ.
5.1. So sánh đối chứng.
* Đối với giáo viên
- Khi chưa áp dụng sáng kiến
Số giáo
Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Thể dục
Hoạt
Hoạt
buổi
động
động
sáng
học
ngồi trời
2/2
1/2
2/2
1/2
2/2
1/2
2/2
2/2
1/2
2/2
Tổng cộng
8 gv
viên
Hoạt
động
động
ăn, ngủ
chiều
2/2
12
1/2
2/2
1/2
1/2
2/2
1/2
1/2
2/2
1/2
2/2
1/2
2/2
1/2
2/2
2/2
1/2
1/2
2/2
1/2
2/2
1/2
2/2
2/2
2/2
8/8
4/8
8/8
6/8
8/8
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
100%
50%
100%
75%
100%
Giờ đón
trẻ
2 gv dạy
nhóm trẻ
2 gv dạy
lớp 3 tuổi
2 gv dạy
lớp 4 tuổi
2 gv dạy
lớp 5 tuổi
Hoạt
động
nêu
gương
Hoạt
Hoạt
động góc
8/8
4/8
Đạt 50%
Đạt
100%
4/8 đạt
50%
Hoạt động
vệ sinh,
trả trẻ
5/8
Đạt 62,5%
- Khi đã áp dụng sáng kiến
giáo
viên
Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Thể
Giờ
dục
đón trẻ
buổi
sáng
2 gv dạy
nhóm trẻ
2 gv dạy
lớp 3 tuổi
2 gv dạy
Hoạt
động
học
Hoạt
động
ngồi
trời
Hoạt
Hoạt
Hoạt
động
động
động
góc
ăn, ngủ
chiều
Hoạt
Hoạt
động
động vệ
nêu
sinh, trả
gương
trẻ
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
23
lớp 4 tuổi
2 gv dạy
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8
8/8
8/8
8/8
8/8
8/8
8/8
8/8
8/8
cộng
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
8 gv
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
lớp 5 tuổi
Tổng
* Đối với trẻ
- Khi chưa áp dụng sáng kiến.
Phát triển tình cảm
Tên khối,
lớp
Phát triển kỹ năng xã hội
Điều chỉnh, kiểm
Số trẻ
Nhà trẻ
MG 3 tuổi
MG 4 tuổi
MG 5 tuổi
25
25
30
35
Tổng cộng
115
Hiểu, kiểm soát
Hiểu và đáp lại
soát, các hành vi
Hiểu và tuân thủ
cảm xúc của
cảm xúc của
của bản thân và
những quy tắc
bản thân
người khác
ứng xử phù hợp
xã hội
với mọi người
Đạt yêu
Không
Đạt yêu
Không
Đạt yêu
Không
cầu
đạt
cầu
đạt
cầu
10
12
14
16
52=
15
13
16
19
63=
8
9
10
13
40=
17
16
20
22
75=
9
10
15
20
54=
45%
55%
35%
65%
47%
Đạt yêu
Không
đạt
cầu
đạt
16
15
15
15
61=
9
10
14
15
48=
16
15
16
20
67=
53%
42%
58%
- Khi đã áp dụng sáng kiến.
Tên
khối,
Số trẻ
lớp
Nhà trẻ
MG 3 tuổi
MG 4 tuổi
MG 5 tuổi
Tổng cộng
25
25
30
35
115
Phát triển tình cảm
Phát triển kỹ năng xã hội
Điều chỉnh, kiểm
soát, các hành vi
của bản thân và
ứng xử phù hợp
với mọi người
Hiểu và tuân
thủ những quy
tắc
xã hội
Hiểu, kiểm soát
cảm xúc của
bản thân
Hiểu và đáp lại
cảm xúc của
người khác
Đạt u
Khơng
Đạt u
Khơng
Đạt u
Khơng
Đạt u
Khơng
cầu
đạt
cầu
đạt
cầu
đạt
cầu
đạt
22
23
28
34
106=
3
2
2
1
9=8
21
23
28
34
105=
5
2
2
1
10=
22
22
27
34
103=
5
3
3
1
12=
19
21
27
33
100=
6
4
3
2
15=
92%
%
91%
9%
90%
10%%
87%
13%
Nhìn vào bảng trên ta thấy
24
* Đối với giáo viên : Sự nhận thức của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt.
100% giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp đã đưa giáo dục phát triển tình cảm kỹ
năng xã hội lồng ghép vào các hoạt động trong ngày. Từ việc giáo viên xác định
rõ được yêu cầu của việc thiếu hụt về mặt tình cảm hay kỹ năng xã hội của từng
trẻ đã có những kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển trong các hoạt động phù hợp. Kết
quả: Sự tiến bộ của trẻ đã nâng lên rõ rệt.
* Đối với trẻ
- Hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân; tăng 47% so với khi chưa áp
dụng sáng kiến
- Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác: tăng 56%
- Điều chỉnh, kiểm soát, các hành vi của bản thân và ứng xử phù hợp với
mọi người; tăng 43%.
- Hiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội; tăng 45% so với khi chưa áp dụng
sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến vẫn còn một số trẻ chưa đạt được yêu cầu. Số trẻ
khơng đạt u cầu đa số cịn ở độ tuổi nhà trẻ; lý do: trẻ còn nhỏ một số trẻ phát
triển ngôn ngữ và nhận thức chậm dẫn đến việc hỗ trợ trẻ chưa đạt được yêu cầu
đề ra. Đối với trẻ mẫu giáo đạt yêu cầu cao hơn, điều đó cho chúng ta thấy việc
hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội khơng phải một sớm một chiều, mà
mỗi giáo viên cần tâm huyết, kiên trì, bền bỉ, linh hoạt, nhiệt tình mới giáo dục
trẻ phát triển thành công.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Ban giám hiệu các nhà trường cần quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ
cho các nhóm lớp như:
+ Các phương tiện, đồ dùng đồ chơi trong các góc và các đồ dùng phục vụ
cho việc học, chơi, lao động vừa sức của trẻ.
25