Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ học tốt phân môn học vần lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.79 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
HỌC TỐT PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao
tiếp. Giao tiếp qua việc sử dụng ngôn ngữ sao cho chọn lọc để diễn đạt ý của mình
nhằm giúp người khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp,
nhằm đạt đến thành công trong công việc. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi
người giáo viên hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kỹ năng
giao tiếp thật tốt. Chính vì lí do đó, đối với học sinh cũng đều được rèn luyện 4 kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết.
Và mục đích của môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các
kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và
những hiểu biết về xã hội, văn hóa, con người, văn học… Thông qua việc dạy và
học tiếng việt góp phần rèn luyện các kĩ năng đọc đúng và viết đúng.
Học vần là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học của lớp 1.
Muốn đọc được chữ đòi hỏi các em phải biết nhận diện vần, biết cách ráp vần, dấu
thanh để tạo tiếng, từ. Hạn chế về trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, vốn từ và cách diễn
đạt đã gây cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) rất nhiều khó khăn trong việc
nhận diện âm thanh, lời nói, cách phát âm vần, tiếng, từ, câu.
Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng, học
sinh có cơ sở để tiếp thu, diễn đạt tốt các môn học khác, nắm vững được kiến thức
Tiếng Việt, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và rèn luyện thành thạo các kỹ
năng (đọc, nghe, nói, viết), có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình. Tuy nhiên, trẻ CPTTT do các em bị tổn thương từ bên trong não bộ nên
quá trình tâm lý và nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy logic, lời nói…bị suy
yếu rõ rệt. Từ đó dẫn đến việc các em gặp khó khăn khi học đọc, viết, nói, chậm
hiểu và nhanh quên. Trước những khó khăn, trở ngại trên mà các em đang gặp
phải, tôi luôn băn khoăn và trăn trở làm thế nào để giúp các em biết đọc, nói và
viết tốt hơn. Vì thế tôi không ngừng nỗ lực, tìm tòi những phương pháp và nghiên


cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh Chậm phát triển trí tuệ học tốt phân
môn Học vần lớp 3” nhằm giúp các em học tốt hơn.
II. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Tiêu chí chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ
Định nghĩa theo DSM – IV (Tài liệu Chẩn đoán và thống kê các bệnh về tâm
thần, một hệ thống phân loại) và AAMR (hiệp hội về thiểu năng trí tuệ của Hoa kỳ
- Luckasonetal - 1992) đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật trí tuệ:
- Chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh IQ
bằng 70 hay thấp hơn) trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân.
1
- Bị thiếu hụt hay khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vi thích ứng sau:
giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt tại gia đình, kĩ năng xã hội và liên cá nhân, sử
dụng các tiện ích cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường hiệu quả, cơng
việc, giải trí, sức khỏe và sự an tồn.
- Tật xuất hiện trước 18 tuổi.
* Phân loại chậm phát triển trí tuệ
Theo sự phân loại hiện đại trên cơ sở nghiên cứu, chẩn đoán tâm lý thì sự
phát triển trí tuệ chia làm 4 loại:
• Loại nhẹ: IQ = 40 – 69
• Loại thường: IQ = 35 – 49
• Loại nặng: IQ = 20 – 34
• Loại trầm trọng: IQ < 20 [94].
2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ
2.1. Đặc điểm phát triển tư duy
Tư duy của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường thiếu tính liên tục. Trong q
trình học tập, một số học sinh khi giải quyết nhiệm vụ có những biểu hiện: lúc mới
bắt đầu giải quyết nhiệm vụ thường đưa ra kết quả đúng, nhưng sau một thời gian
ngắn thì để lại sai sót càng ngày càng nhiều; trẻ ít chú ý đến cơng việc, chóng mệt
mỏi. Những trẻ này khi giải quyết nhiệm vụ ở nhà thường cho kết quả đúng nhưng
khi ở lớp học thường đưa ra những câu trả lời thiếu suy nghĩ, khơng phù hợp với

nội dung. Có một số em tỏ ra chăm chỉ, cố gắng học tập, nhưng hiệu quả khơng
cao. Nhiều giáo viên lầm tưởng đây là những học sinh có khả năng học tập tốt nên
đã giao nhiệm vụ nhiều hơn. Do hiểu khơng đúng nên đã làm cho những em này
học càng kém hơn.
Ngun nhân hiện tượng này, theo Páplốp là do trương lực thần kinh của trẻ
bị yếu làm cho sự chú ý của trẻ khơng ổn định, thường xun dao động, làm cho
trẻ khơng đủ khả năng tập trung suy nghĩ lâu về một đối tượng nào đó (hiện tượng
này được thể hiện ở trẻ bị viêm não và tật động kinh).
2.2. Đặc điểm phát triển ngơn ngữ
Trẻ CPTTT thường khơng hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng,
đặc biệt là trẻ rất khó nắm bắt những khái niệm về các sự vật và hiện tượng xung
quanh. Trong q trình giao tiếp trẻ rất khó đáp ứng được những u cầu của
người khác, ví dụ, khi u cầu trẻ “hãy đưa cho mẹ…” hoặc “hãy chọn cho cơ 3
(đồ vật)?…màu?…kích cỡ?…và đem đến đưa cho ai đó…” trẻ chỉ có thể thực hiện
được một trong những u cầu đó mà thơi. Trẻ chậm phát triển trí tuệ khơng có
khả năng ghi nhớ hết những câu nói của người khác nói với trẻ.
Những trẻ bị chấn thương não thường chóng mệt mỏi, thiếu chú ý nên khi viết
thường rất cẩu thả, chữ nguệch ngoạc, nhiều lỗi chính tả.
2
2.3. Đặc điểm phát triển trí nhớ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu học
tập, nếu không có sự luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ quên hết mọi kiến thức đã
học. Đó là hiện tượng chậm nhớ, chóng quên ở những trẻ này. Quá trình ghi nhớ
không chỉ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của đối tượng cần nhớ, mà còn phụ
thuộc vào động cơ, mục đích và phương thức hành động cá nhân.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa,
chẳng hạn, do chỉ nhớ dấu hiệu bên ngoài các em cho rằng con chó cũng là con
mèo vì đều có bốn chân và một số dấu hiệu bên ngoài gần giống nhau. Cũng do
yếu về tư duy nên trẻ CPTTT có sự hạn chế về khả năng tìm ra những dấu hiệu cơ
bản nhất của các sự vật và hiện tượng cần nhớ, đặc biệt là trong hoạt động học tập,

trẻ chậm phát triển trí tuệ rất khó khăn trong việc ghi nhớ những kiến thức. Từ đó,
chất lượng trí nhớ của trẻ bị suy giảm nhiều và việc trẻ nhớ gián tiếp sẽ khó khăn
hơn nhớ trực tiếp.
Trí nhớ hình ảnh của trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng rất hạn chế. Ví dụ: Khi
cho trẻ xem một bảng lớn có vẽ 9 - 10 đồ vật khác nhau và yêu cầu trẻ hãy nhớ vị
trí của những đồ vật đó (thời gian xem là 5 phút). Sau đó, cất bảng đi và đặt câu
hỏi cho trẻ “Trong bảng có vẽ những hình gì?” Trẻ chỉ nêu được 3 hình vẽ trong
bảng.
Ngoài ra, về trí nhớ ngôn ngữ của trẻ cũng gặp không ít những khó khăn, trẻ
chỉ có thể ghi nhớ được 4 - 5 từ trong tổng số 10 từ mà cô giáo đọc cho trẻ nghe
trong 6 lần với tốc độ đọc là mỗi từ một giây.
* Học âm – vần đối với học sinh CPTTT
Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử
dụng trong học tập và giao tiếp. Do vậy môn Học vần chiếm một vị trí quan trọng
không thể thiếu được trong chương trình Tiếng Việt. Hiện nay, tại Trung tâm Nuôi
dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai thực hiện chương trình lớp 1 làm chương trình dạy
chung cho trẻ CPTTT như ở lớp 1A các em sẽ được học, nhận biết 29 chữ cái; lớp
1B sẽ học phần vần gồm có 3 dạng cơ bản: làm quen với âm và chữ, dạy – học âm
vần mới, ôn tập âm và vần (từ bài 1 đến bài 17 sách giáo khoa lớp 1); lớp 1C các
em sẽ được học tiếp từ bài 18 đến bài 34; lớp 2 từ bài 35 đến bài 61 và ở lớp 3 các
em sẽ được học từ bài 62 đến bài 88 của sách tập hai.
- Giúp các em làm quen với âm và chữ: yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm,
thanh và viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; học sinh làm quen
với nề nếp học tập, mạnh dạn tự tin trong môi trường học tập mới.
- Dạy - học âm, vần: yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm, vần và viết được chữ
ghi âm, vần; đọc và viết được tiếng, từ ứng dụng; đọc được câu ứng dụng.
- Ở phần trọng tâm của bài làm quen với âm và chữ, học sinh thực hiện đạt được
mục tiêu cơ bản. Tuy nhiên ở dạng bài dạy âm - vần, trẻ CPTTT gặp rất nhiều khó
khăn trong quá trình phát âm, thể hiện rõ ràng nhất khi trẻ đánh vần. Vì thế, giáo
3

viên chỉ cần cung cấp cho học sinh nắm được cấu tạo của vần và đọc được vần
bằng hình miệng, đọc trơn tiếng có vần mới nên bỏ qua giai đoạn đánh vần.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh
Chậm phát triển trí tuệ học tốt phân môn Học vần lớp 3 như sau:
1. Biện pháp 1: Đa giác quan
Trong quá trình giáo dục và dạy học giáo viên chỉ đơn thuần sử dụng riêng lẻ
từng phương pháp (trực quan, dùng lời hay thực hành…) thì cho dù có cố gắng đến
đâu đi chăng nữa thì những kiến thức, kỹ năng mà trẻ CPTTT nắm bắt được rất
hạn chế, hiệu quả học tập cũng không cao. Bởi lẽ trẻ CPTTT có khi nghe mà
không hiểu, có khi chăm chú nhìn nhưng không biết rõ, có khi làm nhưng lại
không biết mình làm cái gì, để làm gì,…hơn nữa trẻ lại rất mau quên. Vì vậy trong
quá trình dạy giáo viên phải biết phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều
giác quan của trẻ như: vừa giải thích, vừa cho trẻ quan sát bằng mắt, khảo sát bằng
tay, nếu có thể cho trẻ hoạt động cùng với đối tượng…thì mới có thể khắc sâu kiến
thức vào trí não của trẻ. Để sử dụng phương pháp đa giác quan đòi hỏi giáo viên
phải thật linh hoạt và sử dụng một cách triệt để đồ dùng dạy học trong các tiết dạy
trẻ CPTTT. Mặt khác giáo viên phải có nhiều thủ thuật tác động phù hợp để đánh
thức từng giác quan của trẻ chứ không chỉ đơn thuần là việc trình bày ra một loạt
các đồ dùng dạy học cho trẻ hoạt động.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh, vật thật hay mô hình gắn
với nội dung từ khóa, từ ứng dụng. Cho các em nghe giọng, nhìn khuôn hình
miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mẫu.
Ví dụ 1: Trong bài 76: “oc”
- Tôi đưa tranh “con sóc” cho học sinh quan sát và trả lời theo một số gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Con sóc có màu gì?
- Tôi cung cấp và giới thiệu từ khóa “con sóc”
- Đọc mẫu từ khóa rồi cho học sinh đọc.
- Theo dõi và sửa sai cho học sinh (nếu có)

Hình minh họa cho hoạt động giới thiệu từ khóa.
4
Ví dụ 2: Trong bài 80: “ươc”
- Trong hoạt động giới thiệu từ ứng dụng. Tôi sử dụng một cái giỏ và cho đồ vật
vào trong giỏ. Sau đó tôi mời một học sinh lên thò tay vào trong giỏ, đoán xem đó
là vật gì? rồi đưa đồ vật lên cho cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên nhận xét và cung
cấp từ ứng dụng “cái lược”.
- Giáo viên đọc mẫu rồi mời 1 học sinh khá đọc. Sau đó, yêu cầu từng học sinh
đọc.
- Giáo viên theo dõi và sửa lỗi cho học sinh (nếu có).
- Yêu cầu học sinh tìm và gạch chân vần “ươc” có trong từ “cái lược”.
Hình minh họa cho hoạt động giới thiệu từ ứng dụng.
2. Biện pháp 2: Phân tích tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung
cho nhau trong nghiên cứu, có cơ sở khách quan trong cấu tạo, tính quy luật của
bản thân sự vật.
Phương pháp này được áp dụng khi giảng bài mới. Cho học sinh phân tích
từng âm, tiếng, từ.
Ví dụ: Bài 72: “ut” tôi cùng học sinh phân tích vần “ut”
+ Phân tích:
Vần “ut” gồm có mấy âm? (vần “ut” gồm có 2 âm: u và t)
Tiếng “bút” gồm âm gì ghép với vần gì? (tiếng “bút” gồm âm b ghép với vần ut)
Từ “bút chì” gồm mấy tiếng? tiếng nào? (từ “bút chì” gồm 2 tiếng: tiếng bút và
tiếng chì)
+ Tổng hợp:
Âm đến vần
Vần đến tiếng
b ut
bút
Tiếng đến từ

bút chì
bút chì
3. Biện pháp 3: Trò chơi luyện nghe
5
u t
ut
Khi chơi các em được thoải mái thể hiện mình trong các trò chơi và khám phá
thế giới xung quanh. Vui chơi là viên gạch lớn để tạo nên một ngôi nhà giao tiếp,
khi chơi các em được tiếp nhận một luồng gió mới thổi vào trong tâm hồn và phát
triển nhận thức của các em. Qua những trò chơi, các em được sảng khoái, vui vẻ và
là một niềm hứng khởi lớn khởi sắc cho một bước ngoặc mới với nhiều thành quả
rực rỡ. Chơi không những phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, vận động và kỹ năng giao
tiếp mà còn phát triển tư duy, óc sáng tạo, tưởng tượng, sự chú ý, ý chí vượt qua
những khó khăn trở ngại.
Học sinh được học các vần và thanh của Tiếng Việt. Sự khác biệt của các
thanh khó nhận thấy và các em cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phân
biệt các thanh trong các từ khác nhau. Các em cần có nhiều cơ hội phát triển khả
năng nghe nhằm giúp phân biệt sự khác nhau giữa các vần và thanh. Trò chơi nghe
này là một cách hay và thu hút sự tập trung của học sinh.
Ví dụ 1: Trò chơi “Bạn nghe vần gì?”
Mục tiêu: Trò chơi này giúp trẻ phân biệt hai vần phát âm tương tự nhau.
Chuẩn bị: Một số thẻ từ trống chiêng, cái kẻng, bay liệng, xà beng. Giáo viên cũng
chuẩn bị và phát cho học sinh các bảng vần theo mẫu sau:
1 eng iêng
2 eng iêng
3 eng iêng
4 eng iêng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên đọc to từng thẻ từ có các vần mà học sinh đã học.
- Bước 2: Khi nghe giáo viên đọc to mỗi từ, các em chọn vần thích hợp trên bảng

vần và khoanh tròn vần này. Ví dụ: Khi nghe cô đọc từ “trống chiêng” học sinh
khoanh tròn vần “iêng” hoặc từ “cái kẻng” khoanh tròn vần “eng”.
- Bước 3: Giáo viên tiếp tục đọc hết các từ, học sinh khoanh tròn các vần nghe
được trong bảng vần của mình.
- Bước 4: Giáo viên cho học sinh xem các thẻ từ đã được đọc lên. Các em kiểm tra
lại các vần trên bảng vần của mình và sửa sai nếu có. Tiếp tục như vậy cho đến khi
hết các thẻ từ.
4. Biện pháp 4: Thực hành
Phương pháp thực hành được sử dụng trong giảng dạy trẻ CPTTT rất có hiệu
quả vì đối với trẻ CPTTT nghe và nhìn không chưa đủ mà điều quan trọng hơn là
trẻ phải được thực hành trong điều kiện thực tế. Do khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn trong các tình huống khác nhau ở trẻ CPTTT rất hạn chế vì vậy việc
học các kỹ năng cần được lồng ghép vào từng hoạt động trong thực tế. Mặt khác,
khả năng khái quát hóa ở trẻ CPTTT cũng rất khó khăn. Trẻ sẽ không tự động
chuyển hiểu biết của mình từ vấn đề này sang vấn đề khác. Thế nên một khi đã học
được kỹ năng mới thì kỹ năng này cần được ứng dụng vào nhiều khung cảnh,
6
những tình huống hay những dụng cụ khác nhau… Trẻ sẽ cần sự trợ giúp để khái
quát hóa kỹ năng mới bằng những cách như làm theo gương, làm cùng, dùng lời
nhắc nhở trợ giúp… Phương pháp thực hành còn được áp dụng thông qua các trò
chơi hay thi đua cũng rất có hiệu quả. Bởi lẽ trẻ CPTTT khi được vui chơi hay thi
đua, trẻ sẽ cố gắng hết mình, hào hứng và tích cực hơn trong hoạt động; qua đó trẻ
sẽ nắm bắt và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học một cách tự nhiên, dễ
dàng và hiệu quả.
Ví dụ 1: Trong bài “Ôn tập”
- Tôi viết bảng ôn lên bảng, tôi hướng dẫn học sinh ghép các âm với nhau để tạo
thành vần (ăc, âc, oc…) rồi viết vào bảng. Sau đó, yêu cầu học sinh đọc các vần
trong bảng ôn.
- Tôi chuẩn bị một số thẻ từ các vần trong bảng ôn và gắn lên bảng, yêu cầu học
sinh tìm từ có chứa các vần vừa ôn tập gắn vào bảng. Ví dụ: Vần ăc thì tìm những

từ có chứa vần ăc (mặc áo, màu sắc, ăn mặc…)
- Khi thực hiện hoạt động này, tôi chia lớp thành hai nhóm thi đua với nhau, sau
thời gian 10 phút nhóm nào thực hiện xong trước, nhóm đó thắng và sẽ được
thưởng.
c Từ
ă ăc Mắc áo, màu sắc, ăn mặc…
â âc Quả gấc, giấc ngủ, nhấc chân…
o oc Con sóc, hạt thóc, con cóc…
ô ôc Gốc cây, thợ mộc, con ốc…
u uc Cần trục, máy xúc, hoa cúc…
ư ưc Lực sĩ, lọ mực, nóng nực…
iê iêc Xem xiếc, công việc, bữa tiệc…
uô uôc Ngọn đuốc, đôi guốc, thuộc bài…
ươ ươc Rước đèn, cái lược, thước kẻ…
Ví dụ 2: Trong bài “Ôn tập” tôi hướng dẫn trẻ thực hành các bài tập nhằm giúp các
em ghi nhớ, khắc sâu các vần, từ đã học.
• Bài tập 1: Điền vần im hay um.
Tiến hành:
- Viết yêu cầu của bài tập và đính các thẻ hình, thẻ từ lên bảng.
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
- Cho 2 học sinh lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở bài tập.

7


Con nh…………. Tr…… khăn
• Bài tập 2: Nối ( / ) hình với từ:
Tiến hành:
- Viết yêu cầu của bài tập và đính các thẻ hình, thẻ từ lên bảng.

- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
- Cho học sinh thực hiện theo nhóm.
5. Biện pháp 5: Chia đối tượng học sinh yếu ra thành từng nhóm nhỏ có đặc
điểm gần giống nhau.
Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi thường xuyên theo dõi kết quả học tập
của các em với nhiều hình thức kiểm tra để nắm được số lượng học sinh yếu phân
môn học vần. Từ đó có phương pháp thích hợp đối với từng đối tượng. Nếu giáo
viên không phát hiện kịp thời thì các em dần dần hỏng kiến thức rồi các em sẽ chán
học. Sau khi nắm được đối tượng học sinh yếu phân môn học vần, tôi tiến hành
phân chia đối tượng học sinh yếu ra thành nhiều nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống
nhau.
8
Dừa xiêm
Chôm chôm
Hái nấm
Đàn bướm
Nhóm 1: Học sinh lơ là thiếu tập trung trong giờ học.
Các em này có khả năng tiếp thu được kiến thức. Nhưng các em còn ham chơi
và hiếu động nên không tập trung trong giờ học dẫn đến các em chưa nắm được
kiến thức. Cụ thể đối tượng này lớp tôi có em: Lê Nguyễn Hoàng Oanh và em
Đoàn Anh Thao.
Để các em có ý thức tập trung nghe giảng, trong giờ học giáo viên cần thường
xuyên nhắc nhở quan tâm đến các em, gọi các em phát biểu, đọc bài với những câu
hỏi vừa sức với các em. Cần động viên khen ngợi khi thấy các em có tiến bộ. Bên
cạnh đó giáo viên cần tạo cho không khí lớp học thoải mái bằng các hình thức trò
chơi, câu đố có liên quan đến bài học.
Ví dụ: Trò chơi “Câu cá”
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại các vần, từ đã học
Chuẩn bị: Mô hình các con cá, các thẻ vần, từ

Cách thực hiện: Ở mỗi con cá giáo viên có ghi vần, tiếng, từ mới học hay đã học.
Sau đó cho một em lên bảng câu cá và đọc to cho cả lớp cùng nghe con cá mình
vừa câu có vần, tiếng, từ nào. Giáo viên nhận xét khen ngợi những em đọc đúng,
động viên khuyết khích những em đọc chưa được cố gắng lần sau.
Nhóm 2: Không đọc được, viết được.
Trí nhớ ngắn hạn nên trong quá trình học các em thường hay quên không nhớ
những vần, từ đã học. Do đó, giáo viên cần thường xuyên ôn tập và hệ thống hóa
kiến thức kỹ năng cho các em. Khi chưa nắm rõ kiến thức các em thường ghi nhớ
một cách máy móc. Bên cạnh đó giáo viên cần khéo léo sắp xếp cho các em này
ngồi cạnh những em học khá, giỏi nhằm tạo điều kiện cho các em có thể giúp đỡ
nhau. Ngoài ra trong tiết học, giáo viên cần cho các em phát âm nhiều lần rồi cho
các em viết vào bảng con.
Ví dụ: Khi dạy cho trẻ học viết tôi vừa dùng lời mô tả cách viết vần, tiếng, từ đồng
thời viết lên bảng cho học sinh quan sát.
Để học sinh dễ cảm nhận cách viết vần, từ tăng cảm giác, xúc giác cho học
sinh. Tôi hướng dẫn học sinh dùng ngón tay trỏ viết lên mặt bàn hoặc không gian
(ngồi cùng hướng với học sinh) vừa viết vừa đọc, sau đó dùng phấn viết lên bảng
con.
Hình minh họa cho hoạt động dạy viết.
9
6. Biện pháp 6: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
Gia đình là chiếc nôi, là trường học đầu đời của trẻ. Trẻ lớn lên trong gia đình,
bố mẹ là những người trực tiếp sinh ra và nuôi dạy trẻ, hiểu trẻ hơn ai hết. Vì vậy,
giáo dục trẻ CPTTT cần có sự cộng tác, gần gũi và liên kết với phụ huynh cùng
những người thân của trẻ.
Các thành viên trong gia đình có thể thúc đẩy chuyển giao kiến thức trẻ đã
học trên lớp vào cuộc sống thực tế của trẻ ở gia đình và các môi trường trong cộng
đồng.
Qua trao đổi, tôi có chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với phụ huynh, giúp
phụ huynh rèn luyện cho trẻ cách học tốt phân môn học vần như:

- Cung cấp các phương tiện học tập: sách vở, đồ chơi, tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn, giúp học sinh làm bài tập khi về nhà.
- Dành thời gian để quan tâm, trò chuyện, vui đùa với trẻ, giúp trẻ có cảm giác an
toàn, tự tin hơn.
- Học mọi lúc, mọi nơi trong mọi tình huống
- Thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt.
- Sử dụng lời nói với trẻ ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua những phương pháp, biện pháp đã nêu trên tôi áp dụng vào cho học sinh
lớp mình và sau một thời gian, tôi nhận thấy trẻ có những tiến bộ như sau:
- Trẻ đã tự tin và mạnh dạn hơn khi thực hiện các bài tập, các câu hỏi, không còn
rụt rè như trước nữa và khi thực hiện trẻ đã biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
- Trong các giờ học, trẻ đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ đã biết thực hiện các bài tập theo yêu cầu: Gạch chân, nối hình với từ tương
ứng, điền vần, viết…
- Trẻ biết lắng nghe, biết chờ đợi đến lượt của mình thực hiện các trò chơi.
- Trẻ nhận biết vần, từ ở mọi lúc mọi nơi, phát âm cũng tương đối.
- Trẻ biết lắng nghe, biết chờ đợi đến lượt của mình thực hiện các bài tập, trò
chơi…
Sau đây là Bảng xếp loại giáo dục của lớp ở hai thời điểm Đầu năm học và
Giữa học kì II trong năm học 2013 – 2014:
Tổng số: 6 học sinh.
Đầu năm học
Tổng
số học
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Tổng
số
% Tổng số % Tổng số % Tổng số %
6 1 16,6% 2 33,4% 1 16,6% 2 33,4%

10
Giữa học kì II
Tổng
số học
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số %
6 3 50% 1 16,6% 2 33,4% 0
Qua thời gian áp dụng đề tài để giúp các em học tốt phân môn Học vần, tôi
nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Đa số các em biết đọc các vần/tiếng/từ đã
học, kĩ năng viết cũng khá hơn trước. Những em hay lơ là thiếu tập trung trong giờ
học nay đã hào hứng tham gia một cách sôi nổi, hứng thú hơn. Số học sinh khá giỏi
tăng, không còn học sinh yếu.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để thực hiện tốt hoạt động dạy phân môn Học vần thông qua việc thực hiện
các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi
xin có một số đề xuất sau:
* Đối với giáo viên dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ:
- Luôn tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp, hình thức tổ
chức cho các hoạt động thật phong phú, lôi cuốn, phát huy tính sáng tạo, tích cực
của học sinh.
- Tạo mọi điều kiện trẻ được tự do học tập, giao tiếp và tiếp xúc với thế giới xung
quanh.
- Khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.
- Sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh, trẻ và đồng nghiệp trong phạm vi chuyên
môn của mình.
* Đối với Trung tâm và các cấp quản lí:
- Tăng cường phương tiện hỗ trợ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ.
- Phân công giáo viên dạy tiết cá nhân.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn,
tham gia các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung

và giáo dục trẻ CPTTT nói riêng.
* Đối với gia đình và cộng đồng:
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường.
- Quan tâm hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng tránh phân biệt đối xử,
kì thị người khuyết tật.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh CPTTT học tốt phân môn học vần
mà cá nhân tôi rút ra trong quá trình hướng dẫn. Sáng kiến còn nhiều thiếu sót về
nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng
khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
11
1. “Đề cương bài giảng giáo dục học trẻ chậm phát triển trí tuệ” giảng viên Trần
Thị Phương Dung khoa giáo dục đặc biệt.
2. “Hoạt động và trò chơi tiếng việt lớp một” Tiến sĩ Trần Thị Minh Phương, Hà
Nội - 2004.
3. “Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ” – Đặng Thu Quỳnh, Nhà xuất bản
giáo dục.
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, nhà xuất bản giáo dục
5. “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” Lê Thu Hương, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.
6. “Giáo dục học đặc biệt mầm non” Thạc sĩ Lê Xuân Huệ khoa giáo dục đặc biệt.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Thân Thị Kim Liê
12
13

×