Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ tham gia hợp tác nhóm có hiệu quả ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.04 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số:………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
THAM GIA HỢP TÁC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở LỚP 2
Người thực hiện: ĐOÀN THỊ NGỌC TÂM
Lĩnh vực / Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật: Kĩ năng hợp tác nhóm
Sản phẩm đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2013 – 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐOÀN THỊ NGỌC TÂM
2. Ngày tháng năm sinh: 07/11/1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 1549D, tổ 9, ấp 4, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613954171 ; ĐTDĐ: 0978340971
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2 Chậm phát triển trí tuệ
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học sinh Chậm phát triển trí tuệ


Số năm có kinh nghiệm: 06 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
• “Một số biện pháp giúp tăng khả năng tập trung chú ý cho trẻ CPTTT từ 6 –
8 tuổi ở lớp 1A tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm học 2010 – 2011)
• “Một số biện pháp giúp tăng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho học sinh
CPTTT lớp 1A tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm học 2011 – 2012)
• “Một số biện pháp giúp cải thiện hành vi tăng động, giảm tập trung cho học
sinh Chậm phát triển trí tuệ lớp 1C tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm
học 2012 – 2013)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
THAM GIA HỢP TÁC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở LỚP 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân không thể tách rời
với tập thể. Ngay từ thời nguyên thủy, tổ tiên loài người đã biết sống theo bầy đàn,
cùng nhau săn bắt, hái lượm. Và ngày nay, mối quan hệ cộng đồng càng được đề
cao và tiếp nối để tiến tới một xã hội văn minh.
Lúc mới sinh ra, trẻ em được lớn lên bên những người thân của mình, được
nuôi dưỡng và học hỏi, học ăn, học nói, học gói, học mở … học làm người ở mọi
lúc, mọi nơi, trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày. Đến tuổi đi học,
những bước chân đầu tiên bước vào ngôi trường đã mở ra một thế giới rộng lớn
hơn với trẻ. Ở trường, trẻ được gắn bó với tập thể lớp học. Tập thể mới này là một
xã hội thu nhỏ với những thành viên khác nhau về tính tình, trình độ, năng lực, sở
thích … Mỗi cá nhân học sinh là một thành viên trong lớp học. Các thành viên
cùng nhau hoạt động, sinh hoạt, học tập, vui chơi trong khoảng thời gian dài của
một ngày. Để hòa nhập vào tập thể, mỗi học sinh phải có sự gắn bó tốt trong tập
thể đó. Môi trường tập thể giữa trẻ và bạn bè có vị trí quan trọng, góp phần không
nhỏ trong việc hình thành nhân cách, những kĩ năng sống cần thiết giúp trẻ dễ dàng
hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Với trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), thông qua giao lưu với bạn bè, kĩ
năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, sớm hình thành tính độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày. Nhận biết được tầm quan trọng của sự gắn kết với tập thể, là giáo viên
phụ trách chủ nhiệm, tôi cố gắng áp dụng nhiều phương pháp dạy học, tổ chức
nhiều hoạt động hợp tác nhóm để kết nối mỗi cá nhân trẻ vào tập thể lớp.
Tuy nhiên, ở lớp chuyên biệt dành cho học sinh CPTTT, mỗi em học sinh là
một cá thể riêng biệt về dạng khuyết tật trí tuệ, có sự chênh lệch nhiều về độ tuổi
và trình độ nhận thức. Do bị ảnh hưởng của khuyết tật, trẻ gặp nhiều hạn chế trong
các kĩ năng thích ứng với môi trường tập thể như: Giao tiếp kém, hay cô lập thu
mình lại với các bạn, không tuân thủ các quy định, hiểu yêu cầu chậm, phối hợp
lẫn nhau không đồng đều … Trong quá trình hợp tác nhóm, học sinh gặp nhiều khó
khăn để hòa đồng với các bạn, khó kết hợp nhịp nhàng trong một hoạt động, sự
hợp tác qua lại giữa các cá nhân còn kém, các phương pháp học tập theo nhóm
không đạt hiệu quả cao về chất lượng.
Tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu thêm nhiều về đặc điểm của trẻ CPTTT,
những hạn chế trẻ gặp phải trong hoạt động nhóm. Từ đó, tôi bắt đầu tìm tòi, áp
dụng và sáng tạo nhiều biện pháp, vận dụng nhiều phương pháp vào công tác chủ
nhiệm và giảng dạy để giúp các em học sinh biết mở rộng mối quan hệ bạn bè, hòa
đồng với tập thể, cùng hoạt động và hợp tác có hiệu quả. Sau đây, tôi xin chia sẻ
đến các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ được đúc kết từ thực tế với đề
tài: “Một số biện pháp giúp học sinh Chậm phát triển trí tuệ tham gia hợp tác
nhóm có hiệu quả ở lớp 2”.
1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Tiêu chí chẩn đoán trẻ Chậm phát triển trí tuệ
Định nghĩa theo DSM - IV (Tài liệu Chẩn đoán và Thống kê các bệnh về
tâm thần, một hệ thống phân loại), đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật
trí tuệ:
- Chức năng hoạt động của trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh
IQ vào khoảng 70 hay thấp hơn dựa vào kiểm tra chỉ số thông minh).

- Thiếu hay khiếm khuyết trong hoạt động thích ứng, hạn chế ít nhất hai trong các
lĩnh vực sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sinh sống tại gia đình, kĩ năng xã hội và liên
cá nhân, sử dụng các tiện ích của cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường
hiệu quả, công việc, giải trí, sức khỏe và sự an toàn.
- Thời gian phát bệnh trước 18 tuổi. Sau 18 tuổi, trẻ có vấn đề về suy giảm chức
năng thần kinh thì đó không phải là trường hợp của Chậm phát triển trí tuệ.
2. Vai trò của hợp tác nhóm đối với sự phát triển của trẻ CPTTT
Hoạt động nhóm không chỉ là một kĩ năng cần thiết tại trường học, mà còn
là yêu cầu quan trọng để trẻ hòa nhập tốt vào cộng đồng xã hội. Lớp học chính là
môi trường tập thể tuyệt vời để trẻ trau dồi kĩ năng này và ứng dụng nó ngoài thực
tế.
Hoạt động nhóm đòi hỏi mọi trẻ hợp tác với nhau để cùng hướng tới một
mục tiêu chung. Để một nhóm làm việc với nhau một cách hiệu quả, tất cả các
thành viên trong nhóm cần biết tôn trọng năng lực và ý kiến lẫn nhau. Hoạt động
nhóm là một hoạt động xã hội quan trọng, đòi hỏi rất nhiều sự tương tác, trao đổi ý
kiến và cùng nhau hành động.
Là một phần của hoạt động nhóm, trẻ được chuyển từ việc tập trung vào tư
duy cá nhân chủ quan sang giao lưu, kết nối với bạn bè. Hoạt động này giúp trẻ rất
nhiều trong công việc học tập và trẻ sẽ có cảm giác hòa nhập hơn, mau chóng hòa
đồng với cuộc sống bên ngoài lớp học.
Hoạt động trong cùng một nhóm sẽ giúp trẻ tăng cường những kĩ năng xã
hội, học cách nắm bắt và điều khiển cảm xúc, trau dồi năng lực giao tiếp, nâng cao
sự tự tin, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ bạn bè để vui chơi, học tập, tình cảm
bạn bè thêm khắng khít, đưa các thành viên trong lớp đến gần nhau hơn.
3. Những hạn chế của trẻ CPTTT trong hợp tác nhóm
a) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp
- Ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi nên trẻ CPTTT có
vốn từ ít, không đủ để trẻ hòa nhập với cuộc sống hàng ngày.
- Trẻ gặp khó khăn khi hiểu lời nói, hành động của người khác.
- Trẻ không có từ để diễn tả hoặc không biết cách diễn đạt ý kiến của mình.

b) Trẻ ít có sự tương tác với người khác
- Trẻ có tính thụ động, không thích làm quen với các bạn.
- Trẻ hay có biểu hiện thờ ơ với sự vật xung quanh.
2
- Trẻ phản ứng chậm khi trò chuyện với mọi người và không thích tham gia
chơi cùng các bạn.
- Trẻ nhút nhát trước tập thể.
- Trẻ hay cáu giận, không biết kiềm chế cảm xúc bốc đồng khi chơi với bạn.
c) Trình độ nhận thức của trẻ chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường
- Tư duy mang tính trực quan – cụ thể: Trẻ CPTTT nhận biết sự vật chủ yếu
bằng cách quan sát hình ảnh. Trẻ khó hiểu một yêu cầu bằng lời nói.
- Trẻ CPTTT gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới và dễ mất đi kiến thức đã
được tiếp thu.
- Trẻ có trí nhớ ngắn hạn và máy móc: Trí nhớ trẻ CPTTT có đặc điểm chậm
nhớ, chóng quên và ghi nhớ bằng hình ảnh, khó ghi nhớ bằng lời nói.
- Khả năng chú ý: Trẻ CPTTT có thời gian tập trung rất ngắn, dễ bị phân tâm,
khó tham gia đến hết một hoạt động.
- Khả năng khái quát kém: Trẻ CPTTT khó hiểu một yêu cầu, một quy luật đơn
giản trong trò chơi hay trong hoạt động học tập.
d) Trẻ dễ mất niềm tin vào bản thân
- Trẻ hay tự ti, mặc cảm với những hạn chế do khuyết tật của mình so với các
bạn khác.
- Trẻ không tự tin khi thực hiện một bài tập.
- Tâm lý hay phụ thuộc vào giáo viên, bắt chước vào các bạn khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Với vai trò quan trọng của hợp tác nhóm cùng những khó khăn trẻ CPTTT
gặp phải khi tham gia vào kĩ năng này, việc tìm tòi, nghiên cứu nhiều biện pháp để
giúp các em học sinh trong lớp học tập có hiệu quả hơn thông qua phương pháp
làm việc nhóm là yêu cầu thiết thực cần phải thực hiện.
Sau đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ tham

gia hợp tác nhóm có hiệu quả.
1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho một hoạt động hợp tác nhóm
Một hoạt động nhóm được tổ chức tốt đòi hỏi người giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch rõ ràng, điều này được thể hiện qua các yêu cầu sau:
- Về soạn giảng: Giáo viên xác định được mục tiêu chung cho bài học về kiến
thức, kĩ năng, thái độ để thiết kế hoạt động nhóm phục vụ cho mục tiêu trên.
- Quy định thời gian cho hoạt động nhóm: Kinh nghiệm cho thấy, thời gian
cho hợp tác nhóm nên kéo dài từ 3 – 7 phút tùy thuộc vào kĩ năng hợp tác nhóm
của trẻ, yêu cầu của bài tập.
- Xác định số lượng thành viên trong nhóm: Sau khi xác định được mục tiêu bài
học, giáo viên cần xác định số lượng thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm chỉ nên có
từ 2 đến 5 thành viên là có hiệu quả nhất. Nhóm có số lượng thành viên càng ít thì
các thành viên càng gần nhau hơn, có trách nhiệm hơn, giáo viên quản lý và giúp
đỡ các nhóm được tốt hơn.
3
- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Có nhiều cách để xếp các thành
viên vào một nhóm. Nhóm có thể do trẻ tự chọn, nhóm cùng trình độ, nhóm đa
trình độ,nhóm các bạn nam, nhóm các bạn nữ … Qua kinh nghiệm, tôi nhận thấy
nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành viên với các năng lực đa dạng
về trình độ nhận thức: Giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất
thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường sống… Với nhóm như vậy, mỗi thành
viên được học tập lẫn nhau, hiểu nhau và tập thể lớp sẽ gắn kết nhau hơn.
- Lựa chọn hình thức hợp tác nhóm: Tùy vào yêu cầu của hoạt động, mục tiêu
bài học, rèn luyện kĩ năng cho trẻ, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn hình thức
hợp tác nhóm cho trẻ tham gia. Ngoài ra, để giúp trẻ hình thành kĩ năng học hợp
tác nhóm, lúc đầu tôi tổ chức cho trẻ hợp tác theo nhóm đôi. Khi trẻ đã có kinh
nghiệm, kĩ năng nhất định sẽ tham gia vào hoạt động nhóm có số lượng thành viên
nhiều hơn.
2. Biện pháp 2: Tổ chức hợp tác nhóm chặt chẽ
Học hợp tác nhóm là một hoạt động phức tạp, gồm nhiều bước nhỏ. Để tổ

chức một hoạt động nhóm có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ các bước và đảm bảo
trẻ hiểu thông ở từng bước.
Qua kinh nghiệm thực tế dạy trẻ CPTTT học hợp tác nhóm, tôi nhận thấy
một hoạt động nhóm muốn có hiệu quả phải gồm các bước sau đây:
Bước 1: Giới thiệu bài tập
Trẻ CPTTT rất dễ thiếu tự tin khi thực hiện bài tập. Ở hoạt động nhóm, giáo
viên không thể hướng dẫn trực tiếp từng em. Vì thế, khi chọn bài tập cho hoạt động
nhóm, tôi thường chọn những bài tập quen thuộc, đảm bảo mỗi em đã từng thực
hiện qua, giúp trẻ tự tin thực hiện.
Ví dụ: Môn Học vần, bài “an”, tôi giới thiệu bài tập “Nối từ với hình tương
ứng”. Tôi đính lên bảng các thẻ hình: Nhà sàn, cái bàn, hoa lan. Sau đó, tôi đính
tiếp các thẻ từ: “Nhà sàn”, “cái bàn”, “hoa lan”. Tôi yêu cầu học sinh quan sát và
nêu bài tập: “Nối từ với hình tương ứng”.
Bước 2: Làm mẫu bài tập
Đặc điểm nhận thức của trẻ CPTTT có nhiều hạn chế, khả năng suy nghĩ
chậm, hay quên kiến thức cũ. Do đó, để đảm bảo mỗi trẻ đều thực hiện được bài
tập, giáo viên cần hướng dẫn lại cách làm bài, làm mẫu trực tiếp hoặc yêu cầu một
HS lên bảng thực hiện dưới sự hướng dẫn từ giáo viên và các em còn lại đều được
theo dõi.
Ví dụ: Với hoạt động trên, tôi chọn thẻ từ “hoa lan”, hướng dẫn học sinh
đọc từ “hoa lan”, yêu cầu các em tìm thẻ hình “hoa lan” rồi dùng phấn nối thẻ từ
với thẻ hình vừa tìm được.
Bước 3: Phân nhóm học sinh
Tiến hành phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ. Số lượng các
nhóm tùy theo hình thức tổ chức. Việc lựa chọn các thành viên chung nhóm cũng
cần dựa theo chủ đích từ trước của giáo viên.
4
Ví dụ: Tôi tiến hành chia học sinh thành hai nhóm đa trình độ, mỗi nhóm có
3 thành viên. Hai nhóm xếp thành hai hàng dọc, đứng song song với nhau.
Bước 4: Nêu yêu cầu cho mỗi nhóm

Giáo viên nêu nhiệm vụ của mỗi nhóm. Chú ý sau khi giao nhiệm vụ, học
sinh nắm được:
- Yêu cầu của bài tập.
- Nhiệm vụ của từng thành viên.
- Cách phối hợp nhau giữa các thành viên trong nhóm.
- Thời gian cho hoạt động.
- Phần thưởng cho nhóm có hoạt động tốt.
Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ: “Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng
chọn một từ để nối với hình tương ứng. Sau thời gian 3 phút, nhóm nào có nhiều
kết quả đúng hơn sẽ chiến thắng, phần thưởng là một bông hoa cho mỗi bạn trong
nhóm”.
Bước 5: Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm
Tổ chức cho các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Do trẻ CPTTT có tính
tổ chức kém, giáo viên cần giám sát chặt chẽ, theo dõi để có sự giúp đỡ kịp thời
cho từng nhóm, hướng dẫn các thành viên phối kết hợp nhịp nhàng, thực hiện đúng
theo quy luật đề ra.
Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên tiến hành kiểm tra đánh
giá kết quả của các nhóm. Dưới đây là những gợi ý để giáo viên tổ chức đánh giá
các nhóm:
- Hướng dẫn mỗi nhóm nhận ra những hạn chế để tự khắc phục.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm lẫn nhau.
- Giáo viên và nhóm khác không nên có biểu hiện tiêu cực như chê bai, khiển
trách với nhóm có kết quả kém.
- Động viên nhóm kém hơn cố gắng cho lần sau.
- Tuyên dương nhóm có kết quả tốt.
- Khen thưởng hoặc ghi điểm số cho mỗi nhóm.

Hình: Giới thiệu bài tập Hình: Giáo viên làm mẫu bài tập
5

Hình: Học sinh chia thành hai nhóm Hình: Các nhóm thi đua nhau
3. Biện pháp 3: Luyện tập nhóm hoạt động theo quy luật
Trong một hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm phối hợp nhau theo
một quy luật nhất định.
Thông thường ở lớp CPTTT, tôi tổ chức học sinh tham gia hợp tác nhóm dựa
trên hoạt động chơi luân phiên. Hoạt động này đòi hỏi mỗi thành viên phải biết chờ
đợi, phối hợp, ý thức trách nhiệm của mình trong đội.
Cách tổ chức trò chơi luân phiên: Mỗi nhóm xếp thành một hàng, thành viên
đứng ở đầu hàng thực hiện nhiệm vụ trước tiên, sau đó về hàng đứng ở vị trí cuối
cùng. Thành viên thứ hai tiếp tục lên thực hiện, thành viên thứ ba tiến lên đứng ở
vị trí đầu hàng, các thành viên phía sau cùng dồn hàng lên. Các bạn ở trong hàng
cùng động viên, cổ vũ cho bạn đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ phía trước.
Để giúp học sinh dễ dàng làm quen các quy luật, giáo viên cần chú ý những
vấn đề sau đây:
- Đảm bảo mọi thành viên đều nắm rõ yêu cầu đề ra để trẻ tự tin thực hiện bài
tập.
Ví dụ: Ở môn Học vần, hoạt động “Khoanh tròn vần ôi”, tôi hướng dẫn trẻ
thực hiện theo từng cá nhân ở tiết học trước rồi mới tổ chức cho các trẻ thi đua
theo nhóm.
- Giải thích nhiệm vụ: Đây là một kĩ năng của người giáo viên. Khi giao nhiệm
vụ, giáo viên chú ý :
+ Dùng từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn, lời nói dứt khoát, đủ nghe.
+ Nêu yêu cầu bài tập kết hợp với giải thích bài tập.
Ví dụ: Hoạt động “Khoanh tròn vần ôi”, tôi vừa nêu yêu cầu vừa dùng ngón
tay xoay tròn trong không khí.
+ Vừa nêu luật chơi vừa làm mẫu. Ví dụ: Để giải thích cho quy luật chơi
luân phiên, giáo viên đến hàng của một nhóm và minh họa trực tiếp nhiệm vụ của
các thành viên trong hàng.
+ Đặt câu hỏi kiểm tra lại. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
“Các em phải khoanh tròn vần gì?” trước khi cho các nhóm thi đua.

6
- Thường xuyên luyện tập cho trẻ cách chơi luân phiên thông qua các trò chơi
nhỏ như:
+ Điểm số từ 1 đến hết: Bạn ngồi đầu tiên hô lên “Một”, bạn thứ hai hô tiếp
“Hai” …, bạn cuối cùng hô “7, hết” (lớp học có 7 học sinh).
+ Đọc thơ nối tiếp nhau: Bạn thứ nhất đọc câu thứ nhất của bài thơ, bạn kế
bên đọc tiếp câu thứ hai, …
+ Thi xếp hàng đều, ngay thẳng, theo thứ tự từ bạn thấp đến bạn cao.
- Nhờ một giáo viên phụ hỗ trợ thêm: Trẻ CPTTT rất khó học nguyên tắc nên
khi tổ chức hoạt động nhóm, đa số các trẻ dễ bị rối loạn, hay gặp tình trạng học
sinh ra khỏi hàng, đứng im không biết đến nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, lớp
học có nhiều học sinh, giáo viên khó quản lý triệt để. Do đó, khi dạy trẻ hợp tác
nhóm, tôi thường nhờ một giáo viên phụ để hỗ trợ, giám sát, theo dõi để giúp các
nhóm kịp thời.
Ví dụ: Hoạt động: “Luồn bóng qua chướng ngại vật”, trẻ phải biết quy luật:
+ Hai nhóm xếp thành hai hàng song song nhau.
+ Xác định được chướng ngại vật của nhóm mình.
+ Bạn đầu tiên của mỗi nhóm vào vị trí xuất phát, luồn bóng qua các chướng
ngại vật, đến vạch về đích, rồi ôm bóng về đưa cho bạn thứ hai.
+ Bạn thứ hai thực hiện tiếp tục.
+ Mỗi lượt luồn bóng, nhóm nào có bạn thực hiện nhanh hơn sẽ được ghi
một điểm.



Hình: Hai nhóm thi luồn bóng
7
4. Biện pháp 4: Phát huy tinh thần tập thể các thành viên trong nhóm
Mục tiêu của hợp tác nhóm là giúp các thành viên trong tập thể được ngồi
cạnh nhau, cùng nhau trao đổi, gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm,

nâng cao ý thức học tập của từng thành viên. Tuy nhiên, một số thành viên lại có
biểu hiện không hợp tác vào hoạt động, không tham gia vào thực hiện nhiệm vụ
hay có tính dựa dẫm vào các thành viên khác.
Để giúp cho mỗi trẻ đều ý thức được vai trò của mình trong nhóm và trách
nhiệm của mình với tập thể, giáo viên có thể sử dụng các gợi ý sau :
- Tìm hiểu khó khăn do khuyết tật gây ra của mỗi trẻ để có biện pháp giúp trẻ
khắc phục.
Ví dụ: Em Hân không nói được nên khi tổ chức thi hát giữa các nhóm, tôi
hướng dẫn em múa minh họa cho lời bài hát.
- Phát huy sở trường của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi trẻ đều có ít nhất một
khả năng nổi trổi. Để giúp trẻ tự tin với bản thân, để tập thể nhìn nhận vị trí của trẻ,
tôi cố gắng tìm hiểu khả năng của mỗi trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả
năng ấy trước tập thể.
Ví dụ: Em Tâm có hội chứng Tăng động, giảm tập trung nhưng có khả năng
ghi nhớ bài hát tốt. Vì vậy, môn Âm nhạc, tôi thường cho các nhóm thi hát với
nhau, các em trong lớp rất thích vào cùng nhóm với Tâm để được hát theo lời gợi
mở của em.
- Giúp trẻ nhận biết được lợi ích của tinh thần tập thể. Để dạy trẻ hiểu tầm quan
trọng của làm việc nhóm, tôi sử dụng những câu chuyện kể nói về tinh thần đồng
đội, sức mạnh của tập thể. Giáo viên có thể lấy câu chuyện từ sách báo hay tự sáng
tạo để phục vụ cho giảng dạy.
Ví dụ: Khi nghe xong câu chuyện “Nhổ củ cải”, trẻ hiểu được củ cải to phải
có sự hợp sức của những thành viên gồm: Ông lão, bà lão, cô cháu gái, con chó,
con mèo, con chuột thì mới nhổ được, còn nếu chỉ một mình ông lão thì củ cải
khổng lồ ấy sẽ không bao giờ nhổ lên nổi.
- Xác định biểu trưng của nhóm. Các thành viên trong nhóm được gắn kết
nhau thông qua những đặc điểm riêng của nhóm mình. Để tạo những nét riêng cho
mỗi nhóm, tôi giúp trẻ đặt tên cho nhóm mình, hay làm các mão đội, huy hiệu,
vòng tay giống nhau cho mỗi thành viên trong nhóm.
- Áp lực bên ngoài thúc đẩy mỗi thành viên phải hoạt động. Ở các hoạt động

nhóm, tôi thường lồng ghép vào đó là tính thi đua nhau giữa các nhóm. Các nhóm
được đánh giá tốt hơn về số lượng sản phẩm đạt được, tốc độ hoàn thành … Ngoài
ra, mỗi hoạt động tôi sẽ quy định thời gian hành động, hối thúc trẻ phải tham gia
để hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ: Sau mỗi giai điệu bài hát hay số phút đồng hồ đã quy định, các nhóm
phải ngưng thực hiện.
- Tạo động lực cho trẻ tham gia. Phần thưởng là động lực hấp dẫn để khen
thưởng cho nhóm hoạt động hiệu quả. Tất cả thành viên trong nhóm được nhận
8
phần thưởng như nhau nếu tất cả cùng thành công. Phần thưởng cho nhóm đa
dạng, đó là điểm số, bông hoa, cái kẹo, thẻ hình đẹp …
Ví dụ: Môn Đạo đức, bài “Chăm sóc cây trồng”, tôi chia học sinh trong lớp
thành hai nhóm: Nhóm Hoa mai và nhóm Hoa hồng. Tôi phát cho mỗi nhóm một
chậu cây xanh và yêu cầu mỗi nhóm ngày ngày chăm sóc chậu cây của mình. Sau
một tuần lễ, cây xanh của nhóm nào tốt hơn sẽ chiến thắng và mỗi thành viên trong
nhóm sẽ được nhận phần thưởng là một thẻ hình của chậu cây đó.
Hình:
Nhóm bạn
cùng chăm
sóc cây
5. Biện pháp 5: Tạo môi trường cho trẻ được tham gia hợp tác nhóm
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ phải tương tác qua lại thường xuyên nên
luôn cần có nhu cầu hợp tác.
Hợp tác nhóm là một hoạt động phong phú. Ở lớp, giáo viên có thể tổ chức
cho trẻ tham gia hợp tác nhóm ở mọi lúc, mọi nơi.
Hợp tác nhóm được áp dụng rộng rãi trong tất cả các môn học ở lớp như:
Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội … Trong giờ học cũng như giờ
chơi, giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên đều có thể thiết kế và ứng dụng linh hoạt các
hình thức hợp tác giúp trẻ có cơ hội tham gia cùng nhau.
Sân trường, lớp học là nơi trẻ được vui chơi, học tập cùng nhau. Vì vậy, việc

tổ chức hoạt động nhóm có thể ở trong lớp hay ngoài trời, tùy thuộc vào điều kiện
thời tiết và nội dung bài học. Một không gian thoáng đãng, an toàn cho sức khỏe
hay phòng học ngăn nắp, sạch sẽ là một khởi đầu tốt cho những tiết học hiệu quả.
Để có một môi trường thuận lợi cho trẻ tham gia hợp tác nhóm, giáo viên
cần chú ý:
- Sắp xếp không gian lớp học rộng rãi, ngăn nắp.
9
- Chọn vị trí sân trường sạch sẽ, an toàn.
- Tổ chức vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh ánh nắng cao.
- Tạo môi trường thân thiện giúp trẻ tham gia tích cực.
- Thường xuyên tổ chức học sinh tham gia hợp tác nhóm.
- Sáng tạo các hình thức hợp tác nhóm thêm đa dạng, phong phú.
- Vận dụng linh hoạt các hoạt động hợp tác nhóm vào bài dạy.
Ví dụ 1: Môn Đạo đức, bài “Giúp đỡ bạn”, tôi tổ chức cho học sinh tham gia
hoạt động chơi sắm vai để xử lý tình huống: “Bạn Nhi bị đau chân, không bước lên
thềm được, em sẽ làm gì?”. Học sinh cùng nhau hợp tác để diễn lại cách giải quyết
cho tình huống cô đề ra.
Ví dụ 2: Trong giờ học Thể dục, học sinh cùng nhau chơi đá bóng. Giáo viên
hướng dẫn các em phân chia nhiệm vụ ở các vị trí thủ môn, cầu thủ, trọng tài trên
sân bóng.
Ví dụ 3: Môn Âm nhạc, sau mỗi tiết học hát, học sinh cùng cô vận động tự
do theo nhạc, các em đứng thành vòng tròn hoặc theo nhóm đôi, nhóm ba, cùng
nhau nhảy múa, quan sát lẫn nhau và sáng tạo các kiểu vận động hay, mới lạ.


Hình: Học sinh chơi sắm vai Hình: Học sinh vận động theo nhạc
6. Biện pháp 6: Sử dụng trò chơi đóng vai
Trò chơi đóng vai là hình thức hợp tác nhóm để mô phỏng lại những mối
quan hệ của người lớn trong xã hội. Trò chơi đóng vai cần có nhiều vai diễn. Từ đó
thúc đẩy nhu cầu các trẻ phải xích lại gần hơn để cùng chơi với nhau, cùng phối

hợp hành động để phân vai và nhập vai cho câu chuyện.
Ví dụ: Trong trò chơi “Bác sĩ”, trẻ được vào các vai bác sĩ, vai người mẹ bế
con đi khám bệnh, vai đứa con bị bệnh. Qua quá trình chơi khám bệnh, cùng thực
hiện những hành động phối hợp nhau, trẻ được thiết lập các mối quan hệ gắn bó
giữa người mẹ và bác sĩ, giữa bác sĩ với đứa con.
Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, trẻ có dịp được so sánh, đối
chiếu bản thân mình với các bạn cùng chơi. Trẻ thấy được vị trí của mình trong
nhóm chơi, khả năng của mình so với các bạn để tự mình điều chỉnh lại hành vi
thích hợp hơn, phục vụ cho mục đích chơi chung. Từ đó, trẻ dần dần nhận ra được
chính mình trong tập thể.
10
Để giúp học sinh tham gia tốt trò chơi đóng vai, người giáo viên cần đảm
bảo thực hiện tốt các vấn đề sau :
- Cung cấp các đồ dùng, dụng cụ để trẻ có phương tiện thực hiện trò chơi. Các
đồ dùng phải đẹp, sạch sẽ, bắt mắt.
- Giúp HS phân vai diễn rõ ràng hoặc động viên học sinh tự phân vai cho câu
chuyện.
- Tổ chức học sinh chơi đóng vai với các đề tài đa dạng như: Bác sĩ, cô giáo,
bán hàng, ca sĩ, làm tóc và trang điểm, chú công an giao thông …
- Để trẻ vào vai diễn dễ dàng, giáo viên cần hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống
xung quanh, cho trẻ tiếp xúc rộng dần với các sinh hoạt xã hội thông qua tranh ảnh,
băng đĩa, kinh nghiệm sống từ thực tế của trẻ …
- Hướng dẫn trẻ mô phỏng lại các mối quan hệ xã hội bằng cách thao tác mẫu
trên các đồ vật, cách giao tiếp như: Dạy trẻ thực hiện các hành động được thiết lập
giữa giáo viên và học sinh, người bán hàng và người mua hàng, ca sĩ và khán giả,
chú công an và người đi đường, người làm tóc và khách hàng …
Ví dụ: Trẻ chơi đóng vai theo chủ đề “Bán hàng”
Chuẩn bị: Bàn, ghế, các loại quả bằng nhựa, rổ nhỏ, giấy có ghi số tiền.
Tiến hành:
- Phân vai: Chọn một em vào vai người bán hàng, các em còn lại là

những người mua hàng.
- Hướng dẫn trẻ cách bày hàng lên bàn để bán.
- Phát rổ, tiền giấy cho mỗi em.
- Quan sát trẻ chơi. Động viên trẻ chơi theo kinh nghiệm sống.
- Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ thao tác trên các vật dụng, gợi ý trẻ
cách giao tiếp, trao đổi nhau giữa người bán và người mua:
+ Bán cho tôi hai quả xoài. Bao nhiêu tiền?
+ Mười ngàn đồng. Xoài của chị đây.
+ Cảm ơn chị.


Hình: Học sinh chơi “bán hàng”
11
7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh tham gia dạy trẻ kĩ năng hợp tác
Hai môi trường tập thể lớn trong cuộc sống của trẻ là lớp học và gia đình. Ở
lớp học, bạn bè là đối tượng tương tác gần gũi với trẻ. Khi về nhà, người thân gia
đình là những thành viên để trẻ gắn bó trong tập thể này. Ngày nay, xã hội năng
động, cuộc sống với những lo toan vất vả, người lớn ít có thời gian bên cạnh trẻ.
Đặc biệt, một số gia đình có con CPTTT, cha mẹ có suy nghĩ để con xem ti vi
nhiều nhằm hạn chế những phá phách, quấy rối, cản trở đến công việc của mình.
Do ít có sự tương tác ở gia đình, trẻ chậm tiến bộ nhiều so với các trẻ được cha mẹ
quan tâm hơn.
Muốn giúp trẻ CPTTT có kĩ năng hợp tác tốt, giáo viên cần có sự liên kết
chặt chẽ với phụ huynh, người thân của trẻ.
Để tư vấn tốt cho phụ huynh, giáo viên cần nắm rõ:
- Hoàn cảnh gia đình của trẻ: Nghề nghiệp cha mẹ, anh chị em trong nhà, người
thân gần gũi với trẻ ở nhà, thời gian cha mẹ dành cho trẻ trong một ngày, mức độ
gắn bó của trẻ với cha mẹ, người thân, hàng xóm …
- Đặc điểm khuyết tật của trẻ, những khó khăn, hạn chế trẻ gặp phải về ngôn
ngữ, giao tiếp, tương tác với bạn bè, .

- Trình độ nhận thức, các kĩ năng hợp tác nào trẻ đã đạt được và chưa đạt được.
- Các biện pháp can thiệp nào để giúp trẻ biết hợp tác nhóm.
Sau khi tìm hiểu những thông tin, đặc điểm của mỗi trẻ, giáo viên tiến hành
lập kế hoạch và phối hợp với phụ huynh để cùng nhau giúp trẻ hình thành các kĩ
năng hợp tác tốt. Một số gợi ý để giáo viên có thể trao đổi với người thân của trẻ:
- Giúp phụ huynh hiểu được sự gắn bó với môi trường tập thể sẽ giúp trẻ phát
triển nhiều kĩ năng tốt để hòa nhập vào xã hội.
- Những kĩ năng hợp tác cần dạy cho trẻ như: Giao tiếp, tương tác với người
khác, tự tin, có tinh thần chia sẻ, nhường nhịn nhau, kiềm chế tính bốc đồng …
- Hướng dẫn phụ huynh xem trẻ vui chơi cùng bạn bè trong lớp.
- Hướng dẫn phụ huynh cách trò chuyện, cách chơi, cách tiếp xúc với trẻ, giúp
trẻ gần gũi với mọi người xung quanh.
- Cùng trẻ chơi các trò chơi: Ghép hình, tô màu, vẽ tranh, nặn hình …
- Dành thời gian cùng trẻ đi chơi công viên, thăm họ hàng.
- Mỗi ngày kể trẻ nghe một câu chuyện và nói chuyện về các nhân vật, tình tiết,
bài học bé tiếp nhận được sau khi nghe câu chuyện đó.
- Để trẻ cùng vào bếp phụ nấu ăn.
- Cùng trẻ làm một việc có ý nghĩa. Ví dụ: Trẻ và bố cắm hoa tặng mẹ nhân
ngày sinh nhật.
- Khuyến khích trẻ kể bố mẹ nghe về một ngày đi học ở lớp.
- Cùng phụ huynh nhận thấy những tiến bộ của trẻ trong các kĩ năng hợp tác.
Trên đây là một số biện pháp giúp các học sinh Chậm phát triển trí tuệ tham
gia hợp tác nhóm đã được áp dụng ở trong lớp. Hợp tác nhóm được sử dụng với
nhiều hình thức đa dạng. Vì vậy, để thực hiện tốt đề tài, giáo viên cần áp dụng linh
hoạt các biện pháp để có thể xây dựng một hoạt động cho trẻ được hợp tác đạt hiệu
quả cao.
12
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biệp pháp trên vào thực tế ở
lớp học, tôi nhận thấy các em học sinh có nhiều tiến bộ khi tham gia vào các hoạt

động hợp tác nhóm.
Dưới đây là Bảng thống kê một số kĩ năng hợp tác nhóm học sinh trong lớp
đã đạt được vào hai thời điểm là Đầu năm học và Giữa học kì II trong năm học
2013– 2014:
Tổng
số
HS
Kĩ năng hợp tác nhóm
ĐẦU NĂM HỌC GIỮA HỌC KÌ II
Chưa
đạt
% Đạt %
Chưa
đạt
% Đạt %
7
Nhường nhịn lẫn nhau
6 85.7 1 14.3 1 14.3 6 85.7
Chia sẻ
5 71.4 2 28.6 1 14.3 6 85.7
Chờ đợi tới lượt mình
7 100 0 0 0 0 7 100
Giúp đỡ bạn khó khăn
5 71.4 2 28.6 1 14.3 6 85.7
Kiềm chế nóng giận
7 100 0 0 2 28.6 5 71.4
Tự tin thực hiện bài tập
6 85.7 1 14.3 2 28.6 5 71.4
Phối hợp với bạn trong nhóm
7 100 0 0 1 14.3 6 85.7

Nhiệt tình tham gia với nhóm
5 71.4 2 28.6 1 14.3 6 85.7
Có trách nhiệm với nhóm
6 85.7 1 14.3 1 14.3 6 85.7
Bảng thống kê cho thấy thời gian đầu năm học, học sinh trong lớp chưa có
nhiều kĩ năng hợp tác nhóm, các em còn gặp nhiều khó khăn, cản trở khi giáo viên
tổ chức hoạt động này. Qua một thời gian sử dụng các biên pháp, học sinh tham
gia tốt hơn, tích cực hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho
hoạt động nhóm.
Bên cạnh những thay đổi khả quan trong các hoạt động hợp tác nhóm, kết
quả học tập của học sinh trong lớp cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt. Điều này được thể
hiện qua Bảng thống kê xếp loại học lực môn của lớp vào hai thời điểm là Đầu
năm học và Giữa học kì II trong năm học 2013– 2014 như sau:
Qua một thời gian áp dụng đề tài để giúp học sinh tham gia tích cực hợp tác nhóm,
tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong sinh hoạt,
vui chơi. Các em biết động viên, cổ vũ, giúp đỡ nhau thực hiện bài tập, hoàn thành
các nhiệm vụ được giao. Mọi thành viên trong lớp cùng nhau xây dựng một tập thể
thân thiện, hòa đồng, biết yêu thương và chia sẻ nhau.
13
THỜI ĐIỂM
TỔNG
SỐ
HỌC
SINH
XẾP LOẠI HỌC LỰC
GIỎI % KHÁ %
TRUNG
BÌNH
% YẾU %
ĐẦU NĂM HỌC

7 0 0 1 14.3 2 28.6 4 57.1
GIỮA HỌC KÌ II
7 2 28.6 3 42.9 2 28.6 0 0
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Để các biện pháp giúp học sinh CPTTT tham gia hợp tác nhóm được thực
hiện có hiệu quả, qua kinh nghiệm thực tế, tôi có một số đề xuất sau:
1. Đối với giáo viên dạy lớp
- Nắm rõ những hạn chế của từng trẻ khi tham gia hợp tác nhóm.
- Sưu tầm thêm nhiều hình thức hợp tác nhóm.
- Linh hoạt sử dụng, biến đổi qua lại các hình thức hợp tác nhóm cho phù hợp
với nội dung bài dạy.
- Kiên trì, nhẫn nại trong quá trình rèn luyện trẻ.
- Tổ chức hợp tác nhóm dựa trên tinh thần vui chơi, học hỏi lẫn nhau.
- Không ngừng trao đổi và học tập kinh nghiệm giảng dạy.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để rèn luyện và theo dõi sự tiến bộ của trẻ.
2. Đối với Trung tâm và các cấp quản lí ngành
- Xây dựng tủ sách giáo khoa chuyên ngành Chậm phát triển trí tuệ, thu thập
các loại sách, tạp chí, truyện đọc trong và ngoài nước phục vụ cho công tác giảng
dạy trẻ Chậm phát triển trí tuệ.
- Tạo không gian cho trẻ được vui chơi, sinh hoạt tập thể với các góc hoạt động
như: Đóng vai theo chủ đề, xây dựng, nghệ thuật, nấu ăn, âm nhạc.
3. Đối với phụ huynh
- Tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ.
- Hiểu rõ đặc điểm khuyết tật của con.
- Luôn thể hiện tình cảm yêu thương với con.
- Dành nhiều thời gian để cùng trẻ học tập, vui chơi.
- Hãy là người bạn chân thành của con.
- Tạo mối quan hệ gắn bó cho trẻ với cộng đồng gần nhà.
- Trao đổi với giáo viên khi gặp trở ngại trong quá trình tương tác cùng trẻ.
Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh Chậm phát triển trí tuệ là một

quá trình lâu dài và gặp nhiều khó khăn. Để giúp học sinh trưởng thành trong tập
thể, giáo viên phải kiên trì, dìu dắt, động viên, giúp đỡ cho mọi thành viên trong
lớp. Với tình thương yêu và lòng nhẫn nại của người thầy, học sinh sẽ có nhiều tiến
bộ trong học tập và trong cuộc sống. Khi lớn lên, các em được vững bước trên đôi
chân của mình, vượt lên khỏi những khuyết tật để tự tin hòa nhập vào xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh trong lớp tham gia hợp
tác nhóm có hiệu quả hơn. Trong khi thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý tận tình của toàn thể quý thầy cô giáo, hội đồng
xét duyệt để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu tập huấn “Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật” – Tập 1 – Bộ giáo
dục và đào tạo - 2005.
14
2/ “Một số lý thuyết cơ bản về sự phát triển của trẻ Chậm phát triển trí tuệ” –
ThS. Lương Thị Hồng Hạnh, ĐHSP Hà Nội.
3/ “Phương pháp Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” – Bộ giáo dục và đào tạo
– Hà Nội, 2004”.
4/ “Các trò chơi nhận thức và học tập” – Thanh Huyền – Nhà xuất bản văn hóa
thông tin, Hà Nội.

NGƯỜI THỰC HIỆN


Đoàn Thị Ngọc Tâm

15
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hoà, ngày tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT
TRIỂN TRÍ TUỆ THAM GIA HỢP TÁC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở LỚP 2
Họ và tên tác giả: ĐOÀN THỊ NGỌC TÂM. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học)
Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật: Kĩ năng hợp tác nhóm
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: …………….
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di vào
cuộc sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐTTrong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả

trong phạm vi rộng:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
CHUYÊN MÔN
16
Đoàn Thị Ngọc Tâm Nguyễn Thị Ba Hoàng Thị Vân
Nga
17

×