Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.35 KB, 31 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ” .
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giúp trẻ hình thành
những ký năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
3. Tác giả:
Nguyễn Thị Đào

Nữ

Sinh ngày: 15 / 02 / 1974
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 5T – Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Đỏ
Điện thoại: 0982 691 107
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Sao Đỏ - Thị
xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương .
5. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
+ Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, trang thiết bị ( đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu, địa điểm...để tổ chức hoạt động ).
+ Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, nghiên cứu
kỹ nội dung, lựa chọn nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề trong
năm học.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 10 năm 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

(Ký tên)



ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1


Nguyễn Thị Đào
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên cơ
sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH
PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ).
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh
Hải Dương ngày 01.10. 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm gần đây, con người đang
phải đối diện với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do
BĐKH và thiên tai gây ra. Trẻ em mầm non rất dễ tổn thương do các tác động
của BĐKH và thiên tai, vì vậy việc giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần
thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vô cùng quan trọng.
Nhận thức được vấn đề này, tôi đã tiến hành lựa chọn nội dung: " Một
số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với
BĐKHPCTT" làm đề tài nghiên cứu.
Với mong muốn giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó
với BĐKHPCTT, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này từ tháng 10 /
2014 tại trường mầm non nơi tôi công tác với ba độ tuổi ( Trẻ 3 tuổi, trẻ 4
tuổi, trẻ 5 tuổi).
Để thực hiện được đề tài này cần có những điều kiện : có đầy đủ cơ sở

vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi...Giáo viên cần nhiệt tình, yêu nghề
mến trẻ, có trình độ từ chuyên môn trở lên.
Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra 4 biện pháp quan trọng để tiến
hành dạy trẻ :
2


* Biện pháp 1: Phối hợp ba môi trường giáo dục : Gia đình – nhà
trường – cô giáo.
* Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.
* Biện pháp 3: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT theo chủ đề.
* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vào các thời điểm trong chế
độ sinh hoạt hàng ngày.
TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây con người đang phải đối mặt với những tổn
thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính mạng do BĐKHPCTT, ý thức và
những hành vi bảo vệ môi trường, cách phòng chống những biến đổi của khí
hậu tác động đến con người, còn hạn chế, chưa hiểu biết sâu rộng, thiếu
những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ cho chính mình. Nhiệm vụ của giáo dục
nhất là GDMN rất quan trọng. Đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ hình
thành những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với BĐKHPCTT", đã
phát hiện ra những vướng mắc của vấn đề, từ đó tìm ra những biện pháp cụ
thể, thiết thực nhất để giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để
trẻ biết cách tự bảo vệ mình từ những năm tháng đầu đời, và trang bị hành
trang giúp trẻ đi suốt cuộc đời sau này của trẻ.

3



PHẦN II.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Hoàn cảnh nảy sinh đề tài.
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trên
cơ sở những đề án, tiểu đề án của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục mầm
non, Sở giáo dục và đào tạo ( SGD&ĐT ) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm
vụ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ( BĐKH
PCTT ) vào chương trình giáo dục mầm non ( GDMN ) trong công văn
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương năm học 2013 –
2014 theo hướng dẫn số 1152/SGD&ĐT – GDMN ngày 26 tháng 8 năm
2013.
Thực hiện theo chương trình nội dung lớp tập huấn của SGD&ĐT Tỉnh
Hải Dương ngày 01.10. 2014, về " Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mầm non ", nhằm giúp trẻ phòng
ngừa và giảm bớt những thảm họa của BĐKHPCTT.
Nhận thức đây là một nội dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược giáo dục và bảo vệ môi trường ( BVMT ), giúp trẻ có những kỹ năng sơ
đẳng về việc ứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên
nhiên, yêu môi trường, tình yêu quê hương, đất nước.
Qua việc tìm hiểu thực tế từ môi trường nơi tôi đang công tác, tôi nhận
thấy không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên còn rất mơ hồ về vấn đề này, dẫn
đến việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT còn chưa thật sự có hiệu quả,
chưa đạt được mục tiêu đề ra. Việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT là một lĩnh vực mới mẻ, chưa
được quan tâm, chú ý đúng mức, tôi chưa thực sự tập trung và chú trọng một
cách triệt để tới việc đưa nội dung này vào chương trình chăm sóc, giáo dục
của lớp tôi phụ trách, đôi khi tôi có thực hiện mà chưa cụ thể và chưa sâu sắc.
Từ những khó khăn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa

nội dung giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ,
4


với mong muốn đóng góp phần nào đó giúp cho các bạn đồng nghiệp có thể
dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ có những kỹ năng
ứng phó với BĐKHPCTT, từ đó giúp trẻ hình thành ý thức, thái độ và kỹ
năng sống ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống. Chính vì
những suy nghĩ đó, tôi đã lựa chọn nội dung: " Một số biện pháp giúp trẻ
hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng chống thiên tai" làm đề tài để nghiên cứu.
2. Cơ sở lý luận:
Như các bạn đã biết, trong những năm gần đây, con người chúng ta
đang hàng ngày phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh
thần, tính mạng do BĐKH và thiên tai gây ra. Trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ở
lứa tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ
bị tổn thương do các tác động của BĐKH, thiên tai, trẻ chưa có ý thức, chưa
biết cách bảo vệ bản thân mình.
Vì mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân : “ Trẻ em hôm nay thế giới
ngày mai ". Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân
tương lai của đất nước ta sau này, mỗi gia đình luôn tin tưởng và đặt niềm hy
vọng vào trẻ thơ. Chính vì thế việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho
trẻ để giúp trẻ ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống là rất
quan trọng, mà việc này cần được giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé. Để giúp
trẻ có những kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT là phải cung cấp cho trẻ vốn
hiểu biết sơ đẳng về việc: làm gì? và làm như thế nào? để ứng phó trong
những trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh. Muốn hình thành
những kỹ năng đó cho trẻ, giáo viên cần xây dựng nội dung, biện pháp và kế
hoạch phù hợp theo lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ. Việc hình

thành kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ không chỉ ở trường Mầm
Non mà giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo
cho trẻ có thể thích hợp được trong cuộc sống hiện tại và sau này.
Việc bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là rèn luyện thói quen
tốt giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác
5


cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết
yêu thương, chia sẻ, biết phán đoán những tình huống xấu xảy ra, biết tự
mình tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó còn xây dựng ở trẻ sự mạnh dạn, lòng
tự tin khi trẻ tiếp nhận những thử thách mới.
2.1.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp để giáo
viên áp dụng và đưa nội dung giáo dục những kỹ năng giúp trẻ ứng phó với
BĐKHPCTT vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm
non, có hiệu quả nhất, đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đã đề ra
và thực hiện tốt những đề án của SGD&ĐT về nhiệm vụ giáo dục trẻ ứng
phó với BĐKHPCTT.
2. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
" Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để
ứng phó với biến đổi phí hậu và phòng chống thiên tai". Tôi đã đi sâu
nghiên cứu và áp dụng đối với khối 3, 4, 5 tuổi tại trường tôi công tác, và đã
đạt được những kết quả tốt, tôi thấy những biện pháp mà tôi đã làm rất phù
hợp cho giáo viên các trường mầm non áp dụng khi thực hiện chương trình
giáo dục với nội dung hình thành cho trẻ kỹ năng cần thiết để ứng phó với
biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

a. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế, khai thác các nguồn thông tin
có nội dung giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT.
- Nghiên cứu thực trạng về khả năng truyền đạt những kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT của giáo viên trong nhà trường, và sự nhận biết, tiếp thu kiến
thức của học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạy
nhằm giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với
BĐKHPCTT.
2.4. Các phương pháp thực hiện:
* Phương pháp nghiên cứu nội dung hướng dẫn chuyên đề trong năm học.
6


* Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, Internet
có nội dung liên quan đến đề tài ).
* Phương pháp so sánh đối chứng.
* Phương pháp tuyên truyền ( tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh
cùng tham gia ).
* Phương pháp động viên, khuyến khích ( Cô động viên, khuyến khích trẻ
khi trẻ thực hiện đúng ).
* Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trên quan điểm không làm nặng nề
thêm chương trình, không xây dựng phương pháp riêng mà không thông qua
các hoạt động vui chơi, nghệ thuật, lao động, học tập...để thực hiện.
- Tất cả các phương pháp trên đều là đòn bẩy có chất lượng giúp tôi nghiên
cứu một cách thuận lợi trong việc giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.
3. Thực trạng của vấn đề:
Trong quá trình giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để
ứng phó với BĐKHPCTT, tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi sau:

3.1. Một số điểm hạn chế:
- Trường chúng tôi nằm giữa trung tâm thị xã, nơi tập trung đông dân cư,
chủ yếu làm nghề buôn bán, trình độ dân trí còn hạn chế, phần lớn chưa quan
tâm nhiều đến việc học hành của con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên
lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm
tới con, thì luôn nóng vội trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan
tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ
năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT của trẻ còn bị hạn chế.
- Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ
nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ
còn gặp nhiều khó khăn.
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định về
chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một
cách tích cực. Song, việc rèn kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ còn
7


nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Một số ít giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc rèn
kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư vào bài dạy,
nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thời
uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng
cần thiết.
- Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của
địa phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn
đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn.
3. 2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác
chuyên môn, luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu nhà
trường tạo mọi điều kiện cho tôi tổ chức các hoạt động thực hành kỹ năng

ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ.
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương
tiện dạy học hiện đại.
- Trẻ đã học qua lớp nhỏ tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất
định. Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới
xung quanh trẻ.
- Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với
nghề.
- Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia các buổi tập huấn cho giáo
viên mầm non.
- Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san của
nghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng về kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ.
- Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của các ban nghành đoàn thể
trong địa phương.
- Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.
4. Các biện pháp thực hiện:
8


4. 1. Biện pháp 1. Phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà
trường – Cô giáo.
Tôi đã tổ chức họp phụ huynh hoặc tranh thủ giờ đón, trả trẻ để cùng trao
đổi về quan điểm giáo dục, rèn kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ biết cách
, ứng phó với sự BĐKHPCTT và tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năng
này cho trẻ với các bậc phụ huynh. ( Bằng cách tuyên truyền, biểu bảng, pa
nô, khẩu hiệu ).
Trước hết phải hiểu kỹ năng ứng phó với sự BĐKHPCTT là gì? Đó là
những kỹ năng cần có, giúp trẻ đối mặt với những thử thách của cuộc sống
hàng ngày. Bản chất của kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT, là kỹ năng tự

bảo vệ của bản thân và sự hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên cần thiết.
( Hình ảnh minh họa số 1 ).
Chính vì vậy mục đích của việc giáo dục, rèn kỹ năng để giúp trẻ ứng phó
với BĐKHPCTT là : dạy cho trẻ và giúp trẻ trang bị những kiến thức, kỹ
năng cần thiết, giúp trẻ bước vào cuộc sống, đối diện với những thử thách mà
trẻ luôn có những kỹ năng : Bĩnh tĩnh – tự tin - sáng tạo trong mọi hoàn
cảnh, biết được những điều nên làm và không nên làm.
Từ đó tôi đã vận động, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham gia
giáo dục và rèn cho trẻ tại gia đình của mình, kết hợp cùng với cô giáo và
nhà trường, có như vậy những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với
BDKHPCTT mới được rèn luyện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi.
Bằng những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ cùng với
việc tự học tập, tìm hiểu nghiên cứu qua các nguồn tài liệu tôi nhận thấy nội
dung giáo dục và rèn những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với
BĐKHPCTT cũng hết sức đơn giản và gần gũi, sau đây là một số nội dung
giáo dục kỹ năng giúp trẻ ứng phó với sự BĐKHPCTT cơ bản tôi đã tuyên
truyền tới phụ huynh.
* Đó là: Sự hợp tác, khả năng phối hợp, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập,
khả năng thấu hiểu.

9


* Đó là học cách có được những mối liên hệ mật thiết, chia sẻ với mọi
người trong khi gặp khó khăn.
* Đó là giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
* Biết cách ứng xử với mọi tình huống có thể xảy ra khi ở một mình
( Gọi điện thoại, tự cứu mình bằng những kỹ năng đã được học ).
* Nhận biết những tình huống, hoàn cảnh không an toàn cho mình nơi
công cộng, trên sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố..

* Đối với trẻ mầm non, hành vi thường là bắt chước, do vậy hành vi
được thực hiện lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng. Cho nên khi chúng ta dạy trẻ
thì những hành vi này sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình hướng dẫn
của cô giáo và người lớn trong gia đình.
4. 2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành
những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT.
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT là một trong những nội
dung được quan tâm trong năm học, đây là nội dung mới được SGD&ĐT đã
mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên chủ chốt của các nhà trường
( ngày 01.10. 2014 ), nhằm nhân rộng và nhanh chóng tuyên truyền tới các
bậc phụ huynh, cũng như cung cấp kiến thức tới các em học sinh.
Từ những tài liệu do SGD&ĐT cung cấp, cùng với những buổi dự giờ
của các bạn đồng nghiệp tại trường mầm non Bình Minh – Thành phố Hải
Dương, kết hợp với một số tài liệu, thông tin của các hệ thống truyền thông,
tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tích hợp vào các chủ đề
trong năm học theo nguyên tắc, tích hợp được tất cả các lĩnh vực giáo dục,
nội dung đảm bảo từ dễ đến khó, hoạt động có tính thực tế.
Trên thực tế khi dự lớp tập huấn của SGD&ĐT triển khai ngày 01. 10.
2014 với nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKHPCTT, trong khi lịch học
và kế hoạch năm học của giáo viên xây dựng được ban giám hiệu nhà trường
phê duyệt đã thực hiện được 1 tháng. Chính vì những bất cập như vậy, lên tôi
gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, tôi lựa chọn biện pháp
bổ xung vào các chủ đề còn lại, các hoạt động trong ngày: hoạt động ngoài
10


trời, hoạt động chiều,.. xong vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung giáo dục cho
trẻ về BĐKHPCTT như sau:
- Giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm của thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời
tiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh....

- Đặc điểm của bốn mùa ( Xuân, hạ , thu, đông ), cách nhận biết các mùa
trong năm.
- Một số biến đổi của khí hậu: nắng nóng kéo dài, mưa gió bất thường, rét
đậm, rét hại...
- Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
- Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
- Một số kỹ năng để thích ứng với BĐKHPCTT.
+ Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm đến nơi trú ẩn
an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.
+ Khi có mưa bão, sấm sét, không được chơi ngoài trời, không tắm mưa,
không được trú dưới gốc cây to, cột điện, ...
+ Khi xảy ra mưa lũ, không được rời xa người lớn, tránh xa những vũng
nước, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước ô nhiễm...
+ Khi thấy cháy, hét to gọi người lớn xung quanh, biết gọi điện thoại khẩn
cấp 114 để lực lượng cứu hỏa đến giúp đỡ...
4. 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT theo chủ đề:
Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn chưa nghĩ
rằng, việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để ứng
phó với BĐKHPCTT bấy lâu nay, bằng những câu hỏi hàng ngày mà mình
không nhận thấy:
* Khi các con thấy cháy các con sẽ làm gì?
* Sáng con đi học trời lạnh, con mặc áo ấm, đến trưa khi trời nắng, nóng,
các con sẽ làm gì?
* Khi ngọn lửa của đám cháy lan gần tới chỗ của con, con sẽ làm thế nào để
thoát hiểm?
11


* Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, các con cần chuẩn bị những

gì?
Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu quả
hơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra câu hỏi :
Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT là
phải dạy như thế nào?
+ VD 1: Ở chủ đề " Trường Mầm non " Tôi trò chuyện với trẻ về
cách sử dụng điện, nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết
giữ môi trường xanh, sạch đẹp... giúp trẻ biết đó là những việc làm cần thiết
làm giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi của khí hậu.
+ VD 2: Với chủ đề " Bé với gia đình" Tôi giúp trẻ nhận biết một số
khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường,
biết chia sẻ thông tin với người thân ( gọi điện thoại...), biết chăm sóc và tự
bảo vệ khi gặp thiên tai trong gia đình.
* Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: " Gia đình" với trò chơi
" Nấu ăn ", tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp chưa
nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải
dùng cái lót tay để không bị bỏng. ( Hình ảnh minh họa số 2 ).
+ VD 3: Chủ đề: " Một số ngành nghề " với đề tài nhỏ : " Nhận biết
một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp". Tôi đã đưa ra nội dung của bài dạy
như sau: ( Tôi đã sưu tầm trên mạng cho trẻ xem các hình ảnh ).
- Nhận biết một số nguồn gây ra lửa ( bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, nến,
cồn...), các chất dễ cháy : rơm rạ, than củi, giấy....
- Biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống.
- Biết cách dập lửa an toàn ( khăn ướt, nước, bình xịt, cát...).
- Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị kiến thức
và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy khi gặp tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
+ VD 4: Chủ đề: " Mùa xuân và thế giới thực vật " .

12



-

Giúp trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người, biết trồng nhiều cây

xanh để góp phần giảm nhẹ hậu quả của BĐKHPCTT.
-

Cho trẻ xem video nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biết chặt phá

rừng bừa bài làm cho môi trường bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt xảy ra, ảnh
hưởng đến con người. Nhận biết một số hành vi đúng, sai của con người với
môi trường ( hình ảnh minh họa số 3 ).
- Trong giờ LQVH: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện " Tiếng gọi của rừng
xanh" sau đó cho trẻ chơi trò chơi " Chọn tranh đúng về bảo vệ môi
trường".
+ VD 5: Chủ đề:" Nước và một số hiện tượng tự nhiên" tôi cũng
mạnh dạn đưa ra đề tài nhỏ:" Nhận biết một số nguy cơ đuối nước".
- Giúp trẻ nhận biết các nguồn gốc nước từ đâu mà có, các loại nước, các
hiện tượng tự nhiên liên quan đến nước.
- Nhận biết ích lợi, tác hại của nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết cách phòng chống tai nạn do nước gây ra ( không chơi gần sông hồ,
nơi có nước lũ, nước đun sôi...). Biết kêu cứu, biết sơ qua quá trình cấp cứu
ban đầu khi đuối nước ( Trẻ 5 – 6 tuổi ). Với hoạt động này tôi cũng lên
mạng tìm kiếm và đưa ra những hình ảnh minh họa hành động trẻ lên làm và
không lên làm. ( Hình ảnh minh họa số 4 ).
- Cho trẻ chơi các trò chơi pha nước: ( tưới cây, pha màu, pha nước hoa
quả, đong nước...).
+ VD 6: Chủ đề : " Quê hương, đất nước, Bác hồ, trường tiểu học" .

- Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ.
4. 4. Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành
những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT vào các thời điểm
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:
- Khi xây dựng hoạt động tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ về ứng phó
với BĐKHPCTT, tôi luôn xác định các vấn đề sau:
+ Thực hiện trong chủ đề nào?
13


+ Tên hoạt động là gì?
+ Mục đích của hoạt động?
+ Cần chuẩn bị những gì? ( Đồ dùng, đồ chơi, địa điểm...)
+ Tiến hành như thế nào, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm....
* VD 1: Giờ đón trẻ: Cô hướng dẫn trẻ tự cất, lấy ba lô, tự mặc và tự cởi
quần áo mà không cần cô giáo để biết tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay
đổi.
* VD 2: Trò chuyện: ( tùy theo hình thức, có thể là cá nhân hoặc tập thể
). Cô hướng dẫn trẻ biết tự chọn trang phục phù hợp với thời tiết, nhận biết
các biểu hiện của BĐKHPCTT, cách ứng phó và phòng tránh. ( bằng các câu
hỏi gợi mở giúp trẻ trả lời, hoặc bằng các trò chơi ...) từ đó hình thành cho trẻ
kiến thức, kỹ năng về vấn đề này một cách dễ dàng.
* VD 3: Hoạt động học: Tôi lựa chọn những hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp
với từng chủ đề, khuyến khích trẻ chủ động tìm tòi, quan sát, tạo ra các tình
huống để mở rộng, tích hợp nội dung BĐKHPCTT vào các nội dung đã lên
kế hoạch. Tôi xin trình bày bằng giáo án minh minh họa cụ thể ( Phụ lục 3 ).
* VD 4: Hoạt động ngoài trời: Tôi tận dụng các yếu tố tự nhiên, có sẵn
để tích hợp giáo dục trẻ về nội dung ứng phó với BĐKHPCTT một cách phù
hợp, tôi cho trẻ quan sát sự thay đổi của thời tiết ( Trời đang nắng chuyển

sang mưa...). Cho trẻ khám phá các hiện tượng tự nhiên ( gió, mưa...), cho trẻ
nhặt lá cây để giữ môi trường xanh, sạch, cho trẻ cùng chơi một số trò chơi :
" Trời nắng – trời mưa "....
* VD 5: Hoạt động góc: Tôi tích hợp nội dung giáo dục phù hợp cho
từng góc chơi, tự xây dựng và tạo ra một số bài tập có nội dung giáo dục trẻ
ứng phó với BĐKHPCTT. ( Hình ảnh minh họa số 5 )
* VD 6: Giờ ăn, ngủ: Với nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những
kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT, ngoài việc cung cấp về kiến
thức, kỹ năng thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là một thời điểm không
thể thiếu để rèn luyện thói quen tốt, hành vi đúng cho trẻ một cách thường
xuyên, tạo nên kỹ năng bền vững cho trẻ, như rèn trẻ có thói quen rửa tay
14


bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh, ăn
chín, uống sôi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm năng lượng....Rèn
thói quen khi đi ngủ biết cởi bớt quần áo cho dễ ngủ, sau khi dậy lại mặc
quần áo vào...
* VD 7: Hoạt động chiều: Tôi thường tổ chức dưới hình thức chơi trong
hoạt động chiều - Giáo án minh họa ( Phụ lục 4 ).
* VD 8: Sưu tầm thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKHPCTT giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc:
- Bên cạnh đó các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ nghe
thường xuyên.
Cô đọc và dạy cho trẻ bài tục ngữ:
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm "
- Thông qua nội dung những câu tục ngữ kinh nghiệm về thời tiết của ông
cha để lại, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm
dần ý nghĩa của lời ca, từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm

trong cuộc sống.
- Cô dạy trẻ bài thơ: " Xe cứu hỏa", đọc cho trẻ nghe bài " Không vứt rác
ra đường ".
" Không vứt rác ra đường
Cái bánh có lá gói
Quả chuối vỏ rất trơn
Giẫm phải là ngã luôn
Nhớ bỏ vào thùng rác ".
Qua nội dung bài thơ, trẻ được nghe, đọc, cùng với sự giảng giải của cô
giáo, trẻ hiểu được nội dung bài thơ giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi
trường, giữ cho môi trường luôn xanh, sạch đẹp, biết vứt rác đúng nơi quy
định. Từ đó trẻ có kỹ năng bảo vệ môi trường, xung quanh lớp học và nơi
công cộng. ( Hình ảnh minh họa số 6 ).
5. Kết quả đạt được:
15


Trên đây là một số biện pháp tôi đã mạnh dạn thực hiện trong 1 học kỳ
vừa qua, tuy rằng thời gian chưa nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện tôi
đã thu được kết quả sau:
5. 1. Về phía cô giáo:
- Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục giúp trẻ hình
thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT, nên bản thân tôi
luôn cố gắng trau dồi kiến thức, lấy tình thương yêu trẻ làm tiêu trí phấn đấu
và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Việc lồng ghép tích hợp kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT vào hoạt
động của trẻ linh hoạt và sáng tạo hơn.
- Thường xuyên trao đổi, kết hợp giáo dục trẻ với các bậc phụ huynh
về qua từng tháng.
5. 2. Về phía trẻ:

- Trẻ nhận thức nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua
việc trẻ được trải nghiệm trong quá trình học tâp, trong hoạt động vui chơi,
các thời điểm trong ngày, từ đó tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin đối diện với mọi
tình huống.
- Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm cách giải quyết đã
giúp trẻ phát triển nhiều mặt: Trẻ phát triển các kỹ năng phán đoán, suy luận,
biết đưa ra kết luận của mình. bên cạnh đó qua các lĩnh vực của trẻ có những tiến
bộ rõ rệt.
- 100% trẻ đều được cha mẹ tạo điều kiện và khuyến khích khơi dậy
tính
tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, tự lập.
5. 3. Về phía các bậc phụ huynh.
- Các bậc cha mẹ đã quan tâm phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc
dạy kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ, phụ huynh trao đổi với giáo
viên qua nhiều hình thức như: Bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh
giá trẻ ở lớp.

16


- Với kết quả con em mình ngày càng chăm ngoan, vui khoẻ, có kiến
thức, kỹ năng cần thiết, đối diện với những thử thách mới với tinh thần tự tin,
bình tĩnh, chủ động để tự mình giải quyết. Các bậc phụ huynh hài lòng với
những gì mà cô giáo và nhà trường đã thực hiện trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ.
5. 4. So sánh đối chứng:
Mặc dù mới trải qua một thời gian rất ngắn ( 1 học kỳ ) tôi áp dụng các
biện pháp giáo dục giúp trẻ hình thành những kiến thức cần thiết để ứng phó
với BĐKHPCTT, tôi nhận thấy:
- Trẻ đã hiểu biết về nội dung BĐKHPCTT là gì? nguyên nhân, hâuk

quả của BĐKHPCTT gây ra, và làm sao phải hình thành những kỹ năng cần
thiết để ứng phó, những hành động làm, không lên làm?
- Trẻ đã có những kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày: ăn mặc
phù hợp với thòi tiết, tiết kiệm điện nước, đặc biệt là có kỹ năng thích nghi,
ứng phó trong các tình huống thời tiết thay đổi, mưa, bão, cháy...
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động có nội dung tích hợp ứng phó
với BĐKHPCTT, thể hiện tình cảm của mình qua các sản phẩm ( vẽ, nặn...)
khảo sát đánh giá trên trẻ tôi thấy các tỷ lệ ở các lĩnh vực trẻ đạt cao hơn so
với đầu năm học khi tôi chưa thực hiện áp dụng nội dung này.
- Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh nhận thấy : Sau khi kết
hợp giáo dục cùng nhà trường và cô giáo về nội dung hình thành cho trẻ
những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT có rất nhiều điều con
em họ đã làm được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ con mình còn bé và chưa
thể làm được.
5. 5. Bài học kinh nghiệm:
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong khoảng thời gian qua, bản
thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung và thiết thực nhất, về
một số biện pháp giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để
ứng phó với BĐKHPCTT, và mong muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp các
bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
17


+ Là một nhà giáo viên mầm non tôi luôn trau dồi kiến thức, năng cao
nhận thức hơn nữa, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm, ý kiến hay của các
bạn đồng nghiệp và tham khảo tài liệu về việc rèn kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT cho trẻ.
+ Trước hết cô giáo phải hiểu rõ và nắm vững những kỹ năng cơ bản
về ứng phó với BĐKHPCTT, sau đó phối kết hợp cùng gia đình để giáo dục
trẻ.

+ Chia sẻ cùng trẻ không gò bó áp đặt trẻ, cô luôn là người chỉ dẫn,
dạy cho trẻ những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho trẻ.
+ Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích
cực ở trẻ, khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để
trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ
cơ hội để trẻ được thể hiện mình được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.
+ Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích
cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn
kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
+ Để giáo dục kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cô giáo cần đưa ra
các tình huống cụ thể để trẻ được trải nghiệm chứ không lên lý thuyết dập
khuôn hoặc chỉ “ Cấm đoán ” như : “ Con không được làm thế này ”, hoặc :
" Con không được làm như thế kia " ... Sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự
phán đoán và tự đưa ra quyết định tự giải quyết.
6. Điều kiện để nhân rộng đề tài:
Do chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, tập trung quá nhiều nội
dung lồng ghép, nên phần lớn giáo viên chưa quan tâm, chú trọng đến việc
lồng ghép những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với BĐKHPCTT vào
chương trình chăm sóc, giáo dục của lớp mình, một số giáo viên chưa hiểu về
nội dung phải dạy trẻ những kỹ năng cơ bản nào, chưa biết vận dụng những
kế hoạch định hướng chung cho quá trình giảng dạy của mình...
Từ những khó khăn cụ thể và thiết thực trên, muốn đề tài: " Một số biện
pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với
18


BĐKHPCTT" được nhân rộng và đạt kết quả cao, điều đầu tiên phòng giáo
dục lên tổ chức các chuyên đề có nội dung đến kỹ năng ứng phó với
BĐKHPCTT cho tất cả các đồng chí giáo viên được tham dự.
- Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ phụ trách chuyên môn ( hiệu phó

chuyên môn – các tổ trưởng chuyên môn) cần xây dựng kế hoạch lồng ghép,
tích hợp vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ và hướng dẫn cụ thể cho
giáo viên thực hiện.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nhiệt tình tham khảo các tài liệu hướng
dẫn, các thông tin trên mạng Internet, truyền thông, nắm bắt kịp thời những
thông tin chính xác, thực tế hàng ngày gần gũi với trẻ, để xây dựng kế hoạch
giảng dạy cho mình một cách sáng tạo và linh hoạt nhất.

19


PHẦN III:
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Muốn xây dựng con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt chúng
ta phải thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bậc học mầm non, phải tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm hình thành cho trẻ
nhân cách đầu tiên của con người mới XHCN góp phần xây dựng đất nước
Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh.
Việc rèn các kỹ năng cho trẻ mầm non là một trong những nội dung,
nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Đặc
biệt là giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với
BĐKHPCTT. Muốn cho trẻ có kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT thì trước
hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp lấy trẻ làm
trung tâm, kiến thức cô truyền đạt đến trẻ phải phù hợp với nhận thức và tình
hình thực tế của trẻ ở địa phương.
Giáo dục kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ là rất cần thiết nó
trang bị đầy đủ những kỹ năng cho trẻ để trẻ có thể bình tĩnh, tự tin, chủ động
trước những thử thách mới, được cuộc sống tốt đẹp hơn. Để làm được điều
đó, mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi
nơi đặc biệt “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và

sáng tạo” cho trẻ noi theo.
2. Khuyến nghị:
* Đối với các cấp quản lý giáo dục:
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về việc hình thành kỹ
năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ tích hợp trong các bài dạy và các hoạt
động khác.
- Tổ chức các trường đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường
điển hình để nâng cao nhận thức, hiểu biết trong đội ngũ giáo viên.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:

20


- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên và trẻ về cơ sở vật chất
cũng như trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập.
- Tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, các lớp tập huấn về việc hình thành kỹ năng cho trẻ.
- Nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc hình thành kỹ năng
ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ tại các nhóm lớp.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, chịu khó tìm tòi, trau dồi kiến
thức nuôi dạy.
- Giáo viên phải biết cách sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin
vào tiết học để giúp tiết học sinh động và tạo hiệu quả cao hơn.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tích
cực vào các lớp học tập, tập huấn của ngành.
- Mỗi giáo viên cần nhận thức đầy đủ về việc đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học. Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, thiết kế ra
nhiều hoạt động hấp dẫn để dạy trẻ tốt, coi việc hình thành kỹ năng ứng phó
với BĐKHPCTT cho trẻ vào giảng dạy như một phương pháp chủ yếu và

thực hiện thường xuyên.
Trên đây là “ Một số biện pháp giúp trẻ hình thành những kỹ năng
cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT ” mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện
trong một học kỳ vừa qua, tuy thời gian chưa nhiều, song việc áp dụng các
biện pháp này đã thu được kết quả khả quan, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu
xót mà tôi chưa nhận thấy, rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét của
các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp góp ý để đề tài của tôi ngày càng đầy đủ
và hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn.

21


PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
1. BĐKHPCTT: Biến đổi khí hậu – phòng chống thiên thiên tai.
2. SGD&ĐT

: Sở giáo dục và đào tạo.

3. GDMN

:

4. BVMT

: Bảo vệ môi trường.

Giáo dục mầm non.

22



PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2008), Hướng dẫn thực hiện
chương trình giáo dục mầm non (các độ tuổi), NXB Giáo dục.
2. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2008), Hướng dẫn thực
hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ (3-4 tuổi; 4-5
tuổi), NXB Giáo dục.
3. Tạp chí giáo dục mầm non.
4. Tài liệu tập huấn chuyên môn cấp học mầm non ( Sở giáo dục và
đào tạo Hải Dương – tháng 10/ 2014 ).

23


PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN MINH HỌA – HOẠT ĐỘNG HỌC.

GIÁO ÁN: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Bé thông minh chọn đồ dùng, trang phục phù hợp
Chủ đề: Bé và gia đình thân yêu
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi.
Thời gian: 30 - 35 phút.
I. Mục đích:
- Trẻ biết lắng nghe dự báo thời tiết hàng ngày và lựa chọn đồ dùng, trang
phục phù hợp với thời tiết, phù hợp với giới tính . Trẻ biết cách sử dụng và
giữ gìn đồ dùng, trang phục một cách hợp lý.
- Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng cá nhân và mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân, nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ chuẩn bị một đồ dùng như: khẩu trang, kính, mũ, chai nước, ô, áo

mưa, áo tránh nắng, áo thu mỏng...
- Giá treo đồ dùng...
- Nhạc, slide về các tình huống thời tiết...
III. Tiến hành:
Ghi chú
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Gây hứng thú:
- Các con cùng quan sát thời tiết xem bây giờ - Trẻ nhìn và quan sát
như thế nào?
- Trẻ nghe
- Không biết thời tiết trong ngày có thay đổi
không thì cô và các con cùng lắng nghe dự
báo thời tiết của thị xã Chí Linh nhé.
- Trẻ dự đoán
- Với thời tiết này các con đã mặc trang phục
gì? Các con nhìn xem bộ trang phục của bạn
có phù hợp với thời tiết ngày hôm nay
không?
- Trẻ đứng hào hứng
- Bây giờ cô sẽ quyết định thưởng cho lớp
mình được đi du lịch.
* HĐ2: Khám phá đồ dùng, trang phục
phù hợp.
- Trẻ ngồi thành 3
- Nhưng buổi du lịch hôm nay cô sẽ chia lớp vòng tròn
mình thành 3 nhóm để đi đến 3 địa điểm du
lịch khác nhau; Mỗi nhóm có số lượng bằng
nhau.
- Trẻ ngồi nhận tranh

- Cô có 3 điểm để các con đi du lịch đó là:
cảm nhận
+ SaPa: Mỗi dịp thu vể khi ghé thăm SaPa
các con sẽ được đến với hình ảnh ruộng bậc
thang khoe sắc vàng tuyệt đẹp.
- Trẻ ngồi vòng tròn
+ Điểm du lịch tiếp theo đó là....là gì? Đúng và xem hình trên máy
24


rồi, cảnh hòn Trống hòn Mái là biểu tượng
của Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công
nhận là 1 trong những kỳ quan thiên nhiên
của thế giới. Và rất gần với chúng ta các con
có biết là ở đâu không?
- Một điểm du lịch nữa đó là thành phố mang
tên Bác, TP HCM.
- Ở mỗi điểm du lịch sẽ có sự khác biệt về
thời tiết, các con chú ý nghe dự báo thời tiết
của điểm du lịch đó để lựa chọn, và chuẩn bị
đồ dùng, trang phục cho phù hợp.
+ Đội 1: Điểm đầu tiên mà các con lựa chọn
đó là...là gì? ( Slide về thời tiết) - Điểm du
lịch của các bạn hôm nay thời tiết như thế
nào?
+ Đội 2: Các con sẽ đi đâu?
( Slide về thời tiết)
+ Đội 3 : Điểm du lịch của đội 3 chính là....
( slide về thời tiết)
- Các con vừa nghe dự báo thời tiết của 3

điểm sẽ đến , cô hy vọng rằng bạn nào cũng
chọn được cho mình những đồ dùng và trang
phục hợp lý, phù hợp với thời tiết và giới tính
bản thân nhé.. Với những gian hàng tự chọn
về áo, mũ, kính, ô,...Thời gian chọn đồ cho
các đội là một bản nhạc, bắt đầu.
- 3 đội chú ý:
+ Trước tiên xin hỏi đội SaPa, thời tiết hôm
nay như thế nào?
+ Với thời tiết như vậy thì theo 2 đội, các bạn
ấy sẽ chọn trang phục gì? Các con cùng giơ
lên cho bạn quan sát nào.
- Thời tiết hôm nay ở vịnh Hạ Long có giống
ở Sapa không?
+ Các con đã chọn đồ dùng, trang phục gì?
+ Các bạn thấy đội bạn đã chọn đồ dùng trang
phục phù hợp với thời tiết hay chưa?
- Đội TP HCM các con chọn những gì? Vì
sao con lại chọn trang phục ấy nhỉ?
+ Trang phục này phù hợp khi nào?
+ Hỏi cá nhân trẻ: Con đứng lên giới thiệu đồ
dùng của mình.
+ Ai có ý kiến khác?
+ Một bạn đứng lên và bạn khác sẽ hỏi về
trang phục của bạn đó.
25

tính

- Trẻ ngồi lắng nghe


- Ngồi và hội ý chọn
địa điểm du lịch.
- Ngồi và hội ý chọn
địa điểm du lịch.
- Ngồi và hội ý chọn
địa điểm du lịch.
- Trẻ đi xung quanh
gian hàng và chọn đồ.

- Trẻ ngồi trả lời theo
nhóm
- Trẻ giơ đồ dùng,
trang phục cho các
bạn kiểm tra.
- Không ạ.
- Con chọn áo dài tay
ạ...
- Trẻ trả lời
- Vì trời có nắng ạ...
- Khi trời mưa ạ...
- Trẻ đứng và giới
thiệu
- Trẻ trả lời


×